Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của đực giống Pietrain kháng stress và PiDu đến sức sản xuất của lợn nái F1 ( Landrace x Yorkshire) và đời con của chúng (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGỌC ÁNH

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỰC GIỐNG PIÉTRAIN
KHÁNG STRESS VÀ PIDU ĐẾN SỨC SẢN XUẤT
CỦA LỢN NÁI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE)
VÀ ĐỜI CON CỦA CHÚNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGỌC ÁNH

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỰC GIỐNG PIÉTRAIN
KHÁNG STRESS VÀ PIDU ĐẾN SỨC SẢN XUẤT
CỦA LỢN NÁI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE)
VÀ ĐỜI CON CỦA CHÚNG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số ngành: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯƠNG MẠNH HÙNG


Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CẢM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Hoàng Thị Ngọc Ánh


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên, lãnh đạo phòng đào tạo Sau đại học, và sự nhất trí của giáo
viên hướng dẫn tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của đực
giống Pietrain kháng stress và PiDu đến sức sản xuất của lợn nái F1 (
Landrace x Yorkshire) và đời con của chúng”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo nhà trường, phòng đào tạo Sau đại
học, giáo viên hướng dẫn, trang trại chăn nuôi cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, lãnh đạo phòng đào tạo Sau đại học đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
khoa học: TS. Dương Mạnh Hùng và chủ trang trại chăn nuôi : Nguyễn Văn
Toản đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực

hiện luận văn.
Tôi xin kính chúc các thầy cô lãnh đạo Nhà trường và toàn thể thầy cô
giáo trong phòng quản lý đào tạo Sau đại học sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt, chúc các bạn học viên mạnh khỏe, học tập và thành công trong cuộc sống.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến
khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả

Hoàng Thị Ngọc Ánh


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Phẩm chất tinh dịch của Landrace, Duroc, Pietrain và Large White........ 16
Bảng 1.2: Năng suất sinh sản .......................................................................... 17
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm đối với lợn nái và đực giống .................... 22
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm đối với lợn thịt .......................................... 23
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn nái ......................... 24
Bảng 2.4: Số lượng lợn thịt nuôi theo dõi thí nghiệm của các tổ hợp lai ....... 24
Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm của lợn thịt ...... 24
Bảng 2.6. Thang điểm đánh giá hoạt lực (A) của tinh trùng .......................... 25
Bảng 3.1: Kết quả theo dõi về chất lượng tinh dịch của lợn đực giống
kiểm tra............................................................................................ 30
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của lợn đực giống Pi kháng stress và PiDu đến
một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái F1 (LxY) ................................. 36
Bảng 3.3: Khối lượng của lợn qua các kỳ cân (kg)........................................ 41
Bảng 3.4: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng (g/con/ngày) ............ 44
Bảng 3.5: Sinh trưởng tương đối của lợn qua các tháng (%).......................... 46
Bảng 3.6: Lượng thức ăn tiêu thụ của lợn thí nghiệm (kg) ............................. 47

Bảng 3.7: Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng (kg) .............................. 48
Bảng 3.8: Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng (g) .............................. 51
Bảng 3.9: Tiêu tốn NLTĐ cho 1kg tăng khối lượng (kcal) ............................ 52
Bảng 3.10: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (đồng/kg KL sống) ... 53
Bảng 3.11: Kết quả mổ khảo sát ..................................................................... 54
Bảng 3.12: Đánh giá chất lượng của thịt lợn .................................................. 57
Bảng 3.13: Sơ bộ hạch toán kinh tế ................................................................ 60


iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đồ thị khối lượng của lợn qua các kỳ cân ..................................... 43
Hình 3.2 . Biểu đố sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm ........................ 45
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của thí nghiệm lợn ........................ 46
Hình 3.4. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ........................ 49


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS

Cộng sự

D

Duroc

ĐVT


Đơn vị tính

GGP

Heo giống cụ kỵ (Great Grand

GP

Parents)

L

Heo giống ông bà (Grand Parents)

LG

Landrace

LS

Landrace Đức

LW

Landrace Thụy Điển

LY

Large White


NLTĐ

Landrace x Yorkshire

NXB

Năng lượng trao đổi

P

Nhà xuất bản

Pi kháng stress

Heo giống bố mẹ (Parents Stock)

PD

Pietrain kháng tress



Pietrain x Duroc

TCVN

Thức ăn

TTTĂ/kgTT


Tiêu chuẩn Việt Nam

Y

Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng
Yorkshire


vi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 3
1.1.1. Cơ sở di truyền của sự lai tạo và ưu thế lai ............................................. 3
1.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản, yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản .................................................................................................... 4
1.1.3. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới

khả năng sinh trưởng ............................................................................ 10
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn đực giống .......................... 11
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái ..................................... 13
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn ......................... 14
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 16
1.3. Giới thiệu vài nét về lợn thí nghiệm ........................................................ 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 20
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20


vii
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
2.2. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 20
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.......................................................................... 22
2.3.2. Điều kiện thí nghiệm ............................................................................. 23
2.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng tinh dịch của đực Pi kháng
stress và PiDu tại Bắc Giang ................................................................. 25
2.3.4. Phương pháp theo dõi và xác định các chỉ tiêu sinh sản ...................... 26
2.3.5. Phương pháp theo dõi và xác định các chỉ tiêu sản xuất thịt ................ 27
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30
3.1. Kết quả theo dõi về chất lượng tinh dịch của lợn đực giống Pi
kháng stress và PiDu tại Bắc Giang ...................................................... 30

3.2. Ảnh hưởng của lợn đực giống Pi kháng stress và PiDu đến khả
năng sản xuất của lợn nái F1 (L x Y) .................................................... 34
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đực giống Pi kháng stress và
PiDu đến khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg của đời
con khi lai với lợn nái F1 (L x Y) tại Bắc Giang ................................. 41
3.3.1. Khả năng sinh trưởng ............................................................................ 41
3.3.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm ...................................... 47
3.3.3. Khả năng cho thịt của lợn thí nghiệm ................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 62
1. Kết luận ....................................................................................................... 62
2. Đề nghị ........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng,
nó là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho xã hội, đáp ứng nhu cầu đời
sống của con người. Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn đã có nhiều
chuyển biến tích cực về năng suất, chất lượng, quy mô cũng như hình thức
chăn nuôi. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 27,7 triệu con lợn.
Cơ cấu đàn giống hiện nay cũng đã được cải thiện tích cực, các giống lợn
có năng suất và chất lượng cao đã được nhập vào nước ta như: Duroc,
Piétrain, Yorkshire, Landrace... để nuôi thuần chủng hoặc cho lai để tạo ra
những tổ hợp lai mới, có năng suất, chất lượng thịt cao, được ứng dụng
rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực.
Trong những năm gần đây, do nhu cầu thịt lợn trên thị trường trong
nước và xuất khẩu đang đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng như: tỷ lệ nạc
cao, mỡ thấp, thịt có màu sắc đẹp, hương vị thơm ngon, đặc biệt là không bị

tồn dư các chất kháng sinh và các chất kích thích khác... Để đáp ứng nhu cầu
ấy, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã cho phép các Trung tâm
giống, Trang trại chăn nuôi nhập các giống lợn ngoại và tiến hành thử nghiệm
lai với nhiều công thức lai khác nhau, qua đó tạo ra các thế hệ con lai có khả
năng sinh sản, sinh trưởng tốt, tăng trọng nhanh, có khả năng thích nghi với
môi trường sống, sức chống đỡ với bệnh tật tốt, tiêu tốn thức ăn giảm và có tỷ
lệ nạc cao đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc phục vụ cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Trong các thế hệ con lai được tạo ra thì việc sử
dụng lợn nái lai F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực giống F1 (Pietrain
kháng stress x Duroc) và đực giống Pi kháng stress đã dần trở nên phổ biến
trong các trang trại chăn nuôi. Nhằm làm rõ hơn khả năng sinh trưởng, cho
thịt của lợn con và hiệu quả kinh tế sau một lứa đẻ của lợn nái F 1 (Landrace x


2
Yorkshire) khi phối với các đực giống khác nhau chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Ảnh hưởng của đực giống Pietrain kháng stress và PiDu đến sức sản
xuất của lợn nái F1 ( Landrace x Yorkshire) và đời con của chúng”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Pi kháng stress và
PiDu tại Bắc Giang.
- Đánh giá ảnh hưởng của đực giống Pi kháng stress và PiDu đến khả
năng sản xuất của lợn nái F1 (L x Y).
- Đánh giá ảnh hưởng của lợn đực giống Pi kháng stress và PiDu đến
khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg của đời con khi lai với lợn nái
F1 (L x Y) tại Bắc Giang.
3. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Chọn ra tổ hợp lai tốt hơn về phẩm chất tinh dịch, và khả năng sản xuất
của con lai ở các tổ hợp lai, góp phần nâng cao năng suất chất lượng đàn giống ,

đàn lợn thịt của tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu là số liệu thực tế về ưu thế lai phục vụ cho công
tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học đối với con lợn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở đánh giá rõ ảnh hưởng của đực
gống Pi kháng stress và PiDu tới khả năng sản xuất của lợn nái F 1 (L x Y).
- Đưa ra khuyến cáo có cơ sở khoa học về việc chọn lọc và sử dụng tổ
hợp lai nào phù hợp cho cơ sở chăn nuôi tại địa bàn tỉnh Bắc Giang.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi được thể hiện qua kiểu hình
đặc trưng riêng của nó. Kiểu gen, dưới tác động của môi trường sẽ biểu hiện
thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó. Để công tác chọn lọc giống vật
nuôi đạt kết quả tốt, trước hết cần có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc
biệt là bản chất của di truyền và ưu thế lai của từng tính trạng.
1.1.1. Cơ sở di truyền của sự lai tạo và ưu thế lai
1.1.1.1. Bản chất di truyền của ưu thế lai
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho đực giống và cái
giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này có thể
là hai dòng, hai giống, hai loài khác nhau. Do đó, đời con của chúng mang đặc
tính của bố mẹ nó. Lai giống có tác dụng mang lại ưu thế lai ở đời con một số
tính trạng nhất định.
Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được xác định như sau:
H (%)

=


½(AB + BA) – ½(A + B)
½ (A +B)

X 100

Trong đó: 1/2(AB) là trung bình của con, A là bố, B là mẹ.
1/2(BA) là trung bình của con, B là bố, A là mẹ.
1/2(A+B) là trung bình bố mẹ.
Như vậy, sẽ không có ưu thế lai khi năng suất của con lai chỉ bằng năng
suất của chính bố mẹ chúng.
Bản chất hiện tuợng ưu thế lai được Nguyễn Văn Thiện (1995) [23]
giải thích bởi ba thuyết đó là thuyết trội, thuyết siêu trội (Theo Shull, 1952)
[65] và thuyết át gen.
1.1.1.2. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Theo nghiên cứu của William (1997) [31], ở lợn có ba loại ưu thế lai:
- Ưu thế lai ở lợn mẹ có lợi cho các cá thể đời con, là ưu thế lai quan
trọng nhất bởi vì năng suất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa, đây
là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất.


4
- Ưu thế lai của con có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở sự tăng
khối lượng, sức sống, đặc biệt sau cai sữa.
- Ưu thế lai của đực giống, được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con
đực từ kết quả giao phối, ưu thế lai của đực giống được thể hiện rất hạn chế.
So sánh về năng suất sinh sản của lợn cái lai (L x LW) phối với đực
thuần và đực lai, Gineva và cs (1999) [41] cho thấy, kiểu gen của lợn đực
giống không ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con đẻ ra và số lượng con sống đến 21
ngày tuổi, song khối lượng lợn con sơ sinh của đực giống lai cao hơn đực

giống thuần
- Để lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn
thấp, tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai được tổ chức theo sơ đồ
hình tháp nhằm thực hiện các tổ hợp lai giữa nhiều dòng, giống khác nhau, hệ
thống sản xuất con lai được tổ chức như sau:
- Đàn cụ, kỵ (GGP) có nhiệm vụ tạo đàn ông, bà.
- Đàn ông, bà (GP) tạo ra đàn bố mẹ. Nếu dùng tổ hợp lai giữa bốn dòng
giống khác nhau, cần có hai đàn ông bà khác nhau, một đàn ông bà tạo ra đàn
bố, còn đàn kia tạo ra đàn mẹ. Nếu sử dụng tổ hợp lai giữa ba dòng khác nhau,
chỉ cần một đàn ông bà, đàn này thường dùng để tạo ra đàn mẹ, còn đàn bố
thường là dòng, giống thuần trong đàn cụ, kỵ.
- Đàn bố, mẹ (P) lai giữa hai đàn bố mẹ tạo ra đời con, có thể là con lai
giữa ba hay bốn dòng giống khác nhau.
- Đàn thương phẩm các con lai giữa hai, ba hay bốn dòng giống khác
nhau được nuôi để sản xuất thịt.
Năng suất chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào công tác giống, để có
năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt công tác giống phải là vấn đề then
chốt. Để có tổ hợp lai tốt, nguyên liệu lai chính là các con giống thuần ở đàn
hạt nhân, do đó chọn giống trong đàn hạt nhân sẽ quyết định cho năng suất
chăn nuôi lợn.
1.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản, yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
1.1.2.1. Cơ sở sinh lý sinh dục đực
- Sự thành thục tính dục của lợn đực được xác định khi tinh hoàn có đủ
khả năng sản xuất tinh trùng thành thục, phối giống có khả năng thụ thai.


5
- Đặc điểm và thành phần hóa học của tinh dịch lợn:
Tinh dịch lợn cũng như tinh dịch của các loài gia súc khác, nó là hỗn
hợp dịch tiết của cơ quan sinh dục đực do các tuyến sinh dục phụ tiết ra, khi

con đực hưng phấn cao độ và thực hiện thành công phản xạ sinh dục để tiết
tinh dịch vào đường sinh dục của con cái hay dụng cụ lấy tinh. Tinh dịch lợn
đực gồm hai thành phần tinh thanh và tinh trùng.
Tinh thanh chiếm 94,7% khối lượng tinh dịch, tinh thanh của tinh dịch
là môi trường kích thích tinh trùng hoạt động.
Tinh trùng lợn được tạo ra từ các tinh bào trong các ống sinh tinh. Các
ống này, chứa rất nhiều loại tế bào khác nhau, trong đó quan trọng nhất là tế
bào mầm hay tế bào sinh dục nguyên thủy.
Quá trình hình thành của tinh trùng chịu sự điều khiển trực tiếp của
testosterone (Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996) [27].
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch
Khi tinh trùng còn ở trong cơ thể gia súc thì chất lượng và số lượng
tinh dịch ảnh hưởng bởi các yếu tố như: điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, chế
đọ khai thác, sử dụng, sức khỏe và tuổi tác của con vật cũng như điều kiện về
khí hậu, thời tiết. Ở các giống khác nhau, chất lượng và số lượng tinh trùng
cũng khác nhau.
Khi tinh trùng ra ngoài cơ thể của gia súc nó chịu ảnh hưởng của các
yếu tố: Ánh sáng; Nhiệt độ môi trường bảo tồn theo Nguyễn Thiện, Nguyễn
Tấn Anh (1993) [22], Theo Hirosi Masuda (1994) [50]; Ảnh hưởng của chất
độc hóa học; Ảnh hưởng của áp lực thẩm thấu, năng lực đệm pH; Ảnh hưởng
của các tác dụng cơ học.
1.1.2.3. Cơ sở sinh lý sinh sản ở con cái
Theo Hughes và cs (1975) [51]; Legault (1990) [56]; Self và cs (1955)
[64], phạm vi biến động của thời gian phối giống lần đầu cho lợn cái là 135 250 ngày tuổi. Xác định thời điểm phối giống để đạt kết quả hết sức
quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi lợn. Thời điểm phối giống thích hợp, được xác định thông qua chu
kỳ tính của con cái.


6

- Thời gian động đực:
+ Phải xác định thời điểm động đực, đa số lợn động đực vào đêm và
sáng sớm. Theo nghiên cứu của Scofield (1972) [63], lợn nái động dục buổi
sáng là 63,44%, lợn nái động dục buổi tối là 36,56%.
+ Thời gian động đực của lợn nái khoảng 3 đến 5 ngày, trung bình khoảng
3 ngày, phụ thuộc vào giống, tuổi, mùa vụ, chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu
của Gineva (1999) [41], trên 2500 lợn Đại Bạch thời gian động dục khoảng 53
giờ, thời gian động dục phụ thuộc vào mùa vụ, mùa xuân thời gian động dục
khoảng 55 giờ, mùa hè 59 giờ, mùa thu 57 giờ, mùa đông 53 giờ.
- Số trứng rụng trong chu kỳ phụ thuộc các yếu tố:
+ Các giống khác nhau có số trứng rụng khác nhau, lợn Đại Bạch có số
trứng rụng trong một lần động dục khoảng 17 trứng, lợn Pi khoảng 14 trứng.
+ Tuổi và lứa đẻ theo nghiên cứu của Clark (1986) [38], trong lần động dục
đầu tiên số trứng rụng trung bình là 9,8 trứng, lần động dục thứ hai là 11,8 trứng.
+ Khẩu phần dinh dưỡng tốt số trứng rụng là 13,5 nếu khẩu phần dinh
dưỡng mức trung bình là 11,1 trứng, nuôi theo mức dinh dưỡng thấp số trứng
rụng trung bình là 10,6 trứng.
Ngoài những yếu tố trên, số lượng trứng rụng còn phụ thuộc vào nhiệt
độ của môi trường, xác định thời điểm rụng trứng để tiến hành phối giống là
hết sức quan trọng, điều này quyết định đến khả năng sinh sản của lợn nái.
1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của con cái
- Ảnh hưởng của giống
Giống khác nhau thì sự thành thục về tính khác nhau. Gia súc có tầm
vóc nhỏ thì sự thành thục về tính thường sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn. Lợn
nội thành thục về tính thường sớm hơn lợn ngoại. Ở các giống lợn khác nhau thì
năng suất sinh sản cũng khác nhau. Giống lợn Meishan (Trung Quốc) được coi
là một kiểu mẫu di truyền về sức sinh sản cao, đạt 14-18 lợn sơ sinh, trên 12 con
lợn cai sữa/ổ ở lứa đẻ 3 đến lứa đẻ 10 (Vũ Kính Trực, 1998) [29].
- Ảnh hưởng của số trứng rụng trong một chu kỳ động đực, là giới hạn
cao nhất của số con đẻ ra/lứa, trong thực tế mỗi lợn nái đẻ trên dưới 10 con.

Như vậy, trứng rụng bao giờ cũng nhiều hơn số con đẻ ra. Sự chênh lệch này,


7
có thể do một số trứng được thụ tinh nhưng không phát triển thành hợp tử.
Haines và cs (1959) [43] cho biết, số trứng rụng ở chu kỳ động dục lần đầu là
11,3 trứng, ở chu kỳ động dục lần hai là 12,3 trứng. Theo Perry (1954) [60],
số trứng rụng của nái tơ là 13,5 và nái trưởng thành là 21,4. Số trứng rụng
trung bình của lợn nái là 15-20 (Vangen, 1981) [68]; (Haines và cs, 1959)
[43]; Số trứng rụng ở các chu kỳ động dục 1, 2, 3 có ảnh hưởng đến số con đẻ
ra/lứa ở lợn cái hậu bị (Hughes và Varley, 1980) [52]. Do số trứng rụng ở chu
kì động dục lần đầu ít, nên khi phối giống cho lợn ngoại thường tiến hành ở
chu kỳ động dục lần thứ hai hoặc thứ ba. Trần Cừ và cs (1975) [6] cho biết, ở
lợn nái mỗi chu kỳ động dục có thể rụng 15-20 trứng, có khi đến 40 trứng, và
số trứng rụng ở buồng trứng bên trái thường nhiều hơn bên phải. Trong kỹ
thuật nuôi dưỡng lợn nái hậu bị trước ngày dự kiến phối giống 11-14 ngày,
tập trung mức năng lượng cao sẽ làm tăng số lượng trứng rụng. Kỹ thuật
này đã được áp dụng rộng rãi trong qui trình chăn nuôi lợn nái hậu bị, được
gọi là phương pháp Flushing. Theo Trần Cừ và cs (1975) [6], Phạm Hữu
Doanh (1995) [8], đối với lợn, áp dụng phương pháp phối kép có thể làm
thời gian thải trứng sớm hơn và tăng số lượng trứng rụng. Hughes và
Varley (1980) [52] cho rằng, nếu lợn nái được ăn với mức dinh dưỡng
cao trong vòng 0-1 ngày (trước động dục) thì số trứng rụng tăng 0,4 trứng,
trong vòng 2-7 ngày (trước động dục) số trứng rụng tăng 1,6 trứng và trong
vòng 21 ngày (trước động dục) thì số trứng rụng tăng 3,1 trứng.
- Tỷ lệ thụ thai: Xác định thời điểm phối giống thích hợp sẽ quyết
định tỷ lệ thụ thai của các trứng rụng trong một chu kỳ động dục của lợn
nái. Trong điều kiện bình thường tỷ lệ thụ thai có thể đạt 90-100%, điều
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hancock (1961) [44], Self và cs
(1955) [64]. Phương thức thụ tinh cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai, nếu

cho phối giống trực tiếp thì tỷ lệ thụ thai thường cao hơn từ 10-20% so
với phối giống nhân tạo. Trong kỹ thuật phối giống nhân tạo thì môi
trường pha loãng để bảo tồn tinh dịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ
thai (Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện và Lưu Kỷ, 1995) [1]; (Nguyễn Văn
Thưởng, 1998) [26].


8
Tỷ lệ thụ thai còn phụ thuộc vào mùa vụ phối giống, nếu cho lợn nái
phối giống vào các tháng 6-8 thì tỷ lệ thụ thai giảm 10% so với phối giống ở
các tháng 11, 12 (Akina Ogasa, 1992) [32].
Tỷ lệ chết phôi và thai: Johanson (1980) [54] cho rằng, từ 9-13 ngày
sau khi phối giống là thời kỳ khủng hoảng của sự phát triển của phôi vì phôi
chết chủ yếu ở thời kỳ này. Ngày nay, các nghiên cứu đều xác định rằng: 3040%, phôi bị chết trong thời gian làm tổ ở sừng tử cung. Perry (1954) [60] và
Joakimsen (1977) [53] cho biết, phôi bị chết vào ngày 13-18 sau khi thụ tinh.
Tỷ lệ thai chết tỉ lệ thuận với số phôi còn sống ở đầu thời kỳ bào thai (Đặng
Vũ Bình, 1995) [3]. Theo Perry (1954) [60], tỷ lệ thai chết thường cao ở sừng
tử cung chứa trên 5 bào thai.
- Thời gian mang thai: Theo Trần Cừ và cs (1975) [6], thời gian mang
thai của lợn dao động từ 110-120 ngày và tuỳ thuộc vào giống, tuổi, các yếu
tố khí hậu, thời tiết và điều kiện dinh dưỡng. Tuy nhiên Burger (1952) [35]
cũng cho biết, không thấy có sự khác biệt về thời gian mang thai giữa giống
lợn LW và giống Large Black. Brand và cs (1954) [34] lại cho rằng, thời gian
mang thai của các giống lợn trắng ở Anh là 114 ngày với phạm vi biến động
là 110-120 ngày. Nhìn chung, nếu xét trong phạm vi các giống lợn thì thời
gian mang thai có sự sai khác không đáng kể và dao động trong khoảng 113115 ngày.
Số lợn con được sinh ra trong ổ thường được đánh giá theo ba loại lợn
con (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [24]; (Nguyễn Văn Thiện, 1998 ) [25].
. Hughes và Varley (1980) [52] cho rằng, năng suất của đàn lợn giống
được xác định bởi chỉ tiêu số con bán được khi cai sữa/nái/năm. Do đó, số con

trong ổ là tính trạng năng suất rất quan trọng. Giới hạn cao nhất của số con trong
ổ là số trứng rụng.
Dennis (2000) [7] nghiên cứu thấy, 65% số lợn con chết sau khi sinh xảy
ra vào lúc lợn con 4 ngày tuổi. Theo Lê Thanh Hải và cs (1998) [12], lợn nái
được nuôi dưỡng bằng chuồng lồng đã làm tăng số lợn con 60 ngày tuổi bình
quân/ổ thêm 18,51% hay tăng tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi lên
23,19 % so với nuôi chuồng nền.


9
- Thời gian nuôi con của lợn mẹ: Thời gian nuôi con của lợn mẹ, có
ảnh hưởng tới khoảng cách giữa 2 lứa đẻ và qua đó ảnh hưởng tới số lợn
con/nái/năm. Hughes và Varley (1980) [52] nhận định rằng, mặc dù cai sữa
ở 8 tuần tuổi là tốt nhất cho cả mẹ và con nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến số lứa
đẻ/nái/năm. Trong trường hợp này, số lứa đẻ chỉ đạt 1,8-2 lứa, nhưng nếu cai
sữa ở 3 tuần tuổi có thể đạt 2,5 lứa/nái/năm với chi phí thấp. Để rút ngắn thời
gian nuôi con của lợn mẹ không còn con đường sinh học nào khác ngoài biện
pháp cai sữa sớm lợn con. Muốn vậy, vấn đề quan trọng là phải tập cho lợn
con ăn sớm từ 7 ngày tuổi để đến ngày thứ 30 lợn con có thể sống độc lập
không cần sữa mẹ (Lê Thanh Hải, 1981) [10]. Hiện nay trên thế giới, lợn con
được cai sữa ở 23-28 ngày tuổi. Ở Úc thời gian cai sữa trung bình hiện nay
23,6 ngày tuổi (Hilda Meo và Gordon, 1997) [49].
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa, Hamond (1994) [17], đã tiến
hành cai sữa sớm lợn con ở các ngày tuổi: 10, 21 và 56 ngày. Lê Thanh Hải và
cs (1996) [11] cho rằng, khối lượng của lợn mẹ bị hao hụt tăng dần từ lứa 1
đến lứa 5 và có giảm xuống ở các lứa sau. Theo Nguyễn Tấn Anh (1998)
[2], mức năng lượng và khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến tỷ lệ động dục, tỷ lệ
trứng rụng và thời gian phối sống trở lại, với mức ăn 3 kg/ngày thì thời gian
phối giống trở lại là 8 ngày, với mức ăn 5 kg/ngày thì thời gian phối sống trở
lại là 5,5 ngày.

- Ảnh hưởng của nuôi dưỡng: Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng,
năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Reddy và cs (1958) [61], Haines và cs (1959) [43] cho biết, nếu thiếu
trầm trọng vitamin và khoáng có thể gây chết toàn bộ phôi.
Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng như tuổi phối giống
lứa đầu, khoảng cách hai lứa đẻ, phẩm chất tinh dịch, kỹ thuật phối giống, khí
hậu, bệnh tật, ….đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.


10
1.1.3. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng sinh trưởng
1.1.3.1. Cơ sở sinh lý của sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ, là sự tăng lên về chiều
cao, chiều dài, bề ngang, trọng lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật
trên cơ sở bản chất di truyền của đời trước qui định.
- Độ sinh trưởng tích lũy: khối lượng, kích thước, thể tích của các gia
súc tích lũy được trong một thời gian.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là khối lượng, thể tích, kích thước cơ thể gia
súc tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức:
W2 - W1
A=
t2 - t1
Trong đó:

A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
W1 là khối lượng tích lũy đo được ở thời điểm t1
W2 là khối lượng tích lũy đo được ở thời điểm t2


1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng
Các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng do nhiều
gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng
suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất, có sự phân bố
liên tục và chịu tác động nhiều bởi yếu tố ngoại cảnh. Giá trị kiểu hình (P) của
bất kỳ tính trạng số lượng nào, cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen
(G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình (P) được biểu thị như sau:
P=G+E
P: là giá trị kiểu hình (phenotypic value)
G: là giá trị kiểu gen (Genotypic value)
E: sai lệch môi trường (Enviromental deviation)
- Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, yếu tố dòng, giống ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất sinh sản và sinh trưởng của lợn, các giống khác nhau có khả


11
năng sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền về sinh trưởng của gia súc
thông qua hệ số di truyền. Theo nghiên cứu của Hazen (1993) [46], ở lợn bú
sữa h2= 0,15, thời kỳ sau cai sữa h2 cao hơn. Một kết quả nghiên cứu khác
của Triebler (1982) [66] cho rằng, hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh và
sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05-0,021, hệ số này thấp hơn
so với sinh trưởng ở thời kỳ sau cai sữa, vỗ béo. Hệ số di truyền về khả năng
tăng khối lượng/ngày, tiêu tốn thức ăn, đều phụ thuộc vào giống, quần thể,
phương thức nuôi. Theo Busse và cs (1986) [36], hệ số di truyền về chỉ tiêu
sinh trưởng trong thời gian kiểm tra ở giai đoạn từ 20-100kg là 0,50, biến
động 0,30-0,65. Đối với sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) thì h2= 0,15 (0,100,20). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 30-100kg có h2=0,47. Kết quả
nghiên cứu của Driox (1994) [18] cho biết, hệ số di truyền của một số tính
trạng năng suất sinh trưởng như sau:
+ Khả năng tăng khối lượng (g/ngày) có h2 = 0,3 - 0,4

+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có h2 = 0,25 - 0,35
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
- Ảnh hưởng của nuôi dưỡng, khí hậu, thời tiết: Theo Trần Cừ và cs
(1975) [6].
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn đực giống
1.1.4.1. Thể tích tinh dịch (V=ml)
Đó là lượng tinh dịch mà lợn đực xuất ra trong một lần thực hiện thành
công phản xạ xuất tinh. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Các loài khác nhau, các giống khác nhau thì thể tích tinh dịch
cũng khác nhau.
- Thể tích tinh dịch còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm
sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, kỹ thuật khai thác, mừa vụ....
1.1.4.2. Sức hoạt động của tinh trùng (hoạt lực tinh trùng, Ký hiệu: A %)
Là tỷ lệ % tinh trùng có sức hoạt động tiến thẳng so với tổng số tinh
trùng mà ta quan sát được. Hoạt lực liên quan trực tiếp đến chất lượng tinh
dịch. Tinh trùng có hoạt lực càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt.


12
1.1.4.3. Nồng độ tinh trùng (C = 10 6/ml)
Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào giống và cá thể, tuổi, thời tiết khí
hậu và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [22]:
+ Lợn nội: 1 - 2 năm tuổi có C = 40 - 50 triệu/ml.
2- 4 năm tuổi có C = 20 - 40 triệu/ml.
+ Lợn nhập nội: 1 - 2 năm tuổi có C = 250 - 300 triệu/ml.
2,5 - 3,5 năm tuổi có C = 200 - 250 triệu/ml.
+ Vụ Đông - Xuân:

Lợn nội có C = 30 - 50 triệu/ml.

Lợn ngoại có C = 200 - 300 triệu/ml.

+ Vụ Hè - Thu:

Lợn nội có C = 20 - 30 triệu/ml.
Lợn ngoại có C = 150 - 200 triệu/ml

1.1.4.4. Sức kháng của tinh trùng (R)
Là khả năng chống chịu của tinh trùng với dung dịch nước muối
NaCl 1% và nó được thể hiện bằng lượng dung dịch NaCl nồng độ 1% cần
thiết để pha loãng 1 đơn vị thể tích tinh dịch đến lúc tinh trùng ngừng hoạt
động tiến thẳng. Về cơ sở khoa học, người ta dựa trên sự tác động của dung
dịch NaCl 1% đối với màng bọc lipoprotein của tinh trùng. Nếu sức chịu
của màng này càng cao thì sức kháng của tinh trùng càng cao và tinh dịch
đó càng tốt. Qua công trình nghiên cứu các tác giả đã đưa ra quy định sức
kháng đạt yêu cầu sau:
Lợn ngoại, lợn lai: R = 3.000 lần
Lợn nội

: R= 1.500 lần

1.1.4.5. Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng (K%)
Là số tinh trùng có hình dạng bất bình thường so với tổng số tinh trùng
đếm được trong mẫu kiểm tra. Theo nhiều tác giả, tinh trùng kỳ hình thường
không có khả năng thụ thai. Tinh trùng có thể bị kỳ hình ở thân, đầu, cổ, đuôi.
Để kiểm tra tỷ lệ kỳ hình, người ta thường dùng phương pháp nhuộm và đếm
số tinh trùng bị kỳ hình trong tổng số 500 tinh trùng sau đó tính tỷ lệ %. Nếu
tỷ lệ kỳ hình càng cao, thì chất lượng tinh dịch càng kém.



13
1.1.4.6. Tổng số tinh trùng tiến thẳng (V.A.C)
Là tổng số tinh trùng tiến thẳng có trong 1 lần xuất tinh, đây là chỉ tiêu
tổng hợp của 3 chỉ tiêu V, A, C. Chỉ tiêu này đánh giá khái quát chất lượng
tinh dịch và quyết định cho việc pha loãng. Theo Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn
Thiện và Lưu Kỷ (1995) [1], V.A.C của lợn ngoại ở các tỉnh phía Bắc đạt 2641,6 tỷ/1 lần xuất tinh. V.A.C càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt.
1.1.4.7. Độ pH của tinh dịch
Được xác định bởi nồng độ ion H+ có trong tinh dịch. Các loại gia súc
khác nhau thì tinh dịch có độ pH khác nhau.
Thông thường thì pH tinh dịch lợn trung bình là 7,5 (7,3-7,8). Còn theo
Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [22], pH tinh dịch lợn trung bình là
7,4 trong khoảng (6,4-7,8).
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái
1.1.5.1. Khả năng sinh sản
Trần Đình Miên và cs (1997) [19] cho biết, việc tính toán khả năng sinh
sản của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục
về tính, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.
Vander Steem (1986) [67] cho rằng, sức sinh sản của lợn nái bao gồm các
chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần đầu, tuổi phối giống
lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, tỷ lệ thụ thai, tuổi đẻ lứa đầu, số con/ổ
và thời gian từ khi cai sữa đến động dục lại, phối giống có kết quả. Legault
(1990) [56] cho rằng, ở các trại chăn nuôi tiên tiến, số lợn con cai sữa do một
nái sản xuất trong năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất về năng suất sinh sản
của lợn nái. Chỉ tiêu này, được tính chung trong toàn bộ thời gian sử dụng lợn
nái (từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ cuối cùng). Hamond.M (1994) [17] cho biết,
đặc tính sinh sản ở lợn nái gồm tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, số con cai
sữa, khoảng cách lứa đẻ, thời gian cai sữa. Theo tác giả trên, thì số con cai
sữa/nái/năm ở lợn LW và L Pháp là 21,2 con, ở lợn L Bỉ nuôi tại Pháp là 17,9 con.



14
1.1.5.2. Chất lượng đàn con
Khối lượng sơ sinh toàn ổ sau khi lợn con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô,
bấm nanh, chưa cho bú sữa đầu cân khối lượng để biết khối lượng sơ sinh
toàn ổ. Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ.
Khối lượng 21 ngày toàn ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng khối
lượng của lợn con, khả năng tiết sữa của lợn mẹ, khả năng tiết sữa của lợn mẹ
đạt cao nhất đến ngày thứ 21 sau đó giảm dần.
Khối lượng toàn ổ khi cai sữa, khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ
với khối lượng sơ sinh và là cơ sở cho khối lượng xuất chuồng.
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn
Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt của lợn người ta sử dụng các
nhóm chỉ tiêu nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt.
Theo Clutter và Brascamp (1998) [39], các chỉ tiêu quan trọng của khả
năng nuôi vỗ béo bao gồm: Tăng khối lượng ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng, thu nhận thức ăn/ngày và khối lượng đạt được lúc giết thịt. Đối với
thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng là: Tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân
thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng thân
thịt bao gồm: Tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, mỡ giắt, pH cơ thăn 45
phút và 24 giờ sau khi giết thịt (Reichart và cs, 2001) [62].
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua, lai kinh tế là một trong những tiến bộ kỹ thuật
quan trọng góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn lợn.
Theo Phạm Thị Đào và cs (2013) [9], khi nghiên cứu về năng suất sinh
trưởng, năng suất và chất lượng thịt của ba tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace
x Yorkshire) với đực (Piétrain x Duroc) có thành phần Piétrain kháng stress
khác nhau (25,50 và 50%: PiDu25, PiDu50, PiDu75) tại 3 trang trại ở Hải
Dương và Hưng Yên từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 1 năm 2013. Kết quả
nghiên cứu cho thấy cả ba tổ hợp lai đều có năng suất sinh trưởng cao và tiêu

tốn thức ăn thấp (829,42 g/ngày và 2,31 kgTĂ/kg, 797,78 g/ngày và 2,33
kgTĂ/kg, 765,79 g/ngày và 2,38 kg TĂ/kg tăng khối lượng).


15
Theo Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009) [14] cho biết, tổ hợp
lai (Pi×Du) × F1(L×Y) với tuổi bắt đầu nuôi thịt ở 60,82 ngày, khối lượng bắt
đầu là 20,18 kg, kết thúc nuôi ở 157,93 ngày tuổi, khối lượng kết thúc đạt
92,92 kg, tăng khối lượng tuyệt đối đạt 749,05 g/con.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)
[21] cho thấy, tổ hợp lai (Pi × Du) × F1(L × Y) với tuổi bắt đầu nuôi thịt ở
61,20 ngày, khối lượng bắt đầu là 22,15kg, kết thúc nuôi ở 171,38 ngày tuổi,
khối lượng kết thúc đạt 110,18 kg, tăng khối lượng tuyệt đối đạt 735,33 g/con.
Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L×Y) với đực Landrace, Pietrain Austrian,
Pietrain Belgium khi bắt đầu nuôi thịt ở 10 tuần tuổi với khối lượng 29,00;
29,80; 28,90 kg đạt tốc độ tăng khối lượng tương ứng 804,00; 815,00; 794,00
g (Magowan và cs, 2009) [58].
Như vậy, mức tăng trọng của tổ hợp lai 4 giống (Pi×Du) × F1(L×Y)
trong nghiên cứu này cũng cao hơn so với công bố của Phan Xuân Hảo và
Hoàng Thị Thuý (2009) [14].
Theo Đỗ Đức Lực và cs (2012) [16], khi nghiên cứu về năng suất sinh
sản của đàn lợn hạt nhân Piétrain kháng stress và Duroc nuôi tại trung tâm
giống lợn chất lượng cao trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Kết quả cho
thấy, nái và đực có ảnh hưởng đến khối lượng của đàn con tại thời điểm sơ
sinh và cai sữa (P< 0,05). Số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa ,
khối lượng sơ sinh trên con, khối lượng cai sữa trên con, khối lượng sơ sinh
trên ổ, khối lượng cai sữa trên ổ, tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ sống đến cai sữa ở
28 ngày tuổi lần lượt là 9,91con; 9,26 con; 8,11 con; 1,4kg; 6,4kg; 12,97kg;
51,96kg; 94,32% và 88,55%. Các chỉ tiêu về khối lượng ở thời điểm sơ sinh
và cai sữa theo kiểu gen halothane của đực Piétrain CC cao hơn đực Piétrain

CT (P<0,05).
Theo kế t quả nghiên cứu của Đỗ Đức Lực và cs (2008) [15] tăng khố i
lươ ̣ng của lơ ̣n đực Pietrain có kiể u gen Halothane CC và CT giai đoa ̣n từ 2
đế n 8,5 tháng tuổ i tương ứng là 507,00 và 585,97 g/ngày. Hà Xuân Bô ̣ và cs
(2013) [5], cũng nghiên cứu trên lơ ̣n đực Pietrain có kiể u gen Halothane CC
và CT giai đoa ̣n từ 2 đế n 7,5 tháng tuổ i cho kế t quả tương ứng là 559,57 và


16
546,31 g/ngày. Phùng Thi ̣ Vân và cs (2001) [30] công bố , lơ ̣n Landrace và
Yorkshire giai đoa ̣n từ 25 - 90 kg có khả năng tăng khố i lươ ̣ng tương ứng là
551,40 và 640,30 g/ngày. Phan Xuân Hảo (2002) [13] công bố , lơ ̣n Landrace
và Yorkshire giai đoa ̣n từ 20 - 100 kg có khả năng tăng khố i lươ ̣ng là 646,00
và 619,74 g/ngày.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Lai giống là biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất cao,
chất lượng thịt tốt ở nhiều nước trên thế giới.
Nâng cao năng suất - chất lượng con giống trong quá trình sản xuất lợn
thịt luôn là yếu tố hàng đầu, then chốt được các nhà nghiên cứu, các tập đoàn
chăn nuôi của mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Việc nghiên cứu chọn lọc
dòng cao sản huyết thống và lai tạo ra các tổ hợp lai đạt số con sơ sinh sống/ổ
cao, tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp và độ dày mỡ lưng mỏng đã thành
công ở hầu hết các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada,
Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc (Hermesch và cs, 1995) [47]; Alfonso và cs,
1997)[ 33].
Phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace, Duroc, Pietrain và Large White được
Kunc và cs (2001) [55] và Ciereszko và cs (2000) [37] công bố như bảng 1.1.
Bảng 1.1: Phẩm chất tinh dịch của Landrace, Duroc, Pietrain và Large White
Giống
SL

Large White
Duroc
Pietrain
GL

Thể tích (V,ml)

Nồng độ C (triệu/ml)

VAC (tỷ/lần)

239,8

487,41

139,3

256,4-266,00

373,90-486,89

95,10-117,8

170,1

578,70

52,8

158,10-224,7


547,80-512,08

30,6-84,60

294,4

446,67

134,2

Leroy và Verleyen (1999) [57] cho biết, khi sử dụng được Pietrain ReHal
phối với nái thương phẩm cho những kết quả như sau: TTTĂ/kg tăng trọng là
2,96kg, tăng trọng trung bình 694g/ngày, tỷ lệ móc hàm 82,60%, độ dày mỡ
lưng là 20mm và tỷ lệ nạc đạt 59%.


×