Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN
NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN
NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ KIM THU



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu thực sự của cá nhân
tôi đƣợc thực hiện trên cơ sở khảo sát tình hình thực tiễn công tác phát triển
nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh, áp dụng với cơ sở
lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc học tập tại trƣờng Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học của PGS. TS. Trần Thị Kim Thu. Nội dung luận văn có tham khảo, sử
dụng các tài liệu, thông tin theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Các số liệu khảo sát trong luận văn là trung thực do cá nhân tôi trực
tiếp thu thập và tổng hợp.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣơng Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã truyền thụ kiến thức
và phƣơng pháp nghiên cứu trong quá trình tôi học tập chƣơng trình cao
học tại trƣờng.
Xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Trần Thị Kim Thu, ngƣời trực tiếp
hƣớng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và
hoàn thiện bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh cùng
các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Ninh đã giúp
đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin để nghiên cứu và xây dựng
bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí cán bộ, công chức trong tỉnh
Quảng Ninh đã hợp tác trong việc trả lời phỏng vấn nội dung khảo sát
điều tra của tôi.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân trong gia đình đã
quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn
thiện đề tài.
Một lần nữa xin cảm ơn toàn thể quý vị.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣơng Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin .............. 6
1.1.1. Khái niệm chung về công nghệ thông tin ........................................... 6
1.1.2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin ................................................ 13
1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT ...................................................... 19
1.1.4. Vai trò của công nghệ thông tin, nguồn nhân lực công nghệ
thông tin trong phát triển kinh tế xã hội .......................................................... 20
1.1.5. Những nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực ................... 26
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực............................... 27
1.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về phát triển nguồn nhân lực
CNTT trong các CQNN .................................................................................. 30
1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà nẵng................................................ 30
1.2.2. Kinh nghiệm của Bắc Ninh ............................................................... 33
1.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa ..................................................... 35
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 37
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 37
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ........................................................ 37
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin ...................................................... 38
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực công nghệ thông tin ........... 39
2.3.1. Các chỉ tiêu số lƣợng......................................................................... 39
2.3.2. Các chỉ tiêu cơ cấu ............................................................................ 39
2.3.3. Các chỉ tiêu phân tích ........................................................................ 39
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC
CƠ QUAN NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG NINH ........................................ 41
3.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh ......................... 41
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ninh ..................................................................................................... 41
3.1.2. Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc
phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin............................................... 48
3.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở Quảng Ninh ....................... 52
3.2.1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong CQNN tỉnh Quảng Ninh ................... 52
3.2.2. Ứng dụng CNTT của các CQNN tỉnh Quảng Ninh .......................... 53
3.3. Thực trạng nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh ...... 57
3.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh ....... 57
3.3.2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN
tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 59
3.4. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các
CQNN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014 ............................................... 62
3.4.1. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các
CQNN tỉnh Quảng Ninh.................................................................................. 62


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
3.4.2. Chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin - truyền thông và xếp hạng chỉ số hạ tầng nhân lực công nghệ thông
tin của Quảng Ninh ......................................................................................... 67
3.4.3. Đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT
trong các CQNN ở Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2014 ................................. 73
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ
NƢỚC TỈNH QUẢNG NINH ...................................................................... 78
4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực
công nghệ thông tin ......................................................................................... 78
4.1.1. Quan điểm, định hƣớng của Chính phủ về phát triển nguồn
nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. ....................... 78
4.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT ....................................... 79
4.1.3. Mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh về phát triển nguồn nhân lực
CNTT đến năm 2020 ....................................................................................... 82
4.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 83
4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.............................................. 83
4.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo ............................................................... 87
4.2.3. Nhóm giải pháp về truyền thông ....................................................... 91
4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 93
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ............................................................. 93
4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh ............................................ 94

KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT

Công nghệ thông tin

CQNN

CQNN

ĐH

Đại học

ĐH-CĐ

Đại học - Cao đẳng

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


GDP

Tổng sản phẩm trong nƣớc

GS

Giáo sƣ

ICT index

Mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - truyền thông

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NNL

Nguồn nhân lực

NXB

Nhà xuất bản

PGS

Phó Giáo sƣ

TT&TT


Thông tin và Truyền thông

UBND

Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh .......... 52
Bảng 3.2. Số lƣợng, cơ cấu nhân lực trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh ...... 58
Bảng 3.3. Số lƣợng nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh ....... 59
ảng 3.4. Mức độ hài lòng về công việc và chế độ đãi ngộ đối với cán
bộ chuyên trách CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh ........... 61
Bảng 3.5. Số lƣợng nhân lực trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh đƣợc
đào tạo, bồi dƣỡng năm 2012.......................................................... 63
Bảng 3.6. Số lƣợng nhân lực trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh đƣợc
đào tạo, bồi dƣỡng năm 2013.......................................................... 64
Bảng 3.7. Số lƣợng nhân lực trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh đƣợc
đào tạo, bồi dƣỡng năm 2013.......................................................... 65
Bảng 3.8. Tổng chi ngân sách nhà nƣớc cho đào tạo, bồi dƣỡng CNTT
trong CQNN tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 66
Bảng 3.9. Xếp hạng chung Vietnam ICT index giai đoạn 2012-2014............ 67
Bảng 3.10. Xếp hạng ứng dụng CNTT giai đoạn 2012 - 2014 của một

số tỉnh, thành phố ............................................................................ 70
Bảng 3.11. Xếp hạng hạ tầng nhân lực CNTT giai đoạn 2012 - 2014 của
một số tỉnh, thành phố..................................................................... 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự
phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu
sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Công nghệ thông
tin góp phần cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả phục vụ của các ngành và các lĩnh vực; tăng cƣờng năng
lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp; hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân;
đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt đề án “Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông” đã đề ra mục tiêu “Phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp công nghệ thông
tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng GDP và xuất
khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nƣớc; ứng dụng
hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh. Công nghệ thông tin và truyền thông là động lực quan trọng góp

phần bảo đảm sự tăng trƣởng và phát triển bền vững của đất nƣớc, nâng cao
tính minh bạch trong các hoạt động của CQNN, tiết kiệm thời gian, kinh phí
cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân”.
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, vấn đề phát triển nhân lực
CNTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một khâu then chốt, một nhiệm
vụ mang tính chiến lƣợc và là một lĩnh vực ƣu tiên trong chiến lƣợc phát
triển nguồn nhân lực của quốc gia nói chung và đối với các địa phƣơng
nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Đối với tỉnh Quảng Ninh, hiện nay đang triển khai Đề án xây dựng
Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh phê duyệt tại Quyết định 2459/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 với mục tiêu
đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, ứng
dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các CQNN, cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ cao, hƣớng tới một nền hành chính hiện đại, minh
bạch, hiệu quả. Theo đó việc ứng dụng CNTT trong các cơ Nhà nƣớc đang
đƣợc triển khai mạnh mẽ và đồng bộ. Sự thành bại của các hệ thống ứng dụng
CNTT đã, đang và sẽ triển khai phần lớn phụ thuộc vào lực lƣợng cán bộ
CNTT của các đơn vị, CQNN.
Tuy nhiên, nhân lực CNTT để đảm bảo cho hoạt động ứng dụng CNTT
một cách đồng bộ trong các CQNN của tỉnh Quảng Ninh vừa thiếu, vừa yếu.
Tại các CQNN đa số chƣa có lãnh đạo và cán bộ chuyên trách về CNTT để
quản lý điều hành hệ thống thông tin và các ứng dụng CNTT trong cơ quan,
đơn vị; Tỉnh chƣa có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách CNTT
trong các CQNN dẫn đến hệ quả các cơ quan nhà nƣớc khó thu hút đƣợc nguồn

nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu về trình độ cũng nhƣ nhiệt huyết. Ở các cấp,
rất nhiều cán bộ CNTT sau một thời gian công tác, đã chuyển ra làm cho các tổ
chức, đơn vị những nơi có thu nhập cao, chế độ đãi ngộ tốt do đó dẫn đến sự
bất ổn định trong bộ máy nhân sự triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT.
Trên địa bàn tỉnh chƣa có nhiều cơ sở đào tạo về chuyên ngành CNTT.
Trên đây là một số lý do chính gây ảnh hƣởng tới tiến độ và hiệu quả
triển khai ứng dụng CNTT trong các CQNN thời gian qua. Đề tài “Phát triển
nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh”
sẽ góp phần giải quyết vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Ðánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT, công tác phát triển nguồn
nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT trong khối CQNN tỉnh Quảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Ninh nhằm triển khai tốt các hoạt động ứng dụng CNTT tại các CQNN góp
phần đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh và đặc biệt là thực hiện thắng lợi 3 đột phá chiến lƣợc
về cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng
mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI đã đề ra.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực
CNTT.
- Đánh giá tác động của CNTT đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội tỉnh Quảng Ninh.

- Đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQNN tỉnh
Quảng Ninh.
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh
Quảng Ninh.
- Đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT trong
các CQNN tỉnh Quảng Ninh.
- Trên cơ sở những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tỉnh
Quảng Ninh về phát triển nguồn nhân lực CNTT đề xuất một số giải pháp
phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển
nguồn nhân lực CNTT nói chung và nguồn nhân lực CNTT tỉnh Quảng Ninh
nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực
CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Với mục tiêu nghiên cứu nhƣ trên, đề tài tập trung phân tích các nội
dung về hoạt động ứng dụng CNTT và nguồn nhân lực CNTT trong các
CQNN tỉnh Quảng Ninh gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
- Thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQNN tỉnh
Quảng Ninh.
- Vai trò của nguồn nhân lực CNTT trong hoạt động của các CQNN.
- Thực trạng nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh.

- Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tỉnh Quảng
Ninh về phát triển nguồn nhân lực CNTT.
- Đánh giá kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực
CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh.
3.2.2. Về không gian
Nghiên cứu các hoạt động ứng dụng CNTT, nguồn nhân lực CNTT
trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh.
3.3.3. Về thời gian
Để phục vụ đề tài nghiên cứu, tác giả thu thập và khai thác số liệu về
các hoạt động ứng dụng CNTT và nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2014.
Về chính sách liên quan đến nguồn nhân lực CNTT: Nghiên cứu từ khi
Bộ Chính tri ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trở lại đây.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
4.1. Về ý nghĩa khoa học
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về CNTT, nguồn nhân lực
CNTT.
- Phân tích vai trò của CNTT, nguồn nhân lực CNTT trong phát triển
kinh tế - xã hội; tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực CNTT.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh
Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

- Tổng hợp kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CNTT của một số
địa phƣơng để rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Ninh.
Về ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT và phát
triển nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh.
- Chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh
Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT
trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm bốn chƣơng.
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực CNTT.
- Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các
CQNN tỉnh Quảng Ninh.
- Chƣơng 4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các
CQNN tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
1.1.1. Khái niệm chung về công nghệ thông tin

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của công nghệ thông tin
a) Một số khái niệm có liên quan
 Khái niệm công nghệ thông tin
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNTT, dƣới đây là một số quan
niệm có tính phổ biến nhất:
Theo ách khoa toàn thƣ mở Wikipedia thì Công nghệ Thông tin (tiếng
Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng
máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lƣu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền
tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin đƣợc hiểu và định nghĩa
trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin
là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật
hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội" [1].
Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong
bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết,
Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chƣa thiết lập một tên riêng.
Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT)."
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu,
xử lý, lƣu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số
bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin nhƣ: các tiêu chuẩn Web
thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri

thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu
trong ngành khoa học máy tính [1].
Theo GS. Phan Đình Diệu: “công nghệ thông tin là ngành công nghệ về
xử lý thông tin bằng các phƣơng tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông
tin bao gồm các khâu cơ bản nhƣ thu thập, lƣu trữ, chế biến và truyền nhận
thông tin” [18].
PSG. Hàn Viết Thuận thì cho rằng: “công nghệ thông tin là sự kết hợp
của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông đƣợc thực hiện trên
cơ sở công nghệ vi điện tử” [12].
Theo Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 đƣợc Quốc hội thông
qua ngày 29/6/2006, thì: “công nghệ thông tin là tập hợp các phƣơng pháp
khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu
thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số”.
 Khái niệm cơ sở hạ tầng thông tin
Theo Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 đƣợc Quốc hội thông
qua ngày 29/6/2006, thì: Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị
phục vụ cho việc sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi
thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ
sở dữ liệu.
 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin
Theo Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 đƣợc Quốc hội thông
qua ngày 29/6/2006, thì: Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại,
quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất
lƣợng, hiệu quả của các hoạt động này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





8
b) Các đặc điểm của công nghệ thông tin
 Ngành công nghệ có tốc độ phát triển cao
CNTT bắt đầu xuất hiện từ thập niên 1970, tuy nhiên đến thập niên
1990 ngành CNTT mới thật sự phát triển và phát triển với tốc độ rất nhanh.
Những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực CNTT diễn tiến liên tục, có thể
nói là nhanh đến chóng mặt. Thế giới ghi nhận từ sau thập niên 1990, tốc độ
phát triển trung bình hàng năm của ngành duy trì từ 8%-10% và cao gấp 1,5
lần sự phát triển kinh tế của thế giới [19].
Trong ngành CNTT lƣu truyền Định luật Moore nổi tiếng với phát biểu
tổng quát về khả năng chế tạo ra CPU (Central Processing Unit- Bộ vi xử lý) :
"Số lƣợng transistor trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi
năm" (CPU đƣợc xem nhƣ “bộ não” của máy vi tính, nhƣ vậy cũng có thể
hiểu nôm na rằng máy vi tính chế tạo năm sau sẽ có tốc độ nhanh gấp đôi so
với năm trƣớc). Điều này giải thích tại sao nhà sản xuất có thể giảm giá thành
trong khi vẫn tiếp tục nâng cao hiệu suất của phần cứng. Hãy xem sự phát
triển của ngành công nghiệp phần cứng CNTT qua ví dụ sau:
Năm 1946: chiếc máy tính điện tử đầu tiên có tên là ENIAC (Electronic
Nummerical Intgrator and Calculator) ra đời tại Mỹ. ENIAC có 18.000 bóng
đèn điện tử, chiếm diện tích sàn: 167 m2, cân nặng 30 tấn, tiêu thụ điện 160
KW/h. Trong 1 giây, ENIAC chỉ có thể thực hiện 5.000 phép tính cộng, 357
phép tính nhân hoặc 38 phép tính chia.
Năm 2010: Máy vi tính sử dụng chip corei7 của Intel, có khoảng 200
triệu transistor, công nghệ 45-nanometer, có khối lƣợng đủ để xách tay, điện
năng tiêu thụ chỉ bằng 1 bóng đèn điện thắp sáng nhƣng có thể thực hiện đƣợc
2 nghìn tỉ phép tính trong một giây [34].
 Vòng đời sản phẩm ngắn
Bắt nguồn từ sự phát triển với tốc độ cao, sản phẩm CNTT thƣờng có
vòng đời rất ngắn. Theo Hiệp hội Nghiên cứu Máy tính của Mỹ [7], vòng đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9
của sản phẩm CNTT thƣờng chỉ có 2 năm và tối đa là 4 năm thì các sản phẩm
CNTT đã bị xem là lạc hậu.
 Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao
Phát minh và cải tiến thƣờng xuyên là một trong những đặc điểm quan
trọng của ngành. Tuy nhiên chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển của
ngành lại rất cao. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Thƣợng
Hải, chi phí nghiên cứu và phát triển có thể chiếm đến 15%-20% doanh thu
hàng năm [22].
1.1.1.2. Xu hướng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên thế giới và
ở Việt Nam
a) Xu hƣớng phát triển công nghệ thông tin trên thế giới
- Xu hướng phát triển Chính phủ điện tử [13]
Hiện nay, tồn tại nhiều xu hƣớng phát triển Chính phủ điện tử khác
nhau. Tuy nhiên, những xu hƣớng này đều có điểm chung là nâng cao mức độ
hài lòng của xã hội, cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính phủ và
đảm bảo tính công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nƣớc. Một số đặc điểm
chính trong xu hƣớng phát triển Chính phủ điện tử có thể điểm qua nhƣ sau:
Phát triển Chính phủ điện tử lấy ngƣời dân làm trọng tâm, rút ngắn
khoảng cách giữa ngƣời dân với các CQNN thông qua việc ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào phát triển Chính phủ điện
tử nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống và huy động năng lực của mỗi
ngƣời dân vào việc phát triển xã hội đồng thời nâng cao hiệu suất phục vụ
của CQNN.
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ thông qua tái cơ cấu và hoàn thiện mô

hình nghiệp vụ. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh
nghiệp, giảm bớt các thủ tục rƣờm rà để thu hút đầu tƣ, tạo môi trƣờng kinh
doanh tốt hơn. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tạo ra môi trƣờng cộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
tác điện tử, kết nối chính phủ toàn diện tăng cƣờng tính tích hợp trong cung
cấp dịch vụ hành chính công.
an hành tiêu chuẩn về công nghệ thông tin thúc đẩy tƣơng tác liên
thông, công nghệ đƣợc chuẩn hóa, thông tin đƣợc cấu trúc và lƣu thống nhất,
qua đó hình thành một môi trƣờng tích hợp các thành phần dữ liệu, hệ thống
và tiến trình trong các cơ quan khác nhau có thể nói chuyện với nhau, hỗ trợ
lẫn nhau, loại trừ các thành phần trùng lặp.
Đầu tƣ mạnh mẽ vào xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, có
chính sách đãi ngộ phù hợp, xây dựng hạ tầng viễn thông tiên tiến kết nối đầy
đủ giữa các CQNN với ngƣời dân và doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ
dùng chung cho phép tối ƣu hóa hiệu quả đầu tƣ và nguồn lực chính phủ.
Đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ tính riêng tƣ và nâng cao độ tin cậy
dịch vụ. Xây dựng những giải pháp có tính pháp lý, giảm thiểu lo ngại về
thiếu tính minh bạch trong việc sử dụng và trao đổi thông tin cá nhân trên các
trang thông tin điện tử, theo dõi và quản lý hoạt động của ngƣời sử dụng trên
trang thông tin điện tử cũng nhƣ lo ngại về thất thoát dữ liệu, tính an toàn
thông tin trên môi trƣờng Internet.
- Xu hướng phát triển thương mại điện tử [9]
Thƣơng mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa hay dịch vụ thông
qua mạng máy tính toàn cầu. Thƣơng mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ
trên phạm vi toàn thế giới. Thƣơng mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất,

trƣớc hết là chi phí văn phòng, bán hàng và tiếp thị; sẽ kích thích sự phát triển
của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức.
Việc nắm bắt xu hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử trong giai đoạn
tới là rất cần thiết cho các doanh nghiệp ứng dụng và kinh doanh thƣơng mại
điện tử. Những xu hƣớng mới trong tiếp thị trực tuyến và thanh toán trên nền
tảng công nghệ Internet cũng tác động sâu sắc tới mọi doanh nghiệp. Nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của sự hiện diện trên môi trƣờng Internet là quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
trọng, nhƣng quan trọng hơn là đạt đƣợc các mục tiêu tiếp thị một cách hiệu
quả nhất. Đồng thời, thanh toán trực tuyến một cách tiện lợi và an toàn không
chỉ có ý nghĩa sống còn đối với các ngân hàng mà còn đối với mọi doanh
nghiệp muốn thành công trong bán hàng trực tuyến.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, thƣơng mại điện tử giúp
ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao
dịch (giao dịch đƣợc hiểu là quá trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao
dịch đặt hàng, giao hàng, thanh toán). Cụ thể, thời gian giao dịch qua Internet
chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, bằng khoảng 0,5% thời gian giao
dịch qua bƣu điện; chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao
dịch qua fax hay qua bƣu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán điện tử
qua Internet chỉ bằng 10-20% chi phí thanh toán theo lối thông thƣờng.
b) Xu hướng, định hướng phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam
- Ứng dụng công nghệ thông tin [26]
Đến năm 2020, Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới.
Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nƣớc dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên
hiệp quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ

bản đƣợc cung cấp trên mạng cho ngƣời dân và doanh nghiệp ở mức độ 4
(thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công
nghiệp then chốt của đất nƣớc, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.
- Hạ tầng viễn thông băng rộng [26]
Đến năm 2020, Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới.
Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nƣớc dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên
hiệp quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ
bản đƣợc cung cấp trên mạng cho ngƣời dân và doanh nghiệp ở mức độ 4
(thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công
nghiệp then chốt của đất nƣớc, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
- Phổ cập thông tin [26]
Đến năm 2020, hầu hết các hộ gia đình trên cả nƣớc sử dụng các dịch
vụ số; 50 - 60% số hộ gia đình trên cả nƣớc có máy tính và truy cập Internet
băng rộng, trong đó 25 - 30% truy nhập băng rộng sử dụng cáp quang; hầu hết
các hộ gia đình có máy thu hình xem đƣợc truyền hình số bằng các phƣơng
thức khác nhau.
- Nguồn nhân lực CNTT [26]
Đến năm 2020, 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt
nghiệp ở các trƣờng đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham
gia thị trƣờng lao động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt 1 triệu ngƣời, trong đó bao gồm
nhân lực hoạt động trong nƣớc và nhân lực tham gia xuất khẩu. Tỷ lệ ngƣời

dân sử dụng Internet đạt trên 70%.
- Công nghiệp CNTT [26]
Đến năm 2020: Hình thành đƣợc các tổ chức nghiên cứu và phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông mạnh, đặc biệt là các tổ chức nghiên cứu
và phát triển công nghệ của doanh nghiệp, đủ năng lực nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới có công nghệ cao. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công
của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, Việt Nam nằm trong số 10 nƣớc dẫn đầu
về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Các doanh nghiệp
phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam làm chủ thị
trƣờng trong nƣớc và tham gia xuất khẩu. Nhiều sản phẩm, giải pháp phục vụ
ứng dụng công nghệ thông tin của Nhà nƣớc và doanh nghiệp do Việt Nam
nghiên cứu, phát triển hoặc bản địa hóa từ các phần mềm tự do mã nguồn mở.
Công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và
dịch vụ trên nền công nghệ thông tin trở thành một ngành công nghiệp có tốc
độ tăng trƣởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và chiếm tỷ
trọng cao trong GDP.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
1.1.2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
1.1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
- Nhân lực là sức lực con ngƣời, nằm trong mỗi con ngƣời và làm cho
con ngƣời hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển
của cơ thể con ngƣời và đến một mức độ nào đó, con ngƣời đủ điều kiện tham
gia vào quá trình lao động - con ngƣời có sức lao động [28].
- Nguồn nhân lực là nguồn lực con ngƣời, có quan hệ chặt chẽ với dân
số, là bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và

tinh thần cho xã hội.
Tùy theo cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực có thể khác nhau, do
đó quy mô nguồn nhân lực cũng khác nhau.
Theo nghĩa rộng nhất, nguồn nhân lực, xét về quy mô, tƣơng đƣơng với
dân số. Cách tiếp cận này ít đƣợc sử dụng trong thực tế.
Theo nghĩa hẹp hơn, với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của
con ngƣời, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, của toàn bộ
những ngƣời có cơ thể phát triển bình thƣờng có khả năng lao động mà xã hội
có thể thu hút tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, bao gồm những
ngƣời trong và ngoài độ tuổi.
Trong tính toán và dự báo nguồn nhân lực của quốc gia hoặc của địa
phƣơng gồm hai bộ phận: những ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động và những ngƣời ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động.
Với cách tiếp cận dựa vào trạng thái hoạt động kinh tế của con ngƣời:
nguồn nhân lực gồm toàn bộ những ngƣời đang hoạt động trong các ngành
kinh tế, văn hóa, xã hội...
Với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con ngƣời và giới hạn
tuổi lao động: nguồn nhân lực gồm toàn bộ những ngƣời trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không.
Với khái niệm này quy mô nguồn nhân lực chính là nguồn lao động [28]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Theo thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động Thƣơng binh
và Xã hội “nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác
định của một quốc gia, suy rộng ra có thể đƣợc xác đinh trên một địa phƣơng,
một ngành hay một vùng. Đây là nguồn nhân lực quan trọng nhất để phát triển

kinh tế xã hội.”
Theo ILO - Tổ chức Lao động Quốc tế (tiếng Anh: International
Labour Organization, viết tắt ILO), lực lƣợng lao động là một bộ phận dân số
trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những ngƣời không có
việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Trong khuôn khổ Luận văn này, nguồn nhân lực đƣợc hiểu là nguồn lao
động, bao gồm toàn bộ những ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng tham
gia lao động. Căn cứ vào Điều 3 của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13
“Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành
của người sử dụng lao động”.
- Khái niệm phát triển nguồn nhân lực:
Do xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nên khái niệm phát triển
nguồn nhân lực không giống nhau.
Theo UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization, viết tắt UNESCO), phát triển nguồn nhân lực (NNL) là làm cho
toàn bộ sự lành nghề của dân cƣ luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự
phát triển của đất nƣớc. Quan niệm này gắn phát triển nguồn nhân lực với
phát triển sản xuất; do đó, phát triển nguồn nhân lực giới hạn trong phạm vi
phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm.
Theo ILO, phát triển NNL là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát
triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con ngƣời để tiến tới có đƣợc việc
làm hiệu quả cũng nhƣ thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

triển NNL là quá trình làm biến đổi về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu NNL
ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội.
Phát triển NNL là quá trình tăng quy mô nguồn nhân lực, nâng cao về
chất lƣợng nguồn nhân lực và tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý.
Trong phạm vi của một nƣớc, một địa phƣơng cũng nhƣ trong phạm vi
một tổ chức khi nói đến phát triển NNL thì đều phải quan tâm đến cả quy mô,
chất lƣợng và cơ cấu, và trong đó chất lƣợng NNL đƣợc coi là quan trọng
nhất và phức tạp nhất [28].
1.1.2.2. Một số khái niệm về nhân lực công nghệ thông tin
a) Khái niệm nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
- Theo UNESCO, nguồn nhân lực KH&CN là "những người trực tiếp
tham gia vào hoạt động KH&CN trong một cơ quan, tổ chức và được trả
lương hay thù lao cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư,
kỹ thuật viên và nhân lực phù trợ …".
- Sách KH&CN Việt Nam 2003(tr 61) và cuốn “ Cẩm nang về đo lƣờng
nguồn nhân lực KH&CN”, xuất bản năm 1995 tại Pari của Tổ chức Hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD- Organization for Economic Cooperation and
Development ) nhƣ sau:
+ Nhân lực KH&CN bao gồm những ngƣời đáp ứng đƣợc một trong
những điều kiện sau đây:
* Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về một lĩnh vực KH&CN;
* Tuy chƣa đạt đƣợc điều kiện nêu trên, nhƣng làm việc trong một
lĩnh vực KH&CN đòi hỏi phải có trình độ tƣơng đƣơng”.
Trên cơ sở này, cách hiểu về nhân lực KH&CN đƣợc diễn giải gồm
những ngƣời: Đã tốt nghiệp ĐH-CĐ và làm việc trong một ngành KH&CN;
Đã tốt nghiệp ĐH-CĐ, nhƣng không làm việc trong một ngành KH&CN nào;
Chƣa tốt nghiệp ĐH-CĐ, nhƣng làm một công việc trong một lĩnh vực
KH&CN đòi hỏi trình độ tƣơng đƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





16
Ở Việt Nam chƣa đƣa ra một định nghĩa chính thức về nhân lực
KH&CN hay nguồn nhân lực KH&CN. Tuy nhiên, trên thực tế, khi thống kê
nhân lực KH&CN chúng ta đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau [6]:
“Nguồn nhân lực KH&CN là toàn bộ những người có bằng cấp chuyên
môn nào đó trong một lĩnh vực KH&CN và những người có trình độ kỹ năng
thực tế tương đương mà không có bằng cấp và tham gia thường xuyên vào
hoạt động KH&CN.”
Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa trên cho
nguồn nhân lực KH&CN nói chung và làm cơ sở để định nghĩa nguồn nhân
lực CNTT nói riêng.
b) Khái niệm nguồn nhân lực CNTT
Trên cơ sở định nghĩa về nguồn nhân lực KH&CN đƣợc sử dụng trên,
nguồn nhân lực CNTT đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Nguồn nhân lực CNTT là nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực
CNTT, gồm toàn bộ những ngƣời có bằng cấp chuyên môn về CNTT và
những ngƣời có trình độ kỹ năng CNTT thực tế tƣơng đƣơng mà không có
bằng cấp về CNTT và tham gia thƣờng xuyên vào hoạt động CNTT.
Theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT, ngày 26/10/2007 của Bộ
TT&TT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ
thông tin Việt Nam đến năm 2020, thì nguồn nhân lực CNTT bao gồm:
- Nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp
công nghiệp công nghệ thông tin;
- Nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin;
- Nhân lực cho đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông và
ngƣời dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.
Nguồn nhân lực CNTT là một bộ phận cấu thành nguồn nhân lực

KH&CN, vì vậy cũng có thể đƣợc phân loại nhƣ sau:
Phân loại theo trình độ kỹ năng, gồm hai loại chính:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×