ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGÔ TUẤN HOÀNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT
RAU CẢI BẮP TẠI TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGÔ TUẤN HOÀNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT
RAU CẢI BẮP TẠI TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Nguyễn Thúy Hà
Thái Nguyên, 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng
quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Tác giả luận văn
Ngô Tuấn Hoàng
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia khoá đào tạo thạc sỹ khoá k22 Khoa
học cây trồng của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thuý Hà đã hướng dẫn tận
tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Nông
học, phòng đào đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, anh em bè
bạn và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi
trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …. Tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Ngô Tuấn Hoàng
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài: ....................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài: ........................................................................................ 2
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống ...................................................... 4
1.1.2. Cơ sở khoa học về các biện pháp kỹ thuật .............................................. 5
1.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam...................................... 6
1.2.1. Tình hình sản xuất trên thế giới .............................................................. 6
1.2.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam ....................................................... 9
1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................... 13
1.3.1. Đặc điểm sinh học và nông học của cây cải bắp................................... 13
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống cải bắp ở Việt Nam ..................... 14
1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật đối với cây cải bắp....... 15
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 25
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 25
2.1.3. Điều kiện thí nghiệm ............................................................................. 25
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 25
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 26
2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống cải bắp vụ
sớm tại thành phố Yên Bái. ................................................................... 32
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống cải bắp.................................. 32
3.1.2. Động thái ra lá của các giống cải bắp ................................................... 33
iv
3.1.3. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống cải bắp .................... 35
3.1.4. Động thái tăng trưởng đường kính bắp của các giống cải bắp trong thí nghiệm........ 37
3.1.5. Độ chặt của các giống cải bắp tham gia thí nghiệm ............................. 39
3.1.6. Tình hình sâu bệnh hại của các giống cải bắp ...................................... 40
3.1.7. Chỉ tiêu năng suất của các giống cải bắp .............................................. 41
3.1.8. Hiệu quả kinh tế của các giống cải bắp................................................. 43
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh
trưởng, năng suất của giống FAKSE 287 vụ đông xuân 2015- 2016 ........ 44
3.2.1 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng sinh trưởng, năng suất
của rau cải bắp ....................................................................................... 44
3.2.2. Ảnh hưởng của màng phủ nông nghiệp đến sinh trưởng và năng suất
giống cải bắp ......................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008 – 2014 .................................. 6
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau của một số khu vực trên thế giới năm 2012 .......... 7
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng của một số nước trên thế giới năm
2012 .............................................................................................................. 8
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 – 2014 ..................................... 11
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống cải bắp tham gia thí nghiệm .... 32
Bảng 3.2. Động thái ra lá của các giống cải bắp tham gia thí nghiệm ...................... 33
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống cải bắp trong
thí nghiệm................................................................................................... 35
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng đường kính bắp của các giống cải bắp tham
gia thí nghiệm............................................................................................. 37
Bảng 3.5. Chỉ tiêu độ chặt của các giống cải bắp tham gia thí nghiệm .................... 39
Bảng 3.6. Tình hình sâu bệnh gây hại trên các giống cải bắp tham gia thí nghiệm ......... 40
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cải bắp trong thí nghiệm......... 41
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các giống bắp cải tham gia thí nghiệm ................... 43
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các giai đoạn sinh trưởng của cải
bắp tham gia thí nghiệm ............................................................................. 45
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón động thái ra lá ngoài của cải
bắp trong thí nghiệm .................................................................................. 46
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái tăng trưởng đường
kính tán của cải bắp .................................................................................... 48
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái tăng trưởng đường
kính bắp của cải bắp ................................................................................... 50
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến độ chặt của bắp ở các công
thức thí nghiệm .......................................................................................... 52
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại tại
các công thức thí nghiệm ........................................................................... 53
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất
của các công thức thí nghiệm ..................................................................... 55
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến hàm lượng NO3 trên cải bắp ......... 56
vi
Bảng 3.17:. Hiệu quả kinh tế của cây cải bắp khi bón các liều lượng đạm khác
nhau trong vụ đông xuân sớm 2015- 2016 ................................................ 57
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của màng phủ đến các giai đoạn sinh trưởng của cải
bắp vụ đông xuân 2015- 2016 .................................................................... 59
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của màng phủ đến sự ra lá ngoài của cải bắp ...................... 60
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của màng phủ đến tăng trưởng đường kính tán của cải
bắp trong vụ xuân 2015- 2016 ................................................................... 62
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của màng phủ đến tăng trưởng đường kính bắp
của cải bắp ................................................................................................ 63
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của màng phủ đến độ chặt của các công thức
trong thí nghiệm ....................................................................................... 65
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của màng phủ đến tình hình sâu bệnh hại trên cây cải bắp........... 66
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của màng phủ đến năng suất của giống cải bắp
trong thí nghiệm ....................................................................................... 67
Bảng 3.25. Hiệu quả kinh tế việc sử dụng màng phủ của các công thức
trong thí nghiệm ....................................................................................... 68
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FAO:
Food and Agriculture Organization of the United Nations
ĐBCL:
Đồng bằng sông Cửu Long
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Động thái ra lá của các giống cải bắp trong thí nghiệm ............................ 35
Hình 3.2. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống cải bắp trong thí
nghiệm ...................................................................................................... 36
Hình 3.3. Động thái tăng trưởng đường kính bắp của các giống cải bắp tham
gia thí nghiệm .......................................................................................... 38
Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống bắp cải
tham gia thí nghiệm ................................................................................. 42
Hình 3.5. Lãi thuần của các giống cải bắp trong thí nghiệm .................................... 44
Hình 3.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các giai đoạn sinh trưởng của
cải bắp trong thí nghiệm .......................................................................... 46
Hình 3.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá ngoài của giống
cải bắp tham gia thí nghiệm ..................................................................... 47
Hình 3.8. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các công thức thí nghiệm ...... 49
Hình 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
đường kính bắp của cải bắp trong thí nghiệm.......................................... 51
Hình 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến độ chặt của bắp ở các công thức
thí nghiệm ................................................................................................. 53
Hình 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suât lý thuyết và năng
suất thực thu của giống cải bắp trong thí nghiệm .................................... 56
Hình 4.12. Chi phí đầu tư và lãi thuần ở các công thức thí nghiệm so với đối
chứng, vụ đông xuân sơm 2015- 2016..................................................... 58
Hình 3.13. Ảnh hưởng của màng phủ đến các giai đoạn sinh trưởng của cải
bắp ............................................................................................................ 60
Hình 3.14. Ảnh hưởng của màng phủ đến sự ra lá ngoài của cải bắp ....................... 61
Hình 3.16. Ảnh hưởng của màng phủ đến động thái tăng trưởng đường kính
bắp của cải bắp ......................................................................................... 65
Hình 3.17: Hiệu quả kinh tế việc sử dụng màng phủ của các công thức
trong thí nghiệm ..................................................................................... 69
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng ngày
của con người, vì rau cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin, lipit,
protein và các chất khoáng quan trọng như: canxi, phốt pho, sắt…cần thiết cho sự
phát triển của cơ thể. Ngoài ra, rau còn cung cấp một lượng lớn các chất xơ có khả
năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, là thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn
qua đường tiêu hóa giúp cho hoạt động co bóp của đường ruột được dễ dàng.
Rau là nguyên liệu quan trọng trong ngành chế biến, đồng thời là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị, góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Khi đời
sống phát triển thì nhu cầu về rau ngày càng cao, vì nó không những cung cấp
những chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể, mà rau
còn là nguồn thức ăn giúp ngon miệng, dễ hấp thụ. Các nhà khoa học và nhiều bậc
cao niên đã cho rằng: Những người béo phì, mỡ không chỉ tích luỹ ở dưới da mà
còn bám vào các phủ tạng gây nên các bệnh về tim, mạch. Người Nhật, với cơ cấu
bữa ăn chủ yếu là ngũ cốc, cá và rau quả đã có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.
Chính vì vậy việc sản xuất ra nhiều loại rau với số lượng lớn và đảm bảo chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm là một nhiệm vụ quan trọng.
Yên Bái là tỉnh vùng Tây Bắc có điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi, diện
tích đất nông nghiệp chiếm 10% diện tích đất tự nhiên. Theo niên giám thống kê
năm 2008 toàn Thành phố Yên Bái mới chỉ có 357 ha sản xuất rau, sản lượng đạt
5.735 tấn, sang đến năm 2013 diện tích trồng rau màu tăng nhanh, toàn thành phố là
609,3 ha; sản lượng đạt 9.465 tấn. Các loại rau được sản xuất chủ yếu là: Su hào, cải
bắp, rau muống, rau cải, đậu đỗ, dưa chuột, bầu, bí, mướp và các loại rau gia vị...
Với nhu cầu ngày càng gia tăng thì sản lượng rau sản xuất tại thành phố chưa đủ
cung cấp cho thị trường do vậy để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, hàng ngày
thành phố phải nhập rau từ các vùng lân cận (một số huyện trong tỉnh: Văn Chấn,
Trấn Yên, Lục Yên...) và các tỉnh miền xuôi lên (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc, Hậu
Bổng, Hạ Hoà - Phú Thọ) do đó việc quản lý số lượng, chất lượng rau chưa được
đảm bảo.
2
Hiện nay vùng sản xuất rau của thành phố tập trung tại một số xã như Tuy
Lộc, Văn Phú, Âu Lâu, Tân Thịnh, Phúc Lộc.... Tuy nhiên việc ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật nói chung đặc biệt là việc đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt
cũng như việc áp dụng quy trình trồng rau theo hướng an toàn còn rất hạn chế.
Trong đó xã Tuy Lộc được tỉnh Yên Bái quy hoạch thành vùng sản xuất rau hàng
hóa tập trung với thế mạnh có thể phát triển các loại rau ôn đới vụ sớm cho hiệu quả
kinh tế cao và đối tượng cây cải bắp là thế mạnh. Nhằm mục tiêu xác định các
giống và biện pháp kỹ thuật trồng cải bắp để phát triển tại địa phương chúng tôi đề
xuất nghiên cứu đề tài: ‘‘Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống và ảnh
hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất rau cải bắp tại tỉnh Yên Bái’’
2. Mục tiêu của đề tài:
- Lựa chọn được giống rau cải bắp sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất và hiệu quả
kinh tế cao phù hợp với điều kiện sinh thái thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái.
- Lựa chọn được lượng đạm và vật liệu che phủ phù hợp để rau cải bắp sinh
trưởng phát triển tốt tại Yên Bái.
3. Yêu cầu của đề tài:
- Đánh giá và so sánh được khả năng sinh trưởng, phát triển và tiềm năng
năng suất cùng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các giống đưa
vào thử nghiệm.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật thích hợp cho giống có triển vọng tại tỉnh
Yên Bái.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của giống rau có triển vọng với bộ giống và
kỹ thuật đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của một số giống cải bắp và hiệu quả
của một số biện pháp kỹ thuật làm cơ sở xây dựng các tài liệu tuyên truyền, tập
huấn cho bà con nông dân trồng cải bắp tại Yên Bái.
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch, thực hiện quy hoạch vùng sản
xuất rau tại Yên Bái.
3
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Tổng kết, đánh giá các mô hình làm cơ sở cho việc tuyên truyền, nhân rộng
sản xuất tại địa phương.
- Tạo cơ hội cho các hộ trồng cải bắp tham quan để lựa chọn giống và biện
pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò quan trọng góp phần nâng cao
năng suất và sản lượng cây trồng. Khả năng thích ứng của giống với các điều kiện
sinh thái rất khác nhau. Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, cần tiến
hành nghiên cứu và đánh giá khả năng thích ứng cũng nhu tiềm năng năng suất của
các giống mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà, từ đó tìm ra những giống thích
hợp nhất đối với từng vùng sinh thái.
Cùng với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, nền nông nghiệp cũng đang
trên đà phát triển với hàng loạt các giống cây trồng mới được lai tạo, chuyển gen…
có năng suất cao phẩm chất tốt đang thay dần những giống cũ, bản địa, cổ truyền năng
suất thấp. Sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở áp dụng một cách khoa học giữa các
yếu tố giống, phân bón, nước, kĩ thuật thâm canh, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên tránh ô nhiễm môi trường. Trong đó, giống là yếu tố quan trọng hàng đầu, sử
dụng giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận và
sâu, bệnh hại, có khả năng cải tạo và bảo vệ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường là mục
tiêu quan trọng của việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, có tính bền
vững cao. Vì vậy để phát huy được hiệu quả của giống cần phải sử dụng chúng hợp lí,
phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu đất đai, kinh tế xã hội. Để có những giống
có năng suất cao, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
tốt thì công tác chọn giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng [40].
Ngày nay sản xuất rau muốn phát triển theo hướng hàng hóa với sản lượng
cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, cần phái có các biện pháp hữu
hiệu như thay thế các giống cũ, năng suất thấp bằng các giống mới năng suất cao,
chống chịu tốt. Đặc biệt là ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, sử dụng giống
có khả năng chống chịu tốt, cho năng suất cao sẽ góp phần phát huy hiệu quả kinh
tế của giống, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc
thiểu số.
5
Công tác khảo nghiệm giống là một cuộc thí nghiệm nhằm xác định sự thích
ứng của giống đối với địa phương trên các loại đất, các loại khí hậu và các biện
pháp kĩ thuật khác. Nếu các giống mới chưa được khảo nghiệm kĩ lưỡng và chưa
được công nhận là đạt tiêu chuẩn mà đã đưa ra sản xuất ở diện rộng thì sẽ gây hiện
tượng rối loạn giống, gây khó khăn cho việc sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng.
1.1.2. Cơ sở khoa học về các biện pháp kỹ thuật
* Cơ Sở khoa học về biện pháp màng phủ nông nghiệp đối với rau cải bắp
Đối với những loại cây rau: cải bắp, dưa, ớt, đậu đũa, côve … thì biện pháp sử
dụng màng phủ nông nghiệp là giải pháp tối ưu. Vì như vậy sẽ kiểm soát được độ
ẩm trong đất. Mùa mưa lượng nước mưa không trực tiếp rơi xuống mặt luống nên
bộ rễ không bị úng nước do thiếu oxy, mặt luống không bị trơ mòn làm trơ rễ. Đất
tơi xốp suốt vụ giúp duy trì độ ẩm đất ổn định suốt mùa vụ.
Sử dụng màng phủ còn giảm tối đa được công làm cỏ. Cây trồng có lá già
không trực tiếp tiếp xúc với mặt đất nên giảm được nguồn nấm bệnh lây lan từ đất.
Một số côn trùng do ảnh hưởng của màng phủ nên không có chỗ trú ẩn, khả năng
gây hại giảm: như bù lạch, rầy mềm trên dưa hấu, sâu ăn tạp. Từ đó giảm lượng
thuốc BVTV phải phun. Khi bón phân vào ruộng rau có màng phủ sẽ giảm sự rửa
trôi phân bón, đặc biệt giảm bốc hơi và rửa trôi của phân đạm bón vào. Màng phủ
che gần hết luống đất, làm cho rau quả nằm trên không phải tiếp xúc trực tiếp với
mặt đất nên giữ cho rau quả sạch làm tăng giá trị sản phẩm. Dùng màng phủ sẽ tạo
cho người nông dân nhiều điều kiện ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, giống mới vào
nông nghiệp [41].
* Cơ sở khoa học về ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng
suất của rau cải bắp.
Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và quan trọng đối với cây. Đạm là
nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các
enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của
cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to,
màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây trồng. Phân đạm cần
cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng
mạnh. Trong số các nhóm cây trồng như cây ăn lá: rau cải, cải bắp rất cần đạm [42].
6
Đạm là nhân tố quyết định đến tốc độ sinh trưởng cũng như năng suất cây
trồng: Thiếu đạm cây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng.
Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng sinh
trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý sinh hóa trong cây cũng bị ngưng
trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển vàng. Tuy nhiên nếu bón thừa
đạm cũng không tốt: Thừa đạm sẽ làm cho cây không chuyển hóa hết được sang
dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm
cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng. Các hợp chất các bon phải huy động nhiều
cho việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ” làm cây yếu, các
quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch....
ngoài ra đối với các loại rau ăn lá như cải bắp thừa đạm còn làm ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm cũng như gây ra tác hại không tốt cho sức khỏe con người [40].
Để đánh giá ảnh hưởng của đạm đến năng suất của cải bắp vụ Đông Xuân
sớm tại Yên Bái trong điều kiện thâm canh chưa cao chúng tôi tiến hành thí nghiệm
để xác định mối tương quan của lượng đạm và năng suất cải bắp với các liều lượng
bón khác nhau.
1.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Trên thế giới rau đã trồng từ rất lâu đời, từ thời xa xưa người Hy Lạp, Ai Cập
cổ đại đã biết trồng và sử dụng rau như một nguồn lương thực.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới trồng rất nhiều loại rau, diện tích trồng rau
ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu rau xanh tăng lên của người dân.
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2016 cho thấy năng suất, diện tích, sản
lượng trong các năm gần đây đều tăng, được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008 – 2014
Chỉ tiêu
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Diện tích
(triệu ha)
52,81
54,03
55,72
56,81
57,27
58,67
59,84
Năng suất
(tạ/ha)
188,413
188,629
188,210
191,371
193,133
195,176
196,103
Sản lượng
(triệu tấn)
994,98
1.019,10
1.048,71
1.087,12
1.106,13
1.237,16
1.334,11
(Nguồn: FAOSTAT, 2016)
7
Qua bảng 01 cho ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới
trong 7 năm qua có chiều hướng tăng lên đáng kể.
Về diện tích: năm 2008 diện tích rau trên thế giới là 52,81 triệu ha, sau đó
tăng dần qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2014 với 59,84 triệu ha .
Về năng suất: năm 2014 đạt 196,103 tấn/ha tăng 0,99 lần so với năm 2008 là
188,413 tấn/ha, nhưng năm 2010 năng suất lại giảm 0,20 tấn/ha so với năm 2008
xuống còn 188,210 tấn/ha.
Tương ứng với sự tăng lên về diện tích, năng suất thì sản lượng cũng biến
động theo nó từ 994,98 triệu tấn (năm 2008) lên đến 1334,11 triệu tấn (năm 2014).
Năm 2014 tăng lên 1,34 lần so với năm 2008. Qua số liệu trên ta thấy sản lượng rau
tăng lên qua các năm chứng tỏ nhu cầu về rau xanh của con người trên thế giới ngày
càng cao.
Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt
2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái, 1,33%/năm
sao với cây lấy dầu, 2,36%/ năm so với cây lấy rễ, 2,41%/ năm so với cây họ đậu.
Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương ứng là
0,45%/năm và 1,82%/năm [31].
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/ năm. Các nước phát
triển như Pháp, Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các
nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước nam bán cầu
vẫn đóng vai trò chính cung cấp rau tươi trái vụ [35].
Theo số liệu điều tra của FAO thì diện tích, năng suất, sản lượng của các khu
vực trong năm 2012 có sự biến động khác nhau được thể hiện qua bảng 02:
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau của một số khu vực trên thế giới năm 2012
Diện tích
(nghìn ha)
15.432,54
Năng suất
(tấn/ha)
15,32
Sản lượng
(nghìn tấn)
231.962,91
Châu Âu
677,34
16,96
11.490,17
Châu Mĩ
562,06
13,41
7.539,70
Châu Phi
2.538,90
7,20
18.291,85
380,25
14,92
5.677,00
18.959,59
14,23
269.852,23
Khu vực
Châu Á
Châu Đại Dương
Thế giới
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)
8
Từ những thống kê của FAO thấy rằng:
Châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới (chiếm 81% diện tích trồng
rau thế giới), có năng suất bình quân cao hơn thế giới là 1,09 tấn/ha nên sản lượng
đạt cao nhất so với các khu vực khác.
Châu Âu mặc dù có diện tích trồng rau nhỏ chỉ bằng gần 1/28 diện tích trồng
rau trên thế giới, nhưng năng suất cao hơn 1,19 lần năng suất trung bình của thế
giới, nên sản lượng vẫn đứng thứ ba thế giới.
Châu Phi là châu lục có diện tích trồng rau đứng thứ hai trên thế giới (chiếm
13,38% diện tích trồng rau thế giới) sau Châu Á, nhưng năng suất rất thấp chỉ đạt
7,20 tấn/ha, thấp hơn 1,97 lần năng suất trung bình thế giới. Do vậy, sản lượng của
Châu Phi cũng chỉ chiếm 6,78% sản lượng trung bình của thế giới.
Châu Đại Dương có diện tích trồng rau ít nhất trên thế giới mà năng suất chỉ
cao hơn năng suất của thế giới là 0,69 tấn/ha nên sản lượng vẫn thấp nhất thế giới.
Giữa các nước trên thế giới cũng có sự khác biệt về diện tích, năng suất và
sản lượng.
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng của một số nước trên thế giới năm 2012
Diện tích
(nghìn ha)
9.650,00
Năng suất
(tấn/ha)
16,58
Sản lượng
(nghìn tấn)
160.000,00
35,39
23,41
1.062,59
2.100,00
13,33
28.000,00
Philippin
600,00
8,33
5.000,00
Thái Lan
130,00
8,65
1.125,00
11,00
77,27
850,00
Việt Nam
680,00
11,47
7.800,00
Australia
2,40
31,25
75,00
Thế giới
18.959,59
14,23
269.852,23
Tên nước
Trung Quốc
Pháp
Ấn Độ
Mỹ
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)
9
Từ bảng trên ta thấy những nước có năng suất cao hơn so với năng suất bình
quân của thế giới là: Mỹ cao hơn 5,43 lần, Australia cao hơn 2,19 lần, Pháp cao hơn
1,64 lần, Trung Quốc cao hơn 1,16 lần. Các nước có năng suất thấp điển hình là:
Philippin 8,33 tấn/ha, Thái Lan 8,65 tấn/ha... Trung Quốc là nước có diện tích trồng
rau lớn nhất (chiếm 50,8% diện tích thế giới) đồng thời năng suất cũng cao hơn
năng suất trung bình của thế giới (hơn 1,16 lần), do đó sản lượng cũng lớn nhất thế
giới (chiếm 59,3% sản lượng thế giới). Ấn Độ là nước có diện tích trồng rau lớn thứ
hai (chiếm 11,1%) tuy nhiên năng suất không cao, thấp hơn năng suất trung bình
của thế giới là 0,9 tấn/ha vì thế mà sản lượng của Ấn Độ chỉ chiếm 10,3% sản lượng
thế giới. Mỹ là nước có năng suất lớn nhất thế giới (hơn 5,43 lần năng suất trung
bình thế giới), tuy nhiên diện tích trồng rau của nước này rất ít chỉ chiếm 0,07%
diện tích trồng rau trên giới nên sản lượng cũng thấp (chỉ đạt 0,37% sản lượng của
thế giới). Nước ta có diện tích trồng rau không nhỏ (chiếm 3,58% diện tích thế giới)
nhưng với năng suất thấp (thấp hơn 2,76 tấn/ha) nên sản lượng không được cao
(chiếm 2,89% sản lượng của thế giới).
Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt
2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái, 1,33%/năm
sao với cây lấy dầu, 2,36%/ năm so với cây lấy rễ, 2,41%/ năm so với cây họ đậu.
Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương ứng là
0,45%/năm và 1,82%/năm [30].
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/ năm. Các nước phát
triển như Pháp, Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các
nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước nam bán cầu
vẫn đóng vai trò chính cung cấp rau tươi trái vụ [34].
1.2.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam
- Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa
và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt... có điều kiện
tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại
rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến bộ KHCN các
loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến
10
xuất khẩu.. Đối với nghề trồng rau, Việt Nam đã hình thành nên 4 vùng sinh thái rõ
rệt (Đường Hồng Dật, 2002) [11].
- Vùng khí hậu á nhiệt đới: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng).
Vùng này có mùa đông lạnh với nhiệt độ khoảng 4-50 C đôi khi xuống dưới 00 C, rất
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại rau ôn đới.
- Vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh: Vùng đồng bằng, trung du và miền núi
phía Bắc với khí hậu chia thành 4 miền rõ rệt, cho phép trồng rau quanh năm. Vụ
Xuân Hè phù hợp cho việc trồng trọt các loại rau chịu nóng và ưa nước, vụ Thu
Đông phù hợp cho các loại rau ưa lạnh và chịu hạn, đặc biệt vụ Đông ở các tỉnh
đồng bằng, trung du và các tỉnh miền núi phía bắc có thể trồng trọt các loại rau có
nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới như xu hào, cà chua, cải bắp,...
- Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng bao gồm các tỉnh cực nam Trung bộ:
Ninh Thuận, Bình Thuận... Phù hợp với sản xuất một số loại rau đặc thù như các
loại dưa và hành tây.
- Vùng nhiệt đới điển hình: Các tỉnh Nam bộ với khí hậu chia thành 2 mùa rõ
rệt trong năm (mùa mưa và mùa khô) nên việc trồng rau gặp nhiều khó khăn hơn cả.
- Chính nhờ vào các đặc trưng khí hậu này mà rau nước ta rất phong phú và đa
dạng về các chủng loại, đặc biệt là rau vụ đông. Có thể nói đây là thế mạnh của sản
xuất rau Việt Nam so với các nước trong khu vực. Sản lượng rau trên đất nông
nghiệp được hình thành từ 2 vùng sản xuất chính:
- Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm 38- 40 %
và 45- 50 % sản lượng [28]. Tại đây, rau sản xuất phục vụ cho tiêu dùng của dân cư
tập trung là chủ yếu. Chủng loại rau vùng này rất phong phú và năng suất cũng cao
hơn. Tuy nhiên, mức độ an toàn thực phẩm rau xanh ở đây lại thấp hơn so với các
vùng sản xuất khác.
- Vùng rau hàng hoá được luân canh với cây lương thực trong vụ đông tại các
tỉnh phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tại tỉnh Lâm Đồng. Sản
phẩm rau tươi của vùng này ngoài cho tiêu dùng trong nước còn là nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu sang các nước có mùa đông lạnh không
11
trồng được rau. Nếu phát huy được lợi thế này, nghành sản xuất rau sẽ có tốc độ
nhảy vọt. Ngoài ra, với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn, với diện tích trồng
rau gia đình bình quân 30m2 /hộ (cả rau cạn và rau mặt hồ), nên tổng sản lượng rau
cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân lượng rau xanh sản xuất tính trên
đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm (tiêu thụ 80 kg) như kế hoạch đề
ra năm 2005 chúng ta mới chỉ đạt chỉ tiêu về khối lượng rau cho tiêu dùng trong
nước và một phần xuất khẩu.
- Theo thống kê của FAO tình hình sản xuẩt rau của nước ta trong 7 năm gần
đây được thể hiện qua bảng 1.4:
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 – 2014
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Năm
(ha)
(tạ/ha)
( tấn)
2008
690.620
111
7.724.502
2009
787.890
115
9.064.085
2010
818.088
109
8.975.534
2011
835.918
107
9.014.988
2012
848.200
111
9.439.000
2013
873.643
113
9.625.315
2014
894.512
116
9.823.710
Chỉ tiêu
(Nguồn: FAOSTAT, 2016)
Từ bảng số liệu trên ta thấy diện tích, và sản lượng trồng rau của nước ta trong
7 năm (2008-2014) tăng lên đáng kể từ năm 2008-2009 diện tích tăng lên được
97,27 nghìn ha, năng suất tăng lên được 0,40 tấn/ha, do đó sản lượng tăng lên 1,339
nghìn tấn. Còn từ năm 2010-2012 năng suất giảm xuống so với năm 2009.
Do diện tích đất bị đô thị hóa ngày càng nhiều, diện tích trồng rau có xu hướng
thu hẹp, mặt khác nghề trồng rau chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa đầu
tư nhiều về giống, vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật... trong khi đó nhu cầu về rau ngày
càng tăng, đặc biệt là rau an toàn, rau sạch, vấn đề đặt ra cho ngành trồng rau nước
12
ta là phải tăng sản lượng mà không tăng diện tích do vậy phải đầu tư: Giống có
năng suất cao, phân bón, vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, đưa những nghiên cứu vào
ứng dụng sản xuất...để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đặt trong bối cảnh của thế giới và châu Á nước ta có diện tích khá lớn so với
diện tích chung của châu Á (3,80%) và thế giới (3,07%). Nhưng năng suất trung
bình của của Việt Nam lại thấp hơn năng suất trung bình của thế giới 1,77 tấn/ha và
châu Á 2,84 tấn/ha nên sản lượng của Việt Nam còn rất thấp. Vì vậy, sản xuất rau
còn rất nhiều yếu kém cần tiếp thu những tiến bộ của các nước trên thế giới để nâng
cao năng suất, sản lượng rau.
Trong những năm gần đây, diện tích cải bắp trong cả nước đều tăng. Tính từ
1993 đến 2005, tỷ lệ tăng trưởng diện tích này là 12,8%. Mặc dù năng suất không
tăng nhiều do chưa chủ động được nguồn giống và đầu tư về mặt kỹ thuật nhưng
sản lượng cải bắp cũng tăng không ngừng với 13% mức tăng trưởng hàng năm.
Sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh đã đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng diện tích rau đạt 5,54 %/
năm. Ngành hàng rau quả đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo nghị định số 09/NQ-CP ngày 15/06/2000 của
chính phủ. Nhiều sản phẩm có chất lượng cao đã chiếm lĩnh được thị trường của
nhiều nước trên thế giới. Nhiều tiến bộ khoa học mới đã được áp dụng trong sản
xuất như khâu tạo giống mới sạch bệnh, thâm canh, bảo vệ thực vật... làm gia tăng
nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm.
Công tác giống: Với chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm
nghiệp thời kỳ 2000-2005 được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Sau 5 năm, chương
trình đã tạo được nhiều giống mới, nhập nội được nhiều quỹ gen quý, nhân và cung
cấp cho sản xuất một khối lượng lớn giống tiến bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản
xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. So với lúc bắt đầu chương
trình giống, tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đã gia tăng 2-3 lần. Việc ban
hành Pháp lệnh về giống cây trồng là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu
quả quản lý giống cây trồng.
13
Trong chế biến: đã chú trọng đầu tư phát triển mới và nâng cấp nhiều cơ sở
chế biến rau quả đã được trang bị đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại tạo ra những
sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đào tạo nguồn nhân lực: đã đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý vững về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ góp phần thúc đẩy ngành rau quả Việt Nam phát triển
nhanh, mạnh và bễn vững.
Sở NN & PTNT thành phố Hà Nội đã xây dựng đề án sản xuất và tiêu thụ rau
an toàn giai đoạn 2007 - 2010 với số tiền đầu tư lên tới 350 tỷ đồng. Đề án đạt mục
tiêu đến năm 2010 thành phố có 100 % diện tích sản xuất theo theo quy trình sản
xuất rau an toàn [38].
Tại các tỉnh miền Nam, mặc dù hầu hết các tỉnh đã triển khai trồng thử, nhân
rộng diên tích trồng rau an toàn, song chưa có thống kê cụ thể nào về diện tích trồng
rau an toàn tại tỉnh này. Thành phố Hồ Chí Minh- địa phương được đánh giá là có
phong trào phát triển diện tích rau an toàn khá mạnh. Đến tháng 5 năm 2007 có tổng
số 1.712 ha được công nhận là có đủ điều kiện sản xuất rau an toàn trên tổng số hơn
2.000 ha trồng rau [38].
Tháng 3/2007 Hà Nội đã thông qua đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn với
mục tiêu: “Hoàn thành quy hoạch sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng sản
xuất rau an toàn tập trung được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, tăng sản lượng và
chất lượng rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng thủ đô, phấn đấu đến năm
2008 có 80% và năm 2010 có 100% diện tích sản xuất rau của Hà Nội được sản
xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn”[3].
1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.1. Đặc điểm sinh học và nông học của cây cải bắp
Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn có bộ rễ chùm
phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ. Đặc biệt ở cải bắp khả
năng phục hồi bộ lá khá cao. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18- 200 C.
Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15- 180 C. Nguồn gốc phát sinh của cải bắp từ vùng
Địa Trung Hải, cải bắp thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày dài nhưng cường độ chiếu
sáng yếu. Do vậy, trong điều kiện vụ Đông Xuân ở nước ta, cây cải bắp thường rút
ngắn thời gian sinh trưởng so với vùng nguyên sản.
14
Độ ẩm thích hợp với cải bắp là từ 75- 85%, ẩm độ không khí khoảng 80- 90%.
Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3- 5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong
điều kiện yếm khí. Cải bắp ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, có độ
PH= 5,6- 6,0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Các
nhà chuyên môn đã tính toán, để có năng suất 80 tấn/ha, cải bắp đã lấy đi của đất
214 kg đạm, 79 kg lân, 200 kg kali, tức là tương đương với 610 kg đạm urê, 400 kg
supe lân, 500 kg clorua kali. Vì vậy, phải đảm bảo lượng phân bón sao cho cây có
trạng thái tốt, chống đỡ sâu bệnh và cho năng suất cao. Các yêu cầu này cần phải
được tuân thủ thông qua biện pháp kỹ thuật.
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống cải bắp ở Việt Nam
Các giống cải bắp đang trồng ở nước ta hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ
một số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc Liên Xô cũ,
diện tích cải bắp được phát triển trên địa bàn cả nước, đối với vụ Đông Xuân sớm
thì chủ yếu tại các vùng như Đà Lạt- Lâm Đồng, Mộc Châu- Sơn La, Sa Pa- Lào
Cai. Các giống phổ biến hiện nay gồm:
+ Giống Green heat (thời gian sinh trưởng 115 ngày), Caakacr1, Caakacr2
(106 ngày).
+ Giống Green Nova là giống lai F1 có thời gian sinh trưởng từ 90- 95 ngày,
có thể lưu gốc tới 110 ngày vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; khả
năng chống chịu lạnh rất tốt; tỷ lệ cây bị bệnh sưng cổ rễ thấp, tỷ lệ cây phân ly
thấp, dưới 1%; năng suất thu hoạch cao (60- 65 tấn/ha), chất lượng tốt. Sau khi thu
hoạch 3- 4 ngày bắp Green Nova vẫn giữ được màu xanh; độ chặt bắp cao nên trong
quá trình vận chuyển tiêu thụ ít bị dập, bầm lá ngoài.
+ Giống cải bắp CB 26 bắt đầu được chọn tạo từ năm 1981, được công nhận
đưa vào sản xuất năm 1990, giống cải bắp CB 26 được tạo ra bằng phương pháp
chọn lọc cá thể nhiều năm từ giống bắp cải được trồng lâu năm ở Phù Đổng - Hà
Nội. Những đặc tính chủ yếu: Đường kính tán lá 40- 50 cm, dạng bắp bánh dày cao
13- 15 cm, đường kính bắp 15- 17 cm. Là giống cải bắp sớm, ngắn ngày, thời gian
từ trồng đến thu hoạch 75- 90 ngày, năng suất trung bình 30 tấn/ha, thâm canh tốt
có thể đạt 35 tấn/ha, tỷ lệ cuốn bắp 92-95%. Khối lượng trung bình/ bắp từ 1,2-
15
1,5kg, cuốn khá chặt, phẩm chất tốt, giòn, kích thước bắp vừa phải, thuận tiện cho
xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, cây chịu được nhiệt độ cao vào lúc cuốn, chống
bệnh héo rũ và thối nhũn tốt.
+ Giống cải bắp Akcross là giống nhập nội từ Nhật Bản, đặc tính chủ yếu: Lá
và gân lá xanh, lá dày, bắp to, mặt bắp hơi dẹt, khối lượng bắp từ 1,7- 1,8kg, tỷ lệ
cuốn bắp đạt 96- 97%, bắp cuốn chặt hình dạng đẹp, đường kính tán cây từ 5055cm, có thời gian sinh trưởng trung bình, thời gian từ trồng - thu hoạch từ 80- 90
ngày, năng suất đạt 50- 55 tấn/ha, khả năng chịu nhiệt và kháng bệnh tốt.
+ Giống cải bắp K60 (King 60) được nhập nội từ Nhật Bản, được Trung tâm
khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương tiến hành trồng khảo nghiệm từ năm 1998
và có triển vọng tốt, đặc tính chủ yếu: Lá xanh thẫm, to, dày, gân lá trắng. Bắp to,
tròn, đường kính tán cây từ 50- 60cm. Tỷ lệ cuốn bắp cao, đạt 96- 98%, khối lượng
1 bắp từ 1,7- 2,0kg, thời gian sinh trưởng dài hơn giống Akcross từ 5- 10 ngày, thời
gian từ trồng đến khi thu hoạch khoảng 80- 95 ngày. Là giống có tiềm năng năng
suất cao, năng suất trung bình đạt 50- 60 tấn/ ha, phẩm chất ngon, ăn giòn, ngọt.
Dạng hình cây đẹp, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh cũng như sâu bệnh
tốt, là giống có khả năng chịu thâm canh cao.
+ Giống F1 TN 278 Thời gian thu hoạch : 63- 70 ngày sau khi trồng.
+ KK cross: Là giống lai F1 của Nhật được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng
các tỉnh phía Nam từ lâu, thời gian thu hoạch 80- 90 ngày, năng suất bình quân 3040 tấn/ha.
+ Newtop: Là giống lai F1, thời gian từ cấy đến thu hoạch 75- 85 ngày, năng
suất bình quân 30- 40 tấn/ha. Ngoài ra còn có các giống như: giống Hà Nội (cải bắp
Phù Đổng); giống SaPa; giống NS Cross; giống KY Cross; giống GM- 78; giống
BC 34; giống New star cross; giống Orient ...
1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật đối với cây cải bắp
* Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư
quan trọng. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng
nông sản.