Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim và tình trạng của các loài chim trĩ thuộc giống lophura ở rừng phòng hộ động châu, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 84 trang )

i

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

---------------------------------------

PHẠM VĂN QUÁ

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA KHU HỆ CHIM
VÀ TÌNH TRẠNG CỦA CÁC LOÀI CHIM TRĨ
THUỘC GIỐNG LOPHURA Ở RỪNG PHÒNG HỘ
ĐỘNG CHÂU, TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN

Chuyên ngành: Động vật học

Hà Nội - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của tôi.
Toàn bộ số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng
để bảo vệ bất kỳ luận văn nào. Những trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn
này có nguồn gốc xác thực.



Tác giả

Phạm Văn Quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn khoa
học tận tình, chu đáo của TS. Ngô Xuân Tƣờng. Tôi xin bày tỏ tình cảm chân thành
và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
các cán bộ quản lý đào tạo sau đại học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
cảm ơn Phòng động vật học có xƣơng sống đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trân trọng cám ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp
trƣờng Đại học Nông lâm Thái nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các cán bộ thuộc
Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt (VietNature) trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu
khác nhau của luận văn: Chuyên gia Lê Trọng Trải đã giúp đỡ định loại tên các loài
chim tại hiện trƣờng và có nhiều góp ý quý báu khác cho luận văn, KS. Hà Văn
Nghĩa đã giúp xây dựng bản đồ khu vực nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát thực địa,....
các cán bộ của VietNature tại Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập số liệu tại hiện trƣờng. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu

đó.
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Rừng phòng hộ Động Châu và các cán bộ
của các trạm Bảo vệ rừng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân trong gia
đình của tôi và bạn bè đã hết lòng động viên, tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014.

Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

CR


Rất nguy cấp - Critically Endangered

cs

Cộng sự

ĐDSH

Đa dạng sinh học

EBA

Vùng chim đặc hữu (Endemic Bird Area)

EN

Endangered - Nguy cấp

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu


LR

Lower risk - Ít nguy cấp

nnk

Những ngƣời khác

NT

Near threatened - Sắp bị đe dọa

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam

RPH

Rừng phòng hộ

UBND

Uỷ ban nhân dân

VCQT

Vùng chim quan trọng

VCĐH


Vùng chim đặc hữu

VQG

Vƣờn quốc gia

VU

Vulnerable - Sẽ nguy cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................4
1.1. Lịch sử nghiên cứu chim Việt Nam .................................................................4
1.1.1. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 1975 ..............4
1.1.2. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 .................6
1.1.3. Nghiên cứu tại RPH Động Châu và vùng phụ cận ...................................9
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở RPH Động Châu ......................................10
1.2.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................10
1.2.2. Địa hình, địa chất ....................................................................................12
1.2.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn ....................................................................12
1.2.4. Khu hệ thực vật và động vật ...................................................................13
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu ...........................................21

1.3.1. Dân tộc và dân số ...................................................................................21
1.3.2. Hoạt động sản xuất .................................................................................23
1.3.3. Cơ sở hạng tầng ......................................................................................26
1.3.4. Văn hoá, xã hội .......................................................................................26
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................28
2.1. Địa điểm và thời gian .....................................................................................28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................30
2.2.1. Phƣơng pháp điều tra khảo sát ...............................................................30
2.2.1.1. Dụng cụ cứu chính ..........................................................................30
2.2.1.2. Khảo sát theo tuyến .........................................................................30
2.2.1.3. Phƣơng pháp đặt máy bẫy ảnh ........................................................30
2.2.1.4. Phỏng vấn ........................................................................................31
2.2.1.5. Thu thập các di vật ..........................................................................31
2.2.1.6. Định loại chim trên hiện trƣờng ......................................................32
2.2.2. Điều tra, xác định các yếu tố đe doạ đến khu hệ chim và sinh cảnh ......32
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu nội nghiệp ......................................................32
2.2.3.1. Phân tích, xử lý số liệu ....................................................................32
2.2.3.2. Đánh giá các loài chim có giá trị khoa học .....................................32
2.2.3.3. Lựa chọn hệ thống phân loại học để xây dựng danh lục chim ở RPH
Động Châu....................................................................................................33
2.3. Tƣ liệu nghiên cứu dùng để viết luận văn .....................................................33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................34
3.1. Tính đa dạng thành phần loài của khu hệ chim .............................................34
3.1.1. Thành phần loài chim ở RPH Động Châu ..............................................34
3.1.2. Các loài chim có giá trị bảo tồn ..............................................................45
3.1.3. Tầm quan trọng của RPH Động Châu đối với vùng chim đặc hữu đất
thấp Trung Bộ ...................................................................................................46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi

3.1.4. So sánh sự đa dạng khu hệ chim ở RPH Động Châu đối với các VQG và
KBTTN thuộc 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị..............................47
3.2. Một số mối quan hệ của khu hệ chim với sinh cảnh sống .............................49
3.2.1. Cơ sở phân chia sinh cảnh ......................................................................49
3.2.2. Sự phân bố của chim theo các dạng sinh cảnh .......................................49
3.3. Tình trạng của các loài chim Trĩ thuộc giống Lophura ở RPH Động Châu ..55
3.3.1. Gà lôi lam mào trắng – Lophura edwardsi (Oustalet, 1896) ..................55
3.3.2. Gà lôi trắng – Lophura nycthemera (Linnaeus, 1758) ..........................58
3.3.3. Gà lôi hông tía - Lophura diardi (Bonaparte, 1856) ...............................60
3.4. Các tác nhân đe doạ và đề xuất các giải pháp thích hợp cho việc quản lý, bảo
tồn và phát triển bền vững tài nguyên chim ở khu vực nghiên cứu .....................61
3.4.1. Các tác nhân đe doạ đến khu hệ chim ....................................................62
3.4.1.1. Khai thác gỗ ....................................................................................62
3.4.1.2. Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã ..........................................62
3.4.1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ .............................................................63
3.4.1.4. Chăn thả gia súc ..............................................................................63
3.4.2. Nguyên nhân gây ra các mối đe doạ .......................................................64
3.4.2.1. Sự gia tăng dân số ...........................................................................64
3.4.2.2. Sự đói nghèo....................................................................................64
3.4.2.3. Năng lực quản lý và thực thi pháp luật còn hạn chế .......................64
3.4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên chim
ở RPH Động Châu ............................................................................................65
3.4.3.1. Nâng cao năng lực quản lý và tăng cƣờng lực lƣợng quản lý, bảo vệ
rừng ..............................................................................................................65

3.4.3.2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng .....................66
3.4.3.3. Nâng cao đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng................................67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................68
1. Kết luận .............................................................................................................68
2. Đề nghị ..............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng thảm thực vật rừng ở RPH Động Châu ..................................14
Bảng 1.2. Thành phần thực vật ở RPH Động Châu ..................................................19
Bảng 1.3. Cấu trúc thành phần loài Động vật có xƣơng sống trên cạn .....................20
ở RPH Động Châu.....................................................................................................20
Bảng 1.4. Diện tích, dân số và lao động ...................................................................21
Bảng 1.5. Thành phần dân tộc ...................................................................................22
Bảng 1.6. Tổng hợp hộ nghèo, khẩu nghèo tại các xã năm 2011 .............................22
Bảng 1.7. Cơ cấu sử dụng đất ...................................................................................23
.............................................................24
Bảng 1.9. Hiện trạng gia súc, gia cầm ......................................................................24
Bảng 1.10. Tổng hợp kết quả giao đất Lâm nghiệp ..................................................25
Bảng 1.11. Tổng hợp hiện trạng giáo dục tại 02 xã năm 2011 .................................27
Bảng 2.1. Thời gian và địa điểm điều tra khảo sát chim tại RPH Động Châu .........28
Bảng 3.1. Thành phần loài chim ghi nhận đƣợc ở RPH Động Châu ........................34
Bảng 3.2. Các loài chim có giá trị bảo tồn ở RPH Động Châu .................................45

Bảng 3.3. Các loài chim có vùng phân bố hẹp ở RPH Động Châu ..........................46
Bảng 3.4. So sánh sự đa dạng về thành phần loài chim ở RPH Động Châu với các
VQG và KBTTN của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị ............................47
Bảng 3.5. Sự phân bố về thành phần loài chim theo các dạng sinh cảnh .................49
Bảng 3.6. Các họ và loài ƣu thế trong các dạng sinh cảnh .......................................53
Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn về Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi..............57
Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn thông tin về Gà lôi trắng - Lophura nycthemera .......59
Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn về Gà lôi hông tía - Lophura diardi ..........................61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính của RPH Động Châu .....................................11
Hình 1.2. Bản đồ hiện trạng thảm thực vật ở RPH Động châu, tỉnh Quảng Bình ....18
Hình 2.1. Bản đồ tuyến điều tra khảo sát chim ở RPH Động Châu ..........................29
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh sự đa dạng về thành phần loài chim ở RPH Động Châu
với các VQG và KBTTN của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị ...............48
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố của họ và loài chim theo các dạng sinh cảnh .................52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Thành phần loài chim ở các VQG và KBTTN thuộc 3 tỉnh Hà Tĩnh,
Quảng Bình và Quảng Trị.
Phụ lục 2. Sự phân bố của chim theo các dạng sinh cảnh.
Phụ lục 3. Danh sách phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng ở RPH Động Châu.
Phụ lục 4. Phiếu phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng về Gà lôi lam mào trắng Lophura
edwardsi.
Phụ lục 5. Phiếu phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng về Gà lôi trắng Lophura
nycthemera.
Phụ lục 6. Phiếu phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng về Gà lôi hông tía Lophura
diardi.
Phụ lục ảnh 1. Các hoạt động nghiên cứu ở RPH Động Châu.
Phụ lục ảnh 2. Một số loài chim và di vật của loài đƣợc nuôi, giữ ở nhà dân địa
phƣơng.
Phụ lục ảnh 3. Các dạng sinh cảnh chính ở RPH Động Châu.
Phụ lục ảnh 4. Tác động của con ngƣời đến tài nguyên rừng ở RPH Động Châu.
Phụ lục ảnh 5. Poster tuyên truyền về các loài chim họ Trĩ thuộc giống Lophura.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
Tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên chim nói riêng có vai trò to lớn
trong đời sống hàng ngày của con ngƣời. Trong những năm gần đây, công tác
nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam rất đƣợc quan tâm, nhiều công
trình nghiên cứu đƣợc triển khai theo hƣớng đánh giá tài nguyên, đề xuất các giải

pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi có tiềm năng về đa dạng sinh học cao,
Việt Nam có khu hệ chim rất đa dạng và phong phú với 887 loài thuộc 88 họ của 20
bộ[29]. Riêng đối với bảo tồn chim đã xác lập đƣợc 63 vùng chim quan trọng ở Việt
Nam [32]. Đây là những biện pháp tích cực, nhằm góp phần bảo tồn ĐDSH, duy trì
sự cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc.
Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở vùng sinh thái toàn cầu Dãy Trƣờng Sơn có
sự đa dạng cao về thành phần loài chim nhƣ: VQG Bạch Mã (Thừa thiên - Huế) với
358 loài, 186 giống thuộc 55 họ, 15 bộ [16]; VQG Cát Tiên (Đồng Nai) với 351 loài
thuộc 64 họ, 18 bộ [38]; VQG Cúc Phƣơng (Ninh Bình) với 262 loài thuộc 52 họ,
16 bộ [16],… Rừng phòng hộ Động Châu là một phần của “vùng sinh thái toàn cầu
Dãy Trƣờng Sơn” nên cũng có khu hệ chim rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
cho đến nay mới có một số ít công trình nghiên cứu về chim ở đây. Những nghiên
cứu này chƣa phản ánh đầy đủ sự đa dạng về thành phần loài chim ở Rừng phòng
hộ Động Châu, do vậy cần phải có những nghiên cứu tiếp.
Việt Nam đƣợc coi là quê hƣơng của các loài chim Trĩ ở Đông Dƣơng, với
nhiều loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn cao và các loài
chim Trĩ luôn đƣợc quan tâm điều tra, nghiên cứu, bảo vệ. Các loài chim Trĩ nói
chung và giống Lophura trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có lịch sử nghiên
cứu khá lâu. Năm 1975, Hiệp Hội Chim Trĩ Thế giới (World Pheasant Association)
đƣợc thành lập, có trụ sở tại Anh Quốc, hàng năm Hội đã xuất bản những bản tin và
tạp chí của Hội. Mục đích nhằm phát triển, thúc đẩy và hỗ trợ bảo tồn tất cả các loài
chim thuộc bộ Gà, trong đó có các loài giống Lophura.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Trong những năm gần đây, do tình trạng săn bắt quá mức, sinh cảnh sống bị

thu hẹp, các loài chim Trĩ thuộc giống Lophura đã bị suy giảm nghiêm trọng về trữ
lƣợng. Hiện nay, chim Trĩ đang đứng trƣớc nguy cơ bị diệt vong nếu không có
những biện pháp bảo vệ cấp bách và hữu hiệu. Trong Danh lục đỏ Thế giới của
IUCN về các loài bị đe doạ toàn cầu (The IUCN Red List of the Threatened
Species) và đặc biệt là Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã có các loài chim Trĩ đặc hữu,
quý hiếm đƣợc ghi nhận và xếp ở các cấp đe dọa khác nhau. Đặc biệt loài Gà lôi
lam mào trắng Lophura edwardsi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp vào bậc nguy
cấp (EN) và Danh Lục Đỏ của IUCN (2014) xếp vào bậc Rất nguy cấp (CR). Cho
đến nay, có rất ít các thông tin ghi nhận trực tiếp về loài này mà chỉ ghi nhận đƣợc
chúng qua phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng.
Các hoạt động của con ngƣời đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi
trƣờng sống của các loài chim nhƣ khai thác gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ, khai thác
khoáng sản, săn bắt và buôn bán động vật,... Vì vậy, việc xác định các mối đe doạ
và các khu vực bị tác động ở Rừng phòng hộ Động Châu là một trong những nhiệm
vụ quan trọng, giúp các nhà quản lý có những biện pháp kiểm soát các tác động tiêu
cực nhằm bảo tồn và phát triển bền vững khu hệ chim của khu vực này.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cấp bách đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim và tình trạng của các loài chim Trĩ
thuộc giống Lophura ở Rừng phòng hộ Động Châu, tỉnh Quảng Bình và đề xuất giải
pháp bảo tồn”.
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định đƣợc tính đa dạng về thành phần loài chim ở Rừng phòng hộ Động Châu.
- Xác định tình trạng của các loài chim Trĩ thuộc giống Lophura ở Rừng phòng hộ
Động Châu.
- Xác định các mối đe dọa đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong đó
có khu hệ chim ở Rừng phòng hộ Động Châu và đề xuất các giải pháp bảo tồn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





3
Nội dung của đề tài:
- Xây dựng đƣợc danh lục các loài chim, phân tích tính đa dạng về thành phần loài và
mức độ phong phú của khu hệ chim Rừng phòng hộ Động Châu.
- Thu thập số liệu, phân tích đánh giá về tình trạng của các loài chim Trĩ thuộc giống
Lophura ở Rừng phòng hộ Động Châu.
- Phân tích các nguyên nhân gây suy thoái về loài và sinh cảnh và đề xuất các giải pháp
bảo tồn tính đa dạng của khu hệ chim ở khu vực nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu chim Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa cao về
địa hình, khí hậu, môi trƣờng sống,... trải dài từ Bắc tới Nam, nên có khu hệ chim
rất phong phú và đa dạng ở khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay, đã ghi nhận đƣợc
887 loài chim trên phạm vi toàn quốc [29]. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số đã
đƣợc thống kê, không thể đƣa ra con số chính xác bởi có thể những loài đã bị tuyệt
chủng, hoặc có những loài mới chƣa đƣợc phát hiện.
1.1.1. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn trước năm 1975
Thời kỳ này, các công trình nghiên cứu về chim ở Việt Nam chủ yếu đƣợc tiến
hành bởi một số nhà khoa học nƣớc ngoài nhƣ: Linnaeus (1758), Gmélin (1788),
Lesson (1831) và Bonaparte (1856), Pier (1872). Các kết quả ở thời kỳ này còn rất
sơ lƣợc. Trong khoảng thời gian từ 1875 – 1877, Tirant đã sƣu tầm đƣợc một bộ sƣu

tập chim khá lớn ở miền Nam Việt Nam gồm khoảng 1.000 tiêu bản với 353 loài và
phân loài [22].
Suốt thời gian đó, các nghiên cứu chim đều do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện
trên cả vùng Đông Dƣơng, trong đó có Việt Nam nhƣ: Nghiên cứu của Oustalet và
Germain, 1905 – 1907 với công trình “Danh sách chim miền Nam Bộ”. Ở miền Bắc
Việt Nam có Boutan (1905) với các sƣu tầm chim ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và một
số điểm thuộc Hà Đông và vùng ven Hà Nội. Tác giả đã ghi nhận đƣợc 90 loài và
các dẫn liệu về sinh học của một số loài. Năm 1918, Kloss và cộng sự đã tiến hành
tổ chức cuộc sƣu tầm chim lớn nhất kể từ trƣớc cho đến thời điểm đó ở Đông
Dƣơng, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1918 ở các vùng Phan Rang, Langbiang của
Việt Nam; kết quả đã thu thập đƣợc 1.525 tiêu bản của 235 loài và phân loài, trong
đó có 34 dạng mới cho khoa học [22] .
Năm 1924, Delacour và Jabouille đã thu thập đƣợc hơn 2.000 tiêu bản ở
Quảng Trị, trong đó có 12 dạng mới. Cùng thời gian đó, Steven đã sƣu tầm đƣợc
một số lƣợng lớn tiêu bản chim ở vùng Tây Bắc Việt Nam, với 219 loài và phân loài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
cùng một số dẫn liệu về sinh học và đã mô tả thêm 11 loài và phân loài chim mới ở
miền Bắc Việt Nam [22].
Năm 1931, Delacour và Jabuille đã xuất bản công trình nghiên cứu tổng hợp
về chim Đông Dƣơng gồm 4 tập với 954 loài và phân loài, trong đó có các loài chim
của Việt Nam [45, 46, 47, 48]. Đây là công trình tổng hợp từ kết quả điều tra nghiên
cứu chim của tác giả và một số ngƣời khác đƣợc tiến hành chủ yếu qua 5 cuộc điều
tra từ năm 1924 đến 1930. Trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến 1945, Delacour
và nhiều tác giả khác cũng đã có các công trình nghiên cứu tại các tỉnh phía Bắc và
vùng Đông Bắc nhƣ: Hà Tây, Hà Nội và một số nơi khác khác thuộc đồng bằng Bắc

Bộ. Trong đó đáng chú ý là các kết quả nghiên cứu về sinh học, sinh thái của một số
loài chim ở Lào Cai (Sa Pa, Fan Si Pan), Lạng Sơn, Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên, Tam
Đảo) và Bắc Kạn,... Các kết quả nghiên cứu tiếp theo từ năm 1931 đến trƣớc năm
1945 đƣợc Delacour bổ sung cho danh lục chim Đông Dƣơng (1951) với 1.085 loài
và phân loài [22].
Từ năm 1945, công tác nghiên cứu chim bị gián đoạn do chiến tranh và chỉ
đƣợc thực hiện trở lại từ sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam, năm 1957.
Bắt đầu thời kỳ này, các tác giả Việt Nam đã có điều kiện để tiến hành điều tra
nhiên cứu và đã có nhiều công trình đƣợc công bố. Phần lớn các công trình đƣợc
công bố đều tập trung ở miền Bắc Việt Nam.
Năm 1961, Võ Quý, Trần Gia Huấn đã khảo sát khu hệ chim vùng Chi Nê,
tỉnh Hòa Bình, kết quả đã thống kê đƣợc 137 loài chim và chỉ ra sự phân bố của các
loài theo sinh cảnh [19]; Võ Quý, Đỗ Ngọc Quang, 1965: Kết quả sƣu tầm chim ở
vùng Bảo Lạc, Trùng Khánh (Cao Bằng) và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) [20]; Đào Văn
Tiến, Võ Quý, 1969: Kết quả điều tra sƣu tầm động vật có sƣơng sống ở trên cạn ở
vùng Chợ Rã (Bắc Kạn) [31].
Năm 1971, Võ Quý đã xuất bản cuốn sách “Sinh học của những loài chim
thƣờng gặp ở miền Bắc Việt Nam”. Trong sách tác giả có dẫn chứng đầy đủ về đặc
điểm nơi ở, thức ăn, sinh sản và một số tập tính khác của gần 200 loài chim ở miền
Bắc mà đa số là các loài có ý nghĩa về mặt kinh tế [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
1.1.2. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn sau năm 1975
Sau năm 1975, hàng loạt các công trình nghiên cứu về điều tra cơ bản tài
nguyên thiên nhiên ở nƣớc ta, trong đó có khu hệ chim của nhiều vùng đƣợc công
bố dƣới các hình thức khác nhau.

Đáng chú ý ở giai đoạn này là sách chuyên khảo “Chim Việt Nam: Hình thái
và phân loại” với 2 tập xuất bản năm 1975, 1981 của Võ Quý [23,25]. Công trình
này đóng góp rất lớn cho nghiên cứu chim của Việt Nam, bao gồm: Các khóa định
loại, mô tả đặc điểm hình thái và phân bố của 1.009 loài và phân loài chim Việt
Nam, trong đó có nhiều loài chim ở vùng Bắc Trung Bộ. Năm 1978, Võ Quý tiếp
tục xuất bản cuốn “Đời sống các loài chim” [24]. Năm 1987, Võ Quý và cộng sự có
công trình nghiên cứu về tính toán số lƣợng tuyệt đối chim ở rừng ẩm nhiệt đới
trong mùa sinh sản [26].
Năm 1995, Võ Quý và Nguyễn Cử có sách chuyên khảo về “Danh lục chim
Việt Nam”. Đây đƣợc xem là danh lục đầy đủ nhất về chim Việt Nam với số loài
hiện biết ở thời điểm này là 828 loài thuộc 81 họ của 19 bộ, cùng với các đặc điểm
về độ phong phú, hiện trạng và phân bố của các loài [27].
Ngoài ra, các nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài
nguyên chim cũng đã đƣợc quan tâm. Nguyễn Cử (1995) đã công bố về các loài
chim đặc hữu và vấn đề bảo vệ ĐDSH chim tại Việt Nam, với danh sách gồm 100
loài và phân loài chim đặc hữu; xác định 3 trung tâm chim đặc hữu của Việt Nam
cũng nhƣ sự phân bố và tình trạng bảo vệ của các loài này [6]. Cũng trong năm này,
Nguyễn Cử và cộng sự đã có kiến nghị thành lập khu bảo vệ các loài chim Trĩ gồm:
Gà lôi lam mào đen Lophura imperialis và Gà lôi lam mào trắng Lophura
hatinhensis ở khu vực rừng núi thấp miền trung (EBA) [11].
Đồng thời, trong thời gian này, công tác nghiên cứu điều tra làm cơ sở cho các
dự án đầu tƣ xây dựng các VQG và KBTTN đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Nhiều kết quả điều tra nghiên cứu về động vật và chim đƣợc tiến hành tại nhiều nơi
trong cả nƣớc, nhất là vùng Trung Bộ và Tây Nguyên của tập thể cán bộ Viện sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7
thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với các tổ chức quốc tế nhƣ BirdLife, FFI,
WWF, Frontier v.v.
Song song với các nghiên cứu trên là các đánh giá và đề xuất về quản lý, bảo
vệ tài nguyên chim. Năm 1998, Nguyễn Cử đã công bố về phân bố và tình trạng các
loài chim ăn thịt ở Việt Nam [43]. Trong Hội thảo ĐDSH Bắc Trƣờng Sơn lần thứ
hai năm 1999, các tác giả Nguyễn Cử và Nguyễn Thái Tự Cƣờng đã có phân tích về
hiện trạng chim vùng Bắc và Trung Trung Bộ của Việt Nam, trong đó đề cập đến 82
loài và phân loài chim đặc hữu của khu vực, các loài bị đe dọa cùng với sự phân bố,
hiện trạng của chúng [7].
Từ sau danh lục chim Việt Nam xuất bản lần đầu năm 1995, các đợt điều tra
tiếp theo đã bổ sung nhiều loài cho khu hệ chim Việt Nam, trong đó có nhiều loài
mới cho khoa học đƣợc công bố [51, 52,53]. Năm 2000, Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải
và Karen Phillipps đã xuất bản cuốn sách “Chim Việt Nam” với số loài chim đƣợc
ghi nhận đã tăng lên 850 loài. Trong đó, hơn 500 loài chim đã đƣợc mô tả và có
hình vẽ màu minh hoạ kèm theo [8]. Có thể nói đây là công trình có ý nghĩa lớn
nhằm giúp các nhà nghiên cứu chim ở Việt Nam có đƣợc tƣ liệu thiết thực phục vụ
cho nghiên cứu chim trên thực địa.
Năm 2000, Nguyễn Cử đã công bố về tình trạng bảo tồn của các loài chim ăn
thịt ở Việt Nam tại Hội nghị Quốc tế về chim ăn thịt lần thứ 2 tổ chức ở Indonesia
[44]. Năm 2001, Nguyễn Cử đã công bố một số thông tin mới về kết quả điều tra
chim ở Việt Nam, có 19 loài chim đƣợc bổ sung cho khu hệ chim Việt Nam trong
thập niên 90 [9].
Các đợt nghiên cứu điều tra ĐDSH chim ở các VQG, KBTTN và các khu vực
bảo tồn khác trong cả nƣớc tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Các kết quả nghiên cứu đã cho
thấy tính đa dạng cao của khu hệ chim Việt Nam.
Nguyễn Cử (2009) đã công bố 52 loài mới bổ sung cho danh lục chim Việt
Nam, nâng tổng số loài chim hiện biết lên 880 loài [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





8
Có thể nói nghiên cứu chim ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành ở hầu hết các vùng
trong cả nƣớc, nhất là ở các VQG, KBTTN và các khu vực bảo tồn trọng yếu;
nghiên cứu khu hệ, sinh học, sinh thái các loài, đặc biệt chú ý đến công tác bảo tồn.
Khu vực rừng núi thấp Trung Bộ đƣợc xem là một trong 3 vùng chim đặc hữu
ở Việt Nam và là quê hƣơng của các loài gà lôi thuộc giống Lophura ở vùng Đông
Dƣơng (Delacour, 1977) [12]. Năm 1995, trong luận án tiến sỹ sinh học của Trƣơng
Văn Lã đã có những nghiên cứu chuyên sâu về 12 loài chim thuộc họ Trĩ và đặc
điểm sinh học, sinh thái của Gà rừng tai trắng Gallus gallus gallus, Trĩ bạc Lophura
nycthemera nycthemera, Công Pavo muticus imperator ở Việt Nam và biện pháp
bảo vệ chúng [18].
Trong thời gian từ 1988 – 1996, các vùng chim đặc hữu thuộc khu vực địa
hình núi thấp Trung Bộ đƣợc điều tra nghiên cứu nhiều với sự tham gia của các cán
bộ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tổ chức bảo tồn chim quốc tế (BirdLife
International) ở Việt Nam. Năm 2002, Andrew W. Tordoff (biên tập) với sự tham
gia của nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nƣớc đã xác định đƣợc 63 vùng chim
quan trọng của Việt Nam [32].
Năm 1999, Nguyễn Cử và Nguyễn Thái Tự Cƣờng nghiên cứu về chim vùng
Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam, trong đó đề cập đến các loài và phân loài chim
đặc hữu và bị đe doạ cùng với sự phân bố, hiện trạng của chúng [7].
Nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ chim đã đƣợc tiến hành ở các VQG và
KBTTN trên phạm vi toàn quốc bởi các nhà khoa học của Việt Nam và các tổ chức
quốc tế, nhƣ: Khảo sát của Lê Trọng Trải, năm 1997 ở KBTTN Pù Luông, tỉnh
Thanh Hoá [34]; Năm 1999, tổ chức bảo tồn chim quốc tế BirdLife International tại
Việt Nam phối hợp với Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI) đã tiến hành điều tra
khảo sát nhằm xây dựng báo cáo khả thi cho KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá

[35]; Các nghiên cứu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hoá, năm 1998 [58]; Báo cáo khả
thi xây dựng KBTTN Vũ Quang, Hà Tĩnh, năm 1999 [13]; Khảo sát đánh giá dự án
khả thi KBTTN Kẻ Gỗ của Lê Trọng Trải, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Cử, Lê Văn
Chẩm và J. C. Eames, năm 1996 [33]; Báo cáo khảo sát đánh giá giá trị bảo tồn của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
khu đề xuất bảo vệ Pù Huống bởi Neville Kemp và Michael Dilger, năm 1996 [55]
và nhiều báo cáo khác đƣợc thực hiện năm 2002, 2003 và 2011 ở KBTTN Pù
Huống [1,14,15,30].
Năm 2011, trong luận án tiến sỹ sinh học của Lê Mạnh Hùng về chim ăn thịt
ban ngày ở Việt Nam đã ghi nhận đƣợc 52 loài thuộc 21 giống 3 họ và 1 bộ. Trong
đó có 23 loài định cƣ, 17 loài di cƣ, 6 loài vừa định cƣ vừa di cƣ, 5 loài lang thang
và 1 loài vừa di cƣ vừa lang thang. Đã bổ sung thêm 5 loài cho danh lục chim Việt
Nam của Võ Quý, Nguyễn Cử (1995). Trong tổng số 52 loài chim ăn thịt ban ngày
đã ghi nhận đƣợc ở Việt Nam, có 34 loài ở vùng Bắc Trung Bộ [17].
Năm 2011, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân đã xuất bản cuốn
“Danh lục chim Việt Nam”, đã thống kê đƣợc 887 loài thuộc 88 họ của 20 bộ [29],
bổ sung 59 loài cho “Danh lục chim Việt Nam” của Võ Quý, Nguyễn Cử năm 1995
[27].
1.1.3. Nghiên cứu tại RPH Động Châu và vùng phụ cận
Năm 2002, t
đ
thuộc 27 họ 13
bộ

quý hi


occellata,

Lophura diardi,

Ichthyophaga humilis,

sao Rheinardia
Picus rabieri,
Jabouilleia danjoui,... [49].

Năm 2007, Ngô Xuân Tƣờng đã công bố kết quả nghiên cứu thành phần loài
chim ở khu vực rừng huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tại hội nghị
khoa học toàn quốc lần thứ hai,

thuộc 33 họ 11 bộ chiếm

15,58% tổng số loài chim của Việt Nam. Đã ghi nhận đƣợc 12 loài chim có giá trị
bảo tồn cao, gồm: 6
t

(2000);

ghi

(2006) và có 10 loài đƣợc ghi trong Nghị định

32/2006/NĐ-CP [39].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở RPH Động Châu
1.2.1. Vị trí địa lý
Rừng phòng hộ Động Châu nằm trọn trong xã Kim Thủy ở huyện Lệ Thủy,
thuộc phía Tây Nam của tỉnh Quảng Bình và không có dân sinh sống trong phạm vi
ranh giới. Có toạ độ địa lý: 16055’18’’ đến 1703’34’’ Vĩ độ Bắc và 106032’31’’ đến
106048’27’’ Kinh độ Đông.
Địa giới hành chính thuộc xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
Ranh giới của RPH Động Châu nhƣ sau:
Phía Đông tiếp giáp với xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Phía Tây tiếp giáp với xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và một
phần tiếp giáp với CHDCND Lào.
Phía Nam tiếp giáp với Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hƣớng hóa, tỉnh Quảng trị.
Phía Bắc tiếp giáp với xã Kim Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính của RPH Động Châu
(Nguồn: Trung tâm tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt, 2014)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





12
1.2.2. Địa hình, địa chất
Địa hình
Rừng phòng hộ Động Châu nằm trong vùng núi thấp với địa hình tƣơng đối dốc
theo hƣớng Nam - Bắc. Độ cao trung bình trong khu vực khoảng 500 - 600m so với
mực nƣớc biển. Điểm thấp nhất là 120m, nằm ở khu vực Khe Bang. Đỉnh cao nhất
là đỉnh nằm giữa ranh giới 2 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị và CHDCND Lào, cao
1.220m. Các đỉnh núi còn lại đều có độ cao dƣới 1.000m.
Vùng núi có độ cao trên 700m chiếm khoảng 10% diện tích khu vực. Còn lại
90% diện tích là vùng đồi núi có độ cao dƣới 700m.
Địa chất
Địa chất ở khu vực nghiên cứu thuộc miền vòng trống Paleozoi rộng lớn thuộc
đới Trƣờng Sơn Bắc, có cấu tạo đặc thù với nhiều mặt cắt Paleozoi khá đầy đủ và
dày. Bao gồm các trầm tích Odovic thƣợng và Silua. Thành phần bồi lắng gồm có
sắt, cát, Conglonurat, cuội, sỏi, dăm. Song song với quá trình bồi lắng là quá trình
xâm nhập các khối Magma acid nhƣ Granit, Daxit, Rhefonit. Xuất hiện diện tích
đáng kể của kiểu thung lũng kiến tạo và xâm thực nằm dọc theo các con sông suối.
Nham thạch chủ yếu bao gồm các khối đƣợc tạo thành từ Magma, Granit, Rhyonit,
đặc điểm đá rất mỏng, có kết cấu hạt thô, tỷ lệ thạch anh lớn khó phong hóa. Các
vùng thạch tạo từ trầm tích hạt thô nhƣ sa thạch, cuội kết, dăm kết, conglomerat có
kết cấu hạt thô, bở, rời, phong hóa nhanh, dễ rửa trôi và xói mòn.
Đất đƣợc hình thành trên các loại phiến thạch sét, sa thạch và magma acid kết
tính chua, chúng phân bố đan xen vào nhau khá phức tạp, tạo nên khá nhiều loại đất
có độ phì khác nhau, tùy thuộc vào các kiểu địa hình, thảm thực bì, độ cao và độ
dốc của địa hình.
1.2.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu

RPH Động Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông tƣơng
đối lạnh. Hàng năm mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến đầu tháng 9, thời kỳ khô hạn
nhất vào tháng 6 và tháng 7). Mùa mƣa bắt đầu từ cuối tháng 9 đến tháng 12, mƣa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
nhiều nhất vào thời kỳ cuối mùa thu (tháng 10 và tháng 11). Theo số liệu quan trắc
khí tƣợng tại trạm Khe Sanh theo dõi thống kê trong thời gian 20 năm cho thấy các
chỉ tiêu khí tƣợng trung bình nhƣ sau:
-

Nhiệt độ bình quân năm 22,30C.

-

Nhiệt độ bình quân tối cao 25,80C vào tháng 6.

-

Nhiệt độ bình quân tối thấp 18,10C vào tháng 1.

-

Lƣợng mƣa bình quân năm 2.079 mm.

-


Lƣợng mƣa bình quân tháng thấp nhất 18,8 mm vào tháng 2.

-

Lƣợng mƣa bình quân tháng cao nhất nhất 456,2 mm vào tháng 10.

Có 2 loại gió mùa chính thịnh hành trong khu vực. Gió mùa Đông Nam mang
theo hơi ẩm và mƣa lớn, thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11. Gió mùa Đông Bắc
mang theo hơi lạnh và mƣa phùn, thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.
Thủy văn
RPH Động Châu là vùng đầu nguồn của sông Long Đại và sông Kiến Giang
(hai nhánh của sông Nhật Lệ), là một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng
Bình. Trong nội vi khu vực rất nhiều khe suối nhỏ chằng chịt tạo thành 2 hệ sông
suối chính là hệ sông Sa Ram và Khe Bang. Hệ Sa Ram gồm nhiều suối lớn đổ về
nhƣ Suối Vàng, Khe Bung, suối Sa Ram. Hệ Khe Bang cũng gồm nhiều suối lớn
nhƣ: A Bai, Rào Chân và Khe Bang.
Các sông suối trong khu vực thƣờng ngắn, có độ dốc lớn, xâm thực sâu, vì thế
thƣờng gây lũ và làm sạt lở đất, gẫy đổ cây rừng, và ảnh hƣởng tới giao thông đi lại
trong vùng.
1.2.4. Khu hệ thực vật và động vật
a. Thảm thực vật
RPH Động Châu là nơi tƣơng đối phong phú về kiểu thảm thực vật rừng, đặc
biệt là thảm thực vật ở vùng núi thấp dƣới 700m, với diện tích khoảng 10.000ha.
Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh và điều tra thực địa cho thấy tỷ lệ độ che phủ của rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





14
ở RPH Động Châu đạt tới 99%. Theo quan điểm phân loại thảm thực vật rừng của
Thái Văn Trừng (1998), đã xác định đƣợc 6 kiểu thảm thực vật chính ở RPH Động
Châu nhƣ sau:
Bảng 1.1. Hiện trạng thảm thực vật rừng ở RPH Động Châu
Ký hiệu

Kiểu thảm thực vật

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
%

1

Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa á nhiệt đới núi thấp

2.110,86

11,00

2

Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới

10.138,99


52,84

3

Kiểu phụ thứ sinh sau khai thác kiệt

6.187,62

32,25

4

Kiểu phụ thứ sinh phục hồi trên đất mất rừng

297,65

1,55

5

Kiểu phụ thổ nhƣỡng phát triển trên núi đá vôi

260,74

1,36

6

Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác


192,13

1,00

19.187,99

100

Tổng

Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch Rừng điều tra thực địa năm 2009-2011

Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi thấp
Kiểu rừng này có diện tích 2.110,86ha, chiếm 11% diện tích RPH Động
Châu. Chúng phân bố tập trung tại sƣờn đỉnh và đỉnh ở độ cao trên 700m đến
khoảng 1.200m so với mực nƣớc biển, dọc theo ranh giới giữa tỉnh Quảng Bình
với huyện Hƣớng Hoá, Vĩnh Linh (Quảng Trị) và phần tiếp giáp CHDCND Lào.
Ở vành đai này, nhiệt độ không khí trung bình giảm xuống dƣới 20 0C, mƣa nhiều
và độ ẩm không khí cao. Đất dƣới tán rừng chủ yếu là đất mùn Feralite có tầng đất
trung bình đến dày, đôi khi có tầng đất rất mỏng ở các đỉnh núi. Những nơi nhƣ
vậy lại chịu ảnh hƣởng của gió mạnh vì thế chiều cao cây rừng thƣờng thấp hơn so
với kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới ở phía dƣới.
Kiểu rừng này đã bị tác động nhẹ nhƣng còn giữ đƣợc tính nguyên sinh về cơ
bản. Độ tàn che tán rừng đạt 0,7 - 0,8. Đƣờng kính trung bình của tầng cây gỗ từ
20-30cm, chiều cao trung bình khoảng 20m. Thực vật tạo rừng tƣơng đối phức tạp,
chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ - Fagaceae, họ Re - Lauraceae, họ
Ngọc lan - Magnoliaceae, họ Kim giao - Podocarpaceae, họ Chè Theraceae, họ Sến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





15
- Sapotaceae, họ Hoa hồng - Rosaceae, họ Trâm - Myrtaceae, họ Xoan - Meliaceae,
họ Na - Annonaceae và nhiều họ khác. Rừng gần nhƣ không có tầng cây trội vƣợt
tán mà
.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Đây là kiểu rừng đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có diện tích
10.138,99 ha, chiếm 52,84% tổng diện tích. Kiểu rừng này chiếm diện tích lớn nhất
trong khu vực. Chúng phân bố chủ yếu ở độ cao từ 800m trở xuống so với mực
nƣớc biển và tạo thành các mảng rừng lớn, xa khu dân cƣ và có địa hình phức tạp
nhƣ khu vực Trạm BVR Cầu khỉ, Bãi đạn và rải rác một vài điểm khác trong vùng.
Đất dƣới tán rừng thuộc đất Feralit vàng nhạt đến đỏ vàng phát triển trên đá Granit,
có tầng đất từ trung bình đến dầy. Nhiệt độ không khí bình quân luôn đạt trên 200C,
lƣợng mƣa và độ ẩm không khí khá cao.

0,8. Thành phần thực vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là
các họ Đậu - Fabaceae, họ Xoan - Meliaceae, họ Ba manh vỏ - Euphorbiaceae, họ
Côm - Eleocaroaceae, họ Bồ hòn - Sapindaceae, họ Long não - Lauraceae, họ Dầu Dipterocarpaceae họ Thị - Eberaceae, họ Dẻ - Fagaceae, họ Bàng - Combretaceae,
họ Na - Annonaceae, họ Trâm - Myrtaceae, họ Dâu tằm - Moraceae, họ Trôm Sterculiaceae, họ Bứa - Clusiaceae, họ Trám - Burceraceae, họ Cỏ Poaceae cùng
nhiều họ khác. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng điều kiện lập địa và vị trí cụ thể mà
các nhóm loài chiếm ƣu thế khác nhau. Rừ

.
Đây là kiểu rừng đóng vai trò quan trọng nhất và có giá trị bảo tồn cao trong hệ
sinh thái rừng của khu vực. Chúng là sinh cảnh quan trọng của hầu hết các loài thú
lớn, các loài chim, bò sát ếch nhái, cũng nhƣ côn trùng trong khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





16
Kiểu phụ thứ sinh sau khai thác vùng thấp
Kiểu rừng này có diện tích tƣơng đối lớn 6.187,62 ha chiếm 32,25% diện tích,
phân bố tập trung chủ yếu từ Trạm bảo vệ rừng số 2 và kéo dài đến khu vực Động
Châu. Do bị khai thác qua một số luân kỳ kinh doanh rừng, nên kết cấu tầng tán
rừng không còn đƣợc liên tục và tạo ra nhiều khoảng trống trong rừng. Những
khoảng trống này tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thực vật ngoại tầng và lớp cây
tái sinh dƣới tán rừng có đặc tính ƣa sáng phát triển. Thực vật tạo rừng khá đa dạng
và đại diện nhƣ: Trám – Canarium spp., Dẻ các loại – Castanopsis spp.,
Lithocarpus spp., Sụ - Phoebe attenuata, Xoài - Mangifera foetida, Thị - Diospyros
sp., Chòi mòi - Antidesma bunius, Vạng trứng-Endospermum chinense, Lim sẹt Peltophorum pterocarpum, Cứt ngựa - Archidendron balansae,… Nhóm cây bụi,
thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng bao gồm nhiều loài Dƣơng xỉ - Polypodiophyta,
các loài trong họ cỏ - Poaceae, cói - Cyperaceae, họ Ba mảnh vỏ - Euphorbiaceae,
họ Ô rô - Acanthaceae, họ Kim cang - Smilacaceae, họ Na - Annonaceae,…
Tuy rừng đã bị tác động tƣơng đối mạnh nhƣng đây là sinh cảnh quan trọng của
các loài thú móng guốc, linh trƣởng, chim và các loài côn trùng.
Kiểu phụ thứ sinh phục hồi trên đất mất rừng
Kiểu phụ này có diện tích không đáng kể 297,65 ha, chỉ chiếm 1,55% diện tích
của RPH Động Châu. Đây là kiểu rừng đƣợc hình thành từ nƣơng rẫy bỏ

Lithocarpus spp., Bời lời - Litsea spp., Kháo - Machilus spp., Lòng trứng - Lindera,
một số loài Ba soi - Macaranga spp., Ba bét - Mallotus spp., Sòi - Sapium spp., Sếu
- Centis sinensis Muối - Rhus javanica, một số loài họ Đậu - Fabaceae, họ Bồ hòn Sapindaceae, Chè - Theaceae, các loài cây thƣờng gặp trong họ Ba mảnh vỏ
Euphorbiaceae, họ cà phê Rubiaceae, họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae, họ Ô rô Acanthaceae, họ Trúc đào – Apocynaceae, ngành Dƣơng xỉ, họ Đậu - Fabaceae,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×