Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Biểu tượng trong thơ Tản Đà (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 107 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THỊ NHUNG

BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TẢN ĐÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2016


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THỊ NHUNG

BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TẢN ĐÀ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Điệp

THÁI NGUYÊN - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tôi viết. Mọi số liệu, tư liệu cũng
như kết quả nghiên cứu là của riêng tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nông Thị Nhung

Xác nhận

Xác nhận

của khoa chuyên môn

của người hướng dẫn khoa học

TS. Hoàng Điệp

i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Điệp đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo, giúp đỡ em rất nhiều trong qua trình
làm luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phòng ban chức
năng, Khoa Sau Đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái nguyên
cùng các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, các anh chị em trong lớp Văn học Việt Nam CH K22 đã giúp đỡ, khích
lệ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Do năng lực bản thân còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nông Thị Nhung

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2

3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9
Chương 1. THƠ TẢN ĐÀ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN
QUAN ĐỀN TÀI ................................................................................................ 1
1.1. Biểu tượng và khái niệm có liên quan .......................................................... 1
1.1.1. Biểu tượng (Symbol) ................................................................................. 1
1.1.2. Biểu tượng văn hóa .................................................................................... 3
1.1.3. Biểu tượng văn học .................................................................................... 4
1.2.

Tác giả Tản Đà .......................................................................................... 6

1.2.1. Nhà nho tài tử sống trong thời hiện đại ..................................................... 6
1.2.2. Tản Đà - Nhà nho lãng mạn giữa hai thế kỷ.............................................. 9
1.3.

Khái quát về biểu tượng trong thơ Tản Đà ............................................. 11

Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 14
Chương 2. NHỮNG BIỂU TƯỢNG TIÊU BIỂU TRONG THƠ
TẢN ĐÀ ............................................................................................................ 15
2.1 Biểu tượng Nước ......................................................................................... 15

iii


2.1.1 Ý nghĩa gốc của biểu tượng ...................................................................... 15

2.1.2. Ý nghĩa biểu tượng Nước trong thơ Tản Đà ........................................... 19
2.2. Biểu tượng Giời (Trời) ............................................................................... 25
2.2.1. Ý nghĩa gốc của biểu tượng ..................................................................... 25
2.2.2. Ý nghĩa biểu tượng Giời (Trời) trong thơ Tản Đà .................................. 30
2.3 Biểu tượng Đất............................................................................................. 41
2.3.1. Ý nghĩa gốc của biểu tượng ..................................................................... 41
2.3.2. Ý nghĩa biểu tượng Đất trong thơ Tản Đà............................................... 44
2.4 Biểu tượng Dư đồ (Địa đồ) ......................................................................... 52
2.4.1 Ý nghĩa gốc của biểu tượng Dư đồ (Địa đồ) ............................................ 52
2.4.2 Ý nghĩa biểu tượng Dư đồ (Địa đồ) trong thơ Tản Đà ............................. 53
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 63
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG TRONG
THƠ TẢN ĐÀ .................................................................................................. 64
3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................... 64
3.1.1 Ngôn ngữ có tính giản dị, trong sáng, tự nhiên ........................................ 64
3.1.2 Ngôn ngữ giàu tính tạo hình ..................................................................... 67
3.2 Thời gian và không gian nghệ thuật ............................................................ 73
3.2.1 Thời gian mang tính biểu tượng ............................................................... 74
3.2.2 Không gian mang ý nghĩa biểu tượng ...................................................... 80
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 84
KẾT LUẬN....................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87
PHỤ LỤC

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học luôn hướng con người tới những chân trời mới, khám phá

những chặng đường mới của cuộc sống cũng như thế giới nội tâm khuất lấp
trong mỗi con người. Trong hành trình khám phá và chinh phục đó, ta bắt gặp
những biểu tượng xuyên suốt tạo nên tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ tác phẩm
của từng nhà thơ. Và thông qua những biểu tượng đó ta tìm thấy được những
giá trị, những vẻ đẹp tiềm ẩn của non sông, đất nước, con người.
1.2 Trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc, Tản Đà được
mệnh danh là nhà nho tài tử trong thời hiện đại với nhiều sáng tác ở các thể loại
khác nhau, những sáng tác của ông đều đem lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong
lòng độc giả. Thơ ông viết về những điều bình dị, đời thường nhất trong cuộc
sống bằng tất cả sự trải nghiệm của chính cuộc đời mình thông qua những biểu
tượng với nhiều tầng ý nghĩa nghệ thuật.
1.3 Được xem là một cây bút xông xáo, nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực,
Tản Đà đã để lại cho hậu thế một số lượng tác phẩm đáng kể về thơ ca, văn
chương, tiểu thuyết, dịch thuật…Thơ, văn của ông luôn có một ý nghĩa nhân
văn sâu sắc, nhiều tâm sự, suy nghĩ của mình ẩn giấu trong từng câu chữ. Chính
vì vậy nó luôn có sức thu hút đối với bạn đọc. Nhiều tác phẩm mang tính thời
sự nóng bỏng, gắn liền với vận mệnh của dân tộc mình, do đó thơ văn Tản Đà
luôn chiếm một vị trí quan trọng trên văn đàn văn học Việt Nam.Bởi vậy, cho
đến nay vẫn còn rất nhiều công trình nghiên cứu vẫn đang tiếp tục khám phá
tìm hiểu những tác phẩm văn chương của Tản Đà.
1.4

Là một người tài hoa, cá tính độc đáo với một cái tôi mới mẻ, Tản

Đà đã thồi một luồng gió mới mẻ vào nên văn chương đương thời. Tuy nó
không mạnh mẽ, cuồng nhiệt như Xuân Diệu,như các nhà Thơ mới, nhưng
cũng đủ để cho giới nhà văn, nhà thơ đương thời phải bàn tán, xôn xao. Có rất

1



nhiều giới nghiên cứu về nhà thi sĩ Tản Đà, nhưng chưa có một ai nghiên cứu
về những biểu tượng đặc sắc trong thơ Tản Đà, từ đó đánh giá vị trí, vai trò của
nó trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ. Qua những biểu tượng trong các sáng tác
thơ Tản Đà, ta hiểu được những giá trị tiềm ẩn, ý nghĩa nhân văn sau từng biểu
tượng cũng như những quan niệm, tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm trong
đó. Từ đó có thể khẳng định được vai trò cũng như vị trí những sáng tác của
Tản Đà trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Để hiểu rõ một cách sâu
sắc hơn các tác phẩm văn học cũng như có thể đóng góp một phần tri thức vào
việc nghiên cứu, giảng dạy, tìm hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường, chúng
tôi mạnh dạn tìm hiểu: “Biểu tượng trong thơ Tản Đà” để tìm ra những giá trị
tiềm ẩn, khuất sâu trong từng biểu tượng đó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi nghiên cứu về tác giải Tản Đà, đã có rất nhiều ý kiến đánh giá, bình
luận trái chiều về ông, trong đó có cả mặt tích cực và tiêu cực. Điều đó được
thể hiện rất rõ trong cuốn Tản Đà - về tác gia và tác phẩm [11] của tác giả
Trịnh Bá Đĩnh - Nguyễn Đức Mậu, NXB Giáo Dục, 2003.
Tản Đà xuất hiện trên văn đàn với Khối tình con đã gây ảnh hưởng mạnh
mẽ: “Dựng ra một cái văn phái mới”, “Quốc dân nhiều người cổ võ” vì “có
giọng mới, ý lạ” như lời công nhận và ca ngợi của Phạm Quỳnh. Khi Giấc
mộng con xuất hiện trên văn đàn, Phạm Quỳnh đã phê phán nặng nề “Không
những không có ích mà còn có hại”, “là đánh thuốc độc cho cả nước”, và răn đe
“cái vạ hư văn từ trước tới nay đã gây ra cái gương vong quốc rồi đó” (Nam
Phong, số 24).
Cũng như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Ngọc không cho Giấc mộng con là
văn chương, theo ông văn chương phải là “vỏ bọc tư tưởng” (Nam Phong, số 17).
Tư tưởng cá nhân hay cái tôi cá nhân của Tản Đà, cụ thể là Giấc mộng
con đã vượt ngưỡng, đã thái quá đối với quan niệm của Phạm Quỳnh và
Nguyễn Văn Ngọc. Chính vì lý do đó, nên trong tuyển tập Đào nương ca,


2


Nguyễn Văn Ngọc không tuyển hát nói của Tản Đà, mặc dù hát nói của Tản Đà
được nhiều người đương thời thích và tuyển vào sách của họ.
Khi Thơ mới xuất hiện và được khẳng định, thì Tản Đà được đưa ra làm
đối tượng phê phán về sự cổ lỗ, báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn đưa
Tản Đà ra giễu. Năm 1936, Lưu Trọng Lư đã khinh mạn “Nàng thơ ấm Hiếu
mũi thò lò” trên báo Ngày nay.
Tuy nhiên, đến năm 1939 sau khi Tản Đà qua đời, ông lại được đề cao.
Nếu như trước đây các nhà Thơ mới xếp Tản Đà vào quá khứ thì giờ đây Tản
Đà được khẳng định những đóng góp với thơ văn hiện đại.
Xuân Diệu đã đánh giá Tản Đà là “người mở đầu cho thơ Việt Nam hiện
đại, dám có một cái tôi, dám cho trái tim và linh hồn được có quyền sống cái
đời riêng của chúng”. Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan, Khái Hưng đã viết chân dung Tản Đà ở những nét cá tính ngang
tàng, phóng túng, tài hoa, dị thường. Như vậy, đến năm 1939, Tản Đà đã được
quan tâm, khẳng định trên nhiều mặt.
Năm 1942, Hoài Thanh, Hoài Chân (Thi nhân Việt Nam) và Vũ Ngọc
Phan (Nhà văn hiện đại) đã đánh giá “Tản Đà là người của hai thế kỷ, đã dạo
những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp sửa” [50].
Cùng năm đó, Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu) đã đưa
Tản Đà vào chương trình dạy văn ở trong nhà trường - một biểu hiện đánh giá
cao tài năng của Tản Đà. Dương Quảng Hàm cũng nhấn mạnh các yếu tố đã
được nhiều người nói đến như giọng điệu nhẹ nhàng, Việt Nam thuần túy, tính
ngông ở Tản Đà.
Năm 1957, nhóm Lê Quý Đôn trong (Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam)
nhận định “Thơ văn Tản Đà phản ánh tâm trạng chung của thời đại những năm
cách mạng Việt Nam dịu xuống. Tản Đà là một tài năng bị chế độ thực dân phong
kiến đè nén, bị những ngòi bút tay sai của nó vùi dập” [11, dẫn theo tr.135].


3


Cũng trong năm 1957, trong Thơ Tản Đà chọn lọc, Nguyễn Hữu
Đang xếp Tản Đà gần với Nguyễn Đình Chiểu, qua các cuộc tranh luận
những năm 60,79.
Năm 1974, trong giáo trình (Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 19001930) được biên soạn và giảng dạy tại Đại học Tổng hợp, in- rô- nê - ô năm
1977 đã xếp Tản Đà vào mẫu loại nhà nho tài tử…Tản Đà kết hợp văn học bác
học với văn chương bình dân, cách tân văn học cũ để hiện đại hóa văn học.
Năm 1975, Nguyễn Khắc Xương đã chứng minh chủ nghĩa yêu nước của
Tản Đà và xếp Tản Đà vào bộ phận văn học yêu nước cùng Nguyễn Khuyến,
Tú Xương, Nguyễn Thông, Nguyễn Thiện Kê. Chỉ có lòng yêu nước là tiêu
chuẩn bao trùm cao nhất để khẳng định giá trị văn học, vì vậy những sầu cảm
mộng mị, ngông cuồng ở Tản Đà đã bị thành kiến.
Năm 1963, Tầm Dương viết bài Một hiện tượng văn học phức tạp và
năm 1964, toàn bộ ý tưởng trong bài này được hoàn chỉnh trong một công trình
công phu, công trình hướng tới một cách nhìn toàn diện Tản Đà khối mâu
thuẫn lớn. Tầm Dương nghiên cứu và khảo sát tư tưởng, lý giải cơ sở xã hội và
mâu thuẫn của nó trong thơ văn Tản Đà.
Năm 1974, giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930
[24] được biên soạn và giảng dạy ở Đại học Tổng hợp, in rô nê ô năm 1977.
Trong giáo trình này tác giả Trần Đình Hượu đặt Tản Đà vào giao đoạn giao
thời Đông - Tây, giải quyết lại các vấn đề yêu nước, giai cấp, tư tưởng, cải
lương…đã đặt ra trước đó.
Đến những năm cuối 70, đầu 80, Tản Đà không được bàn trên báo chí.
Năm 1983, Xuân Diệu trong cuốn Thơ Tản Đà [5] tiếp tục khẳng định
Tản Đà đưa cái tôi cá nhân vào trong văn học.
Từ điển văn học [1] tập II xuất bản 1984, Nguyễn Huệ Chi khẳng định
Tản Đà là một hiện tượng độc đáo, đột xuất, là cây bút phóng khoáng, một nhà

thơ giao tiếp giữa hai thế hệ cổ điển và Thơ mới.

4


Năm 1988, kỉ niệm 100 năm ngày sinh Tản Đà, khoa văn Đại học
Tổng hợp hội thảo khoa học đã khẳng định thêm vị trí cũng như đóng góp
của Tản Đà.
Năm 1989, hội nghị Khoa học về Tản Đà do viện Văn học tổ chức tại Hà
Nội đã mở rộng sự quan tâm nhiều mặt về Tản Đà.
Năm 1997, Trần Ngọc Vương trong cuốn Văn học Việt Nam dòng riêng
giữa nguồn chung [66] viết về Tản Đà với một số lượng trang khá lớn, với
nhan đề Sự thống nhất giữa các mâu thuẫn trong tư tưởng và trong sáng tác
của Tản Đà. Mặc dù được công bố năm 1997, nhưng bài viết đã được hoàn
thành từ năm 1976, dưới sự hướng dẫn khoa học của vị ân sư Trần Đình Hượu.
Như vậy có thể thấy rất nhiều ý kiến trái chiều về Tản Đà nhưng cuối
cùng họ đều đi đến khẳng định, công nhận những đóng góp của Tản Đà trong
tiến trình văn học dân tộc, và vị trí của thi sĩ Tản Đà trong nền văn học Việt
Nam hiện đại.
Những công trình nghiên cứu về Tản Đà chủ yếu ở phương diện thi
pháp, phong cách, cá tính. Theo sự thống kê của Nguyễn Ái Học trong luận án
Tiến sĩ Thi pháp thơ Tản Đà [19] cho đến nay đã có hơn 300 công trình nghiên
cứu, giới thiệu, phê bình, bình luận ở các cấp về cuộc đời, thơ văn Tản Đà. Và
hiện tại vẫn còn có rất nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học vẫn tiếp tục nghiên
cứu về Tản Đà. Như vậy có thể thấy được, thơ Tản Đà có một sức sống mãnh
liệt, có sức ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ bạn đọc. Nguyễn Ái Học đã
chia lịch sử nghiên cứu Tản Đà thành ba hướng chính: thứ nhất là nghiên cứu
Tản Đà với cái Tôi ngông nghênh, cá tính. Thứ hai là nghiên cứu thơ Tản Đà
theo hướng tìm hiểu tư tưởng, loại hình nhà văn. Thứ ba là nghiên cứu thơ Tản
Đà theo hướng phân tích, bình luận, bình giảng các tác phẩm thơ.

Là một nhà văn lãng mạn, đa sầu đa cảm. Nên khía cạnh này cũng được
nhiều nhà phê bình, nghiên cứu hướng đến. Xuân Diệu đã từng nhận định:
“Chất lãng mạn thì vạn đại vốn có ở trong gió mây sấm chớp của trời đất, vốn

5


có trong thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du…nhưng chủ nghĩa lãng mạn với cái
tôi, cái bệnh của thế kỉ…với cái buồn mơ màng, cái cảm xúc chơi vơi của cái
tôi…, phải những chục năm đầu của thế kỷ 20 với Tản Đà, mới có” [3, tr.9].
Trong cuốn Tản Đà thơ và đời [67], Nguyễn Khắc Xương đã đi nghiên
cứu tìm hiểu khá kĩ, chi tiết, cụ thể cuộc đời, con người cũng như những thăng
trầm trong sự nghiệp, những mối quan hệ phức tạp.
Trong Tản Đà toàn tập [68], Nguyễn Khắc Xương đã nghiên cứu về thơ,
dịch thuật, văn xuôi của Tản Đà. Đây là một công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ,
có giá trị lớn vì nó mang ý nghĩa bảo tồn, gìn giữ lại tất cả khối lượng tác phẩm
của ông.
Trong cuốn Tản Đà,khối mẫu thuẫn lớn [8], Tầm Dương đã nghiên
cứu chỉ ra những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến cá tính, sự nghiệp của Tản
Đà. “Tản Đà là nhà văn đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có can
đảm sinh sống bằng ngòi bút của mình. Tản Đà chính là nhà văn thứ nhất
mà “vợ dại con thơ, sự sinh hoạt trông nhờ ngòi bút”[8, tr.33]. Tác giả cũng
khẳng định có nhân tố lãng mạn trong những sáng tác của Tản Đà, bởi nếu
không có nhân tố lãng mạn thì có thể những vần thơ của Tản Đà đã không
còn đượ bạn đọc yêu mến và tồn tại.
Trong cuốn Tản Đà trong lòng thời đại [71] đã giới thiệu, tập hợp những
lời bình, sự nghiệp, giai thoại về Tản Đà. Đây có thể coi là một công trình
nghiên cứu khá kĩ càng và sắc nét, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, đa
chiều về con người và cuộc đời Tản Đà. Sống trong bối cảnh đất nước rối ren,
sự giao thời của cái cũ, mới nên thơ ông cũng bị ảnh hưởng. Trong cuốn sách

này cũng tổng hợp rất nhiều bài nghiên cứu của nhiều học giả nổi tiếng như:
Nguyễn Khắc Xương, Trần Ngọc Vương, Trần Đình Hượu…
Lịch trình tiếp cận Tản Đà tuy mới chỉ là một quãng ngắn, nhưng chắc
chắn đã được tiếp xúc với những vấn đề cơ bản. Tản Đà còn là một nhà thơ còn
được tiếp tục nghiên cứu và bộ môn lịch sử văn học, lý luận văn học còn tiếp

6


tục được điều chỉnh, phát triển. Như vậy có thể thấy rằng, ngoài những công
trình nghiên cứu của nhiều học giả nổi tiếng trên, còn có rất nhiều bài báo,
nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về Tản Đà trên nhiều phương diện, nhiều
mặt khác nhau. Đó cái tôi cá nhân ngông nghênh, cá tính, phóng khoáng của
Tản Đà; ảnh hưởng của văn học dân gian đến thơ Tản Đà; những cảm hứng chủ
đạo trong thơ; thơ thất ngôn của Tản Đà;loại hình ký giả, văn nhân…tất cả đều
được các tác giả nghiên cứu tỉ mỉ và khá rõ ràng. Tuy nhiên qua tìm hiểu,
chúng tôi nhận thấy rằng những công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến cuộc
đời tác giả với những thăng trầm, phong cách, cá tính ngông nghênh, nghệ
thuật thơ ca Tản Đà… chứ chưa ai nghiên cứu sâu, kĩ về những biểu tượng
trong thơ Tản Đà từ góc độ nội dung và nghệ thuật.
Trên cơ sở những đánh giá, bình luận, nghiên cứu văn học suốt quá trình
qua, chúng tôi tiến hành tìm hiểu “Biểu tượng trong thơ Tản Đà” với hy vọng
sẽ hé lộ được nhiều vấn đề lý thú chưa được khai thác, và để khẳng định được
những đóng góp cũng như ảnh hưởng của nhà thơ đối với nền văn học Việt
Nam hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tiếp cận các tác phẩm thơ của Tản Đà theo
hướng phân tích những biểu tượng chủ đạo, tiêu biểu. Từ đó bạn đọc sẽ thấy
được cái hay, cái đẹp, đặc sắc trong nghệ thuật sáng tác thơ Tản Đà. Thông qua
những biểu tượng đó ta thấy được tâm hồn, tình cảm của nhà thơ đối với con

người cũng như cảnh sắc tươi đẹp của non sông, quê hương, dân tộc mình.
Ngoài việc nghiên cứu khoa học cho chính bản thân, hi vọng đề tài sẽ đóng góp
một phần nhỏ làm tư liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc, cho nhà trường phổ
thông trong việc đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, cảm thụ thơ Tản Đà.
Hướng tới những mục đích trên, chúng tôi đi vào giải quyết những nhiệm
vụ sau:

7


Đi sâu vào nghiên cứu “Biểu tượng trong thơ Tản Đà” nhằm tìm ra
những đặc trưng, thể hiện của biểu tượng và những ý nghĩa sâu xa, giá trị tiềm
ẩn khuất lấp trong từng biểu tượng đó.
Trên cơ sở đó, một lần nữa khẳng định những đóng góp của ông trong
tiến trình phát triển của văn học dân tộc.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là “Biểu tượng trong thơ Tản Đà”.
Chúng tôi tập trung vào tìm hiểu một số biểu tượng tiêu biểu trong các tác
phẩm thơ Tản Đà, đó là những biểu tượng có ý nghĩa phổ quát, xuất hiện nhiều
lần và phổ biến trong các tác phẩm từ đó tạo nên những giá trị đích thực cho tác
phẩm. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn là Biểu tượng trong thơ Tản
Đà trên bình diện nội dung và nghệ thuật.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài luận văn “Biểu tượng trong thơ Tản Đà”, do đó đề tài này
chúng tôi tập trung chủ yếu vào các sáng tác thơ của Tản Đà, cụ thể là 304 bài
thơ trong Thơ Tản Đà (2012), Nxb Văn học [40].
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề của đề tài nêu ra, chúng tôi sử dụng chủ yếu những
phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hướng đến những đóng góp ý nghĩa:
Tiếp cận các tác phẩm thơ Tản Đà từ phương diện biểu tượng nhằm phân
tích, đưa ra những giá trị tiềm ẩn sau những biểu tượng. Từ đó khẳng định được
vai những đóng góp của Tản Đà trong tiến trình nền văn học Việt Nam.

8


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Những biểu tượng tiêu biểu trong thơ Tản Đà
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Tản Đà

9


Chương 1
THƠ TẢN ĐÀ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐỀN TÀI
1.1. Biểu tượng và khái niệm có liên quan
1.1.1. Biểu tượng (Symbol)
Biểu tượng là một khái niệm đã được đưa vào nghiên cứu trên nhiều
phương diện ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay cả Việt Nam, biểu tượng cũng đã
được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra khái niệm.
Trong tiếng Anh biểu tượng được viết bằng chữ “symbol” được bắt

nguồn từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là ký hiệu, lời nói, dấu hiệu, triệu chứng…
Theo Từ điển tiếng Việt (GS Hoàng Phê): “Biểu tượng là hình ảnh
tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh
của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào các giác
quan đã chấm dứt” [42, tr.132].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi): “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức cao hơn
cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động
của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [15, tr.1].
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Jean Chevalier): “Biểu tượng
cơ bản khác với dấu hiệu ở chỗ dấu hiệu là một quy ước tùy tiện trong đó cái
biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau trong khi biểu tượng giả
định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực
năng động tổ chức” [27, tr.76].
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế
giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra
trước đó, được lưu giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình
thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng không phải hoàn

1


toàn là thực tế, bởi vì nó xây dựng lại hình ảnh thực tế sau khi đã được tri giác.
Nhưng những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát
từ những hoạt động tâm trí của chủ thể.
Tuy nhiên cần hiểu rằng, không phải bất cứ hình ảnh nào cũng là biểu
tượng, nó phải cao hơn hình ảnh và mang một ý nghĩa sâu xa, giúp con người
khơi gợi ra những giá trị tiềm ẩn mà không phải ai cũng nhận thấy ngay. Vì thế,
biểu tượng phải là những hình ảnh chứa đầy ý nghĩa sâu sắc, mà khi đi sâu
khám phá nó,ta mới cảm nhận được hết được những tầng nghĩa đó.

Biểu tượng luôn gắn liền với cuộc sống, trải qua một quá trình từ khi
con người có thể ý thức được đến khi trưởng thành, chúng ta đã tích lũy được
cho bản thân mình vốn sống, kinh nghiệm sống và được lưu giữ trong trí nhớ.
Những hình ảnh của sự vật hiện tượng mà chúng ta thường gặp trong cuộc
sống lại hàm chứa một ý nghĩa sâu xa khác theo cách cảm nhận riêng của mỗi
người tạo nên tính đa nghĩa cho biểu tượng. Những hình ảnh đó được nhà văn
đưa vào trong các sáng tác của mình thường xuyên và gửi gắm vào trong đó
những ý nghĩa sâu xa của chính bản thân về cuộc đời và con người. Khi độc
giả tiếp xúc với những hình ảnh quen thuộc đó sẽ nhận ra được dụng ý của
nhà thơ, nhà văn gửi gắm trong đó, làm cho những tác phẩm đó có sức sống
và tồn tại cùng thời gian. Đó là những biểu tượng mang tính cá nhân được nhà
thơ quy định. Ngược lại, trong một thời điểm lịch sử nhất định, trong một xã
hội nhất định, có những hình ảnh được cả cộng đồng đó thừa nhận và nó mang
một dụng ý sâu xa ẩn chứa trong hình ảnh đó, trải qua một thời gian dài nó
vẫn mang ý nghĩa nội hàm nhất định không thay đổi thì nó sẽ trở thành biểu
tượng của cả cộng đồng đó.
Nếu như với người Việt Nam chúng ta, hoa sen được coi là biểu tượng
cho sự thanh xuân, tinh khiết, biết hòa nhập, thích nghi với môi trường, thanh
lọc những chất nhơ bằng thân rễ của chính mình giữa mênh mông nước nổi,
ngai ngái mùi bùn nhưng vẫn vươn lên rạng ngời. Thì ở đất nước Nhật Bản,

2


loài hoa anh đào được coi là biểu tượng cho cái đẹp, sức sống mãnh liệt, cho sự
khiêm nhường nhẫn nhịn. Loài hoa tưởng như mong manh, yếu đuối không thể
trụ nổi trước những cơn gió, bão nhưng vẫn hiên ngang, vẫn vươn lên khoe sắc
với đời. Như vậy, có thể thấy rằng biểu tượng cộng đồng phải được cả xã hội
đó thừa nhận và mang một ý nghĩa nhất định cho cả cộng đồng đó. Trải qua
một thời gian dài với những biến cố, thăng trầm của lịch sử nó vẫn giữ nguyên

được những giá trị, ý nghĩa nhất định mà không hề bị chết yểu, vẫn luôn tồn tại
cùng thời gian, đó mới được coi là biểu tượng.
Hiện nay, biểu tượng vẫn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra
những định nghĩa khác nhau dựa trên những cơ sở, quan điểm riêng, nhưng
trong những định nghĩa đó ta vẫn thấy có những đặc điểm chung về biểu tượng.
Biểu tượng chính là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách
quan đã được tri giác từ trước. Nó kích thích, gợi mở, giúp chúng ta vượt qua
dáng vẻ bên ngoài để đi tìm ý nghĩa ẩn kín, thiêng liêng và đạt tới cõi siêu thực.
1.1.2. Biểu tượng văn hóa
Văn hóa là một khái niệm nội hàm mang ý nghĩa rất rộng với nhiều cách
hiểu khác nhau bao gồm cả hai khía cạnh vật chất như: nhà cửa, đồ đạc,
phương tiện, quần áo…và khía cạnh phi vật chất như ngôn ngữ, tư tưởng, giá
trị…nó mang những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.
Theo G.S Đinh Gia Khánh đã nói: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội” [28, tr.4].
Theo Từ điển tiếng Việt của Hồng Mây - Ngọc Sương - Minh Mẫn: “Văn hóa
là những điều hiểu biết, kiến thức có trình độ cao, biết cách cư xử” [34, tr.341].
Do đó có thể hiểu được văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ
phận trong đời sống con người, không chỉ liên quan đến tinh thần mà còn bao
gồm cả vật chất.

3


Như vậy biểu tượng văn hóa là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể
được cộng đồng người nhận biết. Từ vật chất, phi vật chất: âm thanh, đồ vật,
hành động đến ký tự, ngôn ngữ…đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn
hóa luôn tồn tại trong đời sống xã hội, nó có khi hiện diện trong các phong tục,

tập quán, lễ hội của con người hay những tìn hiệu dân gian như: Cây Nêu - biểu
tượng văn hóa trong các lễ hội của người Cor, nhà Gươl- biểu tượng văn hóa
của người Cơ Tu hoặc có khi chúng lại được khai thác ở những lĩnh vực tâm
linh, trong nghệ thuật truyền thống như: Biểu tượng Âm - Dương trong sự sống
- chết, trong hôn nhân, trong mỗi quốc gia, dân tộc; Biểu tượng chùa Một Cột,
biểu tượng long, ly, quy, phụng…
Khi nói đến trang phục của dân tộc Việt Nam, ta có thể nghĩ ngay đến
Áo dài. Trải qua nhiều thời, kỳ, nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng
tà áo dài vẫn tồn tại cùng thời gian. Nó được xem là trang phục truyền thống, là
biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Áo dài được xem như một trang
phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt, trang trọng như những ngày lễ lớn của
đất nước, lễ cưới hỏi, ngày tết, ngày tốt nghiệp và cả những cuộc thi quan
trọng. Áo dài luôn được người phụ nữ Việt Nam coi trọng bởi nó tôn lên vẻ đẹp
hình thể của người phụ nữ, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc. Không chỉ
đơn thuần là cái áo - áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục người phụ
nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hóa vật thể truyền thống không thể thiếu cho
vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Chung quy lại, biểu tượng chính là một thành tố cơ bản, quan trọng để
tạo nên văn hóa. Những biểu tượng mang giá trị vật chất và tinh thần đó đi
cùng với sự phát triển của cộng đồng con người và xã hội đã trở thành những
tinh hoa, thành những biểu tượng văn hóa truyền thống để lại những dấu ấn,
những giá trị nhân văn cao cả của cộng đồng con người và dân tộc.
1.1.3. Biểu tượng văn học
Biểu tượng văn học là các biểu tượng nghệ thuật cấu tạo lại thông qua tín
hiệu ngôn ngữ trong văn học. Vì vậy trước hết có thể thấy biểu tượng nghệ

4


thuật trong văn học giúp cho tác giả bộc lộ được những tư tưởng, tình cảm cá

nhân, bộc lộ được nội tâm sâu kín trong tâm hồn mình.
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý phân biệt được biểu tượng khác với hình
ảnh. Hình ảnh có được do chúng ta dùng cảm giác hoặc tri giác sự vật hiện
tượng, cho nên hình ảnh là ở thì hiện tại, nó thể hiện trọn vẹn cái chủ thể tri
giác được. Nhưng khi đi vào các tác phẩm văn học, hình ảnh đó không chỉ
được tác giả tri giác mà còn mang thêm những tâm tư, tình cảm, cảm xúc. Biểu
tượng được hình thành trên cơ sở tri giác và cảm giác được lưu giữ lại trong ý
thức, do đó biểu tượng cao hơn cảm giác. Xét trong toàn bộ tác phẩm văn học,
biểu tượng đó phải là những hình ảnh mang sức gợi lớn, được lặp đi lặp lại
nhiều lần.
Biểu tượng văn học thường có sự cộng hưởng bởi các yếu tố lịch sử, văn
hóa, xã hội của dân tộc. Ngay từ trong văn học dân gian, đã có rất nhiều biểu
tượng mang giá trị văn hóa sâu sắc, ý nghĩa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam. Hình ảnh “dải yếm” của người phụ nữ Việt Nam đã trở thành một
biểu tượng cho vẻ đẹp của người thiếu nữ, là cầu nối gặp gỡ, tình tự giao duyên
và biểu thị một tình yêu thủy chung son sắt… Đến những tác phẩm văn học về
sau, các tác giả cũng sử dụng những biểu tượng nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá
nhân để tăng giá trị và chiều sâu cho tác phẩm của mình. Nó giúp cho tác phẩm
có sức hút, ấn tượng vừa mang một vẻ đẹp thẩm mỹ vừa giúp người đọc đạt
được sự khoái cảm của trí tuệ. Điều đó tạo nên sức hấp dẫn, mới lạ cho văn
chương nghệ thuật.
Hay một biểu tượng hay được nhắc đến trong các tác phẩm, đó là
“cây tre”.
Trong thơ Nguyễn Duy, “cây tre” là biểu tượng cho tâm hồn, khí phách,
dân tộc Việt Nam. Cây tre còn là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, anh
dũng… Nó xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm văn học, từ những câu
truyện truyền thuyết, cổ tích cho đến những tác phẩm văn chương hiện đại.

5



“Biểu tượng có thể đưa người đọc, người xem vào lĩnh vực "phi lý" đồng
thời lại là phương tiện để khái quát về một giá trị, một ý nghĩa nào đó của hiện
thực. Điều đó nói lên biểu tượng khi thì tách xa, khi thì xích lại gần với hình
tượng nghệ thuật, nhiều khi nó lại có những nét và những thuộc tính của hình
tượng nghệ thuật. Và, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, hình tượng nghệ thuật sẽ trở
thành biểu tượng.
Biểu tượng không chỉ biểu thị một sự việc nó đã hoàn thành, mà còn biểu
thị cái đang phát triển. Nó không chỉ biểu thị mặt bảo thủ, mà còn biểu thị mặt
năng động của cuộc sống.
Ví dụ: "ngọn đuốc" tượng trưng cho sự khai sáng, tiến bộ; "cờ đỏ" tượng
trưng cho cách mạng. Trong các tác phẩm nghệ thuật có giá trị và nổi tiếng,
chúng ta thường hay gặp những biểu tượng biểu thị cho sự tiến bộ, phản kháng
sự lạc hậu hoặc mang ý nghĩa khẳng định công lý và chủ nghĩa nhân đạo, trong
đó tập trung những tình cảm và ước vọng cao.
1.2. Tác giả Tản Đà
1.2.1. Nhà nho tài tử sống trong thời hiện đại
Tản Đà là biệt hiệu tên ghép của núi Tản và sông Đà, tên thật là Nguyễn
Khắc Hiếu (1889-1939), là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo “có
một không hai” trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tản Đà nổi lên như một
biểu tượng vừa độc đáo, vừa khác biệt, vừa dồi dào năng lực sáng tác.
Tản Đà sinh ra trong một gia đình truyền thống khoa bảng, cha là
Nguyễn Danh Kế, thi đỗ cử nhân, làm quan cho triều Nguyễn đến chức Ngự sử
trong Kinh. Mẹ là Lưu Thị Hiền, có nghệ danh Nhữ Thị Nghiêm, là một đào
hát tài hoa ở Hàng Thao, Nam Định. Bà là người hát hay, có tài làm thơ Nôm.
Về sau ông Kế lấy bà về làm vợ lẽ khi ông làm Phú Xuân Trường.
Biến cố, sóng gió bắt đầu xuất hiện khi Tản Đà lên 3 tuổi thì cha mất, mẹ
bỏ đi. Về sau chị ruột cũng theo nghề mẹ… Tất cả những sự kiện đó đã để lại
dấu ấn khó phai trong tâm hồn Tản Đà, hấp thu nền nho giáo từ nhỏ và rồi từ


6


đây, cuộc đời ông là những vết trượt dài đầy đau khổ và đắng cay trong trường
đời và tình đời.
Năm 1913, người anh cả nuôi của Tản Đà mất, ông về Vĩnh Phú làm
báo, công tác cho “Đông Dương tạp chí”. Cũng từ đây ông cho ra đời nhiều tác
phẩm, nhiều cuốn sách hay, gây được nhiều tiếng vang lớn.
Tản Đà sinh ra trong thời kì xã hội loạn lạc, đất nước bị chiếm đóng,
nhân dân khổ cực lầm than, triều đình phong kiến bất lực. Thực dân Pháp sau
khi tiến hành càn quét, xâm lược chúng bắt đầu tiến hành công cuộc cai trị đất
nước trên tất cả mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Hàng triệu
linh hồn Việt bị chà đạp, bị nhốt chặt trong guồng máy cai trị của chúng. Trên
lĩnh vực văn hóa, chúng tiến hành đem học thuật phương Tây gieo rắc, phổ
biến vào toàn thể đồng bào, dân tộc Việt để phục vụ cho việc cai trị cũng như
củng cố thế đứng vững chắc, đồng thời làm mai một đi nền văn hóa truyền thốn
của dân tộc Việt Nam ta. Hồn thể của Tản Đà đã thầm nhuần, hấp thu nền nho
học Đông phương từ nhỏ, nhưng trong thời kì loạn lạc, giao tranh chữ quốc ngữ
ngày càng được phổ biến trong xã hội. Ra đời và lớn lên là một nhà nho phong
kiến quý tộc nối đời khoa bảng, là sinh đệ tử của Khổng - Mạnh, Tản Đà là một
nhà nho đích thực. Nhà nho ấy lại sống trong một hoàn cảnh đặc biệt, một thời
kỳ quá độ của xã hội Việt Nam. Đó là một tấm thảm kịch của Tản Đà, là nguồn
gốc của những mâu thuẫn nội tâm giằng xé trong con người ông.
Trong hoàn cảnh hiện tại, Tản Đà cực kỳ nhạy bén, ông cho rằng không
thể cứ mãi theo đuổi lối văn chương kiểu “chi, hồ, giả, dã” được. Tản Đà cũng
như những tri thức buổi giao thời hiểu sâu sắc rằng, muốn đánh đuổi Pháp,
trước hết phải học Pháp, mà cái cần học đầu tiên là chữ quốc ngữ. Do đó,
không có gì ngạc nhiên khi một nhà nho theo lối học cử nghiệp, vốn quen thuộc
với văn, sách, thơ, phú, thơ luật Đường…như Tản Đà lại có thể dễ dàng hòa
nhập với những tri thức mới mẻ của nên văn hóa phương Tây và chữ quốc ngữ.

Tản Đà là người đầu tiên trong Việt Nam sử dụng hình thức thơ mới thích hợp

7


với nội dung của thời đại. Thế nhưng, ông cũng đã vội lùi bước về vị trí của
giai cấp mình, nhiệt thành chấn hưng Khổng học, đề cao lễ giáo phong kiến.
Ông viết văn xuôi rất hay, sắc sảo, nhuần nhuyễn. Văn xuôi Tản Đà đã đề cập
nhiều vấn đề của xã hội đương đại bằng một lối văn giàu tính nghệ thuật, hấp
dẫn, sáng tạo, mới mẻ có bản lĩnh.
Trong lĩnh vực thơ ca cũng vậy, các sáng tác của ông mang lại bản sắc
riêng, độc đáo, không lẫn vào đâu được. Chính Xuân Diệu cũng đã từng viết “
Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại”, (báo Ngày
Nay, số ra 17/6/1939). Trong thơ ông đã có rất nhiều tư tưởng cách tân,
nhiều tìm tòi, sáng tạo và mạnh dạn vượt qua ngoài khuôn khổ sáo cũ. Trong
các sáng tác của mình, Tản Đà luôn hướng theo một phong cách riêng
“Chẳng lề chẳng lối cũng văn chương”. Tản Đà luôn trong một tư thế ngông
nghênh, kiêu ngạo, phá phách muốn thoát khỏi những định luật, định kiến gò
bó, khuôn sáo của xã hội.
“Tản Đà là một nhà nho, nhưng không phải loại nhà nho chính thống
hành đạo, ẩn dật. Ông là nhà nho tài tử, nhà nho tài tử sống trong môi trường
khác, xã hội tư sản” [11, tr.439].
Là một nhà nho sống trong thời hiện đại, có những tư tưởng cách tân
trong thơ ca của mình, thế nhưng ông vẫn giữ được những tư tưởng của một
nhà nho. Thơ ông có sự cách tân nhưng chưa đi quá giới hạn của mình, bởi cho
dù là nhà nho sống trong thời hiện đại, nhưng cốt lõi ông vẫn là một nhà nho
chân chính. “Là nhà nho, cho dẫu là nhà nho tài tử, Tản Đà thật không đủ can
đảm để sống và viết về những cảm giác mạnh như Xuân Diệu. Đó không chỉ là
cái ngưỡng của ông, đó cũng là cái ngưỡng của tất cả những người “nặng
cân” đạo lý nho giáo như ông. Trước hết là và chủ yếu là những giới hạn về

nội dung thể hiện đã giữ Tản Đà lại. Để rồi bị “xâu” vào chuỗi của những
“con cóc Nghè” [11, tr.489].

8


Rõ ràng trong thời điểm đó, các nhà nho thường viết theo những chuẩn
mực, quy phạm đã định sẵn, chứ ít ai dám vượt qua mọi khuôn khổ, rào cản để
thể hiện một phong cách riêng mình. Chính cái sự mạnh dạn vượt ra ngoài
khuôn sáo cũ ấy đã tạo nên một giọng phóng túng riêng trong phong cách thơ
của Tản Đà.Tản Đà đã đem vào trong các tác phẩm của mình một cái tôi cá
nhân với một phong cách độc đáo, tuy chưa phải một nhà thơ mới như các nhà
thơ mới lớp sau ông, nhưng đã tạo nên một dấu ấn lớn cho nền văn học Việt
Nam hiện đại.
1.2.2. Tản Đà - Nhà nho lãng mạn giữa hai thế kỷ
Tản Đà đến với văn chương ở thời buổi cũ mới giao nhau. Tản Đà làm
thơ, viết văn như cho chính mình, thể hiện bản thân mình. Ông có thể bất đắc
chí về danh phận, nhưng lại đắc ý về tài năng: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”,
và đắc ý về phong cách làm thơ: “ Tuổi chửa bao nhiêu, văn rất hùng”.
Tản Đà vốn mang một cốt cách lãng mạn. Tính chất lãng mạn trong thơ
Tản Đà mang đậm dấu ấn của buổi giao thời đầy biến động, rối ren và phức tạp.
Là một nhà văn thành thị, Tản Đà rất gần gũi với hình ảnh nhà văn tiểu tư sản
nhưng chưa được “tư sản hóa”. Ở trong hình ảnh nhà văn trí thức tiểu tư sản
vẫn còn mang phong cách của một nhà nho. Trong thời buổi cũ mới giao tranh,
xã hội loạn lạc nhiều nhà văn tư sản lãng mạn đã quay lưng với cuộc sống, xa
rời thực tại, không còn màng đến những biến động trong xã hội. Đó chính là
những tư tưởng lãng mạn tiêu cực, trốn tránh trách nhiệm, biểu lộ sự bế tắc của
cá nhân. Còn với Tản Đà, dường như cái lãng mạn có phần khác với các nhà
nho thời xưa. Đã đành, ông cũng không phải là nhà nho gặp thời, cuộc sống bất
hạnh, nghèo khổ, con đường công danh dang dở, đường tình duyên lận đận…

Nhưng ông không ngồi thở than cùng mây, núi, trăng, hoa, gió, không sống một
cuộc đời ẩn dật. Điều đó được thể hiện rất rõ trong Giấc mộng con I,II, Giấc
mộng lớn…

9


Dù có chán chường với cuộc sống hiện tại, nhưng ông cũng không bao
giờ tỏ thái độ chán đời mà luôn có thái độ ham sống: “Ai đã đâu hay tớ chán
đời/ Đời chưa chán tớ, tớ còn chơi” (Còn chơi).
Tuy nhiên, sâu thẳm trong nội tâm của ông cũng có hai mâu thuẫn giằng
xé, một mặt là muốn gánh vác trách nhiệm với đời, mặt khác lại chán chường
muốn rời đi. Trong con người Tản Đà nhiều ước mộng, lắm khát khao cháy
bỏng luôn thôi thúc ông bước đi, nhưng đôi khi lại “tỉnh mộng” bởi trách nhiệm
của nhà nho trước thời cuộc. Hai trạng thái đó luôn song hành với nhau trong
chính một con người, tuy nhiên cái trách nhiệm với cuộc đời luôn chiến thắng.
Chính vì vậy mà dù có tư tưởng lãng mạn nhưng lại không thoát ly với thực tại.
Dù có phiêu du, xê dịch đi khắp các châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ hay bay lên trời
tâm sự cùng với các vị tiên, thánh nhân hay mỹ nhân, có chăng cũng chỉ là để
tìm cách giải thoát cho tâm hồn của mình. Phải “mộng” thì mới tỉnh để nhìn
nhận hiện thực, cuộc sống một cách sâu sắc, đúng đắn. Thế nên khó có thể nói
rằng Tản Đà đi vào cõi mộng để thoát ly thực tại hay để bày tỏ tâm sự gắn bó
với cuộc đời, đất nước.
Nếu thoát lý và lãng mạn là biểu tượng của một cơn khủng hoảng tinh
thần lớn, là những dấu hiệu đổ vỡ của cả một quốc gia liên hệ với mọi tầng lớp
đến nhiều thế hệ, thì đến thế kỷ này, người Việt mới thực thấu đáo ngán ngẩm
trong nỗi buồn sầu đi sâu trong sự lãng mạn và thoát ly. Tản Đà đã hình dung
đầy đủ cho hồn lãng mạn và sự thoát ly sâu sắc này. Trong những giấc mộng
kia, ông gặp nào Khổng Tử, nào Giêsu, nào Thích Ca, nào Lư Thoa, nào
Voltaire, nào Hàn Thuyên, nào Nguyễn Trãi, nào Đoàn Thị Điểm… cốt ý để

giãi bày tư tưởng của ông, những ý tưởng mà ông cho là hạng người trần gian
hạ giới không sao cảm thông và thưởng thức được… “Kế tục Tản Đà, những
nhà thơ lãng mạn lớp sau như Thế Lữ cũng đã đi vào cái cảnh giới thần tiên,
nghe lại cái “tiếng sáo Thiên Thai”, và dõi tìm theo những vẻ đẹp thoáng qua,
hay Xuân Diệu, Huy Cận đã vẽ lại một thời xưa hoa lá thơm tho, chim kêu suối

10


×