Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.47 KB, 20 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới do đó
nhu cầu vốn cho sự phát triển ngày càng tăng. Đảng ta đã nhận định không chỉ
trông chờ vào vốn bên ngoài mà phải “ phát huy cao độ nội lực để đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Chính vì
vậy vấn đề huy động vốn được đặt lên hàng đầu, là điều kiện đầu tiên và cũng là
yếu tố quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng.
Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải lựa chọn cho
mình con đường đi phù hợp nhất, từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu,
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn đối
với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói
riêng, vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế và sau một thời gian thực tập tại
NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội em đã tìm hiểu thực trạng hoạt động
HĐV và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó
em đã đúc kết lại thành bài báo cáo trên:
Nội dung báo cáo được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội.
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương
Đông – Chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị về thực trạng huy động vốn của NH
TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giảng viên ThS.Vũ Thị Hồng Nga
và các cô chú, anh chị tại Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình giúp em
hoàn thành bài cáo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

1

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH
HÀ NỘI
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Phương
Đông – chi nhánh Hà nội.
Đi vào hoạt động từ ngày 12/06/2006 theo quyết định số 07/QĐ-OCB-HD
(QT.06 ngày 28 tháng 04 năm 2006).
• Địa chỉ: 55-57,Văn Miếu, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội
• Tel : (04) 39 361 033
• Fax : (04) 39 361 034
Hiện nay, OCB Hà Nội có 104 nhân viên gồm: tại Chi nhánh 30 nhân viên và
PGD Hai Bà Trưng 25 nhân viên, PGD Khâm Thiên 19 nhân viên, PGD Sao Việt
15 nhân viên, PGD Nguyễn Trãi 15 nhân viên. Trình độ Đại học và Cao đẳng
chiếm tỷ trọng trên 94% trên tổng số biên chế.
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
1. Huy động vốn : trung hạn, dài hạn, ngắn hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi,tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn
các tổ chức tín dụng khác trong nước và các định chế tài chính ngân hàng nước

ngoài.
2. Cho vay : ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng.
3. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ mọi đối tượng
khách hàng.
4. Kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc, dịch vụ thẻ.
5. Đầu tư trái phiếu vào chính phủ, góp vốn liên doanh, mua cổ phần trên thị
trường vốn ngắn hạn và dài hạn.
6. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

2

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội
Bảng 1.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
dịch
vụ
khách
hàng


nhân

Phòng
dịch vụ
khách
hàng
doanh
nghiệp

PGD
Minh
Khai

Phòng
dịch
vụ
khách
hàng

Phòng
kế toán
kho
quỹ

Ban
kiểm
soát
và hỗ
trợ
kinh

doanh

PGD
Sao Việt

Phòng
hành
chính
tổ
chức

PGD
Nguyễn
Trãi

Bộ
phận
kiểm
soát
sau

Phòng
thanh
toán
quốc tế

PGD
Khâm
Thiên


(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức)
1.3.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chủ yếu

a. Ban giám đốc: Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt
động của Chi nhánh. Hỗ trợ cho Giám đốc Chi nhánh là 3 Phó Giám đốc hoạt động
theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc theo quy định.
b. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, xem xét,
thẩm tra với đối tượng KH là cá nhân hay thể nhân. Nắm bắt rủi ro khi cho vay tín
dụng, kiểm soát hiệu quả tín dụng sau khi cho vay. Phát triển bán và tiếp thị dịch
vụ NH như: huy động tiền gửi, các nghiệp vụ về thẻ, các sản phẩm tín dụng bán
lẻ,….Tham mưu, đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược chính sách ưu đãi đối
với từng loại KH.
c. Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, phục
vụ các đối tượng là doanh nghiệp, công ty. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, huy
động vốn từ các TCKT. Khai thác và mở rộng thị trường bán sản phẩm dịch vụ

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

3

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
Ngân hàng như: Chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C,…Giúp Giám đốc đưa ra
những quyết định cho vay, chiến lược huy động vốn và phát triển nguồn vốn.

d. Phòng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách
hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ NH, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ KH
về dịch vụ. Đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm
dịch vụ mới, cải tiến quy trình giao dịch, xây dựng kế hoạch Marketing.
e. Phòng kế toán kho quỹ: Chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc
hạch toán kế toán của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc một cách chính xác đầy
đủ và kịp thời theo quy định, mở và cấp ID cho KH, tiến hành các hoạt đông giải
ngân,...Đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện
chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính,
nộp thuế, trích lập và sử dụng các quỹ, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế
độ của Nhà nước.
f. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: Hỗ trợ phòng DV KHCN và phòng DV
KHDN, thực hiện tốt chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của mình,phối hợp định
giá TSĐB để lãnh đạo xét duyệt và kiểm soát khoản vay, hoàn thiện hồ sơ TSĐB,
kiểm soát, lưu trữ hồ sơ của phòng ban, theo dõi đôn đốc thu hồi nợ và vốn vay.
g. Phòng hành chính – tổ chức: Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội
bộ Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, tư vấn pháp chế trong việc thực thi các
nhiệm vụ về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng liên quan đến cán bộ nhân viên
và tài sản của Chi nhánh, thực hiện công tác phân bổ, đề cử cán bộ, nhân viên đi
công tác. Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc
Chi nhánh phê duyệt.
h. Bộ phận kiểm soát sau: Hỗ trợ ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát lại
chứng từ, hoạch toán và lưu hồ sơ. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng
vi phạm quy chế hoạt động.
i. Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất
nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối nghiên cứu và đề xuất cho Giám
đốc những cải tiến về quy trình, phương án phát triển các nghiệp vụ thực hiện.
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

4


MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Kết quả tài chính
Bảng 1.2. Kết quả tài chính của CN trong năm 2011-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
So sánh năm 2012 với
2011

Năm 2011

Năm 2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền(±)

TL(%)


1. Tổng thu nhập

361,187

362,034

+ 0,847

+ 0,23

2. Tổng chi phí

320,952

323,455

+ 2,503

+ 0,78

3. Chênh lệch thu chi

40,235

38,579

- 1,656

- 4,12


Chỉ tiêu

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương
Đông – Chi nhánh Hà Nội năm 2011-2012)
Qua bảng số liệu ta thấy rằng:
- Tổng thu nhập: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng thu nhập tăng đề qua mỗi
năm. Năm 2012, tổng thu nhập đạt 362,034 tỷ đồng tăng 0,847 tỷ đồng so với năm
2011, tương ứng với mức tăng trưởng 0,23% so với năm 2011. Ngoài ra yếu tố thu
nhập năm 2012 tăng 0,847 tỷ đồng làm tăng lợi nhuận trước thuế thêm 0,847 tỷ
đồng.
- Tổng chi phí: Ta thấy chi phí có sự dao động là do quy mô hoạt động của Chi
nhánh ngày càng được mở rộng. Năm 2012 tổng thu nhập đạt 323,455 tỷ đồng tăng
2,503 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng với 0,78% so với năm 2011, việc tăng
chi phí năm 2012 đã làm giảm lợi nhuận trước thuế xuống 2,503 tỷ đồng.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

5

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
- Chênh lệch thu chi: Năm 2011 chênh lệch thu chi là 40,235 tỷ đồng, trong khi
đó năm 2012 chỉ đạt 38,579 tỷ đồng giảm 1,656 tỷ đồng, tương ứng với 4,12% so
với năm 2011.
Có thể thấy rằng trong điều kiện hết sức khó khăn do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính và kinh tế suy thoái đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của Việt

nam nói chung cũng như hoạt động của hệ thống NH nói riêng cũng phải gánh chịu
rất nhiều khó khăn, đồng tiền mất giá, lạm phát tăng cao làm cho các chi phí hoạt
động của CN cũng như các NHTM khác tăng cao. Vì thế lợi nhuận trước thuế của
CN trong năm vừa qua không được khả quan.
2.2. Tình hình sử dụng vốn
2.2.1. Tình hình dư nợ
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi
nhánh Hà Nội
Đơn vị: Tỷ
đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Năm 2012

So sánh năm 2012
với 2011

Số tiền

Tỷ trọng
%

Số tiền

Tỷ trọng
%

Số tiền
(±)


TL (%)

1.245

100

1.516

100

+ 271

+ 17.87

280

22,48

350

23,08

+ 70

+ 20

+ SXKD

200


71,43

250

16,49

+ 50

+ 20

+ Tiêu dùng

80

28,57

100

6,59

+ 20

+ 20

- TCTD khác

535

42,99


645

42,56

+110

+17,05

- Tổ chức KT

430

34,53

521

34,46

+ 91

+ 17,46

- Ngắn hạn

962

77,27

1.255


82,78

+ 293

+ 23,34

- Trung và dài hạn

283

22,73

261

17,22

- 22

- 8,43

Tổng dư nợ
1. Theo đối tượng vay
- Cá nhân

2. Theo thời gian vay

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

6


MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

3.Theo loại tiền
- VNĐ
- Ngoại tệ quy đổi

1.187

95,34

1.488

98,15

+ 301

+ 20,22

58

4,66

28


1,85

- 30

- 107,14

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương
Đông – Chi nhánh Hà Nội năm 2011-2012)
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
Tổng dư nợ cho vay: Năm 2012 đạt 1.516 tỷ đồng, tăng 271 tỷ đồng so với
năm 2011 . Từ đó có thể thấy nguồn vốn huy động đã được sử dụng với hiệu suất
cao trong khi chi phí bỏ ra ban đầu lại tương đối thấp nên cũng đem lại một số hiệu
quả cho Chi nhánh.Ta có thể nhận thấy:
Theo đối tượng vay
- Dư nợ cho vay cá nhân và cho vay các DN trong năm qua có sự tăng trưởng
rất tốt ( dư nợ cho vay cá nhân cuối năm 2012 tăng 20% , dư nợ cho vay các DN
cuối năm 2012 tăng 17,46% so với thời điểm cuối năm 2011). Dư nợ cho vay chủ
yếu tập trung vào đối tượng cho vay là các DN (chiếm tỷ trọng 34,46%). Cho vay
đối tượng là cá nhân cũng là một hình thức cho vay đang rất được quan tâm đối với
NH. Trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cho vay phục vụ trực tiếp SXKD
nhiều hơn CVTD với tỷ trọng là 16,49%. Về cơ cấu cho vay, đại thể nói chung là
không có thay đổi. Tình hình cho vay có sự tăng trưởng và được phát triển một
cách ổn định.
- Dư nợ cho vay TCTD khác cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Dư nợ cho vay
cuối năm 2012 đạt 645 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,56% tăng 17,05% so với năm
2011. Điều này cho ta thấy ngân hàng cũng đang chú trọng cho vay với đối tượng
là TCTD khác.
Theo thời gian cho vay
- Nếu phân loại cho vay theo thời gian cho vay, ta nhận thấy rằng dư nợ cho vay

trong thời gian ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ với sự tăng trưởng
nhanh (năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 23,34% tương đương với 293 tỷ đồng).
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

7

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
Cho vay trung và dài hạn đã giảm tỷ trọng trong năm 2012 nhưng không nhiều,
năm 2012 giảm hơn năm 2011 là 8,43% tương đương với 22 tỷ đồng. Cơ cấu cho
vay trong năm qua không có sự biến động quá lớn nhưng ta cũng nhận thấy rằng
đang có sự chuyển dịch khá rõ ràng như sau: tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng cùng
theo đó là sự giảm tỷ trọng trong tổng cơ cấu dư nợ đối với cho vay trung và dài
hạn là 5,51%. Điều này phù hợp với nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn hiện nay
khi các NH đang có nợ xấu đồng thời với việc thắt chặt các điều kiện cho vay và
các DN cũng đang có rất nhiều khó khăn trong điều kiện SXKD và tiếp cận nguồn
vốn…
Theo loại tiền
- Trong năm 2012, NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội tập trung chủ
yếu vào hoạt động cho vay bằng đồng nội tệ (dư nợ cho vay cuối năm 2012 tăng
20,22% so với năm 2011). Trong khi đó, việc cho vay bằng đồng ngoại tệ có xu
hướng giảm mạnh không chỉ về tỷ trọng (giảm từ 4,66% năm 2011 xuống còn
1,85% năm 2012) mà còn giảm mạnh về giá trị xuống 30 tỷ đồng ngoại tệ quy đổi
với tốc độ là 107,14%. Theo thông tư số 03/2012/TT-NHNN quy định về cho vay
bằng ngoại tệ của TCTD, Chi nhánh NH nước ngoài đối với KH vay là người cư
trú, việc cho vay ngoại tệ bị siết chặt hơn : cho vay để thanh toán tiền nhập khẩu

xăng dầu, cho vay nhu cầu vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án, phương án
SXKD thuộc lĩnh vực hàng hóa theo Chủ trương của Chính phủ…. Bên cạnh đó,
nền kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng đang trải qua một thời kì
khó khăn, các doanh nghiệp nhập khẩu hầu như sản xuất cầm chừng và không mở
rộng quy mô SX, nên họ không có ý muốn vay NH ngoại tệ nhiều.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

8

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

2.2.2. Chất lượng tín dụng
Bảng 3.2. Phân loại dư nợ cho vay của ngân hàng năm 2011-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Năm 2012

So sánh năm 2012
với 2011

Số tiền


Tỷ trọng
%

Số
tiền

Tỷ trọng
%

Số tiền
(±)

TL(%)

Tổng dư nợ

1.245

100

1.516

100

+271

+17,87

Nhóm 1


1.203

96,62

1.476

97,36

+273

+18,49

Nhóm 2

26,11

2,1

26,02

1,73

-0,09

-0,35

Nhóm 3

7,82


0,63

7,24

0,47

-0,58

-8,01

Nhóm 4

5,49

0,44

4,25

0,28

-1,24

-29,17

Nhóm 5

2,58

0,21


2,49

0,16

-0,09

-3,61

Nợ quá hạn(từ nhóm 2-5)

42

3,38

40,25

2,64

-1,75

-4,34

15,89

1,28

13,98

0,91


-1,91

-13,66

Nợ xấu(từ nhóm 3-5)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương
Đông – Chi nhánh Hà Nội năm 2011-2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Tổng dư nợ; Năm 2012 đạt 1.516 tỷ đồng tăng 271 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 17,87%
so với năm 2011.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

9

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
- Nợ quá hạn: Nhìn chung nợ quá hạn khá cao nhưng có chiều hướng giảm, từ
3,38% tại thời điểm 31/12/2011 giảm xuống còn 2,64% tại thời điểm 31/12/2012.
- Nợ xấu: Nợ xấu từ 1,28% tại thời điểm 31/12/2011 giảm xuống còn 0,91% tại
thời điểm 31/12/2012 thấp hơn 3% là mức có thể chấp nhận được.
Qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho thấy ngân hàng TMCP Phương
Đông – Chi nhánh Hà Nội đã có các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng
như thường xuyên thực hiện phân loại nợ hàng tháng theo phương pháp định lượng

(căn cứ vào ngày quá hạn của mỗi khoản nợ) và phương pháp định tính (căn cứ
vào tính chất và mức độ rủi ro của mỗi khoản nợ để phân loại).
Cùng với việc kiểm tra, giám sát các khoản vay, phân loại nợ để theo dõi đúng quy
định , NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội cũng đã thực hiện việc trích
lập dự phòng rủi ro và tập trung quản lý tốt nguốn vốn của mình.
2.3. Hoạt động kinh doanh khác
Bảng 4.2. Các hoạt động kinh doanh khác năm 2011-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền (±)

TL(%)

147,9

222,5

+ 74,6

+ 50,44

6.101


5.785,4

- 315,6

- 5,17

10.834

16.198

+ 5.364

+ 49,51

545

684

+ 139

+ 25,50

2.131

4.000

+ 1.869

+ 87,71


1. Bảo lãnh (tỷ đồng)
2.Thanh toán L/C
(ngìn USD)
3.Phát hành thẻ nội địa
(thẻ)
4. Phát hành thẻ quốc tế
(thẻ)
5. Chi trả kiều hối
(nghìn USD)

So sánh năm 2012 với
2011

Năm 2011

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

10

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương
Đông – Chi nhánh Hà Nội năm 2011-2012)
Ngoài các hoạt động chính như huy động vốn và cho vay, đầu tư thì NH còn
thực hiện các hoạt động dịch vụ khác như hoạt động bảo lãnh, thanh toán quốc tế
L/C, chi trả kiều hối. phát hành thẻ ATM. Cụ thể năm qua như sau:

- Hoạt động bảo lãnh: Năm 2012, tổng thu từ hoạt động bảo lãnh đạt 222,5 tỷ
đồng, tăng 50,44% so với năm 2011, đạt 87,3% so với kế hoạch năm của Chi
nhánh.

- Thanh toán L/C: Năm 2012, số tiền thanh toán L/C đạt 5.785,4 tỷ đồng, giảm
5,17% so với năm 2011, đạt 79,63% so với kế hoạch năm của Chi nhánh.
- Phát hành thẻ: Lượng thẻ tín dụng trong nước và thẻ tín dụng quốc tế được
phát hành ra trong năm 2012 tăng 49,51% đối với thẻ ATM, đạt 135% kế hoạch
năm và 25,5% đối với thẻ tín dụng quốc tế, đạt 114% kế hoạch năm.
- Chi trả kiều hối: Tình hình chi trả kiều hối của Chi nhánh cũng có sự phát triển
một cách vượt bậc, năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 1.869 nghìn usd (tương
đương với 87,71%), đạt 99,98% so với kế hoạch năm đã đề ra. Tuy nhiên, doanh
số mở L/C trong năm qua chỉ đạt 5.785,4 nghìn USD, giảm 5,17% so với năm
trước và chỉ đạt một nửa doanh số so với kế hoạch năm đã đề ra. Từ số liệu trên
cho thấy rằng trình độ công nghệ trong giao dịch thanh toán của Chi nhánh ngày
càng được nâng cao, sản phẩm thẻ được đưa ra rất đa dạng và phong phú theo chủ
trương hạn chế người dân chi trả bằng tiền mặt. Trong quan hệ thanh toán quốc tế,
Chi nhánh đã mở rộng quan hệ tốt với các NH nước ngoài, tạo được uy tín cao.
Tuy nhiên, do tình trạng khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay, các doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa nên thanh toán L/C giảm cả số
lượng và giá trị thanh toán.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

11

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

2.4. Thực trạng huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua
Bảng 5.2. Cơ cấu nguồn huy động theo đối tượng, thời gian, loại tiền huy động
của NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Năm 2012

So sánh năm 2012
với 2011

Số tiền

Tỷ trọng
%

Số
tiền

Tỷ trọng
%

Số
tiền(±)


TL (%)

1074

100

1219

100

+ 145

+ 13,5

- Tiền gửi KB, TCKT

681

63,41

540

44,29

- 141

- 20,70

- Tiền gửi dân cư


385

35,85

664

54,47

+ 279

+ 72,47

+ Tiết kiệm

368

95,58

595

89,61

+ 227

+ 61,68

+ GTCG

17


4,42

69

10,39

+ 52

+ 305,88

8

1,01

15

1,24

+7

+ 87,5

1044

97,21

1099

90,16


+ 55

+ 5,27

30

2,79

120

9,84

+ 90

+ 300

Tổng vốn huy động
1. Theo đối tượng

- Khác
2. Theo thời gian
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
3. Theo loại tiền

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

12

MSV: 09D02693N



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

- VNĐ

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

1007

93,76

1150

94,34

+ 143

+ 14,2

67

6,24

69

5,66

+2


+ 2,99

- Ngoại tệ quy đổi

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương
Đông – Chi nhánh Hà Nội năm 2011-2012)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh: Năm 2012 đạt 1.219 tỷ đồng tăng
thêm 145 tỷ đồng so với năm 2011 và đạt 101,6% kế hoạch năm đã đề ra là
1.200 tỷ dồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh có những thay đổi
đáng kể trong năm 2012.

Theo đối tượng:
- Nguồn hình thành từ tiền gửi trong dân cư tăng nhanh cả về tỷ trọng lẫn giá
trị, năm 2011 đạt 385 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,85%. Đến năm 2012, Chi nhánh
đã thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi như tiến hành rầm rộ các đợt tiết
kiệm dự thưởng, tiết kiệm có khuyến mại bằng hiện vật, phát hành kỳ phiếu và
chứng chỉ tiền gửi có thời hạn 01 đến 60 tháng, đợt phát hành trái phiếu của ngân
hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội. Nhờ đó, nguồn vốn huy động từ
dân cư trong năm 2012 có sự tăng trưởng đột biến với mức tăng trưởng 72,74%
tương đương 279 tỷ đồng. Đặc biệt, từ vị trí thứ 2 trong tổng nguồn vốn (năm 2011
chiếm 38,85%), tiền gửi trong dân cư đã vươn lên, chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng nguồn vốn huy động với tỷ trọng là 54,47%, vượt hơn năm trước 19,89%. Ta
nhận thấy rằng: tuy chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng lượng vốn huy động bằng
giấy tờ có giá trong năm 2012 tăng vọt so với năm 2011, tăng 305,88%. Tiền
gửi tiết kiệm mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động từ dân
cư, năm sau tăng nhanh hơn năm trước là 61,68% nhưng đang có xu hướng
giảm dần về tỷ trọng.


Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

13

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
- Tiền gửi của Kho bạc và các TCKT là nguồn vốn huy động có chi phí
thấp giúp NH nâng cao sức cạnh tranh, song nguồn vốn này không ổn định,
không chỉ giảm mạnh về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn (giảm từ 63,41% xuống
chỉ còn 44,29%) năm 2012 lượng tiền gửi của Kho bạc và các TCKT giảm 141
tỷ đồng với tốc độ là 20,7% so với năm 2011.
- Nguồn vốn hình thành từ những nguồn khác tuy chiếm một tỷ trọng rất
nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn (năm 2011 chiếm 1,01%, năm 2012 chiếm
1,24%) nhưng cũng có sự tăng trưởng đáng kể trong năm vừa qua.
Theo thời gian:
- Tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn của NH đều tăng. Tổng
nguồn vốn huy động của CN tập trung chủ yếu vào tiền gửi ngắn hạn (năm 2012
chiếm 90,16%). Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiền gửi ngắn hạn không nhiều, năm
sau tăng hơn năm trước 5,27% và đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng.
Lượng tiền gửi tập trung chủ yếu và tiền gửi trung và dài hạn. Năm 2012, tốc độ
tăng của tiền gửi trung và dài hạn là 305,88% so với năm 2011 và tăng dần tỷ
trọng trong tổng nguồn vốn từ 2,79% lên 9,84%.
Theo loại tiền
- Năm 2012, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và nội tệ đều tăng. Trong
đó, đồng nội tệ tăng mạnh hơn đồng ngoại tệ. Cụ thể: đồng ngoại tệ quy đổi
VNĐ năm 2012 đạt 69 tỷ đồng, tăng hơn cùng kỳ năm trước 2,99%. Huy động

bằng đồng nội tệ năm 2012 tăng 143 tỷ đồng với tốc độ tăng 14,2% so với năm
2011.
- Năm 2011 và năm 2012, Cơ cấu huy động vốn theo tiền tệ chủ yếu là
huy động bằng đồng nội tệ. Năm 2012, đồng nội tệ chiếm 94,34%, tăng hơn
năm 2011 là 0,58% trong tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn bằng
đồng ngoại tệ quy đổi tuy có giá trị tăng thêm nhưng đang có xu hướng giảm
nhẹ về tỷ trọng. Điều đó cho ta thấy được rằng người dân gửi tiền đã dần chuyển
đổi ngoại tệ sang VNĐ để được hưởng lãi suất cao hơn
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

14

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
- Sở dĩ có những thay đổi như vậy là do những nguyên nhân sau:
+ Lãi suất TGTK ngoại tệ hiện ở mức 2%/ năm, trong khi đó lãi suất
TGTK bằng tiền đồng ngắn hạn ở mức từ 8% - 10%/năm. Trong điều kiện tỷ giá
ổn định hiện nay, người dân giữ tiền đồng sẽ lợi hơn so với ngoại tệ. Điều này đã
kích thích người có ngoại tệ bán cho NH lấy tiền đồng gửi tiết kiệm hơn.
+ Ngân Hàng tăng cường huy động vốn tiền đồng để đáp ứng cho nhu cầu
thanh khoản của mình, trong khi nợ xấu của NH vẫn còn cao.

CHƯƠNG III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỀ THỰC TRẠNG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NH TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Những kết quả đạt được

Chi nhánh tuy mới trải qua hơn 6 năm xây dựng và trưởng thành đã vượt qua
nhiều khó khăn và thử thách, từng bước khẳng định được năng lực của mình bằng
những bước đi vững chắc và cùng hệ thống ngân hàng đóng góp vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời gian hoạt động, Chi nhánh luôn xác định
hoạt động tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ số một và là mục tiêu hướng tới
của mình. Do đó, ngoài đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng nhiều
dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng, áp dụng lãi suất huy động một cách linh
hoạt phù hợp với sự biến động giá cả trong từng thời điểm … Trong thời gian vừa
qua, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể.
- Tổng vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng với tốc độ
nhanh và luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 1219
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

15

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
tỷ đồng tăng 13,5% so với năm 2011 và vượt chỉ tiêu đề ra.
- Các sản phẩm huy động vốn ngày càng được nâng cao về chất lượng và số
lượng. Ngoài hình thức huy động truyền thống thì Chi nhánh đã bổ sung thêm
nhiều hình thức như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp,
tiết kiệm khuyến mãi bằng hiện vật, phát hành các giấy tờ có giá với các phương
thức trả lãi trước trong và sau, kỳ hạn đa dạng, phong phú.
- Cơ cấu nguồn huy động ngày càng hợp lý. Chi nhánh đã linh hoạt với những
thay đổi của nền kinh tế thị trường, hoạt động không chỉ hướng tới khối công
thương nghiệp mà đã phát triển theo hướng đa năng, chủ trương liên kết, hợp tác

với tất cả các thành phần kinh tế.
- Chi nhánh đã làm tốt chiến lược chọn lọc tiếp cận khách hàng, nâng cao năng
lực cán bộ cũng như đổi mới cung cách, thái độ phục vụ thể hiện văn minh công
sở, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cấp, sửa sang các phòng giao dịch với Chi
nhánh. Do đó, tính đến 31/12/2012, Chi nhánh đã phát triển thêm một lượng lớn
khách hàng cá nhân.
3.2. Những hạn chế về thực trạng huy động vốn của NH TMCP Phương Đông
– chi nhánh Hà Nội
- Nguồn vốn tuy tăng trưởng cao nhưng các hình thức huy động vốn vẫn tăng
trưởng chưa ổn định. Nguồn tiền gửi từ dân cư tăng mạnh trong năm 2011 và đặc
biệt là năm 2012 tăng 72,47% so với năm 2011. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngoại tệ
cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2012 đạt 21.539 ngàn đô la Mỹ, đạt 102% kế
hoạch được giao.
- Cơ cấu vốn có sự chuyển dịch tốt nhưng chưa thực sự hợp lý. Nguồn tiền
gửi từ dân cư mặc dù chiếm tỷ trọng khá cao nhưng vẫn chưa đạt đến độ phù hợp
với nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động còn nghiêng về nguồn vốn
ngắn hạn.
- Nguồn vốn mang tính chất không ổn định. Do nguồn huy động chủ yếu là từ
các Tổ chức kinh tế, thường là các khoản tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích
thanh toán nên thời gian sử dụng vốn không dài, gây tình trạng bất ổn cho ngân
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

16

MSV: 09D02693N


Bỏo cỏo thc tp tt nghip
GVHD: ThS. V Th Hng
Nga

hng, gõy khú khn cho cỏc hot ng tớn dng v u t ca Chi nhỏnh.
- Ngun vn ngoi t chim t trng nh v ngy cng cú xu hng thu hp
trong khi nhu cu s dng ngoi t li ang tng cao.
3.3. Nguyờn nhõn.
- Môi trờng cạnh tranh: Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đặt trong bối cảnh
cạnh tranh rất gay gắt, việc tìm kiếm thị phần nguồn vốn có chi phí thấp sẽ không
phải là việc dễ dàng.
- Từ phía khách hàng.
+ Ngời dân có tâm lý ngại giao dịch với Ngân hàng.
+ Giá vàng đang tăng rất cao, trong khi giá cả hàng hoá tăng ngời dân lo ngại
về sự mất giá của đồng tiền nên nhiều ngời đã chuyển sang tích trữ vàng làm cho
hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trở nên khó khăn hơn.
+ Nhiều ngời có tiền nhàn rỗi nhng không gửi tiền vào Ngân hàng mà sử
dụng vào những mục đích khác nh đầu t vào sản xuất, kinh doanh hay cho vay với
lãi suất cao dù có thể là không an toàn.
- Việc thu thập thông tin diễn biến lãi suất, nhu cầu ngời gửi tiền của cán bộ
làm công tác huy động vốn dân c còn thụ động. Cán bộ huy động vốn cha thực sự
tìm hiểu sâu sát các nhu cầu của từng khách hàng cũng nh cha chủ động lôi cuốn
khách hàng về giao dịch tại Chi nhánh.
3.4. Mt s kin ngh
- CN cn thng xuyờn theo dừi v kim tra cụng tỏc huy ng vn cú
nhng bin phỏp ch o kp thi, sõu sỏt, phự hp vi nhng bin ng trờn th
trng v xu hng phỏt trin chung ca xó hi.
- B phn tin hc CN HN cn tip nhn nhng bt ca b phn tin hc ti
cỏc Chi nhỏnh, nghiờn cu, x lý, gii quyt nhng bt cp v trin khai nhng
cụng ngh Ngõn hng mi, phự hp vi cỏc hot ng tỏc nghip hng ngy. S
phi hp ng b trờn ton h thng s phỏt huy c hiu qu ti a ca vic ng
dng cụng ngh thụng tin trong hot ng kinh doanh Ngõn hng.
- Mi khi a ra mt loi sn phm dch v mi, cn cú thi gian cho cỏc cỏn
b lm cụng tỏc huy ng vn tỡm hiu k v tớnh cht ca sn phm cng nh


Sinh viờn: Khng Kim Hng

17

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
Nga
những lợi ích khác biệt mà sản phẩm có thể đem lại để tiện cho việc tư vấn khách
hàng.
- Ngoài ra, vấn đề cán bộ làm công tác huy động vốn cần chú trọng hơn nữa.
Đây là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng. Vì vậy, thái độ phục vụ cũng
như trình độ nghiệp vụ của bộ phận này có tính chất quyết định trong việc thu hút
khách hàng. Chi nhánh Hà Nội cần có kế hoạch đào tạo về nghiệp vụ cho họ.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

18

MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng
KẾT LUẬN


Vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Về mặt lý thuyết, ngân hàng thương mại có tương đối nhiều các hình thức huy
động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư của ngân hàng. Bên cạnh đó, từ khi
đất nước đổi mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp
luật, và đạt được những kết quả to lớn. Trong thành công đó có sự đóng góp không
nhỏ của nguồn vốn cùng phương châm phát huy nền tảng nỗ lực là chính, đồng
thời cũng không bỏ qua ngoại lực.
Với vai trò trung gian tài chính, cầu nối dẫn dắt vốn trong nền kinh tế, các
ngân hàng thương mại đã làm tốt sứ mạng lịch sử của mình trong công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện huy động vốn tạm thời nhàn rỗi để
tiến hành cho vay và đầu tư, để đồng vốn thể hiện tốt giá trị của mình.
Mặc dù trong công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn do có sự cạnh
tranh gay gắt trên địa bàn xong NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội
cũng gặt hái được những thành công trong công tác huy động vốn. Trong những
năm qua NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội không ngừng đổi mới hoạt
động kinh doanh phù hợp với nền kinh tế đề ra nên trong những năm qua công tác
huy động vốn năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước đáp ứng được nhu cầu
kinh doanh cho ngân hàng.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên ThS. Vũ Thị Hồng
Nga, các thầy cô trong khoa ngân hàng – Trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ
Hà Nội, Ban giám Đốc, các anh chị cán bộ của NH Phương Đông – Chi nhánh Hà
Nội đã giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

19


MSV: 09D02693N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình nghiệp vụ NHTM Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN
2. Giáo trình nghiệp vụ NHTW Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN
3. Báo cáo thường niên của NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội 20112012
4. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2011, 2012
5. Tài liệu tín dụng của NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

20

MSV: 09D02693N



×