Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tình hình và kết quả hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tĩnh trong những năm qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.4 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ TĨNH. .3
1.1 Giới thiệu về ngân hàng................................................................................3
1.2 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh hà tĩnh...............................................................................3
1.3

Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động...............................................4

1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ.................................................................................4
1.1.1.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành.......................................................5

PHẦN 2: TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ TĨNH
2.1.

Tinh hình và kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh.......8

2.2.

Tình hình hoạt động và kết quả tín dụng...................................................10

2.3.

Tình hình và kết quả các hoạt động thanh toán và dịch vụ của ngân hàng.12


2.3.1. Nhóm dịch vụ thanh toán trong nước:.......................................................12
2.3.2. Nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ........................13
2.3.3.Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ.......................................................................14
2.3.4. Nhóm dịch vụ Mobile Banking:................................................................14
2.3.5.Nhóm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ.................................................14
2.3.6. Nhóm sản phẩm dịch vụ liên kết bán chéo................................................15
2.3.7. Kết quả thu dịch vụ....................................................................................15
2.4. Công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro huy động vốn, cho vay.......................16
2.5. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động KD-DV của ngân hàng..................16
2.5.1. Những kết quả đã đạt được........................................................................16
2.5.2. Một số hạn chế tồn tại cần khắc phục........................................................16
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ..................................................18
1.1.

Kiến nghị đối với NHNo&PTNT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh dịch vụ...........................................................................18

1.2.

Kiến nghị đối với Nhà trường và Khoa về công tác đào tạo Đại học.......18

1
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
KẾT LUẬN........................................................................................................20
LỜI NÓI ĐẦU

Chuyển sang một cơ chế thị trường từ cơ cấu kế hoạch hóa tập trung bao
cấp, đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Ngân hàng với
tư cách là một doanh nghiệp đặc biệt cũng đã vận động theo sự chuyển mình của
đất nước. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng có mối liên
hệ mật thiết với các đơn vị kinh tế – mối liên hệ này được thể hiện ở chỗ : các
đơn vị kinh tế là người cung cấp nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động phát
triển của ngân hàng; ngược lại ngân hàng là người bổ sung, cung cấp vốn cho các
đơn vị khi họ có nhu cầu nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị được liên tục. Đó là mối quan hệ qua lại mà hai bên cùng có lợi.
Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là
thực hiện việc cung cấp vốn cho các đơn vị kinh tế bằng cách đi vay để cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng thuộc hệ
thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện chức
năng trên.
Nội dung của báo cáo được trình bày trong 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Hà Tĩnh
Phần 2: Tình hình và kết quả hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua.
Phần 3:Một số ý kiến đề xuất và kiến nghị
Với trình độ và thời gian còn hạn chế nên bài viết không thể trách khỏi
những sai sót và tồn tại nhất định. Rất mong được sự lượng thứ, giúp đỡ và chỉ
bảo của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2



Báo cáo thực tập

PHẦN 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH
1.1

.Giới thiệu về ngân hàng

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
chi nhánh Hà Tĩnh
Tên gọi tắt: Ngân Hàng Nông Nghiệp Hà Tĩnh
Tên vết tắt: NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Viet Nam Bank of Agriculture and
Rural Development Ha Tinh Branch
Tên gọi tắt tiếng anh: Agribank
Tên viết tắt tiếng anh:VBARD
Địa chỉ: Số 1, Phan Đình Phùng, Thị xã Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh
ĐT: 84 039 851077

Fax: 039855332

Email:
Website:WWW.Agribank.com.vn
WWW.VBARD.com.vn
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hà Tĩnh
Thực hiện nghị quyết của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc chia

Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, ngày 24/08//1991 Thống đốc NHNN
Việt Nam ra quyết định số 115/NH-QĐ giải thể NHPTNo Nghệ Tĩnh thành lập
NHPTNo Nghệ An và NNPTNo Hà Tĩnh; Quyết định số 116/NH-QĐ giải thể chi
nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh Nghệ Tĩnh , ngân hàng Công Thương thị xã
Hà Tĩnh được sáp nhập vào NHPTNo Hà Tĩnh.
3
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh được thành lập và đi vào hoạt ngày 24/8/1991
là chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cấp I chịu sự giám sát quản lý của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Trong thời kỳ đầu thành lập, nền kinh tế chung chuyển hướng sang nền
kinh tế thị trường, với chủ trương, chính sách: “Việc cho vay của ngân hàng để
sản xuất nông lâm ngư nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp hộ sản
xuất, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thuộc các ngành thực sự trở thành đơn vị
tự chủ”. Đến năm 2003 việc kinh doanh hộ kinh doanh ngày càng mở rộng, quy
mô đầu tư tăng nhanh, sản xuất kinh doanh có xu hướng ổn định, nhu cầu vốn
trung, dài hạn lớn.
Từ 1997 đến nay, nền kinh tế Hà Tĩnh có bước tăng trưởng ổn định và khá nhanh,
GDP tăng bình quân hằng năm là 8%, nhu cầu vốn đầu tư rất cao. Để đáp ứng
nhu cầu này ngân hàng đã ra sức thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn với
nhiều hình thức, kỳ hạn hấp dẫn thu hút khách hàng đồng thời tăng cường công
tác thông tin, tiếp thị, khai thác nguồn vốn giá rẻ và áp dụng các công tác khác
như: thực hiện nhiều phương thức thanh toán hợp lý, thay đổi phong thái trong
khi giao dịch với khách hàng từng bước làm tăng uy tín của NH với khách hàng,
với xã hội…

1.3. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Chức năng của NHN& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh: Trực tiếp kinh doanh tiền
tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên
quan với mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHN& PTNT Việt Nam. Tổ
chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội
đồng quản trị và Tổng giám đốc. Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng
quản trị và Tổng giám đốc NHN& PTNT Việt nam giao.
- Các nhiệm vụ chính của NHN& PTNT tỉnh Hà Tĩnh:
+ Huy động vốn.
+ Cho vay.
4
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
+ Kinh doanh ngoại hối.
+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
+ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành:
Được phân bổ hơp lý vào các phòng ban ở trụ sở chính, Chi nhánh
NHNo&PTNT Hà Tĩnh gồm 17 chi nhánh, tổng cộng gồm có 26 Chi nhánh ngân
hàng huyện, thị xă, Thành Phố ( Ngân hàng cấp III) và các phòng giao dịch:
- Hội sở NHN& PTNT tỉnh Hà Tĩnh
- NHN& PTNT Thị xă Hồng Lĩnh
- NHN& PTNT Huyện Can Lộc.
- NHN& PTNT Huyện Kỳ Anh
- NHN& PTNT Huyện Hương Sơn.

- NHN& PTNT Huyện Đức Thọ
- NHN& PTNT Huyện Nghi Xuân.
- NHN& PTNT Huyện Vũ Quang.
- NHN& PTNT Hương Khê
- NHN& PTNT Huyện Cẩm Xuyên
- NHN& PTNT Thành Phố Hà Tĩnh.
- NHN& PTNT Huyện Thạch Hà.
- NHN& PTNT Voi
- NHN& PTNT Huyện Lộc Hà
- NHN& PTNT Thành Sen
- NHN& PTNT Vũng Áng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy:
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC 1
P.GIÁM ĐỐC 2
P.KH-KINH DOANH

5
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
P.KẾ TOÁN
P.NGOẠI HỐI
P.ĐIÊN TOÁN
P.MARKETING
P.HCNS
P.KIỂM SOÁT


- Nhiệm vụ của các pḥ òng ban thuộc NHNo& PTNT tỉnh Hà Tĩnh:


Phòng kế hoạch kinh doanh

-

Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn,
loại tiền tệ.. quản lý các hệ số an toàn theo quy định

-

Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn
tại địa phương.

-

Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định
hướng kinh doanh của NHN& PTNT Việt nam.

-

Tổng hợp theo giơi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế
hoạch đến các chi nhánh NHN& PTNT Huyện, thị xă và Thành phố trên
địa bàn.



Phòng Kế Toán


-

Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định của
NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam

6
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
-

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi, quản lý
sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

-

Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu, thực hiện chấp hành chế độ báo cáo, thực
hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định



Phòng Điện Toán

-

Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của

1chi nhánh

-

Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán thống kê

-

Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, làm dịch vụ tin học



Phòng Hành Chính Nhân Sự

-

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh, triển khai các
chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc địa bàn

-

Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính,
văn thư, lễ tân, bảo vệ, y tế.. Thực hiện công tác mua sắm sửa chữa TSCD,
công cụ lao động..

-

Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh
thuộc địa bàn, thực hiện công tác thi đua khen thưởng


-

Đầu mối chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cán bộ nhân viên



Phòng kiểm soát

-

Tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo đề cương chương trình đảm bảo an toàn
hoạt động kinh doanh của ngân hàng

-

Bảo mật hồ sơ tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra
theo quy định, phát hiện các vấn đề chưa đúng về pháp chế.



Phòng Kinh Doanh Ngoại Hối
-

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tê, tín dụng bão
lãnh ngoại tệ, hoạt động về kiều hối, chuyển tiền…



Phòng Maketing


7
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
-

Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch
vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi về sản phâm, dịch vụ
ngân hàng

-

Đề xuất, tham mưu về các chính sách phát triển, triển khai phướng
án tiếp thị, quảng bá thương hiệu

8
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
PHẦN 2:
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH.
2.1 Tinh hình và kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh.
Bảng 2.1: Số liệu Huy động vốn của NH qua các năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU

2012

2011

2010

(1)

(2)

(3)

So sánh
2012 VS 2011
(4)
=(1)-(2)

Tổng nguồn vốn
8.592,8
6.847,6 5.571
1.745,2
1. NV nội tệ
7.928,9
6.085,8 4.818
1.843,1
Cơ cấu vốn huy
động:

a. Theo đối
tượng:
- TG Dân cư
7.246,9
5.681,3 4.237
1.565,6
- TG TCKT
652,7
361,7
505
291
- TG KBNN
25,9
34,2
76
(8,3)
- TG TCTD
3,4
8,6
(5,2)
b. Theo thời
gian:
- Không kỳ
618
405
498
213
hạn
- Có kỳ hạn
6403,3

5.213,7 3.753
1.189,6
<12 tháng
- Có kỳ hạn
904,4
467,1
567
437,3
>12 tháng
2. NV ngoại tệ
- EUR
1.591
1.513
78
- USD
19.015
15.986
3.029
3.Vốn UTĐT
223,8
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh cung cấp)

So sánh
2011 VS 2010

(5)
=(4)/(2)
%

(6)

=(2)-(3)

(7)
=(6)/
(3)
%
22,92
22,76

25,49
30,29

1.276,6
1.267,8

27,56
80,45
(19,01)
(60,47)

1.354,3
(143,3)
(41,8)
86

31,96
(28,38)
(55,0)

52,59


(93)

(18,68)

22,82

1.460,7

38,92

93,62

(99,9)

(17,62)

Qua bảng phân tích, ta có thể thấy: nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các
năm cả về số tuyệt đối và tương đối, cụ thể:
9
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
Trong năm 2012, tổng nguồn vốn quản lý ( bao gồm cả ngoại tệ quy đổi):
8.592,8 tỷ đồng, tăng 1.745,2 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 25,49%
hoàn thành 107% kế hoạch giao, trong đó:
2.1.1. Nguồn vốn nội tệ

Tổng nguồn vốn nội tệ: 7.928,9 tỷ đồng, tăng 1.843,1 tỷ đồng so với năm 2011,
tốc độ tăng 30,29%; chiếm 50 % thị phần nguồn vốn các tổ chức tín dụng trên địa
bàn, đạt 106,8 % kế hoạch; trong đó:
-Tiền gửi từ dân cư: 7.246,9 tỷ đồng, tỷ trọng 91,39 % tăng 1.565,6 tỷ
đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 27,56%, đạt 103,4% kế hoạch.
- Tiền gửi các Tổ chức kinh tế : 652,7 tỷ đồng, tỷ trọng 8,2%.
- Tiền gửi Kho bạc : 25,9 tỷ đồng, tỷ trọng 0,32%, giảm 8,3 tỷ đồng so với
năm 2011.
- Tg các TCTD: 3,4 tỷ đồng, giảm so đầu năm 5,2 tỷ đồng.
* Cơ cấu nguồn vốn nội tệ theo thời gian:
- Tiền gửi không kỳ hạn : 618 tỷ đồng, tăng 213 tỷ đồng so với năm 2011.
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 6.403,3 tỷ đồng, tăng 1.189,6 tỷ đồng
so với năm 2011.
- Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên: 904,4 tỷ đồng, tăng 4845,7 tỷ đồng
so với năm 2011.
Năm 2012 mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng nguồn vốn nội tệ vẫn tiếp
tục tăng trưởng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.
2.1.2. Tổng nguồn vốn ngoại tệ:
Năm 2012 nguồn vốn ngoại tệ là 19.015 ngàn USD, giảm 3.029 ngàn USD so
năm 2011; Nguồn vốn ngoại tệ EURo 1.591 ngàn EURO, tăng so đầu năm 78
ngàn EURo. Nguồn ngoại tệ 100% tiền gửi từ dân cư và có xu hướng giảm do lãi
suất thực hiện theo quy định của NHNN không quá 2% năm thiếu hấp dẫn người
gửi, mặt khác do tỷ giá biến động với biên độ nhỏ nên người gửi có xu hướng
chuyển từ ngoại tệ sang nội tệ để gửi tiết kiệm.
2.1.3.

Nguồn vốn ủy thác đầu tư(UTĐT): 223,8 tỷ đồng, tỷ trọng 2,6%.

10
SV: Trần Thị Quyên


MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập

Tình hình hoạt động và kết quả tín dụng( tính đến ngày 31/12/2012)
Bảng 2.2: Số liệu hoạt động cho vay của ngân hàng năm 2010 - 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
So sánh
So sánh
CHỈ TIÊU
2012
2011
2010
2012 VS 2011
2011 VS 2010
(1)
(2)
(3)
(4)=(1) (5)=(4 (6)=(2)- (7)=(
-(2)
)/(2)
(3)
6)/(3)
%
%
1. Doanh số cho vay
7.914
7.989

7.173 (75)
0,94
816
11,36
2. Doanh số thu nợ
7.008
7.537
6.307 (529)
(0,70) 1.230
19,50
3. Tổng dư nợ hữu hiệu
6.597
5.694
5.150 903
15,86
544
10,56
% Thực hiện kế hoạch
97,70
97,70
98,50
Kết cấu dư nợ
a. Theo thời hạn
- Ngắn hạn
4.207
3.754
3.270 453
12,08
484
14,80

- Trung hạn
2.331
1.905
1.981 426
22,36
(76)
(3,84)
- Dài hạn
59
35
24
68,57
35
b. Cho vay theo hình
thức
- Trực tiếp
4.659,5 4.119,31 3418
540,14 13,11
701,31
20,52
- Qua tổ
1.832
1.574,69 1.732 257,360 16,37
(157,31) (9,08)
+ Hội nông dân
 Dư nợ
1.032,5 0,90074 0,990 131,759 14,63
(0,0896) (9,02)
 Số tổ
1.193

1.278
2
(85)
 Số thành viên
32.302 34.300
1.281 (1.998)
+ Hội phụ nữ
43.420
 Dư nợ
0,79950 0,67395
0,12555 18,63
(0,0678) (9,14)
 Số tổ
1.200
1.322
0,741 (122)
 Số thành viên
28.000 31.543
8
(3.543)
1.314
38.723
c. Cho vay theo đối
tượng
- Doanh nghiệp
 Số KH
434
327
423
107

24,65
(96)
(22,6)
 Dư nợ
1200
1.230
932
(30)
(24,39) 298
31,97
 Tỷ trọng(%) 18,49
21,60
17,75
- Hợp tác xã
 Số KH
22
7
6
15
214,29 1
16,67
 Dư nợ
11,0
5,0
3,6
6
120
1,4
38,89
 Tỷ trọng(%) 0,17

0,09
0,07
2.2.

11
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
-

d.
-

Cá nhân, hộ GĐ
 Số KH
81.755
 Dư nợ
5.366
 Tỷ trọng(%) 81,34

83.925
4.459
78,31

85.873 (2.170)
4.315 907
82,17


Cho vay theo lĩnh
vực đầu tư
Sản xuất
4.791
4.415
3.141 376
Phi sản xuất
1.806
1.279
2.110 527
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh cung cấp)

(2,59)
20,34

(1.948)
144

(2,27)
3,34

8,52
41,20

1.274
(831)

40,56
(39,4)


Cũng như nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay của ngân hàng có sự
phát triển. Đến cuối 31/12/2012, Tổng dư nợ kể cả ngoại tệ quy đổi : 6.597 tỷ
đồng, tăng 903 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 15,86%. Trong đó:
2.2.1. Cho vay nội tệ:
a) Doanh số cho vay: 7.914 tỷ đồng; Doanh số thu nợ : 7.008 tỷ đồng.
b) Tổng dư nợ hữu hiệu: 6.491 tỷ đồng, tăng 903 tỷ đồng so với năm 2011,
tốc độ tăng 15,86%, đạt 97,7% kế hoạch.
c). Cơ cấu dư nợ:
* Cơ cấu theo hình thức cho vay:
+ Cho vay trực tiếp: 4.659,5 tỷ đồng, tỷ trọng 71,78.%.
+ Cho vay qua tổ : 1.832 tỷ đồng, tỷ trọng 28,22%.
* Cơ cấu theo đối tượng khách hàng:
+ Cho vay Doanh nghiệp : 434 DN, dư nợ 1.220 tỷ đồng, tỷ trọng 18,43 %
.

+ Cho vay Hợp tác xã: 22 hợp tác xã, dư nợ 11 tỷ đồng, tỷ trọng 0,17% .
+ Cho vay Hộ sản xuất: 81.755 hộ, dư nợ 5.366 tỷ đồng, tỷ trọng 81,4%.

* Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư:
+ Cho vay lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng: 2.402 khách hàng ,dư nợ
787 tỷ đồng.
+ Cho vay lĩnh vực Thương mại -Dịch vụ: 7.337 khách hàng, dư nợ 1.768
tỷ đồng.
+ Cho vay nuôi trồng, đánh bắt thủy sản : 1.750 khách hàng, dư nợ 100,2
tỷ đồng.
12
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2



Báo cáo thực tập
+ Cho vay XKLĐ: 371 khách hàng, dư nợ 18,6 tỷ đồng.
+ Cho vay trồng trọt, chăn nuôi: 70.351 khách hàng; dư nợ 3.817,7 tỷ
đồng.
* Cho vay Nông nghiệp nông thôn: 5.938 tỷ đồng, tỷ trọng 90 %.
* Cơ cấu theo đối tượng chính sách:
+Cho vay theo NĐ 41 của Chính phủ: 63.015 lượt khách hàng, dư nợ
3.931 tỷ đồng.
+ Cho vay hỗ trợ lãi suất: 29.738 lượt khách hàng, dư nợ 88,9 tỷ đồng ;
Trong đó cho vay theo QĐ 63 đạt 64,7 tỷ đồng với 2089 lượt khách hàng; Số lãi
được hỗ trợ trong năm đạt 16,8 tỷ đồng.
+Cho vay theo QĐ 26 của UBND tỉnh: 3071 lượt khách hàng, dư nợ đạt
234,2 tỷ đồng
+Cho vay theo VB 1226 của UBND tỉnh: 7 khách hàng, dư nợ đạt 3,8 tỷ đồng.
+ Cho vay thông thường: 35.794 lượt khách hàng, dư nợ đạt 2.233,6 tỷ đống.
d) Chất lượng tín dụng:
Bảng 2.3: chất lượng tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2012
2011
2010
Nợ quá hạn
163,2
234,4
254,7
Nợ xấu
99,9

126,0
152,3
Qua bảng trên ta thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng có chiều hướng
tốt, không vượt mức quy định. Đồng thời, qua các năm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
đã giảm dần. Cụ thể:
Năm 2010,nợ quá hạn chiếm 4,4% tổng dư nợ, nợ xấu chiếm 2,9% con số
này giảm nhẹ trong năm 2011. Nhưng đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể
(giảm 91,5 tỷ) chiếm 2,5% trên tổng dư nợ, nợ xấu giảm 52,4 tỷ chiếm 1,54%
tổng dư nợ.
2.2.2. Cho vay ngoại tệ.

13
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
- Hiện tại chi nhánh cho vay một khách hàng đầu tư dự án khí công nghiệp
tại khu công nghiệp Vũng Áng (khu kinh tế trọng điểm của Hà Tĩnh) với dư nợ
5,091 triệu USD chưa có nợ quá hạn.
2.3. Tình hình và kết quả các hoạt động thanh toán và dịch vụ của ngân
hàng.
2.3.1. Nhóm dịch vụ thanh toán trong nước:
* Thanh toán hóa đơn:
Chi nhánh đã và đang quảng bá tiếp thị SPDV thanh toán hóa đơn của
AGRIBANK tới các đối tượng khách hàng cụ thể: Đang xúc tiến hợp tác ký hợp
đồng liên kết dịch vụ thanh toán hoá đơn tiền điện cho Cty Điện lực Hà tĩnh,
trong năm 2012 chưa phát sinh doanh số.
* Dịch vụ thanh toán trong nước:

- Doanh số chuyển tiền đi đến thời điểm 31/12/2012: 31.440 tỷ đồng, đạt
98.18% so với năm 2011
- Doanh số chuyển tiền đến thời điểm 31/12/2012: 38.427 tỷ đồng, đạt
98.6% so với năm 2011.
2.3.2. Nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Bảng 2.4: Mua bán ngoại tệ
Đơn vị: Ngàn USD
CHỈ TIÊU

2012
(1)

1.
2.
3.

Doanh số mua
Doanh số bán
Doanh số chi trả

22.000
22.603
48.285

2011
(2)
20.400
20.825
44.670


So sánh 2012 vs

So sánh 2011

2011

vs 2010

2010
(3)

ST
(4)=(1)-

(2)
19.100 1.600
19.205 1.778
41.983 3.615

%
(5)=(4)/

ST
%
(6)=(2) (7)=(6)

(2)
7,84
8,53
8.09


-(3)
1.300
1.620
2.687

/(3)
6,81
8,43
6,40

kiều hối
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngoại Hối cung cấp)

14
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng
khá phát triển. Doanh số mua bán tăng đều qua các năm. Đặc biệt, ngân hàng có
lượng chi trả kiều hối lớn, chiếm phần lớn hoạt động của phòng ngoại hối.
2.3.3.Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ
-Đến nay đã thực hiện vận hành ổn định có hiệu quả 28 máy ATM; phát
hành 93.930 thẻ ATM, tăng 21% so 2011; số dư trên các tài khoản thẻ đạt 136 tỷ
đồng; có 321 đơn vị thực hiện chuyển lương qua tài khoản với 11.000 thẻ, số
lương chuyển vào tài khoản thẻ bình quân hàng tháng đạt khoảng 40 tỷ đồng. Có
17.235 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, tiện ích của thẻ, phí thu được 585

triệu đồng.Số lượng thẻ đến 31/12/2012 phát hành (lũy kế) đạt trên 93.930 thẻ
Success chiếm khoảng 40% thị phần trên toàn tỉnh, tăng 16.548 thẻ, tốc độ tăng
21,38% so với năm 2011. Tổng số dư tài khoản thẻ ghi nợ nội địa là: 135.553triệu
đồng, tăng 24.6% so với năm 2011. Doanh số giao dịch qua máy ATM năm 2012
đạt 1.645 tỷ đồng.
2.3.4. Nhóm dịch vụ Mobile Banking:
- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking đến thời điểm
31/12/2012 là: 17.235 khách hàng, tăng 5.417 khách hàng, tăng 45.8% so với
năm 2011;
- Tiện ích của dịch vụ MobileBanking ngày càng hoàn thiện và thêm nhiều
chức năng mới, cùng với sự quảng bá của Chi nhánh đến khách hàng biết về dịch
vụ dẫn đến số lượng khách hàng qua các năm đều tăng lên và phí dịch vụ thu
được tăng lên năm sau cao hơn năm trước.
2.3.5.Nhóm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ:
Bảng 2.5: Số liệu quản lý thu chi nội tệ và ngoại tệ
Đơn vị: Triệu đồng/ USD
CHỈ TIÊU

2012
(1)

15
SV: Trần Thị Quyên

2011
(2)

2010
(3)


So sánh 2012 vs

So sánh 2011

2011

vs 2010

ST
(4)=(1)-

%
(5)=(4)/

ST
%
(6)=(2) (7)=(6)

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
(2)
1.

2.

(2)

-(3)


/(3)

Nội tệ
-

Tổng thu 59.167

51.540

47.200

7.627

14,79

4.340

9,19

-

Tổng chi 59.165

51.776

46.997

7.389


14,27

4.779

10,16

113,0

110,6

9,5

8,4

2,4

2,16

7,8

2,9

2,61

Ngoại tệ
-

Tổng thu 122,5

-


Tổng chi 122,6
113,7
110,8
8,9
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh cung cấp)

Trong ba các năm qua, công tác quản lý ngân quỹ của ngân hàng luôn thực
hiện tốt, tổng thu lớn hơn tổng chi và luôn tăng đều qua các năm.
Công tác trả tiền thừa cho khách hàng cũng được thực hiện tốt, tiền thừa
trong năm trả lại cho khách 193 món ứng với số tiền 219 triệu đồng.
2.3.6. Nhóm sản phẩm dịch vụ liên kết bán chéo:
- Bảo hiểm năm 2012: Tính đến 31 tháng 12 năm 2012 doanh số bán bảo
hiểm đạt: 5.303 triệu đồng. Thu dịch vụ bảo hiểm đạt 1238 triệu đồng, tăng 84
triệu đồng; tăng 7.27% so với năm 2011. Trong đó thu dịch vụ bảo an tín dụng
đạt 919 triệu đồng.
2.3.7. Kết quả thu dịch vụ:
Bảng 2.6: Kết quả thu dịch vụ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2012
1. Thanh toán trong nước
8.670
2. Thanh toán quốc tê
3.965
3. Kinh doanh ngoại tệ
606
4. Dịch vụ thẻ
1.101
5. Bảo lãnh

3.273
6. Thu gộp khác
4.963
7. Thu nhập ròng ngoài tín dụng
22.298
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh cung cấp)

2011
7.994
2.764
599
987
2.860
3.771
18.250

2010
7.124
2.300
523
642
1.987
3.255
16.321

Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động dịch vụ của ngân hàng có xu
hướng phát triển tốt. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng cung cấp có doanh số tăng
đều qua các năm. Cụ thể:
16
SV: Trần Thị Quyên


MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
Hoạt động thanh toán trong nước trong năm 2010 là 7.124 tỷ đồng,
tăng 12,21% trong năm 2011, đến năm 2012 là 8.670 tỷ, tăng 8,45%.
Thanh toán quốc tế qua ba năm tăng nhanh, tính đến cuối năm 2012
là 3.965 tỷ tăng 72,39% so với năm 2010.
Các hoạt động dịch vụ khác cũng có chung xu hướng, đặc biệt thu
nhập ròng ngoài tín dụng của ngân hàng rất cao, tỷ trọng thu ngoài tín dụng đạt
5,2%, giảm 0,5% so với năm 2011.
2.4. Công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro huy động vốn, cho vay.
Công tác kiểm tra ngăn ngừa sai phạm, xử lý vụ việc phát sinh được chú
trọng .Trong năm 2012, đã thực hiện 54 cuộc kiểm tra; trong đó 5 cuộc kiểm tra
hoạt động kinh doanh theo đề cương 1719/NHNo-KTNB ngày 21/3/2012 của
Tổng giám đốc NHNo Việt Nam; 1 cuộc kiểm tra theo đề cương 204/NHNoKTNB ngày 05/2/2012 của Giám đốc NHNo Tỉnh, 48 cuộc kiểm tra theo kế
hoạch tự kiểm tra của NHNo loại 3; Tổng số hồ sơ được kiểm tra là 2.851 bộ
số tiền được kiểm tra 2.201.829 triệu đồng. Kiểm tra đối chiếu trực tiếp 100%
khách hàng có dư nợ. kết quả đối chiếu khách hàng nhận nợ đầy đủ không có sai
sót, chênh lệch.
2.5. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động KD-DV của ngân hàng.
2.5.1. Những kết quả đã đạt được.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp có liên quan, nhất là trong công tác điều
hành tăng dư nợ, kết quả đánh giá đúng như kế hoạch đề ra.
- Thực hiện tốt công tác dự báo, linh hoạt đưa ra các giải pháp, tranh thủ
được các thời cơ nhất là trong công tác huy động vốn.
- Thường xuyên phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, phát hiện
những tồn tại và xử lý kịp thời như nợ quá hạn, nợ xấu.
- Động viên khuyến khích kịp thời đối với những cán bộ có hiệu quả công

tác đạt cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2.5.2. Một số hạn chế tồn tại cần khắc phục.

17
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
Mặc dù đạt được nhiều thành tích nhưng hoạt động kinh doanh vẫn còn
một số tồn tại sau:
- Một số cán bộ điều hành và tác nghiệp chưa nhanh nhạy để nắm bắt kịp
thời sự chuyển biến thất thường của thị trường, chậm đưa ra các giải pháp hữu
hiệu nhằm khắc phục khó khăn để đưa hoạt động kinh doanh phát triển bền vững.
- Một số cán bộ chưa nghiêm túc trong việc chấp hành lệnh điều hành của
cấp trên, chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong việc thực hiện
nhiệm vụ được giao, không khai thác hết các lợi thế để nâng cao hơn nữa hiệu
quả kinh doanh.
- Chất lượng tín dụng ở một vài Chi nhánh còn tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng
đến thu nhập và đời sống của cán bộ.

18
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập
PHẦN 3:

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
3.1.

Kiến nghị đối với NHNo&PTNT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh dịch vụ

-

Làm tốt công tác dự báo, thường xuyên nắm bắt diễn biến thị trường để đưa ra
các giải pháp điều hành kịp thời linh hoạt, sát tình hình thực tế.

-

Tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của ngân hàng cấp cấp trên, đảm bảo tính thanh
khoản mọi lúc, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy chính quyền địa phương và phối
hợp tốt với các ngành chức năng, bám sát và đầu tư vốn kịp thời cho các chương
trình mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương .

-

Ưu tiên công tác nguồn vốn, linh hoạt áp dụng lãi suất, hình thức huy động, đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu đầu
tư tín dụng.

-

Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, sắp xếp màng lưới cho vay qua tổ gọn
nhẹ có hiệu quả, ưu tiên vốn cho Nông nghiệp nông thôn và nông dân, tập trung
mọi giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng.


-

Chú trọng việc mở rộng khai thác các dịch vụ, coi việc phát triển sản phẩm dịch
vụ là chiến lược kinh doanh lâu dài và ổn định trong tổng nguồn thu.

-

Giao khoán triệt để đến người lao động. Điều hành kinh doanh theo cơ chế, đúng
pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý
kịp thời dứt điểm các sai sót phát sinh.

-

Phối kết hợp tốt giữa cấp ủy – Chuyên môn – Công đoàn làm tốt công tác thi đua
khen thưởng, gắn nội dung thi đua với thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng
thời kỳ. Sơ kết, tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình để
tạo động lực cao trong kinh doanh. Tổ chức thành công Hội thảo năm 2013.

-

Thực hiện văn hóa doanh nghiệp, nâng cao vị thế NHNo đảm bảo sức cạnh tranh,
gắn mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh với làm tốt nhiệm vụ an sinh xã hội.
3.2.

Định hướng đề tài luận văn tốt nghiệp

19
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2



Báo cáo thực tập
Qua thời gian thực tập, em đã nghiên cứu về các công tác hoạt động của
ngân hàng. Nhận thấy công tác thanh toán quốc tế là một hoạt động có vị trí
quan trọng, là mắt xích trong quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế. Tuy
nhiên, đây còn là một lĩnh vực mới, kinh ngiệm còn hạn chế nên gặp không ít
khó khăn. Từ những hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoạt động, em xin đề
xuất hướng đề tài: “Giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán thư tín
dụng tại ngân hàng nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi
nhánh Hà Tĩnh”.

20
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập

KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Chi Nhánh Tỉnh Hà Tĩnh đã giúp em học hỏi được nhiều kinh nghiệm
mới mẻ, được ứng dụng trong thực tế về công tác kế toán, tài chính. Nó bổ trợ
cho những kiến thức lý luận ở trường em đã được học. Như vậy đây là điều kiện
thuận lợi để giúp em hệ thống hóa, và củng cố kiến thức cơ bản về kinh tế, pháp
lý và xã hội đã được trang bị, vận dụng vào thực tế để phân tích các chính sách và
giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và
quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
Nắm được tầm quan trọng đó, trong quá trình thực tập, cùng với sự chỉ bảo

nhiệt tình của của các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng em đã cố gắng học
hỏi, hoàn thành tốt quá trình thực tập tổng hợp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
em tiếp cận thực tế. Đặc biệt em xin cảm ơn TS. Nguyễn Võ Ngoạn đã tận tình
truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm để em hoàn thiện bài báo cáo.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập cũng như đi sâu thực tế còn hạn chế, chắc
chắn báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày…..tháng…..năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Quyên

21
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2


Báo cáo thực tập

22
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245-B2




×