Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.2 KB, 95 trang )

Header Page 1 of 166.

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------  -----------

BÙI THỊ ANH CHUNG

PHONG CÁCH NGUYỄN TUÂN QUA
TUỲ BÚT KHÁNG CHIẾN
(1946 - 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN , NĂM 2007

Footer Page
1Trung
of tâm
166.
Số hóa bởi
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 2 of 166.


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------  -----------

BÙI THỊ ANH CHUNG

PHONG CÁCH NGUYỄN TUÂN QUA
TUỲ BÚT KHÁNG CHIẾN
(1946 - 1954)

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học : PSG. TS. TÔN THẢO MIÊN

THÁI NGUYÊN , NĂM 2007

Footer Page
2Trung
of tâm
166.
Số hóa bởi
Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 3 of 166.

3

Lời cảm ơn

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc
sĩ khoa học Ngữ văn với đề tài: Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến
(1946 - 1954).
Để thực hiện đ-ợc luận văn, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi đã
đ-ợc sự dạy bảo, động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia
đình.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Tôn
Thảo Miên - ng-ời đã tận tình h-ớng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, Ban chủ
nhiệm khoa Ngữ văn, Tổ bộ môn Văn học Việt Nam, các thầy cô giáo tr-ờng Đại
học S- phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và ng-ời thân, xin cảm ơn anh
em, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi thực hiện thành công luận văn
này.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm
2007
Tác giả luận văn

Bùi Thị Anh Chung


Footer Page
3Trung
of tõm
166.
S húa bi
Hc liu i hc Thỏi Nguyờn




Header Page 4 of 166.

4

Footer Page
4Trung
of tâm
166.
Số hóa bởi
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 5 of 166.

5

MỤC LỤC
Mở đầu.......................................................................................................... 1

I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
II. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9
IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 9
V. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
VI. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 10
VII. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 11
Nội dung...................................................................................................... 12
Chƣơng 1. Từ phong cách nhà văn đến quan niệm chung về thể tài tuỳ
bút và phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân ............................................. 12
1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật .......................................................... 12
1.2. Khái niệm về thể tuỳ bút......................................................................... 16
1.3. Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút .................................................................... 18
1.4. Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân – dấu ấn sáng tạo của một chặng
đường .......................................................................................................... 22
Chƣơng 2. Những đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ
bút kháng chiến (1946 - 1954 ) .................................................................... 30
2.1. Từ kẻ lãng du đến con người nhập cuộc .................................................. 30
2.2. Những đặc điểm chung về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân .............. 34
2.3. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến.................. 39
2.3.1. Cảm hứng nghệ thuật bao trùm: Kháng chiến như một phong hội mới ... 39
2.3.2. Sự chuyển biến và thống nhất phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua
tuỳ bút kháng chiến ...................................................................................... 54
Chƣơng 3. Phong cách ngôn ngữ trong tuỳ bút kháng chiến của
Nguyễn Tuân.............................................................................................. 63
3.1. Cơ sở hình thành ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân ............................... 63
3.1.1. Nguyễn Tuân với tình yêu tiếng việt tha thiết ....................................... 63
3.1.2. Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn từ .............................................. 64
3.2. Ngôn từ nghệ thuật trong tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân .............. 66
3.2.1. Từ ngữ được lựa chọn trong miêu tả .................................................... 67

3.2.2. Sự lạ hoá trong sáng tạo từ ngữ của Nguyễn Tuân................................. 69
3.3. Câu văn và giọng điệu nghệ thuật ........................................................... 73
3.3.1. Câu văn nghệ thuật .............................................................................. 73
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật ......................................................................... 84
Kết luận .................................................................................................... 93
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 95

Footer Page
5Trung
of tâm
166.
Số hóa bởi
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 6 of 166.

6

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong
chương trình phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho
mình một phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho
văn chương Việt Nam thế kỷ XX. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học
đồ sộ với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ông xứng đáng được coi là

một nghệ sĩ lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).
Văn nghiệp của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau
cách mạng. Với thể loại tuỳ bút, Nguyễn Tuân đã tìm được cho mình một
hướng đi riêng, mà cho đến nay chưa ai vượt qua được. Tuỳ bút đã thực sự
trở thành “lãnh địa” của Nguyễn Tuân. Ông được tôn vinh là nhà tuỳ bút
số một của Việt Nam. Ông để lại được dấu ấn và tên tuổi của mình chính
là nhờ thể tài này.
2. Sau Cách mạng Tháng tám, cùng với tuỳ bút Sông Đà, Hà Nội ta
đánh Mĩ giỏi, Tuỳ bút kháng chiến đã góp phần bộc lộ rõ thêm phong cách
độc đáo, tài hoa và cả khuynh hướng “muốn được cống hiến với tất cả trái
tim nhiệt thành cùng cái đầu uyên bác của nhà văn đối với công cuộc đấu
tranh và dựng xây đất nước”. Có thể nói, trong những trang tuỳ bút độc đáo
của mình nhà văn đã diễn tả được “mọi niềm vui và nỗi đau giằng xé của
thời đại giông bão này” (Trích Điện chia buồn của các nhà văn Liên Xô,
1.8.1987, VN số 32,1987).
3. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn luôn có ý thức khám phá và cống hiến
tài năng của mình cho văn chương. Ông đã từng thử sức ngòi bút của mình
qua nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết... nhưng tuỳ bút là thể loại
mà ông thành công nhất. Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình khảo

Footer Page
6Trung
of tâm
166.
Số hóa bởi
Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 7 of 166.

7

sát, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Tuân ở nhiều góc độ khác nhau.
Song, để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu vào đặc điểm nghệ thuật tuỳ bút
Nguyễn Tuân qua Tuỳ bút kháng chiến, làm rõ hơn phong cách Nguyễn Tuân
thì gần như chưa có công trình nào thực hiện một cách hệ thống. Bên cạnh
đó, với tinh thần đổi mới phương pháp và quan điểm dạy học môn Văn trong
nhà trường phổ thông là chú ý dạy theo hệ thống thể loại cùng với tiến trình
phát triển của văn học, chúng tôi đã lựa chọn thể loại tuỳ bút của Nguyễn
Tuân để nghiên cứu.
Đó là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn Phong cách Nguyễn
Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946-1954) làm đề tài luận văn Thạc sĩ
của mình.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn. Ông khẳng định tài năng thực
sự của mình ở thể tài tuỳ bút. Có thể nói, tuỳ bút Nguyễn Tuân đã trở thành
đối tượng thu hút được sự quan tâm và chú ý của đông đảo bạn đọc cũng như
các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân nói
chung, tuỳ bút Nguyễn Tuân nói riêng với nhiều cấp độ, nhiều nội dung khác
nhau, nhưng ở đây chúng tôi muốn nói đến những chuyên gia đã dành nhiều
tâm huyết và công sức cho nhà văn Nguyễn Tuân, như Nguyễn Đăng Mạnh,
Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Hà Văn Đức....Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
khẳng định“Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp”.
Trước Cách mạng, do bất hoà với xã hội, ông sống ngông nghênh, quay lưng
với thực tại, chỉ coi trọng cái tôi vị kỷ của mình. Nhưng sau Cách mạng,
Nguyễn Tuân đã có nhiều thay đổi. Không hoàn toàn đoạn tuyệt ngay với quá

khứ, nhưng ông đã nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống khi hoà mình vào nhân
dân. Nguyễn Tuân cùng đi, cùng nghĩ, cùng sống với bộ đội, với quần chúng
lao động. Bởi vậy Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Cách mạng tháng Tám đã
cứu sống Nguyễn Tuân”. Cách mạng tháng Tám là cơn bão táp may mắn, giúp

Footer Page
7Trung
of tâm
166.
Số hóa bởi
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 8 of 166.

8

Nguyễn Tuân hồi sinh trong niềm vui lớn của đất nước. “Mê say với ánh sáng
trắng vừa giải phóng, tôi đã là một dạ lữ khách không mỏi, quên ngủ của một
đêm phong hội mới”... Nguyễn cũng sáng suốt bốc cho mình một vị thuốc
nữa: Phải đấu tranh tư tưởng, tiêu diệt con người cũ, phải “lột xác”. Nguyễn
Tuân đã tiến hành một cuộc “Cách mạng” trong lòng mình. Sự chuyển biến
thực sự của ngòi bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng, có thể xem như bắt đầu từ
Đường vui. Đây là kết quả của một chuyến đi dài, không phải như anh chàng
Bạch ngày xưa xê dịch trên xe, trên tàu, thui thủi một mình, mà đi bộ “mình
cưỡi lên mình mà trườn qua núi sông đẫm mùi thuốc súng.” Tiếp theo Đường
vui (1949), Nguyễn Tuân viết Tình chiến dịch (1950). Hai tác phẩm như cùng
được viết trong một mạch văn, một hơi văn, nhưng thực ra, có những điểm

khác nhau quan trọng. So với Đường vui, ở Tình chiến dịch tác giả nhập cuộc
hơn vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Trong bài "Thể tài tuỳ bút của Nguyễn
Tuân”, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo và
sự tài hoa của nhà văn này qua thể tài tuỳ bút.
Theo Giáo sư Phong Lê: “Tên tuổi của Nguyễn Tuân gắn với trào lưu
văn học lãng mạn trong văn học Việt Nam sau đại chiến thế giới lần thứ hai”.
Trước cách mạng, Nguyễn Tuân “thất vọng trước hiện tại, nhà văn quay về
quá khứ, nhấm nháp những Vang bóng một thời, những thú chơi được xem là
thanh lịch như ướp hương bưởi, thả thơ, đánh thơ...đó là cả một sự bế tắc
nằm trong sự bế tắc chung của nền văn học công khai, dưới ách thống trị của
thực dân trong xã hội cũ. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn
Tuân chính là một trong số các nhà văn lãng mạn hiếm hoi ngay từ đầu đã có
cái may mắn tiếp nhận được ánh sáng mới, để tìm ra con đường giải thoát
cho cuộc sống và nghệ thuật của mình. Nhà văn đã hồ hởi đi theo cách mạng
và có lúc chan hoà vào dòng người, vui cái vui xuống đường trong những
ngày đầu sau khởi nghĩa. Nhưng phải đến cuộc kháng chiến chống Pháp,
sống trong đời sống của nhân dân, trong ngọn lửa của chiến đấu, con người
và nghệ thuật của Nguyễn Tuân mới có điều kiện “gột rửa” dần những mặt

Footer Page
8Trung
of tâm
166.
Số hóa bởi
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 9 of 166.


9

tiêu cực để hướng vào quỹ đạo của văn nghệ cách mạng. Tuỳ bút Đường vui
chính là tác phẩm mở đầu đánh dấu một giai đoạn sáng tác mới của Nguyễn
Tuân, là minh chứng cho sự “nhập cuộc” của nhà văn với cách mạng và
kháng chiến. Nhưng phải đến Tình chiến dịch mới cho ta thấy hình ảnh một
Nguyễn Tuân thật gần gũi. Ông đã thực sự hoà mình vào cuộc kháng chiến vĩ
đại của nhân dân, ông đã đi cùng bộ đội, nhân dân trên các nẻo đường kháng
chiến gian nan. Cuộc kháng chiến đã mang lại cho Nguyễn Tuân những tình
cảm mới mà ông gọi là “nếp tình cảm mới”. Tình cảm đó không có trong các
trang viết trước đây của Nguyễn Tuân. Những mối “tình đơn vị”, “tình chiến
dịch”, hoặc cái “nỗi nhớ miên man” nó gắn bó con người với nhau. Sau cách
mạng, căn bản đã hết rồi cái say sưa tự nhấm nháp mình, Nguyễn Tuân còn
phấn đấu đi xa hơn thế. Trong sáng tác của ông đã dần dần xuất hiện những
con người kháng chiến mà ông yêu mến khâm phục: anh giao thông “Dầu
Gáo”, anh biệt động, anh tự vệ thủ đô, anh du kích liên xã... Trong cái cố
gắng “không viết tuỳ theo bút”, có lúc ông đã thử bước sang địa hạt truyện
ngắn để dựng hẳn một chân dung quần chúng cách mạng như trong Những
con đò danh dự (Độc lập, số 23, tháng 6 1950), hoặc một khung cảnh chiến
thắng với nhiều tâm trạng, nhiều khuôn mặt khác nhau của quân dân vùng
địch hậu như trong Thắng càn (1954). Có thể nói: Con đường đi của Nguyễn
Tuân trong ba mươi năm qua là con đường có nhiều bước thăng trầm. Ông đi
vào đời sống, xuất phát từ đời sống (chứ không phải từ cá nhân mình), gắn
bó, chan hoà với quần chúng (chứ không phải đứng tách ra ngoài), tin ở cách
mạng, và rèn luyện mình theo lập trường và quan điểm của Đảng.
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài“Nhà
văn Nguyễn Tuân” đã viết “Nên hiểu sự khinh bạc lộ liễu của Nguyễn Tuân
trước Cách mạng chẳng qua cũng là một cách nhà văn tự mài sắc mình để
làm nghề cho thật đắt, chúng ta sẽ không quá thành kiến với nó, và có thể

hiểu tại sao, nó lại tồn tại đồng thời với những phẩm chất ngược lại, như tinh
thần phục thiện và một tấm lòng biết thông cảm. Chẳng phải từ sau Cách

Footer Page
9Trung
of tâm
166.
Số hóa bởi
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 10 of 166.

10

mạng, khi không còn thật cần thiết cho nghề nữa, thói quen khinh bạc đó đã
được gội rửa rất nhiều?” [24;tr.30].
Vương Trí Nhàn quan niệm tuỳ bút là một thể loại “rất kén tác giả. Ấy
vậy mà tên tuổi Nguyễn Tuân lại gắn với mảnh đất đáng gọi là “tử địa” ấy.
Ông là nhà tuỳ bút số một của văn học Việt Nam hiện đại; sau ông người ta
mới gượng gạo nhắc tới vài tên tuổi khác cũng có đôi ba phen thử sức trong
nghề - ấy là sau khi họ phải vượt qua con đường khốn khó, hai bên là hai cái
vực: hoặc là viết giống Nguyễn Tuân ; hoặc không phải tuỳ bút.” Ông đưa ra
kết luận về sự gắn kết của Nguyễn Tuân với thể tài tuỳ bút: “Nó là một bộ
phận của con người ông, ông sống với nó và cũng được chết với nó.” Vương
Trí Nhàn khẳng định: “Những gì xảy ra trong đời sáng tác của Nguyễn Tuân
những năm sau 1945, làm chứng cho điều đó”.
Trong cuộc tranh luận về nghệ thuật ở Việt Bắc tháng 7 năm 1949, khi

bàn đến Đường vui, Nguyên Hồng nhận xét “anh yêu mình nhiều quá, dựng
mình lên nhiều quá.”; còn một cán bộ văn nghệ khác thì bảo “tôi có cảm
tưởng là anh đi trên bờ suối, đi trên đường để ngắm cảnh”, những điều này
không phải Nguyễn Tuân không biết và ông đã khổ vì nó lắm lắm, trong cơn
lúng túng, ông đổ tội cho thể tài. Trong một buổi họp, chính Nguyễn Tuân đã
phát biểu: “Nhân nói đến tuỳ bút, tôi có ý kiến là chúng ta ghi chép tài liệu
đã nhiều. Bây giờ là thời kì viết tiểu thuyết, đừng viết tuỳ bút nữa.” Một chỗ
khác, ông nói rõ hơn: “Người viết tiểu thuyết có điều kiện khách quan hơn”.
“Riêng tôi, ở tuỳ bút, tôi dễ phóng túng.” Rồi, làm đúng như điều mình tính,
một số tác phẩm ra sau Đường vui, đều được ông gọi là tiểu thuyết. Chỉ có
một điều hơi phiền: những tiểu thuyết này không hay, hơn thế nữa, những
người tinh tường nhận ra rằng nó chỉ tiểu thuyết ở cái vỏ, còn hơi văn, giọng
điệu, vẫn là tuỳ bút. Có lẽ vì cũng nhận ra rằng sự thực là như thế, nên khi
tập hợp những gì đã viết hồi ở Việt Bắc, và mới về Hà Nội, Nguyễn Tuân gọi
chung chúng là tuỳ bút: Tuỳ bút kháng chiến, Tuỳ bút kháng chiến hoà bình.

Footer Page
10
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 11 of 166.

11


Tác giả Hà Văn Đức với “Tuỳ bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng
Tám” đã khẳng định: “Có nhiều nhà văn viết tuỳ bút, nhưng hiếm có một cây
bút nào lại thuỷ chung gắn bó với nó suốt một đời sáng tác như Nguyễn Tuân.
Ông gắn với bó với thể loại tuỳ bút và tạo dựng được cho mình một phong
cách riêng ở thể loại này, bởi nó phù hợp với sở trường cũng như cá tính của
ông.”, và “tuỳ bút Nguyễn Tuân không chỉ giàu chất hiện thực, mang tính thời
sự cao, mà còn đậm đà chất trữ tình, thơ mộng. Chất tình cảm trong tuỳ bút
Nguyễn Tuân trước cách mạng thường là buồn, phản ánh cái tâm trạng bức
bối, chán chường của tác giả trước một cuộc đời tù túng, tẻ nhạt (Thiếu quê
hương). Sau Cách mạng tháng Tám, cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Tuân
có nhiều thay đổi: say mê, nhiệt tình và lạc quan hơn...” [24;tr.140]. Nhiều
thiên tuỳ bút sau cách mạng (nhất là trong tuỳ bút Sông Đà) là những áng văn
trữ tình giàu chất thơ.
Phan Cự Đệ cũng có những nhận xét và đánh giá tinh tế về nghệ thuật
độc đáo của Nguyễn Tuân. Ông luôn có sự so sánh những biến đổi về phong
cách nghệ thuật Nguyễn Tuân ở hai giai đoạn trước và sau cách mạng: “giờ
đây tác phẩm Nguyễn Tuân vẫn thường lưu ý chúng ta đến góc độ thẩm mĩ
trong cuộc sống hàng ngày bận rộn, đề nghị một lối sống đẹp, nhã nhặn,
thanh lịch. Trước cách mạng, trong tác phẩm Nguyễn Tuân đã hình thành
một phong cách tài hoa và độc đáo...Khi thế giới quan và phương pháp sáng
tác đã chuyển biến về cơ bản thì phong cách nghệ thuật cũng thay đổi theo.
Tuy nhiên, phong cách mới không phủ định phong cách cũ một cách tuyệt
đối mà có sự phê phán và kế thừa. Nhiều hình tượng và môtíp, nhiều thủ
pháp nghệ thuật được lặp lại và mang một ý nghĩa mới qua những hình tượng
gió, con đường, dòng sông, sân ga, biên giới...có thể thấy được sự lớn lên, sự
chuyển biến trong phong cách Nguyễn Tuân” [24; tr.114].
Còn có thể kể đến tác giả Tôn Thảo Miên với một số bài viết về
Nguyễn Tuân, như "Nguyễn Tuân- tài hoa văn chương", "Nguyễn Tuân- dấu
ấn của cá tính sáng tạo". Trong đó tác giả vừa giới thiệu một cách khái quát
về sự nghiệp sáng tác, vừa đi sâu tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà văn. Tôn


Footer Page
11
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 12 of 166.

12

Thảo Miên viết “Tìm hiểu quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân chúng ta sẽ
thấy được sự chuyển biến về tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của
ông giữa hai mốc lịch sử trước và sau cách mạng tháng Tám"[24; tr22]. Theo
tác giả, mặc dù Nguyễn Tuân là một nhà văn đến với cách mạng khá sớm, có
thể nói là ngay từ những ngày đầu tiên, nhưng từ Lột xác đến Chùa Đàn sự
quyết tâm từ bỏ con người cũ, cuộc sống cũ dường như mới thể hiện ở
phương diện lý thuyết. Còn trên thực tế, Nguyễn Tuân vẫn chưa đoạn tuyệt
hẳn với nó. Ngay ở Đường vui một thiên tuỳ bút được coi là có sự chuyển
biến thực sự của ngòi bút Nguyễn Tuân sau cách mạng thì người đọc vẫn
thấy thấp thoáng một Nguyễn Tuân ham “xê dịch”, ham đi: “...đi bao giờ
cũng vui. Chỉ những lúc ngừng mới là hết thú”. Tất nhiên, không giống với
trước cách mạng, Nguyễn chỉ đi một mình, lang thang cô độc. Đi không
mục đích, không phương hướng. Bây giờ Nguyễn đi cùng với nhân dân,
với bộ đội, và Nguyễn đã nhận thấy “sức mạnh của đất nước luôn luôn hiện
hình trên từng tấc gang đường xa”. Đường vui là bài ca của một con người

mang tâm trạng náo nức, tươi vui, tin tưởng đi vào cuộc kháng chiến. Chất
nghệ sĩ, chất lãng mạn, “chất công dân” trong con người Nguyễn Tuân đã tạo
nên những trang viết thật hồn nhiên, thật xúc động.
Tình chiến dịch là sự tiếp nối âm hưởng sôi động của cuộc kháng chiến
được bắt đầu từ tuỳ bút Đường vui. Nếu ở Đường vui Nguyễn Tuân mới chỉ
đứng bên lề cuộc chiến đấu với tư cách là người quan sát thì ở Tình chiến
dịch ông là một chiến sĩ- nhà văn. Tuy ông không trực tiếp tham gia vào các
trận đánh, nhưng ông cũng theo sát bộ đội trong các cuộc hành quân, cũng
sống ở chiến khu, cũng vào đồn địch, cũng làm công tác dân vận... Có lẽ,
Nguyễn Tuân muốn chứng minh cho sự Lột xác triệt để của mình nên đôi khi
đã bỏ qua những đặc trưng nghệ thuật “rất Nguyễn Tuân ”.
Tác giả Tôn Thảo Miên cũng nhấn mạnh tới cá tính sáng tạo và thành
công của Nguyễn Tuân qua thể tài tuỳ bút: "Đặc biệt với tuỳ bút ông đã tạo
nên “thương hiệu” của riêng mình, đó là tuỳ bút Nguyễn Tuân.(...) Cá tính
sáng tạo và tài năng của Nguyễn Tuân được thể hiện ở nhiều phương diện,

Footer Page
12
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 13 of 166.

13


gắn liền với hành trình sáng tạo của nhà văn từ khi bắt đầu cầm bút cho đến
lúc từ giã cuộc đời...Sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng bộc lộ rõ
cái tôi chủ quan. Sau Cách mạng cái tôi đó đã hoà chung vào cái ta chung
của dân tộc. Nhưng dù ở giai đoạn nào, cá tính sáng tạo của ông vẫn được thể
hiện một cách đặc sắc” [24; tr73,74].
Một trong những tác giả trẻ gần đây nhất đã viết về Nguyễn Tuân
trong cuốn “Tam diện tuỳ bút” là Trần Thanh Hà, với bài viết “Nguyễn
Tuân- Một thời và mọi thời vang bóng” khi nói đến tuỳ bút kháng chiến của
Nguyễn Tuân chị cũng khẳng định tuỳ bút kháng chiến đã đánh dấu một
chặng đường sáng tác mới của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nhìn chung, trong những công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân, các
tác giả đều có những nhận xét, đánh giá trên phương diện khái quát về phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng và đều có nhắc tới hai tập
tuỳ bút của ông trong kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1946-1954) là
Đường vui và Tình chiến dịch. Các tác giả đều gặp nhau ở một nhận định là:
Với hai tập tuỳ bút này, Nguyễn Tuân đã thực sự đến với kháng chiến, hoà
vào cuộc sống chiến đấu của nhân dân. Đến với kháng chiến, nhà văn đã có
cái nhìn mới với quan điểm nghệ thuật mới và sự đổi mới, phát triển về
phong cách nghệ thuật dựa trên những đặc điểm nổi bật đã trở thành dấu ấn
trong phong cách nghệ thuật của ông.
Những công trình nghiên cứu, những bài viết trên là nguồn tư liệu quý
giúp gợi mở và định hướng cho đề tài nghiên cứu mà chúng tôi đã lựa chọn.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đặc điểm nghệ thuật thể loại tuỳ bút và phong cách của Nguyễn Tuân
thể hiện trong tuỳ bút thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).
2. Phạm vi nghiên cứu

Footer Page

13
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 14 of 166.

14

Toàn bộ tuỳ bút của Nguyễn Tuân thời kỳ chống Pháp (1946 - 1954)
trong đó tập trung chủ yếu ở hai tập Đường vui và Tình chiến dịch. Có so
sánh với tuỳ bút thời kỳ trước và sau đó.
IV. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm sáng rõ thêm phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân, đặc biệt là phong cách tuỳ bút của nhà văn này qua
tuỳ bút viết trong thời kỳ chống Pháp (1946 - 1954), tuy được sáng tác ở giai
đoạn sau cách mạng nhưng vẫn bộc lộ rõ “chất tuỳ bút ” độc đáo riêng có
của Nguyễn Tuân.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Xác định rõ khái niệm phong cách và thể tài tuỳ bút.
2.2. So sánh đối chiếu tuỳ bút của Nguyễn Tuân với những đặc điểm
chung của thể loại để tìm ra những nét riêng biệt trong phong cách tuỳ bút
của nhà văn Nguyễn Tuân.
2.3. So sánh tuỳ bút Kháng chiến (1946 - 1954) với một số tuỳ bút của

Nguyễn Tuân viết trước cách mạng, để thấy được sự ổn định và phát triển
của tuỳ bút Nguyễn Tuân.
2.4. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tuỳ bút Kháng chiến (1946 1954) luận văn góp thêm tiếng nói vào việc tìm hiểu và khẳng định sự đa
dạng, phong phú và đặc sắc trong phong cách sáng tác tuỳ bút của nhà văn
Nguyễn Tuân.
V.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp hệ thống, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
VI. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Footer Page
14
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 15 of 166.

15

- Đề tài luận văn là sự tiếp nối các công trình khoa học đã được nghiên
cứu trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng tìm
ra điểm mới khi đi sâu vào mảng tuỳ bút viết trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp của Nguyễn Tuân - một khu vực còn chưa được quan tâm một

cách đầy đủ và hệ thống.
- Đề tài Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946
– 1954) góp phần làm rõ hơn phong cách và đặc điểm thể tài tuỳ bú t của
Nguyễn Tuân nói chung và tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954) của ông
nói riêng.
VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được
chia thành ba chương:
Chương 1: Từ phong cách nhà văn đến quan niệm chung về thể tài tuỳ
bút và phong cách tuỳ bút của Nguyễn Tuân
Chương 2: Những đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ
bút kháng chiến (1946-1954).
Chương 3: Phong cách ngôn ngữ trong tuỳ bút kháng chiến của
Nguyễn Tuân.

Footer Page
15
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 16 of 166.

16


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

TỪ PHONG CÁCH NHÀ VĂN ĐẾN QUAN NIỆM CHUNG
VỀ THỂ TÀI TUỲ BÚT VÀ PHONG CÁCH TUỲ BÚT CỦA
NGUYỄN TUÂN
1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật
Phong cách là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành khoa
học khác nhau tuỳ theo tính chất của ngành khoa học đó. Ngay trong giới
nghiên cứu văn học, nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về phong cách
cùng đang tồn tại. Trong công trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển của văn học, viện sĩ Khrapchenco đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau
của các nhà nghiên cứu xung quanh định nghĩa về phong cách (V.Kovalev,
L.Novicchenco, V.Turbin..) Theo ông, các định nghĩa này “xoè ra như cái
quạt” mà một phía thì thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm
mĩ rộng nhất, bao quát nhất, nhưng phía khác lại coi phong cách như một đặc
điểm của từng tác phẩm văn học riêng lẻ. Rồi chính Khrapchenco sau đó
cũng đưa ra một quan niệm về phong cách của mình. Đó là còn chưa nói đến
nhiều quan niệm khác nhau tồn tại ở hàng trăm công trình nghiên cứu
khác liên quan đến phong cách cá nhân nhà văn hoặc những vấn đề xung
quanh nó.
Ở Việt Nam, trong lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học từ sau 1945
đến nay, tiếp cận tác giả, tác phẩm dưới góc độ phong cách chưa phải là một
thao tác phổ biến trong giới nghiên cứu. Điều đó có thể là do “các khái niệm
làm cơ sở cho nó như phong cách, phong cách thể loại, phong cách thời đại,
phong cách tác giả… vẫn chưa được xác định một cách nhất quán. Phong
cách học chưa xây dựng cho mình một hệ thống thao tác có hiệu lực để khảo
sát phong cách tác giả một cách khách quan.” (Phan Ngọc) Hơn nữa, trong
một thời gian khá lâu, phong cách chưa được coi là một tiêu chí quan trọng để


Footer Page
16
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 17 of 166.

17

đánh giá sự đóng góp của nhà văn, và chính quan niệm này cũng phần nào
hạn chế hứng thú tìm tòi, phát hiện ở nhà nghiên cứu. Những năm gần đây,
giới nghiên cứu nói chung đã bắt đầu tiếp cận tác giả, tác phẩm từ góc độ
phong cách. Trong một số sách công cụ như Từ điển văn học, Từ điển thuật
ngữ văn học, các giáo trình Lý luận văn học dùng trong các trường Đại học do
Hà Minh Đức, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh chủ biên đã đưa ra khái niệm
cơ bản nhất về phong cách. Hoặc trong một số công trình nghiên cứu cụ thể
như: Nhà văn - tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Một số vấn
đề thi pháp học hiện đại của Trần Đình Sử, Phong cách học Tiếng Việt của
Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà, Văn học và học văn của Hoàng Ngọc
Hiến… Khi đề cập đến khái niệm này, các tác giả cũng đề xuất vấn đề dưới
những hình thức khác nhau những cách hiểu về phong cách của mình.
Qua các công trình đó, có thể thấy, nhìn chung các tác giả đều coi trọng
các yếu tố hình thức trong tính thống nhất với nội dung tác phẩm, đồng thời
đề cao vai trò sáng tạo của cá nhân. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra một số định
nghĩa và cách hiểu chung nhất về phong cách nghệ thuật.

Từ điển thuật ngữ Văn học đã định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là
một phạm trù thẩm mĩ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của các phương
tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà
văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.
Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực hiện cụ thể trực tiếp của nó:
Các dấu hiệu phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như một
thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản
của hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng phong cách là nguyên tắc xuyên
suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính
chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và sắc thái thống nhất. Với ý
nghĩa này người ta phân biệt các “phong cách lớn”, hay còn gọi là “phong
cách thời đại” (phong cách Phục hưng, phong cách Baroc, chủ nghĩa cổ
điển...), các phong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong cách dân

Footer Page
17
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 18 of 166.

18

tộc, phong cách cá nhân của tác giả. Nói chung, phong cách là qui luật thống
nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật.

Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ có những nhà văn có
tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy
thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà
văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau (...) Trong chỉnh thể nhà văn,
(hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống
nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở
hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy. Ngoài thế giới
quan, những phương diện khác như tâm lí, khí chất, cá tính đều có ảnh hưởng
quyết định đến sự hình thành phong cách của một nhà văn. Phong cách của
nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại. [12;tr. 212,213]
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cho phong
cách văn học là “những nét chung lớn tương đối bền vững của hệ thống hình
tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng
tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn
học dân tộc nào đó. Khác với các phạm trù khác của thi học, phong cách có sự
thể hiện cụ thể trực tiếp: những đặc điểm phong cách dường như hiện diện ở
bề mặt tác phẩm, như là một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của các
yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật. Theo nghĩa rộng, phong cách là
nguyên tắc xuyên suốt tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng
điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt. Sự thay đổi các phong cách văn học không
bộc lộ như một chuỗi kế thừa liên tục: có sự thừa kế và sự đứt gẫy của truyền
thống; có sự lĩnh hội các đặc tính bền vững của phong cách quá khứ và sự
chối bỏ chúng; sự thất thường này là nét tiêu biểu ở các giai đoạn văn học sử
khác nhau, ở các tác giả khác nhau...” [3; tr.254,255].
Sau khi tham khảo các quan niệm về phong cách nghệ thuật và qua
khảo sát từ thực tế nghiên cứu, trước hết chúng tôi hiểu phong cách nghệ
thuật của một nhà văn chính là cá tính của chủ thể sáng tạo, là dấu ấn riêng

Footer Page
18

oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 19 of 166.

19

của nhà văn có trong mỗi sáng tác của mình và trong đó tư tưởng nghệ thuật
như một tiêu chí quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chất chỉ đạo.
Điều đó được thể hiện thông qua việc lựa chọn chất liệu và cách tiếp cận đối
tượng nghệ thuật, cách xây dựng tác phẩm, các thủ pháp và phương tiện biểu
đạt đến nghệ thuật sử dụng ngôn từ…Quá trình sáng tạo đó của người nghệ sĩ
không đơn thuần là việc lựa chọn, càng không phải là việc thêm bớt những
yếu tố mà là việc tổ chức chúng lại thành một cấu trúc tinh vi, nhuần nhuyễn
đến mức mà tất cả những dấu hiệu của hình thức đều mang tính nội dung và
ngược lại. Là biểu hiện những đặc điểm của các tính sáng tạo, trong tư tưởng,
trong nhận thức, trong cách nhìn, cũng như trong các phương thức thể hiện
của nhà văn đối với thế giới hiện thực, con người, sự biểu hiện đó trước tiên
bao giờ cũng đòi hỏi phải có sự độc đáo. “Văn là người”- câu nói nổi tiếng
của Buffon có lẽ cũng là trên tinh thần ấy.
Một tác phẩm nghệ thuật độc đáo không thể là một tác phẩm kém
cỏi về cả hai phương diện - hoặc một trong hai phương diện. Nội dung chỉ
tồn tại thông qua hình thức và ngược lại. Một tác phẩm văn học hay là
khi, với nội dung đó, tác giả của nó đã lựa chọn được một hình thức thích
hợp để diễn đạt thành công nội d ung. Có những nhà văn gần nhau về tư

tưởng, có cùng một thế giới quan, cùng viết về một đề tài nhưng sản phẩm
nghệ thuật đó như thế nào lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào hình thức mà nhà
văn chọn, vào cái “tạng” của mỗi nhà văn. Bức tranh đời sống trở thành
một văn bản nghệ thuật mà giá trị của nó được xác định bởi toàn bộ các
thành tố như tình tiết, cốt truyện, nhân vật… trong một thể thống nhất, in
dấu ấn riêng của mỗi nhà văn. “Trong một tác phẩm nghệ thuật đích thực,
tất cả nội dung được chuyển hoá vào hình thức và ngược lại”.
Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn
bản nghệ thuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng phong cách là một thực thể ẩn
hiện mà vẫn có hình thù, được hình thành ngay từ lúc nhà văn mới cầm
bút, nhưng lại vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan,
của môi trường sống, của bối cảnh thời đại, của các nhà văn mà họ yêu

Footer Page
19
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 20 of 166.

20

thích. Phong cách được hình thành trên cơ sở tài năng nhưng nếu nhà văn
không khổ công trong lao động nghệ thuật thì tài năng cũng chỉ ở thế tiềm
năng bẩm sinh. Quá trình mỗi người viết tạo nên được cho mình một

phong cách là quá trình đòi hỏi sự lỗ lực trong sáng tạo, là cuộc hành
trình để khẳng định cái bản ngã cá nhân trong nghệ thuật của người cầm
bút. Phấn đấu để có được một phong cách nghệ thuật cá nhân, đó là sự
đóng góp đích thực của mỗi người viết cho sự phát triển chung của cả nền
văn học. Bởi vì một nền văn học càng có nhiều phong cách cá nhân độc
đáo thì càng có nhiều khả năng trở thành một nền văn học lớn.
Từ những nhận thức về phong cách như vậy, chúng tôi cố gắng vận
dụng để tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua hai
tập tuỳ bút tiêu biểu nhất cho tuỳ bút Nguyễn Tuân trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp: Đường vui và Tình chiến dịch.
1.2. Khái niệm về thể tuỳ bút
Từ điển Bách khoa văn học của Liên Xô trước đây định nghĩa:“Tuỳ bút
(essai- tiếng Pháp) là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị
những ấn tượng và suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể
và hoàn toàn không tính tới việc đưa ra giải thích cố định và đầy đủ về đối
tượng”. Trong một cuốn từ điển khác người ta còn nói rõ thêm: “Được gọi là
tuỳ bút là những tác phẩm mà ở đó nổi lên trên bình diện thứ nhất những
phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những người muốn làm rõ cái
giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người thích tự biểu hiện, tự phân
tích, đồng thời là những bút pháp vừa giàu chất hình tượng, vừa có khả năng
viết chặt chẽ như châm ngôn…những người đó mới đi vào tuỳ bút”. (Dẫn
theo Vương Trí Nhàn- Nguyễn Tuân với thể tuỳ bút).
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tuỳ bút “là một thể văn thuộc loại
hình kí, rất gần với bút kí, kí sự. Nét nổi bật ở tuỳ bút là qua việc ghi chép
những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc
bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc
sống. So với nhiều thể loại khác của kí, tuỳ bút vẫn không ít những yếu tố
chính luận và chất suy tưởng triết lí. Cấu trúc của tuỳ bút nói chung, không bị

Footer Page

20
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 21 of 166.

21

ràng buộc, câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể. Song nội dung của nó vẫn được
triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Ngôn
ngữ tuỳ bút giàu hình ảnh và chất thơ. Ở Việt Nam, Nguyễn Tuân là nhà văn
viết tuỳ bút nổi tiếng…”[12; tr.323,324].
Từ điển văn học cũng cho tuỳ bút là một thể loại kí gần với bút kí. Lối
viết phóng khoáng, nhà văn tuỳ theo cảm hứng lôi cuốn, có thể nói từ sự việc
này sang sự việc khác, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia…để bộc lộ
những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những suy nghĩ, những nhận xét về
con người và cuộc đời. Bản ngã của nhà văn được thể hiện trong tuỳ bút gần
như trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể văn giàu chất trữ tình nhất trong các loại
kí. Tuy nhiên, cái lối viết “phóng khoáng” trong tuỳ bút không giống với lối
viết “tản mạn, tuỳ tiện” mà nó phải tuân theo “ trật tự” trong mạch cảm nghĩ
của tác giả. Hơn nữa, giá trị của tuỳ bút còn thể hiện ở những nội dung mang
tính chân thực, nằm trong “những suy nghĩ thâm trầm” rút ra từ những sự việc
tưởng như riêng tư, bình thường với ngôn ngữ “giàu hình ảnh, giàu chất thơ”
và có tính bất ngờ, kì thú đặc biệt cuốn hút người đọc.
Vậy tuỳ bút là gì? Định nghĩa “vừa dễ lại vừa khó”. Dễ vì khái niệm

bản thân nó đã tự giải thích: là phóng bút, tuỳ bút mà viết. Nhưng chính vì thế
mà khó. Ở Phương Tây hiện đại, tuỳ bút rất phát triển. Nhưng càng phát triển,
khái niệm tuỳ bút càng mơ hồ hơn. Có người nói “tự do là phép tắc của tuỳ
bút ” có thể hiểu một cách chung nhất là: Người viết tuỳ bút thường tìm cách
thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân
đấy nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị luận, triết luận, đưa
ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng túng.
Những định nghĩa nói trên đều gặp nhau ở một điểm là biện hộ cho tính
chất chủ quan đầy rẫy trong các tuỳ bút, chẳng những thế, cho rằng phải chủ
quan mới ra tuỳ bút. Và rất có thể ngay bản thân Nguyễn Tuân cũng chưa đọc
những định nghĩa ấy, song chính những tác phẩm của ông là một thứ minh
hoạ tốt nhất cho chúng. Cũng như định nghĩa tuỳ bút, viết tuỳ bút vừa dễ vừa
khó. Nhưng để trở thành một nhà tuỳ bút, tạo cho mình một sự nghiệp văn

Footer Page
21
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 22 of 166.

22

chương chủ yếu bằng tuỳ bút, có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân. Bởi “phong cách và
tính cách của Nguyễn Tuân đã tự tìm đến thể tài tuỳ bút như là một tất yếu…”

[19; tr.72].
Nhà văn Nguyễn Tuân khi nói về thể loại tuỳ bút đã đưa ra một nhận xét
ngắn gọn “tuỳ bút là viết tuỳ theo bút, theo cảm hứng”. Nói như vậy, không có
nghĩa đây là một thể loại dễ viết. Nếu người viết tỏ ra kém bản lĩnh hay thậm chí
là non tay thì sẽ dễ gây cho người đọc cảm giác nhàm chán bởi sự kể lể dài dòng
không có sức lôi cuốn.
1.3. Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút
Đọc tuỳ bút Nguyễn Tuân, trong mỗi trang viết của ông, người ta thường
bắt gặp ở đó những điều thú vị, bởi nhà văn đã trải lên trên mặt giấy một lượng
tri thức phong phú, đa dạng, chính xác về nhiều ngành khoa học, nghệ thuật và
nhiều lĩnh vực khác thông qua những liên tưởng vô cùng độc đáo với một vốn
ngôn từ hết sức phong phú và linh hoạt. Ông vốn xuất thân là một nhà báo có
vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng cùng với cái thú “xê dịch” dường như đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của nhà văn. Nguyễn Tuân đã
từng quan niệm: đi là để “thay đổi thực đơn” cho con mắt và đời sống tinh thần.
Thế nên, qua những trang tuỳ bút của Nguyễn Tuân có thể thấy ông có mặt ở
nhiều nơi, quan tâm đến nhiều vấn đề của cuộc sống. Chính vì vậy mà tuỳ bút
của Nguyễn Tuân bao giờ cũng có độ thông tin rất cao và chính xác. Nhiều bài
tuỳ bút của ông đã cung cấp cho người đọc những kiến thức đa dạng nhiều mặt
cả về lịch sử, điạ lý, địa chất, hội hoạ, âm nhạc, thậm chí là trên cả những lĩnh
vực như thể thao, quân sự…Trong một lần đề cập đến nghề viết của mình,
Nguyễn Tuân đã cho rằng: “Có hai lối viết, tôi gọi là lối nóng và lối lạnh. Cũng
như tạng người, có tạng hàn và tạng nhiệt. Tôi thích viết lối lạnh…”
Trong tuỳ bút Nguyễn Tuân, chúng ta nhận thấy cái Tôi bản ngã
được thể hiện một cách rõ nét ở nhiều nhân vật trong tác phẩm. Nguyễn
Tuân sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi” và thậm chí các nhân

Footer Page
22
oftâm166.

Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 23 of 166.

23

vật khác của ông, mặc dù tên gọi có thể thay đổi nhưng trên thực tế vẫn
mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả. Tuỳ bút của Nguyễn Tuân không
chỉ trình bày những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan, mà trong một chừng mực
nhất định, ông còn mô tả, khắc hoạ tính cách nhân vật, tạo nên những
cảnh, những cốt truyện đơn giản. Đồng thời, tuỳ bút của Nguyễn Tuân còn
rất giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao. Ông thường viết về những
con người thực với những việc thực mà có khi chỉ là những câu chuyện
trên đường “xê dịch” của ông hoặc cũng có khi là những con người mà
ông đã từng gặp gỡ, quen biết họ để rồi chính họ đã trở thành “tri kỉ” với
ông trên những trang viết. Nhất là những trang tuỳ bút kháng chiến, ở giai
đoạn này Nguyễn Tuân đã hoà mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân
dân. Ông đã “xê dịch” trên mọi nẻo đường kháng chiến, gặp gỡ tiếp xúc
với bao con người kháng chiến, với những sự kiện chính trị nóng hổi,
những nhiệm vụ của cách mạng. Đồng thời, đọc tuỳ bút của Nguyễn Tuân
dù ở giai đoạn nào thì người đọc cũng thấy dồi dào chất thơ và giàu chất
trữ tình. Chất trữ tình đậm đà ấy được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo đã
tạo nên nét độc đáo riêng biệt của Nguyễn Tuân. Qua các thiên tuỳ bút,
Nguyễn Tuân trò chuyện với bạn đọc không chỉ bằng trái tim nghệ sĩ giàu
cảm xúc, mà còn bằng trí tuệ sáng suốt của một con người từng trải, lịch

lãm có học vấn rộng về nhiều lĩnh vực, có tác phong nghiên cứu điều tra
tường tận, tỉ mỉ. Đó cũng là ý thức trách nhiệm của người cầm bút, ý thức
của một người làm khoa học, cái tâm của người nghệ sĩ. Vì thế mà ông
luôn giữ được tình cảm cũng như sự tin yêu, mến mộ của bạn nghề và bạn
đọc.
Tính chất đa nghĩa cũng là mặt mạnh trong phong cách tuỳ bút của
Nguyễn Tuân. Đọc tuỳ bút của Nguyễn Tuân, cái đầu của người đọc thực sự
phải làm việc, phải nghiền ngẫm suy nghĩ, phải có cùng một hướng tư duy
nghệ thuật với nhà văn thì mới có thể cảm nhận hết được cái hay cái đẹp
trong mỗi trang viết của ông. Nói một cách hình ảnh như nhà nghiên cứu Hà

Footer Page
23
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 24 of 166.

24

Văn Đức đã so sánh thì “tuỳ bút Nguyễn Tuân giống như một khối ru-bi mà
nhìn ở mặt nào, khía cạnh nào người đọc cũng thấy sự toả sáng”[9 ; Tr.141].
Đặc sắc trong tuỳ bút Nguyễn Tuân còn thể hiện ở “cái tài kể chuyện
rất vui, rất hóm và có duyên” của ông. Văn Nguyễn Tuân viết tự nhiên như
“người nói chuyện”. Ông trò chuyện với bạn đọc một cách thoải mái chân

tình, có khi điềm đạm thẳng thắn nghiêm trang, nhưng nhiều khi lại vui nhộn,
linh hoạt kiểu tán gẫu nói trạng, đưa lại cho người đọc những trang viết
không kém phần thú vị. Và có lẽ đây cũng chính là tính chất hết sức tự do
của tuỳ bút. Mạch văn như trôi theo dòng suy nghĩ miên man của tác giả,
chuyện nọ díu vào chuyện kia, dường như là gợi lại theo trí nhớ “lông bông”,
“tài tử” mà liên tưởng “tạt ngang” bất chấp trình tự thông thường của thời
gian, không gian. Có nhiều người quen đọc lối văn xuôi dòng “nhẹ chèo mát
mái”, không ưa, cũng không chịu nổi thì gọi đó là lối văn “đầu Ngô mình
Sở”; còn người thích thì gọi là có tài đánh “vận động trên trận địa bút ký”.
Phải thừa nhận rằng, lối hành văn, dẫn truyện như thế có ưu điểm là biến
hoá linh hoạt, không đơn điệu, tẻ nhạt, với lượng thông tin phong phú, hình
tượng chồng chất đa dạng. Và tất nhiên muốn thấy được điều đó, phải đọc
chậm, đọc kỹ, đặt mình vào dòng liên tưởng của tác giả mà bắt lấy mạch văn.
Rồi phải đọc lại, và lùi xa ra mà ghi nhận lấy ấn tượng toàn cảnh, khí mạo
toàn bài. Đọc tuỳ bút cũng giống như khi người ta đứng trước một dáng hình
mà dân gian vẫn gọi là “ưa nhìn”. Nếu ta chỉ đọc thoáng qua như một sự giải
khuây trong phút chốc thì tuỳ bút không bao giờ mang lại hiệu quả như một
bài thơ hay một đoạn văn bay bổng mà đọc tuỳ bút phải thực sự công phu,
nghiền ngẫm đọc càng kỹ, ngẫm càng sâu, nhìn càng lâu mới thấy hết được
vẻ đẹp của nó. Người ta nói, đọc Nguyễn Tuân phải đọc lúc nhàn rỗi là vì
thế. Nhưng đặc điểm này chỉ có thể “chịu” được khi dừng ở một mức độ nào
đấy. Nguyễn Tuân quả có nhiều trường hợp như Trương Chính nhận xét,
“không biết tự hạn chế. Người đọc cứ theo ông mà đi như đi vào một bát
quái trận đồ không có lối ra”. Nguyễn Tuân đã gọi đó là “chơi lối độc tấu”

Footer Page
24
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung

Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 25 of 166.

25

và để chơi được một cách “sành điệu” thì tất yếu lúc nào cũng phải giữ được
cái “Tôi” đầy bản lĩnh, lúc nào cũng có duyên mặn mà, lúc nào cũng tự “làm
mới mình” để không bị “lỗi mốt”, bị nhàm chán… và để phấn đấu đạt yêu
cầu đó một cách thường xuyên liên tục thật khó vậy thay! Nguyễn Tuân đã tự
dấn thân vào một con đường cheo leo, nguy hiểm giống như một sự thử thách
nặng nề mà suốt cả đời cầm bút của mình nhà văn đã luôn đối mặt và vượt
qua thử thách ấy.
Văn tuỳ bút của Nguyễn Tuân biến đổi rất linh hoạt. Mạch văn tuôn
chảy theo dòng cảm xúc hết sức thoải mái, chuyện này chồng chéo lên
chuyện kia không theo một trình tự nào và cũng không bị ràng buộc hạn chế
bởi không gian, thời gian. Văn của ông khi thì lướt rất nhanh, chỉ điểm một
vài nét chấm phá, khi thì dừng lại rất lâu ở một cảnh, một sự việc rồi xoay
ngang, xoay dọc, tỉa tót chạm trổ tỉ mỉ công phu như một nghệ nhân tài ba
mà có lẽ nhà văn muốn người đọc ấn tượng sâu về nó. Có những lúc tác giả
như huy động hết tất cả mọi giác quan của mình để miêu tả kết hợp giữa mắt
nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi liếm, trí óc liên tưởng…Và chính những đặc
điểm này đã thực sự làm cho tuỳ bút của Nguyễn Tuân có được những nét
đặc sắc riêng biệt mà người đọc không thể nhầm lẫn.
1.4. Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân - dấu ấn sáng tạo của một
chặng đƣờng
1.4.1. Đường vui là tập tuỳ bút gồm 13 bài tuỳ bút với lời đề tặng đầu

sách: “Gửi Giang và cháu Dũng, hai độc giả trong Ngày tới”. Cuốn sách tập
hợp những bài tuỳ bút được viết trong thời kì 1947 - 1950, ghi lại những quan
sát, cảm nghĩ của tác giả trên những nẻo đường kháng chiến, sau những đợt
cùng bộ đội tham gia các chiến dịch. Mở đầu tập tuỳ bút là hình ảnh con
đường ra trận, trên đó là hình ảnh tác giả với hành trang nhẹ nhàng và tâm
trạng còn đôi chút lãng tử đang phấn chấn hoà vào những đoàn người
kháng chiến. Biết bao niềm vui mở ra - đi để thấy sự khoẻ lành của tâm
hồn mình, để được gặp, được sống trong nhịp sống sôi nổi của đời sống

Footer Page
25
oftâm166.
Số hóa bởi
Trung
Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×