Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật sao bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.89 KB, 24 trang )

Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi sâu sắc, một
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đó là sự tiến bộ vượt bậc giúp cho nền kinh tế nước ta bước sang
một giai đoạn mới, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự ra đời ngày càng nhiều
doanh nghiệp, với nhiều hình thức khác nhau đã làm cho nền kinh tế nước ta ngày
càng sôi động.Điều đó tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh
nghiệp hoạt động ở thị trườngtrong nước cũng như ngoài nước. Mỗi doanh nghiệp
đều phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho
dù đó là loại hình doanh nghiệp nào. Do vậy để thành công mỗi công ty cần phải
nỗ lực hết mình để có thể đứng vững trên thị trường, không những thế mà còn tạo
ra một hình ảnh thật ấn tưọng trong tâm trí khách hàng.
Mục tiêu của công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Sao Bắc cũng như bao
doanh nghiệp khác đang hoạt động sản xuất kinh doanh đó là sự đứng vững trên thị
trường, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và mang lại kết quả tốt nhất về
cho công ty về thị phần cũng như nguồn tài chính. Muốn làm được điều đó mỗi
doanh nghiệp phải có phương hướng chính sách cụ thể để có thể hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất.
Qua thời gian nghiên cứu thực tập tai công ty TNHH Thương mại và Kỹ
thuật Sao Bắc em đã có những cái nhìn thực tế của một công ty sản xuất kinh
doanh. Đứng trước bối cảnh đó em đã nghiên cứu hoạt động sản xuất và kinh
doanh của công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Sao Bắc để hoàn thành báo cáo
thực tập tổng hợp.
Báo cáo thực tập gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Sao
Bắc


Phần 2: Phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH Thương mại và kỹ thuật Sao Bắc

SV: Ngô Văn Tùng

1

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

Phần 3: Ý kiến đề xuất và kiến nghị.

Trong thời gian thực tập vừa qua, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
nhiệt tình của GS.TS Vũ Văn Hóa và các anh chị trong Công ty TNHH Thương
mại và Kỹ thuật Sao Bắc đã giúp đỡ em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này.

SV: Ngô Văn Tùng

2

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.


Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ KỸ THUẬT SAO BẮC.
1.1 Giới thiệu chung về công ty.
Tên công ty

: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và kỹ thuật sao bắc

Địa chỉ liên hệ : 42 Trường Chinh – Quận Đống Đa – Hà Nội
Tên giao dịch

: Sao Bac Co,Lmt.

Điện thoại

: 0983288679

Email

:

Fax

:043685648

Mã số thuế


: 0800786786

1.2. Quá trình ra đời và phát triển.
Kể từ lúc bắt đầu thành lập năm 2005 với số vốn ít ỏi, thị trường hẹp, sản
phẩm chất lượng bình thường, mẫu mã đơn giản, chủng loại ít nhưng bằng sự nỗ
lực không ngừng của cán bộ công nhân viên trong công ty đã không những mở
rộng thị trường và đưa sản phẩm tới mọi người tiêu dùng trong cả nước và dần
công ty đã có một vị trí khá vững chắc trong khu vực Hà Nội cũng như miền bắc
và hiện nay công ty là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất
và phân phối các loại que hàn, dây hàn nhập khẩu. Uy tín và danh tiếng của công
ty ngày càng được nâng cao nhờ thiết lập được mạng lưới phân phối trải dài từ
Nghệ An trở ra tất cả các tỉnh miền bắc
Từ 7/2007 công ty đã tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đây là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

SV: Ngô Văn Tùng

3

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

1.3. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Công ty TNHH thương
mại và kỹ thuật sao bắc.
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật sao bắc là một doanh nghiệp chuyên

sản xuất kinh doanh vật liệu có quy mô lớn, được trang bị toàn bộ thiết bị của
Italia và Đan mạch
Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là chuyên sản xuất và cung ứng
cho thị trường nhiều loại vật liệu hàn có chất lượng ổn định như: que hàn vỏ bọc,
dây hàn và bột hàn
Sau đây là một số loại hàng hóa chính mà Công ty đang kinh doanh
Que hàn gồm 4 loại:
+ Que hàn thép carbon thấp:
N38-VD, N42-VD, N45-VD, N46-VD ,J421-VD, VD6013
+ Que hàn thép carbon thấp – độ bền cao:
N50.6B-VD , N55.6B –VD, E7016 –VD, E7018-VD.
+ Que hàn đắp phục hồi bề mặt: DCr60 ,DCr250,Dmn 350, HX5
+ Các loại que hàn đặc chủng: Que hàn Inox VD.308-16,que hàn đồng Hmcu, que hàn gang GG33 , que cắt C5
Dây hàn HO8A-VD và bột hàn nóng chảy F6-VD
Dây hàn với khí bảo vệ CO2 W49-VD
Nhiều sản phẩm của Công ty được chứng nhận chất lượng bởi cục đăng kiểm
VN (VR), trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert, đăng kiểm nhật bản
(NK) , đạt nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm quốc tế tại Việt Nam.
1.4. Tình hình, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật sao bắc là một tổ hợp sản xuất kinh
doanh bao gồm các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất, phòng kinh
doanh và các đơn vị phụ trợ có liên quan mật thiết với nhau về công việc,tổ chức
sản xuất, kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu và các hoạt động dịch vụ để sản xuất
các sản phẩm dây hàn, que hàn, bột hàn.

SV: Ngô Văn Tùng

4

09A01700N



Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

Các phân xưởng sản xuất liên tục, sản phẩm hình thành kết quả của quá trình
chế biến từ khi đưa nguyên liệu đầu vào cho đến khi cho thành phẩm tạo ra chu
trình khép kín, các bộ phận chuyên môn hóa.
Công ty gồn có các phân xưởng sau:
Hai bộ phận sản xuất chính : - Phân xưởng cắt – Chất bọc
- Phân xưởng ép – sấy – bao gói
Một bộ phận sản xuât phụ : - Phân xưởng gia công nước Silicat
Một bộ phận sản xuất phụ trợ : Phân xưởng phục vụ sửa chữa để sản xuất
Các phân xương này đều chia ra các tổ chuyên môn hóa ví dụ như: tổ vuốt lõi
que, tổ nghiền bi, tổ hòa tan cô đặc silicat, tổ cân trộn, tổ cắt lõi que, tổ ép que…
Trong phân xưởng cắt bóc và phân xưởng giao công nước silicat là các phân
xưởng sản xuất công đoạn đầu của quá trình sản xuất , sau đó chuyển sang công
đoạn tiếp tiếp theo thuộc phân xưởng ép sấy , bao gói. Bộ phận phụ trợ có nhiệm
vụ sửa chữa thay thế các thiết bị trong phân xưởng chính và phụ khi bị hỏng và chế
tạo các thiết bị mau mòn, chóng hỏng để phục vụ sản xuất
Là Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, vì vậy
mỗi loại đều có những quy trình công nghệ đặc trưng riêng,nhưng nhìn chung quy
trình công nghệ từ khâu nhập khẩu sản phẩm nguyên vật liệu đến lúc chế tạo ra sản
phẩm đều trải qua 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: Gia công thuốc bọc
+ Giai đoạn 2 : Vuốt – cắt lõi que hàn
+ Giai đoạn 3: Ép sấy- baoGiám
gói đốc

1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy quảncông
lý của
ty Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật
sao bắc.
Sơ đồ :

Phòng kỹ thuật
chất lượng
SV: Ngô Văn
Tùng
Phân
xưởng hàn

Phó giám đốc

Phòng kế hoạch
kinh doanh

5

Phòng tổ chức
nhân sự

Phân xưởng
cắt bọc

Phòng tài vụ

09A01700N



Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

1.6.Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban trong công ty
Lãnh đạo công ty gồm Giám đốc và phó giám đốc được sự trợ giúp của lãnh
đạo các phòng ban chức năng và lãnh đạo của các phân xưởng để chuẩn bị ra các
quyết định hướng dẫn, thực thi kiểm tra thực hiện các quyết định.Người lãnh đạo
cao nhất có toàn quyền quyết định , các lãnh đạo phòng ban chức năng và lãnh đạo
của các phân xưởng là bộ phận,c hức năng không gian nhận mệnh lệnh trực tiếp
điều hành các bộ phận sản xuất.
- Giám đốc công ty : làm người có quyền cao nhất trong công ty, điều hành
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy và tổ chức sản
xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn của công ty,sử dụng
tối ưu mọi nguồn lực, chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong việc xây
dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất của công ty
- Phó giám đốc: là người được giám đốc ủy quyền chỉ đạo và điều hành công
việc sản xuất, là người đại diện lãnh đạo về chất lượng. Đại diện cho công ty để
liên hệ với các tổ chức bên ngoài về các vấn đề liên quan tới hệ thống quản lý chất
lượng, tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng mục tiêu chất lượng cho từng kỳ.
chỉ đạo và điều hành các phòng ban phân xưởng có liên quan trong việc thực hiện
các kế hoạch sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và các công việc liên
quan tới đời sống người lao động, công việ hành chính
- Phòng kỹ thuật – chất lượng: Có nhiệm vụ nghiên cứu nâng cao chất lượng
sản phẩm, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, quản lỹ kỹ thuật sản xuất, quản
lý chất lượng nguyên liệu đầu vào và các sản phẩm của công ty,đào tạo nâng cao
tay nghề cho công nhân
-Phòng kế hoạch – Kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh

doanh mua và cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất, quản lý vật tư, bán các sản
phẩm của công ty tại thị trường trong và ngoài nước.Kinh doanh các mặt hang
SV: Ngô Văn Tùng

6

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

khác do công ty giao cho, đồng thời nắm được giá cả đầu vào, đầu ra, phát huy
hiệu quả đồng vốn và đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, đạt hiệu quả
kinh tế.
-Phòng tổ thức nhân sự : Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý về tổ chức nhân
sự, lập kế hoạch lao động tiền lương, thực hiện các chế độ,chính sách của nhà nước
đối với người lao động, tuyển dụng , điều động, bố trí lao động, theo dõi phong
trào thi đua trong công ty, phối hợp các phòng ban có liên quan, tổ chức kèm cặp
nâng cao tay nghề cho công nhân
-Phòng tài vụ: Giúp giám đốc quản lý tài chính trong công ty, phân tích kết
quả kinh doanh, phụ trách cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, tính và trả lương
cho nhân viên
-Phân xưởng cắt bọc: gia công thuốc bọc và cắt lõi que hàn
-Phân xưởng dây hàn: kéo vuốt dây thép mạ, cuộn thành phẩm dây hàn, làm
lõi que hàn, hòa tan silicat cục thành dung dịch silicat

SV: Ngô Văn Tùng


7

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

PHẦN II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT SAO
BẮC.
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1. Sản phẩm:
Sản phẩm của công ty bao gồm các loại que hàn, dây hàn và bột hàn, mỗi một
mặt hàng này đều có nhiều chủng loại phong phú, có chất lượng cao đáp ứng được
yêu cầu tiều thụ trên thị trường vật liệu hàn trong và ngoài nước
* Que hàn: là sản phẩm truyền thống và chủ lực của công ty, được chia thành
2 loại
- Thứ nhất: là sản phẩm que hàn thông thường bao gồm các loại que hàn dùng
các loại thép thông thường và có các thông số kỹ thuật về độ bền, tính thẩm mỹ
của mối hàn không cao phục vụ cho nhu cầu hàn các chi tiết không đòi hỏi khắt
khe về kỹ thuật
-Thứ hai: sản phẩm que hàn cao cấp gồm các loại que hàn dùng nguyên vật
liệu cao cấp công nghệ hiện đại, đáp ứng được yêu cầu cơ lý cao như độ bền kéo,
độ dãn dài, độ va đập..và đòi hỏi tính chính xác, độ sang bong, độ dài hồ quang khi
tác nghiệp

*Dây hàn và bột hàn là hai loại sản phẩm mới được công ty tiến hành sản
xuất đưa ra tiêu thụ trên thị trường bắt đầu từ năm 2008
2.1.2. Thị trường của công ty.
Với những tính năng,công dụng của các loại sản phẩm ở trên đã cho thấy sự
gắn bó chặt chẽ của ngành vật liệu hàn với sự phát triển của nền công nghiệp hóa,
SV: Ngô Văn Tùng

8

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

từ đó có thể thấy ngay thị trường mục tiêu của công ty chính là phục vụ cho một số
ngành công nghiệp như: đóng tàu, xây dựng, lắp ráp oto, xe máy….
Bảng 2.1: Doanh số sản phẩm của công ty theo cơ cấu thị trường.
STT
1
2
3
4
5
6

Cơ cấu ngành
Ngành đóng tầu

Ngành thủy điện và các công trình quốc gia
Ngành giao thông vận tải
Ngành cơ khí sản xuất
Ngành cơ khi tiêu dùng
Các ngành khác
Nguồn: phòng kế hoạch – Kinh doanh

%doanh số
35
15
15
18
10
7

Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất thương mại, việc xác định thị trường mục
tiêu là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhưng việc tiếp cận thị trường đó ra sao
lại là một vấn đền quan trọng hơn cả. Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Sao
Bắc có hai cách tiếp cận thị trường như sau:
-Các nhà phân phối: Gồm đại lý phân phối và người mua buôn
-Khách hàng tiêu dùng cuối cùng: gồm một số loại hình cụ thể như: Công ty
đóng tầu, lắp ráp oto, xe máy , cửa hàng sửa chữa, đóng mới các đồ kim khí…
2.1.3. Chính sách phân phối.
+ Kênh phân phối trực tiếp : có nhiệm vụ đưa trực tiếp sản phẩm đến tay
khách hàng không qua hệ thống trung gian, người mua ở đây là các công ty đóng
tầu ,công ty cơ khí sản xuất hay các công ty thuộc ngành giao thông vận tải , thủy
điện và các khách hàng nước ngoài… hình thực hoạt động của kênh này là bán
hàng trực tiếp thông qua đội ngũ nhân viên marketing thuộc phòng kế hoạch- kinh
doanh hay bán hàng trực tiếp tại các quầy giới thiệu sản phẩm, hội chợ t triển
lãm…kênh này có một chức năng to lớn làm nhiệm vụ quảng cáo và giới thiệu về

công ty
+ Kênh phân phối gián tiếp: sản phẩm của công ty được phân phối ở khắp nơi
trong nước thông qua 60 đại lý và các cửa hàng bán buôn,Tuy nhiên mạng lưới này
không đồng đều, chủ yếu tập chung ở khu vực miền bắc.Khu vực tập trung nhiều
đại lý và nhà buôn nhất là Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh .. ngoài ra
còn 1 số tỉnh ở miền trung. Từ sự phân bố các đại lý như trên có thể thấy khối
lượng khách hàng của công ty tại từng khu vực và nó có ảnh hưởng rất lớn tới tốc
SV: Ngô Văn Tùng

9

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

độ tiêu thụ sản phẩm cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Có thể nói kênh
phân phối này đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty.
• Tình hình tài sản của Công ty

SV: Ngô Văn Tùng

10

09A01700N



Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.

Bảng 2.2: Tình hình tài sản của Công ty qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm

2010

Số tiền
A. TSNH

2011

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

2012

Tỷ trọng
(%)

2011/ 2010

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Số tiền

2012/ 2011

(%)

Số tiền

(%)

7.123,3

91.60

12.887,3

94.27

17.715,3

95.76

5.763,9

80.92


4.828

37.46

2.640

33.95

3.124,6

22.86

4.030,9

21.79

484,6

18.36

906,3

29.01

2.PTNH

2.977,2

38.28


5.376,2

39.33

7.187,1

38.85

2.399

80.58

1.810,8

33.68

3. HTK

1.208,5

15.54

4.172,4

30.52

6.459,2

34.92


2.963,9

245.3

2.286,7

54.81

4. TSNH khác

297,5

3.83

213,9

1.57

38

0.21

(83,5)

(28.1)

(175,9)

(82.22)


B. TSDH

653,2

8.40

783,3

5.73

783,7

4.24

130

19.91

405,1

0.05

1. TSCĐ

586,7

7.54

739,4


5.41

765,9

4.14

152,7

26.03

26,5

3.59

2. TSDH khác

66,57

0.86

43,93

0.32

17,8

0.10

(22,6)


(34)

(26,1)

(59.45)

7.776,6

100

13.670,7

100

18.499,1

100

1. Tiền và CKTĐT

Tổng TS

Nguồn: Báo cáo tài chình năm 2010, 2011, 2012

SV: Ngô Văn Tùng

11

09A01700N



Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó
hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ công ty kinh
doanh tốt, tuy nhiên các khoản phải thu khá cao chiếm từ 38 đến hơn 39% trong
giai đoạn 2010 – 2012, công ty cần đẩy mạnh quá trình thu nợ để tránh bị chiếm
dụng vốn.
Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2010 tăng 484.6 triệu
tương ứng với tốc độ tăng 18.36%, năm 2011 tăng 29.01% so với năm 2010. Đây
là điều đáng khả quan, việc tăng lên của tiền mặt giúp công ty có khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn nhanh chóng
Hàng tồn kho của công ty tăng lên trong giai đoạn 2010 – 2012, cụ thể năm
2011 tăng 2.963,9 triệu tương ứng tăng 245,3 % so với năm 2010, năm 2012 tăng
54,81 % so với năm 2011 tốc độ hàng tồn kho tăng cao trong năm 2011 là do các
công trình đang dở dang chưa hoàn thiện.
Nhìn chung, tình hình tài sản của công ty là khá hợp lý, trong giai đoạn 2010
– 2012 công ty đã có những điều chỉnh đáng kể theo hướng tích cực để tỷ lệ này
hợp lý hơn.
•Tình hình nguồn vốn của Công ty
Tình hình nguồn vốn của công ty thể hiện qua bảng số liệu sau:

SV: Ngô Văn Tùng

12


09A01700N


Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.

Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của Công ty qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm

2010

Số tiền

2011
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

2012
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

2011/2010

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

2012/ 2011

(%)

Số tiền

(%)

A. Nợ phải trả

3.939,2

50.65

9.750,5

71.32

14.305,2

77.33

5.811,3


147.52

4.554,7

46.71

1. Nợ ngắn hạn

3.664,8

47.13

9.748,6

71.31

14.305,2

77.33

6.083,7

166.00

4.556,7

46.74

274,4


3.53

1,9

0.01

0

0.00

(272,4)

(99.28)

(1,9)

(100)

3.837,4

49.35

3.920,2

28.68

4.193,9

22.67


82,7

2.16

273,6

6.98

1. Vốn CSH

3.600

46.29

3.600

26.33

3.600

19.46

-

-

-

-


2. LNST chưa phân phối

237,4

3.05

320,2

2.34

593,9

3.21

82,7

34.85

273,6

85.46

7.776,6

100

13.670,7

100


18.499,1

100

2.Nợ dài hạn
B. Vốn chủ hữu

Tổng NV

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Sao Bắc năm 2010, 2011, 2012

SV: Ngô Văn Tùng

13

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng cao, năm 2010 chiếm 50,65 %, năm
2011 chiếm 71.32%, năm 2012 chiếm 77,33% tổng nguồn vốn trong khi vốn chủ
sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ. Vốn chủ sở hữu năm 2009 chiếm 49,35%,
năm 2010 chiếm 28,68%, năm 2011 chiếm 22,67% tổng nguồn vốn. Điều này cho
thấy công ty phải đi vay vốn để có tiền thanh toán cho nhà cung cấp.
Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của công ty chưa hợp lý, công ty dễ gặp

phải rủi ro khi đến hạn thanh toán.
2.3. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty
Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 thể hiện qua bảng số
liệu sau:

SV: Ngô Văn Tùng

09A01700N
14


Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15

Năm
Tiêu chí
Doanh thu
Các khoản GTDT
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Doanh thu HĐTC
CP lãi vay
Chi phí QLDN
LN từ HĐKD
Thu nhập khác
CP khác
LN khác
Tổng LNTT
CP thuế TNDN
LNST

2010
22.297,9
8,5
22.289,4
19.350,8
2.938,5
16,0
44,2

2.703,7
206,6
0.0031
0
0.00301
206,6
43,01
163,6

2011
31.290,5
52,3
31.238,2
27.136,2
4.101,9
597,1
40,7
4.315,5
342,8
0.000645
3,894
(3,249)
342,7
59,9
282,8

2012
50.233,8
106,1
50.127,7

43.705,8
6.421,8
727,2
78,9
6.706
364
0.975
0.955
0.00088
364,9
91,2
273,6

2011/ 2010
Số tiền
8.992,5
43,8
8.948,7
7.785,3
1.163,3
581
(3,49)
1.611,7
136,1
(2,456)
3,894
(6,350)
136,09
16,9
119,1


%
40.33
516.01
40.15
40.23
39.59
3,610.29
(7.90)
59.61
65.85
(79.20)
(204.77)
65.84
39.45
72.78

2012/ 2011
Số tiền
18.943,3
53,82
18.889,5
16.569,6
2.319,8
130,1
38,2
2.390,5
21,2
0.975
0.091

0.883,4
22,1
31,2
(9,117,1)

%
60.54
102.88
60.47
61.06
56.56
21.79
93.74
55.39
6.20
151,180
2,353.36
(27,192)
6.45
52.08
(3.22)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Sao Bắc

SV: Ngô Văn Tùng

15

09A01700N



Báo Cáo Thực Tập
Nghiệp.

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh

Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 8.948,7 triệu tương ứng tăng
40,33% , năm 2012 doanh thu tăng 18.889,5 triệu tương ứng tăng 60,47% so với
năm 2011 cho thấy tình hình bán hàng của công ty tương đối tốt, công ty cần có
biện pháp tích cực để phát huy ưu điểm này.
Tổng chi phí của doanh nghiệp tăng cao, chi phí của doanh nghiệp chủ yếu là
giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 40,23 % so với năm 2010, năm
2012 tăng 61,6% so với năm 2011. Tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của
doanh thu nên làm cho lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 – 2012 giảm, cụ thể lợi
nhuận sau thuế năm 2011 tăng 119,1 triệu so với năm 2010 tương ứng tăng 72,78%,
lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 9.1 triệu tương ứng giảm 3,22% so với năm
2011. Doanh nghiệp cần có các biện pháp tích cực để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ TNHH thương mại và kỹ
thuật Sao Bắc giai đoạn 2010 – 2012 và xu hướng phát triển của công ty
trong các năm tới.
Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Sao Bắc
giai đoạn 2010 – 2012 thể hiện qua bảng phân tích sau:

SV: Ngô Văn Tùng

16

09A01700N



Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.

Bảng 2.5: Bảng phân tích kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: %
Năm

STT

2010

2011

2012

2011/ 2010
Tuyệt đối

1

ROA =

Tương đối
(%)

2012/2011
Tuyệt đối


Tương đối
(%)

LNST
Tổng TS

2

ROE =

LNST
Vốn CSH

3

ROS =

LNST
DTT

SV: Ngô Văn Tùng

17

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.


Qua bảng phân tích trên ta thấy:
ROA năm 2011 giảm 0,0004 đồng so với năm 2010, năm 2012 giảm 0,006
đồng so với năm 2011. Cụ thể, với mỗi một đồng đầu tư vào tài sản thì năm 2010
mang lại lợi nhuận là 0,021 đồng, năm 2011 là 0,0207 đồng và năm 2012 giảm còn
0,015 đồng.
ROE năm 2011 tăng 72,78% so với năm 2010, năm 2012 giảm 3,22% so với
năm 2011. Một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2010 thu được 0,045 đồng lợi
nhuận, năm 2011 thu được 0,079 đồng, năm 2012 thu được 0,076 đồng lợi nhuận.
ROS của công ty năm 2011 tăng 23,28% so với năm 2010, năm 2012 giảm
39,69% so với năm 2011. Trong năm 2010, 2011, 2012 trong một đồng doanh thu
có lần lượt 0,007 và 0,009 và 0,002 đồng lợi nhuận, tỷ lệ này giảm mạnh trong
năm 2012 là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

SV: Ngô Văn Tùng

18

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.
PHẦN 3:

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
a. Những kết quả chủ yếu.
Năm 2012 Công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Sao Bắc đã đạt được một

số kết quả như:
- Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được giữ vững, mức tăng trưởng
năm sau luôn cao hơn năm trước.
- Năm 2010 doanh thu đạt 22.297,9 (trđ) đến năm 2012 là 50.233,8 (trđ).
- Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, năm 2010 đạt 3.837,4 (trđ) đến năm
2012 là 4.139,9 (trđ).
- Quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng qua các năm.
- Tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm cụ thể: năm 2010 tổng tài sản
là 7.776,6 (trđ) đến năm 2012 là 18.499,1 (trđ).......
b. Một số hạn chế còn tồn tại.
Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế nói chung và của nền
kinh tế Việt Nam nói riêng, tình hình lạm phát ở mức cao. Bên cạnh những kết quả
đã đạt được đáng phát huy như trên còn có một số hạn chế công ty cần khắc phục
như:
- Lượng hàng tồn kho tăng dần qua các năm cụ thể: năm 2010 là 1.208,5 (trđ)
đến năm 2012 là 6.459,2 (trđ), đây là nhân tố kìm hãm sự phát triển của công ty,
chính vì vậy công ty cần có những chính sách nhằm giảm lượng hàng tồn kho.
- Các khoản chi phí liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
còn lớn đặc biệt là các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp, đây là các khoản chi phí làm giảm lợi nhuận của công ty do đó công
ty cần thực hiện quản lý tốt hơn các khoản chi phí này.
- Chất lượng cán bộ, công nhân viên trong công ty còn chưa đồng đều. Do
vậy trong năm 2013 công ty cũng cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao chất
lượng công nhân viên trong công ty.
- Bộ máy quản lý trong công ty còn rườm rà, một số phòng ban hoạt động
chưa hiệu quả do đó trong dài hạn công ty cần thực hiện các biện pháp cắt giảm
các nhân sự không cần thiết nhằm giảm các khoản chi phí liên quan......
3.2. Ý kiến đề xuất đối với Công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Sao Bắc.
- Chú trọng kiểm soát và công tác cơ cấu tuổi nợ, thu hồi công nợ nhanh
chóng, đúng hạn để giảm áp lực tài chính của công ty. Từ đó cải thiện và quản lý

hiệu quả chi phí tài chính.
- Tái cơ cấu nguồn vốn nhằm giảm chi phí lãi vay.
SV: Ngô Văn Tùng

19

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.

- Quản lý hiệu quả chi phí hoạt động bằng cách tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết
kiệm chi phí phân phối, tiết kiệm chi phí nhân sự và hành chính.
- Quản lý tốt hơn hoạt động mua hàng của công ty bằng cách tìm nguồn cung
cấp nguyên, vật liệu và các hàng hóa giá thấp, chất lượng.
- Rà soát liên tục các tài sản của công ty để có các giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của các tài sản thiết bị.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đưa vào vận hành các chính sách, quy
định, quy trình hoạt động của các bộ phận nhân sự, kinh doanh, cung ứng tài
chính... nhằm quản lý công ty hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán
bộ, công nhân viên toàn công ty.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho trong
công ty......

SV: Ngô Văn Tùng

20


09A01700N


Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.
KẾT LUẬN

Trải qua một thời gian dài hoạt động, Công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật
Sao Bắc đã có những bước phát triển một cách toàn diện và vững chắc, đã gặt hái
được nhiều thành công trên thị trường. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng gặp nhiều khó
khăn; do đó đòi hỏi toàn bộ cán bộ, công nhân viên toàn công ty phải không ngừng
phấn đấu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó góp phần giữ
vững được vị thế của công ty trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.
Trong một thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mai và kỹ thuật Sao
Bắc em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, cố gắng vận dụng kiến thức đã học được trên giảng đường Đại học áp dụng vào
thực tiễn của công ty và đưa ra những ý kiến đóng góp giúp công ty phát triển hơn.
Với những ý kiến, nội dung đưa ra trong bài báo cáo của mình chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của
GS.TS Vũ Văn Hóa và các anh chị trong công ty để những nội dung, ý kiến mà em
nêu ra được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Vũ Văn Hóa và các
anh chị trong công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.

SV: Ngô Văn Tùng

21


09A01700N


Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Trường ĐHKD&CNHN
2. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp – Trường ĐHKD&CNHN
3. Một số tài liệu liên quan khác

SV: Ngô Văn Tùng

22

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN I.....................................................................................................................3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ KỸ THUẬT SAO BẮC....................................................................................3
1.1 Giới thiệu chung về công ty............................................................................3

1.2. Quá trình ra đời và phát triển.........................................................................3
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Công ty TNHH thương mại
và kỹ thuật sao bắc.................................................................................................4
1.4. Tình hình, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty..................4
1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật
sao bắc....................................................................................................................5
1.6.Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban trong công ty .......................6
PHẦN II....................................................................................................................8
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT SAO
BẮC...........................................................................................................................8
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp........................................8
2.1.1. Sản phẩm:..................................................................................................8
2.1.2. Thị trường của công ty..............................................................................8
2.1.3. Chính sách phân phối................................................................................9
2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty.................................................10
2.3. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty...................................................14
2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ TNHH thương mại và kỹ
thuật Sao Bắc giai đoạn 2010 – 2012 và xu hướng phát triển của công ty trong
các năm tới...........................................................................................................16
PHẦN 3:.................................................................................................................19
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ..................................................19
SV: Ngô Văn Tùng

09A01700N


Báo Cáo Thực Tập

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp.


3.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...................19
3.2. Ý kiến đề xuất đối với Công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Sao Bắc....19
KẾT LUẬN...........................................................................................................21

SV: Ngô Văn Tùng

09A01700N



×