Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng quả quýt Bắc Kạn (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

HOÀNG THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ
QUÝT BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

HOÀNG THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ
QUÝT BẮC KẠN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN



Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một
học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được
tác giả cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Hoàng Thanh Bình


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp cao học tại
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo
điều kiện của Nhà trường, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo, gia đình và bạn
bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi dành thời gian nghiên cứu và cung
cấp những tài liệu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp để tôi hoàn thành
Luận văn của mình. Kết quả Luận văn là sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Nhân dịp này tôi xin bày
tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới:
- Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên;

- Các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành trong khóa học;
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn
- Lãnh đạo xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn;
- Các bạn học viên lớp Cao học Khoa học cây trồng K22 đã tham gia,
giúp đỡ thực hiện, nghiên cứu cùng với tôi;
- Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đào Thanh
Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các Thầy, Cô
giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Hoàng Thanh Bình


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3

4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài.......................................................... 4
1.2. Lịch sử, nguồn gốc, phân loại cây cam quýt .............................................. 6
1.2.1. Lịch sử, nguồn gốc và phân bố ............................................................... 6
1.2.2. Phân loại cây ăn quả có múi .................................................................... 7
1.3. Tình hình sản xuất tiêu thụ quả có múi trên thế giới và trong nước .......... 9
1.3.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ quả có múi trên thế giới .............................. 9
Bảng 1. 1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới ....................................... 9
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á .......... 11
1.3.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ quả có múi ở Việt Nam ............................. 11
1.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi ở Bắc Kạn .......................... 13
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài ................................................. 14


iv

1.4.1. Nghiên cứu dinh dưỡng khoáng và bón phân ...................................... 14
1.4.2. Nghiên cứu về bao quả .......................................................................... 25
1.5. Các kết luận qua phân tích tổng quan: ..................................................... 26
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 28
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Cây quýt Bắc Kạn có độ tuổi 7 và 14 năm ...... 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 28
2.1.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 28
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 29
2.3.1. Nội dung1: ............................................................................................. 30

2.3.2. Nội dung 2: ............................................................................................ 33
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 36
3.1. Thực trạng sản xuất quýt tại xã Quang Thuận huyện Bạch Thông tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 36
3.1.1 Tình hình sử dụng đất liên quan đến sản xuất quýt tại xã Quang Thuận
huyện Bạch Thông .......................................................................................... 38
3.1.2. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc .............. 40
3.2. Kết quả Nghiên cứu tác động của phân bón đến sinh trưởng, năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất quả quýt Bắc Kạn ........................................ 42
3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến thời gian
ra lộc và một số chỉ tiêu các đợt lộc của cây quýt Bắc Kạn ............................... 42
3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến năng
suất chất lượng của quả quýt ............................................................................ 46
3.2.3. Kết quả nghiên cứu Ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ đến tỷ lệ rụng
quả và năng suất .............................................................................................. 46


v

3.2.4 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sâu bệnh hại ........................ 52
3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân ........................ 56
3.3. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến khả năng phòng chống sâu, bệnh và
nâng cao mẫu mã, chất lượng quả.................................................................... 57
3.3.1 Đánh giá ảnh hưởng của bao quả đến khả năng phòng chống sâu bệnh hại..... 57
3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của bao quả đến mẫu mã quả ................................. 59
3.3.4 Ảnh hưởng của bao quả tới năng suất quả quýt ....................................... 60
3.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng túi bọc quả trên cây quýt
Bắc Kạn. .......................................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 64

1. Kết luận ....................................................................................................... 64
2 Đề nghị ......................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT : Công thức
NSTT: Năng suất thực thu
BVTV: Bảo vệ thực vật
NBĐ: Ngày bắt đầu
NKT: Ngày kết thúc
TG: Thời gian
KTST: kết thúc sinh trưởng
BPQL: Bón phân qua lá
BVTV: Bảo vệ thực vật
Nxb: Nhà xuất bản
TB: Trung bình
TGST: Thời gian sinh trưởng
TT: Thứ tự
XNK: xuất nhập khẩu
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới ....................................... 9
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á .......... 11

Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng cam quýt của Bắc Kạn .............................. 13
Bảng 1.4: các tiêu chuẩn phân tích lá cây có múi trên cơ sở nồng độ dinh
dưỡng ở các chồi lá 4-6 tháng tuổi lấy từ cành không mang quả ................... 16
Bảng.1.5: Lượng phân bón cho bưởi ............................................................. 19
Bảng 1.6: Lượng phân bón cho cam theo tuổi cây ......................................... 19
Bảng 3.1 : Một số yếu tố thời tiết, khí hậu vùng nghiên cứu .......................... 37
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Quang Thuận Huyện
Bạch Thông ..................................................................................................... 38
Bảng 3.3 : Các giá trị đặc thù của tính chất hoá học trong đất trồng quýt tại xã
Quang Thuận ................................................................................................... 39
Bảng 3.4: Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc Quýt tại xã
Quang Thuận huyện Bạch Thông ( số hộ điều tra : n = 482 hộ) .................. 41
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến thời gian ra lộc năm
2015 của quýt Bắc Kạn .................................................................................... 43
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến số lượng lộc năm 2015 ......... 45
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến số lượng lộc năm 2016 ......... 46
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của loại phân bón đến một số chỉ tiêu về quả ............ 50
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ tới chấ t lươ ̣ng quả ............ 51
Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân bón đến tỷ lệ đậu quả
và năng suất của quýt Bắc Kạn ......................................................................... 48
Bảng 3.11: Tỷ lệ lá quýt bị sâu vẽ bùa hại các đợt lộc năm 2015 .................. 53
Bảng 3.12: Diễn biến nhện đỏ gây hại từ tháng 2 đến tháng 6 ....................... 54
Bảng 3.13: Diễn biến ngài trích quả gây hại từ tháng 8 đến tháng 11 ............ 55


viii

Bảng 3.14: ảnh hưởng của phân bón đến bệnh hại ......................................... 56
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân (tính cho 1ha) ...... 57
Bảng 3.16: Đánh giá ảnh hưởng của bao quả đến khả năng phòng chống sâu

bệnh hại ............................................................................................................ 58
Bảng 3.17: Đánh giá ảnh hưởng của bao quả đến hình dạng, mầu sắc quả....... 59
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của bao quả tới chấ t lươ ̣ng quả............................... 60
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của bao quả tới năng suất quả quýt .............................. 61
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của bao quả tới mẫu mã quả quýt................................. 62
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của việc bọc quả đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất
quýt Bắc Kạn. .................................................................................................. 63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là loại cây ăn quả quan
trọng của nhiều nước trên thế giới và được sản xuất với khối lượng lớn nhất
trong các loại cây ăn quả (khoảng 100 triệu tấn/năm), trong đó cam là loài
được sản xuất nhiều nhất (64 triệu tấn), tiếp theo là quýt (15,5 triệu tấn). Sản
xuất quả có múi vẫn đang tiếp tục tăng do thu nhập của người dân ở một số
quốc gia tăng nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, các nước
Đông Âu, các nước ASEAN ...(Cục Trồng trọt năm 2014)
Ở nước ta, cây ăn quả có múi cũng được coi là một trong những cây ăn
quả chủ lực để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa. Hiện tại, về diện
tích và sản lượng quả có múi đang đứng đầu trong các loại quả (cây có múi
có diện tích 136.000 ha, và sản lượng đạt 1,4 triệu tấn – Cục Trồng trọt- Bộ
Nông nghiệp và PTNT năm 2014) và được sản xuất ở hầu khắp các vùng
trong cả nước, trong đó vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có diện
tích lớn nhất khoảng 80.000 ha, tiếp theo là vùng miền núi phía Bắc bao
gồm các tỉnh Đông bắc bộ khoảng 20.000 ha.
Trong khoảng 20.000 ha cây có múi ở vùng miền núi phía Bắc, Bắc
Kạn chiếm khoảng 2.040 ha. Cây có múi ở Bắc Kạn chủ yếu là quýt, được

trồng tập trung ở các huyện: Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn, trong đó nhiều
nhất là huyện Bạch Thông với diện tích 2.000 ha (Sở NN-PTNT Bắc Kạn
năm 2014). Quýt Bắc Kạn với đặc điểm quả vàng, vỏ mỏng, mọng nước và vị
thơm ngọt đặc biệt đã gây ấn tượng người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh. Những
năm gần đây, cây quýt là một trong những loại cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế cao, nhiều hộ gia đình trồng và kinh doanh quýt đã có thu nhập trên
100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, năng suất quýt suy
giảm rõ rệt, hoa ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp, cho năng suất và sản


2

lượng thấp. Theo thống kê của tỉnh, trong số trên 2.000 ha quýt chỉ có 1.200
ha đang cho thu hoạch, trên 300 ha trồng mới còn lại trên 500 ha quýt đã bị
thoái hóa năng suất thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do bà
con nông dân chủ yếu trồng tự phát chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh
tác bền vững, ít hoặc bón phân chưa cân đối, chủ yếu khai thác từ độ phì tự
nhiên của đất, kỹ thuật tỉa cành tạo tán cho cây còn chưa được chú trọng ...
Hiện tượng mất mùa do sâu bệnh hại qủa và thoái hoá giống do chưa có quy
trình bón phân vẫn đang tiếp diễn trong những năm gần đây khiến người dân
không đầu tư chăm sóc, một số hộ gia đình chặt bỏ hoặc đưa các loại cây
trồng khác như bưởi, chuối, nhãn... vào thay thế.
Trong những năm gần đây tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
nông dân đã được chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất trái
cây, trong đó có việc bao quả nhằm hạn chế sâu bệnh hại quả mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Xuất phát từ những hạn chế nêu trên tại vùng trồng quýt Bắc Kạn, để
khôi phục và phát triển giống quýt Bắc Kạn một cách bền vững, việc nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
quả quýt là một việc làm hết sức quan trọng. Đây không chỉ là cơ sở khoa học

cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế của địa phương mà còn là
cơ sở khoa học cho việc đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng quýt ở
Bắc Kạn, góp phần Giảm chi phí đầu tư về phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật,
nâng cao chất lượng, mẫu mã quả, tăng giá bán, nâng cao hiệu quả kinh tế cho
người trồng quýt, bảo vệ môi trường hướng tới nèn nông nghiệp bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn trên nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng quả quýt Bắc Kạn ” .
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định loại phân bón hữu cơ phù hợp đến năng suất, chất lượng và


3

hiệu quả sản xuất quýt Bắc Kạn.
- Xác định được thời điểm bao quả đến khả năng phòng chống sâu, bệnh
quả và nâng cao mẫu mã quả
3. Yêu cầu của đề tài
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất quýt đặc sản của Bắc Kạn.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến khả năng phòng
chống sâu, bệnh và nâng cao mẫu mã quả
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu tác động của phân bón đến năng suất, chất lượng và hiệu quả
sản xuất quýt làm cơ sở cho hướng đầu tư thâm canh và phát triển ổn định.
- Xác định được thời điểm bao quả thích hợp nhất để phòng chống sâu,
bệnh và nâng cao mẫu mã quả
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa
trong công tác chỉ đạo sản xuất tại Bắc Kạn vốn còn đang lựa chọn biện pháp kỹ
thuật tốt nhất cho thâm canh cam, quýt.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho công tác xây dựng quy
hoạch, quản lý, chỉ đạo sản xuất quýt đạt hiệu quả hơn.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất
quýt ở Bắc Kạn sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân
trồng quýt.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài
Cam quýt là cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả
chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu, thời tiết vùng miền. Mỗi vùng
sinh thái trồng trọt khác nhau thì tập tính sinh trưởng, ra hoa, đậu quả khác
nhau. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, năng suất chất lượng của
cây trồng không chỉ phụ thuộc vào điều kiện sinh thái khí hậu mà còn phụ
thuộc rất lớn vào các biện pháp kỹ thuật áp dụng, nhất là các biện pháp kỹ
thuật quản lý dinh dưỡng, nước, cắt tỉa và phòng chống sâu, bệnh.
Theo Reitz H và cộng sự (1954), Naude C.J (1954) với cây có múi có ít
nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón, đó là: đạm, lân, kali,
magiê, canxi, lưu huỳnh, đồng, kẽm, mangan, bo, sắt và molipden [31]. Tùy
theo nhu cầu dinh dưỡng của cây mà các nguyên tố này được chia thành các
nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng hay vi lượng. Người ta đã chứng
minh được rằng cây yêu cầu dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối nhất định và
lượng dinh dưỡng cây hút phụ thuộc vào giống cây trồng, năng suất thu hoạch
và điều kiện sinh thái khí hậu, đất đai. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng cây sử dụng
đều có các giá trị tối ưu và tối đa [6]. Do vậy nghiên cứu tỷ lệ và liều lượng

bón các nguyên tố đa lượng cho cây có múi là tìm ra lượng tối đa và tối ưu
trong một điều kiện canh tác cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Sâu bệnh luôn là mối nguy hại đối với cây trồng nói chung và đặc biệt
đối với cây có múi nói riêng. Theo Vũ Khắc Nhượng [13] có tới 150 loài sâu
bệnh gây hại trên cây có múi. Các loài nguy hiểm là sâu đục cành, ruồi vàng,
ngài chích hút vv.. chúng có thể làm giảm tới 30 – 40% sản lượng quả. Những
bệnh như greening, tristeza không những làm giảm năng suất mà còn là hủy


5

diệt cả vườn cây. Do vậy việc nghiên cứu phòng chống sâu, bệnh là rất cần
thiết để đảm bảo năng suất và chất lượng quả.
Cây cam, quýt ở Bắc Kạn đã có cách đây khoảng 150 năm, từ những
năm 1986 trở về trước chỉ trồng manh mún để ăn, từ sau năm 1986 mới được
chú trọng dần và được trồng nhiều từ năm 1990 đến nay, trong đó Giống quýt
Bắc Kạn với đặc điểm quả vàng, vỏ mỏng, mọng nước và vị thơm ngọt đặc
biệt đã gây ấn tượng người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh. Những năm gần đây,
quýt là một trong những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, được
trồng tập trung ở một số huyện: Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn với diện tích
toàn tỉnh vào khoảng 2.000 ha. Với diện tích khoảng 1.200 ha quýt đang cho
thu hoạch trung bình mỗi năm Bắc Kạn xuất ra thị trường từ 5000 đến 7.000
tấn quả loại 1, giá bán tại vườn từ 8.000 đến 10.000 đồng/kg đã đem lại thu
nhập đáng kể cho một bộ phận nông dân trong tỉnh. Nhưng diện tích này phần
lớn là bà con nông dân tự trồng chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
canh tác bền vững như: chủ yếu khai thác từ độ phì tự nhiên của đất, ít bón
phân, kỹ thuật tỉa cành tạo tán cho cây, bảo vệ mẫu mã, chấy lượng quả còn
chưa được chú trọng ... do vậy mà tuổi thọ trung bình của cây quýt giảm đi rõ
rệt, năng suất, chất lượng không ổn định, mã quả không đẹp, một số quả bị
sâu bệnh nên giá bán không cao. Trong thực tế sản xuất hiện nay để nâng cao

năng suất chất lượng cam quýt tại địa phương ngoài việc áp dụng các biện
pháp chăm sóc, làm cỏ ....nhiều bà con nông dân đã biết sử dụng phân bón,
tuy nhiên chưa có nghiên cứu về lượng, loại phân bón nào được công bố về sự
phù hợp đối với năng suất chất lượng cam quýt tại Bắc Kạn, mặt khác trên thị
trường hiện nay đòi hỏi mẫu mã quả đẹp, có nơi người dân trồng cây ăn quả
khác đã thực hiện biện pháp kỹ thuật bọc quả trên cây nhằm hạn chế sâu
bệnh gây hại và tạo cho quả có mẫu mã tốt nâng cao giá trị trên một đơn vị
diện tích, song tại tỉnh Bắc Kạn việc bao quả quýt đối với bà con nông dân


6

còn chưa được thực hiện. Từ nhừng những lý do trên để xác định được công
thức bón phân thích hợp, bao quả thời điểm nào đem lại hiệu quả cao ? Đây
là vấn đề người trồng quýt cần quan tâm giải quyết.
Với vấn đề nêu trên tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng quả quýt Bắc Kạn” là có cơ sở khoa
học và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
1.2. Lịch sử, nguồn gốc, phân loại cây cam quýt
1.2.1. Lịch sử, nguồn gốc và phân bố
Cam quýt nói riêng, cây có múi nói chung là những loại cây phân bố rất
rộng, gần như có mặt ở hầu hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy theo điều kiện
tự nhiên mà có những giống thích hợp, những đặc tính riêng. Cam quýt có sự
phân bố rộng là do khả năng dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác
nhau, do khả năng dễ lai tạo giữa các chủng để tạo ra những chủng mới có
khả năng thích nghi cao hơn [7]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt
đang được trồng hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Đông Nam châu Á. Tanaka (1979) đã vạch đường ranh giới xuất xứ của giống
thuộc chi citrus từ phía Đông Ấn Độ (chân dãy Himalaya) qua Úc, miền Nam
Trung Quốc, Nhật Bản...[11].

Theo Trần Thế Tục (1980) nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ
3000 - 4000 năm trước. Hán Ngữ Trực đời Tống trong “Quýt lục” đã ghi chép
về phân loại và các giống quýt ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳng định
thêm về nguồn gốc các giống cam, chanh (Citrus sinensis Obeck) và các
giống quýt ở Trung Quốc theo đường danh giới gấp khúc Tanaka [11]. Việt
Nam, cam quýt được trồng khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam. Người có đất rộng
thì trồng thành vườn, còn dân vùng đất chật nhà nào cũng có trồng một vài
gốc quýt. Các vùng cam quýt nổi tiếng thường là vùng đất phù sa cũ, cao, đất
tương đối nhẹ, ven sông. Có nơi dân còn vực đất phù sa lên đắp vào các chân


7

ruộng để trồng cam quýt. Miền Bắc Việt Nam có vùng trồng cam nổi tiếng
ven sông Thương, sông Sỏi, sông Hồng, sông Lô, sông Ngàn Phố, sông Châu
Giang, sông Thái Bình [7].
Nhiều tác giả cho rằng quýt Kinh (Citrus nobilis Lour) là ở miền Nam
Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam ta từ Bắc chí Nam địa phương nào cũng có
1.2.2. Phân loại cây ăn quả có múi
Cây có múi (Citrus) thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, nhóm
Citreae và nhóm phụ Citrineae. Việc phân loài Citrus đến nay vẫn còn là vấn
đề khá khó khăn và phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn
Swingle chia chi citrus thành 16 loài, gồ m 2 chi phu ̣: Eucitrus 10 loài và
Papeda 6 loài. Tanaka lại chia thành 144 loài, cũng gồ m 2 chi phụ:
Archicitrus 98 loài, gồm 5 loài: Papeda 12 loài, Limonellus 16 loài,
Citrophorum 21 loài, Aruntium 28 loài và Cephaiocitrus 21 loài; chi phu ̣
Metacitrus 46 loài, gồm 3 loài: Osmocitrus 9 loài, Acrumen 36 loài và
Pseudofortunella 1 loài. Trong khi đó Hodgson la ̣i nhóm thành 4 nhóm:
Nhóm 1, những loài chua, gồm 6 loài: C. medica (chanh yên), C. limon
(chanh núm), C. aurantifolia (chanh giấ y), C. jambhiri (chanh sầ n), C.

limettiodes (chanh ngo ̣t) và C. limetta (lai giữa chanh núm và chanh giấ y).
Nhóm 2, nhóm cam, gồ m 2 loài: C. aurantium (cam chua) và C. sinensis (cam
ngo ̣t). Nhóm 3, nhóm quýt, gồ m 3 loài: C. reticulata (cam quýt), C. unshiu
(quýt ôn châu) và C. nobilis (quýt King/cam sành, lai giữa C. sinensis và C.
reticulata). Nhóm 4, nhóm bưởi, gồ m 2 loài: C. paradisi (bưởi chùm) và C.
maxima/C. grandis (bưởi chua)...
Chi Citrus chỉ gồm 3 loài cơ bản là: chanh yên (citron), quýt
(mandarin) và bưởi (pummelo) . Loài quýt bao gồm tất cả các loài quýt hiện
có và các loài khác như: C. tachibana, C. paradisi, C. aurantium, C. sinensis
và C. junos. Loài bưởi gồm: C. grandis và C. celebica. Tuy nhiên nghiên cứu


8

này chỉ có ý nghiã lớn đố i với viê ̣c xác đinh
̣ phả hê ̣ của cây có múi, còn trong
công tác điề u tra, thu thâ ̣p, đánh giá đa da ̣ng nguồ n gen vẫn phải dựa vào đă ̣c
điể m hình thái trên cơ sở các khóa phân loa ̣i. [35]
Quýt (Citrus recticula) loài cây cao 2,5m, lá xanh sẫm, nhỏ, cuống lá có
cánh hẹp, quả dẹt màu da cam, nhiều múi (9 -13 múi), vỏ dễ bóc, múi dễ chia,
chua hay ngọt tuỳ giống. Hạt nhỏ, phôi màu xanh lục, có thể chia thành 4
nhóm phụ
Quýt Ponkan: Gồm các loại quýt trồng nhiều ở Đông Nam Á. Ở mỗi
nước có tên gọi khác nhau. Việt Nam gọi là cam đường (cam quả to), nhưng
hương vị lại của quýt, cam Giàng, quýt bộp Bố Hạ. Việt Nam còn có giống
quýt Hôi trồng ở miền núi, cây to khỏe, quả màu vàng tái, bóng, bóc ra có
mùi hắc, không thơm, ruột chua. Được sử dụng làm gốc ghép các loại
qủa chất lượng cao
Quýt Satsuma: Chịu rét tốt, trồng nhiều ở Nam Nhật Bản, Trung Quốc
và một số nước khác. Giống quýt này không hạt, ngon, chín sớm và có rất nhiều

loại phụ.
Quýt Dancy: Vỏ đỏ tươi, rất đẹp, là loại quýt Tiều vì nguồn gốc ở tỉnh
Phúc Kiến (Trung Quốc). Quýt Tiều vị ngọt thấp nhưng vỏ đỏ , rất được ưa
chuộng để cúng giỗ Tết, trang trí.
Quýt Tangrin: có vỏ vàng cam, trồng nhiều ở Maroc Bắc Phi.
Quýt Kinh: quả to, vỏ dầy, hơi khó bóc. Thịt qủa khi chín màu đỏ vàng
rất đẹp, nước quả làm nước giải khát có màu rất đẹp. Quýt Kinh được trồng
nhiều ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. ở nước ta, Quýt Kinh là giống Cam
sành phổ biến rộng rãi cả nước. Các nhà khoa học thế giới cho rằng Quýt
Kinh (Cam sành) là cây lai giữa cam và quýt nên quả có cả đặc tính của cam,
quýt. họ xếp là quýt nhưng ở ta lại gọi là cam. Quýt rất ngon, ngọt, thơm,


9

được nhiều người ưa thích, là quả tốt để ăn tráng miệng, để làm nước giải
khát, làm mứt.
1.3. Tình hình sản xuất tiêu thụ quả có múi trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ quả có múi trên thế giới
Năm 2009 diện tích cam quýt toàn thế giới là 4.3003.436 ha, năng suất
trung bình đạt 169,8 tạ /ha sản lượng đạt 67.995.342 tấn. Đến năm 2013, các
chỉ tiêu đều tăng và đạt diện tích là 4.079.981,8 ha, năng suất tăng đạt 175,1
tạ/ha và sản lượng 71.445.352 tấn.
Bảng 1. 1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới
Các châu lục trên thế giới
Chỉ
tiêu

Năm


Châu
Đại
Dương

Thế giới

Châu Phi

Châu Mỹ

Châu Á

2009

386.823

1.735.627

1.546.216

314.523

20.247

4.003.436

2010

393.856


1.738.244

1.656.757

313.871

22.189

4.124.898

2011

413.844

1.737.114

1.518.617

310.537

23.189

4.003.302

2012

436.391

1.632.567


1.579.128

290.026

23.262

3.961.375

2013

440.254

1.608.333

1.712.865

294.317

24.212

4.079.981

2009

176,1

199,2

130,1


195,1

177,8

169,8

Năng
suất

2010

181,0

196,2

127,9

211,1

181,9

168,4

2011

188,4

209,4

133,9


207,2

130,5

178,0

(tạ/ha)

2012

188,8

210,5

127,0

198,3

173,0

173,7

2013

189,8

212,0

130,8


209,5

170,7

175,1

2009 6.812.736 34.568.868

20.117.483

6.136.227

360.027

67.995.342

2010 7.127.299 34.110.590

21.193.782

6.626.606

403.520

69.461.797

2011 7.795.312 36.371.225

20.337.422


6.434.558

302.699

71.241.218

2012 8.241.010 34.370.757

20.053.109

5.750.268

402.329

68.817.475

2013 8.355.878 34.101.154

22.408.504

6.166.545

413.271

71.445.352

Diện
tích
(ha)


Sản
lượng
(tấn)

Châu Âu

Nguồn: FAOSTAT 2013[43]
- Qua bảng số liệu cho thấy tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới trong
những năm gần đây có xu hướng tăng cả diện tích, năng suất và sản lượng;


10

So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2013 có thể xếp theo thứ tự từ
lớn đến nhỏ như sau: châu Á (1.712.865,3 ha) > châu Mỹ (1.608.333,5 ha) >
châu Phi (440.254,0 ha) > châu Âu (294.317,0 ha) > châu Đại Dương 24.212 ha.
So sánh về năng suất của 5 châu lục năm 2013 có thể sếp theo thứ tự từ
lớn đến nhỏ như sau: châu Mỹ (205,5 tạ/ha) > châu Âu (204,2 tạ/ha) > châu
Phi (184,8 tạ/ha) > châu Đại Dương (166,8 tạ/ha) >châu Á (130 tạ/ ha)
Sản xuất quả có múi trên thế giới chủ yếu tập trung vào 4 chủng loại
chính là: cam, quýt (bao gồm quýt và các dạng lai), bưởi (bao gồm bưởi chùm
- grapefruit và bưởi thường - pummelo), chanh (bao gồm chanh núm - lemon
và chanh giấy - lime)
Theo số liệu thống kê mới nhất của FAO năm 2013 cho thấy nước trồng
cây có múi có diện tích lớn nhất là Trung Quốc có 576.000 ha, sản lượng
7.469.840 tấn, đạt bình quân 130 tạ/ha. Đứng thứ 2 là Ấn Độ chiếm 563.330
ha, sản lượng 6.426.200 tấn, đạt bình quân 114 tạ/ha; trong đó năng suất bình
quân cao nhất hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ đạt 352 tạ/ha.
Đối với quýt và tangerin (Citrus tangerina các giống quýt) có khoảng

15,4 triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng tính từ năm 1998 chỉ đạt 0,17%
(năm 1998 đạt 15, 05 triệu tấn) và chủ yếu ở các nước: Tây Ban Nha, Trung
Quốc, Ma Rốc, Braxin và Achentina. Các nước sản xuất chủ yếu Tangerin
như Nhật Bản lại có xu hướng chững lại, còn Mỹ thì giảm nhiều do nhập khẩu
tangerin ngày càng tăng từ các nước khác.


11

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á
2009
Vùng

Diện

Lãnh thổ

tích (ha)
Trung

2011
Năng

Diện

sản lượng suất

tích

(tạ/ha) (ha)


sản
lượng

2013
Năng
suất
(tạ/ha)

Diện tích
(ha)

Năng
sản lượng suất
(tạ/ha)

398. 368 4.864.956

122 545.904

6.867.029

126

576.000 7.469.840

130

Ấn độ 634.400 5.201.350


82 481.000

4.571.000

95

563.330 6.426.200

114

Pakistan 139.958 1.492.400

107 136.150

1.387.540

102

136.800 1.505.000

110

Iran 120.000 2.000.000

167 61.228

1.412.270

231


69.243 1.192.266

172

378 43.160

1.730.146

401

54.759 1.781.258

325

425.000

193

22.000 460.000

209

Quốc

Thổ nhỹ
Kỳ

44.650 1.689.921

Thai lan 21.550


395.880

184 22.000

ViệtNam 64.500

693.500

108 43.701 531.334,20

122 43.383,30 531.958

123

146

47.637

125

45.000 1.411.215

314

Nhật Bản

4.250

62.000


Indonesia 60.190 2.131.768

4.124

54.063

131

354 51.688

1.818.949

352

3.818

Nguồn: FAO STAT/FAO Statistics 2013.[43]
1.3.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ quả có múi ở Việt Nam
Tình hình sản xuất:
Cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là những loại cây ăn quả có giá trị
dinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủ
lực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn, trong đó nổi bật là công tác chọn tạo
giống và phòng chống sâu, bệnh, do vậy diện tích cây có múi ở Việt Nam trong
một số năm trở lại đây tăng chậm. Năm 2007 diện tích cây có múi ở Việt Nam
khoảng 140,9 nghìn hecta với sản lượng 1.059,3 nghìn tấn, trong đó cam và
quýt có diện tích 86,2 nghìn hecta, sản lượng 654,7 nghìn tấn ; bưởi 41,4
nghìn hecta, sản lượng 310,6 nghìn tấn và chanh 13,3 nghìn hecta, sản lượng
94,0 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2007). [15]. Đến năm 2011 diện tích diện



12

tích cây có múi chỉ còn 138,2 nghìn hecta, sản lượng khoảng 1.221,8 nghìn
tấn (Tổng cục thống kê, 2014) [16]. Hiện tại, diện tích và sản lượng quả có
múi ở Việt Nam vẫn đang tăng chậm và cung không đáp ứng được cầu, hàng
năm Việt Nam vẫn phải nhập một lượng lớn quả có múi từ nước ngoài
Việt Nam từ vùng đồng bằng đến trung du miền núi, từ miền Bắc, miền
trung đến miền Nam, tỉnh nào cũng có thể trồng được cam quýt. Vùng cam
quýt ở các tỉnh miền núi phía Bắc ngoài sinh trưởng phát triển bình thường,
có ưu thế nổi bật so với 2 vùng lớn đồng bằng sông Cửu Long và khu IV cũ là
mã quả đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng, cam sành thì thơm, ngọt, ngon do lúc
quả chín trùng vào đầu mùa khô chuyển sang đầu mùa lạnh, biên độ ngày đêm
chênh lệch cao thuận tiện cho việc tích luỹ các chất dinh dưỡng .Trong một
tương lai gần vùng cam quýt các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ trở thành một
vùng sản xuất hàng hoá về cây có múi.
Tình hình tiêu thụ:
Giá trị xuất khẩu cây có múi của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng
lên đáng kể, nếu năm 2012 giá trị xuất khẩu đạt 1.156.000 USD thì sang mă 2014
giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã tăng lên 2.702.000 USD. Giá trị
xuất khẩu tăng mạnh nhất ở mặt hàng quả bưởi, chiếm tới gần 50% giá trị xuất khẩu
quả của Việt Nam (đạt 1.291.000 USD năm 2014).
Bảng 1.3: Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2007-2014)
Đơn vị: 1.000 USD
Loại

Năm

Quả

2007
Bưởi

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

0

17

0

0

26

195

699


1.291

154

32

0

7

52

92

326

1.111

Quýt

24

44

126

148

21


44

25

98

Cam

0

3

Chanh

11
4
12
22
74
(Nguồn: Trung tâm thương mại Quốc gia, 2014)

15


13

1.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi ở Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh có điều kiện tự nhiên, sinh thái thích hợp cho phát triển
cam quýt đặc biệt là quýt, trong đó Bạch Thông là huyện trồng nhiều quýt và

cây có múi khác của tỉnh Bắc Kạn. Trong những năm gần đây, diện tích cũng
như sản lượng cam quýt của tỉnh tăng nhanh.
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng cam quýt của Bắc Kạn
STT
1
2
3

Chỉ tiêu
Diện tích trồng
(ha)
Diện tích thu
hoạch (ha)
Sản lượng (tấn)

2010

2011

Năm
2012

2013

2.663,6 2.865,5

972,3

1.735,6


1.674,9

574,30

1.428,8

1.411,30

681,5

1.504,3

2014

1.618

12.135,
0
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn 2014
9.088,9

9.416,8

9.725,0

Từ năm 2010 diện tích cam quýt toàn tỉnh đạt 972,3 ha đã tăng lên
1.735,6 ha năm 2011 do tỉnh có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích riêng
đối với cam quýt, cây quýt có chỉ dẫn đại lý. Nhưng những năm 2012, 2013
diện tích giảm xuống do một phần không trồng mới và một phần diện tích bị
sâu bệnh gây hại cây bị chết, nông dân bỏ hoá. Đến năm 2013, 2014 tỉnh tiếp

tục đầu tư chính sách, đồng thời tăng cường tuyên truyền cho nên diện tích
tăng trở lại đồng thời sản lượng cũnh tăng lên. Tuy nhiên, xét về tổng thể, tốc
độ và quy mô phát triển cam quýt còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng
khí hậu và đất đai. Rất nhiều diện tích trồng cam quýt bị nhiễm bệnh greening
nặng, nhiều nơi chất lượng vườn cây xuống cấp nghiêm trọng phải chặt bỏ.
Việc bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cam quýt còn theo tập quán,
chưa xác định được công thức bón phân phù hợp vì vậy tuổi thọ của cây bị rút
ngắn, vườn cây già cỗi nhanh, giảm năng suất và chất lượng quả.
Việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá bán chưa đạt như kỳ vọng do
công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu chưa thực hiện, mẫu mã quả còn


14

chưa đẹp, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn ViêtGap, chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh
và các trỉnh lân cận chưa phát triển thị trường lớn đặc bịêt thị trường Hà Nội...
Trong những năm qua nhiều đề tài đã tiến hành điều tra, tuyển chọn,
nhân giống và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất
lượng cây ăn quả, đặc biệt là cây cam quýt tại Bạch thông Bắc Kạn, như:
Năm 2010 Viện Nghiên cứu rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam thực hiện đề tài “Mở rộng mô hình trồng quýt tại huyện Ba Bể”,
triển khai trồng mới được 100 ha; thu thập, lập hồ sơ theo dõi được 60 cây
quýt ưu tú, đánh giá lựa chọn 45 cây có năng suất cao, chất lượng tốt. và“ Xây
dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm quýt” nhằm bảo hộ và
xây dựng cho thương hiệu quýt Bắc Kạn.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Nghiên cứu dinh dưỡng khoáng và bón phân
1.4.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có
múi nói chung và bưởi nói riêng ở các quốc gia trên thế giới. Nhìn chung các

vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập một cách khá toàn diện, trong đó
những vấn đề về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối
quan hệ của chúng tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cũng như
năng suất, chất lượng .
Theo Reitz H và cộng sự (1954) có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quan
trọng cần được bón, đó là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, đồng, kẽm,
mangan, bo, sắt và molipden.
Cameron S.H và cộng sự (1952) [23] nghiên cứu thấy rằng trong thời kỳ
ra hoa cây huy động nhiều đạm từ lá về hoa. Cùng với kết luận trên Smith
(1954) cũng xác định cây hút dinh dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào


15

thời kỳ nở hoa cũng như khi cây ra đọt mới (tương ứng vào tháng 3-4 và
tháng 7-9).
Hume (1957) [30] thấy rằng số lượng đạm và kali trong quả không
ngừng tăng lên đến khi quả lớn và chín, còn lân và magiê cũng tăng nhưng chỉ
tăng đến khi quả lớn bằng nửa (1/2) mức lớn nhất sau đó không đổi, canxi
tăng đến 1/3 giai đoạn đầu tiên. Tỷ lệ: đạm, lân, kali ở nhiều loại quả có múi
thay đổi ít, thường là N: P2O5: K2O = 3: 1: 4
Thiếu đạm lá bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu nghiêm trọng cành bị
ngắn lại, mảnh, lá vàng, nhỏ dễ bị rụng, quả ít. Tuy nhiên theo (Bryan
O.C1950) [23] ) thiếu đạm chỉ ảnh hưởng đến độ lớn của quả chứ không ảnh
hưởng đến đặc điểm quyết định phẩm chất quả, chỉ có chất khô hoà tan bị
giảm đôi chút. Dạng đạm phổ biến dùng là amônsunfat. Tuy nhiên đối với đất
kiềm hoặc chua nhiều tốt nhất nên dùng các loại phân có gốc nitrat, như vậy
sẽ ít bị mất đạm và tránh ảnh hưởng chua của gốc sunfat và nitrat còn thúc
đẩy sự hút magiê ở đất thiếu magiê .
Hiếm khi thấy tình trạng thừa lân ở đất nặng vì đất này có khả năng giữ

lân mạnh, chỉ ở đất nhẹ nếu bón lân liên tục sẽ gây hiện tượng thừa lân (West
.E.S. 1938) [8]. Thừa lân gây tình trạng thiếu kẽm (hiện tượng gân xanh lá
vàng) một bệnh sinh lý khá phổ biến ở cam quýt (Chapman 1937) [22, 23].
Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệu
chứng gì, thiếu trong thời gian dài, lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa các
gân lá bị mất diệp lục và sau đó có các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng đầu
đọt bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém.
Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm
với clorua quá cao. Kali-magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì có 10%
MgO cùng với 30% K2O.


×