Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 191 trang )

Header Page 1 of 166.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI
*****

HOÀNG THANH HẢI
HOÀNG THANH
HẢI

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN
XUẤT CỦA CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ (Phasianus
colchicus) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số
: 62 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN SỰ
TS. DƯƠNG XUÂN TUYỂN

HÀ NỘI - 2012
Lêi cam ®oan

Footer Page 1 of 166.


Header Page 2 of 166.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết


quả nêu trong luận án là trung thực. Những công trình nghiên cứu của các
tác giả khác nếu được sử dụng trong luận án đều có chú thích nguồn sử
dụng./.

T¸c gi¶ LUËN ¸N

Hoàng Thanh Hải

Footer Page 2 of 166.


Header Page 3 of 166.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tôi xin chân thành cám ơn các quý thầy hướng
dẫn: TS. Võ Văn Sự; TS. Dương Xuân Tuyển đã dày công giúp đỡ tôi về trí tuệ, thời gian
cũng như công sức để tôi hoàn thành bản luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và
Thông tin, Tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi, Bộ
môn Động vật Quý hiếm và Đa dạng sinh học - Viện Chăn nuôi đã tạo điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành luận án này.
Tôi hết sức cám ơn tới các GS, PGS, TS trong quá trình đọc luận án đã có những
nhận xét giúp tôi sửa chữa và bổ sung kịp thời các thiếu sót.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, thầy cô giáo, bạn bè và các đồng
nghiệp đã có sự động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm và lời cảm ơn đến gia đình, vợ và con tôi đã cổ vũ,
động viên, chia xẻ những khó khăn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận án.
Hà Nội, tháng 9 năm 2012

T¸c gi¶ LUËN ¸N


Hoàng Thanh Hải

Footer Page 3 of 166.


Header Page 4 of 166.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................
MỤC LỤC .................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ............................................................................
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................
1
2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................
2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................
2
3.1. Ý nghĩa khoa học...............................................................................................
2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................
4
1.1.
Một số đặc điểm sinh học của chim trĩ đỏ khoang cổ................................................

4
1.1.1. Giới thiệu giống chim Trĩ đỏ khoang cổ ................................................................
4
1.1.2. Tập tính của chim Trĩ đỏ khoang cổ ................................................................ 9
1.1.3. Sinh lý, sinh hóa máu ...............................................................................................
13
17
1.2.
Khả năng sinh sản của chim Trĩ đỏ khoang cổ..........................................................
1.2.1. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................ 17
18
1.2.2. Tuổi thành thục về tính.............................................................................................
1.2.3. Thời gian đẻ và thời gian nghỉ đẻ .............................................................................
18
1.2.4. Năng suất trứng................................................................................................ 19
20
1.2.5. Khối lượng và chất lượng trứng................................................................................
23
1.2.6. Khả năng thụ tinh và kết quả ấp nở...........................................................................
25
1.3.
Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ khoang cổ ................................
1.3.1. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ..............................................
25
1.3.2. Năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả sử dụng thức ăn ............................................
34
37
1.4.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...............................................................
37

1.4.1. Ngoài nước ..............................................................................................................
42
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................................
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................
44
2.1.
Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 44
2.1.1. Vật liệu ....................................................................................................................
44
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................
44
44
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................................

Footer Page 4 of 166.


Header Page 5 of 166.
44
2.2.
Nội dung nghiên cứu................................................................................................
2.3.
Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................
45
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học .............................................................................
45
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của chim Trĩ ĐKC ................................46
2.3.3. Khả năng sản xuất thịt của chim Trĩ ĐKC thương phẩm...........................................
53
2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................
56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................
57
3.1.
Đặc điểm sinh học cơ bản của chim Trĩ đỏ khoang cổ ..............................................
37
3.1.1. Giới thiệu sơ bộ về đặc điểm ngoại hình................................................................
57
3.1.2. Một số tập tính của chim Trĩ ĐKC ...........................................................................
60
3.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của chim Trĩ ĐKC..........................................
68
3.2.
Khả năng sinh sản của chim Trĩ ĐKC ................................................................71
3.2.1. Giai đoạn chim con và hậu bị ...................................................................................
71
3.2.2. Giai đoạn sinh sản của chim Trĩ ĐKC ................................................................86
3.2.3. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của chim Trĩ ĐKC ...........................................
97
3.2.4. Các chỉ tiêu chất lượng trứng của chim Trĩ ĐKC......................................................
101
3.3.
Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ ĐKC ............................................
107
3.3.1. Khả năng nuôi sống của chim Trĩ ĐKC ................................................................
107
3.3.2. Khả năng sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC ................................................................
108
3.3.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của chim Trĩ ĐKC ...........................................................

114
3.3.4. Hiệu quả kinh tế................................................................................................117
3.3.5. Tỷ lệ thân thịt và chất lượng thịt của chim Trĩ ĐKC .................................................
117
KẾT LUẬN................................................................................................................. 121
Kết luận....................................................................................................................... 121
Kiến nghị .................................................................................................................... 122
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 123
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 144

Footer Page 5 of 166.


Header Page 6 of 166.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Footer Page 6 of 166.

Ca

Canxi

ĐKC

Đỏ khoang cổ

ĐVT

Đơn vị tính


KLCT

Khối lượng cơ thể

ME

Năng lượng trao đổi

MJ

Megajun

PT

Phương thức

TA

Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TH

Thế hệ

TTTA


Tiêu tốn thức ăn


Header Page 7 of 166.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Các thành phần máu của chim Trĩ đỏ khoang cổ ở các
tháng
khác nhau trong năm ................................................................................................
15

Bảng 1.2.

Các thành phần máu của chim Trĩ đỏ khoang cổ ở các lứa tuổi khác
nhau ..........................................................................................................................
16

Bảng 1.3.

Sản lượng trứng và tỷ lệ trứng vỡ của chim Trĩ đỏ khoang cổ................................
20

Bảng 1.4.

Khối lượng chim Trĩ đỏ khoang cổ 16 tuần tuổi tại Australia................................
27

Bảng 1.5.


Khẩu phần nuôi chim Trĩ qua các tháng tuổi..............................................................
30

Bảng 1.6.

Tiêu thụ thức ăn trung bình của 100 chim Trĩ nuôi thịt ................................30

Bảng 2.1.

48
Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC sinh sản thế hệ 1 ................................

Bảng 2.2.

Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC sinh sản thế hệ 2 và 3................................
48

Bảng 2.3.

Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC thương phẩm ................................53

Bảng 3.1.

Tần số chim Trĩ ĐKC con tiếp cận với máng ăn để lấy thức ăn................................
53

Bảng 3.2.

Tỷ lệ chim Trĩ ĐKC đậu trên sào................................................................62


Bảng 3.3.

Số trận đánh nhau của chim Trĩ ĐKC ................................................................
63

Bảng 3.4.

Số trận đánh nhau của chim Trĩ ĐKC theo thời gian trong ngày ................................
64

Bảng 3.5.

Khả năng chấp nhận và không chấp nhận trống phối giống của chim
Trĩ ĐKC mái theo các thời điểm trong ngày ..............................................................
66

Bảng 3.6.

68
Thời gian đẻ trứng của chim Trĩ ĐKC mái trong một ngày đêm ................................

Bảng 3.7.

69
Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của chim Trĩ ĐKC .......................................................

Bảng 3.8.

Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC từ lúc mới nở đến 32 tuần tuổi của

5 đàn thuộc 3 thế hệ................................................................................................
72

Bảng 3.9.

Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ từ mới nở
đến 10 tuần tuổi................................................................................................
75

Bảng 3.10.

Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC mái nuôi qua 3 thế hệ từ 12 đến
32 tuần tuổi ................................................................................................77

Bảng 3.11.

Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC trống qua 3 thế hệ từ 12 đến 32 tuần
tuổi............................................................................................................................
78

Bảng 3.12.

Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo của chim Trĩ ĐKC ở 10
tuần tuổi ....................................................................................................................
80

Bảng 3.13.

Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo của chim Trĩ ĐKC ở 20


Footer Page 7 of 166.


Header Page 8 of 166.
tuần tuổi ....................................................................................................................
81
Bảng 3.14.

Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo
lúc 10 tuần tuổi của chim Trĩ ĐKC ................................................................
83

Bảng 3.15.

Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo
lúc 20 tuần tuổi của chim Trĩ ĐKC ................................................................
83

Bảng 3.16.

Thức ăn thu nhận của chim Trĩ ĐKC giai đoạn từ mới nở
đến 10
tuần tuổi ....................................................................................................................
84

Bảng 3.17.

Thức ăn thu nhận chim Trĩ ĐKC giai đoạn 12 đến 32 tuần tuổi................................
85


Bảng 3.18.

Tỷ lệ hao hụt của 3 đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản thuộc 3 thế hệ nuôi theo
phương thức 1 qua các tháng đẻ ....................................................................................
86

Bảng 3.19.

Tỷ lệ hao hụt của 3 đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản thuộc 2 thế hệ nuôi
theo phương thức 2 qua các tháng đẻ ................................................................
87

Bảng 3.20.

Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC mái theo tỷ lệ đẻ....................................................
88

Bảng 3.21.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của chim Trĩ
ĐKC qua các tháng đẻ ở thế hệ 1................................................................90

Bảng 3.22.

Tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của chim Trĩ ĐKC ở thế hệ 2............................
91

Bảng 3.23.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của chim Trĩ ĐKC thế hệ

3 năm đẻ thứ 1................................................................................................
93

Bảng 3.24.

Năng suất trứng mái/năm của chim Trĩ ĐKC.............................................................
96

Bảng 3.25.

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của chim Trĩ ĐKC.............................................................
97

Bảng 3.26.

Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 1 ....................................................
98

Bảng 3.27.

Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 2 ....................................................
99

Bảng 3.28.

Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 3 ....................................................
100

Bảng 3.29.


Khối lượng trứng của chim Trĩ ĐKC qua các giai đoạn đẻ................................
102

Bảng 3.30.

Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của chim Trĩ ĐKC (n=30 quả) ................................
103

Bảng 3.31.

Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các giai đoạn tuổi ................................
107

Bảng 3.32.

Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0-9 tuần tuổi ................................
110

Bảng 3.33.

Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC mái và trống từ 10 - 20 tuần tuổi .....................
111

Bảng 3.34.

Tăng khối lượng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0 – 10 tuần
tuổi............................................................................................................................
113

Footer Page 8 of 166.



Header Page 9 of 166.
Bảng 3.35.

Tăng khối lượng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 11-20 tuần tuổi ....................
113

Bảng 3.36.

Thu nhận thức ăn chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi ....................................................
114

Bảng 3.37.

Tiêu tốn thức ăn/1kg khối lượng cơ thể (FCR) từ 14-20 tuần tuổi ..............................
116

Bảng 3.38.

Hiệu quả kinh tế nuôi chim Trĩ ĐKC thương phẩm (2011) ................................
117

Bảng 3.39.

Một số chỉ tiêu phân tích thân thịt................................................................
117

Bảng 3.40.


Một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của thịt...........................................................
119

Bảng 3.41.

Kết quả phân tích 16 axit amin trong thịt chim Trĩ ĐKC................................
119

Footer Page 9 of 166.


Header Page 10 of 166.
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
HÌNH VẼ:
Hình 1.1.

Chim Trĩ ĐKC trống ................................................................................................
5

Hình 1.2.

Chim Trĩ ĐKC mái................................................................................................
5

Hình 1.3.

7
Úm chim Trĩ non................................................................................................

Hình 1.4.


Kiểm tra trứng................................................................................................
7

Hình 1.5.

7
Nuôi chim Trĩ lớn................................................................................................

Hình 1.6.

Cho ăn....................................................................................................................
7

Hình 1.7.

Khu của trang trại “Gisi Pheasant Farms”...............................................................
8

Hình 2.1.

49
Chuồng nuôi phương thức 1 ...................................................................................

Hình 2.2.

Chuồng nuôi phương thức 2 ...................................................................................
49

Hình 3.1.


Trĩ đỏ khoang cổ một ngày tuổi ................................................................59

Hình 3.2.

Trĩ đỏ khoang cổ trưởng thành................................................................ 60

Hình 3.3.

Thịt chim Trĩ ĐKC ................................................................................................
118

Hình 3.4.

118
Thịt chim Trĩ ĐKC ................................................................................................

BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ:
Biểu đồ 1.

Thời gian đẻ trứng của chim Trĩ ĐKC mái trong một ngày ................................
68

Đồ thị 3.1.

Tỷ lệ chim Trĩ ĐKC đậu trên sào trong một ngày ...................................................
63

Đồ thị 3.2.


74
Tỷ lệ nuôi sống của thế hệ 1 chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi................................

Đồ thị 3.3.

Tỷ lệ nuôi sống của 5 đàn chim Trĩ ĐKC thuộc 3 thế hệ qua các tuần tuổi........................
74

Đồ thị 3.4.

Đường sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC giai đoạn mới nở đến 20 tuần tuổi ........................
79

Đồ thị 3.5.

Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi..........................................................
108

Đồ thị 3.6.

Đường sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC giai đoạn mới nở đến 20 tuần tuổi ........................
109

Footer Page 10 of 166.


Header Page 11 of 166.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đời sống kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu thực phẩm của con

người càng tăng, không chỉ về số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao và
đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong những năm gần đây, việc chăn nuôi một số
loài động vật hoang dã như lợn rừng, nhím, hươu, nai.v.v... ở nước ta phát
triển khá mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Cung cấp cho
thị trường nguồn thực phẩm đặc sản chất lượng cao, đồng thời sẽ làm giảm áp
lực săn bắn trong tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.
Theo Hoffman và Scherf (2005), Nguyễn Xuân Đặng (2009), chim Trĩ
đỏ khoang cổ (ĐKC), công và gà rừng được xếp vào động vật nuôi vì đã được
thuần hóa nên được phép gây nuôi chúng để khai thác thực phẩm. Tại nhiều
quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ, chim Trĩ ĐKC được nuôi vừa để lấy thịt, vừa
phục vụ môn thể thao săn bắn. Theo Polish Birds Directory (2009) tại nước
Anh có đến 35 triệu và tại Mỹ có 10 triệu Trĩ được nuôi.
Ở Việt Nam, chim Trĩ ĐKC được phát hiện ở Lạng Sơn, Quảng Ninh,
khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên Huế), rừng quốc gia Cát
Tiên (Lâm Đồng), khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang). Chim Trĩ ĐKC
là loài chim hoang dã, nhưng được phép gây nuôi (Danh mục các loài động
vật quý hiếm được phép gây nuôi trong khuôn khổ dự án “Quy hoạch bảo tồn
và phát triển động vật hoang dã giai đoạn 2010-2015”). Tổ chức CITES Thái
Lan cũng đã cho Việt Nam nhập khẩu chim Trĩ ĐKC và các loại Trĩ khác của
Thái Lan với mục đích thương mại. Trước đây, chim Trĩ ĐKC chỉ được biết
đến như một loài động vật nuôi để làm cảnh. Việc nuôi chim Trĩ ĐKC ở nước
ta mang tính tự phát ở một số hộ nhỏ lẻ, chưa phát triển thành chăn nuôi hàng
hóa, chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng quy trình chọn lọc và

Footer Page 11 of 166.


Header Page 12 of 166.
nuôi dưỡng phù hợp. Để giúp cho loài chim này thoát khỏi sự tuyệt chủng,
thậm chí phát triển nhanh thành vật nuôi nông nghiệp phục vụ nhu cầu thực

phẩm cũng như sinh vật cảnh của xã hội, mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế
cho người chăn nuôi, từ năm 2005 Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa dạng
sinh học đã tiến hành nuôi bảo tồn tại một số hộ chăn nuôi và thử nghiệm
nuôi nhốt tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi.
Kết quả bước đầu cho tiên lượng tốt và có khả năng phát triển thành hàng hóa
trong sản xuất. Năm 2009, Bộ Khoa học và công nghệ đã phê duyệt cho Viện
Chăn nuôi thực hiện đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen chim Trĩ ĐKC
đáp ứng nhu cầu thực phẩm và sinh vật cảnh của xã hội”. Tuy nhiên, để
nghiên cứu một cách có hệ thống loài vật nuôi này ở Việt Nam, chúng tôi
triển khai đề tài “Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ
đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản, sinh
trưởng, cho thịt và chất lượng thịt của chim Trĩ ĐKC trong điều kiện nuôi nhốt
để tiến tới xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi chim Trĩ ĐKC ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ
thống về đặc điểm sinh học (ngoại hình, tập tính, sinh lý, sinh hoá máu), khả
năng sinh sản, sinh trưởng, khả năng cho thịt và phẩm chất thịt của chim Trĩ
ĐKC nuôi nhốt ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị trong
giảng dạy, nghiên cứu khoa học về chăn nuôi chim Trĩ ĐKC.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả đề tài góp phần vào sự đa dạng sinh học (giá trị về kinh tế,

Footer Page 12 of 166.


Header Page 13 of 166.

giá trị nhân văn và giá trị tài nguyên môi trường), đa dạng di truyền, đa dạng
loài, bảo tồn và phát triển nguồn gen chim Trĩ ĐKC tại Việt Nam.
- Làm phong phú nguồn thực phẩm đặc sản và loài sinh vật cảnh ở Việt
Nam, tạo thêm một vật nuôi mới phục vụ phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập
cho người chăn nuôi, góp phần vào sự phát triển nền nông nghiệp sinh thái
bền vững ở nước ta.

Footer Page 13 of 166.


Header Page 14 of 166.
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của chim trĩ đỏ khoang cổ
1.1.1. Giới thiệu giống chim Trĩ đỏ khoang cổ
1.1.1.1. Nhận dạng chim Trĩ đỏ khoang cổ
Chim Trĩ đỏ khoang cổ (ĐKC) có tên khoa học là Phasianus colchicus
(Linnaeus, 1758) thuộc trong hệ thống phân loại như sau:
- Giới (Kingdom): Động vật (Animal)
- Giới phụ (Subkingdom): Hậu sinh động vật đa bào
- Ngành (Phylum): Có dây sống (Vetebrata)
- Lớp (Class): Chim (Aves)
- Bộ (Order): Gà (Galliformes)
- Họ (Family): Trĩ (Phasianidae)
- Chi (Genus): Trĩ (Phasianus)
- Loài (Species): Chim Trĩ ĐKC (Phasianus colchicus)
Chim Trĩ ĐKC trống có lông đầu và cổ màu xanh nhạt, một khoang
trắng rõ rệt xung quanh vùng cổ, giữa ngực có màu đỏ tía đậm, các vùng bên
có màu sáng hơn. Bên sườn có màu vàng nhạt với các vết đen trên diện rộng,

các lông đuôi dài có màu vàng oliu với các sọc ngang rộng màu đen. Trên đầu
có chòm lông mũ, dưới cổ có mào thịt màu đỏ tía (NSW DPI, 2009).
Chim Trĩ ĐKC mái có các lông cổ màu nâu và đen kẻ sọc, quanh chỏm
đầu có các đường viền màu hạt dẻ. Các lông phía sau lưng và ngực lốm đốm có
các chấm đen phần giữa có màu nâu đen, phần bụng có màu nâu nhạt. Lông
đuôi có các đường sóng rõ rệt dày và khít có màu vàng sẫm và đen (Ảnh 1, 2)
(NSW DPI, 2009).

Footer Page 14 of 166.


Header Page 15 of 166.

Hình 1.1. Chim Trĩ ĐKC trống

Hình 1.2. Chim Trĩ ĐKC mái

Cũng như một số loài trĩ khác như trĩ vàng (Golden pheasant) chim Trĩ
ĐKC cũng có con lai với các loài chim và gia cầm khác. Thí dụ con lai với gà
tây (Wolfe và CS, 1961); với gà nhà (Asmundson và Lorenz, 1957; Bhatnagar
và CS, 1972; Purohit và CS, 1978).
1.1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Theo National Geographic (2012) chim Trĩ ĐKC có nguồn gốc từ
Trung Quốc và Đông Á. Tại Trung Quốc, chim Trĩ ĐKC có mặt tại vùng
Đông Nam (Vân Nam). Từ Trung Quốc, loài Trĩ này được du nhập đi khá
nhiều nơi trên thế giới, (vì thế được cũng được gọi là chim Trĩ ĐKC Trung
Quốc). Tại Việt Nam, theo Delacour (1927) (trích theo Võ Quý, 1975), chim
Trĩ ĐKC có ở Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Theo Polish Birds Directory (2009), đầu thế kỷ XVIII, chim Trĩ
ĐKC đã được du nhập vào Mỹ và cuối thế kỷ XVIII đã phát triển rất nhiều tại

đây. Cũng theo tài liệu này, thế kỷ X, chim Trĩ ĐKC đã được nhập vào
Canada, Đông Tây Âu, đảo Hawai, Chilê, Australia và nhiều nước khác.
Chim Trĩ ĐKC được du nhập đến nước Anh khoảng thế kỷ thứ X và đã
bị tuyệt chủng vào thế kỷ XVII. Mãi đến năm 1830 được nhập trở lại và được
nhân rộng, phát triển cho đến ngày nay (Polish Birds Directory, 2009).
Có 35 loài trĩ, nhưng loài trĩ được biết nhiều nhất chính là chim Trĩ
ĐKC. Loài này có mặt ít nhất trên 66 nước (Avian Web, 2012).

Footer Page 15 of 166.


Header Page 16 of 166.
1.1.1.3. Đặc điểm sinh học và môi trường sống
Theo Tesky và Julie (1995), chim Trĩ ĐKC trống thuộc loại đa thê
(Polygamous), nhưng cũng có thể là đơn thê (Monogamous). Trong điều kiện
tự nhiên, Trĩ con được sinh nở chủ yếu vào mùa xuân hè và đến mùa xuân
năm sau chúng có thể trở thành bố mẹ.
Trong thiên nhiên, chim Trĩ ĐKC có thể gặp ở những vùng đồi núi, lùm
cây, bụi rậm hoặc trong rừng. Thức ăn của chúng là hạt ngũ cốc, lá cây
và các loài động vật không xương sống. Ban đêm, chim Trĩ ĐKC trú trên cây, có
thói quen làm tổ dưới mặt đất, một lứa đẻ khoảng 10 - 18 quả trứng trong mùa
sinh sản khoảng 2-6 tuần vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và trứng
ấp nở khoảng 23-26 ngày. Con non ở với mẹ vài tuần sau khi nở. Trĩ lớn nhanh,
đến 15 tuần tuổi đã trưởng thành (Theo Ring - necked pheasant (2012).
McGowan (1998) cho biết thức ăn của Trĩ rất đa dạng: từ các loại hạt,
lá, quả, củ, rễ tới các động vật nhỏ như côn trùng, ấu trùng.
1.1.1.4. Bảo tồn, quản lý, khai thác và sử dụng
Trong Danh mục các loài vật nuôi thế giới (Domestic Animal World
Watchlist) của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO, 2005), các loài Trĩ, Công
(thuộc họ Pheasant) và gà rừng đều được xem là động vật đã được thuần hoá

(domesticated animals).
Tại Mỹ, Australia và các nước Châu Âu, có những trang trại lớn nuôi
chim Trĩ ĐKC hoặc để sản xuất thịt hoặc nuôi lớn xong thì thả ra rừng hoặc
cánh đồng lớn để phục vụ săn bắn.
Việc nuôi nó trong môi trường nhân tạo cũng tương tự như nuôi gà.
Các công đoạn nuôi cũng thế: ấp bằng máy – hoặc nhờ gà, nuôi con mới nở
(úm), nuôi trĩ hậu bị, nuôi trĩ sinh sản...
Một số hình ảnh nuôi trĩ tại Trang trại OAK RIDGE PHEASANTS
New York, Mỹ, 2012)

Footer Page 16 of 166.


Header Page 17 of 166.

Hình 1.3. Úm chim Trĩ non

Hình 1.4. Kiểm tra trứng

Hình 1.5. Nuôi chim Trĩ lớn

Hình 1.6. Cho ăn

Một số trang trại nuôi chim Trĩ ĐKC nổi tiếng như sau:
Trang trại “Gisi Pheasant Farms” tại Nam Dakota – Mỹ, được xây
dựng từ 1985, mỗi tuần cho ra lò 52.000 Trĩ con 1 ngày tuổi. Năm 2012, giá
Trĩ mái một ngày tuổi là 0,5 USD và Trĩ trống một ngày tuổi là 2,5 USD
(Gisi Pheasant Farms, 2012)

Footer Page 17 of 166.



Header Page 18 of 166.

Hình 1.7. Khu của trang trại “Gisi Pheasant Farms”
Tại Petergburg (Nga) có trang trại Sullivan Pheasant, với công suất
8000 Trĩ con/tuần, đưa vào hoạt động từ năm 2011 (Sullivan Pheasant, 2012).
Trên thế giới có khá nhiều hội nuôi Trĩ, lớn nhất là hội Trĩ thế giới (The
World Pheasant Association – WPA).
Có nhiều trang web khác nhau và được liên kết qua trang mạng “Liên
kết các nhà nhân giống Trĩ thế giới – Pheasant Breeder Connection.
Chưa thấy tư liệu nói về chăn nuôi chim Trĩ ĐKC tại các vùng Châu Á,
Châu Phi.
Tại Việt Nam, chim Trĩ ĐKC được khuyến cáo nuôi để làm cảnh và lấy
thịt từ lâu. Từ năm 2000 một số nơi như Vườn thú Hà nội và một số người
dân như ông Trần Đình Nhơn (Đà Lạt) (Báo Lao động, 1/8/2004), ông Phan
Đình Tiến (Hà Nội) (Báo Lao động, 14/11/2005) cũng đã tiến hành nuôi qui
mô “mươi lăm con”. Năm 2005, Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa dạng sinh
học - Viện Chăn nuôi đã phối hợp với với các hộ dân bảo tồn và nghiên cứu
chăn nuôi loài chim này. Sau 3 năm nghiên cứu Bộ môn đã quyết định chăn
nuôi tập trung, nuôi nhốt như nuôi gà với quy mô trang trại trung bình. Nhận
thấy có kết quả, Bộ môn đã quyết định chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho
những người yêu thích chăn nuôi chim Trĩ ĐKC ở ba miền đất nước, cung cấp
con giống và hướng dẫn kỹ thuật cho họ. Đến nay ước tính có ít nhất 1.000 hộ
nuôi với khoảng 20.000 con sinh sản.
1.1.2. Tập tính của chim Trĩ đỏ khoang cổ

Footer Page 18 of 166.



Header Page 19 of 166.
1.1.2.1. Khái niệm về tập tính
Tập tính là chuỗi các phản xạ được hình thành trong đời sống động
vật để thích nghi với môi trường sống. Môi trường sống thường xuyên thay
đổi, cơ thể sống muốn thích ứng với sự biến đổi đó thì phải thay đổi tập tính,
lối sống cho phù hợp với môi trường, hợp với các quy luật tự nhiên (Vũ Chí
Cương, 2008).
Nghiên cứu tập tính của các loài động vật là những nghiên cứu khoa học về
mọi hoạt động của động vật từ động vật một tế bào, động vật không xương sống,
cá, lưỡng cư, bò sát, chim hay động vật có vú. Nghiên cứu tập tính nhằm khám phá
mối quan hệ của các loài động vật đối với môi trường tự nhiên của chúng cũng như
quan hệ của chúng với các loài sinh vật khác với các chủ đề như động vật tìm và
bảo vệ nguồn thức ăn hay chỗ ở như thế nào? Làm thế nào để chống lại kẻ thù săn
mồi? Chọn thời điểm giao phối, nơi sinh sản và chăm sóc con của chúng. Nguyên
nhân hình thành tập tính bao gồm sự tác động bên ngoài gây ra do biến đổi các
hormone bên trong cơ thể và cơ chế hệ thần kinh trung ương kiểm soát tập tính.
Chức năng của tập tính bao gồm sự ảnh hưởng tức thì đối với vật nuôi và hiệu quả
thích nghi giúp cho động vật tồn tại, sinh sản và phát triển được trong một môi
trường đặc biệt. Tiến hóa tập tính liên quan đến nguồn gốc của tập tính và sự thay
đổi tập tính như thế nào qua các thế hệ (Vũ Chí Cương, 2008).
1.1.2.2. Sự hình thành tập tính
Tập tính của các loài động vật do hệ thần kinh chi phối và do sự ảnh
hưởng của các hệ cơ, xương v.v. Bên cạnh đó, môi trường cũng ảnh hưởng
đến sự hình thành và tiếp tục tạo nên tập tính mới. Không có tập tính nào là
không phụ thuộc vào thông tin di truyền của vật nuôi và các yếu tố môi
trường. Mọi tác động đến một con vật và môi trường của nó có khả năng làm
thay đổi tập tính của con vật đó (Vũ Chí Cương, 2008).
Tập tính được coi là sự hình thành từ trong hệ thần kinh, từ những gì đã

Footer Page 19 of 166.



Header Page 20 of 166.
xảy ra trong môi trường, làm thay đổi các cơ quan của cơ thể, có thể thay đổi
về hệ thần kinh và não bộ. Một số tập tính là kết quả của sự biến đổi hàm
lượng hormon hoặc về mặt môi trường vật lý và hóa học của bộ não. Tập tính
cũng là do tích lũy các phản xạ. Đôi khi tập tính có được từ những thay đổi
chức năng sinh lý, do những thay đổi từ bên ngoài cơ thể hoặc từ những thay
đổi hoàn toàn bên trong cơ thể. Một số tập tính hình thành rất nhanh, trong
khi đó có những tập tính khác phải trải qua thời gian rất dài. Việc tạo ra tập
tính là sự mất dần đi phản xạ đối với những kích động lặp lại, nhưng nó có thể
vẫn còn tồn tại. Việc lặp đi lặp lại có thể diễn ra thường xuyên hoặc một lần
trong ngày nhưng tập tính con vật vẫn hình thành. Khả năng tạo ra tập tính và
mức độ còn tùy thuộc vào khả năng của tác động và trạng thái của vật nuôi.
Sự hình thành tập tính là một quá trình quan trọng đối với vật nuôi để
chúng dự trữ năng lượng, nó sẽ mất năng lượng khi phản xạ lặp đi lặp lại
nhiều lần đối với các tác động thông thường. Như vậy, sự hình thành tập tính
là một phương tiện quan trọng nhằm bảo đảm cho động vật không phản xạ
với quá nhiều tình huống diễn ra trong môi trường. Sự hình thành tập tính có
thể là do hậu quả của sự chịu đựng lâu ngày hay sự thích nghi của các chuỗi
nơron trong bộ não (Fraser và Broom, 1998).
1.1.2.3. Vai trò của tập tính trong chăn nuôi
Theo Fraser và Broom (1998), năng suất và hiệu quả chăn nuôi phụ
thuộc chặt chẽ vào việc gia súc ăn loại thức ăn gì và ăn lượng bao nhiêu là do
tập tính kiểm soát. Kết luận này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn.
Trong thực tế chăn nuôi hiện nay người ta chỉ chú trọng làm sao cho gia súc
sinh trưởng nhanh để tối đa hóa năng suất mà không quan tâm đến liệu gia
súc có thích hay không thích thức ăn mà con người phối chế.
1.1.2.4. Một số tập tính cơ bản của chim Trĩ ĐKC liên quan đến chăn nuôi
* Đánh nhau


Footer Page 20 of 166.


Header Page 21 of 166.
Tập tính của gà có thể phân thành: mạnh trội (dominant) và yếu đuối
(submissive). Gà trống thuộc nhóm mạnh trội nên nên thường thô bạo, xâm
phạm và vượt lên các con gà mái khác. Trong trường hợp đàn quá đông sẽ
dẫn đến hiện tượng mổ cắn nhau (cannibalism).
Heinz (1973) đã nghiên cứu tập tính chim Trĩ ĐKC tìm hiểu tiếng kêu,
âm thanh trong cùng loài liên quan đến các động thái di chuyển của chúng.
Tiếng kêu gọi bầy đàn và ngôn ngữ trong tiếng kêu làm cho chim Trĩ khác tìm
đến. Tiếng kêu hoảng sợ hoặc tiếng kêu có âm vực cao ức chế sự di chuyển
của chim Trĩ. Tiếng kêu huýt gió, báo động bầy đàn, hoảng sợ không có ảnh
hưởng lớn tới sự di chuyển của chim Trĩ. Tiếng kêu bầy đàn về cơ bản là
tiếng thu hút sự quan tâm, tiếng kêu cùng loài đóng vai trò quan trọng đến sự
sinh tồn của chim Trĩ con trong cuộc sống hoang dã.
* Bảo vệ lãnh thổ và phân chia đẳng cấp
Mổ cắn nhau, rỉa lông đối phương, đá nhau tranh giành thức ăn, tranh
giành đực cái là tập tính chung của các loài gia cầm, thủy cầm và chim. Chim
Trĩ mổ, tấn công kẻ xâm phạm lãnh địa, đẩy con khác bằng vai, co cụm thành
bầy để tự vệ hay bỏ chạy theo bầy như của các loài gia súc khác.
Theo NSW DPI (2009), chim Trĩ trống bảo vệ chim mái khỏi các nguy
cơ từ các loài dã thú và khỏi mất năng lượng khi bị các chim trống khác truy
đuổi. Chim mái được chim trống bảo vệ thì thời gian để ăn tăng gấp 3 lần
bình thường và thời gian chạy trốn chỉ bằng 1/5 thời gian cảnh giác với các
tác động xấu của môi trường, chỉ bằng 1/10 so với các chim mái không được
chim trống bảo vệ.
Hiện tượng mổ nhau, cắn nhau giữa các con chim trong đàn được xem
là dữ dội, đây chính là sự cạnh tranh giữa các cá thể thể hiện tính hung hãn

của chim Trĩ ĐKC cao hơn các loài gia cầm khác (Bilcik và CS, 1998). Tác
giả này cũng cho rằng mổ cắn nhau dữ dội liên quan đến việc hình thành các
nhóm cấp bậc và cũng liên quan đến việc cạnh tranh các nguồn lợi.

Footer Page 21 of 166.


Header Page 22 of 166.
* Sinh sản của con đực
Trong tự nhiên các đặc điểm ngoại hình của chim trống như chiều dài cựa,
lông đuôi, màu sắc yếm thịt liên quan đến việc chọn bạn tình của chim mái
(Schantz và CS, 1990; Mateos, 1995). Người ta quan tâm nhiều đến tập tính sinh
sản của chim Trĩ ĐKC về chức năng biểu lộ tình dục, trong đó có tập tính ghẹ
mái của chim trống (Heins và CS, 1973).
Mateos và Carranza (1995) cho biết để làm sáng tỏ vai trò của việc
chọn lựa của chim Trĩ mái đối với chim Trĩ trống trong việc duy trì sự tiến
hoá của 1 số đăc điểm hình thái của chim Trĩ ĐKC (Phasianus colchicus),
nhiều thí nghiệm được thực hiện qua nuôi nhốt. Các thí nghiệm về lựa chọn
bạn đời được thực hiện ở cả chim Trĩ trống còn sống và những mô hình chim
Trĩ trống nhồi bông. Các chim Trĩ trống dùng để gây kích thích được kiểm
soát về độ dài của đuôi, kích cỡ, màu sắc và những điểm đen ở yếm, độ dài
của chỏm lông tai, và độ sáng của lông. Độ dài của đuôi, độ dài của lông tai
và có những điểm đen ở yếm có ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn chim
Trĩ trống của chim Trĩ mái nhưng kích cỡ của yếm hoặc màu sắc hay độ sáng
của lông không có ảnh hưởng.
* Sinh sản của con cái và mùa vụ
Theo Burger và Bull (1949) thì nhiều thế kỷ trước đây loài người đã
biết cách tác động để chim đẻ vào mùa đông bằng cách thắp sáng chuồng nuôi
trong mùa đông. Bates (1987) đã thí nghiệm mùa vụ với màu sắc bộ lông của
chim và đã đúc kết tính sinh sản theo mùa vụ của loài chim. Những phát hiện

quan trọng của Rowan về hoạt động của tinh bào liên quan với độ dài của
ngày trong mùa đông. Ánh sáng được cho là tác động đến sinh lý sinh sản qua
mắt đến tuyến yên. Các thành phần của ánh sáng như là cường độ, thời gian
chiếu sáng, độ dài của tia sáng, nhiệt độ, ẩm độ... được tổng hợp trong một
yếu tố gọi là mùa vụ. Bates (1987) đã phát hiện, mùa phối giống của chim do
ảnh hưởng nhiệt độ, độ dài của ngày ở các vùng lạnh và ôn đới quyết định.

Footer Page 22 of 166.


Header Page 23 of 166.
Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng quyết định mùa sinh sản, ở vùng gần
xích đạo sự đẻ trứng giảm khi ngày ngắn lại và giảm nhanh khi thời gian
chiếu sáng xuống 11-12 giờ/ngày. Trứng đẻ ra ít hơn nếu thời gian chiếu sáng
ít hơn 11 giờ/ngày và sẽ không đẻ khi xuống dưới 10 giờ/ngày. Loài chim
thuần hóa qua chọn lọc, thay đổi di truyền có thể kéo dài sinh sản hơn so với
loài hoang dã.
1.1.3. Sinh lý, sinh hóa máu
Máu là một chất dịch nằm trong tim và trong hệ thống mạch máu. Máu
là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể. Máu ngấm vào tế bào tổ
chức tạo thành dịch nội bào. Máu ngấm vào khe hở giữa các tế bào tạo thành
dịch gian bào. Máu vào ống lâm ba tạo nên dịch bạch huyết. Máu vào não tủy
tạo nên dịch não tủy. Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và
sức khỏe của cơ thể của động vật, vì vậy những xét nghiệm về máu là những
xét nghiệm cơ bản được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như giúp
cho việc chẩn đoán phòng trị bệnh.
Chức năng sinh lý của máu gồm: chức năng hô hấp, chức năng dinh
dưỡng, chức năng bài tiết, chức năng điều hòa thân nhiệt, chức năng điều hòa
và duy trì sự cân bằng nội môi, chức năng điều hòa thể dịch, chức năng bảo
vệ cơ thể .v.v...

Độ quánh của máu: được xác định so sánh với độ quánh của nước. Nếu
lấy độ quánh của nước là 1 thì độ quánh của máu là 5. Độ quánh của máu là
do hàm lượng protein huyết tương và số lượng hồng cầu quyết định. Độ
quánh được tạo nên sự ma sát giữa các phần tử đó với nhau. Độ quánh ảnh
hưởng đến sức cản máu chảy trong mạch nên ảnh hưởng đến huyết áp. Trong
nhân y người ta ứng dụng để đánh giá sức khỏe cho con người.
Số lượng hồng cầu phản ánh sức khỏe của con giống, số lượng hồng
cầu càng nhiều thì sức sống của con vật càng tốt.
Hồng cầu của loài chim có đường kính là 6 - 12 microns (còn của động

Footer Page 23 of 166.


Header Page 24 of 166.
vật có vú là 5,5 - 7,5 microns). Nồng độ là 2,5 - 4 triệu/mm3. Thời gian sống
28 - 45 ngày (của động vật có vú là 120 ngày (Gary, 2012).
Ở các loài vẹt, khối lượng packed cell volume (PCV) bình thường dao
động từ 37 đến 50%. Bên dưới 37% vẹt rơi vào trạng thái bị bệnh và dưới
15% thì cần truyền máu (Hoefer, 2012).
Hàm lượng Hb trong máu các loài gia súc thay đổi tùy theo giống, tuổi,
tính biệt,trạng thái dinh dưỡng, bệnh tật… Lúc bị bệnh hàm lượng Hb giảm rõ
rệt. 1g Hb có khả năng bão hòa tối đa 1,34ml O2, từ đó có thể tính được lượng
O2 mà máu động vật kết hợp trong quá trình hô hấp khi biết được hàm lượng
Hb trong máu.
Bạch cầu là những tế bào máu có nhân và bào tương, kích thước thay
đổi từ 5 - 20 micromet, có khả năng di động theo kiểu amip (Nguyễn Xuân
Tịnh, 1996). Số lượng bạch cầu thường ít hơn khoảng 1.000 lần so với hồng
cầu, được tính theo đơn vị nghìn/mm3 máu.
Theo Hoefer (1994) hàm lượng đường glucoza của chim lớn hơn nhiều
so với mèo và chó (200 - 400mg/dl) và có thể tăng cao nhanh chóng khi bị

căng thẳng. Ở chim, tình trạng tiểu đường là không phổ biến nhưng có liên
quan đến mức glucoza trên 900ml/dl. Mức glucoza trong máu dưới 150ml/dl
được cho là nguy hiểm và có thể gây chết.
Canxi thông thường dao động từ 8 - 12mg/dl, mặc dù thiếu hụt canxi
(chất lượng xương kém, yếu, khẩu phần thiếu dinh dưỡng .v.v.). vẹt xám châu
phi là loài duy nhất nhạy cảm với sự giảm canxi huyết và bệnh uốn ván.
Protein bao gồm albumin và globulin. Đối với chim phần lớn những giá
trị này gần bằng 1 nửa so với động vật có vú (3,0 – 5,5 mg/dl). Phương pháp tốt
nhất để xác định protein được sử dụng là phương pháp điện di (Hoefer, 1994).
Theo Nguyễn Xuân Tịnh (1996) tiểu cầu là những tiểu thể nhỏ không
nhân có hình cầu hay bầu dục, đường kính 2 - 3 µm. Trong bào tương có hạt
chứa thrombokinaza và serotonin. Số lượng 100000 - 600000/1mm3 máu của

Footer Page 24 of 166.


Header Page 25 of 166.
động vật có vú, con vật mới sinh có số lượng ít hơn so với con vật trưởng
thành. Tiểu cầu chỉ sống 3 - 5 ngày, khi già bị tiêu hủy ở gan và lách. Tiểu
cầu giữ vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
Các nhà khoa học Tiệp Khắc Hauptmanova và CS (2006) đã nghiên
cứu sự thay đổi các thành phần máu của 574 chim Trĩ ĐKC trưởng thành theo
3 thời điểm trong năm 2011 (Bảng 2.1.)
Bảng 1.1. Các thành phần máu của chim Trĩ đỏ khoang cổ ở các
tháng khác nhau trong năm
Tháng 11
Tháng 3
Tháng 12
Chỉ tiêu Đơn vị
n Mean ± SE n Mean ± SE n Mean ± SE

RBC

(T/l)

101

3,58 ± 0,78

PCV

(l/l)

100 0,382 ± 0,041 96 0,442 ± 0,047 88 0,373 ± 0,033

Hb

(g/l)

101

115 ± 20,5

MCH

(pg)

101

33 ± 6,5


88

30,8 ± 6,2

MCV

(fl)

100 111,1 ± 20,4 96 109,6 ± 12,7 88

98,8 ± 19,1

MCHC

(g/l)

100

WBC

(G/l)

101 24,53 ± 12,37 96

Lymphocytes

(%)

82


68,8 ± 11,7

101

Heterophils

(%)

82

25,4 ± 11,2

Eosinophils

(%)

82

1,8 ± 1,5

Basophils

(%)

82 2,6 ± 3,5

101 4,6 ± 5

81 3,2 ± 2,5


Monocytes

(%)

82 1,1 ± 1,1

101 1,6 ± 1,9

81 3 ± 2,6

301,7 ± 46

96

4,09 ± 0,65

88

3,9 ± 0,73

89 141,1 ± 17,6 88 116,4 ± 14,7
89

35,4 ± 6

89 322,1 ± 28,3 88 312,3 ± 32,6
8,58 ± 3,54
63,8 ± 10

88 12,58 ± 4,71

81

66,1 ± 12,4

101 29,1 ± 10,4

81

26,1 ± 12,3

101

81

1,6 ± 1,4

1 ± 1,5

Các nhà khoa học Brazil: Elizabeth CS (2007) đã nghiên cứu về sinh
hóa máu của chim Trĩ ĐKC với số mẫu 50 trống/mái trưởng thành và 20
đực/cái nhỏ (Bảng 1.2.)

Footer Page 25 of 166.


×