Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13 MB, 111 trang )

Header Page 1 of 166.

LUẬN VĂN:

Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng
sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối
với công tác vận động đồng bào DTTS

Footer Page 1 of 166.


Header Page 2 of 166.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Tin lành du nhập vào nước ta khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vào
Tây Nguyên từ năm 1929 và vào tỉnh Đác Lắc từ năm 1932. Từ đó cho đến suốt quá
trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta, đạo Tin lành
ở Tây Nguyên tồn tại và phát triển ở mức độ bình thường. Nhưng, từ sau năm 1975,
tôn giáo này phát triển rất mạnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, số người theo
đạo Tin lành ở Tây Nguyên tăng lên gấp nhiều lần so với trước năm 1975.
Sự phát triển của đạo Tin lành ở Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đác Lắc nói
riêng vừa đem lại những yếu tố tích cực, vừa có những yếu tố tiêu cực, đã và đang
đặt ra nhiều vấn đề hết sức phức tạp cần được giải quyết cả trước mắt và lâu dài.
Việc một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ bỏ hệ tín ngưỡng cổ
truyền để tiếp nhận hệ tín ngưỡng của một tôn giáo độc thần như Công giáo hoặc
Tin lành là điều bình thường. Việc tiếp nhận một số giáo lý mới như sống đời sống
một vợ một chồng, ăn ở vệ sinh, ốm đau dùng thuốc, không uống rượu say, đơn giản
hóa các thủ tục ma chay, lễ hội, không tin vào tà ma, bói toán… đã làm thay đổi một
số tập tục lạc hậu trong đời sống của đồng bào. Tuy nhiên, so với những ảnh hưởng
tích cực mà đạo Tin lành mang lại, ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với vùng đồng


bào DTTS lớn hơn rất nhiều. Những năm qua, hoạt động truyền đạo của Tin lành
trong vùng đồng bào DTTS là một trong những vấn đề phức tạp nhất về chính trị xã hội của các tỉnh trong vùng, gây ra nhiều tác động, hậu quả xấu trên nhiều mặt
của đời sống xã hội.
Về mặt xã hội, việc phát triển tràn lan, bất chấp những quy định của Nhà nước
của đạo Tin lành ở nhiều nơi đã vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

Footer Page 2 of 166.


Header Page 3 of 166.

tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS.
Trên thực tế, quá trình phát triển đạo Tin lành ở Đác Lắc đã gây nên sự chia rẽ sâu
sắc trong cộng đồng, làm phai nhạt một phần ý thức công dân trong đồng bào (chủ
trương không liên quan đến chính trị, tín đồ không tham gia các phong trào quần
chúng, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, đẩy một bộ phận tín đồ đến chỗ bất
hợp tác với chính quyền…)
Về chính trị, các thế lực thù địch bên ngoài câu kết với các phần tử phản động
trong nước tìm cách lợi dụng đạo Tin lành như một lực lượng tinh thần để lôi kéo,
lừa bịp, kích động một bộ phận quần chúng chống lại chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, gây nên những hậu quả đáng lo ngại. Sau ngày miền Nam được
giải phóng, hoạt động của tổ chức phản động FULRO thường gắn với hoạt động của
đạo Tin lành trong vùng đồng bào DTTS, nhiều giáo sĩ Tin lành là những lãnh đạo
chủ chốt của FULRO; nhiều tín đồ là cơ sở tin cậy, là lực lượng của FULRO. Việc
thành lập cái gọi là “Tin lành Đê-ga” gần đây đã kích động sự kỳ thị, chia rẽ tôn
giáo giữa đồng bào DTTS với người Kinh và đã lừa phỉnh, lôi kéo được một số
người tham gia. Trong hai vụ bạo loạn chính trị trong vùng DTTS ở Tây Nguyên
năm 2001 và năm 2004 có nhiều tín đồ tự xưng là “Tin lành Đê-ga” tham gia. Toàn
Tây Nguyên hiện vẫn còn gần 7.000 người DTTS tự xưng là tín đồ của “Tin lành
Đê-ga”. Nguy hiểm hơn, chúng coi “Tin lành Đê-ga” như là cơ sở tinh thần của cái

gọi là “Nhà nước Đê-ga độc lâp”. Hiện nay, các thế lực thù địch lợi dụng Tin lành,
dựa vào lực lượng quần chúng là người DTTS Tây Nguyên, kích động số đông tín
đồ làm lực lượng đối trọng với ta. Trong bối cảnh giao lưu rộng mở, các tổ chức và
cá nhân của Hội thánh Tin lành vẫn tiếp tục bị lợi dụng vì âm mưu thù địch, chống
phá cách mạng Việt Nam.
Về đối ngoại, các thế lực thù địch đang ra sức vu cáo ta vi phạm nhân quyền,
đàn áp tôn giáo, trong đó có vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Từ đó, trong hoạt
động đối ngoại họ đưa nhiều yêu sách để gây sức ép với ta.
Trước tình hình Tin lành phát triển phức tạp, việc thực hiện chính sách tôn giáo
như thừa nhận hoạt động Tin lành bình thường, cho đăng ký và tạo điều kiện thuận

Footer Page 3 of 166.


Header Page 4 of 166.

lợi cho việc hành đạo... đã đem lại những mặt tích cực, tạo ra tâm lý phấn khởi, tin
tưởng trong đại đa số đồng bào có đạo. Tuy nhiên, ở nhiều nơi công tác đối với Tin
lành vẫn còn nhiều hạn chế, nên hiện tại một bộ phận đồng bào có tâm lý hoang
mang, lo lắng, giảm nhiệt tình và thái độ hợp tác tích cực. Mặt khác, do đạo Tin lành
đang tồn tại trong trạng thái nửa hợp pháp, nửa không hợp pháp, có hệ phái chính
thức, có hệ phái không chính thức, nơi đã được công nhận, nơi chưa được công
nhận, nên tình hình của đạo Tin lành trong vùng DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn
còn là vấn đề hết sức phức tạp, không những gây khó khăn, lúng túng cho công tác
quản lý nhà nước, mà còn nhiều mặt kẻ địch có thể lợi dụng chuyển hướng hoạt động
theo hướng chính trị hóa, đưa đạo Tin lành thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền.
Vấn đề Tin lành ở Tây Nguyên nói chung, ở Đác Lắc nói riêng, trong quá khứ
cũng như hiện tại luôn gắn liền với vấn đề dân tộc. Cho nên, việc đẩy mạnh công tác
vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở tỉnh Đác Lắc
được coi như là một trong những giải pháp tích cực để vừa thực hiện tốt chính sách

dân tộc, vừa thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, góp phần ổn định tình hình
tư tưởng, sản xuất và nâng cao đời sống cho đồng bào, giữ vững ổn định an ninh
chính trị trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Trong nhiều năm qua, các tổ chức đảng trong tỉnh Đác Lắc đã chú trọng lãnh
đạo công tác quần chúng, đặc biệt là công tác quần chúng trong vùng DTTS, và đã
đạt được những kết quả tích cực, góp phần làm ổn định tình hình. Song, sự lãnh đạo
của các tổ chức đảng ở tỉnh Đác Lắc đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo
đạo Tin lành còn nhiều lúng túng, hạn chế. Để nâng cao hơn nữa chất lượng lãnh
đạo của các tổ chức đảng đối với công tác quần chúng trong vùng DTTS theo đạo
Tin lành đòi hỏi phải có sự nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách hệ thống
và tìm ra được những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể, có tính khả thi. Luận
văn này cố gắng đóng góp một phần vào yêu cầu thực tiễn cấp bách đó.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Footer Page 4 of 166.


Header Page 5 of 166.

Đác Lắc là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng và là địa bàn có
nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, việc đầu tư nghiên
cứu toàn diện về Tây Nguyên nói chung và Đác Lắc nói riêng từ lâu đã được quan
tâm với những quy mô, mức độ và các lĩnh vực khác nhau. Đảng và Nhà nước đã có
những chủ trương, chính sách chỉ đạo, lãnh đạo rất quan trọng đối với vấn đề dân
tộc, tôn giáo có liên quan trực tiếp đến vùng Tây Nguyên, tiêu biểu là Nghị quyết
10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc
phòng - an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010; Quyết định 168/2001/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn kế hoạch 5 năm 2001 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VIII về tăng cường công tác quần chúng của
Đảng; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX về công tác dân tộc, công tác tôn
giáo; Thông báo 160-TB/TW của Bộ Chính trị về chủ trương công tác đối với đạo

Tin lành trong tình hình mới; Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
một số công tác đối với đạo Tin lành...
Bên cạnh đó, ý thức rõ tầm quan trọng của vấn đề đẩy mạnh công tác quần
chúng nói chung và công tác quần chúng ở vùng đồng bào DTTS theo đạo Tin lành
nói riêng, nhiều công trình khoa học xã hội cũng đã được triển khai nghiên cứu, tiêu
biểu như: Chương trình Tây Nguyên I, Chương trình Tây Nguyên II, trong đó một
phần nghiên cứu đánh giá, đề xuất giải pháp về công tác quần chúng. Đáng chú ý là
một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo như: “Một số tôn giáo ở Việt
Nam” năm 2005, “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam” năm
2002 của TS Nguyễn Thanh Xuân - Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên” năm 2005
của PGS, TS Trương Minh Dục; Đề tài nghiên cứu của Ban Tôn giáo Chính phủ
“Một số giải pháp và chính sách đối với vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào các
dân tộc thiểu số tỉnh Đắc Lắc” năm 2002; các công trình nghiên cứu về Tin lành
Tây Nguyên của Nguyễn Xuân Hùng... Ngoài ra còn có những ý kiến chỉ đạo,

Footer Page 5 of 166.


Header Page 6 of 166.

những công trình nghiên cứu của một số nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu về Tin lành
và công tác đối với đạo Tin lành được đăng tải trên các tạp chí, các báo trong nước
như: “Chính sách đối với tôn giáo nói chung và Tin lành nói riêng trong tình hình
mới” của Lê Quang Vịnh - Nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Kỷ yếu hội
thảo “Tin lành Mỹ, Tin lành Việt Nam - Dự báo tình hình và giải pháp điều chỉnh”,
Vụ Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an; “Thực trạng phát triển đạo Tin lành vùng
đồng bào DTTS - những kiến nghị về chủ trương và giải pháp” của TS Trịnh Xuân
Giới, Nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; “Quá trình thực hiện chính
sách dân tộc - tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta qua tổng kết thực tiễn ở Tây Bắc,

Tây Nguyên và Tây Nam bộ” của GS, TS Lê Hữu Nghĩa... Những công trình nghiên
cứu đó đã cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định các chủ
trương, chính sách về công tác quần chúng nói chung và trong vùng đồng bào DTTS
có đạo ở Tây Nguyên nói riêng. Đây cũng là cơ sở để tác giả kế thừa và đi sâu vào
những vấn đề mới liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu,
riêng biệt về sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương đối với công tác vận động quần
chúng trong vùng đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở Đác Lắc. Luận văn này hy
vọng sẽ góp phần nhỏ vào sự tìm tòi, đề ra những giải pháp hữu ích cho vấn đề đang
cần sự đầu tư, nghiên cứu nhiều hơn này trong quá trình xây dựng Tây Nguyên ngày
càng ổn định và phát triển.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với
công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở tỉnh Đác Lắc, trên cơ sở đó
đề xuất giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của
các tổ chức đảng đối với công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS
theo đạo Tin lành của tỉnh.

Footer Page 6 of 166.


Header Page 7 of 166.

3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích, làm rõ những vấn đề thực tiễn của việc truyền bá đạo Tin lành ở
Đác Lắc, việc kẻ địch lợi dụng đạo Tin lành trong thời gian qua, đánh giá đúng sự
tác động của đạo Tin lành đến tình hình chính trị, xã hội của tỉnh và tư tưởng, đời
sống của đồng bào DTTS theo Tin lành.
- Đánh giá đúng thực trạng, rút ra nguyên nhân và kinh nghiệm về sự lãnh đạo

của các tổ chức đảng tỉnh Đác Lắc đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo
đạo Tin lành.
- Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu, cụ thể để nâng
cao chất lượng lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào
DTTS theo đạo Tin lành của tỉnh Đác Lắc trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình đạo Tin lành và
vấn đề nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác vận động quần chúng đối với đồng
bào DTTS theo đạo Tin lành của các tổ chức đảng địa phương từ tỉnh đến cơ sở của
tỉnh Đác Lắc.
Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu tư liệu và tình hình thực tế chủ yếu từ
năm 2001 (sau vụ biểu tình, bạo loạn chính trị tháng 02-2001) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần
chúng, dựa trên các nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn
tình hình công tác quần chúng ở tỉnh Đác Lắc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn kết hợp chặt chẽ giữa lôgích với lịch sử; sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập số
liệu, đối chiếu, thống kê, phân tích, tổng hợp, coi trọng phương pháp tổng kết thực
tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Footer Page 7 of 166.


Header Page 8 of 166.

- Góp phần đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với
công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở tỉnh Đác Lắc.
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh đạo

của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở
Đác Lắc hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi để góp phần nâng cao chất
lượng lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS
theo đạo Tin lành trong giai đoạn mới.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo vận dụng
vào thực tiễn công tác quần chúng hiện nay, góp phần vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng đối với công tác quần chúng ở các địa phương; làm tài liệu phục vụ việc
nghiên cứu, giảng dạy về công tác quần chúng ở các trường chính trị khu vực Tây
Nguyên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.

Footer Page 8 of 166.


Header Page 9 of 166.

Chương 1
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐÁC LẮC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN
ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO ĐẠO TIN LÀNH - NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG HOẠT
ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG Ở TỈNH ĐÁC LẮC

1.1.1. Vị trí, vai trò và những nét đặc thù của công tác vận động đồng bào
dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở tỉnh Đác Lắc
1.1.1.1. Một số đặc điểm tình hình các dân tộc thiểu số tỉnh Đác Lắc

Đác Lắc là quê hương của đồng bào thuộc nhiều dân tộc, như: Ê-đê, M’nông,
Gia-rai, Xê-đăng, Kinh... Sau ngày miền Nam giải phóng, thực hiện chủ trương
phân bổ lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước, tỉnh đã tiếp nhận hàng chục
vạn đồng bào từ khắp mọi miền đất nước đến xây dựng kinh tế mới. Cùng với người
bản địa, nhiều dân tộc khác cũng đến đây làm ăn sinh sống và tạo nên một đại gia
đình với 43 dân tộc anh em.
Theo số liệu thống kê, đến ngày 31-12-2006, dân số Đác Lắc là 1.701.496
người, mật độ 130,8 người/km2; trong đó dân tộc Kinh chiếm 70,5%; các DTTS
486.313 người, riêng đồng bào DTTS tại chỗ là 313.021 người. Các dân tộc thiểu số
tại chỗ gồm dân tộc Ê-đê 271.117 người, chiếm 15,8%; dân tộc M'nông 39.171
người, chiếm 2,3%; dân tộc Gia-rai 15.389 người, chiếm 0,9%... Một số DTTS từ
nơi khác đến có số dân khá lớn như dân tộc Tày 50.533 người, chiếm 2,95%, dân
tộc Nùng 62.584 người, chiếm 3,64%, còn lại là các dân tộc khác [68, tr.15].
Qua rất nhiều lần tách nhập trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến
chống Mỹ, cũng như sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, hiện nay tỉnh Đác Lắc
gồm 12 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột, 175 đơn vị hành chính cấp xã, 2.218
thôn, buôn, tổ dân phố (sau đây gọi tắt là buôn, làng).

Footer Page 9 of 166.


Header Page 10 of 166.

Xét về mặt địa lý, đồng bào các DTTS của tỉnh phân bố trên một địa bàn rộng
lớn và chủ yếu thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hiểm yếu, có vị trí chiến
lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh. Trong chiến tranh,
các vùng đồng bào DTTS sinh sống là căn cứ địa cách mạng hoặc là nơi nuôi
dưỡng, phát triển thực lực của cuộc kháng chiến. Chính vì thế, trước đây cũng như
hiện nay, các thế lực thù địch hết sức chú ý đến những vùng này để thực hiện ý đồ
chính trị, chống phá cách mạng nước ta.

Trước đây cũng như hiện nay, nét nổi bật của hai dân tộc Ê-đê, M'nông là đời
sống xã hội mang đậm tính huyết thống (dòng họ) và tính cộng đồng hết sức bền
chặt. Trong từng đơn vị buôn, làng có sự tồn tại bền vững những mối quan hệ xã
hội cổ truyền tốt đẹp được hình thành qua các thời kỳ lịch sử lâu dài, nổi bật là quan
hệ giữa dân làng với già làng, chủ buôn; giữa các thành viên trong cùng một buôn,
làng; giữa các gia đình trong một dòng tộc; giữa cha mẹ với con cái...
Đồng bào Ê-đê và M'nông sống rất hiền hòa, hiếu khách, có lòng nhân ái, yêu
thiên nhiên, yêu hòa bình, nhưng đồng thời cũng rất kiên cường, có tinh thần
thượng võ, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Đồng bào DTTS trong tỉnh có đặc điểm là dễ nghe theo, dễ tin và đã tin ai thì
đặt hết niềm tin vào người đó, không từ nan thử thách, hy sinh. Trong những năm
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuyệt đại bộ phận đồng bào DTTS của tỉnh
đã tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh
dũng đứng lên theo Đảng làm cách mạng, bất chấp mọi hy sinh, gian khổ để giành
thắng lợi cuối cùng.
Về phương diện văn hóa, là một địa phương đa dân tộc, Đác Lắc hiện nay là
một vùng đất đa dạng về sắc thái văn hóa: Có sắc thái văn hóa của người Kinh, sắc
thái văn hóa của các DTTS bản địa và sắc thái văn hóa của các DTTS từ nơi khác
đến. Nhưng, trước hết và quan trọng nhất phải nói đến văn hóa, phong tục, tập quán,
tâm lý, lối sống của hai dân tộc bản địa là các dân tộc Ê-đê và M'nông. Đồng bào
các DTTS ở Đác Lắc là chủ nhân của một nền văn hóa bản địa vô cùng phong phú

Footer Page 10 of 166.


Header Page 11 of 166.

và đặc sắc. Trải qua nhiều thế hệ, các dân tộc ở đây đã tạo dựng nên những di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá mà ngày nay các nhà nghiên cứu đều đánh giá
cao, như: nhà dài, nhà mồ, đàn đá, cồng chiêng, các lễ hội và sinh hoạt cộng đồng

độc đáo. Đồng bào còn có một kho tàng văn học dân gian với những những bản
trường ca (khan), truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần; những làn điệu dân ca
như Airay, Kuứt, Kmũn, Tâm pớt, Yuôn Yơh... đậm đà bản sắc dân tộc lưu truyền
qua bao thế hệ. Đặc biệt, luật tục (tập quán pháp) của hai dân tộc Ê-đê, M'nông có
thể coi là một di sản văn hóa tộc người rất đặc sắc, bao gồm hàng trăm điều, phản
ánh những lề luật, tục lệ nghiêm ngặt của cộng đồng thị tộc cổ đại. Ngoài ra, các
dân tộc Ê-đê, M’nông còn có cả chữ viết mà sau này được phiên âm sử dụng phổ
biến từ thời kháng chiến cho đến nay.
Trong đời sống hàng ngày, đồng bào có rất nhiều lễ hội và sinh hoạt truyền
thống diễn ra xoay quanh vòng đời của con người và vòng xoay của mùa màng, như
lễ thổi tai, lễ mừng sức khỏe, lễ cưới, lễ tang, lễ bỏ mã, lễ cúng voi, lễ đâm trâu, lễ
mừng lúa mới, lễ rước K'pan, tục uống rượu cần, tục kể khan... Các sinh hoạt truyền
thống này mang tính cộng đồng cao, thu hút mọi người cùng tham gia và trở thành
một nét đẹp đáng quý trong đời sống của đồng bào. Chúng có tác động rất lớn đến
tư tưởng, tình cảm của con người và mỗi thành viên trong cộng đồng luôn luôn gửi
gắm vào đây những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.1.1.2. Vai trò của công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin thì cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng nhân dân. Điều này bao hàm cả ý nghĩa là quần chúng phải được tập
hợp, tổ chức lại và bản thân quần chúng phải tự mình tham gia vào cuộc cách mạng
ấy. Nhưng “muốn cho quần chúng hiểu rõ phải làm gì thì cần phải tiến hành một
công tác lâu dài và kiên nhẫn” [39, tr.164]. Phát triển quan điểm của C. Mác, V.I.
Lê-nin cho rằng: “Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động
đối với đội ngũ tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản thì cách mạng vô
sản không thể thực hiện được” [36, tr.251]. Những quan điểm đó cho chúng ta thấy,

Footer Page 11 of 166.


Header Page 12 of 166.


công tác vận động quần chúng hết sức quan trọng và cần thiết. Đó là một công tác
lâu dài, là cuộc đấu tranh giai cấp để giành lấy sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.
Phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Cách mệnh trước hết là phải làm cho dân giác ngộ” [37, tr.266]. Muốn
làm cho dân giác ngộ “trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và
tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi
nơi” [38, tr.267]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Đảng Cộng sản phải vận
động và tổ chức nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, “dân vận là vận động tất cả lực
lượng của mỗi một người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn
dân để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể
đã giao cho” [39, tr.698-699].
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lê-nin nhấn mạnh việc động viên và phát
huy mọi lực lượng của quần chúng nhân dân. Người cảnh cáo: “những ai chỉ trông
vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng xã hội cộng sản là những kẻ có
tư tưởng hết sức ngây thơ” [35, tr.347].
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lê-nin và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai
trò quan trọng của công tác vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên,
trong quá trình cách mạng do Đảng lãnh đạo, mỗi thời kỳ, mỗi đối tượng có những
nội dung và hình thức vận động khác nhau. Trong thời kỳ mới của cách mạng, Đảng
ta xác định nội dung công tác vận động quần chúng là xây dựng và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, đồng thời đề ra các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các
tầng lớp xã hội, xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước…
Đồng bào DTTS nói chung và đồng bào DTTS theo đạo Tin lành nói riêng ở
tỉnh Đác Lắc là một đối tượng vận động đặc biệt, do đó công tác vận động của Đảng
ở đây có vai trò hết sức quan trọng.

Footer Page 12 of 166.



Header Page 13 of 166.

Do đặc điểm lịch sử, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí
thấp, sự am hiểu của đồng bào về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
còn đơn giản. Địa bàn cư trú của đồng bào hầu hết là những vùng trọng yếu về quốc
phòng - an ninh. Chính vì thế, các thế lực thù địch hết sức chú ý đến những vùng
này để lôi kéo quần chúng thực hiện ý đồ chính trị chống phá cách mạng nước ta.
Hiện nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm trong cuộc đấu tranh
chống chiến lược “diễn biến hòa bình”. Nếu chúng ta không chú ý làm tốt công tác
vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS thì các thế lực thù địch sẽ có cơ
hội lợi dụng, lôi kéo đồng bào thành lực lượng đối trọng với ta.
Công tác vận động đồng bào các DTTS ở Đác Lắc hiện nay, đặc biệt là những
người theo đạo Tin lành, còn xuất phát từ mấy đặc điểm sau:
- Đồng bào các DTTS nói chung sinh sống ở nhiều buôn, làng trong toàn tỉnh,
không hình thành những lãnh thổ tộc người riêng biệt, mà sinh sống xen kẽ, đan xen
nhau và có sự giao lưu sâu sắc về văn hóa.
- Về phương diện văn hóa, đồng bào DTTS Đác Lắc có một nền văn hóa bản
địa vô cùng phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, trong những năm qua, trước sự tác
động của nền kinh tế thị trường và một phần của những yếu tố cực đoan trong việc
truyền bá đạo Tin lành, nhiều giá trị văn hóa tinh thần bị mai một, nhiều tập tục, lễ
hội, nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng bị mất dần. Điều này đã hủy hoại sự đề
kháng văn hóa và tạo điều kiện cho tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin lành phát triển.
- Số dân các dân tộc rất chênh lệch nhau (có dân tộc như Ê-đê gần 25 vạn dân,
có nhiều dân tộc hiện chỉ có dưới vài chục người như Khơ-mú, Hà nhì, Chu-ru, Pupéo...), nên dễ sinh tư tưởng định kiến, phân biệt dân tộc lớn, dân tộc nhỏ.
Những đặc điểm đó cho thấy, công tác quần chúng có mục tiêu to lớn là tạo lập
sự nhất trí, sự đồng thuận của tất cả các tầng lớp xã hội, các thành phần dân tộc vì
sự nghiệp chung, tạo sự tương đồng, hài hòa trong tính thống nhất của toàn dân tộc.
Đồng bào DTTS tuy không nhiều về số lượng, nhưng là một đối tượng quan

trọng trong công tác dân vận của Đảng. Nếu như trước đây sự ổn định chính trị

Footer Page 13 of 166.


Header Page 14 of 166.

thường được quan niệm gắn liền với sức mạnh kinh tế, quân sự (tuy nhiên trên thực
tế không phải bao giờ cũng như vậy), thì ngày nay, sự ổn định chính trị phải là tổng
hợp của sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…;
trạng thái ổn định chính trị chỉ vững chắc khi tất cả các lĩnh vực dân tộc, tư tưởng,
tôn giáo… cùng đạt được sự ổn định tương ứng. Chính vì thế, công tác vận động
đồng bào DTTS của Đảng là một trong những nhân tố góp phần ổn định tình hình an
ninh chính trị của tỉnh, chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và góp
phần vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
1.1.1.3. Đặc thù của công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở Đác Lắc
- Về đối tượng vận động
Nét nổi bật của hai dân tộc Ê-đê, M'nông là đời sống xã hội mang đậm tính
huyết thống (dòng họ) và tính cộng đồng hết sức bền chặt. Buôn của đồng bào Ê-đê
hay bon của đồng bào M'nông là các đơn vị cơ sở của xã hội, có nơi cư trú và nơi
canh tác riêng, có bến nước và nghĩa địa riêng mặc nhiên được các buôn (bon) khác
thừa nhận. Mỗi buôn có một già làng. Mặc dù, trong xã hội hiện đại có sự tác động
của nhiều nếp sống mới, nhưng vai trò của già làng trong xã hội người DTTS ở Đác
Lắc vẫn còn rất lớn. Già làng là người điều hành toàn bộ các hoạt động truyền
thống trong xã hội của đồng bào. Tiếng nói của già làng thường đóng vai trò quyết
định trong mọi sự việc. Hầu như mọi việc trong làng được giải quyết thông qua vai
trò già làng.
Trong từng đơn vị buôn, làng có sự tồn tại bền vững của những mối quan hệ
xã hội cổ truyền tốt đẹp được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài đáng kể nhất
là quan hệ giữa dân làng với già làng, chủ buôn; giữa các thành viên trong cùng một

buôn; giữa các gia đình trong một dòng tộc; giữa cha mẹ với con cái... Trong các mối
quan hệ đó, tinh thần cộng đồng, dân chủ, bình đẳng, tương thân tương ái... là đặc điểm
nổi bật chi phối đời sống của đồng bào.
Thành viên của buôn (bon) là các đại gia đình mẫu hệ, có nhiều thế hệ cùng
chung sống trong một nhà dài, do một người phụ nữ cao tuổi nhất hoặc có uy tín

Footer Page 14 of 166.


Header Page 15 of 166.

nhất đứng ra trông nom tài sản, hướng dẫn sản xuất, do vậy sự chi phối của họ đối
với gia đình, xã hội thường rất quan trọng.
- Đặc điểm tâm lý, xã hội.
Cả đồng bào Ê-đê và đồng bào M'nông đều rất hiền hòa, hiếu khách, có lòng
nhân ái, sống thật thà, đôn hậu. Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu hòa bình,
nhưng đồng thời cũng rất ngoan cường, dũng cảm, có tinh thần thượng võ, trong đó
nổi bật hơn cả là ý chí đấu tranh bất khuất chống chọi với thiên nhiên và đấu tranh
bảo vệ buôn làng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Đồng bào DTTS luôn nói đi đôi với làm, dễ tin và đã tin thì tin tuyệt đối; nếu đã
hứa thì khó khăn mấy cũng thực hiện, ai không thực hiện thì mất niềm tin. Cho nên,
đối với đồng bào, không có gì nguy hại hơn là để họ mất niềm tin. Đồng bào đã mất
niềm tin với ai thì dứt khoát không bao giờ nghe theo.
Cũng như các dân tộc khác, đồng bào các DTTS ở Đác Lắc sống gắn bó với
cộng đồng, hết lòng vì cộng đồng, nhưng đồng bào cũng có lợi ích thiết thân của
mình. Do đó, trong công tác vận động đồng bào phải quan tâm đến lợi ích thiết thân
của đồng bào. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng: muốn vận động quần chúng phải quan
tâm đến lợi ích thiết thân của họ; lợi ích là một động lực thúc đẩy con người hành
động. Nhưng, cần chú ý rằng, lợi ích phải được hiểu là những gì thiết thực, cụ thể,
gắn với cuộc sống hàng ngày của đồng bào, chứ không phải là những thứ họ chỉ

thấy trong các báo cáo hoặc là những sự hứa hẹn suông.
1.1.2. Tầm quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đác Lắc đối với
công tác vận động quần chúng nói chung và công tác vận động đồng bào dân
tộc thiểu số theo đạo Tin lành nói riêng
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì
việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [39, tr.35]. Những lời căn
dặn ấy cho thấy, công tác dân vận là nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã
nhấn mạnh: “Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quần

Footer Page 15 of 166.


Header Page 16 of 166.

chúng, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhân tố quyết
định thắng lợi của công cuộc đổi mới và toàn bộ sự nghiệp cách mạng” [18, tr.65].
Từ đó, Đảng ta luôn luôn coi công tác vận động, tổ chức quần chúng tham gia công
việc cách mạng là vấn đề chiến lược xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng. Trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa, công tác dân vận tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, mọi giai cấp, tầng lớp, các giới đồng bào… Nó góp phần phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng đất
nước giàu mạnh, công bằng, văn minh, hạnh phúc.
Đối với Đác Lắc, công tác vận động quần chúng cũng nhằm tăng cường hơn
nữa mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, xây dựng mối quan hệ đoàn kết các thành
phần dân tộc trong tỉnh, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị trong tỉnh.
Tầm quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đác Lắc đối với công tác
vận động đồng bào các DTTS theo đạo Tin lành thể hiện ở những nội dung sau:
Một là, để đảm bảo cho công tác này thực hiện đúng định hướng và đạt được

đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu:
- Củng cố mối quan hệ đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng các dân tộc. Đồng
bào các DTTS ở Đác Lắc từ bao đời nay sống và làm việc trong mối quan hệ cộng
đồng tốt đẹp. Trong đấu tranh cách mạng trước đây, cũng như trong công cuộc xây
dựng xã hội mới hiện nay, đồng bào luôn có những đóng góp tích cực và hiệu quả.
Việc một bộ phận đồng bào DTTS theo Tin lành là do những lý do khác nhau, một
bộ phận do nhu cầu chính đáng và tôn giáo thuần túy, nhưng có một bộ phận bị lôi
kéo, lừa bịp, khống chế buộc đi theo. Do đó, Đảng bộ tỉnh phải chỉ đạo hệ thống
chính trị các cấp trong tỉnh nhận rõ những vấn đề này, từ đó có những nội dung và
phương pháp vận động thích hợp, hiệu quả. Đối với quần chúng phải tuyên truyền,
vận động, giáo dục đồng bào nhận rõ và ý thức được đầy đủ trách nhiệm công dân
đối với xã hội, thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo, giúp họ nhận ra được âm mưu

Footer Page 16 of 166.


Header Page 17 of 166.

và tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo để kích động chia rẽ của các thế lực thù địch.
- Phát huy sức mạnh của cộng đồng các dân tộc trong công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân dân là lực lượng đông đảo tiến hành mọi
nhiệm vụ, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng bào
DTTS theo đạo Tin lành ở Đác Lắc là một đối tượng đặc biệt trong công tác dân vận
của tỉnh, nhưng họ cũng chính là một bộ phận dân cư cấu thành các thành phần dân
tộc trong tỉnh. Cho nên, phải xem đây là một bộ phận nhân dân cấu thành, lực lượng
lao động, sức mạnh chung của tỉnh. Bộ phận theo Tin lành vì bị lợi dụng, lừa mị
nhằm phục vụ cho mục đích chính trị xấu xa của chúng chỉ là thiểu số, và ngay cả
khi họ lầm đường, lạc lối, họ vẫn là những quần chúng của Đảng. Họ phải được giáo
dục, tập hợp thành một khối đoàn kết thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa

phương thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh của
tỉnh.
Hai là, sự lãnh đạo công tác vận động quần chúng của Đảng bộ tỉnh xuất phát
từ yêu cầu giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn trong điều kiện
các thế lực thù địch tập trung chống phá ta về nhiều mặt, đặc biệt là việc lợi dụng
các vấn đề dân tộc, tôn giáo để lôi kéo một bộ phận đồng bào DTTS biểu tình bạo
loạn, gây rối, vượt biên trái phép...
Hiện nay, ở tỉnh Đác Lắc cũng như ở toàn vùng Tây Nguyên nói chung, yêu
cầu, nhiệm vụ đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của
các thế lực thù địch trên các vấn đề dân tộc, tôn giáo được đặt ra một cách trực tiếp
và cấp bách. Các sự kiện biểu tình, bạo loạn của một bộ phận đồng bào DTTS ở Tây
Nguyên vào các năm 2001 và 2004 thực chất sâu xa là do một bộ phận quần chúng
bị lừa bịp, lôi kéo dưới chiêu bài đòi thành lập “Nhà nước Đê-ga độc lập”, đòi trả
đất cho người DTTS, đòi đuổi người Kinh ra khỏi Tây Nguyên… trong âm mưu lớn
là gây mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên, đẩy nhân dân đến chỗ chống đối chính
quyền, chia rẽ dân tộc, kích động chủ nghĩa ly khai, tạo cớ để quốc tế hóa vấn đề và

Footer Page 17 of 166.


Header Page 18 of 166.

nước ngoài can thiệp. Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ những người tham gia
biểu tình là những tín đồ Tin lành. Do vậy, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với
công tác vận động quần chúng nói chung và vận động đồng bào DTTS theo Tin lành
nói riêng là yêu cầu hết sức cần thiết. Đảng bộ chẳng những định hướng, mà còn đề
ra những yêu cầu cụ thể đối với toàn hệ thống chính trị trong việc đặt công tác quần
chúng đúng với yêu cầu và vị trí của nó, làm cho công tác quần chúng góp phần tích
cực vào việc giữ vững sự ổn định về an ninh, chính trị, trên cơ sở đó phát triển kinh
tế - xã hội một cách hiệu quả.

Ba là, lãnh đạo công tác vận động quần chúng là thước đo và còn là một trong
những nội dung để nâng cao toàn diện năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức đảng các cấp.
Năng lực lãnh đạo của các tổ chức và cấp ủy đảng thể hiện trên nhiều lĩnh vực
và ở kết quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo bằng định
hướng chính trị, bằng công tác tổ chức - cán bộ, bằng công tác kiểm tra và bằng sự
gương mẫu của đảng viên. Chính quyền làm công tác dân vận bằng việc ra quyết
định, chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, tổ chức điều hành có hiệu quả việc thực
hiện các quyết định, chủ trương đó. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân làm công tác
quần chúng bằng việc tuyên truyền, vận động tập hợp họ xây dựng và thực hiện các
phong trào hành động cách mạng. Thông qua công tác quần chúng ở cơ sở, Đảng bộ
kiểm nghiệm tính đúng đắn những chủ trương, chính sách của mình, để xác định
tính hiệu quả trong việc thực hiện các chủ trương, kế hoạch công tác và đánh giá,
rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Lãnh đạo công tác quần chúng bằng những nội dung, hình thức và phương
pháp tốt là cơ sở để tạo nên sự ổn định xã hội, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá
năng lực lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy đảng địa phương.
Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đác Lắc đối với công tác vận động
quần chúng nói chung và công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành nói
riêng chính là thể hiện ở sự lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh thông qua

Footer Page 18 of 166.


Header Page 19 of 166.

công tác quần chúng để đoàn kết và phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân, tạo
nên một môi trường xã hội ổn định để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã
hội, góp phần vào sự ổn định chính trị ở tỉnh Đác Lắc nói riêng và Tây Nguyên nói
chung.

1.2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC ĐẢNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐÁC LẮC
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO ĐẠO
TIN LÀNH – QUAN NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1.2.1. Nội dung và phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng tỉnh Đác
Lắc đối với công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành
Xác định được đường lối chính trị đúng đắn là yêu cầu hàng đầu, nhưng để
đường lối đó đi vào cuộc sống, Đảng phải vận động, tổ chức nhân dân thực hiện
đường lối đó một cách hiệu quả.
Có thể nói rằng, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đác Lắc với công tác vận động
đồng bào DTTS theo đạo Tin lành là hoạt động của các tổ chức và cấp ủy đảng
trong tỉnh nhằm làm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp đẩy mạnh
tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để nâng cao ý thức giác ngộ, sự hiểu biết của
đồng bào về các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, về chính sách
dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; vận động đồng bào thực hiện
đúng những chủ trương và chính sách đó để ổn định đời sống, phát triển sản xuất
tiến tới xóa dần những chêch lệch giữa các dân tộc trong vùng. Đồng thời, công tác
dân vận cũng góp phần đấu tranh vạch rõ âm mưu và chống lại những luận điểm
xuyên tạc của các thế lực thù địch hòng phá hoại mối quan hệ đoàn kết dân tộc, phá
hoại chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, nội dung và phương
thức lãnh đạo công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành của Đảng bộ
phải được xác định rõ:
1.2.1.1. Về nội dung lãnh đạo
Một là, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
thường xuyên đi sâu tìm hiểu, nắm rõ được tâm trạng, nguyện vọng của nhân dân,

Footer Page 19 of 166.


Header Page 20 of 166.


nắm chắc được tình hình quần chúng theo đạo Tin lành ở vùng đồng bào DTTS, giải
quyết kịp thời những vấn đề do tình hình thực tế đặt ra.
Công tác vận động quần chúng đối với đồng bào DTTS theo đạo Tin lành trước
hết là ở cơ sở, nhất là nơi có đông đồng bào theo đạo sinh sống. Vì vậy, các cấp uỷ
đảng lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và các tổ chức quần chúng, thông qua phản
ảnh của đảng viên, qua dư luận xã hội, thường xuyên nắm bắt tình hình quần chúng
ở cơ sở để phát hiện những vấn đề mới phát sinh; phân tích, đánh giá tâm trạng,
nguyện vọng của đồng bào, kịp thời có chủ trương cụ thể giải quyết đúng đắn những
nhu cầu chính đáng của quần chúng phù hợp với quy định của pháp luật. Nắm bắt
được tư tưởng quần chúng cũng là cơ sở để các cấp ủy đảng tiếp cận với quần
chúng, hiểu họ và đồng thời để quần chúng hiểu về Đảng.
Những vấn đề nảy sinh trong vùng đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở Đác
Lắc hiện nay chủ yếu liên quan đến nhu cầu tôn giáo, đến vấn đề tranh chấp đất đai
giữa người Kinh với đồng bào DTTS. Trong những vấn đề đó, do bị lợi dụng, nhiều
vụ việc thường đi tới những yêu sách không thỏa đáng, không phù hợp với quy định
của pháp luật, như: đòi tách tôn giáo đồng bào DTTS ra khỏi tôn giáo người Kinh;
đòi người Kinh trả đất cho đồng bào DTTS… Nội dung công tác dân vận ở đây là
phải biết bóc tách những yêu cầu chính đáng của quần chúng với những đòi hỏi vô
căn cứ, vì mục đích chính trị đen tối để có phương pháp vận động, thuyết phục hiệu
quả.
Để hiểu sâu tình hình quần chúng, các cấp ủy đảng cần yêu cầu chính quyền,
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có sự điều tra, phân tích cụ thể tình hình các mặt
như: dân cư; tâm trạng, nguyện vọng, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần,
những nhu cầu thiết yếu, chính đáng của người dân; tình hình an ninh chính trị, trật
tự xã hội… Đây là những vấn đề cần thiết cho việc xác định và đề ra các chủ trương
sát đúng với tình hình và phù hợp với nguyện vọng quần chúng, giải quyết kịp thời
những vấn đề mới phát sinh, không để xảy ra mâu thuẫn. Mối quan hệ giữa các dân
tộc ở Đác Lắc về cơ bản là tốt đẹp, nhưng thời gian gần đây do bị tác động bởi


Footer Page 20 of 166.


Header Page 21 of 166.

những yếu tố bên ngoài và của bọn phản động, nên mối quan hệ này có lúc trở nên
căng thẳng ở một số vùng, một số vấn đề và đến nay vẫn còn âm ỉ. Đây là vấn đề
nhạy cảm, rất dễ bị kích động. Công tác dân vận phải hết sức chú ý không để thổi
bùng lên thành những “điểm nóng” như những năm trước đây. Bên cạnh việc tìm
hiểu tình hình quần chúng, các cấp chính quyền địa phương cần có những chủ
trương, chính sách đáp ứng nhu cầu chính đáng của đồng bào như: tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hành đạo của tín đồ, công nhận tư cách pháp nhân của các chi hội
Tin lành cơ sở, cho đăng ký các điểm nhóm Tin lành chưa đại hội, đồng ý mở các
lớp bồi linh và các hoạt động khác của đồng bào có đạo…
Cấp ủy đảng cần lãnh đạo chính quyền cùng cấp khi có những vấn đề phức tạp
nảy sinh phải hết sức thận trọng, xem xét kỹ việc tiếp cận của đồng bào đối với
những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến mức nào, đồng thời chú ý
đến thái độ của họ đối với các sự kiện chính trị nổi bật. Đây là những cách tiếp cận
quần chúng có hiệu quả trong các nội dung của công tác vận động quần chúng nói
chung.
Hai là, tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng để
chuyển tải được các chủ trương, chính sách, pháp luật đến với người dân, vận động
nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật và nhiệm vụ cách mạng. Khi người
dân đã nhận thức được đầy đủ các chủ trương, chính sách và đồng lòng thực hiện thì
việc gì cũng thành công. Lê-nin đã từng nói: “Nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của
quần chúng. Là khi quần chúng biết rõ mọi cái… và đi vào hành động một cách có ý
thức” [35, tr.23].
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho quần chúng thông qua việc tổ chức phổ
biến các chủ trương, chính sách, pháp luật đến với họ bằng các hình thức thích hợp.
Thực tế vừa qua ở Đác Lắc nói riêng và ở Tây Nguyên nói chung cho thấy, các thế

lực thù địch thường lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo một cách triệt để tạo nên sự
bất ổn xã hội. Vì vậy, việc tuyên truyền cho quần chúng trong vùng DTTS theo đạo
Tin lành cần được các cấp ủy đảng tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức để

Footer Page 21 of 166.


Header Page 22 of 166.

nâng cao nhận thức cho người dân, để họ hiểu được chính sách đúng đắn của Đảng
và Nhà nước, thấy đựơc âm mưu của kẻ thù, từ đó tạo ra sự đồng thuận trong quần
chúng cùng thực hiện các nhiệm vụ cách mạng.
Ba là, lãnh đạo việc tập hợp quần chúng vào các hình thức tổ chức thích hợp,
đồng thời chú trọng xây dựng Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các
tổ chức quần chúng đủ sức làm công tác quần chúng có hiệu quả. Ngay sau các vụ
biểu tình, bạo loạn ở Tây Nguyên, hầu hết các tổ chức quần chúng ở vùng đồng bào
DTTS gần như không hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng; một số cán bộ làm
công tác ở cơ sở bị khống chế, không dám hoạt động, phong trào quần chúng hầu
như tê liệt; một số quần chúng bị lôi kéo, kích động có thái độ chống đối, cực đoan,
số khác mất niềm tin hoặc hoang mang, dao động. Vì vậy, việc các cấp ủy đảng
thường xuyên lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xây dựng, củng
cố tổ chức, tập hợp quần chúng vào tổ chức đoàn thể giữ vai trò hết sức quan trọng
và là nhiệm vụ cấp thiết đối với Đác Lắc và cả Tây Nguyên.
Bốn là, lãnh đạo triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm cho nhân
dân cảm nhận rõ không khí dân chủ ngay tại buôn, làng, từ đó tích cực tham gia xây
dựng các phong trào hành động cách mạng. Một trong những yếu tố gây phản ứng
tiêu cực trong một bộ phận quần chúng là do những khuyết điểm chủ quan của đội
ngũ cán bộ, đảng viên; hệ thống chính trị các cấp chưa thật sự phát huy dân chủ
rộng rãi; việc triển khai thực hiện các quyết định của cấp trên chưa thực sự hiệu quả;
chưa có các chủ trương cụ thể giải quyết các vấn đề của địa phương. Chỉ có phát

huy dân chủ, xây dựng phong trào hành động cách mạng của quần chúng mới tạo
được cơ sở để lôi kéo, tập hợp quần chúng vào tổ chức, từ đó phát huy tính tích cực,
sáng tạo của họ, đồng thời để họ tránh được sự lôi kéo của kẻ địch và những phần tử
xấu.
Năm là, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển sản xuất, cải
thiện đời sống đồng bào, nhất là những nơi khó khăn, những vùng sâu, vùng xa,
vùng căn cứ kháng chiến cũ. Công tác dân vận của chính quyền các cấp là tổ chức

Footer Page 22 of 166.


Header Page 23 of 166.

điều hành, thực thi các nhiệm vụ này có hiệu quả. Lợi ích là động lực của sự phát
triển, do vậy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng và có tính
quyết định đến sự ổn định chính trị, xã hội trong vùng đồng bào, đến hiệu quả của
công tác vận động quần chúng.
1.2.1.2. Về phương thức lãnh đạo
Phương thức lãnh đạo chính là cách thức, biện pháp để tổ chức và cấp uỷ đảng thực
hiện có hiệu quả cao các nội dung lãnh đạo. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII của Đảng thông qua, Đảng ta đã xác
định rõ phương thức lãnh đạo tổng quát của Đảng:
Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về
chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết
phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng
viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất
vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể.
Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính
trị [29, tr.135].
Vận dụng chủ trương đó của Đảng vào hoạt động lãnh đạo của các tổ chức

đảng địa phương tỉnh Đác Lắc đối với công tác vận động quần chúng, qua tổng kết
thực tiễn lãnh đạo công tác quần chúng của các tổ chức đảng trong tỉnh những năm
qua, có thể xác định phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đác Lắc đối với công
tác vận động quần chúng đồng bào DTTS theo đạo Tin lành bao gồm:
Một là, Tỉnh ủy, các huyện ủy kịp thời ban hành các nghị quyết về công tác vận
động nhân dân, công tác đối với tôn giáo.
Nghị quyết của cấp ủy đảng địa phương là văn bản thể hiện sự quán triệt các
nghị quyết của Trung ương, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự nhận định
về tình hình thực tế của địa phương và các chủ trương lớn, các giải pháp chủ yếu
của cấp ủy về công tác vận động nhân dân, công tác đối với tôn giáo, công tác đối

Footer Page 23 of 166.


Header Page 24 of 166.

với đồng bào theo đạo Tin lành… trong những năm trước mắt. Nghị quyết của Tỉnh
ủy, của các huyện ủy là cơ sở quan trọng và trực tiếp nhất để Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp
huyện - theo chức năng của mình - xây dựng nghị quyết, chương trình công tác,
phân công trách nhiệm và bố trí các nguồn lực để tổ chức thực hiện, tạo thành sự
thống nhất ý chí, quyết tâm và hành động trong công tác vận động nhân dân. Vừa
qua, Tỉnh ủy Đác Lắc đã ban hành những nghị quyết, chỉ thị định hướng cho công
tác này, trên cơ sở đó có chủ trương để lãnh đạo hệ thống chính trị các cấp thực
hiện. Tỉnh ủy và các ban của Tỉnh ủy đặt ra yêu cầu chú ý tập trung nhiều công sức
và dành nhiều thời gian hơn cho công tác quần chúng, đặc biệt là ở vùng đồng bào
các DTTS, vùng đồng bào theo đạo Tin lành. Nhờ vậy, hoạt động của hệ thống
chính trị trong công tác vận động nhân dân tương đối đồng bộ, có sự phối hợp khá
nhịp nhàng.
Hai là, Đảng bộ lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, giáo dục.

Như đã biết, trong những năm qua, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, các thế
lực thù địch ráo riết chỉ đạo các hoạt động lôi kéo, lừa mị, kích động quần chúng
hoạt động biểu tình, bạo loạn chính trị, gây rối với âm mưu thành lập cái gọi là “Nhà
nước Đê-ga độc lập”, trong đó chúng chỉ đạo tuyên truyền mạnh mẽ cho việc phát
triển tổ chức “Tin lành Đê-ga” làm cơ sở tinh thần cho cái “nhà nước” ấy. Vì vậy,
để thực hiện tốt sự lãnh đạo của mình, các tổ chức đảng cần đặt biệt coi trọng
phương thức thuyết phục, giáo dục cho quần chúng nhân dân với phương châm
“tỉnh bám huyện, huyện bám xã, xã bám thôn, buôn” trong công tác quần chúng.
Công tác tuyên truyền, giáo dục đối với đồng bào DTTS theo đạo Tin lành có
nhiều nội dung, bằng nhiều hình thức đa dạng và do nhiều chủ thể tiến hành. Điều
quan trọng là các cấp ủy đảng phải nhận rõ: trong bất kỳ công việc gì, trước hết phải
lấy giáo dục, thuyết phục làm chính, rất hạn chế việc áp đặt, ép buộc, chỉ dùng biện
pháp cưỡng bức khi thật cần thiết.
Ba là, Đảng bộ lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bộ.

Footer Page 24 of 166.


Header Page 25 of 166.

Về tổ chức, Tỉnh uỷ củng cố Ban Dân vận của Tỉnh uỷ để Ban này làm tốt chức
năng tham mưu về công tác vận động đồng bào DTTS theo tôn giáo; lãnh đạo Ủy
ban nhân dân tỉnh củng cố Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo, Hội đồng Nhân dân tỉnh
củng cố Ban Dân tộc của Hội đồng. Tỉnh uỷ thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với
công tác tôn giáo nói chung, công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành
nói riêng, bằng việc lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp đối với Ban Cán sự Đảng Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Ban Cán sự Đảng của Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo tỉnh.
Về cán bộ, Tỉnh ủy, các huyện ủy, các đảng ủy xã thể hiện sự lãnh đạo thông
qua bố trí các cấp ủy viên làm cán bộ chủ chốt của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân, các ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đồng thời, các cấp ủy phát huy vai

trò của toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các tổ chức của hệ thống chính trị
trong công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành. Đặc biệt, khi có tình
hình phức tạp, Tỉnh ủy có thể tổ chức các đội công tác về cơ sở nắm tình hình, vận
động đồng bào, giúp đồng bào ổn định sản xuất và đời sống, đồng thời trực tiếp góp
phần giải quyết những “điểm nóng”, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã
hội ở các địa phương.
Những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về bám sát buôn, làng, các
ban, ngành cấp tỉnh đã điều động hàng trăm cán bộ, đảng viên xuống cơ sở thành lập
những đội công tác chuyên trách quần chúng ở các địa bàn trọng điểm gồm các đối
tượng được lựa chọn như: các cán bộ lão thành, hưu trí, các cán bộ có kinh nghiệm
công tác dân vận, cán bộ đương chức ở các ngành, cán bộ người DTTS… Qua các đợt
công tác này, đã hình thành mới hàng chục chi bộ ở những buôn, làng trước đây chưa
có hoặc thiếu đảng viên để lập chi bộ. Các ban, ngành cấp tỉnh tổ chức các hình thức
kết nghĩa với các thôn, buôn có tình hình phức tạp để tạo mối quan hệ gắn kết với đồng
bào và để nắm tình hình, tham mưu kịp thời cho cấp ủy xử lý những vấn đề phát sinh
ngay tại cơ sở.
Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức đảng ở cơ sở. Dựa vào cơ sở vừa là
quan điểm chỉ đạo, vừa là phương thức lãnh đạo công tác dân vận cơ bản của các

Footer Page 25 of 166.


×