Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Su dung phương tiện dạy học hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.68 KB, 5 trang )

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT
Lương Duyên Lai
Khoa Sư phạm Tự nhiên
Đặt vấn đề:
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đang là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo
dục đào tạo Việt Nam. Ngành giáo dục nhiều nước trên thế giới cũng đang nỗ lực đổi
mới cả về nội dung và cả về phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều mô hình, biện
pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một
cách toàn diện, để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động. Nội dung học tập gắn với sự phát triển của KHKT, đáp ứng sự
phat triển văn hoá xã hội. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố
liên quan trong giáo dục, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.
Quan niệm về Phương tiện dạy học:
Phương tịên dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần
thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hội kiến thức của
học viên được tốt hơn. Ví dụ: sách giáo khoa, giáo trình, bảng viết, bảng dữ liệu đã
chuẩn bị sẵn, tranh ảnh, phim, các đoạn clip hoạt hình mô phỏng cùng với máy chiếu
qua đầu (overheat), máy chiếu đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, của các
phần mềm, chương trình như Powerpoint, mindmap, Workbelch,… vật mẫu, vật thật
các phương tiện, dụng cụ trang bị trong các phòng thí nghiệm thực hành...
Trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc
của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các
phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình
trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng
và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm
của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các
cấp độ của tri giác.
Khi đưa những phương tiện mới vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để
nâng cao tính tích cực, tính tư duy độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của
quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các học sinh.


Ngoài ra với các phương tiện dạy học mới giáo viên có thể rút ngắn được thời gian
giảng giải thuyết trình để tập trung hơn vào rèn luyện phương pháp, kĩ năng cho học
sinh, sinh viên.
Một số chức năng của phương tiện dạy học:
Trong quá trình dạy học các chức năng của các phương tiện dạy học phải thể hiện
được sự minh hoạ, biểu diễn, sự tác động để đạt được mục đích dạy và học:
Các phương tiện dạy học có một số chức năng sau:
- Truyền thụ tri thức.
- Hình thành kĩ năng.
- Phát triển hứng thú học tập.
- Tổ chức điều khiển quá trình dạy học.
1


Trên cơ sở như phân tích trên ta thấy rằng các phương tiện dạy học có ý nghĩa rất
to lớn trong trong quá trình dạy học:
- Giúp sinh viên dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn.
- Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài
của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
- Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những sự việc, vấn đề quá trừu tượng, đơn
giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp.
- Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học
tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
- Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là
khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có
độ tin cây,...), giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp,
cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện.
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo
viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả
học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao.

- Dễ dàng quản lý sinh viên trong quá trình thực hành.
Với các thiết bị dạy học tiên tiến, như hệ thống máy tính với sự kết nối mạng cùng
với các phần mềm tiên tiến, ví dụ như phòng máy tính Hiclass: người giáo viên có thể
gửi các yêu cầu cụ thể riêng biệt tới từng sinh viên, tiếp nhận đối thoại trực tiếp song
phương hay đa phương như sinh viên có thể gửi trả lời công khai, các sinh viên khác
cũng có thể trả lời trực tiếp, riêng rẽ trên các máy tính khác nhau. Trong quá trình sinh
viên thực hành, giáo viên có thể vẫn giám sát, quản lý hoạt động của các sinh viên để
có thể đưa ra các nhận xét đánh giá kịp thời và chính xác.
Phương tiện dạy học với các học phần trong chương trình đào tạo giáo viên
KTCN:
Từ mục tiêu, chương trình dạy học kỹ thuật (và các môn học khác nói chung) cho
thấy đối tượng nghiên cứu của môn học là rất rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau: Toán , vật lý , hoá học, cơ khí, động lực, kỹ thuật điện, điện tử, thông tin,...
Do đặc thù của môn học, do hạn chế của điều kiện dạy học (về thời gian, không
gian, cơ sở vật chất của nhà trường,...) nên có những môn học, sinh viên không có điều
kiện, hay không thể được quan sát, nghiên cứu trực tiếp trên các đối tượng thực của
môn học mà chủ yếu chỉ được nghiên cứu trên những mô hình, hình vẽ mô tả của
chúng (chẳng hạn, các mô hình, sơ đồ, hình vẽ mô phỏng đối tượng trong giáo trình).
Khi xây dựng những mô hình thay thế này, người ta đã đơn giản hoá, lược bỏ đi
nhiều dấu hiệu và khái quát hoá những dấu hiệu bản chất còn lại của đối tượng (đặc
điểm chung của mô hình) và gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, một số các quá trình xảy ra trong khoảng thời gian vô cùng ngắn, xảy ra trong
các điều kiện khắc nghiệt đã được mô phỏng lại bằng các đoạn phim ngắn, các đoạn
phim hoạt hình để giúp cho người học có thể khái quát được sự vật hiện tượng rõ ràng
hơn như đường đi của viên đạn, việc phóng tên lửa đưa vê tinh vào không gian, quá
trình phản ứng hạt nhân, hay các chu trình diễn ra bên trong đông cơ đốt trong,...
Vì thế, khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị dạy học cần có bước hợp thức hoá những
kết luận rút ra từ việc nghiên cứu mô hình (tức gán những kết quả thu được đó cho đối
tượng thật) để kiến thức không mang tính phiến diện, sách vở. Mặc dù có nhược điểm
2



như trên nhưng phương tiện dạy học lại có tác dụng tốt với việc phát huy tính tích cực
và tương tác của sinh viên; bởi vì khác với lời nói (thông tin đến với học sinh chậm,
chủ yếu theo con đường thính giác một cách từ từ theo trình tự và ý nghĩa của từng từ,
câu nói), mỗi phương tiện dạy học thường huy động đồng thời nhiều giác quan của
sinh viên tạo nên một hình ảnh tương đối trọn vẹn về một đối tượng nhận thức. Nhất
là với sự trợ giúp của máy tính và các phương tiện nghe nhìn khác, cho phép sinh viên
có thể quan sát được, tương tác được với nhiều đối tượng mà trong thực tế không thể
quan sát hay tương tác trực tiếp được (với những đối tượng quá to, quá bé, quá xa,
điều kiện nguy hiểm, những quá trình diễn ra quá nhanh, quá chậm, không thể quan sát
được trong điều kiện thực của nó,...).
Các phương tiện nghe nhìn đa phương tiện, máy tính điện tử,... được sử dụng kết
hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian trình bày, có độ chính xác cao mà vẫn làm cho bài
giảng sinh động, trực quan, hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên. Một số phần mềm
chuyên dụng dùng trong dạy học kỹ thuật (được chuyển giao hoặc tự xây dựng, cải
tiến ở Việt Nam) đang được sử dụng có hiệu quả.
Mặt khác, cũng cần kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống như
tranh vẽ, mô hình vật chất, các thiết bị thí nghiệm kỹ thuật, máy chiếu bản trong,...
cũng như các đồ dùng dạy học do giáo viên, sinh viên tự xây dựng cho phù hợp với
hoàn cảnh của từng trường.
Một đặc thù rất quan trọng nữa của bộ môn KTCN là có khá nhiều môn học có
nhiều thời gian học tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành. Trong điều kiện hiện
nay, cơ sở vật chất trang bị cho các phòng, thí nghiệm và xưởng thực hành còn thiếu
thốn khá nhiều (ví dụ các môn học thực hành KTCN được chuyển nhập về sử dụng tại
khoa Kỹ thuật Công nghệ). Các thiết bị dạy học lúc này chính là các máy móc trang bị
ở xưởng thực hành. Giáo viên chính là những người sẽ sử dụng các thiết bị đầu tiên,
làm mẫu, hướng dẫn cho sinh viên thực hiện. Tuy vậy có một thực tế là các xưởng,
phòng thực hành hiện nay được xây dựng từ lâu, từ rất nhiều nguồn nên máy móc thiết
bị đã lạc hậu, không đồng bộ, giáo viên cũng rất vất vả khi làm việc với nhiều loại

máy, thế hệ khác nhau như vậy, và học sinh cũng thường cố gắng sử dụng tại một máy
cố định để hoàn thành nội dung học tập.
Vì vậy việc giảng dạy các môn học này gặp rất nhiều khó khăn, các phương tiện hỗ
trợ dạy học có thể giúp giáo viên truyền đạt được khá nhiều nội dung kiến thức mà nếu
mô tả bằng lời thì khá khó khăn trong vấn đề tượng của HS, SV. Với học phần này,
nếu có được các clip mô phỏng các thao tác cơ bản sẽ giúp cho sinh viên sớm hình
thành các nhận thức về tư thế, thao tác trước, khi vào thực hành tại xưởng sẽ bớt thời
gian bỡ ngỡ, làm quen nhanh thời gian hướng dẫn thao tác, động tác sẽ giảm, an toàn
lao động sẽ được đảm bảo tốt hơn.
Ví dụ:
- Với Power point có thể dùng trong việc trình chiếu các nội dung tóm tắt các vấn
đề của bài giảng.
- Power point có thể dùng trong việc mô tả các phương pháp, trình tự để tìm giao
của các đường thẳng với các mặt, giao của các mặt (phẳng, cong) với nhau.
- Các phần mền như Mindmap, Power point, Electronic Workbelch... có thể cho
phép tạo ra các sơ đô khái quát các vấn đề cần truyền đạt, xây dựng các mô hình, biểu
đồ, sơ đồ mạch điện trong các thiết bị điện, điện tử với các mối quan hệ giữa các đại
lượng. Sinh viên có thể thiết kế các mạch điện trên máy tính, khi bật công tắc mạch

3


điện ảo này có thể hoạt động tốt với các thông số thể hiện trên các đồng hồ đo, nhưng
cũng có thể gây cháy hỏng, nổ cầu chì nếu thiết kế mạch sai.
- Các mô hình, dụng cụ thiết bị thật cho học sinh, sinh viên có được sự cảm nhận
trực tiếp về các trang thiết bị và sự hướng dẫn trực tiếp trên các trang thiết bị sẽ giúp
cho SV nhanh chóng làm quen và sử dụng các thiết bị dễ dàng trực tiếp thực hành tại
các xưởng.
Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học môn kỹ thuật như thế nào?
Cần khai thác tốt kênh hình trong giáo trình, các hình vẽ, các hướng dẫn sử

dụng theo tiến trình của phương pháp mô hình. Do tính chất đa chức năng, đa
phương án của các đối tượng kỹ thuật nên trong các giáo trình, tài liệu người ta có thể
sử dụng các mô hình khác nhau để biểu diễn cùng một đối tượng. Cần phân tích để
lựa chọn chúng cho phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học cụ thể.
Chẳng hạn, khi nào dùng hình chiếu vuông góc, khi nào dùng hình chiếu trục đo
(vuông góc, xiên góc, đều, cân,...), khi nào dùng hình chiếu phối cảnh, sơ đồ ký hiệu
quy ước, thứ tự các đường kẻ nét vẽ thể hiện quá trình phát triển của đối tượng...
Phải tranh thủ , tận dụng khả năng sử dụng, viết bảng vẽ trên bảng đen thật tốt,
chinh quá trình vẽ và mô tả trên bảng đã giúp cho sinh viên quan sát, hiểu rõ nội dung,
trình tự, diễn biến của quá trình từ đó sinh viên có thể hình thành phương pháp và hiểu
thay vì vẽ lại hình vẽ trong sách giáo khoa nhưng chưa hiểu vì sao vẽ như vậy hoặc
phải nghiên cứu rất lâu mới hiểu được trong những môn như hình học hoạ hình và vẽ
kí thuật, hay toán quĩ tích, chu trình chuyển động trong cơ cấu bốn khâu bản lề...
Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ trong các nội dung dạy học (sơ đồ mô tả một cách trực
quan về cấu trúc nội dung và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức của bài dạy), nhất
là các sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý - chức năng của các đối tượng kỹ thuật, sơ đồ hệ
thống hoá kiến thức ở các bài, các chương, các phần. Trong các giáo trình, tài liệu môn
học các tác giả cũng thường cố gắng thể hiện loại sơ đồ này, GV có thể dựa vào đó
mà điều chỉnh, phát triển cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.
Phải tận dụng tốt các chương trình mô phỏng như các phòng thực hành thí
nghiệm ảo để xây dựng các ý niệm, khái niệm, thao tác, quy trình... thành thạo trước
khi bắt tay vào thí nghiệm thực hành thật trên máy móc thiết bị. Ví dụ cho học sinh
xây dựng mạch điện dân dụng (nguyên lý) ảo trước và thực tập lắp ráp mạch điện sau
Phải tận dụng tốt các trang thết bị hiện có tại các phòng thực hành thí nghiệm,
có thể phải hoán chuyển một số trang thiết bị với nhau để cùng với một số lương thiết
bị nhất định vẫn có thể sử dụng được cho nhiều bài dạy. Phải sử dụng tôt thí nghiệm
có kết nối với các thiết bị tự đo ghi để đảm bảo kết quả được chính xác, đồng bộ .
Với một số trường hợp không có điều kiện hay không thể quan sát thực nghiệm
tại chỗ, trực tiếp thực nghiệm được (quan sát sự chuyển biến pha, quá trình xảy ra
trong động cơ đốt trong, phóng về tinh, hay nhưng chu trình xảy ra qua chậm...) thì

nên tận dụng khả năng mô phỏng bằng các đoạn phim ngắn, từ đó giúp sinh viên có
thể tưởng tượng hiểu được quá trình xảy ra bên trong các vật chât, vật liệu...
Thực hiện đúng các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học (đúng lúc, đúng chỗ,
đúng kỹ thuật, đủ cường độ, đảm bảo an toàn lao động trong lao động, trong học
tập...).
Khai thác sự tương tác giữa giáo viên (hay phương pháp dạy học của GV) - với
phương tiện dạy học để đưa nội dung kiến thức đến với sinh viên, thông qua các hoạt
động dạy học cụ thể; bởi vì hoạt động chính là sự tương tác giữa chủ thể với đối tương

4


thông qua phương tiện. Vậy nên, hoạt động dạy học chính là điều kiện để sự tương tác
trên có thể xảy ra; không có hoạt động thì không có sự tương tác.
Sử dụng phương tiện dạy học để biểu thị nội dung thông tin bài học, hình thức
thông tin và phương pháp đưa thông tin chứa đựng trong phương tiện và trong hoạt
động của phương tiện dưới sự tác động của giáo viên hoặc học sinh (được sự định
hướng của giáo viên) tính chất đó mới đựơc bộc lộ, thể hiện. Mối liên hệ chặt chẽ giữa
tính chất và chức năng của phương tiện dạy học phải được thể hiện, được quản lý, điều
tiết chặt chẽ, nhất là tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành để các hoạt động này
không đi quá xa đến mức có thể xảy ra các tình huống không kiểm soát được.
Một số hạn chế:
- Một số trang thiết bị dạy học đã quá cũ kĩ, lạc hậu chưa được sửa chữa, bổ xung
hay thay mới gây ra một số ấn tượng về tính khoa học và không theo kịp sự phát triển
của khoa học kỹ thuật.
- Các trang thiết bị mới được trang bị nhưng vẫn còn một số chưa đồng bộ, đầy đủ
hay còn thiếu sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ nên sử dụng chưa đạt được hiệu quả cao.
- Một số giáo viên chỉ coi máy chiếu là phương tiện thể hiện các nội dung, là bảng
viết sẵn mà chưa sử dụng nó thành nơi thể hiện các mô tả, minh họa trực tiếp.
- Một số các thiết bị dạy học khi trang bị, bố trí, lắp đặt sử dụng chưa chú ý nhiều

đến các yếu tố về mỹ quan, về đảm bảo an toàn lao động...
Một số đề nghị:
Cần chú trọng đầu tư trang bị nhiều hơn các trang thiết bị hỗ trợ dạy
học, hỗ trợ học tập cho các ngành học theo đặc thù của từng môn, từng đối
tượng học tập các trang thiết bị dạy học này phải mang tính khoa học,
thẩm mỹ và sư phạm.
Với các ngành KT cần đầu tư trang bị đồng bộ các phòng thí nghiệm,
xưởng thực hành cùng các thiết bị dạy học đa phương tiện với các phần
mềm hỗ trợ, mô phỏng. Cần chú ý xây dựng các phòng thí nghiệm, xưởng
thực hành cho các môn học bám sát vơí yêu cầu môn học, bắt kịp sự phát
triển của KHKT.
Tạo điều kiện, khuyến khích giảng viên được tham gia tập huấn, học tập
sử dụng các thiết bị mới, các phần mềm dạy học mới, các chương trình mới
để có thể nhanh chóng đưa các tiến bộ KH vào áp dung trong từng bài dạy,
giúp quá trình học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, tay nghệ của học sinh,
sinh viên theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của KHKT.
-----------------------------Tài liệu tham khảo:
1- Sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học theo hướng tương tác trong dạy học
kỹ thuật - Nguyễn Văn Khôi Khoa SPKT Đại học Sư phạm Hà Nội.
2- Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý – Tài liệu tập huấn Bộ GD- ĐT
3- Sách giáo trình các học phần chuyên ngành KTCN – Giáo trình CĐSP.

5



×