Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại nam hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.61 KB, 34 trang )

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta hiện nay
tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải
không ngừng đổi mới, không ngừng hoàn thiện công tác kế toán.
Để tồn tại và đứng vững trên thị trường, trước hết các đơn vị sản xuất phải
nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm giữ vững vị thế của mình, tìm những biện pháp tiết
kiệm chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Đó chính là chiến lược,
chính sách sản xuất kinh doanh của đơn vị..
Để đạt được điều đó, công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành nói riêng đóng một vai trò không nhỏ, nó đã trở thành một công cụ
đắc lực của nhà quản lý trong việc điều hành các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc
bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn đảm bảo sự chủ động tài chính, chủ động
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được vai trò của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Nam Hải, được sự giúp đỡ của
các anh, chị trong phòng kế toán và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đỗ Thị
Phương em đã chọn đề tài: ”Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ Phần Phát Triển Xây Dựng và Thương Mại Nam Hải ” cho chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài gồm 3 chương:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Phát Triển Xây Dựng và
Thương Mại Nam Hải
Phần 2: Tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Phát
Triển Xây Dựng và Thương Mại Nam Hải
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét
Do thời gian thực tập còn hạn chế và trình độ bản thân có hạn nên chuyên đề
này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy,em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Ban lãnh đạo công ty, cùng các anh chị trong
phòng kế toán.


Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAM HẢI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI NAM HẢI
Ngày 11 tháng 09 năm 2009, công ty Cổ Phần PT XD & TM Nam Hải được
thành lập theo giấy phép số 0103040633 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp.
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm:
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng công trình giao thong, xây dựng
dân dụng, cho thuê máy, thiết bị công trình,… Hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty được phát triển trên nhiều địa bàn trên cả nước.
- Trụ sở: Cụm 8 Ngọc Kiệu – Tân Lập - Đan Phượng – Hà Nội
- Số điện thoại: (04)38539324 – Fax: (04)37578705
- Tài khoản: 21510000351590 – Tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi
nhánh Cầu Giấy.
- Mã số thuế: 0103040633 – Tại cục thuế TP Hà Nội.
- Giám đốc công ty: Quách Văn Thăng
- Vốn điều lệ: 9.000.000.000 ( Chín tỉ đồng)
Việc bảo toàn và phát triển số vốn kinh doanh của cán bộ công nhân viên
đóng góp, đồng thời làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đòi hỏi công ty không
ngừng nâng cao trang thiết bị hiện đại, đầu tư và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình

độ, đội ngũ công nhân có tay nghề, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng lao động.
Các công trình lớn công ty đã xây dựng:
- San lấp mặt bằng khu đo thị mới Trung Hòa – Từ Liêm – Hà Nội.
- San lấp mặt bằng khu hạ tầng kỹ thuật Nam Thăng Long – CIPUTRA.
- Đường Vạn Bảo – Liễu Giai – Núi Trúc.
- Đào và vận chuyển đất thải hạng mục móng công trình tòa nhà công nghệ
đài truyền hình Việt Nam.
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

- Đường tỉnh lộ 289 – Bắc Giang.
- Đường tỉnh lộ 261 – Thái Nguyên.
- Đường vào khu xử ký rác thải Nam Sơn – Đông Anh.
- Cung cấp thiết bị máy móc, và bán vật liệu xây dựng cho một số công
trình cao cấp khác trong địa bàn Hà Nội như: Trung tâm hội nghị Quốc
Gia, khu trung cư Trung Yên, CIPUTRA, Mễ Trì…
1.2 Chức năng và mục tiêu của công ty
1.2.1 Chức năng của công ty
Chủ yếu là xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, xây dựng các công
trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi.
Ngoài ra còn kinh doanh các dịch vụ, tòa nhà, khu đô thị, khu công nghiệp, mua
bán, cho thuê, sửa chữa máy móc thiết bị dùng cho xây dựng, giao thông, vận tải ô
tô và máy móc công trình. Do đặc điểm của nganh xây dựng cơ bản, sản phẩm xây
dựng có tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài… Nên việc tổ
chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riêng.
1.2.2 Mục tiêu của công ty.

Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn ở công ty, tối đa giá trị lợi
nhuận, đem lại lợi ích tối ưu cho cổ đông, đóng góp cho Ngân Sách Nhà Nước qua
các khoản thuế, đồng thời đem lại việc làm, thu nhập cho người lao động. Đa dạng
hóa các ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước…
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty
Trong ngành xây dựng nói chung hay công ty nói riêng thì hoạt động sản xuất
kinh doanh chính là ngành sản xuất vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Với đặc
điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản vốn đầu tư lớn nên vấn đề đặt ra là làm
sao để quản lý tốt, hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá
trình sản xuất thi công giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

tranh. Do vậy dẫn đến sự khác biệt, nó tác động trực tiếp đến mô hình tổ chức sản
xuất kinh doanh của công ty.
(Sơ đồ quy trình hoạt động SXKD của công ty: Hình 02 – Phụ lục)
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
(Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty: Hình 03 – Phụ lục)
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:
Chủ tịch hội đồng quản trị - kiêm giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, đại
diện cho cán bộ công nhân viên chức. Chủ tịch hội đồng quản trị - Giám đốc công
ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty,
nhiệm vụ đối với nhà nước, bảo toàn và phát triển công ty ngày một lớn mạnh,
đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức. Giúp việc cho hội đồng quản
trị có phó chủ tịch hội đồng quản trị, các ủy viên hội đồng quản trị, phó giám đốc,
kế toán trưởng và các trưởng phòng chuyên trách.

•Phòng kế hoạch vật tư: tham mưu cho hội đồng quản trị về về kế hoạch, giao
nhiệm vụ cho các đội thi công theo dõi và thực hiện các kế hoạch đã được giao.
Trưởng phòng là người đứng đầu phòng kế hoạch vật tư, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về tình hình hoạt động của phòng.
•Phòng tài chính – kế toán: là phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc
công ty và có trách nhiệm phản ánh, theo dõi tình hình tài sản, sự biến động của tài
sản trong quan hệ với nguồn vốn. Đồng thời cung cấp chính xác, kịp thời thông tin
tài chính phục vụ công tác ra quyết định của nhà quản lý. Tham mưu cho Giám đốc
công ty về kế hoạch thu chi tài chính, cập nhật chứng từ sổ sách chi tiêu văn
phòng, các khoản cấp phát, cho vay và thanh toán khối lượng hàng tháng đối với
các đội. Thực hiện đúng chính sách của nhà nước về chế độ kế toán, chế độ bảo
hiểm, thuế, khấu hao, tiền lương cho văn phòng và các đội, báo cáo định kỳ và
quyết toán công trình. Đứng đầu phòng tài chính – kế toán là kế toán trưởng, có
nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc trong phòng kế toán. Hướng dẫn hạch
toán, kiểm tra, tính toán, ghi chép sổ sách kế toán.
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

•Phòng kỹ thuật thi công thiết bị: có trách nhiệm tham mưu cho trưởng ban
chỉ huy công trình về công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục
công trình để làm việc với tư vấn giám sát, lập kế hoạch quản lý chất lượng công
trình. Tư vấn giám sát, vạch tiến độ, điều chỉnh tiến độ thi công sao cho phù hợp
với tiến độ chung của công trình. Chỉ đạo và giám sát các đội về mặt kỹ thuật, đảm
bảo thi công đúng quy trình, thống nhất về các giải pháp kỹ thuật thi công cùng với
tư vấn giám sát tổ chức việc nghiệm thu từng hạng mục công trình, tổng nghiệm
thu toàn bộ công trình và bàn giao đưa vào sử dụng.

•Phòng tổ chức cán bộ lao động: quản lý và đề xuất mô hình tổ chức, theo
dõi phát hiện hợp lý hay không hợp lý các mô hình quản lý nhân lực, xem xét dự
kiến nhân lực, đào tạo cán bộ, nâng lương, nâng bậc, quản lý cán bộ công nhân
viên chức, tham mưu cho Giám đốc công ty giải quyết các chế độ chính sách, xây
dựng quy chế làm việc…
•Các đội, tổ xây lắp: tổ chức quản lý, thi công công trình theo hợp đồng công
ty ký kết, và theo thiết kế được phê duyệt. Mua bán vật tư, làm thủ tục thanh toán
quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình.
Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau, thời gian thi công dài,
mang tính đơn chiếc, nên lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các
đội công trình. Mỗi đội công trình thi công một hoặc một vài công trình. Trong
mỗi đội công trình, lại được tổ chức thành các tổ sản xuất theo yêu cầu thi công,
tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất thi công của từng thời kỳ mà số lượng các đội công
trình, các tổ sản xuất trong mỗi đội sẽ được thay đổi phù hợp với yêu cầu cụ thể.
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây (20112012)
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Hình 01 – Phụ lục)
Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta có thể đưa ra một số
nhận xét sau:
- Trong hai năm 2011 và 2012, công ty đều hoạt động sản xuất kinh doanh có
lãi. Tổng doanh thu năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là 1.559.577.372 VNĐ,
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

hay năm 2012 tăng 7,76% so với năm 2011. Điều này khẳng định, sản phẩm của
công ty đang được thị trường ưa chuộng, các chính sách quảng cáo, tiếp thị của
doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt.

- Năm 2012, công ty đã thực hiện tốt việc kiểm soát chi phí, nhờ đó mà lợi
nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty đã tăng lên
887.972.878 VNĐ.
- Trong năm 2012, công ty có thực hiện đầu tư thuê thêm nhà kho. Nguồn tài
trợ của dự án một phần là từ vay vốn của ngân hàng. Do vậy, đã làm cho chi phí tài
chính tăng lên 18,00% so với năm 2011.
- Do hoạt động có hiệu quả, nên trong hai năm qua, công ty vẫn luôn thực
hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà Nước. Số thuế TNDN của tổng công
ty phải nộp năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 33.700.585 VNĐ.
- Do tổ chức quản lý kinh doanh khoa học, hợp lý, hiệu quả. Nên lợi nhuận
sau thuế của công ty năm 2012 tăng 14,94% so với năm 2011, tương ứng với
101.311.756 VNĐ.

Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

PHẦN 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM HẢI
2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
2.1.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hóa
và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi
chép nhất định. Hình thức tổ chức kế toán bao gồm: số lượng các loại sổ kế toán
chi tiết, sổ kế toán tổng hợp… kết cấu số, mối quan hệ, kiểm tra, đối chiếu giữa các
sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép cũng như việc tổng hợp số liệu đó

lập báo cáo kế toán.
Trên cơ sở các tài khoản sử dụng, nội dung và quy mô của công ty để thuận
tiện và phù hợp trong quá trình hạch toán kế toán công ty đã lựa chọn hình thức kế
toán chứng từ ghi sổ làm hình thức kế toán cho công ty mình.
2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
(Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Hình 04 – Phụ lục)
Bộ máy kế toán của công ty như sau:


Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ điều hành và tổ chức hoạt động trong kế

toán, hướng dẫn hạch toán, kiểm tra việc tính toán ghi chép tình hình hoạt động
của công ty trên cơ sở những chế độ đã được nhà nước quy định.


Bộ phận kế toán vật tư, tài sản, thống kê sản lượng : có nhiệm vụ ghi

chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, nhậpxuất- tồn vật liệu, công cụ dụng cụ. Ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tăng
giảm TSCĐ, tình hình trích khấu hao và phân bổ khấu hao vào quá trình sản xuất
kinh doanh của công ty, báo cáo thống kê định kỳ.
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội



Kế toán thanh toán, lao động, tiền lương, BHXH, kế toán vốn bằng


tiền: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, các khoản
thanh toán với người bán, tổng hợp số liệu từ các đội gửi lên để phối hợp với các
bộ phận khác để tính toán lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, trích BHXH
theo chế độ quy định.


Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, thủ quỹ : có nhiệm

vụ tập hợp tất cả chi phí để tính giá thành cho từng công trình và cùng với kế toán
vốn bằng tiền tiến hành thu- chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu- chi tiền mặt.


Bộ phận kế toán thuế, công nợ, cổ phần: bộ phận này có nhiệm vụ tập

hợp các loại thuế để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, thanh toán các khoản phải
trả, thống kê số cổ phần và báo cáo lợi tức của mỗi cổ phần trước đại hội đồng cổ
đông.


Bộ phận kế toán tổng hợp, phân tích kiểm tra số liệu : có nhiệm vụ

trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho
các đối tượng khác nhau, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra đối chiếu chi tiết
và tổng hợp, hỗ trợ kế toán trưởng trong việc vận dụng hệ thống tài khoản phù hợp
và định kỳ lập các báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định và báo cáo đột xuất
theo yêu cầu của công tác quản lý.


Nhân viên kinh tế các đội: hàng ngày thu thập chứng từ, tập hợp các


nhiệm vụ kinh tế phát sinh, hạch toán ban đầu và chuyển về phòng kế toán tập
trung.
2.2

Chính sách kế toán và chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết đinh

Số:15/2006/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 20/03/2006.
Một niên độ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc
ngày 31/12 của năm.
Để phù hợp với tình hình hoạt động cũng như khối lượng của các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán như sau:
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: đánh giá theo phương pháp giá gốc
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân cả
kỳ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng.
- Doanh nghiệp sử dụng hình thức ghi sổ: Nhật kí chung
2.3


Kế toán một số phần hành chủ yếu của công ty

2.3.1 Kế toán nguyên vật liệu
2.3.1.1
Phân loại nguyên vật liệu
+ NVL chính: gồm các loại vật liệu như: gạch, cát,đá, sỏi, xi măng, sắt, thép…
+ NVL phụ: gồm các thiết bị gắn liền với cấu trúc như: máy diều hòa, thiết bị…
2.3.1.2
Đánh giá nguyên vật liệu
+ Tại thời điểm nhập kho:

Giá trị
thực tế
hàng hóa
nhập kho

=

Giá
mua

Các khoản
CKTM,
thuế
- GGHB +
không
( nếu có)
được hoàn
lại


+

Chi phí vận
chuyển, bốc
dỡ

Ví dụ: Ngày 31/10/2012 công ty nhập kho 26m3 cát vàng, đơn giá 181818,18(giá
chưa thuế VAT) và 832m3 cát đen, đơn giá 68181,818 công ty chưa thanh toán.
Trị giá hàng hóa nhập kho = 26x181818,18 + 832x68181,818 = 61454.546
+ Tại thời điểm xuất kho:
Trị giá vốn thực tế xuất kho = SL vật tư xuất kho x ĐGBQ xuất kho
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

ĐGBQ
cả kỳ
dự trữ

TG thực tế vật
tư tồn đầu kỳ

+

TG thực tế vật tư
nhập kho trong kỳ


Số lượng vật
tư tồn đầu kỳ

+

Số lượng vật tư
nhập trong kỳ

=

Ví dụ: Tình hình nhập xuất tồn gạch đặc trong tháng 9/2012 như sau: (ĐVT:đồng)
Số lượng tồn kho: 10.000 viên ĐG: 1.409,0909đ/viên
Ngày 03/09 nhập kho 59.000 viên ĐG: 1409,0900đ/viên
Ngày 15/09 xuất kho 10.000 viên
Đơn giá
bình
quân

=

10.000x1.409,0909
10.000

+ 59.000x1.409,0900

+ 25.000

= 1.409,0901đ

+ 34.000


Trị giá hàng xuất kho = 1.409,0901 x 10.000 = 14.090.901đ
2.3.1.2
Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu
+ Chứng từ sử dụng: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…
+ Tài khoản sử dụng: TK 152: nguyên vật liệu và các tài khoản lien quan khác
+ Phương pháp kế toán
• Kế toán tăng NVL: (Hình 06: Phiếu nhập kho – Phụ lục)
Ngày 31/08/2012 công ty nhập 494m3 ĐG: 68.182đ ( chưa có thuế GTGT)
công ty chưa thanh toán.
Kế toán ghi:
Nợ TK 152: 33.681.818
Nợ TK 133(1): 3.368.187
Có TK 331: 37.050.000
• Kế toán ghi giảm NVL (Hình 07: Phiếu xuất kho – Phụ lục)
Ví dụ: Ngày 21/08/2012 xuất kho 110kg lưới chống bụi đen cho thi công biện
pháp giáo ngoài đơn giá 39.800 đã bao gồm thuế GTGT
Kế toán ghi:
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

Nợ TK 627(8): 4.378.000
Có TK 152: 4.378.000
2.3.2 Kế toán tài sản cố định
2.3.2.1
Phân loại TSCĐ

TSCĐ hữu hình: Trụ sở làm việc, máy vi tính, máy photo và các TSCĐ khác...
TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất...
2.3.2.2

Đánh giá TSCĐ tại công ty

+ Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá
TSCĐ

=

Giá
mua

Các khoản
+ thuế không
được hoàn lại

+

Chi phí lắp đặt,
chạy thử, chi phí
vận chuyển

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Số khấu hao lũy kế
Ví dụ: Ngày 09/10/2011 mua 1 máy photo giá mua thực tế 20.000.000đ, thuế
GTGT 10% doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt.
Nguyên giá TSCĐ = 20.000.000đ

+ Xác định theo giá trị còn lại của TSCĐ
Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá 200 triệu đồng, thời gian sử dụng 10 năm, khấu
hao lũy kế 50 triệu đồng, tài sản được đánh giá lại có NG mới là 300 triệu đồng.
Giá trị còn lại của TSCĐ: (200 – 50) x (300 : 200) = 225 triệu đồng
Hao mòn lũy kế: 50 x (300 : 200) = 75 triệu đồng
2.3.3.3 Kế toán tổng hợp TSCĐ
+ Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ...
+ TK sử dụng: TK 211: TSCĐ hữu hình, TK213: TSCĐ vô hình, các TK khác liên
quan
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

+ Phương pháp kế toán
+ Kế toán tăng TSCĐ
Ví dụ: Ngày 20/09/2011 công ty mua một máy in trị giá 14.850.000 (đã bao gồm
thuế GTGT) công ty đã thanh bằng tiềm mặt.
Kế toán ghi:
Nợ TK 211: 13.500.000
Nợ TK 133(2): 1.350.000
Có TK 111: 14.850.000
+ Kế toán giảm TSCĐ
Ví dụ: Ngày 10/12/2012 công ty nhượng bán cần cẩu bánh xích Kobelco NG
5.590.909.091đ số đã khấu hao: 3.404.166.682đ, chi phis thực tế để bán (chi bằng
TM) 330.000.000đ (đã bao gồm thuế GTGT). Giá bán đã bao gồm thuế:
2.150.000.000đ công ty thu bằng tiền mặt thuế suất thuế GTGT 10%.
Ghi giảm TSCĐ được nhượng bán:

Nợ TK 214: 3.404.166.682
Nợ TK 811: 2.186.742.409
Có TK 211: 5.590.909.091
Phản ánh giá trị từ nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 111: 2.150.000
Có TK 711: 1.954.545.455
Có TK 333(1): 195.454.545
Phản ánh chi phí nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 811: 300.000.000
Nợ TK 133(2): 30.000.000
Có TK 111: 330.000.000
2.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.3.1

Kế toán tiền lương

Hiện nay công ty sử dụng 2 hình thức trả lương là:
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

+ Trả lương khoán: áp dụng cho công nhân hưởng lương theo khối lượng công
việc.
Chứng từ sử dụng: bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công nhân...
TLK

=


MLK x Số ngày làm việc trong tháng x Hhtcv
Số ngày làm việc bình quân trong tháng (30ngày)

+ PCCV

+ Trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương cho người lao động trong tháng
theo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt động SXKD
Tổng lương
sản phẩm

2.3.3.2

Tổng khối lượng
công việc thực hiện
trong tháng

=

x

Đơn giá một khối
lượng công việc

Kế toán các khoản trích theo lương
Đối với các khoản trích theo lương công ty áp dụng theo chế độ hiện hành

- BHXH: trích 24% trên lương cơ bản trong đó 17% do doanh nghiệp tính
vào CP SXKD và 7% khấu trừ vào lương của người lao động
- BHYT: Trích 4,5% trên lương cơ bản trong đó 3% do doanh nghiệp tính

vào CP SXKD và 1,5% khấu trừ vào lương của người lao động.
- BHTN: trích 2% trên lươg cơ bản trong đó 1% do doanh nghiệp tính vòa
CP SXKD và 1% khấu trừ vào lương của người lao động.
- KPCĐ: trích trên lương thực tế với tỷ lệ 2% tính vào CPSXKD
+ Tài khoản kế toán sử dụng
-TK 334: Phải trả cho người lao động
-TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Trong đó: TK 338(2): KPCĐ ; TK 338(3): BHXH
TK 338(4): BHYT ; TK 338(9): KPCĐ
Ngoài ra còn 1 số TK liên quan khác: 111, 112, 642(1), 642(2)...
+ Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương...
+ Phương pháp kế toán:
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

Ví dụ: Số tiền lương phảo trả cho nhân viên tháng 09/2012, công nhân kỹ thuật
49.007.492đ. Trích BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN
Kế toán ghi:
Nợ TK 622: 49.007.492
Có TK 334: 49.007.492
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Nợ TK 622: 11.271.723,16
Nợ TK 334: 4.655.711,74
Có TK 338: 15.927.434,9
(Chi tiết Có TK 338(2):


980.149,84

Có TK 338(3): 11.761.798,08
Có TK 338(4): 2.205.337,14
Có TK 338(9):

980.149,84

2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.3.4.1

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.3.4.1.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp
+ Tài khoản sử dụng: TK 61 Chi phí NVL trực tiếp
+ Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT...
+ Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 30/09 xuất 20 tấn sắt trị giá 55.993.765 cho đội thi công CT CT8-DN
Kế toán ghi:
Nợ TK 621: 55.993.765
Có Tk 152: 55.993.765
2.3.4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
+ Tài khoản sử dụng: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương...
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội


+ Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 28/09 tính lương phải trả cho công nhân kỹ thuật 49.007.492đ
Kế toán ghi:
Nợ TK 622: 49.007.492
Có TK 334: 49.007.492
2.3.4.1.3 Kế tóan tập hơp chi phí sử dụng máy thi công
+ Tài khoản sử dụng: TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chứng từ sử dụng: hợp đồng thuê máy, bảng kê chi phí sử dụng máy thi công...
+ Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 06/04 BCH-CT8 nhận vật tư phục vụ thi công CT CT8-DN
3.890.910đ
Kế toán ghi:
Nợ TK 623: 3.890.910
Có TK 152: 3.890.910
2.3.4.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
+ Tài khoản sử dụng: TK 627-Chi phí sản xuất chung
+ Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán lươn các bộ phận quản lý...
+ Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 28/09 thanh toán tiền chi phí tiếp khách bằng tiền mặt 1.770.000đ
Kế toán ghi:
Nợ TK 627: 1.770.000
Có TK 1111: 1.770.000
2.3.4.2

Kế toán tổng hợp chi phí xây lắp toàn doanh nghiệp

+ Tài khoản sử dụng: TK 154: CPSXKD dở dang và các TK có liên quan khác
+ Phương pháp kế toán
Ví dụ: Tập hợp chi phí sản xuất Block C,D-Chung cư CT8 Dương Nội

Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

Kế toán ghi:
Nợ TK154: 8.533.991.515
Có TK627: 1.759.387.233
Có TK621:

523.393.129

Có TK622: 5.907.061.456
Có TK623:

344.149.697

2.3.4.3 Đánh giá khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ

CPSX thực
tế XL DD
cuối kỳ

CP thực tế của
KL XL DD đầu
kỳ
=


+

CP thực tế của
KL XL PS trong
kỳ

CP theo dự toán
của KL hoàn
+
thành trong kỳ

CP theo dự toán
của KL XL DD
cuối kỳ

CP theo dự toán
x của KL XL DD
cuối kỳ

Ví dụ: Công trình chung cư sông Nhuệ có: CP thực tế của KLXLDD đầu kỳ:
891.613.409. CP thực tế của KL XL PS trong kỳ: 48.995.815.796. CP theo dự toán
của KL hoàn thanh trong kỳ: 53.858.441.440 CP theo dự toán của KL XL DD cuối
kỳ: 41.000.000.000. Tính CPSX thực tế XLDD cuối kỳ
CP thực tế của
KL XL DD
=
cuối kỳ

+


48.995.815.796

53.858.441.440 +

41.000.000.000

=

25.030.867.695

2.3.4.4

891.613.409

x 41.000.000.000

Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp

Để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK154.
Giá thành thực
tế khối lượng
xây lắp bàn
giao
Báo cáo thực tập

=

Chi phí SX
XL thực tế
tồn đầu kỳ


+

Chi phí SX
XL thực tế
phát sinh
trong kỳ

+

Chi phí SX
XL DD cuối
kỳ

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ cho công trình đô thị
Dương Nội Nam Cường.
375.425.946 + 3.804.270.297 + 630.124.268 = 3.549.571.975đ
2.3.5 Kế toán vốn bằng tiền
2.3.5.1 Kế toán tiền mặt
+ Tài khoản sử dụng: TK111, TK113 và các tài khoản liên quan
+ Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn, giấy đề nghị tạm ứng...
+ Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 28/09/2012 công ty thanh toán tiền photo tài liệu phục vụ thi công
DV TM và nhà ở 1.836.362 (đã bao gồm thuế GTGT)
Kế toán ghi:

Nợ TK627:
Nợ TK13311:

1.669.420
166.942

Có TK1111: 1.836.362
2.3.5.2

Kế toán tiền gửi ngân hàng

+ Tài khoản sử dụng: TK112, TK113 và các tài khoản liên quan
+ Chứng từ sử dụng: giấy báo có, giấy báo nợ, ủy nhiệm chi....
+ Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 28/09 công ty thanh toán tiền vật tư cho công ty TNHH KD TM Và
DV Nhật Cường bằng chuyển khoản
Kế toán ghi:
Nợ TK3311: 37.050.000
Có TK1121: 37.050.000

PHẦN 3
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1 Thu hoạch
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội


Sau thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú,
các anh chị trong công y đặc biệt là các anh chị trong Phòng Tài Chính-Kế toán,
em đã tiép cận được hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, các nghiệp vụ kế
toán phát sinh, được tìm hiểu cách thức làm việc cũng như cách thức giao tiếp ứng
xử trong công sở, học hỏi tác phong làm việc hiệu quả, khoa học, ý thức tổ chức kỷ
luật và tinh thần tự giác trong công việc.Vì thời gian thực tập không dài, nên việc
đi sâu nghiên cứu vào tất cả các lĩnh vực của công tác kế toán là một khó khăn rất
lớn.Song với sự cố gắng của bản thân và mong muốn đóng góp một phần kiến thức
đã học ở trường vào công tác kế toán của Công ty.Em xin mạnh dạn đưa ra một số
ý kiến nhận xét và một số ý kiến đề suất nhằm góp phần hoàn thiện hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Phát Triển Xây Dựng
và Thương Mại Nam Hải .
3.2 Nhận xét
3.2.1 Ưu điểm.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Xây Dựng và Thương Mại Nam Hải là một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Do đặc điểm của ngành
xây dựng có địa bàn hoạt động trải rộng khắp nơi nên rất khó khăn trong việc quản
lý các khoản chi phí phát sinh. Có những công trình ở rất xa trụ sở chính vì vậy mà
việc giám sát chi phí phát sinh trong quá trình thi công tại công trường gặp khá
nhiều khó khăn. Tuy nhiên Công ty đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp
về quản lý cũng như bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm quản lý một cách
hiệu quả nhất các khoản chi phí phát sinh tại công trình. Và Công ty đã xây dựng
được mô hình quản lý gọn nhẹ, phù hợp với cơ chế thị trường. Các bộ phận chức
năng được tổ chức hoạt động chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng đã phát huy
được hiệu quả thiết thực trong tổ chức lao động, cung ứng vật tư và thi công xây
lắp công trình góp phần làm cho Công ty ngày càng phát triển.

Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825



Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

Công ty đã rất năng động trong việc tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô
kinh doanh, và đã có thể tự tham gia các cuộc đấu thầu xây dựng.
Tuỳ theo quy mô tính chất từng loại công trình và những điều kiện cụ thể
của mỗi công trình. Đối với mỗi dự án, Công ty đều lập ra các dự án tối ưu để
giành thầu công trình. Sự tồn tại và phát triển không ngừng của Công ty đã và đang
được khẳng định bằng một loạt các công trình xây dựng có quy mô lớn, chất lượng
cao. Có được sự thành công này là do có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế
toán trong Công ty.
3.2.2 Tồn tại
Do đặc điểm của ngành xây lắp nên công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm gặp không ít khó khăn. Trong những năm qua, ngành
XDCB có nhiều thay đổi trong chế độ kế toán và chính sách thuế. Bước đầu áp
dụng chế độ kế toán mới trong doanh nghiệp xây lắp, ngoài những thành tựu nêu
trên, Công ty không tránh khỏi những hạn chế cần được khắc phục, cụ thể:
+ Thứ nhất về kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty được thực hiện
trên excel sau đó mới tổng hợp số liệu để vào phần mềm kế toán. Điều này có thể
dẫn tới tình trạng sai sót trong quá trình nhập số liệu.
+ Thứ hai về kế toán chi phí sản xuất chung
Công ty đã thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương của công
nhân đội xây lắp và đội ngũ cán bộ thi công vào tài khoan chi phí quản lý doanh
nghiệp điều này không phù hợp với quy định. Mặt khác, toàn bộ chi phí bảo hiểm
và chi phí sửa chữa máy thi công vào chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp đã
hạch toán chưa chính xác chi phí.
3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tại công
ty

+ Thứ nhất về kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất
trong danh sách nhằm hạn chế sự biến động bất thường của chi phí sản xuất trong
kỳ cũng như giá thành sản phảm xây lắp.
+ Thứ hai về kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí thuê máy nên đưa vào chi phí sản xuất chung cùng với chi phí bảo hiểm và
sửa chữa máy thi công. Tiền lương và các khoản trích theo lương của ban chỉ đạo
công trường và đội trưởng các tổ đội xây lắp nên đưa vào chi phí sản xuất chung.

KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phát Triển Xây Dựng và
Thương Mại Nam Hải em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

tế và tìm hiểu những biến hóa của lý thuyết trong thực tiễn. Chính vì thế em đã cố
gắng đi sâu học hỏi cả về lý thuyết và thực tiễn, đặc biệt chú trọng tới đề tài đã
chọn. Sau khi nghiên cứu đề tài em càng hiểu rằng kế toán nói chung, kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng có tầm quan trọng lớn đặc biệt là

trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, tính cạnh tranh
của thị trường trong nước ngày càng cao.
Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng là vấn đề phức tạp , đòi hỏi sự nỗ lực
quan tâm nghiên cứu, giải quyết của các bộ chuyên nghành, các cấp.
Do thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế còn có hạn, bài viết
mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất và không tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, bổ sung của quý thầy cô giáo.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Phát Triển Xây Dựng
và Thương Mại Nam Hải đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu về công ty cũng như về
công tác kế toán. Đặc biệt em xin cảm ơn Tiến Sĩ Đỗ Thị Phương đã hết sức tận
tình chỉ dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thủy

Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

PHỤ LỤC

Hình 01

Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825



Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo kết quả kinh doanh
Năm 2011-2012
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
ĐVT:VND
Chỉ tiêu

Năm 2011

Doanh thu BH &
CCDV

Năm 2012

20.904.074.373 22.463.651.745

Các khoản giảm trừ

-

Chênh lệch
Số tiền
%
1.559.577.372

7,46


-

-

-

Doanh thu thuần

20.904.074.373 22.463.651.745

1.559.577.372

7,46

Giá vốn hàng bán

19.622.835.926 20.294.400.420

671.604.494

3,42

Lợi nhuận

1.281.238.447

2.196.211.325

887.972.878


69,31

Chi phí tài chính

121.175.260

142.982.208

21.806.768

18,00

Chi phí quản lý KD

255.651.050

1.006.228.369

750.577.319 293,59

Lợi nhuận từ HĐKD

904.413.137

1.020.000.928

115.588.791

12,78


19.493.550

19.493.550

-

Thu nhập khác

-

Chi phí khác

-

Lợi nhuận khác

-

-

-

-

19.493.550

19.493.550

-


Tổng lợi nhuân trươc
thuế

904.412.137

1.039.494.478

135.082.341

14,94

Thuế TNDN phải nộp

226.103.034

259.873.620

33.700.585

14,94

Lợi nhuận sau thuế

678.309.103

779.620.859

101.311.756

14,94


Hình 02
Sơ đồ quy trình hoạt động SXKD của công ty

Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

Lập hồ sơ dự
thầu
Đấu thầu

Trúng thầu
Vốn, vật tư máy
móc, nhân lực
Kí kết hợp đồng

Khảo sát, thiết
kế, lập dự toán

San lấp
mặt bằng

Tổ chức thi công
xây dựng và lắp
đặt thiết bị


Hoàn thiện và
bảo hành

Giám sát

Nghiệm thu, bàn
giao

Quyết toán xây
dựng

Hình 03
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Báo cáo thực tập

Nguyễn Thị Thủy – MSV: 7TD04825


Trng H Kinh Doanh V Cụng Ngh H Ni

Hội Đồng
quản trị

Giám đốc

Các Phó
Giám đốc

Phòng


Phòng

Phòng tài vụ

K.tế K.thuật

t.chức - h.chính

Đội

Đội

đội

đội

Đội

Đội

TC

TC

TC

TC

tc


xây lắp



cầu đờng

Thủy lợi

hoàn
thiện

Trắc đạc,
KCS

giới

Bỏo cỏo thc tp

Nguyn Th Thy MSV: 7TD04825


×