Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.5 KB, 21 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH HÀ TĨNH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh là đơn vị thành viên cấp I
trong hơn 137 chi nhánh NHCT Việt Nam. Trụ sở chính tại 82 Phan Đình Phùng, thành phố
Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số
177/QĐ- HĐQT- NHCT của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ngày 26/10/2004 và chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 11/1/2005. Hiện tại NHCT Hà Tĩnh có 1 chi nhánh ở thị trấn
Kỳ Anh, 1 chi nhánh ở thị trấn Hương Khê, 1 chi nhánh ở thị xã Hồng Lĩnh và 2 phòng giao
dịch tại thành phố Hà Tĩnh.
Tuy ra đời chưa lâu và đang trong thời kỳ vừa ổn định tổ chức, vừa hoàn thiện cơ chế,
quy chế vừa hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phương tiện đảm bảo phục
vụ hoạt động kinh doanh. Nhưng đến nay NHCT Hà Tĩnh đã thực hiện khá đầy đủ các chức
năng của NHTM, cung cấp kịp thời các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, phục vụ và đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế tỉnh nhà như: Nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ với các
hình thức tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi tài khoản của các tổ
chức, cá nhân; dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ và chi trả kiều
hối, cho vay ngắn trung và dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đầu tư dự án,
bảo lãnh trong nước và quốc tế...
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh cụ thể như sau:
- Huy động vốn:
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ từ mọi nguồn trên địa bàn dưới
các hình thức: Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiết kiệm bậc thang..
- Cho vay:

SV:Đặng Thành Trung



1

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ theo quy định của pháp luật, quy
định của NHCT Việt Nam và trong khả năng cân đối của Ngân hàng.
- Thanh toán:
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế như chuyển tiền
nội địa, chuyển tiền ra nước ngoài, nhận chuyển kiều hối..
- Mua bán:
Thực hiện nghiệp vụ mua bán và chuyển đổi ngoại tệ theo quy định của Tổng giám
đốc NHCT Việt Nam.
- Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện một số hoạt động khác khi có sự chấp thuận của
Tổng giám đốc NHCT Việt Nam như: Phát hành GTCG ( kì phiếu, trái phiếu, chứng
chỉ tiền gửi..)
1.3 Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc NHCT VN, có quyền
tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng và mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như
các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Hiện nay chi nhánh NHCT Hà Tĩnh có gần 98 cán
bộ công nhân viên, bao gồm các phòng ban: Ban Giám đốc, Phòng khách hàng, Phòng quản
lý rủi ro, Phòng kế toán - Ngân quỹ, Phòng Tổ chức- Hành chính, Phòng điện toán, Phòng
Kiểm tra - kiểm soát.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NHCT Hà Tĩnh


SV:Đặng Thành Trung

2

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức
GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC
1

Phòng Phòng PGD PGD
PGD
khách quản lý Kỳ Anh Hương Hồng
hàng rủi ro
Khê
Lĩnh

P.GIÁM ĐỐC
2

Phòng
kế toánngân
quỹ

Phòng Phòng

tổ chức kiểm
hành
soát
chính

Phòng
Điện
toán

PGD6
1 và
PGD82

Ban Giám đốc: Bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
• Ban Giám đốc có chức năng điều hành giám sát các hoạt động của chi nhánh
và ra các quyết định nhằn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng,đồng thời phải tuân
thủ nghiêm luật pháp
• Các phòng giao dịch có chức năng huy động tiền gửi,thanh toán và cho vay sổ
tiết kiệm
• Phòng kế toán: Hạch toán kế toán nội bộ,bù trừ liên ngân hàng,đầu tư trung
gian trên thị trường tiền tệ
• Phòng kiểm tra kiểm soát:Kiểm tra giám sát triển khai chấp hành quy trình
nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, của NHNN và NHCT Việt
Nam. Giám sát thực hiện các quy định về an toàn của NHNN trong hoạt động
tín dụng, tiền tệ, thanh toán và dịch vụ khác.
• Phòng tổ chức hành chính:Làm nhiệm vụ quản lý hành chính tổ chức
• Bộ phận thẻ : Phát hành thẻ tín dụng và quản lý đại lý

SV:Đặng Thành Trung


3

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ TĨNH
2.1 Thực trạng huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010
Tổng
Tỉ
số
trọng
(%)

Năm 2011
Tổng
Tỉ
So sánh
số
trọng với năm
2010

(%)
(%)

Năm 2012
Tổng
Tỉ So sánh
số
trọng với năm
2011
(%)
(%)

Tổng VHĐ
1.661 100
2.255
100
+35,76 2.822 100 +25,14
1.Theo TPKT
Tiền gửi DC
878 52,86 1052 46,65
+19,82
919 35,56 -12,6
Tiền gửi TCKT
783 47,14 1203 53,35
+53,64 1.903 67,43 +58,19
2.Theo loại tiền
VNĐ
1.470 88,5 1.917 85,01
+30.41 2.384 84,48 +24,36
Ngoại tệ

191
11,5
338
14,99
+79,96
438 15,52 +29,58
3.Theo kì hạn
Không kì hạn
158
9,51
231
10,24
+46,2
313 11,09 +35,5
th
Ky hạn <12
965
58.1 1.289 57,16
+33.58 1.429 50,64 +10,86
Kỳ hạn>12th
538 32.39
735
32,6
+36.62 1.080 38,27 +46,94
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hà Tĩnh năm
2010 -2012)
Như vậy, qua hơn 8 năm thành lập, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã không
ngừng tăng lên. Cụ thể: Năm 2010, tổng nguồn huy động là 1.661 tỷ đồng trong đó
VNĐ chiếm 88,5%
Tại ViettinBank nói chung và Chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng, năm 2011 là năm có

nhiều biến động trong môi trường hoạt động. Tình hình kinh tế của đất nước cũng như
thế giới có nhiều khó khăn. Năm 2011 được đánh giá là năm khó khăn đối với hoạt
động của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Năm 2011 tổng nguồn
vốn huy động của chi nhánh đạt 2.255 tỷ đồng (tăng 35,76% so với 2010), trong đó

SV:Đặng Thành Trung

4

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

nguồn có thời hạn trên 1 năm là 735 tỷ đồng (tăng 32,6%), nguồn VNĐ đạt 1.917 tỷ
đồng (chiếm 85,01%) và tăng 30,41% so với 2010.
Năm 2012 được đánh giá là năm mà tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có
nhiều khởi sắc. Theo đó, nguồn huy động của ViettinBank Hà Tĩnh tăng 21,51% so
với 2011, đạt 2.822 tỷ đồng (đến thời điểm 31/12/2012), trong đó VNĐ tăng 24,36%,
đạt 2.384 tỷ đồng.
Từ những số liệu trên cho thấy năm 2012, do những biến chuyển tốt lên của thị
trường tài chính thế giới cũng như Việt Nam, tốc độ tăng trưởng đã tăng lên một cách
ổn định so với năm 2010, 2011. Nhất là sự khó khăn gặp phải của năm 2011, cho dù
có những khó khăn, chi nhánh vẫn giữ được mức tăng. Điều đó chứng tỏ sức mạnh và
uy tín của chi nhánh Hà Tĩnh
2.2 Thực trạng sử dụng vốn
Hoạt động huy động vốn đã góp phần tạo nền tảng vững chắc đối với hoạt động
tín dụng của CN. Nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh cùng với nỗ lực không

ngừng nên hoạt động kinh doanh của CN liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ
cao:

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay nền kinh tế
Đơn vị tính : tỷ đồng
SV:Đặng Thành Trung

5

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

Chỉ tiêu

Tổng dư nợ

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

Năm
2010

Năm 2011
So với năm 2010
(Số
(%)
tiền)

Năm 2012

So với năm2011
(Số
(%)
tiền)

1.457

1.771

+296

+20.06

2.152

+381

+21,51

1.132

1.387

+255

+22,53

1.632

+245


+17,66

343

384

+41

+11,95

520

+136

+35,42

KHCN

369

354

+15

+4.07

323

-31


-8.76

KHDN

1.106

1.417

+311

+28,12

1.829

+412

+29,08

1.050

1.308

+258

+24.57

1.805

+497


+38

425

463

+38

+8,9

347

-116

-25,05

1.Theo thời gian
Ngắn hạn
Trung- dài hạn
2.Theo TPKT

3.Theo loại tiền
VNĐ
Ngoại tệ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hà Tĩnh năm 2010 -2012)
Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình cho vay của chi nhánh như sau:
- Về dư nợ:
Qua 3 năm từ 2010 đến 2012, tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, dư nợ

năm 2011 tăng 296 tỷ đồng đồng tương ứng với 20,06% so với năm 2010, đây là mức
tăng dư nợ khá ấn tượng của chi nhánh; kết quả này có được là do năm 2011 kinh tế
đang trên đà hồi phục sau khủng hoảng, đồng thời nhu cầu vay vốn của khách hàng
tăng cao sau khi vượt qua hậu quả của các đợt dịch bệnh, thiên tai......
2.3 Hoạt động kinh doanh khác
- Dịch vụ bảo lãnh:
Hệ thống NH ĐT&PT luôn là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực này. Dịch vụ bảo
lãnh tại CN cũng được triển khai đầy đủ với tất cả các loại hình bảo lãnh như : bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước và bảo lãnh chất
lượng hợp đồng ...với số dư bảo lãnh đến 31/12/2012 là 1092 tỷ đồng. Mức thu phí
dịch vụ bảo lãnh là 12.5 tỷ và chiếm 6% doanh thu thu phí dịch vụ.
- Dịch vụ thanh toán:
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với hệ thống NH trong xu thế hội nhập, công
tác thanh toán trong nước của CN đã cải tiến theo công nghệ tiên tiến, rút ngắn thời

SV:Đặng Thành Trung

6

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

gian và đảm bảo an toàn, chính xác, hiệu quả trong giao dịch. Năm 2011 phí dịch vụ
thanh toán thu được là 6.2 tỷ đồng và đến năm 2012 đạt mức 8 tỷ đồng.
- Hoạt động mua bán ngoại tệ:
Mặc dù thị trường ngoại hối trong 2 năm gần đây có những biến động bất thường

(có lúc khan hiếm, có lúc lại dư thừa) ảnh hưởng lớn đến hoạt động mua bán ngoại tệ
tại CN nhưng với việc áp dụng các chính sách và biện pháp linh hoạt, CN đã phối hợp
với NH ĐT&PT Việt Nam để cung cấp đủ ngoại tệ theo yêu cầu của KH với doanh số
mua bán ngoại tệ năm 2012 ước tính 185 triệu USD, tăng 5% so với năm 2011. Do đó
kết quả thu phí kinh doanh ngoại tệ đạt 3.5 tỷ đồng, chiếm 27.1% trong tổng doanh
thu phí dịch vụ.
2.4. Kết quả kinh doanh
Cũng như mọi tổ chức kinh tế khác, hoạt động kinh doanh của NH luôn hướng tới
mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất. Để đạt được kết quả kinh doanh khả quan thì
NH phải quan tâm đến doanh thu và chi phí, hai yếu tố cấu thành nên lợi nhuận. Việc
quản lý chặt chẽ, giảm thiểu chi phí có ý nghĩa quyết định không kém việc khởi tăng
nguồn thu. Do đó việc bảo đảm cân đối và hiệu quả giữa hai hoạt dộng là huy động
vốn và sử dụng vốn là hết sức quan trọng. Thực hiện sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam,
ngay từ đầu năm ban lãnh đạo CN đã thống nhất quan điểm để tập trung chỉ đạo các
phòng, tổ trong CN triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu: phấn
đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh với chất
lượng tốt nhất đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trên cơ sở ổn định và tăng trưởng bền
vững.
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng thu nhập


319

400

425

Tổng chi phí

283

360

359.1

Chênh lệch thu phí
(trước trích lập DPRR)

36

40

65.9

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hà Tĩnh năm 2010 -2012)
Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân
viên của CN, nguồn vốn huy động đã được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng
đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng. Đồng thời công tác quản lý chi phí
của CN tương đối tốt, đó là cố gắng lớn trong công tác quản lý tài chính của CN nên

SV:Đặng Thành Trung


7

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

thu nhập của CN ngày càng tăng: năm 2011, chênh lệch thu chi (trước trích lập
DPRR) tăng 11,1% so với năm 2010; tiếp tục xu hướng tăng vào năm 2012, chênh
lệch thu chi (trước trích lập DPRR) tăng 16,5% so với năm 2011.
2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng NHCT Hà Tĩnh
2.3.1. Doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng thực sự giải ngân cho khách hàng được
tính trong khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay.
Doanh số CVTD thể hiện quy mô của hoạt động CVTD của ngân hàng còn tốc độ
tăng doanh số CVTD thể hiện khả năng mở rộng quy mô đầu tư CVTD qua các thời
kỳ. Doanh số CVTD lớn và tốc độ CVTD tăng cho thấy khả năng mở rộng CVTD của
ngân hàng. Đây là một trong những chỉ tiêu để khẳng định hiệu quả CVTD.

Bảng 2.1. Doanh số Cho vay tiêu dùng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010
Số tiền


Tổng doanh số
4218
cho vay
Doanh số CVTD 262,78
Tỷ trọng

6,23%

Năm 2011

Năm 2012

So sánh với năm
So sánh với năm
2010
2011
Số tiền
Số tiền
+/%
+/%
5319

1101

372,33

109,55

7%


26,1

6950

1631

41,68 590,75 218,42

30,66
58,66

8,5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hà Tĩnh )

Từ bảng trên ta thấy doanh số CVTD tăng tương đối đều liên tục qua các năm.
Nếu năm 2011, doanh số CVTD đạt 372,33 tỷ đồng thì năm 2012, con số này đã lên
590,75 tỷ đồng. Về tỷ trọng, doanh số cho vay tiêu dùng trên tổng doanh số cho vay
của CN năm 2011 là 7%, của năm 2012 là 8,5% , so với năm 2010 thì có sự tăng
trưởng đều đặn và có chiều hướng tăng cao dần. Tất cả các kết quả đó, ta có thể thấy
sự nỗ lực không ngừng của cán bộ CN trong việc nâng cao chất lượng, phát triển hoạt
động CVTD.
SV:Đặng Thành Trung

8

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

2.1.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng
Dư nợ CVTD phản ánh lượng vốn mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại thời điểm
cụ thể. Chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số CVTD nhằm
phản ánh tình hình mở rộng CVTD của ngân hàng.
Dư nợ càng cao thì quy mô cho vay càng lớn, chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng
cho vay. Ngược lại, dư nợ thấp phản ánh hiệu quả cho vay thấp, nó chỉ ra ngân hàng
không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay.
Bảng 2.2. Dư nợ Cho vay tiêu dùng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Dư nợ tín dụng

Năm 2011
So sánh với
năm 2010
Số tiền
+/-

%

Năm 2012
So sánh với
Số tiền năm 2011

1305


1815

510

39

2296

Dư nợ CVTD

106

132

26

24.5

258.3

Tỷ trọng CVTD (%)

8%

7%

+/-

%


481

26.5

126.3 95.6

11.25%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hà Tĩnh)

SV:Đặng Thành Trung

9

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NHTMCP CÔNG THƯƠNG HÀ TĨNH
3.1. Những thành công đạt được
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn,
NHCT Hà Tĩnh với những nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng các cán bộ nhân viên, CN đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ, từng bước mở rộng nâng cao chất lượng tín
dụng.
Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng, NHCT Hà Tĩnh đã thu hút thêm được

một số lượng lớn khách hàng, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách
hàng. Ngoài những khách hàng đã có mối quan hệ với ngân hàng từ trước thì chi
nhánh thu hút được nhiều thêm khách hàng mới. Đây là tiền đề cho các hoạt động
khác của ngân hàng phát triển, tạo chỗ đứng trong lòng khách hàng. Cho vay tiêu
dùng cải thiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng và xây dựng thương hiệu NHCT Hà
Tĩnh
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng CVTD: Xét tổng quan hoạt động CVTD tại NHCT
Hà Tĩnh phát triển theo chiều hướng tốt. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngày
càng tăng. Dư nợ tăng trưởng qua các năm, năm 2012 dư nợ CVTD chiếm 11 % tổng
dư nợ và đang có xu hướng tăng lên trong các năm tới. Góp phần tăng nguồn thu tín
dụng của chi nhánh, hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, đảm bảo thu nhập lương kinh
doanh cho cán bộ nhân viên.
- Chất lượng tín dụng: Cùng với sự phát triển của quy mô, chất lượng các món vay
tiêu dùng cũng không ngừng được nâng lên thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng
dư nợ CVTD dưới 2%. Mặc dù cho vay tiêu dùng được đánh giá có độ rủi ro cao.
Ngoài ra, hoạt động cho vay tiêu dùng của NHCT Hà Tĩnh góp phần thúc đẩy quá
trình tiêu thụ hàng hóa, kích thích sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt của người
dân, tạo điều kiện cho người dân có chi phí khám chữa bệnh, chi phí học tập và chi
phí cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp giải quyết việc làm,
xóa đói giảm nghèo.
3..2. Những hạn chế
Mặc dù đã đạt được những kết quả tốt trong hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng
bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế.
- Hoạt động cho vay tiêu dùng ở CN chưa thực sự được nhiều KH biết đến:
NHCT Hà Tĩnh với khách hàng truyền thống là Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn,
NHCT Hà Tĩnh thường được biết đến với việc tài trợ cho các dự án lớn. Do vậy,tuy
Hội sở chính đã có chỉ thị hướng đến dịch vụ NH bán lẻ nhưng cho vay tiêu dùng vẫn
chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

SV:Đặng Thành Trung


10

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

- Sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa đa dạng: NHCT Hà Tĩnh mới chỉ tập trung
vào cho vay với tài sản đảm bảo, mà chưa chú trọng nhiều tới hình thức cho vay
không có tài sản đảm bảo. Nhiều sản phẩm như cho vay học tập ở nước ngoài còn bị
bỏ ngỏ, sản phẩm cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản mới được triển khai phục
vụ cán bộ Hội sở chính.
- Chất lượng cho vay tiêu dùng: Nợ xấu CVTD là chỉ tiêu phản ánh chất lượng
CVTD của chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ CVTD chiều hướng giảm nhưng
so với tỷ lệ nợ xấu cho vay của chi nhánh thì vẫn cao.
- Quy mô của hoạt động cho vay tiêu dùng: Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh đã phát
triển nhanh dư nợ CVTD trong thời gian qua nhưng chưa tương xứng với lợi thế về
mạng lưới, công nghệ để đóng góp nhiều hơn vào kết quả hoạt động kinh doanh của
toàn chi nhánh.
3.3. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHCT Hà Tĩnh
3.3.1. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân
hàng
Nguồn nhân lực có chất lượng được coi là nguồn lực quý giá nhất của mỗi ngân
hàng. Cho dù ngân hàng có công nghệ hiện đại đến thế nào chăng nữa thì vai trò của
con người cũng không thể thay thế, bởi con người sẽ điều khiển công nghệ. Theo xu
hướng hiện đại hóa ngành ngân hàng, các ngân hàng trong tương lai sẽ có công nghệ
tương đương nhau, khi đó ngân hàng nào có nhiều nhân tài thì ngân hàng đó sẽ càng

phát triển. Bởi vậy, song song với việc đổi mới công nghệ thì ngân hàng cũng cần chú
trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên linh hoạt trong công việc, có
trình độ quản lý các trang thiết bị hiện đại. Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập WTO,
bên cạnh những cơ hội mới thì cũng xuất hiện thêm rất nhiều thách thức, trong đó sự
cạnh tranh càng trở nên khốc liệt do có thêm các ngân hàng nước ngòai - có kinh
nghiệm cũng như trình độ quản lý hơn hẳn ngân hàng trong nước. Do vậy, để đáp ứng
những đòi hỏi trong điều kiện mới, các ngân hàng nên đầu tư vào công tác đào taọ, bồi
dưỡng nguồn nhân lực.
Hơn nữa, trên thị trường, các ngân hàng có sản phẩm thường tương tự nhau. Do
đó, để phát triển, các ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ. Để nâng cao chất
lượng dịch vụ thì cán bộ ngân hàng nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng phải có phẩm

SV:Đặng Thành Trung

11

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

chất và tư cách, năng lực thực sự, phải có kỹ năng cần thiết, có kiến thức chuyên môn,
đồng thời phải có khả năng phân tích, dự đóan các thông tin có liên quan đến hoạt
động tín dụng, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, mang lại lợi nhuận cao nhất,
rủi ro thấp nhất cho ngân hàng. Để làm được điều đó, ngân hàng cần:
- Tuyển mộ nhân tài thông qua các kỳ thi tuyển
Ngân hàng cần thường xuyên tăng cường thêm đội ngũ nhân viên mới, tạo phong
cách mới mẻ cho hoạt động của ngân hàng. Việc tuyển mộ nhân tài phải được tiến

hành một cách bài bản, quy mô, công bằng, minh bạch nhằm tìm kiếm những ứng viên
xuất sắc, phù hợp với vị trí ngân hàng cần tuyển dụng. Ngân hàng có thể thu hút nhân
lực từ đối thủ thông qua chính sách về lương, thưởng, môi trường làm việc. vị trí công
tác…
Thường xuyên phối hợp với các cơ sở, đơn vị đào tạo trong và ngòai nước tổ
chức các lớp học nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân viên nhằm cung cấp các
kiến thức mới, cập nhật của thị trường, của đời sống… để phân loại khách hàng, thẩm
định cho vay tốt hơn.
3.3.2. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm
Song song với nâng cao chất lượng dịch vụ thì ngân hàng cũng nên đa dạng hóa
danh mục các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp bằng cách phát triển các sản phẩm
mới, tăng các tiện ích đi kèm sản phẩm, tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh
nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó có biện pháp cụ thể tăng số
lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng, tăng lợi nhuận. Ví dụ, với các sản phẩm cho vay
tiêu dùng kỳ hạn dài để mua sắm ô tô, mua nhà, ngân hàng có thể kết hợp với các đơn
vị bảo hiểm, tặng cho khách hàng bảo hiểm ô tô, bảo hiểm cháy nổ theo một tỷ lệ nhất
định so với giá trị khỏan vay. Việc làm này không những góp phần giảm rủi ro cho
ngân hàng mà còn khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng, củng
cố mối quan hệ với khách hàng.
3.3.3. Đơn giản hóa các quy định liên quan đến cho vay tiêu dùng

SV:Đặng Thành Trung

12

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

Hiện nay, việc tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng còn tồn tại một số khó
khăn do thiếu thống nhất trong giải quyết một số vấn đề về thời gian cấp vốn, thủ tục
vay, đối tượng vay vốn của ngân hàng. Bởi vậy, ngân hàng cần có biện pháp đơn giản
hóa các thủ tục, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo an tòan.
Chẳng hạn, trong khâu thẩm định khách hàng, theo quy trình, trên cơ sở hồ sơ khách
hàng, hồ sơ khỏan vay, trưởng phòng QHKH phân công CBQHKH nghiên cứu, thẩm
định khỏan vay. Như vậy, để đẩy nhanh việc cho vay cũng như đảm bảo tính an tòan,
cán bộ QHKH có thể phối hợp với phòng quản lý thông tin của ngân hàng, các đơn vị
hành chính địa phương. Hoặc thay vì yêu cầu tài sản đảm bảo tiền vay, ngân hàng có
thể chỉ cần người vay chứng minh thu nhập ổn định trong một thời hạn nào đó (lớn
hơn thời hạn vay).
3.3.4. Đầu tư phát triển hoàn thiện kỹ thuật công nghệ
Hiện nay, sự phát triển của ngân hàng luôn gắn với sự phát triển của công nghệ
thông tin. Xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại là xu hứơng phát triển tất yếu của
các NHTM trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Công nghệ hiện đại là nền
tảng, là công cụ chính để ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội
nhập.
NHCT hiện đang đưa vào sử dụng hệ thống SIBS, việc áp dụng hệ thống SIBS
vào hệ thống, trong đó có NHCT Hà Tĩnh đặt ra yêu cầu khắt khe đối với người sử
dụng. Bên cạnh đó, thủ tục cho vay ở NHCT Hà Tĩnh còn khá thủ công, nhiều giai
đoạn phức tạp. Khi có khách hàng mới, nhân viên phải nhập dữ liệu mới vào hệ thống
SIBS nên đòi hỏi sự chính xác cao độ. Do đó NHCT cần có giải pháp về kỹ thuật
công nghệ tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3.3.5. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin
Các nguồn thông tin ngân hàng thu thập gồm các thông tin về thị trường. về
khách hàng, về đối thủ cạnh tranh.
- Thông tin về thị trường: việc thu thập thông tin về môi trường họat động của


SV:Đặng Thành Trung

13

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

ngân hàng là một nội dung có tính chất quyết định nhằm cung ứng dịch vụ tối ưu cho
nền kinh tế. Từ những thông tin thu thập được, qua phân tích, nhà quản lý sẽ dễ dàng
đưa ra quyết định đúng đắn, lập kế hoạch dự báo thị trường, Bởi vậy, ngân hàng cần
thành lập một ban chuyên nghiên cứu thị trường, theo dõi các biến động của thị trường
về hàng hóa, sản phẩm,… từ đó có thông tin, số liệu thống kê, báo cáo… phục vụ cho
hoạt động ngân hàng, thực hiện phương châm “chỉ bán những gì thị trường cần chứ
không phải bán những cái có sẵn”.
- Thông tin khách hàng: có vai trò hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại phát
triển của ngân hàng trên thị trường. Bởi vậy, việc tìm hiểu thông tin về khách hàng
tuy là công việc hết sức phức tạp nhưng không thể thiếu với bất cứ một ngân hàng
nào. Thông tin này ngân hàng có thể có qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hoặc
gián tiếp qua các nghiên cứu về khách hàng trong xã hội… nhằm biết tập tính, thói
quen, nhu cầu của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng cũng như lịch sử tín dụng,
khả năng tài chính của khách hàng, từ đó có quyết định phù hợp, đáp ứng yêu cầu của
khách hàng một cách tốt nhất. Khách hàng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu
quả của hoạt động ngân hàng. do vậy, ngân hàng cần quan tâm tới khách hàng, có
chính sách ưu đãi với khách hàng quen thuộc như giảm lãi suất hoặc cung cấp miễn
phí một số dịch vụ tiện ích của ngân hàng.
- Thông tin về đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Hoạt động ngân hàng cũng chịu sự ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh. Bởi
vậy, việc ngân hàng có các thông tin chính xác về đối thủ là rất cần thiết. Thông tin về
đối thủ cạnh tranh bao gồm quy mô vốn, chiến lược phát triển, hình thức quản lý, quy
trình sản phẩm…sẽ giúp ngân hàng có định hướng chính xác, có thông tin cần thiết
mà không mất quá nhiều thời gian và công sức.
3.3.6. Tăng cường các hoạt động marketing cho ngân hàng
Marketing ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ, có các đặc tính là
tính hệ thống, tính khoa học, sáng tạo và tính thực tiễn. Mục tiêu của marketing ngân
hàng là tăng khả năng sinh lợi, tăng sức mạnh trong cạnh tranh và an tòan trong kinh
doanh. Các công cụ của Marketing ngân hàng bao gồm chính sách thông tin- nghiên
SV:Đặng Thành Trung

14

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

cứu- tìm hiểu- điều tra; chính sách sản phẩm giá cả; chính sách cung ứng sản phẩm
của ngân hàng và chính sách giao tiếp, khuyếch trương. Với những sản phẩm đã phổ
biến trên thị trường, để thu hút được khách hàng, ngân hàng cần phải tạo ra sự khác
biệt bằng chất lượng phục vụ, các dịch vụ đi kèm hấp dẫn. Bên cạnh đó, đa dạng hóa
danh mục sản phẩm, hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa các thủ tục nghiệp vụ, tăng
tính năng của sản phẩm, có thông tin kịp thời cho khách hàng những đổi mới của sản
phẩm, dịch vụ. Phối hợp với các tổ chức, ban nghành, các doanh nghiệp có liên quan
để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của ngân hàng đi đôi với xây dựng chính sách giá cả
hợp lý. Cụ thể đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ với những dịch vụ phổ biến trên thị

trường, còn với những sản phẩm, dịch vụ là thế mạnh, ngân hàng có thể đưa ra mức
gía cao hơn. Với đặc thù về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, giá được biểu hiện dưới
dạng lãi súât và phí.
Ngoài ra, ngân hàng cần hoạch định cả chiến lược phân phối để đưa sản phẩm
dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh nhất, tốt nhất. Với chiến lược này, ngân
hàng phải xây dựng các kênh phân phối, mạng lứơi chi nhánh phòng giao dịch… rộng
lớn, đặc biệt tập trung vào các địa bàn mà nhu cầu cũng như khả năng của dân cư về
cho vay tiêu dùng lớn, tránh dàn trải gây lãng phí nguồn lực.
Để thực hiện tốt chính sách quảng cáo, khuếch trương sản phẩm, ngân hàng cũng
có thể quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài… hay tổ chức
các buổi hội thảo giới thiệu, các trò chơi có sử dụng các sản phẩm của ngân hàng,
hoặc tài trợ cho các chương trình ca nhạc, game show, tổ chức các hội chợ việc làm để
qua đó, khách hàng biết đến ngân hàng, biết các sản phẩm tiện ích của ngân hàng.
NHCT Hà Tĩnh là chi nhánh mới thành lập năm 2005, được tách ra từ Sở giao dịch I
với khách hàng truyền thống chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty, Tổng công ty.
Trong khi đó, mục đích của việc thành lập chi nhánh hướng tới đối tượng chủ yếu là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Mặc dù chất lượng dịch vụ tại NHCT Hà Tĩnh là
tương đối tốt song cơ hội để khách hàng cá nhân, hộ gia đình biết đến là chưa nhiều.
Do vậy, công tác quảng bá. giới thiệu sản phẩm là vô cùng cần thiết.

SV:Đặng Thành Trung

15

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức


3.3.7. Chính sách chăm sóc khách hàng
Việc xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp là vô cùng quan trọng
bởi quan hệ tín dụng chỉ có thể được thực hiện khi có sự tham gia của cả ngân hàng và
khách hàng. Chất lượng sản phẩm không chỉ được quyết định bởi bản thân sản phẩm
đó mà còn phụ thuộc rất lớn vào thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng trong suốt
quá trình cung ứng dịch vụ. Ngân hàng muốn thu hút nhiều khách hàng đến với mình
thì cần phải xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng với phương châm coi khách
hàng là mục tiêu họat động, chất lượng phục vụ là yếu tố hàng đầu, tạo dựng các mối
quan hệ mật thiết, bền vững giữa khách hàng với ngân hàng, coi sự phát triển của
khách hàng là nền tảng cho sự sống còn của chính ngân hàng.
Để làm được điều đó, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách ưu đãi với khách
hàng truyền thống, có lịch sử tín dụng tốt, có quy mô vốn vay lớn bằng cách áp dụng
mức lãi vay ưu đãi (tuy nhiên vẫn phải trong biên độ cho phép). Hoặc tổ chức các hội
nghị khách hàng, bình chọn khách hàng tốt nhất, trao quà tặng…
3.3.8. Tăng cường triển khai cho vay tiêu dùng trả góp
Cho vay trả góp là hoạt động quan trọng, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân
hàng bởi các khỏan cho vay trả góp có lãi suất tương đối cao so với lãi suất của các
khỏan vay thông thường. Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó
người đi vay trả nợ (bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo
những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay (có thể là tháng, quý, năm…). Đặc
biệt, cho vay tiêu dùng trả góp có tiền lãi tính trên dư nợ giảm dần, do đó càng về sau
tiền lãi càng giảm, do vậy khách hàng rất có lợi. Vì vậy, ngân hàng cần chú ý mở
rộng, phát triển hình thức này để không những thu hút thêm được nhiều khách hàng,
tăng lợi nhuận mà còn đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng phát triển của xã hội.
3.3.9. Hoàn thiện công tác định giá trong cho vay có tài sản đảm bảo là bất
động sản
Tài sản đảm bảo là một phần không thể thiếu trong danh mục hồ sơ tín dụng bởi

SV:Đặng Thành Trung


16

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

nó là căn cứ, là điều kiện để ngân hàng xem xét khả năng chi trả của khách hàng, từ
đó ra quyết định cho vay hay từ chối, nếu cho vay thì cho vay bao nhiêu. Hiện nay,
khi tiến hành định giá tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng phải tự tìm hiểu thị trường nhà
đất, giá cả nhà đất gần khu vực có bất động sản cần định giá, hoặc các lô nhà, đất có
đặc điểm tương tự… trong thời điểm gần thời điểm định giá, từ đó đưa ra đánh giá về
giá trị bất động sản làm tài sản đảm bảo. Bởi vậy, cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó
khăn. Do đó, ngân hàng cần lập ra một bộ phận chuyên nghiên cứu, xem xét tình hình
thị trường, định giá tài sản, nhất là bất động sản, từ đó cung cấp thông tin cho các
phòng tín dụng, đồng thời cũng làm cho khách hàng cảm thấy thỏai mái hơn, thêm tin
tưởng vào ngân hàng, và đây cũng là một hình thức làm tăng uy tín của ngân hàng.

SV:Đặng Thành Trung

17

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

KẾT LUẬN.
Đi sâu vào tìm hiểu hoạt động của ngân hàng Công thương chi nhánh thành phố
Hà Tĩnh, em nhận thấy chi nhánh đang không ngừng vươn lên phát huy tiềm năng của
mình để thâm nhập thị trường tiêu dùng và để hoạt động được hiệu quả cao nhất phục
vụ nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh đã thực hiện đồng loạt các giải pháp tăng
cường mở rộng và nâng cao chất lượng CVTD, từng bước tháo gỡ khó khăn ,vươn lên
chứng minh mình là một ngân hàng năng động, nhạy bén, hoạt động có hiệu quả bằng
sự tăng lên không ngừng qua các năm của doanh số và dư nợ cho vạy. Nhờ đó đã
khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và đã đạt được những bước tiến
đáng kể trong kinh doanh, tạo dựng cho mình một hình ảnh tương đối bền vững.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng em đã tìm hiểu về vấn đề cho vay tueeu
dùng.Tuy nhiên,cho vay tiêu dùng là một vấn đề còn mới mẻ, do đó, mặc dù hết sức
cố gắng nhưng do khả năng nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản
thân còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy (cô). Em xin chân thành cảm ơn Th.s
Nguyễn Văn Đức đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn và em
cũng xin cảm ơn các cô chú, các anh chị làm việc tại NHCT Chi nhánh Hà Tĩnh đã
nhiệt tình giúp đỡ em và tạo điều kiện để em được thực tập tốt và hoàn thành luận văn
này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Đặng Thành Trung

SV:Đặng Thành Trung

18

MSV:09A12822



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………
Hà Nội,ngày....Tháng....Năm 2013

SV:Đặng Thành Trung

19

MSV:09A12822



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Hà Tĩnh
Căn cứ vào giấy giới thiệu thực tập của Khoa Ngân hàng, Trường Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội xác nhận sinh viên : Đặng Thành Trung- Lớp TD14-01, mã số :
09A12822 Trường Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã thực tập tại Ngân hàng từ
ngày 25/02/2013
Kết quả thực tập như sau
1.Về chuyên môn
Bài viết đã phản ánh được tình hình cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công Thương Hà
Tĩnh.Bài viết đã nêu lên được thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.Qua đó đề ra
được những giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng
Những ý kiến đóng góp,kiến nghị về giải phát triển cho vay tiêu dùng là phù hợp và
mang tính khả thi,có thể áp dụng vào thực tiễn để nân cao chất lượng cho vay
2.Về ý thức tổ chức kỷ luật
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng, SV Đặng Thành Trung đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ thực tập, chấp hành đầy đủ các nội quy, quy định của Ngân hàng, có ý thức
trách nhiệm đối với công việc được giao, có tinh thần học hỏi. SV đã tích cực tìm
hiểu, nghiên cứu tình hình hoạt động của Ngân hàng, có tham khảo ý kiến của Cán bộ
hướng dẫn và tài liệu của Ngân hàng và đã hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Chúng tôi kính đề nghị Nhà trường và khoa Ngân hàng nhận kết quả thực tập và
chuyên đề của SV Đặng Thành Trung đã đạt kết quả tốt.
Hà Tĩnh,ngày … tháng … năm 2013
GIÁM ĐỐC

SV:Đặng Thành Trung


20

MSV:09A12822


Luận văn tốt nghiệp

SV:Đặng Thành Trung

GVHD: ThS:Nguyễn Văn Đức

21

MSV:09A12822



×