Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm NeoAvi Supa Max và AllZym đến khả năng sản xuất và kháng bệnh của gà Lai F1 (Ri x Lương Phượng) nuôi tại Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

--------------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM NEOAVI SUPA MAX VÀ ALL-ZYM ĐẾN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ LAI F1
(RI X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM NEOAVI SUPA MAX VÀ ALL-ZYM ĐẾN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ LAI F1
(RI X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Tố



THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài
liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, cùng với sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các cơ quan, các cấp lãnh đạo,
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS.
Trần Tố, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: các Thầy, Cô giáo Phòng Đào tạo; Khoa Chăn
nuôi Thú y - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; UBND thành phố Thái
Nguyên; Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên; Chủ trang trại và ban lãnh đạo
xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, đã giúp đỡ, tạo điều kiện
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Lời cảm ơn chân thành của tôi xin được gửi tới: Gia đình cùng bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận
văn này.
Do trình độ bản thân còn hạn chế nên bản luận văn của tôi không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp
đóng góp ý kiến để bản luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày … tháng…. năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................3

1.1.1. Những hiểu biết về chế phẩm nghiên cứu ...................................................3
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt và phương pháp xác định .......................5
1.1.3. Khả năng sinh trưởng, sử dụng thức ăn và kháng bệnh của gia cầm.......9
1.1.4. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng, gà
Ri và con lai của chúng .................................................................................17
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ........................................20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..............................................................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...............................................24
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..........................................................24


iv

2.2.1. Bố thí thí nghiệm ..........................................................................................24
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................26
2.2.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .............................................................26
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................30
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ..................................30
3.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm .....................................................32
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm .....................................................32
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm .................................................356
3.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ..................................................39
3.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ...................41
3.3.1. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm..........................................42
3.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ...............................................43
3.3.3. Tiêu tốn protein (CP) cho 1kg tăng khối lượng........................................46

3.3.4. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng (Kcal) ...............49
3.4. Năng suất thịt của gà thí nghiệm ...................................................................52
3.4.1. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ............................................................52
3.4.2. Thành phần hoá học của thịt ngực gà thí nghiệm ....................................54
3.4.3. Thành phần hoá học của thịt đùi gà thí nghiệm........................................56
3.5. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm .........................................................57
3.6. Chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm .............................................................58
3.7. Chi phí thức ăn cho 1 Kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ...................59
3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm NeoAvi Supa Max và All – Zym đến khả
năng kháng bệnh của gà ................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................65
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP
Cs
ĐC
EN

KL
LP
ME
NLTĐ
PI


TB
TCVN
TL
TLCĐ
TLCN
TLMB
TLTT
TN
TS
TT
VCK

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:

Protein thô
Cộng sự
Đối chứng
Chỉ số kinh tế
Giai đoạn
Khối lượng
Lương Phượng
Năng lượng trao đổi
Năng lượng trao đổi
Chỉ số sản xuất
Thức ăn
Trung bình
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tỷ lệ
Tỷ lệ cơ đùi
Tỷ lệ cơ ngực
Tỷ lệ mỡ bụng
Tỷ lệ thân thịt
Thí nghiệm
Tổng số
Tuần tuổi
Vật chất khô


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................. 25
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ............................................... 25
Bảng 2.3. Lịch sử dụng vác-xin ................................................................................ 26
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần và cộng dồn của gà thí nghiệm (%) ............... 30
Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)............ 34
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ............................. 37
Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) .......................................... 39
Bảng 3.5. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm (g/con/ngày) .................... 42
Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (Kg) .............. 44
Bảng 3.7. Tiêu tốn Protein cho 1kg tăng khối lượng (g) .......................................... 47
Bảng 3.8. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng (Kcal) ................. 50
Bảng 3.9. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (n = 6) .............................................. 53
Bảng 3.10. Thành phần hoá học của thịt ngực gà lúc 12 tuần tuổi (%) .................... 55
Bảng 3.11. Thành phần hoá học của thịt đùi gà lúc 12 tuần tuổi (%) ....................... 56
Bảng 3.12. Chỉ số sản xuất (PI).................................................................................. 58
Bảng 3.13. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm (EN) .................................................... 59
Bảng 3.14 : Chi phí thức ăn cho 1 Kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm............... 60
Bảng 3.15. Một số bệnh thường mắc của gà thí nghiệm ...................................... 61


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ......................................... 35
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ..................................... 38
Hình 3.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ...................................... 41
Hình 3.4: Biểu đồ tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng .................................................. 46
Hình 3.5: Biểu đồ tiêu tốn Protein/kg tăng khối lượng ............................................ 49

Hình 3.6: Biểu đồ tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng ............................................. 51


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chăn nuôi gà chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm
ở nước ta, cũng như ở các nước trên thế giới, vì đó là một ngành cung cấp
nguồn thực phẩm chiếm tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người. Vì vậy,
gà được nuôi rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Để tạo ra sản phẩm có
chất lượng tốt, đáp ứng với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, bên cạnh việc
chọn lọc và cải tạo giống thì thức ăn cũng là một yếu tố quan trọng quyết định
tới năng suất và chất lượng sản phẩm: “Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở”.
Thức ăn và dinh dưỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chăn
nuôi, thức ăn chiếm khoảng 60 - 70% trong giá thành sản phẩm, nên sử
dụng loại thức ăn hỗn hợp có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp thì chăn
nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chế
phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn nhằm làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn
là rất cần thiết.
Những năm gần đây trên thế giới cũng như nước ta đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu tìm ra những chế phẩm sinh học bổ sung vào khẩu phần ăn
cho gà để đạt được kết quả cao trong quá trình sinh trưởng và phòng bệnh cho
gà. Đó là những chế phẩm như: Chế phẩm Subtilase, ß – glucanase, chế
phẩm vittom 1.1 và vittome 3, dùng men rượu ủ vào cám, chế phẩm EM1,
enzyme Phytase Ronozyme P, bổ sung enzyme Avizyme 1502... Bổ sung
các chế phẩm làm tăng khả năng sử dụng thức ăn của vật nuôi mang lại
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, tăng cường vệ sinh và đáp ứng miễn dịch
với một số bệnh đường ruột, giảm thải sự ô nhiễm môi trường.
Hiện nay trên thị trường có NeoAvi Supa Max và All-Zym đang được

sử dụng cho gia cầm. Để đánh giá tác dụng của 2 chế phẩm trên chúng tôi tiến


2
hành thực hiện đề tài ứng dụng "Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung
chế phẩm NeoAvi Supa Max và All-Zym đến khả năng sản xuất và kháng
bệnh của gà Lai F1 (Ri x Lương Phượng) nuôi tại Thái Nguyên”
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của NeoAvi Supa Max và All-Zym đối với sự
sinh trưởng, phát triển, khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế đối với gà Lai F1
(♂ Ri x ♀ Lương Phượng) nuôi tại Thái Nguyên.
- So sánh mức độ ảnh hưởng của 2 chế phẩm trên
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sau khi hoàn thành sẽ cung cấp những thông tin về vai trò, tác dụng
của NeoAvi Supa Max và All-Zym đối với năng suất và chất lượng thịt gà.
Kết quả nghiên cứu góp phần vào chăn nuôi gà Lai F1 (♂ Ri x ♀ Lương
Phượng) theo hướng an toàn sinh học và kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham
khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng vào thực tế chăn nuôi tại cơ sở, góp
phần tăng nhanh số lượng và chất lượng thịt gà nhằm phục vụ thị trường trong
nước và xuất khẩu.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Những hiểu biết về chế phẩm nghiên cứu

1.1.1.1. Vài nét giới thiệu về NeoAvi Supa Max
NeoAvi Supa Max do Công ty cổ phần công nghệ sinh học Mùa Xuân
(Biospring) sản xuất.
NeoAvi Supa Max là chế phẩm sinh học (probiotics) dạng bào tử bền
nhiệt dành riêng cho gà thịt, vịt thịt, cút thịt. Sản phẩm cung cấp một quần
thể vi sinh vật có lợi dạng bào tử vào đường tiêu hóa gia cầm. Các vi sinh
vật có lợi này, giúp kích thích sự phát triển của đường ruột, tăng sức đề
kháng và giúp gia cầm lớn nhanh.
NeoAvi Supa Max gồm các chủng vi sinh vật có lợi dạng bào tử bền nhiệt có
nguồn gốc Anh Quốc, được các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới tuyển chọn
và được định danh bằng công nghệ gen.
* Thành phần: Trong 1kg có:
- Tổng số vi sinh vật có lợi > 5x1011 CFU
- Bào tử Bacillus subtilis
- Bào tử Bacillus coagulans
- Sacchromyces cerevisiae
- Vitamin A, vitamin D3, folic acid, niacin, vitamin B1, lactose, dextrose,
mantose vùa đủ 1kg.
- Không có hormone và kháng sinh.
* Công dụng:
Bổ sung NeoAvi Supa Max cho gia cầm có tác dụng:


4
- Gà thịt, vịt thịt, cút thịt tăng trưởng nhanh nhất.
Trong quá trình phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột,
chúng sản xuất các enzyme, vitamin giúp tiêu hóa thức ăn được triệt để hơn,
dẫn đến tăng trọng tốt, cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR).
- Nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa viêm ruột.
Loại bỏ mầm bệnh bằng cách cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc

ruột và các dưỡng chất thiết yếu của các vi sinh vật có hại.
Tăng sản xuất chất nhầy, làm tăng độ bám dính của các vi sinh vật có lợi
khác, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi tăng sinh. Đồng thời, các vi nhung
mao ruột được bảo vệ, không bị tổn thương, tăng độ dài giúp hấp thu các
dưỡng chất tốt hơn.
- Giảm mùi hôi chuồng nuôi
Các thành phần dinh dưỡng được tiêu hóa triệt để giúp giảm mùi hôi
chuồng nuôi, giảm khí độc NH3, H2S, giảm tỷ lệ mắc bệnh các đường hô hấp,
phân khô tơi, tao khuôn viên.
* Cách sử dụng:
- Bổ sung liên tục qua thức ăn hay nước uống
- Gà, vịt, cút thịt: 1g dùng cho 2 – 4 lít nước uống hoặc 0,5kg/tấn thức ăn
1.1.1.2. Vài nét giới thiệu về All-Zym
All-Zym do Công ty Cổ Phần Thú Y Xanh Việt Nam sản xuất
* Thành phần: Trong 1kg có
- Lactobacillus acidophilus sống (min) 108 CFU
- Lactobacillus kefir sống (min) 108 CFU
- Lactobacillus sporogenes sống (min) 108 CFU
- Lactobacillus subtilis (min) 108 CFU
- Amylase (min) 440 MUI
- Protease (min) 330 MUI
- Sodiumchloride (min-max) 1,5%-2,3%
- Độ ẩm (max) 10%; tá được vừa đủ 1 kg
- Không có hormone, kháng sinh và chất độc hại.


5
* Công dụng:
- Hấp thu triệt để thức ăn
- Kích thích tiêu hóa, tăng tính thèm ăn

- Bổ sung vi khuẩn có lợi, cạnh tranh vi khuẩn gây bệnh, giảm thiểu tiêu
chảy trên gà, vịt, ngan, cút
- Chống rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, không còn hiện tượng sống
phân, giúp phân khô, ít mùi hôi.
* Cách dùng và liều lượng:
- Pha nước uống hoặc trộn thức ăn
- Với gà, vịt, ngan, cút: 1g/1lít nước uống hoặc 100g/50 kg thức ăn.
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt và phương pháp xác định
1.1.2.1. Nhu cầu về protein và acid amin của gà thịt và phương pháp xác định
Protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xác định các acid
amin. Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong cơ thể
sống. Protein có vai trò sinh học là: tạo hình, xúc tác, bảo vệ, vận chuyển, vận
động, dự trữ và dinh dưỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, điều hòa, cung cấp
năng lượng (Hồ Trung Thông, 2006) [34]. Ngoài vai trò là thành phần chính
trong cấu trúc của tế bào và mô, protein còn có nhiều chức năng phong phú
khác quyết định những đặc điểm cơ bản của sự sống như sự truyền đạt thông
tin di truyền, sự chuyển hóa các chất
Theo quan điểm dinh dưỡng, người ta chia 20 loại acid amin thường gặp
trong protein thành 2 nhóm: acid amin không thay thế hay còn gọi là acid
amin thiết yếu và acid amin thay thế hay còn gọi là acid amin không thiết yếu.
Amino acid thiết yếu là acid amin mà cơ thể động vật không tổng hợp được
hoặc tổng hợp không đủ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng hoặc sinh sản một cách
tối ưu. Có 8-10 loại acid amin thiết yếu tùy theo từng loại động vật. Đối với
gia cầm, có 9-10 loại acid amin thiết yếu là: arginine (đối với gà con),
histidine, leucine, isoleucine, lysine, methionine, phenylalamine, threonine,
tryptophan và valine. Amino acid không thiết yếu là những acid amin mà cơ


6
thể có thể tổng hợp được và đủ đáp ứng nhu cầu của chúng. Acid amin không

thiết yếu gồm: glicine, alanine, proline, serine, asparagine, glutamine,
aspartate, glutamate. Một số acid amin không được xếp vào nhóm không thay
thế hay nhóm thay thế, mà chúng được xếp vào nhóm bán thay thế hay bán
thiết yếu, bao gồm: arginine, cysteine, tyrosine (Hồ Trung Thông, 2006) [34].
* Vai trò của protein đối với cơ thể gia cầm
Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành phần chính
của xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do protein được sử dụng
cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó phải được thường xuyên đưa vào
cơ thể. Đối với bất kỳ vật nuôi nào, protein trong thức ăn là cơ sở quan
trọng nhất của cơ thể, protein có hàng loạt các đặc tính không thể có ở bất
kỳ một hợp chất hữu cơ nào khác. Nếu protein ăn vào thấp hơn nhu cầu, thì
độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự
phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể (Nguyễn Đức Hưng, 2006)
[9]. Protein là thành phần quan trọng của sự sống, tham gia cấu tạo nên tế
bào, nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm và chiếm 1/7 đến 1/8 khối
lượng trứng. Protein trong thức ăn có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản
xuất thịt, trứng của gia cầm, khi khẩu phần cung cấp đầy đủ protein sẽ cho
năng suất sản phẩm cao và ngược lại.
Trong cơ thể động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng, sự tổng
hợp protein từ gluxit và lipit là rất không thể, mà bắt buộc lấy protein vào cơ
thể từ thức ăn hằng ngày một cách đều đặn với một lượng đầy đủ và theo một
tỷ lệ thích hợp so với các chất dinh dưỡng khác (Bùi Đức Lũng, 1992) [17].
Nhờ protein có sẵn trong thức ăn, gia súc gia cầm mới có thể tổng hợp
được protein của cơ thể và các sản phẩm khác. Ngoài ra, còn tổng hợp các
chất xúc tác sinh học như enzyme và hormone cùng các hợp chất khác đóng
vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Theo Lương Đức Phẩm


7
(1998) [27], thì protein cần thiết cho động vật như là nguồn dinh dưỡng

không thể thay thế và đứng đầu trong đời sống động vật.
Theo Singh (1988) [58], nhu cầu protein tổng thể như sau: Nhu cầu
protein cho gà thịt bao gồm nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng và cho tổng
hợp lông.
0,0016 x P(g) + (0,18 x ΔP(g) + (0,04 hoặc 0,07 x ΔP x 0,82)
Pr (g) =
0,64
Trong đó:
Pr (g): nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày)
P: khối lượng cơ thể (g/con)
P: Tăng khối lượng (g/con/ngày)
0,0016: nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 gam
0,18: tỷ lệ protein trong thịt
0,04: tỷ lệ lông gà so với P gà dưới 4 tuần
0,07: tỷ lệ lông gà so với P gà từ 4 tuần tuổi
0,82: tỷ lệ protein trong lông
0,64: hiệu quả sử dụng protein của gà thịt
1.1.2.2. Nhu cầu về năng lượng của gà thịt và phương pháp xác định
Khi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá trình sử
dụng và trao đổi năng lượng. Do vậy, đòi hỏi sự lấy vào các chất dinh dưỡng
để bù đắp vào chỗ vật chất của cơ thể bị đốt cháy, tạo ra năng lượng tích lũy
cho cơ thể lớn lên và phát triển được. Nhu cầu năng lượng rất cần thiết để duy
trì cho mọi hoạt động, sinh trưởng và phát triển cơ thể. Năng lượng trong thức
ăn được tiềm trữ trong các dạng vật chất của thức ăn đó như lipid, protein,
carbohydrate (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998) [7].
* Nhu cầu năng lượng duy trì cho gà


8
Để cung cấp đầy đủ chính xác khẩu phần cho gia cầm, thì yếu tố đầu tiên

là mức năng lượng thích hợp, cần thiết cho nhu cầu duy trì các hoạt động,
sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Năng lượng cho duy trì bao gồm, năng
lượng cho trao đổi chất cơ bản và năng lượng cho hoạt động bình thường.
Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường, phụ thuộc vào mức độ
hoạt động của con vật. Điều kiện nuôi dưỡng bình thường, thì năng lượng cho
hoạt động bằng 50% năng lượng trao đổi cơ bản.
Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường tính theo nhu cầu năng lượng
cho 1 kg khối lượng trao đổi (

, trị số 70 kcal

15% và ít biến động

giữa các loài. Đối với gà, nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản cho 1 kg khối
lượng là 72 kcal/ngày, còn 1 kg

là 86 kcal/ngày (Dẫn theo Nguyễn Đức

Hưng, 2006) [9].
Năng lượng trao đổi chất cơ bản là mức năng lượng cần thiết để đảm bảo
sự sống, được dùng cho hoạt động như hô hấp, tuần hoàn của máu, hoạt động
thần kinh, hoạt động của các cơ quan trong điều kiện không kích thích, năng
lượng để điều hòa thân nhiệt, sự biến dưỡng của các mô như biểu bì, lông và
sự sản xuất các kích thích tố và enzyme (Nguyễn Xuân Mùi và cs, 1996) [22].
Năng lượng thuần cho duy trì chiếm 82% năng lượng trao đổi cho duy trì và năng
lượng cho hoạt động sống bình thường bằng 50% năng lượng trao đổi cơ bản.
Dựa vào đó, ta có thể tính được nhu cầu năng lượng duy trì của gà đối
với khối lượng khác nhau.
* Nhu cầu năng lượng cho sản xuất
Nhu cầu năng lượng cho sản xuất phụ thuộc vào loại sản phẩm chăn

nuôi. Đối với gia súc, gia cầm đang sinh trưởng phụ thuộc vào tăng khối
lượng hằng ngày và thành phần thân thịt xẻ, còn đối với gia cầm đẻ trứng nhu
cầu này phụ thuộc vào sản lượng, khối lượng trứng và tỷ lệ đẻ của cả đàn
(Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2001) [8].
* Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng:


9
Theo Bùi Đức Lũng (1995) (Dẫn theo Nguyễn Đức Hưng, 2006) [9] có
thể tính nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng theo công thức:
Pt (0,3 x 5,7 + 0,05 x 9,5)
MEtt =
0,82
Trong đó:
MEtt: Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng
Pt: Số gam tăng khối lượng/ngày
0,3: Phần trăm protein trong thịt
5,7: Số kcal/g protein
0,05: Phần trăm mỡ trong thịt
9,5: Số kcal/g mỡ
0,82: Hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng.
Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng 85% năng lượng tích lũy trong
mỡ và 15% năng lượng dự trữ trong protein. Khi mức năng lượng ăn vào
thấp, một lượng mỡ cơ thể được huy động trong khi protein được tích lũy. Hệ
số dự trữ năng lượng trong protein và trong mỡ ước tính tương đương 0,66 và
0,86 (Nguyễn Đức Hưng, 2006) [9]. Trong thời kì sinh trưởng, nhu cầu năng
lượng của gia cầm rất khác nhau, không chỉ là sự thay đổi về tỷ lệ năng lượng
chuyển thành nhiệt mà còn do sự thay đổi về số lượng năng lượng được tích
lũy và phân chia năng lượng tích lũy đó thành protein và mỡ.
1.1.3. Khả năng sinh trưởng, sử dụng thức ăn và kháng bệnh của gia cầm

1.1.3.1. Khả năng sinh trưởng của gia cầm
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự
tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ
thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính
là sự tích luỹ dần các chất mà chủ yếu là protein.
Chambers (1990) [49], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này, không những khác nhau về tốc


10
độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực
sự khi các tế bào mô cơ có sự tăng thêm về khối lượng, số lượng và kích
thước các chiều đo.
Trong thực tế nuôi gia súc gia cầm lấy thịt cho thấy, trong giai
đoạn đầu của sự sinh trưởng, thức ăn được dùng tối đa cho sự phát triển
của xương, mô cơ, một phần rất ít dùng lưu trữ trong cấu tạo của mỡ.
Đến giai đoạn cuối của sự sinh trưởng, nguồn chất dinh dưỡng vẫn
được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ xương nhưng hai hệ thống này
tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng tích luỹ chất dinh
dưỡng để cấu tạo mỡ. Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm, thì
khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42 - 45% khối lượng cơ thể. Khối
lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng cơ con mái (không phụ
thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi khối lượng
tất cả các cơ của gà trống đạt 530 g, của gà mái đạt 467g.
Sự sinh trưởng của sinh vật được bắt đầu từ khi trứng được thụ
tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính:
giai đoạn trong thai (giai đoạn trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai
(giai đoạn ngoài cơ thể mẹ). Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời
kỳ trưởng thành. Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá
trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là

chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [37], trong quá trình sinh trưởng
thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tí ch tế bào để
tạo nên sự sống.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì hai
quá trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật nuôi: Phát dục là quá trình thay
đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các chất, chức năng của các bộ


11
phận của cơ thể, phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh
và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mới đến trưởng thành.
Khối lượng cơ thể của gia cầm thường được theo dõi theo từng tuần
tuổi và đơn vị tính là g/con hoặc kg/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở
các khoảng thời gian khác nhau, người ta còn biểu thị khối lượng thông
qua đồ thị sinh trưởng. Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng
của gà nói riêng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu
tố giống, thức ăn và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác.
* Khả năng cho thịt của gia cầm
Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của hệ
cơ, kích thước và khối lượng của khung xương. Khả năng cho thịt được phản
ánh qua các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt.
* Năng suất thịt
Năng suất thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, mà tính trạng này lại
phụ thuộc vào kích thước các chiều đo cơ thể (dài lườn, rộng ngực, dài
đùi....). Năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức
sản xuất thịt của gia cầm. Năng suất thịt cao hay thấp còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau như: Giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng,
tính biệt, phương thức nuôi, thú y phòng bệnh... Năng suất thịt có thể biểu thị
bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ giữa các bộ phận như: Nạc, mỡ, da. Ở gà thịt các tỷ
lệ thường được tính là: Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ cơ đùi, tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ mỡ bụng.

Chambers và cs (1988) [48] cho rằng, giữa các dòng luôn có sự khác
nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần như thịt đùi, thịt
ngực, cánh, chân hay phần thịt ăn được.


12
Phạm Thị Hiền Lương (1997) [19], khi nghiên cứu một số tính năng sản
xuất của gà Tam Hoàng đều cho kết quả tỷ lệ thịt ngực của con mái cao hơn
con trống.
Trong cùng một dòng: tỷ lệ thân thịt gà trống cao hơn gà mái và thịt
ngực của gà mái cao hơn gà trống. Ngô Giản Luyện (1994) [18], khi khảo sát
năng suất thịt của 3 dòng V1, V3 và V5 trong giống gà Hybro cho thấy giữa
các dòng có sự khác nhau rõ rệt.
Theo Richard và Rouvier (1967) [57], thì mối tương quan giữa khối
lượng sống và khối lượng thân thịt rất cao, thường là 0,9. Còn tương quan
giữa khối lượng sống và khối lượng mỡ bụng thấp hơn, thường từ 0,2 - 0,5.
Nghiên cứu của Cầm Ngọc Liên (1997) [13], cho kết quả tỷ lệ thịt đùi của gà
trống cao hơn gà mái còn tỷ lệ thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống. Năng
suất thịt còn liên quan chặt chẽ đến khối lượng sống.
Tỷ lệ thịt đùi của gà trống thường cao hơn gà mái, còn tỷ lệ thịt ngực của
gà mái cao hơn gà trống, hàm lượng protein ở thịt gà mái cao hơn gà trống, sự
tích luỹ protein ở gà mái kéo dài đến 90 ngày tuổi sau đó giảm đi theo sự già
nua của cơ thể, theo Đỗ Xuân Tăng (1980) [29].
Trần Công Xuân và cs (2000) [45], nghiên cứu lai kinh tế giữa gà Kabir
và Lương Phượng hoa cho thấy tỷ lệ thân thịt 72,4% - 72,32%; tỷ lệ thịt đùi
20,64% - 21,43%; tỷ lệ thịt ngực 20,68% - 20,80%.
Theo Đào Văn Khanh (2000) [11] cho biết, gà broiler Tam Hoàng ở 63
ngày tuổi có tỷ lệ thân thịt cao nhất ở gà trống là 79,20%, gà mái là 78,61%
càng về các giai đoạn sau tỷ lệ thân thịt có xu hướng giảm dần, lúc 84 ngày
tuổi con trống đạt 70,26%, con mái đạt 70,11%. Ngược lại tỷ lệ cơ ngực và cơ

đùi lại có chiều hướng tăng lên ở các giai đoạn tuổi sau, thấp nhất lúc 70 ngày
tuổi và đạt cao nhất lúc 84 ngày tuổi (trống đạt 40,30%, mái đạt 38,59%). Tỷ


13
lệ mỡ bụng của cả gà trống và gà mái đều có xu hướng tăng dần theo tuổi và
đạt cao nhất ở ngày tuổi 77 và 84.
Mổ khảo sát gà Tam Hoàng và gà Ri lúc 15 tuần tuổi cho biết tỷ lệ thịt
đùi + thịt ngực/thân thịt ở gà Tam Hoàng là 45 - 54% và ở gà Ri là 43%, theo
Trần Công Xuân và cs (1999) [44].
* Chất lượng thịt
Chăn nuôi gia cầm chất lượng thịt được phản ánh thông qua thành phần
hoá học của thịt. Chất lượng thịt thường được đánh giá qua các thành phần
hóa học như: Vật chất khô, tỷ lệ protein, lipit, khoáng tổng số...
Các thành phần hóa học của thịt như vật chất khô thể hiện độ chắc của
thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo của thịt, khoáng
tạo nên độ đậm đà. Giá trị của thịt còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như
hàm lượng và tỷ lệ các acid amin, hàm lượng vitamin, khoáng đa lượng, các
hoạt chất sinh học...
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng được cải tiến hơn, nhu cầu dinh dưỡng của con người ngoài tính
ngon miệng còn mang tính cảm quan hấp dẫn đối với người tiêu dùng đang là
vấn đề được quan tâm.
Dinh dưỡng từ thịt gà không chỉ chứa hàm lượng protein cao, mà
hàm lượng vitamin và khoáng cũng lớn, hàm lượng mỡ thấp nhưng lại
chứa đầy đủ lượng các acid béo cần thiết.
Chất lượng thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loài, giống, dòng, kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng, đặc điểm bệnh tật và quy trình vệ sinh thú y áp
dụng đối với gia cầm. Các thành phần hoá học, cảm quan và các mức độ đáp
ứng yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giá trị dinh

dưỡng quyết định đến chất lượng thịt.
Theo Trần Công Xuân và cs (1999) [44], thịt gà Tam Hoàng 882 nuôi
đến 13 tuần tuổi. Đối với con mái, thịt ngực có các giá trị tương ứng là


14
24,72%; 0,306% và 1,31%, thịt đùi có các giá trị tương ứng là 20,91%;
1,673% và khoáng tổng số 1,26%. Đối với con trống thịt ngực có tỷ lệ protein
24,13%; mỡ 0,38 % và khoáng tổng số 1,26%, thịt đùi có tỷ lệ protein
20,07%; mỡ 1,37% và khoáng tổng số 1,08%.
Proudman và cs (1970) [56], những dòng gà Plymouth trắng khi cho ăn
tự do và mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi, phân tích thịt cho thấy nhóm sinh trưởng
nhanh tỷ lệ nước 68,1%, protein 20,7%, mỡ 6,9% và khoáng 3%. Các nhóm
sinh trưởng chậm có tỷ lệ tương ứng là 69,8%; 20,6%; 4,8%; và 3,1%.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [7] cho biết, khi nghiên cứu đặc
điểm tổ chức cơ của dòng thuần và con lai, thấy có sự vượt trội về hàm lượng
vật chất khô và protein của con lai so với dòng thuần, trong cùng một giống
gà trưởng thành có tỷ lệ phần ăn được, tỷ lệ mỡ và trị số Kalo cao hơn so với
gà Broiler từ 1 - 3%, nhưng tỷ lệ protein thì ngược lại.
Flfadil và cs (1996) [51] cho rằng, những điều kiện nuôi dưỡng ảnh
hưởng đến chất lượng thịt và sự tăng mật độ nuôi làm xuất hiện những nốt
trên da.
Khi cả protein và năng lượng tập trung trong khẩu phần ăn của gia cầm
giảm đi, thịt có vẻ mềm hơn ở những gia cầm lớn nhanh, nhưng dai hơn
những gia cầm lớn chậm, theo Grey và cs (1986) [53].
1.1.3.2. Khả năng tiêu tốn thức ăn của gia cầm
Hiện nay chăn nuôi gia cầm ngoài vấn đế tạo ra các giống mới có năng
suất cao thì nhà chăn nuôi phải chú ý đến nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các
chất dinh dưỡng mà phù hợp với đặc điểm sinh vật học của gia cầm và phù
hợp với mục đích sản xuất của từng dòng, từng giống khác nhau, và từng giai

đoạn phát triển của cơ thể mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế, vì
trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm.


15
Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả càng cao và
ngược lại. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng phản ánh quá trình
chuyển hoá thức ăn để sinh trưởng.
Nếu khối lượng tăng càng nhanh thì khả năng trao đổi chất cao, khả năng
đồng hoá thức ăn lớn, do đó hiệu quả chuyển hoá thức ăn cao và dẫn đến tiêu
tốn thức ăn thấp. Tiêu tốn thức ăn/tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn
để đạt được 1 kg tăng khối lượng. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giống, tuổi, tính biệt, chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng, tình trạng sức khoẻ của đàn gia cầm. Đây là những chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật rất quan trọng.
Bùi Đức Lũng (1992) [17] cho biết, gà lai V135 tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng ở các độ tuổi như sau: 4 tuần là 1,91; 5 tuần là 1,98; 6 tuần là 2,01;
7 tuần là 2,13; 8 tuần là 2,26kg.
Theo Phùng Đức Tiến (1996) [37], hệ số tương quan giữa khối lượng cơ
thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã được Chambers (1984) [47], xác định
là (- 0,5) đến (- 0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là
âm và thấp từ (- 0,2) đến (- 0,8).
Theo Phan Sỹ Điệt (1990) [6], gà broiler nuôi chung trống mái giai
đoạn 42 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 2.174g, tiêu tốn thức ăn 1,76 kg;
49 ngày tuổi tiêu tốn 1,89 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Khi nuôi gà
broiler Ross - 208 ở 6 tuần tuổi với các mức năng lượng khác nhau cho tiêu
tốn thức ăn 1,88 - 2,2 kg.
Theo Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt (2006) [46], khi nghiên cứu
chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất và chất lượng cao đã
đưa ra kết luận. Tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso, tiêu tốn

thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,54 - 2,68kg. Trần Công Xuân và cs (1997)


16
[43] cho biết, gà Tam Hoàng khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3.609 kg
thức ăn/kg tăng trọng. Gà Tam Hoàng Jiangcun tiêu tốn 3.652 – 3.911 kg thức
ăn/kg tăng trọng.
1.1.3.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà
Trong chăn nuôi gia cầm sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ
tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chăn nuôi. Hiệu quả chăn
nuôi ảnh hưởng các yếu tố bên trong cơ thể (di truyền) và môi trường ngoại
cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, chuồng trại, mùa vụ, dịch tễ...).
Theo Ngô Giản Luyện, 1994) [18], sức sống của gia cầm được thể hiện ở
khả năng có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường, cũng như
ảnh hưởng khác của dịch bệnh .
Các giống vật nuôi nhiệt đới, có khả năng chống bệnh truyền nhiễm,
bệnh kí sinh trùng cao hơn so với các giống vật nuôi có nguồn gốc ôn đới
(Trần Đình Miên và cs, 1994) [23]. Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có
thể có tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác động của
môi trường (Brandesch và Bilchel, 1978) [3].
Theo Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995) [31], cho biết hệ số di
truyền sức sống của gà là 0,33. Khi điều kiện sống thay đổi (thức ăn, thời tiết,
khí hậu, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng,...), gà lông màu có khả năng thích
ứng tốt hơn với môi trường sống (Phan Cự Nhân và cộng sự, 1998) [24], theo
Lerner và Taylor (1943 ) [55], hệ số di truyền sức sống của gà là 0,13.
Theo Trần Long và cs (1996) [16], tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai đoạn gà
con (0 - 6 tuần tuổi) đạt 93,3%. Theo Hill và cs (1954) [54], đã tính được hệ
số di truyền của sức sống là 0,66. Gavora (1990) [52] cho biết, hệ số di truyền
của sức kháng bệnh là 0,25. Nguyễn Đăng Vang và cs (1999) [40] cho biết, tỷ
lệ nuôi sống gà Ri giai đoạn gà con (0 - 9 tuần); gà hậu bị (10 - 18 tuần) và

sinh sản (19 - 23 tuần) đạt tương ứng 92,11%; 96 – 97%, 22 và 97,25%.


×