Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) - Copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 26 trang )

Header Page 1 of 166.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ HOA

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN SỰ BIẾN
ĐỔI TƯƠNG TÁC XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NÔNG
THÔN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số

: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thanh Trường

Hà Nội - 2016

Footer Page 1 of 166.

1


Header Page 2 of 166.
MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 7
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 12
4. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 12
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................. 12
5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 13
6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 13
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 14
8. Khung phân tích .......................................................................................... 17
9. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 19
NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................................... 19
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................. 20
1.1. Các khái niệm........................................................................................... 20
1.1.1. Khái niệm “ Điện thoại di động” và “Điện thoại thông minh” ........... 20
1.1.2. Khái niệm “Học sinh trung học phổ thông” ........................................ 21
1.1.4. Khái niệm “Tác động”.......................................................................... 22
1.1.5. Khái niệm “Tương tác xã hội” ............................................................. 22
1.1.6. Biến đổi tương tác xã hội .......................... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 2 of 166.

2


Header Page 3 of 166.
1.2. Lý thuyết tiếp cận ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội ........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Lý thuyết xã hội hóa ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng .................. Error! Bookmark not defined.

1.2.4. Lý thuyết hệ thống ..................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1: .............................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 2. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Vài nét về địa bàn điều tra ........................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội huyện Yên Thế ..... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Một số đặc điểm của các trường trung học phổ thông trên địa bàn nghiên
cứu ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng sử dụng điê ̣n thoa ̣i thông minh .. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Số học sinh sử dụng điê ̣n thoại thông minhError! Bookmark not defined.
2.2.2. Loại điê ̣n thoại thông minh được học sinh trung học phổ thông sử dụng
............................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Thời gian sử dụng ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Thời điểm sử dụng ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Chức năng thường sử dụng ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Mục đích sử dụng điê ̣n thoại thông minh . Error! Bookmark not defined.
2.2.7. Chi phí sử dụng ......................................... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 3 of 166.

3


Header Page 4 of 166.
Tiểu kết chương 2: .............................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3. Biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông trong quá
trình sử dụng điện thoại thông minh ................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Nhận định của học sinh về tác động của việc sử dụng điê ̣n thoa ̣i thông minh đến
tương tác xã hội.................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tác động dương tính ................................. Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Tác động âm tính .................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Tác động ngoại biên.................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thôngError!

Bookmark

not defined.
3.2.1. Biến đổi trong hệ triết lý của học sinh học sinh trung học phổ thông
..... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Biến đổi trong hệ quan điểm của học sinh học sinh trung học phổ
thông ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Biến đổi trong hệ khái niệm của học sinh học sinh trung học phổ
thông ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Biến đổi trong hệ chuẩn mực của học sinh học sinh trung học phổ
thông ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số biện pháp từ quan điểm của gia đình và nhà trường và học sinh trung
học phổ thông ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3: .......................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 4 of 166.

4


Header Page 5 of 166.
Tài liệu tham khảo........................................................................................... 22

Footer Page 5 of 166.


5


Header Page 6 of 166.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

THPT

Trung học phổ thông

2

ĐTDĐ

Điện thoại di động

3

ĐTTM

Điện thoại thông minh


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng thời gian sử dụng ĐTTM/1 ngày của học sinh THPT
Bảng 2.2. Mục đích sử dụng ĐTTM của học sinh THPT
Bảng 3.1. Ưu điểm khi sử dụng ĐTTM của học sinh THPT
Bảng 3.2. Nhược điểm khi sử dụng ĐTTM của học sinh THPT
Bảng 3.3. Kiểm định Chi-bình phương về mối liên hệ giữa sử dụng điện thoại thông
minh và mục đích sử dụng
Bảng 3.4. Kiểm định Chi-bình phương về mối liên hệ giữa sự thay đổi hình thức
giao tiếp khi học sinh sử dụng điện thoại thông minh

DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Số học sinh THPT sử dụng ĐTTM
Biểu đồ 2.2. Giá trị điện thoại học sinh THPT đang sử dụng
Biểu đồ 2.3. Hãng điện thoại học sinh THPT đang sử dụng
Biểu đồ 2.4. Thời điểm sử dụng ĐTTM nhiều nhất của học sinh THPT
Biểu đồ 2.5. Các chức năng của điện thoại được học sinh THPT sử dụng hàng ngày
Biểu đồ 2.6. Số tiền sử dụng điện thoại/tháng của học sinh THPT

Footer Page 6 of 166.

6


Header Page 7 of 166.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đang hàng ngày hàng giờ thay đổi tư
duy nhân loại. Các thành quả khoa học và công nghệ đã làm cho loài người xích lại gần
nhau hơn để tiếp nhận những gì mới lạ đến từ ngoài lãnh thổ. Trong đó phải kể đến

những thành tựu của công nghệ viễn thông, những thành tựu này đã mang đến cho thế
giới những thay đổi lớn lao, tạo những thuận lợi ngày càng to lớn cho sự phát triển của
con người. Ở nước ta, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đời sống của người dân
nói chung và người dân ở nông thôn nói riêng ngày càng được nâng cao. Sự phát triển của
công nghệ viễn thông làm ĐTDĐ đã và đang trở thành phương tiện thông tin khá phổ biến
đối với người dân, kể cả những người dân ở vùng sâu vùng xa. Nếu như trước đây ĐTDĐ
chỉ giành cho tầng lớp giàu có, thì hiện nay, ĐTDĐ đã trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp
nhân dân. Mọi đối tượng trong xã hội ngày nay đều có thể sử dụng ĐTDĐ từ thành thị đến
nông thôn, từ cán bộ, công - nhân viên chức đến những người nông dân, những học sinh,
sinh viên... ĐTDĐ giúp con người trao đổi thông tin nhanh và tiện dụng, đáp ứng nhu cầu
kết nối thông tin liên lạc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại... Các loại ĐTDĐ
ngày càng đa dạng, đa chức năng, bên cạnh những điện thoại thông thường với các chức
năng chủ yếu là nghe gọi thì hiện nay, ĐTTM cũng đã khá phổ biến với nhiều các dịch vụ
đa dạng hơn. Nghe gọi dường như không còn là chức năng quan trọng nhất của ĐTTM,
nhiều chức năng thông minh khác được tích hợp và được sự đón nhận đặc biệt của giới trẻ
như ghi âm, chụp hình, kết nối mạng internet, nghe nhạc và xem phim…Cùng với chiếc
ĐTTM, người dùng có thể tiếp cận với một lượng thông tin khổng lồ, đa dạng và tham gia
vào một mạng lưới xã hội rộng lớn.
Học sinh THPT thuộc lứa tuổi thanh niên. Đây là lứa tuổi được xem là thế hệ rường cột
của quốc gia, là nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thanh niên
luôn mang trong mình tính đa dạng của thế hệ đang lớn lên, là biểu tượng của sự trẻ trung,
mạnh mẽ, giàu hoài bão, ước mơ, thích tiếp xúc với cái mới, cái lạ và luôn nhanh nhạy trong
tiếp thu những thành quả của khoa học và công nghệ. Theo nghiên cứu của Tổng cục Dân
số kế hoạch hóa gia đình năm 2009 ghi nhận ngẫu nhiên trên 10.000 thanh thiếu niên tại 63
tỉnh/thành Việt Nam, có đến 80% thanh thiếu niên sử dụng điện thoại di độ ng (riêng khu
vực thành thị chiếm 97%) [38]. ĐTDĐ đã trở nên phổ biến và gần gũi, gắn liền trong đời
sống hàng ngày đến mức nhiều học sinh hiện nay coi điện thoại như một “vật bất li thân”.
ĐTDĐ, đặc biệt là ĐTTM với sự phát triển lớn mạnh của nó đã có những tác động
lớn đến đời sống của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực


Footer Page 7 of 166.

7


Header Page 8 of 166.
như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của học sinh, hỗ trợ học sinh trong các
tương tác xã hội, giúp mở rộng mối quan hệ giao tiếp,...việc sử dụng ĐTTM đang tạo ra
những biến đổi tiêu cực trong chính đời sống xã hội của học sinh. Học sinh THPT là lứa
tuổi đang có những thay đổi lớn cả về thể chất và tư duy, vì thế cần có những định
hướng đúng đắn, phù hợp tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa và toàn diện cho các
em. Nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của việc sử dụng ĐTDĐ đến học sinh THPT ở nông
thôn là hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tác động của
việc sử dụng ĐTTM đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT ở nông thôn
hiện nay. Nghiên cứu trường hợp tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” nhằm làm sáng
tỏ những tác động của mối quan hệ này và chỉ ra mặt tích cực, tiêu cực của nó đến các
mối quan hệ xã hội của học sinh, từ đó đưa ra những khuyến nghị thích hợp. Cùng với
sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế nói chung, của khoa học và công nghệ nói
riêng, chắc chắn xu hướng sử dụng ĐTTM sẽ tiếp tục tăng, những vấn đề giải quyết
trong đề tài sẽ trở nên hết sức cần thiết và đòi hỏi có thêm nhiều nghiên cứu chuyên
sâu hơn nữa về vấn đề này trong tương lai.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nước ngoài
Cùng với sự phát triển của khoa học, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao, nhu cầu đảm bảo sức khỏe được quan tâm không chỉ là sức khỏe thể chất mà cả
sức khỏe tinh thần. Trong điều kiện đó nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu
xem tác động của ĐTDĐ đến đời sống xã hội của người sử dụng như thế nào. Nhiều
nghiên cứu về những nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong đời sống xã hội đã chỉ ra vai trò
của ĐTDĐ, phương tiện thông tin liên lạc mớ i hiện nay …. Một số nghiên cứu điển hình
như:

Cuốn The Cell Phone's Impact on Society (Kết nối ĐTDĐ: Tác động của ĐTDĐ trong
xã hội) của Rich Ling (2004) được đánh giá là một cuốn sách mà bất cứ ai quan tâm đến
việc đánh giá các tác động xã hội của việc sử dụng ĐTDĐ cần nghiên cứu và tìm hiểu.
Cuốn sách của Ling, thông qua nhữ ng mô tả chi tiết và phân tích của một số nghiên cứu,
cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc có giá trị vào việc tác động của khoa học và công nghệ
đã làm thay đổi động lực xã hội của người dân trong đời sống công cộng, chỉ ra cách
ĐTDĐ đã làm thay đổi cách mọi người giao tiếp. ĐTDĐ không chỉ là một sự đổi mới kỹ
thuật đơn giản hoặc mốt xã hội, không chỉ là một sự xâm nhập vào xã hội thượng
lưu. Cuốn sách này, dựa trên nghiên cứu trên toàn thế giới liên quan đến hàng chục
ngàn cuộc phỏng vấn và quan sát theo ngữ cảnh, nhìn vào tác động của điện thoại trên

Footer Page 8 of 166.

8


Header Page 9 of 166.
cuộc sống hàng ngày của chúng ta. ĐTDĐ đã ảnh hưởng cơ bản khả đến năng tiếp cận
của chúng ta, an toàn và an ninh, phối hợp hoạt động xã hội và kinh doanh, và sử dụng
nơi công cộng. Dựa trên nghiên cứu tiến hành trong hàng chục quốc gia, cuốn sách sâu
sắc và thú vị này xem xét sự tương tác một lần bất ngờ giữa con người và ĐTDĐ, và giữa
con người và thời gian. Các cuộc thảo luận hấp dẫn và dự báo về tương lai của điện
thoại sẽ cung cấp cho các nhà thiết kế ở khắp mọi nơi một thực tế, quá trình thông tin
hơn, và cung cấp cho các nhà nghiên cứu những { tưởng mới. Cuốn sách gồm 8 chương
với các nội dung hấp dẫn làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ĐTDĐ và con người. Trong đó
trọng tâm của Chương 5 đề cập đến việc thông qua ĐTDĐ, thanh thiếu niên được tạo
điều kiện xã hội cho các tương tác của họ. Thông qua quan điểm văn hóa, Ling nhấn
mạnh việc ĐTDĐ được sử dụng bởi thanh thiếu niên để tạo ra một xã hội năng động và
có mạng lưới chặt chẽ, cho phép các thành viên có thể liên lạc với các thành viên khác
của nhóm "bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào – cho bất cứ l{ do nào". Trong chương này ông

cũng cho rằng có lẽ nhóm thanh thiếu niên, nhiều hơn bất kz nhóm nào khác, đã sử dụng
ĐTDĐ để duy trì và phát triển mạng xã hội.
Đề tài nghiên cứu: “Tác động của ĐTDĐ trên đời sống xã hội của giới trẻ” của
Marilyn Campbell (2005) thuộc trường đại học công nghệ Queensland đã chỉ ra vị trí
quan trọng của ĐTDĐ trong cuộc sống của thanh niên hiện nay. Tác giả khẳng định,
ĐTDĐ trong thực tế đã chuyển từ một công cụ công nghệ thành một công cụ xã
hội. ĐTDĐ có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến các mối quan hệ bạn bè thanh
niên, các mối quan hệ gia đình và tổ chức của trường. Tác động tích cực như ĐTDĐ là
động lực dẫn đến thay đổi trong gia đình, về các vấn đề như đảm bảo an toàn cho con
cái và giúp bố mẹ giám sát, quản l{; từ góc độ của cha mẹ dẫn đến sự thay đổi trong
đàm phán tự do cho những người trẻ và một số tác động tiêu cực như: phát sinh những
khó khăn tài chính, phụ thuộc vào ĐTDĐ cho các vấn đề an toàn và xâm nhập vào cuộc
sống của các thế hệ trẻ; làm gián đoạn bài học; hành vi gian lận và bắt nạt nảy sinh
thông qua ĐTDĐ…
Cuốn sách Magic in the Air: Mobile Communication and the Transformation of Social
Life (Ma thuật trong không khí: truyền thông di động và các chuyển đổi của cuộc sống xã
hội) của James Everett Katz (2006) là phân tích trên phạm vi rộng nhất của thông tin di
động từ trước cho đến nay. Nó phản ánh các khía cạnh xã hội của tác động của ĐTDĐ
làm nổi lên vai trò của ĐTDĐ trong cuộc sống hàng ngày. Katz phát hiện ra rằng ĐTDĐ
cung cấp nhiều lợi ích cho người sử dụng, và rằng một số những lợi ích này là tinh
tế. Ông cũng khẳng định ĐTDĐ không hoàn toàn tích cực. Sau khi xem xét các ông vạch
ra một số bước để cải thiện tác động tiêu cực của ĐTDĐ. Katz cũng thảo luận về việc sử

Footer Page 9 of 166.

9


Header Page 10 of 166.
dụng và lạm dụng ĐTDĐ trong môi trường giáo dục, nơi ông tìm thấy rằng việc sử dụng

điện thoại gây ra sự mất tập trung của học sinh trong lớp học; còn là phương tiện giúp
học sinh gian lận trong các kz thi... Cha mẹ không còn phản đối việc con cái của họ có
ĐTDĐ trong lớp học, thay vào đó họ đang gây sức ép yêu cầu nhà trường thay đổi quy
định cho phép học sinh có điện thoại trong lớp học. Katz thấy rằng giáo viên đang ngày
càng tham gia các cuộc gọi ở giữa lớp, thậm chí làm gián đoạn bài giảng của mình để trả lời
những cuộc gọi quan trọng.
Có thể thấy đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác động của việc sử dụng
ĐTDĐ đến đời sống của con người, mặt tích cực và tiêu cực của những tác động này.
Những nghiên cứu này là những tài liệu quan trọng cho những nghiên cứu tiếp sau về
điện ĐTDĐ. Tuy nhiên các nghiên cứu mang tính bao quát, đánh giá những yếu tố ảnh
hưởng trên một bình diện rộng, vì thế chưa chỉ ra những biến đổi cụ thể đối với đối
tượng riêng, trên một phương diện nhất định nào đó. Dựa trên những kết quả của
những nghiên cứu trước đó, tác giả luận văn thực hiện đề tài nhằm đưa ra những nhận
định cụ thể về tác động của việc sử dụng ĐTTM đối với một đối tượng cụ thể là học sinh
THPT, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp hợp l{ cho đối tượng mà nghiên cứu đề
cập đến.
2.2. Trong nước
Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với
cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế
giới hiện nay, khoa học và công nghệ đã trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trong
đó tri thức và thông tin trở thành yếu tố quan trọng và nguồn tài nguyên đặc biệt, có giá
trị cao. Với những thành tựu về công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, internet,
khi công nghệ tự động phát triển, Internet cùng với truyền hình, ĐTDĐ đã tạo ra đời
sống văn hoá mới. Những tác động của ĐTDĐ đến đời sống xã hội của con người đang
nhận được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học xã hội, trong đó có xã hội học. Cùng
với sự phát triển của loài người, sự lớn mạnh và thành công của khoa học và công nghệ
mang đến sự tiện lợi và thoải mái cho cuộc sống của chúng ta tuy nhiên đi kèm với đó
luôn là những tác động tiêu cực mà nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến những
hậu quả lớn. Sự tác động của việc sử dụng ĐTDĐ đến học sinh cũng không nằm ngoài

quy luật này.
Nhà nước ta cũng tiến hành những cuộc điều tra lớn có liên quan đến ĐTDĐ như
cuộc Tổng điều tra hiện trạng phổ cập điện thoại, internet năm 2010. Thực hiện Quyết

Footer Page 10 of 166.

10


Header Page 11 of 166.
định số 420/QĐ-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều tra thống kê
hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc năm 2010, lần
đầu tiên trong lịch sử phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông, một đợt điều tra
tổng thể được triển khai quy mô, toàn diện. Đây là cuộc điều tra có phạm vi rộng, qui
mô lớn, thu thập thông tin đến từng hộ gia đình, từng thôn bản và các doanh nghiệp
viễn thông có hạ tầng mạng trên toàn quốc. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đến hết
tháng 3/2010, số thuê bao điện thoại trên cả nước ước đạt 137,6 triệu thuê bao, tăng
57,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 19,7 triệu thuê bao cố định, tăng 31%
và 117,9 triệu thuê bao di động, tăng 63,3%. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm đánh
giá hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe – nhìn trong toàn quốc, tổng
kết tình hình thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn
2006 – 2010 để tiếp tục xây dựng chương trình này 2011-2015 và làm cơ sở cho việc xây
dựng các chính sách phát triển thông tin và truyền thông trong thời gian tới, hình thành
dữ liệu Chính phủ điện tử của Việt Nam. Kết quả của cuộc điều tra không đi sâu vào
đánh giá tác động của ĐTDĐ đến các nhóm xã hội nhưng nó đã vẽ ra một bức tranh tổng
thể về sự phát triển của ĐTDĐ qua đó cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng cho các nghiên
cứu sau này về ĐTDĐ.
Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần 2 năm 2010 (Savy 2) với sự
tham gia của trên 10044 thanh thiếu niên từ 14 đến 25 tuổi tại 63 tỉnh thành trên cả
nước, trong kết quả báo cáo thanh thiếu niên Việt Nam với việc tiếp cận các phương

tiện truyền thông đại chúng đã cho thấy sự khác biệt trong mức độ tiếp cận và sở hữu
các phương tiện thông tin đại chúng trên các khía cạnh giới tính, khu vực sống, dân tộc,
mức sống… Trong đó thì ĐTDĐ cũng được xem là một trong các phương tiện truyền
thông, nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong việc sở hữu ĐTDĐ của hộ gia đình
thanh thiếu niên, điều này phụ thuộc và mức sống của hộ gia đình, 97,8% hộ gia đình có
mức sống cao sở hữu ĐTDĐ trong khi đó chỉ có 47,7% hộ có mức sống thấp có sở hữu
ĐTDĐ. Điều này cho thấy cơ hội tiếp cận ĐTDĐ của thanh thiếu niên trong các gia đình
có mức sống khác nhau là khác nhau. Nghiên cứu không đánh giá tác động hay mối quan
hệ giữa ĐTDĐ và thanh niên mà chỉ ra một khía cạnh sở hữu của hộ gia đình thanh niên
về ĐTDĐ. Tuy nhiên thông qua phương pháp đánh giá mức độ sử dụng cũng như tác
động của các phương tiện truyền thông khác như ti vi, radio, sách báo…đến thanh niên
trong nghiên cứu đã đưa ra những phương pháp, cách thức nghiên cứu có thể sử dụng
một cách hợp l{.
Trong năm 2011, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) đã tiến hành
nghiên cứu “Điện thoại di động và thanh niên”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết

Footer Page 11 of 166.

11


Header Page 12 of 166.
hợp cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Cấu phần định lượng được thực
hiện qua mạng internet với sự tham gia của gần 2935 thanh niên đang sinh sống tại
63/64 tỉnh của Việt Nam, với độ tuổi từ 18 – 25, là học sinh, sinh viên, cán bộ, công
chức, và thuộc các nhóm tình dục khác nhau như tình dục khác giới, đồng tính nam,
đồng tính nữ. Cấu phần định tính được thực hiện với 38 phỏng vấn sâu với các bạn
thanh niên tại Hà Nội. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thực hiện việc phân tích quảng cáo
ĐTDĐ, các tin nhắn, hình ảnh, các đoạn phim lưu trong điện thoại của các bạn thanh
niên. Nghiên cứu này với những phát hiện thú vị nêu trên đã đem đến một góc nhìn mới

về mối liên hệ giữ ĐTDĐ với vấn đề giới, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; về vai trò
của ĐTDĐ trong việc giúp thanh niên thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình trong tình yêu,
trong đời sống tình dục hay tìm kiếm thông tin về tình yêu, tình dục, mở rộng mạng lưới
các mối quan hệ xã hội của thanh niên; về những rủi ro tiềm ẩn của ĐTDĐ đối với đời
sống tinh thần của thanh niên và cách thức các bạn trẻ ứng phó với các rủi ro này, cũng
như cho thấy khả năng tiềm ẩn của ĐTDĐ như là một kênh thông tin quan trọng trong
việc thúc đẩy các vấn đề liên giới , tình dục và sức khỏe . Nghiên cứ u “ ĐTDĐ và thanh
niên” đã đặt viên gạch nền móng và đánh dấu mốc quan trọng làm tiền đề, đòn bẩy cho
các nghiên cứu tiếp theo về vai trò của công nghệ với giới, tình dục và sức khỏe.
Có thể thấy cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, những tác động của
ĐTDĐ đến đời sống sức khỏe cũng như đời sống xã hội đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các nhà nghiên cứu xã hội. Thông qua các nghiên cứu
các tác giả đã vẽ ra bức tranh khá chân thực phản ánh những tác động tích cực và tiêu
cực của việc sử dụng ĐTDĐ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào giành riêng để nghiên
cứu về ĐTTM và những tác động của nó. ĐTDĐ với khả năng của nó đã đánh dấu sự tiến
bộ lớn trong nỗ lực áp dụng khoa học và công nghệ vào đời sống của con người, với sự
tiến bộ vượt bậc của ĐTTM cùng những tính năng ngày càng tiện ích hơn, đặc biệt kết
nối giữa điện thoại và internet đã giúp kết nối trở nên không giới hạn, chắc chắn sẽ có
những tác động lớn đến đời sống xã hội hiện nay. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển
kinh tế, đời sống của người dân đặc biệt là người dân nông thôn đang được nâng cao,
sự tiếp cận với thành quả của khoa học kĩ thuật ngày càng gần hơn, từ đó mà những tác
động của những thành quả này đến đời sống của họ cũng sâu sắc và to lớn hơn. ĐTTM
đại diện cho thành tựu của khoa học và công nghệ đang có những tác động không nhỏ
đến đời sống của người dân nông thôn, trong đó nhóm thanh niên học sinh THPT được

Footer Page 12 of 166.

12



Header Page 13 of 166.
đánh giá là nhóm có sự tiếp cận và chịu tác động khá lớn. Với những đặc điểm của lứa
tuổi trưởng thành, thanh niên rất dễ chịu sự tác động của công nghệ vì sự nhanh nhạy,
tò mò, ưa khám phá và thích nghi nhanh với công nghệ của chúng. Tuy nhiên những tác
động riêng đối với nhóm đối tượng này lại chưa được đặt ra nghiên cứu riêng. Vì vậy
cần thiết có những nghiên cứu riêng về những tác động đối với nhóm đối tượng này,
đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay đang có sự chuyển mình lớn về các điều kiện
kinh tế, xã hội, sự hội nhập và quốc tế hóa trở thành một xu hướng tất yếu trong đời sống.
Tác giả luận văn mạnh dạn lựa chọn đối tượng học sinh THPT để nghiên cứu, từ đó đưa ra
những nhận định cho nhóm đối tượng này. Chỉ ra sự cần thiết cho những nghiên cứu tiếp
theo về nhóm những đối tượng liên quan. Ở Việt Nam, tác giả luận văn chưa tìm thấy bất
cứ một nghiên cứu l{ thuyết và thực tế nào trùng với nội dung nghiên cứu của luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đánh giá khái quát tác động của việc sử dụng ĐTTM
đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT. Đồng thời đưa ra một số khuyến
nghị trong việc sử dụng ĐTTM để có những tác động tích cực đến sự biến đổi trong
tương tác của học sinh trong mối quan hệ với nhà trường và gia đình.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài xác định mục tiêu cụ thể sau đây:
- Mục tiêu thứ 1 là: Tìm hiểu thực trạng sử dụng ĐTTM của học sinh THPT trên địa bàn
nghiên cứu.
- Mục tiêu thứ 2 là: Đánh giá tác động của việc sử dụ ng ĐTTM đến sự biến đổi
trong tương tác xã hội của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu.
- Mục tiêu thứ 3 là: Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực, phát
huy tác động tích cực của việc sử dụng ĐTTM đến sự biến đổi trong tương tác xã hội của
học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Footer Page 13 of 166.


13


Header Page 14 of 166.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là tác động của việc sử dụng ĐTTM đến sự biến
đổi tương tác xã hội của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là học sinh THPT, phụ huynh học sinh THPT,
giáo viên các trường THPT trên địa bàn.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu tại 3 trường là THPT trên địa bàn huyện Yên Thế ,
tỉnh Bắc Giang , bao gồm: THPT Yên Thế, THPT Bố Hạ, THPT Mỏ Trạng.
Trong đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu nhóm học sinh THPT đang sử dụng
ĐTTM, từ đó làm sáng rõ tác động xã hội của ĐTTM đến sự biến đổi tương tác xã hội
của họ c sinh THPT trên địa bàn . Trong giới hạn nghiên cứu đề tài của mình , chúng tôi
chỉ nghiên cứu sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT trong mối quan hệ
giữa học sinh vớ i gia đình và mối quan hệ của học sinh với nhà trường.
Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2015.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng ĐTTM của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay như thế
nào?
- Việc sử dụng ĐTTM có những tác động như thế nào đến sự biến đổi trong
tương tác xã hội của học sinh THPT ở nông thôn?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Học sinh THPT sử dụng ĐTTM để phục vụ nhu cầu giải trí nhiều hơn các mục
đích khác.

Footer Page 14 of 166.


14


Header Page 15 of 166.
- Việc sử dụng ĐTTM của học sinh THPT có sự tác động (âm tính, dương tính,
ngoại biên) đến tương tác xã hội của họ c sinh , dẫn đến sự thay đổi về hình thức
tương tác trong quá trình sử dụng ĐTTM.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của việc sử dụng ĐTTM bằng cách thu thập thông tin định
tính và thông tin định lượng.
7.1. Phương pháp thu thập thông tin.
7.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có
Vận dụng phương pháp này, tác giả luận văn đã đọc và phân tích các tài liệu có
liên quan đến tác động của việc sử dụng ĐTTM từ các thông tin đã được công bố của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân cụ thể là:
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Thế năm 2014,
phương hướng nhiệm vụ năm 2015
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Thế năm 2015,
phương hướng nhiệm vụ năm 2016
- Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Yên
Thế
- Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của trường THPT Yên Thế, THPT Mỏ Trạng,
THPT Bố Hạ.
- Các văn bản pháp luật của Việt Nam có liên quan
- Trang thông tin của huyện Yên Thế, phòng Giáo dục huyện Yên Thế, sở Giáo dục
tỉnh Bắc Giang
- Tạp chí xã hội học, các trang báo điện tử
- Các sách chuyên ngành đã được công bố, các luận án tiến sĩ, thạc sĩ có chủ đề
liên quan đã được bảo vệ.
7.1.2. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được sử dụng trong luận văn với tư cách là phương pháp
thu thập thông tin bổ sung nhằm thu thập thông tin về những hoạt động diễn của học
sinh THPT trong phạm vi trường học.

Footer Page 15 of 166.

15


Header Page 16 of 166.
Nội dung quan sát:
- Tiến hành quan sát việc sử dụng ĐTTM của học sinh trong giờ học
- Quan sát việc sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ ra chơi

Địa điểm quan sát:
- THPT Yên Thế: 01 lớp khối 12
- THPT Mỏ Trạng: 01 lớp khối 11
- THPT Bố Hạ: 01 lớp khối 10; 01 lớp khối 12
Thời gian quan sát: Tác giả luận văn tiến hành quan sát từ khi bắt đầu buổi học đến
khi kết thúc buổi học tại trường, quan sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 3 đến tháng 4 năm 2015.
7.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được vận dụng để tìm hiểu nhận thức và quan điểm
cá nhân của người được phỏng vấn về việc sử dụng ĐTTM, những tác động của việc sử
dụng này, kiến nghị nhằm hạn chế những tác động tiêu cực. Phỏng vấn được thực hiện
dựa trên một bản hướng dẫn phỏng vấn sâu cho từng đối tượng cụ thể (phụ lục 3, phụ
lục 4, phụ lục 5).
Với địa bàn nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thực hiện 16 cuộc phỏng vấn sâu (8
nam, 08 nữ) đối với các đối tượng cụ thể: Phỏng vấn giáo viên (6 cuộc); phụ huynh học
sinh (6 cuộc); học sinh THPT (4 cuộc).

7.1.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.1.4.1. Điều tra bằng bảng hỏi đơn giản
Tác giả tiến hành điều tra thăm dò nhằm lọc ra danh sách đối tượng của nghiên
cứu của đề tài là những học sinh THPT đang sử dụng ĐTTM. Tác giả thống kê toàn bộ
2983 học sinh của 03 trường THPT trên địa bàn, từ đó lọc ra những học sinh đang sử
dụng ĐTDD, học sinh đang sử dụng ĐTTM bằng cách sử dụng bảng hỏi đơn giản (phụ lục
1).
Danh sách học sinh đang sử dụng ĐTTM thu được, được thống kê lại theo từng lớp
học. Tại thời điểm điều tra tháng 4 năm 2015, kết quả điều tra thu được tổng số học
sinh THPT đang sử dụng DTDĐ là 2213 học sinh, trong đó đang sử dụng ĐTTM là 887 học
sinh.

Footer Page 16 of 166.

16


Header Page 17 of 166.
7.1.4.2. Điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc nhằm thu thập thông tin mô tả về
hiện trạng sử dụng ĐTTM của học sinh THPT hiện nay, đo lường một số biến đổi trong
tương tác xã hội của học sinh.
Đề tài sử dụng bảng hỏi cấu trúc (phụ lục 2) để thu thập các thông tin định lượng.
Bằng phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, căn cứ trên danh sách 887 học
sinh sử dụng ĐTTM theo các lớp từ khối 10 đến khối 11, khối 12 đã có sau khi điều tra
thăm dò.
Đề tài lấy 250 học sinh trong số 887 học sinh đang sử dụng ĐTTM để tiến hành điều
tra thu thông tin, với khoảng cách k = 887/250 = 3.5 người. Như vậy cứ cách 3 học sinh,
đề tài lựa chọn 1 học sinh vào mẫu nghiên cứu, cho đến khi đủ 250 mẫu. Trong quá trình
tiến hành điều tra, chúng tôi tiến hành thay thế mẫu trong trường hợp học sinh đó

không có mặt ở trường, tại thời điểm điều tra. Mẫu lựa chọn thay thế là học sinh liền kề
ngay sau học sinh vắng mặt đó trong danh sách mẫu.
Sau khi tiến hành thu thập thông tin, kết quả thu được là 250 bảng hỏi, như vậy
kích thước mẫu thu được đã tuyệt đối với kích thước mẫu đã dự kiến.
Cơ cấu mẫu thu được như sau:
STT

Tiêu chí

Số lượng

%

136

54.4

114

45.6

131

52.4

Tày

67

26.8


Nùng

34

13.6

Cao Lan

18

7.2

Giàu có

31

12.4

Khá giả

86

34.4

Giới tính: Nam
1
Nữ
Dân tộc: Kinh
2


Hoàn cảnh gia đình:
3

Footer Page 17 of 166.

17


Header Page 18 of 166.
Trung Bình

112

44.8

Nghèo

21

8.4

7.2. Phương pháp xử lý thông tin
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xử l{ các thông tin định lượng.

8. Khung phân tích
Điều kiện KT - XH

Giới tính
Các chính

sách của
Đảng và
nhà nước
về ĐTDD

Tác động của
việc sử dụng
ĐTTM đến sự
biến đổi tương
tác xã hội của
học sinh THPT

Dân tộc
Khối học
Mức sống của gia
đình

Tương tác với
gia đình

Tương tác với
nhà trường

Sơ đồ tương quan giữa các biến số là một khung tiếp cận hệ thống toàn diện, mục
đích của sơ đồ là biến phụ thuộc, đây là vấn đề nghiên cứu tác động của việc sử dụng
ĐTTM đến biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT hiện nay. Các biến số độc lập

Footer Page 18 of 166.

18



Header Page 19 of 166.
được xác định nhằm giải thích các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc, ở đây có 2 nhóm
biến độc lập: (1) Đặc điểm, thông tin chung của học sinh THPT; (2) Đặc điểm của gia
đình và nhà trường.
Các biến số độc lập tác động, là những yếu tố ảnh hưởng đến biến số phụ thuộc:
biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT hiện nay.
Biến phụ thuộc: Biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT hiện nay
Biến độc lập:
+ Đặc điểm nhân khẩu của học sinh THPT
+ Đặc điểm của gia đình và nhà trường

Footer Page 19 of 166.

19


Header Page 20 of 166.
9. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu theo logich ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài
liệu tham khảo; Phụ lục; Bảng biểu; Nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở l{ luận của đề tài: Chương này tổng quan một số nghiên cứu liên
quan đến đề tài, làm rõ các khái niệm công cụ và l{ thuyết vận dụng trong nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng sử dụng ĐTTM của học sinh THPT trên địa bàn: tập trung mô
tả tình hình sử dụng ĐTTM của học sinh qua một số yếu tố: loại điện thoại sử dụng, thời
gian sử dụng, mục đích sử dụng.
Chương 3: Biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT trong quá trình sử dụng
ĐTTM. Chương này tập trung phân tích những tác động của việc sử dụng ĐTTM đến sự

biến đổi tương tác của học sinh với gia đình và nhà trường.

NỘI DUNG CHÍNH

Footer Page 20 of 166.

20


Header Page 21 of 166.
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm “ Điện thoại di động” và “Điện thoại thông minh”
Điện thoại là di c̣ h vụ viễn thông đượ c phát triển rộ ng rãi nhât́ , dịch vụ cung cấp khả
năng truyền đưa thông tin dướ i dạng tiếng nó i hoặc tiếng nói cùng hình ảnh từ một thuê
bao tớ i mộ t hoặc mộ t nhó m thuê bao.
ĐTDĐ, hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử
dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất
lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi
bị giới hạn về không gian. Tại thời kz phát triển hiện nay ĐTDĐ là một thiết bị không thể
thiếu trong cuộc sống. Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát
sóng.
ĐTTM (smartphone) là sự kết hợ p củ a mộ t chiếc điện thoại và mộ t thiết bi ̣ điện tử
trợ giú p cá nhân (PDA). Ngoài chức năng thực hiện và nhận cuộc gọi, ĐTTM còn được
tích hợp các chức năng khác như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim,
xem truyền hình, kết nối mạng xã hộ i… Theo khảo sát tại Việt Nam củ a Google quý
1/2013 thì có 20% dân số củ a Việt Nam sử dụ ng Smartphone. [44]
ĐTTM có nhiều đặc điểm ưu việt trong sử dụng:
+ Giúp liên lạc dễ dàng với đối tượng khác khi đối tượng đó có phương tiện để kết
nối như điện thoại, máy tính …

+ Liên lạc nhanh chóng, tiện lợi chỉ cần ở đó có sóng điện thoại, internet
+ Có thể được nghe giọng, nhìn hình ảnh trực tiếp của người đang nói chuyện với
mình một cách chân thực, gần gũi
+ Có nhiều công cụ hỗ trợ liên lạc: nhắn tin, gọi điện, chat qua mạng xã hội, gửi
email, tùy đối tượng có thể lựa chọn công cụ liên lạc nào cho phù hợp
+ Là công cụ giải trí hữu ích: có thể chơi game trên điện thoại, có thể nghe nhạc, có
thể nói chuyện phiếm thông qua công cụ mạng xã hội, giúp giải tỏa căng thẳng
+ Là thiết bị cá nhân, được thiết kế nhỏ, gọn, tiện lợi khi di chuyển, dễ dàng sử
dụng trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào
ĐTTM thường có mẫu mã đẹp, đa dạng về hình thức, kích thước, màu sắc. Giá cả
của một chiếc ĐTTM cũng đa dạng từ hàng giá rẻ đến cao cấp nên có khả năng phù hợp

Footer Page 21 of 166.

21


Header Page 22 of 166.
với rất đông người sử dụng. Bên cạnh khả năng nghe gọi, gửi tin nhắn văn bản, tin nhắn
hình ảnh tiện lợi, ưu điểm trong tính năng sử dụng đầu tiên của ĐTTM có thể kể đến đó
là khả năng kết nối internet, thông qua thiết bị di động cầm tay của mình, người sử dụng
có thể kết nối với cả một mạng lưới rộng lớn trên toàn thế giới. Bên cạnh đó cùng mỗi
hệ điều hành của ĐTTM đều tích hợp trong đó một kho ứng dụng khổng lồ. Khi có trong
tay một chiếc ĐTTM có nghĩa là bạn có toàn quyền sử dụng kho ứng dụng ấy, trong đó
có rất nhiều ứng dụng sử dụng tiện ích, dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.
1.1.2. Khái niệm “Học sinh trung học phổ thông”
Trong hệ thống chi ̉ tiêu thống kê củ a Tổng cụ c thống kê thì khái niệm họ c sinh THPT
là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. Tuổi của học sinh được tính theo năm, từ 15 tuổi đến
17 tuổi. Có thể hiểu học sinh THPT là thuật ngữ chỉ nhóm học sinh đầu tuổi thanh niên
từ (15 tuổi đến 17 tuổi). Tuy nhiên giớ i hạn tuổi chi ̉ mang tính tương đối , vì có thể có

học sinh đi học muộn hơn tuổi quy định chung của nhà nước . Căn cứ để xác đi ̣nh là họ c
sinh THPT trong nghiên cứ u này là tât́ cả các họ c sinh đang theo họ c lớ p 10, lớ p 11, lớ p
12 tại ba trường THPT Yên Thế và THPT Bố Hạ và THPT Mỏ Trạng.
Tuổi học sinh THPT là thời kz đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát
triển thể chất đã bước vào thời kz phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Ở tuổi đầu
thanh niên, học sinh THPT vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự biểu hiện giống như lứa
tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích ở tuổi thanh iên không phải chỉ do
nguyên nhân sinh l{ như lứa tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân ở độ
tuổi này. Sự phát triển của thể chất lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tâm l{
và nhân cách cũng như ảnh hưởng tới những lựa chọn trong cuộc sống.
Trong gia đình, lứa tuổi THPT đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người
lớn. Cha mẹ bắt đầu trao đổi với con cái ở lứa tuổi này về một số vấn đề quan trọng
trong gia đình. Học sinh lứa tuổi này bắt đầu quan tâm đến nề nếp, lối sống, sinh hoạt
và điều kiện kinh tế của gia đình. Đây là lứa tuổi vừa học tập vừa lao động.
Ở nhà trường, học tập vẫn là chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì cao hơn lứa
tuổi thiếu niên. Lứa tuổi này đòi hỏi tính tự giác và độc lập hơn. Trong giai đoạn này,
nhà trường có vị trí quan trọng, đây là nơi không chỉ trang bị tri thức mà còn tác động
hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho mỗi học sinh. Các hoạt động của học
sinh THPT lúc này chịu ảnh hưởng của xã hội rất mạnh. Khi tiếp cận với công nghệ hiện
đại như ĐTTM, máy vi tính…học sinh THPT có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin, nhiều
đối tượng khác nhau góp phần làm tăng thêm vốn xã hội, tăng cơ hội hòa nhập vào
cuộc sống, giúp tích lũy kinh nghiệm, vốn sống cho bản thân.

Footer Page 22 of 166.

22


Header Page 23 of 166.
1.1.4. Khái niệm “Tác động”

Theo từ điển tiếng việt, tác động được hiểu là làm cho một đối tượng nào đó có
những biến đổi nhất định *17, tr 851+.
Tác động có thể như dự định hoặc không như dự định; có thể là những tác động
tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất
định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài. Tác động có thể quan sát được, đo đếm
được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết
thúc dự án.
Trong nghiên cứu, có ba loại tác động được đánh giá đó là:
Tác động dương tính: Là những tác động dẫn đến hậu quả có lợi, phù hợp về mặt
mục tiêu đã đề ra.
Tác động âm tính: Là những tác động dẫn đến hậu quả bất lợi, đi ngược lại với mục
tiêu đã đề ra.
Tác động ngoại biên: Là những tác động dẫn đến những hậu quả ngoài mục tiêu đã
dự kiến [8, tr 257].
1.1.5. Khái niệm “Tương tác xã hội”
1.1.5.1. Khái niệm
“Tương tác xã hội có thể được coi là quá trình hành động và hành động đáp lại
của một chủ thể này với một chủ thể khác”[5, tr 145]. Theo khái niệm này, hiểu một
cách đơn giản thì tương tác xã hội là tác động qua lại (có { thức) của các chủ thể hành
động.
“Tương tác xã hội là khái niệm chỉ mối quan hệ tương hỗ, lệ thuộc vào nhau của
những con người xã hội phản ứng tương hỗ và sự thông đạt hỗ tương (tác động, ảnh
hưởng qua lại) đối với từng cá nhân và các đoàn thể, cộng đồng...là điều kiện vô cùng
thiết yếu, nhờ nó, thông qua nó mà các đoàn thể, cả xã hội mới tồn Tài liệu tham khảo
1. Albeto Martinellin (2002), Thế giới bước vào thế kỷ XXI và những vấn đề xã hội
học, tạp chí Xã hội học, số 3, tr. 84
2. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã
hội ở Việt Nam hiện nay, Xã hội học, tập 115, ( số 3), tr. 9-17
3. Nguyễn Thị Phương Châm (chủ nhiệm đề tài) (2012), Một số vấn đề về văn hóa
mạng hiện nay (Internet: Mạng xã hội và sự thể hiện bản sắc), Đề tài KH cấp Bộ,

Viên Nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
4. David Kirkpatrick (2011), Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng

Footer Page 23 of 166.

23


Header Page 24 of 166.

5.
6.
7.
8.

9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.

18.
19.

20.
21.

22.
23.
24.
25.
26.

xã hội, Tùng Linh, Nguyễn Linh Giang, Hoàng Ngọc Bích dịch, NXB Thế giới, Hà
Nội
Phạm Tất Dong - Lê Ngo ̣c Hùng (1997), Xã hội học, NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia, Hà Nội
Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách , NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia , Hà
Nô ̣i
Vũ Cao Đàm (chủ biên) (2011), Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, NXB
Thế Giới, Hà Nội
Lê Thúy Hằng (2013), Cơ động nghề nghiệp của thanh niên Hà Nội trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ xã hội học, Học viện
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: từ lý luận tới thực tiễn, NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội
Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội
Lê Ngọc Hùng (2008), Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số
nghiên cứu ở Việt Nam, Nghiên cứu Con người, tập 37( số 3), tr. 45-54
Đỗ Nam Liên (chủ biên) (2005), Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội
Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Bùi Hoài Sơn (2008), Phương tiện truyền thông và những thay đổi văn hóa xã hội ở
Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) (2009), Đối thoại với cái tôi tuổi trẻ, NXB Lao động xã
hội, Hà Nội
Nguyễn Quý Thanh (2002), Ảnh hưởng của các hoạt động giao tiếp với các phương
tiện truyền thông đại chúng đến hoạt động học tập của sinh viên, Báo cáo đề tài cấp
trường, Hà Nội
Hoàng Bá Thịnh (2009), Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn, Xã hội học
(số 1), 42-51
Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/20111 của Bộ giáo dục về Ban hành Điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học
Lê Minh Tiến (2007), Vốn xã hội và đo lường xã hội, Tạp chí Khoa học Xã hội, số
3-2007, trang 72 - 77
Tonny Bilton (1993), Nhâ ̣p môn xã hô ̣i ho ̣c, NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i, Hà Nội
Phạm Hồng Tung (2007), Nghiên cứu về lối sống: Một số khái niệm và cách tiếp
cận, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn số 23/2007, tr 271 - 278
THPT Yên Thế (2015), Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015
THPT Mỏ Trạng (2015), Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015
THPT Bố Hạ (2015), Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015
Tổng cục Dân số & Kế hoạch hóa gia đình (2010), Thanh thiếu niên Việt Nam với

Footer Page 24 of 166.

24


Header Page 25 of 166.
tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng; điều tra quốc gia về
thanh niên, vị thành niên lần 2
27. Hoàng Thị Hải Yến (2012), Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt
Nam từ năm 2010 đến năm 2011- thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook,

Zing me và Go.vn), Luận văn Thạc sĩ Khoa học Báo chí, Trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội
28. Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Yên Thế, Báo cáo tổng kết năm học 2014- 2015
29. Phạm Văn Quyết – TS Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội
học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
30. Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 09
tháng đầu năm 2015
31. Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của
huyện Yên Thế năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015
32. Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 09
tháng đầu năm 2016
33. Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của
huyện Yên Thế năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016
Tài liệu nước ngoài:
34. Ipsos Media CT (2013), Our Mobile planet: Viet nam, Understanding the mobile
consumer
35. Rich Ling (2004), The Mobile Connection: The Cell Phone's Impact on Society
36. James Everett Katz (2006), Magic in the Air: Mobile Communication and the
Transformation of Social Life
Và một số bài viết trên các Website:
37. Vân Anh, Truyền thông hiện đại làm hỏng tình bạn đẹp?, Vietnamnet,
3/2015
38. Ngô Quốc Bảo, Tác hại của điện thoại thông minh với cuộc sống con người,
/>39. Tiêu Hà - Văn Thanh, Học sinh nghiện điện thoại di động: Báo động đỏ
4/2014
40. Phạm Thế Quang Huy, Những tác hại khi để trẻ em sử dụng smartphone và máy tính
bảng, Dân trí, 11/2015
41. Linh Mai, Chứng sợ không có điện thoại ở Việt Nam và thế giới, Tin mới,
10/2015
42. Hải Minh, Nghiện điện thoại sẽ bỏ rơi nhau trong cuộc sống?, Tuổi trẻ

online, 4/2014
43. Richard Murphy và Louis-Philippe Beland ,VânN dịch, Cho phép học sinh sử dụng

Footer Page 25 of 166.

25


×