Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá thực trạng thoát và xử lý nước thải sinh hoạt tại một số phường trung tâm Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

PHẠM THỊ HỒNG HẠNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THOÁT VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI MỘT SỐ PHƯỜNG
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THANH HÓA,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

PHẠM THỊ HỒNG HẠNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THOÁT VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI MỘT SỐ PHƯỜNG
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THANH HÓA,
TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành khoa học môi
trường này là kết quả nghiên cứu và kế thừa, phân tích đánh giá từ kết quả khảo sát,
quan trắc thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình của thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Thế Hùng chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực, không chỉnh sửa. Phần trích dẫn tài liệu được ghi
rõ nguồn gốc.
Học viên

Phạm Thị Hồng Hạnh


ii
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Ban
giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô
trong khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi cũng xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng - Giảng viên hướng
dẫn khoa học chính đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin cảm ơn các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường đã giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng thoát và xử lý nước thải

sinh hoạt tại một số phường trung tâm Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi
được tham gia hoàn thành khóa học này đồng thời cho tôi được đi thực địa, quan
trắc các vị trí nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ một số ngành như: Sở Xây dựng, Viện
Quy hoạch và Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, các phường, xã
trong khu vực nghiên cứu đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, dữ liệu để tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Học viên

Phạm Thị Hồng Hạnh


iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1.Cơ sở lý luận khoa học và pháp lý của đề tài ........................................................ 4
1.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài ..................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................... 14

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 23
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu: ......................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm .............................. 25
2.3.3.Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ............................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hóa............................ 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 33
3.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến thoát
nước và xử lý nước thải............................................................................................. 39


iv
3.2.Hiện

trạng

công

tác

quản




thoát

nước



XLNT

sinh

hoạt

thành phố Thanh Hóa. ............................................................................................... 41
3.2.1.Công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải tại thành phố ........................ 41
3.2.2.Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ..................... 42
3.2.3.Các công trình đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải sinh hoạt khu vực nghiên cứu. .................................................................. 46
3.2.4.Đánh giá của người dân về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt
trong khu vực nghiên cứu.......................................................................................... 48
3.3.Hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của
thành phố Thanh Hóa. ............................................................................................... 48
3.3.1.Hiện trạng các loại hình thoát nước tại khu vực nghiên cứu ........................... 48
3.3.2.Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình ...................... 50
3.3.3.Hiện trạng hệ thống thoát nước tổ dân phố ...................................................... 52
3.4.Đánh giá hiệu quả của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt,
hiện trạng nước mặt của một số điểm tiếp nhận nước thải một số phường trung tâm
thành phố Thanh Hóa. ............................................................................................... 52
3.4.1.Đánh giá hiệu quả của hệ thống thoát nước một số công trình trong khu vực
nghiên cứu ................................................................................................................. 52

3.4.2.Đánh giá hiệu quả xử lý một số công trình xử lý nước thải sinh hoạt trong
khu vực nghiên cứu. .................................................................................................. 53
3.4.3.Hiện trạng nước mặt tại một số điểm tiếp nhận nước thải sinh hoạt ............... 63
3.5.Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý. ........................................................................ 81
3.5.1.Đánh giá những thuận lợi, khó khăn ................................................................ 81
3.5.2.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý .................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 86
1.Kết luận.................................................................................................................... 86
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88
I. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................................. 88
II. Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................. 89


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 200C sau 5 ngày

CBCNVC

: Cán bộ công nhân viên chức

COD

: Nhu cầu ôxy hóa học


CTĐT

: Công trình đô thị

GHCP

: Giới hạn cho phép

HT

: Hệ thống

KTXH

: Kinh tế xã hội



: Lao động

MT

: Môi trường

MTV

: Một thành viên

NTSH


: Nước thải sinh hoạt

QLDA

: Quản lý dự án

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

: Thành phố


TPTH

: Thành phố Thanh Hóa

UBND

: Ủy ban nhân dân

XD

: Xây dựng

XN

: Xí nghiệp

XLNT

: Xử lý nước thải

XLNTTT

: Xử lý nước thải tập trung


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư ............................................... 8
Bảng 1.2: Khối lượng chất bẩn có trong NTSH, g/người.ngày .................................. 9

Bảng 1.3: Lượng chất bẩn của một người trong ngày xả vào hệ thống thoát nước......... 9
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn thải nước của các cơ sở dịch vụ và công trình công cộng ..... 10
Bảng 1.5: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt ........................ 11
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính cấp xã/phường trực thuộc thành phố Thanh Hoá,
tỉnh Thanh Hoá. ......................................................................................................... 23
Bảng 3.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC) ........................ 30
Bảng 3.2: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại TPTH (%) ............................. 31
Bảng 3.3: Tổng lượng mưa tháng trong các năm tại TPTH (mm) ............................ 31
Bảng 3.4: Số giờ nắng (h) tại trạm Khí tượng Thanh Hóa ........................................ 32
Bảng 3.5: Cơ cấu kinh tế của thành phố Thanh Hóa qua các năm (%) .................... 34
Bảng 3.6: Quy mô dân số của thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015 ............. 36
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thanh Hóa .......................................... 37
Bảng 3.8: Nghề nghiệp của người dân khu vực nghiên cứu năm 2015 .................... 38
Bảng 3.9: Liệt kê các công trình thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đã được
đầu tư và dự kiến đầu tư qua các năm từ 2013 - 2016 .............................................. 46
Bảng 3.10: Tham khảo ý kiến một số người dân ...................................................... 48
về hệ thống thoát nước và XLNT.............................................................................. 48
Bảng 3.11: Hiện trạng hệ thống thoát nước của hộ gia đình tại một số phường/xã . 50
Bảng 3.12: Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của hộ gia đình một số phường/xã ........ 51
Bảng 3.13: Hiện trạng hệ thống thoát nước tổ dân phố một số phường điển hình ........ 52
Bảng 1.14: Đánh giá khả năng tiêu thoát nước một số công trình ............................ 52
Bảng 3.15: Thành phần và tính chất nước thải Nhà hàng, Khách sạn ...................... 54
Bảng 3.16: Chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số công trình xử lý .................. 61
Bảng 3.17: Chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số vị trí xả thải ......................... 62


vii
Bảng 3.18a: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt thành phố Thanh Hóa năm
2013 ........................................................................................................................... 64
Bảng 3.18b: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt thành phố Thanh Hóa năm

2013 ........................................................................................................................... 65
Bảng 3.19a: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Thanh Hóa năm
2014 ........................................................................................................................... 66
Bảng 3.19b: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Thanh Hóa năm
2014 ........................................................................................................................... 67
Bảng 3.20a: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Thanh Hóa năm
2015 ........................................................................................................................... 68
Bảng 3.20b: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Thanh Hóa năm
2015 ........................................................................................................................... 69
Bảng 3.21a: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Thanh Hóa năm
2016 ........................................................................................................................... 71
Bảng 3.21b: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Thanh Hóa năm
2016 ........................................................................................................................... 72
Bảng 3.22: Kết quả phân tích chất lượng thải tại một số cống xả của một số nhà
hàng, khách sạn điển hình ......................................................................................... 79
Bảng 3.23: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống xả ra sông cầu Hạc và
đầu vào, đầu ra của hệ thống XLNT tập trung TP Thanh Hóa ................................ 80


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ thành phố Thanh Hóa ..................................................................... 28
Hình 3.2: Lưu vực nghiên cứu trong đề tài ............................................................... 29
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức công tác thoát nước của TPTH .......................................... 44
Hình 3.4: Nước thải hộ gia đình thải ra sông ............................................................ 49
Hình 3.5: Sơ đồ thoát nước và xử lý nước thải của nhà hàng Dạ Lan Star .............. 55
Hình 3.6: Sơ đồ HTXLNTTT của Tổ hợp Nhà hàng, khách sạn Mường Thanh ..... 55
Hình 3.7: Phân dòng và xử lý nước thải tại khách sạn Lam Kinh ............................ 56
Hình 3.8: Sơ đồ dây chuyền công nghệ Hồ điều hòa nước thải tập trung TPTH ............ 59

Hình 3.9: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu TSS đợt 1 và đợt 4 các năm quan trắc ............... 76
từ 2013-2016 ............................................................................................................. 76
Hình 3.10: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NH4+ đợt 1 và đợt 4 các.................................. 77
năm quan trắc 2013-2016 .......................................................................................... 77
Hình 3.11: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform đợt 1và đợt 4 các .............................. 78
năm quan trắc 2013-2016 .......................................................................................... 78
Hình ảnh 2 : Hệ thống mương thoát nước đang được sửa chữa, nâng cấp ............... 92
Hình ảnh 3: Cống nước thải thoát chung cùng với hệ thống thoát nước mưa .......... 92
Hình ảnh 4: Cống thoát nước thải sinh hoạt sông cầu Hạc ....................................... 93


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, cơ chế
kinh tế thị trường đang từng bước được hình thành. Các ngành nghề phát triển kèm
theo đó là sự gia tăng dân số không ngừng đã làm phát sinh một khối lượng chất
thải sinh hoạt đáng kể trong đó phải kể đến là lượng nước thải sinh hoạt.
Thanh Hóa là tỉnh lớn nằm ở khu vực Bắc Miền Trung, có đường quốc lộ 1A
chạy qua, với diện tích tự nhiên là 11.116,34 km2 chiếm 3,37% diện tích cả nước.
Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994, hiện nay Thành
phố là đô thị loại I, là tỉnh lị và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của
tỉnh Thanh Hóa, có diện tích tự nhiên 146,77 km² với 20 phường và 17 xã, là một
trong những đô thị có quy mô dân số và diện tích lớn nhất của khu vực phía Bắc
Việt Nam, đồng thời thành phố có sức lan tỏa tới khu vực Nam Bắc Bộ.
Xã hội ngày càng phát triển, dân số đông, điều kiện sinh hoạt của con người
cũng như đời sống được nâng lên, dẫn đến lượng nước thải sinh hoạt của con người
thải ra ngày càng nhiều. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, nước thải
sinh hoạt của khu dân cư cộng với nước thải cuả các cơ sở dịch vụ, thương mại,
kinh doanh, bệnh viện... thải ra các sông, hồ đang gây ra ô nhiễm môi trường mà

công tác quản lý và hệ thống thu gom chưa được quy củ. Hệ thống cống rãnh ngày
càng xuống cấp trầm trọng. Các hộ gia đình và các công trình công cộng dịch
vụ...chỉ xử lý nước thải bằng bể tự hoại ba ngăn mà chưa đảm bảo nhu cầu về môi
trường, hơn nữa bể tự hoại xây chưa đúng tiêu chuẩn, các bể tự hoại cần phải hút
bùn thường xuyên nhưng các hộ gia đình chỉ hút bùn khi bể tràn. Nhiều bể tự hoại
trong tình trạng quá tải không xử lý hay xử lý kém hiệu quả do đó nước được thải ra
mương thoát nước gây ra mùi khó chịu, hôi thối, chất lượng nước thải ra không
kiểm soát được.
Hệ thống thoát nước chung thành phố hiện nay là thoát chung cho nước mưa
và nước thải nhiều lần đã được nhà nước đầu tư nâng cấp, nhưng chắp vá, chưa


2
đồng bộ. Mỗi khi có trận mưa lớn, hệ thống thu gom và thoát nước hoạt động chưa
hiệu quả, gây ngập cục bộ nhiều nơi trong thành phố nhất là các phường, phố thuộc
khu vực trung tâm của thành phố.Nước thải cùng với nước mưa gây ngập tại các
tuyến đường, có thể xảy ra tai nạn, gây phát sinh các loại bệnh tật như: viêm da,
ngứa, hô hấp, mắt... làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, làm mất mỹ quan
thành phố, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và tốc độ phát triển kinh tế xã hội
của thành phố nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Hiện tại, thành phố chưa có một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung
nào, công tác thu gom và quản lý việc thoát nước cũng như xử lý nước thải còn
nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến đời sống con người và sự phát triển của thành phố.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời góp phần đẩy mạnh công tác thu
gom và đánh giá hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Thanh Hóa là hết sức cần thiết, được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Thế Hùng - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và được sự đồng ý
của nhà trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng thoát và xử lý
nước thải sinh hoạt tại một số phường trung tâm Thành phố Thanh Hóa, tỉnh
Thanh Hóa”.

2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
+Đánh giá thực trạng thoát nước và xử lý nước thải tại một số phường trung
tâm của thành phố Thanh Hóa (5 phường/xã), để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý
việc thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt được tốt hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể

+Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố ảnh hưởng
đến công tác thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa;
+Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt
thành phố Thanh Hóa;
+Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của một
số phường/xã trung tâm thành phố Thanh Hóa;


3
+ Đánh giá hiệu quả xử lý và hiện trạng nước mặt của một số điểm tiếp nhận
nước thải;
+ Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải nâng cao công tác quản lý
thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là một bước tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các tuyến thoát
nước, hệ thống thu gom và việc thải nước thải sinh hoạt của 5 phường/xã trung tâm
của thành phố Thanh Hóa ra các hệ thống sông gây ảnh hưởng đến chất lượng nước
mặt của các con sông này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng hệ thống thoát nước và chất lượng
nước thải sinh hoạt của một số phường/xã trung tâm thành phố.
- Giúp cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

môi trường, nhằm kiểm soát cũng như hạn chế được tác động xấu đến chất lượng
nước mặt tại khu vực, các biện pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt một cách
hợp lý;


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Cơ sở lý luận khoa học và pháp lý của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài
* Khái niệm về môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường
được định nghĩa như sau:“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.[12]
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu tới con
người và sinh vật”.[13]
Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người,
đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn
(chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng
lượng như nhiệt độ, bức xạ.Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu
trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng
tác động xấu đến con người, sinh vật, vật liệu.
* Khái niệm về nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị
thay đổi tính chất ban đầu của chúng (Trịnh Thị Thanh và cs,2012).[16]

*Khái niệm quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế, xã hội quốc gia”.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:


5
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong
hoạt động sống của con người.
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo chín nguyên tắc của một
xã hội bền vững do Hội nghị Rio 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững
bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn
minh và công bằng xã hội;
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng
lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng
đồng dân cư (Luật bảo vệ môi trường, 2014);[13]
1.1.1.1. Khái quát về thoát nước và nước thải sinh hoạt
*Khái quát về thoát nước
Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của chính phủ được khái
niệm như sau:
Hệ thống thoát nước: bao gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh
mương, hồ điều hoà…,) các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử
lý nước thải và công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu
thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước
được chia làm các loại sau đây:
a) Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được
thu gom trong cùng một hệ thống.
b) Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;

c) Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống
bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý;
Hệ thống thoát nước mưa: bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và
chuyển tải, hồ điều hoà, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu nước mưa, cửa
xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa;


6
Hệ thống thoát nước thải: bao gồm mạng lưới cống, giếng tách dòng, đường ống
thu gom và chuyển tải nước thải, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý, cửa xả… và các
công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.
Theo quy hoạch chuyên ngành về thoát nước và xử lý nước thải (quy hoạch
thoát nước) có nghĩa là xác định các lưu vực thoát nước (nước mưa, nước thải)
phân vùng thoát nước thải, dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải, xác định nguồn
tiếp nhận, xác định vị trí, quy mô của mạng lưới thoát nước, các công trình đầu mối
của thoát nước và xử lý nước thải (như trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, cửa
xả)[4]. Hiện tại chủ yếu có các loại hình sau:
+Thoát nước thải sinh hoạt chung với hệ thống thoát nước mưa;
+Nước thải sinh hoạt được tách và thu gom riêng để đưa về các Nhà
máy/Trạm xử lý nước thải tập trung;
+Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra các ao/hồ, sông suối;
+Nước thải sinh hoạt chảy tràn ra mương đất rồi thấm vào lòng đất;
Đối với các khu dân cư, các cơ quan công sở, trường học, khu kinh doanh,
thương mại, khách sạn, nhà hàng, khu đô thị, khu quy hoạch … thì nước thải sinh
hoạt hầu hết được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại rồi thải ra các công trình thu gom sau
đó chảy ra hệ thống thoát nước mưa rồi chảy vào các sông, hồ, ao … trong thành phố.
Các khu dân cư chưa có hệ thống thoát nước hầu hết được thải tự do ra nền đất rồi
thấm xuống lòng đất nên gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng;
*Khái quát về nước thải sinh hoạt
*Khái niệm về nước thải sinh hoạt

Là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như: ăn uống, tắm
giặt, vệ sinh cá nhân…Thoát nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, khu kinh doanh
sản xuất, khu thương mại, dịch vụ, trường học, công sở, khu đô thị …[11]
*Phân loại nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu dân cư, cao ốc văn phòng,
resorts, trường học, chợ,…lượng nước thải này chủ yếu phát sinh từ các nguồn
nước thải như: tắm giặt, nấu nướng, rửa nhà, nước thải nhà vệ sinh…[11]


7
Với mỗi nguồn nước thải có những đặc trưng riêng, từ đó có thể phân loại
để xử lý nước thải đó triệt để, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo quy
định của nhà nước và pháp luật:
- Nước thải từ khu vệ sinh hay còn được gọi là nước đen
Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu
là: các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Các
thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho,
Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm
cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng - một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn
nước có hàm lượng N và P cao. Nước thải khu vệ sinh thường được thu gom và phân
hủy một phần trong bể tự hoại làm giảm nồng độ chất hữu cơ đến ngưỡng phù hợp với
các quá trình sinh học phía sau.[11]
- Nước thải khu nhà bếp
Với đặc trưng là nước chứa thành phần hàm lượng dầu mỡ rất cao, lượng cặn, rác
lớn..Lượng dầu mỡ này có thể ảnh hưởng đến các quá trình xử lý đằng sau nên nước thải
khu nhà bếp cần được xử lý sơ bộ tách dầu mỡ trước khi đưa vào hệ thống xử lý; [11]
- Nước thải giặt, là
Với tính chất hoàn toàn khác biệt với các loại nước thải trên, hàm lượng chất
hữu cơ không đáng kể mà chủ yếu là các hóa chất dùng để tẩy rửa.Các hóa chất này
cần phải được xử lý theo phương pháp khác so với các loại nước thải trên, tránh gây

ảnh hưởng đến quá trình xử lý chung; [11]
* Nguồn gốc phát sinh
Nước thải sinh hoạt (viết tắt là NTSH) được hình thành trong quá trình sinh
hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc công cộng như bệnh viện,
trường học, bếp ăn…cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính chất tương
tự như NTSH. Lượng NTSH tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc
vào loại công trình, chức năng, số lượng người. Lượng nước thải từ các cơ sở
thương mại và dịch vụ cũng có thể được chọn từ 15- 25% tổng lượng nước thải của
toàn thành phố. [11]


8
* Đặc trưng nước thải sinh hoạt
Hàm lượng chất hữu cơ cao (55 - 65% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi
sinh vật có cả vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các
quá trình chuyển hóa chất bẩn trong nước thải. Nước thải đô thị giàu chất hữu cơ,
chất dinh dưỡng, là nguồn gốc để các loại vi khuẩn (cả vi khuẩn gây bệnh) phát
triển là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường; [11]
* Thành phần nước thải sinh hoạt
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều
nguồn nước thải. Lượng nước thải ít hay nhiều phụ thuộc ở loại hình sinh hoạt;
Hiện nay, người ta có hai cách để tính mức tạo ra nước thải sinh hoạt;
+ Cách thứ nhất được quy ra lượng chất thải tổng số, chất thải hữu cơ và chất
thải vô cơ cho một người trong một ngày;
+Cách thứ hai được tính chi tiết hơn thông qua tính thông số cơ bản trong
đánh giá chất lượng nước; [5]
Bảng 1.1. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư
Chỉ tiêu

STT


Trong khoảng

Trung bình

350-1.200

720

1

Tổng chất rắn ( TS), mg/l

2

Chất rắn hoà tan (TDS), mg/l

250-850

500

3

Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l

100-350

220

4


BOD5, mg/l

110-400

220

5

Tổng Nitơ, mg/l

20-85

40

6

Nitơ hữu cơ, mg/l

Aug-35

15

7

Nitơ Amoni, mg/l

Dec-50

25


8

Nitơ Nitrit, mg/l

0-0,1

0,05

9

Nitơ Nitrat, mg/l

0,1-0,4

0,2

10 Clorua, mg/l

30-100

50

11 Độ kiềm, mgCaCO3/l

50-200

100

12 Tổng chất béo, mg/l


50-150

100

13 Tổng Phốt pho, mg/l
8
(Nguồn:Metcalf&Eddy, Wastewater Engineering Treatment, Disposal, Reuse, Third
Edition, 2004) [23]


9
Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Vì vậy, nó là nguồn để
các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong nước thải đô thị tổng
số coliform từ 106 đến 109 MPN/100ml, Fecal coliform từ 104 đến 107 MPN/100ml;
Nước thải là hệ đa phân tán bao gồm nước và các chất bẩn. Các nguyên tố chủ
yếu có trong thành phần của NTSH là C, H, O, N với công thức trung bình
C12H26O6N. Các chất bẩn trong nước thải gồm cả vô cơ và hữu cơ, tồn tại dưới dạng
cặn lắng, các chất rắn không lắng được là các chất hòa tan và dạng keo;
Bảng 1.2: Khối lượng chất bẩn có trong NTSH, g/người.ngày
Chất hòa tan

Tổng cộng

30

Chất rắn
không lắng
10


50

90

Vô cơ

10

5

75

90

Tổng cộng

40

15

125

180

STT

Thành phần

Cặn lắng


1

Hữu cơ

2
3

(Nguồn:Bài giảng xử lý nước thải,GV Nguyễn Thị Hường, Đại học Đà Nẵng,năm 2010) [11]

Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng của nước thải.Các chất rắn không
hoà tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng (SS) được
giữ lại trên giấy lọc kích thước lỗ 1,2 micromet (bao gồm chất rắn lơ lửng lắng
được và chất rắn lơ lửng không lắng được);
Bảng 1.3: Lượng chất bẩn của một người trong ngày xả vào hệ thống thoát nước
Các chất

STT

Giá trị (gam/ng,đ)
60 - 65

1

Chất lơ lửng (SS)

2

BOD5 của nước thải chưa lắng

3


BOD5 của nước thải đã lắng

4

Nitơ amôn (N-NH4)

5

Phốt phát (P2O5)

1,7

6

Clorua (Cl-)

10

7

Chất hoạt động bề mặt

65
30 - 35
7

2 - 2,5

(Nguồn: Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 51:2006) [2]

*Tải lượng


10
Nhu cầu sử dụng nước và lưu lượng nước thải
Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư được xác định trên cơ sở nước
cấp.Tiêu chuẩn cấp sinh hoạt của các khu dân cư đô thị thường từ 100 đến
250l/người.ngàyđêm (đối với các nước đang phát triển) và từ 150 đến
500lit/người.ngàyđêm (đối với các nước phát triển);[9]
Ở nước ta hiện nay, tiêu chuẩn dùng nước dao động từ 120 đến
180lit/người.ngàyđêm. Đối với vùng nông thôn tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt từ 50
đến 100lit/người.ngàyđêm.Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80 -100%
tiêu chuẩn cấp nước.Ngoài ra, lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư còn phụ
thuộc vào điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu thời tiết và tập
quán sinh hoạt của người dân [10].Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ,
công trình công cộng phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số người tham gia,
phục vụ trong đó được nêu tại bảng 1.4;
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn thải nước của các cơ sở dịch vụ và công trình công cộng
STT

Nguồn nước thải

1

Nhà ga, sân bay

2

Khách sạn


Đơn vị tính

Lưu lượng, l/ngày

Hành khách

7,5-15

Khách

152-212

Nhân viên phục vụ

30-45

3

Nhà ăn

Người ăn

7,5-15

4

Siêu thị

Người làm việc


26-50

5

Bệnh viện

Giường bệnh

473-908 ( 500-600)*

Nhân viên phục vụ

19-56

6

Trường Đại học

Sinh viên

56-113

7

Bể bơi

Người tắm

19-45


8

Khu triển lãm, giải trí

Người tham quan

15-30

(Nguồn:Metcalf&Eddy, Wastewater Engineering Treatment, Disposal, Reuse, Third
Edition, 2004);[23]


11
Bảng 1.5: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu ô nhiễm

STT

Tải lượng (g/người/ngày)

1

BOD5

45 - 55 (50)

2

COD


72 - 102 (87)

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

70 - 145 (107)

4

Dầu mỡ

5

Tổng Nitơ

6

Amoni

2,8 - 4,8 (3,6)

7

Tổng Phospho

0,8 - 4,0 (2,4)

8


Vi sinh vật

MPN/100 ml

9

Tổng coliform

106 - 109

10

Fecal coliform

105 - 106

11

Trứng giun sán

103

10 - 30 (20)
6 - 12(9)

(Nguồn:Assessment of Source of Air, Water, and Land Pollution - Part one (1993))[24]
1.1.1.2. Các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt đô thị
+ Hàm lượng chất rắn: (Chất rắn lơ lửng, chất rắn tổng số)
Tổng lượng chất rắn là tính chất vật lý đặc trưng quan trọng của nước thải, bao
gồm: chất rắn nổi, chất rắn lơ lửng (hay huyền phù), chất rắn keo và chất rắn hoà tan,

Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt

10-4 mm có thể lắng được và không lắng

được (dạng keo); [11]
+ Hàm lượng ôxy hoà tan DO (Disslved Oxygen): là lượng dưỡng khí oxy
hòa tan trong nước, rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước như cá, tôm,
động vật lưỡng cư, côn trùng v.v....
DO trong nước thường được tạo ra do sự hòa tan của không khí và một phần
nhỏ là do sự quang hợp của tảo v.v...Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẫn đến
hiện tượng khó hô hấp, giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước và có
thể gây chết. Nồng độ DO trong tự nhiên khoảng từ 8-10ppm mức độ dao động này
phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất và một số tác nhân khác [11].


12
+ Nhu cu ụxy sinh húa (BOD) v húa hc (COD)
- BOD (Biochemical Oxygen Demand)-Nhu cu oxy sinh hoỏ: L ch tiờu
thụng dng nht xỏc nh mc ụ nhim ca nc thi, BOD c nh ngha
l lng oxy sinh vt ó s dng trong quỏ trỡnh oxy hoỏ cỏc cht hu c.
Phng trỡnh tng quỏt ca phn ng ny nh sau :
Vi khuẩn

Chất hữu cơ + O2
mới + Sản phẩm cố định



CO2 + H2O + Tế bào


Ch s BOD o c cho phộp tớnh toỏn lng ụxy hũa tan cn thit cp

cho cỏc phn ng sinh húa ca vi khun din ra trong quỏ trỡnh phõn hy hiu khớ
cỏc cht hu c cú trong nc thi; [11]
BOD5: L nhu cu oxy sinh húa 200C sau 5 ngy.
Trong thc t ngi ta khụng th xỏc nh lng oxy cn thit phõn hu
hon ton cht hu c vỡ nh th tn quỏ nhiu thi gian (mt 20 ngy), m ch xỏc
nh lng oxy cn thit trong 5 ngy u nhit 200C (ký hiu BOD5). Vỡ lỳc
ny ó cú khong 70 80% cỏc cht hu c ó b oxy hoỏ.
- COD (Chemical Oxygen Demand): l lng ụxy cn thit ụxy húa hon
ton cht hu c v mt phn nh cỏc cht vụ c d b ụxy húa cú trong nc thi.
Vic xỏc nh COD cú th tin hnh bng cỏch cho cht ụxy húa mnh vo mu th
nc thi trong mụi trng axớt;
Ch s COD luụn ln hn BOD5 v t s COD: BOD cng nh thỡ x lý sinh
hc cng d; [11]
+ pH: l yu t tỏc ng rt mnh n sinh vt thu sinh. Khi pH ca vc
nc thay i, cõn bng sinh thỏi ca vc nc s b tỏc ng, nu thay i ln s
phỏ v cõn bng sinh thỏi, nhiu loi thu sinh vt s b tiờu dit; [11]
+ Hm lng Nito, Nitrit, Nitrat
Nit tn ti nhng dng khỏc nhau nh nitrat, nitrit, amon v cỏc dng hu
c. Chỳng cú vai trũ quan trng trong h sinh thỏi nc, Nit l mt loi khớ cha
nhiu trong khớ quyn v ti cn thit cho i sng sinh vt vỡ l mt thnh phn


13
của protein. Nhưng một lượng lớn nitrat sẽ gây nên tác động dây chuyền, đặc biệt
trong các hệ sinh thái nước. Trước hết, nó tăng cường sự sinh trưởng, phát triển của
thực vật và tăng sức sản xuất sơ cấp. Sau khi chết, chúng làm tăng lượng chất hữu
cơ và các quần thể vi sinh vật phong phú phát triển trên các cơ chất hữu cơ này và
trong quá trình hô hấp, hầu như tất cả ôxy hoà tan được sử dụng. Sự thiếu ô xy gây

nên quá trình lên men, thối rữa, làm chết cá và ô nhiễm trầm trọng.
Nitrat và Nitrit (NO3-, NO2-) thường chứa ít ở nước bề mặt, song ở nước ngầm
lại có thể cao.Nồng độ cao của Nitrat và Nitrit trong nước uống sẽ gây ra bệnh tật,
đặc biệt ở trẻ em gọi là bệnh "xanh bủng". Hàm lượng Nitrat không được lớn hơn
10mg/l trong nước uống;
Nitrit cũng có tác động gây bệnh xanh da vì nó tạo thành axit nitơ trong nước
tác động với amin để hình thành nitrosamin, một trong số những chất này là các tác
nhân gây bệnh ung thư. Do hiểm hoạ của Nitrat và Nitrit đối với sức khoẻ con
người, chúng được coi là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước;
Amon (NH4+) trong nước tạo thành bởi quá trình khử amin (diamin) của
những hợp chất hữu cơ, NH4+ trong nước sau một thời gian sẽ bị ôxy hoá trở thành
dạng Nitrat và Nitrit;
Lượng nitơ và photpho trong nước quá lớn sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, "bùng
nổ" của tảo ở nguồn nước tiếp nhận, bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho
biết nitơ và phot pho đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các loài
tảo được thể hiện qua quá trình quang hợp dưới đây:
106 CO2 + 16 NO3- + HPO42- +122 H2O + 18 H+  C106H263O110N16P + 138 O2
Cùng với yếu tố nitơ và photpho thì các loài tảo sẽ phát triển nhanh trong mùa cạn khi
lưu lượng nước pha loãng giảm xuống và khả năng tự làm sạch của nước kém đi; [11]
+ Hàm lượng phốt phát (PO43-)
Ngày nay người ta quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát hàm lượng các hợp
chất phốt pho trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải vào nguồn
nước. Vì nguyên tố này là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự phát triển
“bùng nổ” của tảo ở một số nguồn nước mặt.


14
Phốt pho trong nước thải thường tồn tại ở dạng orthophotphat (PO43-, HPO42-,
H2PO42-, H3PO4) hay polyphotphat {Na3(PO3)6 và photphat hữu cơ. [11]
+ Coliform

Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để
sinh ga ở nhiệt độ 35 ± 0.5oC, coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động
vật (tự nhiên), đặt biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ
yếu bao gồm các giống như Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và cả
Fecal coliforms (trong đó E.Coli là loài thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm
nguồn nước bởi phân).
Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn dịch bệnh và trong thực tế các
bệnh lây lan bằng đường nước là một nguyên nhân chính gây ra ốm đau và tử vong,
nhất là ở các nước đang phát triển, bệnh tật đã làm tổn hại tới 35% tiềm năng sức
lao động. [11]
+ Dầu mỡ: là chất lỏng khó tan trong nước, tác động xấu tới cuộc sống hầu
hết các loài động thực vật. Các loại thuỷ sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu
mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng. [11]
Để đánh giá ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất công nghệ xử lý ta phải
căn cứ vào các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học của nó, các yếu tố đó bao gồm:
độ pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu ôxy sinh
học (BOD), các hợp chất của nitơ (NH4+, NO2-, NO3-).Các giá trị của những chỉ tiêu
này được so sánh với giá trị giới hạn cho phép được quy định trong QCVN
14:2008/BTNMT.[1]
1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1.2.1. Cơ sở lý luận
Thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội dung quan
trọng trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại các khu đô thị đang đối mặt
với tình trạng hạ tầng thấp kém, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật lây lan, úng ngập
hay lụt lội, gây mất mỹ quan đô thị người ta lại càng thấy tầm quan trọng của nó.


15
Đối với các khu đô thị, điểm dân cư mới, khu thương mại…chất lượng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có thoát nước mưa, nước thải, góp phần quyết định

sự phát triển bền vững của khu đô thị đó về lâu dài.
Ở các khu dân cư mới, mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước
mưa từ ngay trong công trình, nhưng do điều kiện địa hình không đồng đều, sự phát
triển không đồng bộ và sự gắn kết kém với hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh,
nên khi ra đến bên ngoài, các loại nước thải này chưa được xử lý, lại đấu vào một
tuyến cống chung, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cốt san nền của nhiều khu
vực, đường giao thông và các khu vực lân cận không được thống nhất, nên gây tác
động tiêu cực, ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong thập niên 60 ô nhiễm nước mặt lục địa và đại dương gia tăng với nhịp
độ đáng lo ngại.Ta có thể kể ra một vài ví dụ điển hình: Ở Anh Quốc, đầu thế kỷ 19,
sông Tamise rất sạch, nó trở thành ống cống tự nhiên vào giữa thế kỷ này. Các sông
khác cũng vậy khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Ở Pháp, dân
Pari còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18, từ đó vấn đề đã được đổi khác.
Các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không được dùng làm nước sinh hoạt nữa,
5.000km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính, sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa
mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy
nhà máy thuốc Sandoz ở Bale năm 1986 chẳng hạn, thêm vào đó các nguồn ô nhiễm
thường xuyên). Ở Hoa Kỳ, tình trạng thảm thương ở bờ phía Đông cũng như nhiều
vùng khác.Vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm
trọng.[25]
Ở Việt Nam, nước thải đang là vấn đề rất được quan tâm trong đó có nước thải
sinh hoạt nhất là các thành phố lớn, đông dân cư đối với quốc gia đã phát triển.
Riêng đối với quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, vì hệ thống cống rãnh thoát
nước đang trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát
triển dân số nhanh ở một số thành phố như: Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nha
Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ…việc giải quyết và xử lý nước thải này hầu như không
thể thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới được chảy vào kênh rạch sau



×