Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phân tích quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kì trước đổi mới(19751986) .Suy nghĩ của nhóm về cách nhìn của giới trẻ hiện nay về thời bao cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.39 KB, 31 trang )

BỘ MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN: LÊ THỊ HỒNG THUẬN
(NHÓM 1)

ĐỀ TÀI:
Phân tích quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế
nước ta thời kì trước đổi mới(1975-1986) .Suy nghĩ
của nhóm về cách nhìn của giới trẻ hiện nay về thời
bao cấp


BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
1.

Nguyễn Hoài Anh: Công nghiệp hóa + Chuẩn bị slide
+ Chỉnh sửa bản word

2.

Chử Linh Chi: Công nghiệp hóa + Chuẩn bị slide

3.

Đỗ Trọng Bửu: Liên hệ + Chuẩn bị slide

4.

Bùi Mạnh Hải: Liên hệ

5.



Dương Thị Thu Hường: Kinh tế tập trung + Chuẩn
bị slide

6.

Đoàn Thị Liên: Kinh tế tập trung

7.

Nguyễn Danh Đức: Cơ sở hình thành quan điểm +
Tổng hợp slide

8.

Nguyễn Thu Thủy: Đánh giá + Tổng hợp bản word


LỜI MỞ ĐẦU
Khi tìm hiểu về nền kinh tế nước ta thời kì trước đổi mới, nhóm chúng
em nhận thấy nền kinh tế nước ta giai đoạn này chủ yếu được nhìn từ 2
khía cạnh đó là :công nghiệp hóa và nền kinh tế tập trung.
Vì vậy khi tìm hiểu về quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta
giai đoạn (1975-1986),Nhóm chúng em phân chia ra làm 2 nội dung lớn
để tìm hiểu đó là: Đường lối của Đảng về công nghiệp hóa và Đường lối
của Đảng về nền kinh tế tập trung.
Bài tìm hiểu dưới đây của nhóm gồm 3 phần nội dung chính:

I.Công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới
II.Kinh tế tập trung,quan liêu ,bao cấp

III.Liên hệ :quan niệm của giới trẻ hiện nay về thời bao cấp

Phần I: CÔNG NGHIỆP HÓA TRƯỚC THỜI KÌ
ĐỔI MỚI


1.Cơ sở hình thành đường lối của đảng về CNH
1.1.Thực tiễn
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/ 5/1954 và hiệp định Geneve
tháng 7/1954 thì Việt Nam bị chia làm hai vùng tập trung quân sự, sau
đó do không có tổng tuyển cử theo hiệp định nên quốc gia bị chia cắt
làm hai miền.Miền Bắc Việt Nam một mặt đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội và mặt khác trợ giúp Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong khi đó, Miền Nam Việt Nam
thành lập chính phủ riêng với trợ giúp tài chính và quân sự từ Mỹ và
quốc tế, tiến hành xây dựng nền kinh tế theo hướng tư bản ở miền Nam
Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy rằng việc đi lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Kết quả của
hơn 100 năm đô hộ của Pháp và sự phá hoại của Mỹ đã làm cho nền
kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trở nên cạn kiệt,
nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên kiệt quệ, đất đai bị tàn phá nặng nề. Hơn
nửa triệu người dân đã ngã xuống, làng mạc ruộng đồng bị tàn phá nặng
nề. Trước tình hình cấp bách đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định muốn cải biến tình trạng lạc hậu của nước ta, muốn tiếp tục cuộc
kháng chiến trường kỳ của Việt Nam và đã chọn con đường công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1960- 1975). Khi đất nước vừa thống
nhất (1975), cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì lại
xảy ra chiến tranh biên giới phía bắc, rồi kết thúc cuộc chiến này lại kéo
theo sự cấm vận của Mỹ. Như vậy, trước thời kỳ đổi mới, nước ta có
khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa theo 2 giai đoạn: từ 1960 đến

1975 công nghiệp hóa ở miền Bắc và từ 1975 – 1985 công nghiệp hóa
trên phạm vi cả nước.
1.2 Cơ sở lý luận
Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH


CNH, HĐH là vấn đề có tính quy luật đối với tất cả các nước đi lên
CNXH từ nền kinh tế lạc hậu, bỏ qua chế độ TBCN. Tính quy luật đó,
do các cơ sở khách quan sau đây quy định:
-

-

-

Một là, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH:
Đối với các nước này, cái thiếu nhất trong quá trình đi lên chủ
nghĩa xã hội đó là cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cao
hơn của chủ nghiã tư bản. Muốn vậy, phải cải biến cả tính cách
mạng và phát triển, tiến đến hiện đại hoá lực lượng sản xuất cả về
trình độ kỹ thuật cả về cơ cấu sản xuất. Điều đó, chỉ có thể từng
bước đạt được thông qua con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá
theo định hướng XHCN.
Hai là, do các yêu cầu về nhiều mặt khác của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN đòi hỏi phải tiến hành CNH,
HĐH tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho thực hiện thành công các
mặt đó.
Ba là, do tác dụng có tính cách mạng của CNH, HĐH trên những
mặt cơ bản sau đây:
+ Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng

suất lao động, tăng khả năng chinh phục tự nhiên, tăng trưởng phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế
chính trị, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH.
+ Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng
suất lao động, tăng khả năng chinh phục tự nhiên, tăng trưởng phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế
chính trị, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH.
+ Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh
tế cuả nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và
phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp
cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người trong mọi hoạt
động kinh tế - xã hội.


+ Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh
tế cuả nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và
phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp
cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người trong mọi hoạt
động kinh tế - xã hội.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học - công nghệ phát triển
nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật
chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội của đất nước ngày càng cải thiện. Tạo điều kiện
vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực
hiện sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học - công nghệ phát triển
nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật
chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội của đất nước ngày càng cải thiện. Tạo điều kiện
vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực

hiện sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Vì vây, Đại hội X của Đảng ta đã xác định: “…phát triển kinh tế
CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm”
2. Khái niệm công nghiệp hóa
Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm,
kể từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh.
Cuộc cách mạng công nghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các
nước Tây Âu và các nước khác như một trào lưu phát triển mới của thế
giới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị , xã hội mà quá
trình phát triển công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt.
-

Từ thế kỉ XVII, XVIII, ở Tây Âu khái niệm CNH được hiểu là quá
trình thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc.


-

-

CNH ở Liên Xô từ năm 1926 được hiểu là quá trình xây dựng nền
đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nền sx nông nghiệp
với trung tâm là ngành chế tạo máy.
Hiện nay, CNH được hiểu là quá trình xây dựng nền công nghiệp
tiên tiến tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước, nhằm chuyển từ xã hội NN với lao động thủ
công là chính sang xã hội CN với lao động bằng máy móc và công
nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế để tạo ra năng suất
lao động xã hội và nhịp độ phát triển kinh tế cao.


3. Mục tiêu và phương hướng CNH
3.1 Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi:
+ Cả nước độc lập thống nhất và quá độ lên CNXH
+ Có đội ngũ trí thức đông đảo
+ Kế thừa kinh nghiệm của miền Bắc giai đoạn trước
+ Quan hệ quốc tế mở rộng
- Khó khăn:
+ Hậu quả chiến tranh nặng nề
+ Chuyển nền kinh tế sang dựa vào sức mình là chính
+ CNĐQ và các thế lực thù địch không ngừng chống phá CMVN
+ Không tranh thủ được những thành tựu của CM Khoa hoc kĩ thuật –
Công nghệ trên thế giới. Chủ yếu dựa vào Liên Xô và các nước XHCN
+ Không hiểu hết luận điểm của Lênin ‘CNTB hiện đại là sự chuẩn bị
đầy đủ cơ sở vật chất cho CNXH” và “CNXH thoát thai từ CNTB”


3.2 Mục tiêu
“Đẩy mạng CNH XHCN, xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH,
đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN”
3.3 Phương hướng
Đường lối CNH đại hội IV (tháng 12-1976)
-

Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở
phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
Kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một
cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp
Xây dựng kinh tế trung ương, phát triển kinh tế địa phương, kết
hợp thành một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất


-> Nhận xét:
Phản ánh nhận thức cơ bản về CNH ở miền Bắc trước đây, nhưng ở mức
độ sâu sắc hơn, áp dụng trên cả nước.
-

Lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ: từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
XHCN
Thấy được các ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không phù hợp với tình hình thực tiễn
của đất nước lúc bấy giờ

Đường lối CNH đại hội V (tháng 3-1982)
(quan trọng là phải xác định đúng bước đi của CNH)
-

Lấy NN làm mặt trận hàng đầu
Ra sức phát triển CN sản xuất hàng tiêu dùng
Xây dựng và phát triển CN nặng một cách có mức độ, vừa sức ->
phục vụ thiết thực cho NN và CN nhẹ


-> Đại hội V coi đó là nội dung chính của CNH trong chặng đường
trước mắt. Đây là sự điều chỉnh rất đúng đắn mục tiêu và bước đi của
CNH, phù hợp với thực tiễn VN. Tiếc rằng, trên thực tế chúng ta đã
không thực hiện được những sự điều chỉnh chiến lược quan trong này.
4. Đánh giá sự thực hiện đường lối CNH
4.1 Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa
Kết quả
Những thay đổi trong chính sách CNH dù còn chưa thật rõ nét song cũng

đã tạo một sự thay đổi nhất định trong phát triển:
-

-

Số xí nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở năm 1976 thành 2627
cơ sở năm 1980 và tiếp tục tăng thành 3220 cơ sở năm 1985. So
với năm 1955, số xí nghiệp đã tăng 16,5 lần.
Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành.
Các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí,
luyện kim, hóa chất được xây dựng.
Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề đào tạo xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960- là
thời điểm bắt đầu CNH.

Ý nghĩa:
Đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đối với
quá trình CNH của nước ta thì những kết quả đạt được trên đây có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Đây chính là nền móng tạo cơ sở ban đầu để
nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:


Nhìn chung, trong thời kì 1960-1985, chúng ta đã nhận thức và tiến hành
CNH theo kiểu cũ dẫn tới những hạn chế và sai lầm:
-

-


-

-

CNH theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về
phát triển công nghiệp nặng. Đây là đặc trưng do điều kiện khách
quan mang lại.
+ Khép kín và hướng nội: Tình hình của Việt Nam trước đổi mới:
Chiến tranh và bao vây cấm vận của các nước tư bản, chúng ta chỉ
nhận được sự họp tác của một số nước trong hệ thống XHCN. Vì
vậy, khó có thể chọn mô hình CNH khác. Mặt khác, sau khi đất
nước thống nhất chúng ta đã có mong muốn xây dựng một nền
kinh tế độc lập tự chủ, không có điều kiện quan hệ kinh tế với bên
ngoài.
+ Chú trọng công nghiệp nặng: Do tình hình thực tiễn Việt Nam là
một nước nông nghiệp nghèo nàn, tỷ trọng công nghiệp không
đáng kể. tình hình kinh tế chính trị đòi hỏi Việt Nam phải có một
nền công nghiệp nặng phát triển. Vì vậy, trong đường lối tiến hành
CNH đã đề cao vai trò của công nghiệp nặng để giải quyết những
vấn đề đó.
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công
nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa xây dựng đồng bộ, chưa đủ
sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. CNH chủ
yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện
trợ của các nước xã hội chủ nghĩa
Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp chỉ mới bước đầu phát triển,
nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực thực phẩm
cho xã hội.
Chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước,
không coi trọng tới các thành phần bên ngoài Nhà nước; việc phân

bổ nguồn lực để CNH chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu, bao cấp, không tôn trọng các quy luật của thị trường. Do


-

tập trung phát triển công nghiệp nặng cần vốn lớn và chậm sinh lời
và chậm thu hồi vốn, vì vậy, cơ chế kế hoạch hóa hành chính tập
trung và nguồn lực to lớn chỉ có thể huy đông từ Nhà nước.
Nóng vội ,chủ quan,duy ý chí,ham làm nhanh,làm lớn,không quan
tâm đến hiệu quả kinh tế ,xã hội

Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, tiếp theo lại bị bao vây cô lập,
những sai lầm và hạn chế trên đã trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn
tới khùng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm.
Nguyên nhân chung dẫn đến các hạn chế, sai lầm:
-

-

Khách quan:
Tiến lên CNH từ 1 nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn vừa bị chiến
tranh tàn phá nghiêm trọng -> Chưa thể tập trung sức người, sức
của cho CNH.Chưa qua thời kì TBCN nên thiếu nề tảng ban đầu
cho CNXH.
Chủ quan:
Mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi cơ
sở vật chất - kí thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư,.. ->
Chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương CNH. Tiến
hành CNH trên cơ sở mô hình kinh tế hiện vật với cơ chế tập trung

quan liêu bao cấp. Đồng nhất quá trình CNH với xây dựng xí
nghiệp có quy mô lớn, hiện đại. Không giải quyết các vấn đề cấp
bách là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.

KẾT LUẬN:
Như vậy, chúng ta tiến hành CNH từ một nền kinh tế có xuất phát
điểm thấp, nghèo nàn, lạc hậu và bị tàn phá nặng nề do chiến tranh,
mặc dù đã nhận thức được tính tất yếu và tầm quan trọng của sự
nghiệp CNH nhưng do hạn chế về trình độ, chủ quan duy ý chí nên
trong một thời gian dài các bước đi và cách thực hiện không phù


hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, đẩy mạnh CNH khi chưa
xây dựng các tiền đề cần thiết. Dù cho bước đầu đã đạt được một số
thành tựu nhưng nhìn chung vẫn chưa giải quyết được những vấn
đề cốt lõi và xây dựng nên một bộ khung chắc chắn cho nền kinh tế,
do đó dẫn đến tình trạng khó khăn và khủng hoảng kéo dài.

Phần II. NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP
TRUNG QUAN LIÊU BAO CẤP
1.Cơ sở hình thành đường lối của Đảng
1.1 Thực tiễn
-

Đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh
Trải qua hơn 20 năm (1954-1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã
xây dựng những cơ sở vật chất-kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã
hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền

Bắc.
Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã phá hủy hầu hết những cái mà
nhân dân ta tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá
trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm.
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng
bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ, nhưng cơ sở
của chính quyền này ở địa phương cùng bao di hại của xã hội cũ
vẫn còn tổn tại. Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng
nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá. Nửa triệu héc ta ruộng
đất bị bỏ hoang. Một triệu hec ta rừng bị chất độc hóa học và bom
đạn cày xới. Vô số bom mìn còn bị vùi lấp trên các cánh đồng,
ruộng vườn và nơi cư trú của nhân dân. Đội ngũ thất nghiệp lên tới
hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư.


-

Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển
theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất
của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển
không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài
Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm
1975) và đất nước thống nhất (năm 1976), bắt đầu ngay việc thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này có
nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt. Sản xuất
đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %)
trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng thiếu
lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn
lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20 %,
nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư

cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết
yếu thiếu trầm trọng.

Đại hội IV ĐCS VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục
tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn. Do các mục
tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985) nền
kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình
trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những
năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2 %
và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7 %. Đời sống
nhân dân hết sức khó khăn.
1.2 Cơ sở lý luận
-

Mô hình Chủ nghĩa xã hội phương Tây.

Đảng học tập theo mô hình kinh tế tập trung (bao cấp) của người anh cả
Liên Xô và các nước Đông Âu. Đây là mô hình chung ở các nước xã hội
chủ nghĩa Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công thức do Lê


Duẩn sáng tạo, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao
động làm chủ.
-

Chế độ bao cấp trong chiến tranh

Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh tốn kém nhất
trong lịch sử nhân loại cho tới thời gian đó. Các cường quốc hàng đầu là:
Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, do có nhiều mục tiêu và toan tính của

từng thời kỳ khác nhau, đã viện trợ cho các bên trong Chiến tranh Việt
Nam về đủ mọi mặt kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào
tạo, giáo dục... với đủ các mức độ khác nhau. Nhìn chung viện trợ ngày
càng tăng theo quy mô chiến tranh.
Tuy nhiên sau khi Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước,
viện trợ từ nước ngoài đã bị cắt giảm, thâm chí dừng trợ cấp làm nguồn
nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt trầm trọng, cơ sở vật chất không đủ sản
xuất. Sản xuất nhỏ lẻ không đủ phục vụ nhu cầu của thị trường. Yêu cầu
lúc đó đặt ra cần tập trung sản xuất để gia tăng sản lượng
2. Tìm hiểu Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp
2.1 Khái niệm và đặc trưng
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
giành thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, đất
nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc được
giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sau
khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960, miền Bắc bắt đầu
áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày 30/4/1975, cuộc
kháng chiến chồng Mĩ cứu nước thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống
nhất. Cả nước bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Định hướng của Đảng và Nhà nước là xây dựng kinh tế theo mô hình kế
hoạch hóa tập trung.



-

-


-


-

-

Khái niệm:
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung là nền kinh tế mà trong đó Nhà
nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết
định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu
nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế,
không coi trọng các quy luật thị trường.
Nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là: Chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất và Toàn bộ nền kinh tế hoạt động
theo một kế hoạch tập trung thống nhất.
Đặc trưng:
Chế độ sở hữu: Chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản
xuất đóng vai trò chính của mô hình phát triển: chỉ thừa nhận sở
hữu toàn dân, điều tiết theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung tất cả
vai trò vào tay Nhà nước.
+ Chỉ có một nền kinh tế quốc doanh hoàn toàn, kinh tế Nhà nước
và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác
hầu như không được chú trọng.
+ Các đơn vị kinh tế chủ yếu: công ty nhà nước, xí nghiệp và hợp
tác xã.
Chế độ phân phối: Phân phối trên nền tảng kế hoạch do Nhà nước
xây dựng, triển khai, điều phối chứ không theo các quy luật kinh tế
thị trường cơ bản như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị…
Quan niệm và con đường này của nước ta chịu ảnh hưởng của mô
hình Xô-viết, đồng thời cũng do yêu cầu cách mạng cần chi viện
cho chiến trường miền Nam.


2.2 Quy trình kế hoạch hóa:
Quy trình kế hoạch hóa được thực hiện theo công thức “một lên, hai
xuống”
-

Cái xuống thứ nhất: Bộ chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ
giao cho Ủy ban kế hoạch nhà nước tính toán “số liệu kiểm tra” rồi


-

-

phân bổ chỉ tiêu cho các bộ, ngành, tỉnh. Sau đó số liệu lại được
chuyển xuống các cấp thấp hơn là các cục, vụ, xí nghiệp, công ty,
xã, phường…
Một cái lên: mỗi cơ sở phải tự xây dựng kế hoạch của mình và
trình lên cấp trên bằng cách cân đối giữa “số liệu kiểm tra” được
đưa xuống với số liệu điều tra tại cơ sở.
Cái xuống thứ hai: kế hoạch cuối cùng được đưa ra sau khi cấp
trên xem xét “số liệu điều tra” và kế hoạch của cấp dưới. Kế hoach
này được trở thành chỉ tiêu pháp lệnh và giao lại xuống dưới.

Quy trình kế hoạch thường được thực hiện từ cuối năm trước đến tháng
3 năm sau thì có các chỉ tiêu, pháp lệnh cụ thể. Nhưng cũng có khi xảy
ra hiện tượng trể trong việc cân đối số liệu giữa các cấp và phải đến
tháng 6 hoặc tháng 7 chỉ tiêu mới được đưa xuống. Khi đó thời gian thực
hiện kế hoạch sẽ ngắn hơn rất nhiều trong khi chỉ tiêu thường cao, gây
khó khăn cho các cấp thực hiện.

Chỉ tiêu được ví như chiếc vòng kim cô trên đầu các doanh nghiệp: năm
1979, công ty khai thác than ở Thái Nguyên được giao chỉ tiêu khai thác
150.000 tấn than nhưng công ty không tìm được đầu ra. Sản phẩm chất
đống trong kho. Gần một năm và chỉ tiêu mới hoàn thành được nửa. Lo
sợ ảnh hưởng đến số phận của ban lãnh đạo, lương cán bộ công nân viên
và danh hiệu thi đua của đơn vị, cả công ty ra sức khai thác để đạt bằng
được chỉ tiêu. Nhưng kho chứ có giới hạn nên ngoài việc mất công khai
thác công ty còn mất công đổ than đi. Sự việc cuối cùng đến tai cấp trên,
giám đốc công ty bị khiển trách, thế nhưng cuối năm công ty vẫn có
bằng khen vì hoàn thành chỉ tiêu.
2.3 Đặc điểm
a. Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa
trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt tư trên xuống dưới.


Tính pháp lệnh thể hiện ở chỗ: nhà nước xây dựng các chỉ tiêu một cách
chủ quan, sau đó đưa xuống cho các doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác
xã thưc hiện. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản
phẩm, tổ chức nhà máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm
quyền quyết định. Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện
đều phải báo cáo lên cơ quan chủ quản, khi nào được chấp nhận mới
được triển khai.
Hệ thống chỉ tiêu thể hiện ở chỗ: sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và
phân phối cho ai? Cấp phát vốn, vật tư doanh nghiệp, doanh nghiệp giao
nộp sản phẩm cho nhà nước cũng đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà
nước giao cho. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với mọi đơn vị
cấp dưới và doanh nghiệp nhà nước, kể cả hợp tác xã. Đầu vào của các
doanh nghiệp - các yếu tố sản xuất - do nhà nước cấp hoàn toàn. Do vậy

toàn bộ sản phẩm làm ra đều phải giao nộp lại cho nhà nước để phân
phối. Hợp tác xã cũng phải bán toàn bộ sản phẩm cho nhà nước với giá
rất rẻ.
Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đên một vấn đề duy nhất đó là hoàn
thành chỉ tiêu, dù cho chỉ tiêu đó có phi lý đến đâu. Bởi vì, doanh nghiệp
không phải người định giá bán sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi là
lỗ hay lãi. Chế độ tài chính của nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thu
đủ, chi đủ. Nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi, và ngược lại
cũng sẽ phải bù khi bị lỗ. Và trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu bao cấp này lỗ thì nhiều mà lãi chẳng thấy đâu do không có sự gắn
liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của các cấp thực hiện.
Chỉ tiêu được ví như cái vòng kim cô trên đầu các doanh nghiệp. Năm
1979, công ty khai thác than ở Thái Nguyên được giao chỉ tiêu khai thác
150.000 tấn than. Nhưng công ty không tìm được đầu ra. Sản phẩm chất


đống trong kho. Gần hết năm mà chỉ tiêu mới thực hiện được gần nửa.
Lo sợ ảnh hưởng đến số phận chính trị của ban lãnh đạo, lương cán bộ
công nhân viên và danh hiệu thi đua của đơn vị. Cả công ty ra sức khai
thác để đạt bằng được chỉ tiêu. Nhưng kho chứa có giới hạn nên ngoài
việc mất công khai thác công ty còn mất công đổ than đi, đổ bất cứ đâu.
Sự việc cuối cùng đến tai cấp trên, Giám đốc công ty bị khiển trách. Thế
nhưng cuối năm công ty vẫn có bằng khen vì đã hoàn thành chỉ tiêu.

b. Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp
Can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm
nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các
quyết định của mình.
Những thiệt hại về vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì

ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền
tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối
với kết quả sản xuất, kinh doanh.
Giữa cơ quan hành chính trực tiếp tham gia vào quá trình lên chỉ tiêu kế
hoạch và các doanh nghiệp thưc hiện chỉ tiêu thì lại không có bất kỳ sự
ràng buộc pháp lý nào với hành động của mình, tức là dù có làm sai đi
chăng nữa thì họ cũng không có vấn đề gì cả, vì vậy không có lý do nào
khiến họ thực hiện kế hoạch một cách tối ưu nhất. Mà vấn đề cả hai bên
quan tâm đó là chạy theo và chạy đua với chỉ tiêu được ấn từ trên xuống,
làm thế nào cho thật đẹp sổ sách báo cáo, và cuối cùng là nhận được tấm
bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra. Khi mà chỉ tiêu
không được hoàn thành đồng nghĩa với việc ban lãnh đạo doanh nghiệp,
đồng lương của cán bộ công nhân viên, và thành tích của doanh nghiệp
cũng bị đe dọa theo.


Ở giai đoạn bao cấp chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.
Từ đó hạn chế sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành
phần kinh tế khác. Ở giai đoạn này không có khái niệm cạnh tranh. Do
đó không khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất lao động, cải tiến
mẫu mã, phát triển mặt hàng mới một cách thực sự.
c. Quan hệ hàng hóa- tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện
vật là chủ yếu.
-

-

-

-


Các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính
toán một cách hình thức. Vì vậy nhiều hàng hóa quan trọng như
sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng
không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
Giá cả không phản ánh quan hệ cung cầu mà do Nhà nước đặt ra
dùng để tính toán cho việc cấp phát và giao nộp giữa Nhà nước và
doanh nghiệp .
Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên,
tính theo chủ nghĩa bình quân chứ không phải là được tính theo
hiệu quả lao động của mỗi người. Các doanh nghiệp khi không có
tiền trả lương cho công nhân thì trả bằng sản phẩm. Đơn vị có cao
su trả bằng cao su, xí nghiệp có mũ cứng thì trả lương bằng mũ
cứng, hay sản xuất sứ tích điện thì trả bằng sứ tích điện…Những
lúc như vậy lĩnh lương xong cũng không biết đem về để đâu, làm
gì ?
Tình trạng tranh mua, tranh bán làm cho giá của hàng hoá bị đẩy
lên cao. Chi ngân sách nhà nước cho tiền lương tăng vọt, nhưng
thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng
bằng mức Ban chỉ đạo đề nghị. Lạm phát bùng nổ. Tiền phát hành
nhiều mà vẫn không đủ. Lương công nhân không có. Vật tư, hàng
hóa khan hiếm. Giá bán lương thực dù tăng 10 lần vẫn không đủ
bù đắp chi phí. Sản xuất nông nghiệp sa sút. Đầu tư trong công
nghiệp giảm. Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986 tăng


587,2% so với năm 1985. Do đồng tiền mất giá, người ta quay
sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn
cả tăng giá hàng hóa. Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cuộc
sống chật vật không những về số lượng mà cả về chất của nhiều

mặt hàng.
d. Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian
Bộ máy quản lý này vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ kém năng
lực, phong cách cửa quyền, quan liêu, nhưng lại được hưởng quyền lợi
cao hơn người lao động. Hoạt động quản lý kém hiệu quả. Trong thực tế,
bộ máy nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh còn xuất hiện tham ô và
lãng phí.
2.4 Hình thức
a. Bao cấp qua giá
Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn
nhiều giá trị thực của chúng trên thị trường. Hạch toán kinh tế chỉ là
hình thức.
Ví du: Dưới thời bao cấp mua như cướp và bán như cho là cảnh thường
thấy. Nhà nước quy định mỗi gia đình được giữ 60% sản lượng lúa, số
dư phải bán cho nhà nước. Sau đó phải khổ sở đi mua gạo theo chế độ
tem phiếu. Nhất là giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra nên mới có chuyện
người dân tìm cách giấu lúa và nhiều chuyện dở khóc dở cười. Có
chuyện người dân giấu gạo cất đi, đến khi mở ra thì chuột đã ăn mất quá
nửa, hay người nhà nước đến đo bồ thóc để bắt bán ngay thóc thừa hay
phạt vì không chịu nộp đủ.
Năm 1978 giá thành 1m2 vải caliot sản xuất tại Công ty Dệt Thành Công
là 1.5 đồng, nhưng phải bán cho Nhà nước với giá 1.2đ/m2. 1m2 vải dệt


kiểu oxford hết 10đ, phải bán cho Nhà nước với giá 9đ/m2. Trong khi
giá trên thị trường cao gấp 10-12 lần.
b. Bao cấp qua tem phiếu
Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ,
công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem
phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền

lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động
và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.
Nguyên tắc phân phối theo lao động là phải lấy kết quả lao động làm
thước đo để phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân. Lấy số lượng lao
động và chất lượng lao động làm căn cứ trả công.
Có 2 nguyên tắc không được làm sai đó là:
-

-

chủ nghĩa bình quân tiểu tư sản trong việc trả công người lao động
vì nó gạt bỏ hoàn toàn nguyên tắc lợi ích vật chất kìm hãm động
lực lao động của người lao động.
khuynh hướng đòi mở rộng quá mức khoảng cách giữa các bậc
lương, thang lương một cách không có căn cứ kinh tế và những đòi
hỏi có sự ưu đãi đặc biệt với một số người.

Bao cấp qua chế độ tem phiếu vi phạm nguyên tắc 1
c. Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn
Vốn ngân sách được cấp cho các đơn vị nhưng không có chế tài ràng
buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn=> làm tăng
gánh nặng đối với ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu
quả nảy sinh cơ chế “xin cho”
Người cho có thể cho ít, có thể cho nhiều và cũng có thể không cho.
Bên xin thì phải phụ thuộc vào bên cho và không thể tự quyết, tự tìm ra


giải pháp để đáp ứng nhu cầu của mình mà phải trông chờ vào bên cho.
Nhiều thủ tục hành chính rườm rà hành dân để thể hiện quyền lực nhà
nước. Không dựa trên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân

trong xã hội trong việc tiếp cận những dịch vụ nhà nước cung cấp;
không dựa trên những tiêu chí, biểu mẫu và quy trình cụ thể có thể theo
dõi được để những cá nhân, tổ chức xã hội có nhu cầu có thể đăng ký
với cơ quan để thực hiện quyền của mình.
3. Nhu cầu đổi mới cơ chế kinh tế
Nhu cầu đổi mới quản lí cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta xuất phát từ
nhiều lý do trong đó đáng chú ý nhất được thể hiện trên ba cơ sở sau:
-

-

Đòi hỏi bức cúc của cuốc sống( yêu cầu thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế ). Ở trong nước, sau 10 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta đạt được một số thành tựu, song còn nhiều khó khăn và
ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến khủng hoảng kinh tế- xã hội
vào những năm 80( lạm phát tang đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn nghiêm trọng). Những năm kế tiếp lạm phát liên tục ở
mức cao: 1986 là 774%, 1987 là 321.1%, 1988 là 393%, 1989 là
34.7%. Từ khó khăn và ngày càng trầm trọng nên đã xuất hiện
tình trạng “ xé rào” ở 1 số nơi nhằm xoay chuyển cả trong nông
nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp
Bản thân của Đảng đã có những nhận thức mới về xây dựng chủ
nghĩa xã hội và phát triển kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, vì vậy những nhận thức của Đảng đã có những bước
đột phá về cơ chế quản lý kinh tế mới nhưng chưa triệt để. Về các
chủ trương chính sách đổi mới từng phần từ năm 1976 đến năm
1986 và nhu cầu đổi mới triệt để cơ chế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp



-

Những tác động cả về lý luận và thực tiễn của công cuộc cải cách,
cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu, đặc biệt là sự trở về của chính sách
NEP của Lênin

Như vậy, từ cuối thập kỉ 70 Đảng ta đã tìm tòi những biện pháp để cải
biến tình hình. Đó là những tiền đề quan trọng đến ĐH đại biểu toàn
quốc lần 6 tháng 12/1986. Đảng thông qua nội dung đường lối đổi mới
một cách toàn diện, trong đó có cơ chế quản lý kinh tế là một trong
những yêu cầu cấp bách và trọng tâm. Phát triển kinh tế theo định hướng
xã hội chử nghĩa ở nước ta là một tất yếu là nhiệm vụ cần thiết, cấp
bách để chuyển từ kinh tế lạc hậu thành kinh tế hiện đại, hội nhập và
phân công lao động quốc tế,. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực
lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước nhằm
phục vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
Đại hội VI ( tháng 12/1986)- Đại Hội đánh dấu sự đổi mới
Đại Hội cho rằng, cơ chế quản lý cũ mang nặng tính chất tập trung quan
liêu. Đặc trưng của cơ chế ấy là cơ quan quản lý hành chính có toàn
quyền quyết định những vấn đề kinh tế nhưng lại không chịu trách
nhiệm gì về các quyết định của mình: không tính tới hiệu quả sử dụng
vốn, tài sản, vật tư,.. không gắn trách nhiệm với lợi ích vật chất, tách rời
việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động, bộ máy
quản lý công kềnh, nhiều trung gian, cửa quyền kém năng động, thiếu
trách nhiệm. Đại Hội VI khẳng định” Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải
đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan
liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực để phát triển,
làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo
các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất
lượng , hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều

hiện tượng tiêu cực trong xã hội” Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở
thành nhu cầu cần thiết và cấp bách. Như vậy, Đại hội lần VI đã tìm ra


lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, thể hiện quan điểm đổi
mới toàn diện đất nước đặt nền móng cho việc tìm ra con đường thích
hợp đi lên XHCN ở Việt Nam. Những chủ trương chính sách mới đã gợi
mở khuyến khích các tành phần kinh tế phát triển , giải phóng năng lực
sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất.
4. Đánh giá nền kinh tế tập trung
4.1 Ưu điểm hạn chế
a.Ưu điểm của cơ chế bao cấp kế hoạch hóa tập trung
-

-

-

Trong thời kì kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì
cơ chế quản lí kế hoạch hóa tập trung cho phép tập trung tối đa
các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn
và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo
xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
Trong hòan cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lí kinh tế kế
hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, thời
kì này đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phóng
dân tộc bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động
được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để
thực hiện mục tiêu đó.
Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn giúp cho người chiến sĩ ra

chiến trường yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo
nghĩ chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước
bao cấp.

Ý nghĩa: Những kết quả trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng – tạo cơ
sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp
theo.


b.Hạn chế của cơ chế bao cấp
-

-

-

-

-

-

-

Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công
nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa
đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân.
Làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ,
gây tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, lười biếng, triệt tiêu sự sáng tạo của
người lao động

Gò bó trói buộc kinh tế quốc dân triệt tiêu động lực kinh tế.
Hàng ngày, người dân xếp hàng để được mua lương thực, chữ viết
tắt XHCN được dịch là xếp hàng cả ngày
“Hàng hóa thời đó không được mua bán tự do trên thị trường như
bây giờ, không được phép vận chuyển hàng hóa tự do từ địa
phương này sang địa phương khác.
Trao đổi tiền mặt bị hạn chế nên có người thậm chí có tiền vẫn bị
đói vì không ai được phép kinh doanh. Không có những cái tên mỹ
miều như bây giờ là doanh nhân hay hộ kinh doanh mà chỉ là “ phe
phẩy” hay “tư thương”, chợ đen”- những từ mang hàm nghĩa rất
tiêu cực và khinh miệt, nếu bị phát hiện sẽ bị công an bắt và tịch
thu toàn bộ hàng hóa.”
Làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu
thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như lãng
phí, tham ô.
Đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước
trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch.
Giáo dục trở thành độc quyền của nhà nước, nhà trường chỉ là nơi
thực hiện mọi kế hoạch, chỉ tiêu, pháp lệnh mà nhà nước giao,
không quan tâm nhiều đến đầu ra  cơ chế quản lí đó đã làm cho
hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, kém năng động sáng tạo.
Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo
chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý bao cấp


×