Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu bệnh giun đũa ở gà (Ascaridiosis) nuôi tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và biện pháp phòng trị (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU ĐẠT

NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA (ASCARIDIOSIS)
Ở GÀ NUÔI TẠI HUYỆN MÊ LINH , THÀNH PHỐ
HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU ĐẠT

NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA (ASCARIDIOSIS)
Ở GÀ NUÔI TẠI HUYỆN MÊ LINH , THÀNH PHỐ
HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú y
Mã số ngành: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Minh


Thái Nguyên, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa được người khác
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đạt


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Thú y này, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Minh - người đã hướng dẫn, chỉ bảo hết sức tận tình cho
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn: các cán bộ của Trạm thú y cũng như cán bộ Thú y
tại 6 xã của huyện Mê Linh, TP Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo (bộ phận sau đại học),
Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm
- Đại học Thái Nguyên; Phòng ký sinh trùng học - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật; Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ dạy, tạo điều kiện cho

tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn những nông hộ chăn nuôi gà tại địa phương đã hết lòng
hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập mẫu và nghiên cứu đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ở bên động viên, khích
lệ, giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi có thể yên tâm nghiên cứu và thực
hiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Học viên

Nguyễn Hữu Đạt


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................3
1.1.1. Giun đũa ký sinh ở gia cầm .......................................................................3
1.1.2. Bệnh giun đũa ở gà ....................................................................................6

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................22
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................22
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................22
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...............................................22
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................22
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................22
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................23
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa ở gà nuôi tại huyện
Mê Linh, TP. Hà Nội .........................................................................................23


iv

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà mắc bệnh giun đũa........ 23
2.3.3. Thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa cho gà và đề xuất biện pháp phòng bệnh ...24
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................24
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu ......................................................................24
2.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu phân ........................................................24
2.4.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà ..............25
2.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi gà, mùa vụ và
phương thức chăn nuôi ......................................................................................25
2.4.5. Phương pháp mổ khám và xác đinh
̣ tỷ lê ̣ nhiễm giun đũa ở gà ..............26
2.4.6. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng giun đũa mới thải thành
trứng có sức gây bệnh trong phân gà ................................................................26
2.4.7. Phương pháp theo dõi sự tồn tại của trứng giun đũa có sức gây bệnh trong

phân gà ..............................................................................................................27
2.4.8. Phương pháp nghiên cứu bệnh giun đũa ở gà do gây nhiễm giun đũa ...27
2.4.9. Phương pháp nghiên cứu xác định biểu hiện lâm sàng, bệnh tích đại thể
của gà mắc bệnh giun đũa tự nhiên ...................................................................30
2.4.10. Phương pháp thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa cho gà ............................31
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..............................................................31
2.5.1. Đối với các tính trạng định tính như: tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun
đũa,… được tính theo công thức: ......................................................................32
2.5.2. Đối với các tính trạng định lượng như số lượng trứng giun đũa/gam phân
được tính theo công thức: ..................................................................................32
2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa hai số trung bình .....................................33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................35
3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN ĐŨA Ở GÀ
NUÔI TẠI HUYỆN MÊ LINH, TP HÀ NỘI.......................................................35
3.1.1. Mô tả hình thái, cấu tạo giun đũa ký sinh ở gà nuôi tại 6 xã của huyện Mê
Linh, TP Hà Nội. ...............................................................................................35
3.1.2. Tình hình nhiễm giun đũa ở gà tại các xã của huyện Mê Linh, TP. Hà Nội ..36


v

3.1.3. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của trứng giun đũa gà trong phân .........51
3.2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG BỆNH GIUN ĐŨA
Ở GIA CẦM .........................................................................................................52
3.2.1. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng ở gà bị bệnh do gây nhiễm giun tròn A. galli .....52
3.2.2. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của gà mắc bệnh giun đũa ở các địa phương ......61
3.3. THỬ NGHIỆM THUỐC TẨY GIUN ĐŨA CHO GÀ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP PHÒNG BỆNH..........................................................................................64
3.3.1. Thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa cho gà trên diện hẹp .............................64
3.3.3. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho gà .................67

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................69
1. KẾT LUẬN.......................................................................................................69
2. ĐỀ NGHỊ ..........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ao

: Ẩm độ

A. galli

: Ascaridia galli

cs

: cộng sự

ĐC

: Đối chứng

To

: Nhiệt độ


TN

: Thí Nghiệm

TP

: Thành Phố

TS

: Tiến sĩ

kgTT

: kg thể trọng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà ta ̣i các xã của huyện Mê
Linh, TP. Hà Nội ............................................................................ 37
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi gà ........................... 40
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo mùa vụ .................. 42
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo phương thức chăn nuôi45
Bảng 3.5. Tỷ lê ̣ và cường đô ̣ nhiễm đũa ở gà qua mổ khám......................... 48
Bảng 3.6. Thời gian phát triển của trứng giun đũa gà mới thải thành trứng có
sức gây bệnh trong phân gà ........................................................... 51
Bảng 3.7. Khả năng tồn tại của trứng giun A. galli có sức gây bệnh trong phân
gà. ................................................................................................... 52

Bảng 3.8. Sự phát triển của trứng giun A. galli trong môi trường nước ............. 53
Bảng 3.9. Thời gian gà gây nhiễm bắt đầu thải trứng giun A. galli .............. 53
Bảng 3.10. Diễn biến lâm sàng của gà bị bệnh sau gây nhiễm ..................... 56
Bảng 3.11. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh giun đũa do gây nhiễm ....... 58
Bảng 3.12. Tỷ lệ gà nhiễm giun A. galli có triệu chứng lâm sàng ................ 61
Bảng 3.13. Bệnh tích đại thể và số lượng giun A. galli ký sinh ở gà bị
bệnh ................................................................................................ 63
Bảng 3.14. Thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa cho gà trên diện hẹp ................ 63
Bảng 3.15. Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa cho gà trên diện rộng .............. 65


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Mô tả một số bộ phận của giun đũa Ascaridia galli ................... 36
Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun đũa gà tại 6 xã của huyện Mê Linh 39
Hình 3.4. Biểu đồ về cường độ nhiễm giun đũa gà tại 6 xã của huyện Mê
Linh............................................................................................. 39
Hình 3.4. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun đũa gà theo lứa tuổi tại 6 xã của huyện
Mê Linh, TP Hà Nội bằng xét nghiệm phân .............................. 42
Hình 3.5. Biểu đồ về tỷ lệ cường độ nhiễm giun đũa gà theo lứa tuổi tại 6 xã
của huyện Mê Linh ..................................................................... 42
Hình 3.6. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun đũa gà theo lmùa vụ tại 6 xã của huyện
Mê Linh, TP Hà Nội................................................................... 44
Hình 3.7. Biểu đồ về tỷ lệ cường nhiễm giun đũa gà theo mùa vụ của huyện
Mê Linh, TP Hà Nội ................................................................... 45
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhiễm giun đũa ở các phương thức chăn nuôi47
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện cường độ nhiễm giun đũa gà ở các phương thức
chăn nuôi khác nhau ................................................................... 48
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhiễm giun đũa gà qua mổ khám tại 6 xã

của huyện Mê Linh ..................................................................... 50
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện cường độ nhiễm giun đũa gà qua mổ khám ... 50


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta đang trên đà phát triển, chiếm một vị trí vô
cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói
chung. Chăn nuôi với nhiều phương thức phong phú, đa dạng đã góp phần giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm cũng
phát triển rất mạnh, đặc biệt là chăn nuôi gà.
Nghề nuôi gà ở nước ta đang ngày càng được mở rộng và cải tiến theo xu thế
tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Trong đó nuôi gà ở gia đình
chiếm một vị trí quan trọng, phát triển ở cả nông thôn, thành thị, trung du, miền núi
với quy mô số lượng ngày càng tăng nhằm mục tiêu sản xuất nhiều sản phẩm như
thịt, trứng phục vụ cho xã hội. Song song với sự phát triển của ngành chăn nuôi gà
thì dịch bệnh trên đàn gà cũng ngày càng diễn biến phức tạp. Bên cạnh những bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gà thì cũng phải kể
đến bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng đường tiêu hóa. Chính phương thức
sống ký sinh trong đường tiêu hoá của chúng đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu
hoá, nhờ đó các loại mầm bệnh dễ xâm nhập gây viêm ruột, gây rối loạn quá trình
tiêu hoá, hấp thu, kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy và hiện tượng nhiễm trùng.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là phần lớn ký sinh trùng gây bệnh cho súc vật nuôi ở
thể mạn tính, các bệnh ký sinh trùng ít biểu lộ những dấu hiệu đặc trưng, gây khó
khăn cho việc chẩn đoán và xử lý. Bởi vậy, cho đến nay bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi
vẫn là một bệnh khá phổ biến gây nhiều thiệt hại. Việt Nam là nước nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và có khu hệ ký sinh trùng phong phú với nhiều

giống loài ký sinh gây bệnh cho gia súc, gia cầm; trong đó có giun đũa gà Ascaridia
galli.
Giun đũa ký sinh chiếm đoạt chất dinh dưỡng của gà, gây tổn thương và làm
viêm nhiễm, tắc ruột và gây nên những biến đổi bệnh lý khác. Những tác động đó


2

làm cho gà gầy yếu, giảm sức sản xuất thịt, trứng, giảm sức đề kháng và dễ mắc các
bệnh ghép khác. Mặc dù khá phổ biến nhưng việc nghiên cứu về bệnh giun đũa ở gà
còn nhiều hạn chế; mặt khác, do nhận thức của người dân còn chưa cao nên vấn đề
phòng chống bệnh giun đũa ở gà chưa được chú ý. Vì vậy, chưa có quy trình phòng trị
bệnh hiệu quả. Từ yêu cầu của thực tiễn chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo sức khoẻ cho
đàn gà và nâng cao năng suất chăn nuôi gà tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh giun đũa ở gà (Ascaridiosis) nuôi tại huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội và biện pháp phòng trị”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm sáng tỏ và bổ sung thêm những thông tin khoa học về bệnh giun đũa ở gà,
đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun đũa cho gà, góp phần nâng cao năng suất và
hiệu quả chăn nuôi gà ở huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm
dịch tễ, đặc điểm bệnh lý lâm sàng bệnh giun đũa ở gà và hiệu quả của một số loại
thuốc tẩy giun đũa cho gà.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho gà đạt hiệu
quả cao, từ đó hạn chế những thiệt hại do giun đũa gây ra ở gà.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Giun đũa ký sinh ở gia cầm
1.1.1.1. Căn bệnh, ký chủ và vị trí ký sinh
Giun đũa gà còn được gọi là giun đũa nhỏ ký sinh trên gia cầm và một số loài
chim hoang dã. Giun đũa nói chung sống ký sinh trong ống tiêu hóa của động vật
nhưng chủ yếu là ở ruột non.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (1999)[8], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết:
bệnh giun đũa gà do loài giun Ascaridia galli, thuộc họ Ascaridiidae gây ra. Giun trưởng
thành ký sinh ở ruột non gà, gà tây, gà rừng, đôi khi ký sinh ở manh tràng.
Ấu trùng non khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ký sinh bên trong các tuyến ruột, đến
giai đoạn trưởng thành thì ký sinh trong lòng ruột non.
Ngoài ký chủ là gà, Ascaridia galli còn ký sinh trên ngỗng và vịt (Johannes
Kaufmann, 1996)[45].
1.1.1.2. Vị trí của giun đũa ký sinh ở gia cầm trong hệ thống phân loại động
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [15], vị trí phân loại giun Ascaridia galli
trong hệ thống phân loại như sau:
Lớp giun tròn Nematoda Rudolphi, 1808
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940
Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915
Họ Ascaridiidae Skrjabin et Mosgovoy, 1973
Giống Ascaridia Dujardin, 1845
Loài Ascaridia galli Freeborn, 1923 (Schrank, 1788)
1.1.1.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun đũa ký sinh ở gà
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [10], giun đũa Ascaridia galli trưởng thành
ký sinh ở ruột non gà, gà tây, gà rừng... Giun màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, thân có
vân ngang, quanh miệng có 3 môi; trên mỗi môi có răng.



4

Cơ thể được bao phủ hoàn toàn bởi một cấu trúc protein dày gọi là lớp biểu bì
cuticle. Các lớp biểu bì này được xếp thành vân ngang suốt chiều dài cơ thể
(Lalchhandama K và cs, 2009)[47].
Ở trên lớp vỏ có các vùng ngấn làm tăng ma sát phần vỏ để di chuyển (Trịnh
Văn Thịnh và cs, 1978)[32].
Ascaridia galli là loài giun tròn lớn nhất ký sinh trên các loài chim (Ashour,
AA,1994)[41]. Giun có kích thước tương đối lớn. Giun đực dài 30 – 80 mm, rộng
0,6mm; có cánh đuôi và 10 đôi gai chồi, có bàn hút trước hậu môn hình tròn, có 2 gai
giao hợp dài bằng nhau, phía trên phình to, đầu gai rất nhọn. Đuôi cong, vùng lỗ hậu
môn đuôi phình ra tạo thành cánh đuôi. Giác trước huyệt dạng bầu dục nằm ở phía
bụng. Đường kính giác trước huyệt 0,16 - 0,26 mm, sau giác có những núm nhỏ. Hậu
môn cách mút đuôi 0,48 - 0,85 mm. Núm đuôi tạo thành 3 nhóm: 3 đôi trước, 1 đôi
ngang và 6 đôi sau hậu môn. (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999)[8].
Theo Phan Lục (2006)[19], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999)[8], giun cái dài
65 – 110 mm, rộng 1,6 – 1,8 mm; âm hộ ở phía trước, đoạn giữa thân. Giun cái đuôi
thẳng, lỗ sinh dục ở giữa thân, đuôi mập nhọn, lỗ hậu môn ở phía cuối thân.
Trứng hình bầu dục, có kích thước: 0,075 - 0,092 x 0,045 - 0,057 mm; màng
ngoài nhẵn, màu tro nhạt (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [8].
* Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của giun đũa Ascaridia galli ở
ngoài ngoại cảnh
- Giai đoạn 1(trứng mới thải ra ngoài)
Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [32] cho biết, trứng giun có hình ô van, hình bầu
dục, vỏ nhẵn. Kích thước 0,07 – 0,08 x 0,045 – 0,05mm. Vỏ dày gồm ba lớp màng là
màng ngoài, màng trong và màng giữa. Trong đó màng giữa phát triển sáng hơn.
Nhân không phân chia khi đẻ.
Trứng mới đào thải ra khỏi cơ thể nên chưa có sự phát triển của phôi bào, phôi
bào vẫn chỉ là một khối.



5

- Giai đoạn 2
Đỗ Dương Thái và cs (1978)[27] đã mô tả trứng giun đũa ở giai đoạn 2 như sau:
trứng có 3 màng là màng ngoài, màng giữa, màng trong, phôi bào đã bắt đầu phát
triển, phân chia thành 2, 3 ,4... phôi bào và cuối cùng thành hình quả dâu.
- Giai đoạn 3
Ở giai đoạn này vỏ trứng mỏng dần, mầu nhạt đi, phôi bào đã chuyển thành ấu
trùng. Quá trình chuyển dạng của ấu trùng có thể xảy ra rất nhanh chóng như ấu trùng
từ ngắn và mập đến dài và thon hơn (Đỗ Dương Thái và cs, 1978)[27].
- Giai đoạn 4
Đỗ Dương Thái và cs (1978)[27], cho biết: trong trứng đã hình thành ấu trùng
có khả năng gây nhiễm, vỏ trứng rất mỏng và mất màu.
1.1.1.4. Chu kỳ sinh học của giun đũa ký sinh ở gà
Chu kỳ sinh học của giun đũa gà được xếp vào dạng phát triển trực tiếp (không
qua vật chủ trung gian).
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8] cho biết: giun cái sau khi thụ tinh đẻ trứng
rất nhiều (khoảng 72.500 trứng/ngày đêm), trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện
thích hợp phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. Trứng này lẫn vào thức
ăn, nước uống của gà.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978)[32], thì: sau 7 – 14 ngày trứng phát triển
thành ấu trùng nằm trong vỏ trứng và có khả năng gây nhiễm.
Nguyễn thị Kim Lan và cs (1999),(2012)[8],[10], Trịnh Văn Thịnh và cs
(1978)[35] cho biết: gà nuốt phải trứng chứa ấu trùng có sức gây bệnh, ấu trùng bắt
đầu nở ra trong dạ dày cơ, nhưng chỉ hoàn thành khi có tác động của dịch tiêu hóa
(pepsin, trypsin). Ấu trùng nở ra, di hành tới đoạn trước ruột non. Sau 1 – 2 giờ ấu
trùng chui vào các tuyến ở ruột và phát triển ở đó 19 ngày rồi lại trở lại xoang ruột,
phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời là 35 – 58 ngày.
Ấu trùng vào xoang ruột phát triển thành giun trưởng thành sau 4 -8 tuần.



6

Những trứng chứa ấu trùng gây bệnh ở môi trường ngoài, nếu được giun đất
nuốt vào cơ thể, ấu trùng gây nhiễm giải phóng khỏi vỏ trứng và được tích tụ lại trong
giun đất. Khi gà ăn phải những giun đất là vật chủ dự trữ, ấu trùng được giải phóng ở
đường tiêu hóa và phát triển thành giun trưởng thành tại ruột non (Phan Lục và cs,
2005) [19].
1.1.2. Bệnh giun đũa ở gà
1.1.2.1 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa ở gà
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978)[32], giun đũa có thể sống trong ruột già
nhưng ít hơn.
Gà trưởng thành có sức đề kháng với A.galli và S. trachea. Mùa mưa tỷ lệ nhiễm
cao hơn so với mùa khô (Mpoame M., Agbede G., 1995)[50].
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8] cho biết, ở nhiệt độ 17 – 390C, ẩm độ 90
– 100% trứng giun đũa gà phát triển tốt. Nếu nhiệt độ quá cao (>500C) trứng chết
nhanh. Khẩu phần ăn thiếu vitamin A và B, gà nhiễm giun nhiều hơn và giun có kích
thước lớn hơn so với gà được cung cấp đủ vitamin A, B.
Bệnh giun đũa gà là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, tỷ lệ gà nhiễm bệnh cao
từ 34% -70% (Nguyễn Quang Tuyên và cs, 2000)[37].
Kết quả nghiên cứu của Phan Địch Lân và cs (2005) [13] cho thấy, tỷ lệ nhiễm
giun đũa có sự biến động theo tuổi gà (tuổi gà càng tăng tỷ lệ nhiễm càng giảm). Tác
giả cho biết, qua mổ khám gà các lứa tuổi thấy cụ thể: qua mổ khám thấy gà 3 tháng
tuổi có tỷ lệ nhiễm là 73,8%; gà 3 – 5 tháng tuổi là 62,9% và gà trên 6 tháng tuổi là
44,0%. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho rằng tỷ lệ nhiễm không có sự biến động
theo tuổi gà.
Đỗ Hồng Cường (1999) [3] cho biết: tỷ lệ nhiễm giun đũa ở gà Lơ-go là cao
hơn ở gà Ri (24,27% so với 14,43%).
Nghiên cứu vòng đời phát triển của giun đũa gà, Nguyễn Minh Toán (1989) [36] có

kết luận: Tuổi gà càng tăng, thời gian hoàn thành vòng đời của giun càng dài: gà 2 tuần tuổi
là 28 ngày, gà 4 tháng tuổi là 51 ngày và gà 6 tháng tuổi là 56 ngày.


7

Ở nước ta, tất cả các vùng đều có bệnh giun đũa gà, tỷ lệ nhiễm trung bình của
gà ở các tỉnh tương đối cao (33,3 – 69,8%) và cường độ nhiễm ở mức trung bình (7,3
– 16,3 giun/gà).
1.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh của giun đũa ở gà
Trịnh Văn Thịnh và cs (1978)[32] cho biết: giun đũa thường sống trong ruột non
của gà. Chúng phải tự nuôi dưỡng bằng cách ăn các mô, tế bào thượng bì, cướp một
phần thức ăn mà ký chủ tiêu hóa trước. Chúng thường tập trung ở tá tràng gà là chỗ
có dưỡng chấp. Tác động này tiếp diễn liên tục trong một thời gian dài bởi rất nhiều
giun đũa gây tổn thất lớn làm cơ thể gà sinh trưởng kém, bị thiếu máu, gầy còm, lâu
ngày có thể chết.
Ấu trùng giun đũa A. galli chui vào tuyến tiêu hoá ở ruột, phá hoại niêm mạc và
nhung mao ruột gây viêm, tụ máu mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây
ra các bệnh ghép. Khi gà bị nhiều giun đũa ký sinh sẽ gây tắc ruột hoặc thủng ruột,
ngoài ra giun tiết độc tố làm gà bị trúng độc, chậm lớn, sản lượng trứng giảm sút
(Phan Địch Lân và cs, 2005) [13].
Ngoài ra, giun đũa còn làm tổn thương niêm mạc ruột như sung huyết, xuất
huyết nên hạn chế sự hấp thu vitamin A và các chất dinh dưỡng khác làm cho gà
chậm lớn, còi cọc (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978)[32]. Tác giả cũng chỉ ra rằng ngoài
độc tố của giun trưởng thành thì ấu trùng giun đũa cũng tiết ra độc tố đầu độc ký chủ.
Nói chung, chất độc do ấu trùng giun tiết ra có tác động mạnh hơn so với giun trưởng
thành, gà con bị thiếu máu gầy mòn hơn gà trưởng thành, do vậy gà con nhiễm nhiều
giun đũa thì dễ chết hơn gà trưởng thành.
M.K. Djavadov đã ghi nhận giun đũa A.galli chui vào ống mật làm tắc ống mật.
Tác giả cho rằng, giun đã từ ruột xâm nhập vào gan vì trong ruột thường có rất nhiều

giun (Dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2001) [11].
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [10] cũng cho biết, giun đũa chiếm chất dinh
dưỡng của gà, làm gà gầy yếu, chậm lớn, suy nhược cơ thể.
1.1.2.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh giun đũa ở gà
* Triệu chứng
Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [13], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12]: nếu
gà nhiễm giun đũa Ascaridia galli nhẹ thì triệu chứng không rõ. Nếu nhiễm nặng, gà


8

xuất hiện triệu chứng tùy theo thời gian nhiễm giun ðũu: gà con sau khi nhiễm 10 40 ngày thấy mào nhợt nhạt; gầy yếu; phân lúc táo, lúc lỏng; cánh rũ; lông xù, bệnh
mỗi ngày nặng thêm, sau 40 ngày thì gầy còm và có thể chết.
Trong quá trình ký sinh, giun đũa tiết ra độc tố và độc tố này cũng gây ra trạng
thái suy nhược, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá, đôi khi có biểu hiện hội chứng thần kinh
ở gà con khi nhiễm giun đũa với cường độ cao.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1978)[32] cho biết, gà lớn thường bệnh nhẹ, triệu chứng
không rõ rệt, gà không được béo, lông kém mượt, mào tụt lại và nhợt nhạt, chân trắng
và khô, có khi đi ỉa, gà mái nhiễm giun đũa sức đẻ trứng giảm.
Gà có thể chết đột ngột do giun quá nhiều gây tắc ruột.
* Bệnh tích
Theo Phan Địch Lân và cs (2005)[13], Trịnh Văn Thịnh (1963) [30], bệnh giun
đũa thường phổ biến ở gà, giết hại nhiều gà, nhất là khi nuôi gà đàn. Giun đũa tích ở
ruột non gây chứng viêm ruột và làm gà ăn kém, gầy, lờ đờ, ủ rũ, tiêu chảy. Ở nước
ta, bệnh làm chết khá nhiều gà con, làm gà mái gầy, bị viêm ruột. Giun có thể làm
thủng tổ chức gan và ống dẫn mật. Mổ khám gà chết do bệnh giun đũa thấy xác gầy,
lông xù, mào trắng nhợt, ấu trùng gây tổn thương ở niêm mạc ruột, có hiện tượng
viêm thuỷ thũng, xung huyết, tụ huyết và tế bào thẩm xuất. Những nơi có nhiều ấu
trùng ký sinh thì thấy tổ chức liên kết tăng sinh. Gan thường tụ huyết, tế bào thần
kinh và sợi thần kinh ở niêm mạc ruột và tầng cơ bị tổn thương, tế bào thần kinh và

nhân đều teo đi.
Nguyễn Xuân Bình và cs(2002)[1] cho biết, khi mổ khám gà bệnh thấy niêm
mạc đường tiêu hóa thay đổi, có hiện tượng xung huyết đỏ (do giun bám vào thành
ruột để hút chất dinh dưỡng).
Thành ruột dày lên và nhu động giảm.
Giun và ấu trùng có thể xuyên qua thành ruột vào túi mật, gan, tim, thận, gây
tích nước màng tim, thoái hóa các tổ chức ở gan, thận, tim, phổi do ấu trùng di hành
qua đó.


9

1.1.2.4. Chẩn đoán bệnh giun đũa ở gà
Việc chẩn đoán bệnh giun đũa ở gà có thể dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng
lâm sàng của bệnh, xét nghiệm phân và kiểm tra bệnh tích. Cách thức chẩn đoán như
đối với các loài giun tròn khác.
* Đối với gà còn sống:
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [10], để chẩn đoán bệnh cần dựa vào triệu
chứng lâm sàng, kết hợp xét nghiệm phân tìm trứng Ascaridia galli bằng phương
pháp phù nổi Fullerborn.
Phương pháp xét nghiệm phân phát hiện trứng giun đũa được thực hiện bằng
phương pháp phù nổi Fullerborn:
Nguyên lý: dựa trên sự chênh lệch về tỷ trọng của dung dịch muối NaCl bão
hoà (d = 1,18 - 1,20) lớn hơn tỷ trọng của trứng giun đũa, do đó trứng sẽ nổi lên trên,
ta có thể tìm thấy trứng của giun đũa gà dưới kính hiển vi (độ phóng đại x100 hoặc x
400).
Dung dịch muối NaCl bão hoà được pha bằng cách: lấy 1 lít nước sôi, cho 380
g muối NaCl vào (hoặc đun sôi nước, cho từ từ muối vào), khuấy đều đến khi muối
không tan được nữa, khi để nguội trên mặt có lớp muối kết tinh là được. Lọc qua vải
màn hoặc bông, bỏ cặn.

Cách xét nghiệm như sau: Lấy mẫu phân cần xét nghiệm cho vào cốc thuỷ tinh,
đổ từ từ nước muối bão hoà vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần khối lượng phân.
Dùng đũa thuỷ tinh khuấy nát phân và lọc qua lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch
lọc được đổ vào ống penicillin sao cho đầy đến miệng, đậy phiến kính sạch lên cho
tiếp xúc với mặt nước, để khoảng 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi trên kính hiển vi
tìm trứng giun đũa gà.
Để xác định cường độ nhiễm, có thể dùng phương pháp đếm số trứng giun đũa
ở gà trên buồng đếm Mc. Master nhằm xác định số trứng giun/g phân. Phương pháp
đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master gồm các bước sau:
- Bước 1: Cân 4g phân gà vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (khoảng 100 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 giờ, gạt bỏ
nước, giữ lại cặn.


10

- Bước 2: Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa vào, khuấy đều cho tan cặn.
Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút 1 ml dung dịch phân nhỏ đầy hai buồng
đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 10).
Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm, rồi tính theo công thức sau:
Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 60
Số trứng / 1g phân =

4

(Tổng số trứng ở hai buồng đếm là số trứng có trong 1 ml dung dịch phân)
* Đối với gà đã chết:
Việc chẩn đoán bệnh giun tròn ở gia cầm được tiến hành qua phương pháp mổ khám
không toàn diện.
Mổ khám tìm giun đũa ở xoang ruột non, đồng thời kiểm tra bệnh tích do giun
gây ra ở ruột non.

Khi phát hiện nhẹ nhàng lấy giun ra và để chết tự nhiên trong nước sạch, sau đó
bảo quản trong dung dịch barbagallo (dung dịch barbagallo gồm 30 ml formol; 7,5 g
NaCl; nước cất 1000 ml) và có ghi nhãn đầy đủ (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [33].
1.1.2.5. Điều trị bệnh giun đũa ở gà
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2012) [10], việc dùng thuốc tẩy ký sinh trùng
nói chung và giun đũa gà nói riêng phải đạt được những yêu cầu sau:
- Trước hết phải tiêu diệt ký sinh trùng, dùng thuốc tẩy trùng cho vật nuôi.
- Chữa cho con vật ốm khỏi bệnh và đảm bảo cho ngoại cảnh không bị nhiễm
bệnh giun sán.
- Tránh mầm bệnh nhiễm vào những con vật khác.
- Phải dùng thuốc tẩy giun sán từ lúc nó chưa trưởng thành, chưa đẻ trứng và
phải tiêu độc thật tốt phân có trứng giun.
- Dùng thuốc tẩy giun sán thì phải dùng thuốc hướng ký sinh trùng, tức là độc
với giun sán mà không độc với ký chủ, nên chọn thuốc có hiệu lực cao nhất đối với
ký sinh trùng, đồng thời ít nguy hiểm nhất đối với ký chủ, rẻ tiền và dễ dùng nhất.


11

- Ngăn chặn không cho con vật ốm tái nhiễm, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung
đầy đủ dinh dưỡng, đưa con vật ra khỏi nơi có bệnh, tiêu độc chỗ đó trước khi cho
vật nuôi vào lại. Hướng mới trong việc chữa bệnh ký sinh trùng là tìm những thuốc
có hiệu lực đối với nhiều loại ký sinh trùng như: mebendazole có tác dụng tẩy nhiều
loài giun tròn.
Nguyễn Phước Tương (1994) [38], Phạm Khắc Hiếu và cs (1997) [5]; Phạm
Đức Chương và cs (2003) [2] đã tổng hợp các loại hoá dược có tác dụng điều trị các
bệnh giun tròn ở gia cầm, trong đó có các thuốc phenothiazin, levamisol, piperazin…
* Đối với bệnh giun đũa gà:
Phạm Văn Khuê và cs (1996) [7]: dùng xăng ôtô, liều 2,5 – 3 ml/kg TT, tiêm vào
diều gà cho hiệu quả 70 – 100%.

Phạm Đức Chương và cs(2003)[2] cho biết: có thể dùng ivermectin liều 0,2 –
0,3mg/kg TT tiêm dưới da hoặc cho uống có tác dụng với giun tròn, giun đũa, giun
tóc, tuy nhiên thuốc không có hiệu lực với giun trực tràng và một số ngoại ký sinh
trùng khác.
Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [13], tetramisol dùng liều 12 – 14 mg/ kg TT.
Khi cho gà uống thuốc cần nhốt 3 ngày để tránh trứng phát tán ra bên ngoài; Thu
gom, tập trung phân để ủ, làm vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng cụ...
Phan Lục (2006) [19] cho biết, tẩy giun đũa cho gà bằng một trong các thuốc
sau: cambendazole (70mg/kgTT); febantel (60 ppm trong thức ăn, ăn trong 6 ngày);
levamizole (30mg/kgTT)...
Piperazin: Liều 200 – 300mg/kg TT, trộn lẫn với thức ăn cho hiệu quả tốt. Với
liều 0,25 – 0,5g cho 1 gà có hiệu quả 95 – 100% đối với giun trưởng thành; còn đối
với ấu trùng đạt 75 – 100%. Có thể trộn lẫn thuốc với nước cho gà uống (4g/1lít nước)
hiệu quả tẩy 80% đối với giun trưởng thành.
Theo Phạm Khắc Hiếu (2009)[6], dùng mebendazole để tẩy giun đũa cho gà
với liều 40 -100mg/kg thức ăn hoặc 10mg/kg TT.
1.1.2.6. Phòng bệnh giun đũa ở gà


12

Phòng bệnh ký sinh trùng bằng nhiều biện pháp nhưng đều nhằm mục đích
không cho mầm bệnh ký sinh trùng phát triển và thực hiện các chu trình tiến hoá của
nó, để nó không thể phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành. Nguyễn Thị Kim
Lan và cs (1999) [8] cho biết, tấn công ký sinh trùng ở từng giai đoạn nhằm chống
ký sinh trùng:
- Chống giai đoạn thứ nhất: ký sinh trùng trưởng thành đẻ trứng ở ký chủ cuối
cùng. Có thể tiêu diệt nó bằng hai phương pháp:
+ Dùng thuốc đặc hiệu diệt ký sinh trùng (việc tẩy ký sinh trùng này có tính chất
dự phòng, tức là thực hiện trước khi súc vật có biểu hiện triệu chứng bệnh và trước

khi súc vật gieo rắc mầm bệnh ra bên ngoài môi trường).
+ Tiêu diệt ký sinh trùng bằng cách giết tất cả những vật mắc bệnh (phương
pháp này triệt để nhưng tốn kém vì thịt súc vật vẫn sử dụng được).
- Chống giai đoạn thứ hai (trứng): có thể áp dụng hai phương pháp:
+ Tiêu diệt hầu hết trứng bằng cách thu gom hết phân của gia súc ốm trong
chuồng và đem chôn (biện pháp này phải làm đi làm lại nhiều lần để trứng không có
thời gian phát triển thành phôi thai)
+ Có thể ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh vật học.
- Chống giai đoạn thứ ba và thứ tư (phôi thai và ấu trùng tự do ngoài thiên
nhiên) có hai cách:
+ Diệt toàn bộ phôi thai và ấu trùng ngoài đồng cỏ và ao tù bằng vôi bột, sunfat
sắt, sunfat đồng với lượng dùng 400 kg cho 1ha đồng cỏ, 5 kg cho 100 m3 nước ao.
+ Không cho phôi thai hay ấu trùng xâm nhập cơ thể ký chủ (cách ly súc vật
ốm, tiêu độc dụng cụ và chuồng nuôi, vệ sinh thức ăn, nước uống, diệt ký chủ
trung gian) để phôi thai và ấu trùng bị chết. Skrjabin K. I. (1944) đã đề ra học
thuyết tiêu diệt tận gốc bệnh giun sán. Học thuyết này có thể áp dụng cho các bệnh
ký sinh trùng khác. Nội dung của học thuyết là dự phòng có tính chất chủ động
như dùng tất cả các biện pháp cơ giới, vật lý, hoá học, sinh vật học nhằm tiêu diệt
ký sinh trùng trên cơ thể ký chủ, tiêu diệt ký sinh trùng ngoại giới, tiêu diệt ký
sinh trùng ở tất cả các giai đoạn phát dục, tiêu diệt ký sinh trùng ở cả người và vật


13

nuôi. Mỗi hộ gia đình, mỗi trại chăn nuôi cần phải thực hiện các biện pháp phòng
trừ tổng hợp như sau:
+ Định kỳ cho thuốc tẩy giun sán.
+ Dùng thuốc đặc hiệu để tẩy giun sán, chống tái nhiễm, bội nhiễm.
+ Nuôi dưỡng chăm sóc tốt.
+ Xử lý phân để diệt các mầm bệnh giun sán.

+ Điều trị trên quy mô lớn.
+ Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và môi
trường xung quanh chuồng nuôi nhằm hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.
Vũ Tứ Mỹ (1999) [23] cho biết, hiện nay việc sử dụng thuốc điều trị dự phòng
bệnh giun sán cho vật nuôi đã bộc lộ một số nhược điểm cần phải khắc phục đó là:
các thuốc đã sử dụng phòng và trị bệnh giun sán là những thuốc hoá học; vì vậy, sử
dụng lâu ngày một loại thuốc gây hiện tượng nhờn thuốc, thậm chí là chống chéo (khi
ký sinh trùng đã chống một loại thuốc nào đó thì nhanh chóng trở lên chống với tất
cả các thuốc trong cùng nhóm). Đã là thuốc hoá học, sử dụng nhiều nhất trong điều
trị dự phòng định kỳ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng sinh sản của thú
nuôi làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Tác giả Nguyễn Xuân Bình và cs (2002)[1] đã đưa ra một quy trình phòng bệnh
giun đũa Ascaridia galli cho gà như sau:
 Dùng thức ăn và nước uống cho gà phải đảm bảo vệ sinh, không nhiễm phân
gà và đất cát.
 Nên nuôi gà trên sàn để gà ít tiếp xúc với phân có nhiễm trứng giun.
 Phải dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước khi nhập một lô gà mới.
 Không được nhốt chung gà con với gà lớn vì trứng giun từ gà lớn thải ra có
thể nhiễm sớm cho gà con.
 Nếu nuôi nền đất thì chất lót chuồng phải khô ráo tránh ẩm ướt.
 Gà từ 2 tháng tuổi trở lên dùng thuốc tẩy giun piperazin hoặc tetramisol trộn
thức ăn để trị bệnh. Sau 2 – 3 tháng tẩy lại một lần.
1.1.2.7. Một số loại thuốc dùng để phòng và điều trị giun tròn cũng như giun đũa
ở gà đang phổ biến trên thị trường.


14

Theo nghiên cứu của Nguyễn Phước Tương (1994) [38]; Đặng Kim Lưu
(1996) [22]; Nguyễn Đức Lưu và cs (1997)[21]; Phạm Khắc Hiếu và cs

(1997),(2009) [5], [6]; Phạm Đức Chương và cs (2003) [2] và các tác giả khác cho
biết, hiện nay có nhiều loại thuốc được sử dụng tẩy giun tròn cho gia cầm như:
tetramisole, ivermectin, albendazole, levamisole, praziquantel… Các thuốc hiện
được dùng chủ yếu là ivermectin, albendazole, levamisole, mebendazole.
*Levamisole

Levamisole là thuốc tẩy giun và điều chỉnh miễn dịch, nó thuộc nhóm dẫn xuất
của imidazothiazole tổng hợp. Nó được nghiên cứu phát triển năm 1966 ở hãng
Janssen Pharmaceutica.
Levamisole được sử dụng cho cả người và gia súc để tẩy giun tròn.
Liều sử dụng : tẩy giun cho gia cầm với liều 20mg/kg thể trọng.
* Albendazole

Albendazole thuộc nhóm benzimidazole dùng để tẩy giun sán. Nó được phát
hiện lần đầu tiên ở phòng thí nghiệm nghiên cứu thú y Smith Kline năm 1972.
Albendazole là thuốc tẩy giun sán có hoạt phổ rộng, nó tẩy được giun tròn, sán
dây và sán lá cho người và cả gia súc.
Công dụng
Tẩy sán lá: Fasciola
Sán dây: Cysticercus, Echinococcus
Giun tròn: Giun đũa, giun móc, giun kim , filaria, ấu trùng của giun
Ancylostoma…
Ở Châu Phi, albendazole được dùng điều trị giun chỉ ký sinh trong mạch lâm
ba đã góp phần cắt đứt lan truyền bệnh. Ở Sub - Sahara thuộc Châu Phi albendazole


15

được dùng kết hợp với ivermectin, cũng có nơi albendazole được dùng kết hợp với
diethylcarbamazine.

Cơ chế tác dụng
Albendazole gây thoái hóa các tế bào ruột và vỏ giun bằng cách gắn vào phía
mẫn cảm với colchicine của tubulin, nên nó ngăn cản quá trình polymer hóa hoặc một
tác dụng tương tự nào đó của microtubule. Việc mất microtubule của bào tương gây
cản trở việc hấp thu glucose của ấu trùng và của giun dẫn đến suy kiệt nguồn glycogen
dự trữ. Thoái hóa màng lưới võng mạc nội mô, ty thể và làm phân giải lysosome dẫn
đến giảm ATP (adenosine triphosphate) là nguồn năng lượng cho sự sống của ký sinh
trùng. Thiếu năng lượng ký sinh trùng không chuyển động được và thậm chí bị chết.
Albendazole cũng ngăn cản men fumarate reductase là men đặc hiệu của giun
sán. Tác dụng này cũng ảnh hưởng thứ phát tới microtubule do hấp thu glucose giảm
đi. Tác dụng ngăn cản này của albendazole xẩy ra cũng làm giảm dinucleotide adenine
- nicotinamide (NADH), nó là coenzyme liên quan đến nhiều phản ứng làm giảm oxy
hóa trong tế bào.
Albendazole cũng diệt ấu trùng của giun móc và diệt trứng của giun đũa, giun
tóc.
* Mebendazole
Mebendazole cũng thuộc nhóm benzimidazole giống như albendazole vì vậy
có đặc tính và công dụng tương tự. Thuốc có tác dụng diệt giun tròn tốt, diệt được cả
sán đây, song không có tác dụng diệt sán lá gan.
Trong phân tử có nhóm ceto. Ít phân hủy trong cơ thể. Sản phẩm phân hủy
không còn hoạt tính sinh học.
Mebendazole an toàn với gia cầm, dung nạp tốt ở gà với liều 2000mg/ kg
thể trọng.
Liều sử dụng 40 -100mg/kg thức ăn hoặc 10mg/kg TT, po x 3 ngày.
*Ivermectin


×