Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Hàm Yên (Tuyên Quang) nửa đầu thế kỉ XIX (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.04 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN NGỌC TUẤN

SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
CHÂU HÀM YÊN (TUYÊN QUANG)
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN NGỌC TUẤN

SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
CHÂU HÀM YÊN (TUYÊN QUANG)
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Những kết quả khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tuấn
XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA

XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI

CHUYÊN MÔN

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô hướng dẫn:
PGS.TS. Đàm Thị Uyên, các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử Việt Nam và
Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ
tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, Thư viện
Quốc gia Việt Nam, Ban Tuyên giáo UBND tỉnh Tuyên Quang, Thư viện khoa học
tổng hợp tỉnh Tuyên Quang, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Hàm Yên đã
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp và
những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tuấn

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................ vi

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1.

do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. ịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................... 4
4. Nguồn tư liệu ............................................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 5
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 5
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CHÂU HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG ........ 8
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ........................................................................... 8
1.1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................................... 8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 9
1.2. Lịch sử hành chính châu Hàm Yên ...................................................................... 13
1.3. Đặc điểm dân cư và tộc người ............................................................................. 16
1.3.1. Dân tộc Tày....................................................................................................... 19
1.3.2. Dân tộc Kinh ..................................................................................................... 20
1.3.3. Dân tộc Nùng .................................................................................................... 20
1.3.4. Dân tộc Dao ...................................................................................................... 21
1.3.5. Dân tộc Mông ................................................................................................... 23
1.3.6. Dân tộc Hoa ...................................................................................................... 24
1.4. Khái quát tình hình chính trị - xã hội ................................................................... 25
Chƣơng 2. TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT CHÂU HÀM YÊN NỬA ĐẦU
THẾ KỈ XIX .............................................................................................. 29
2.1. Tình hình ruộng đất theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ...................................... 29
2.1.1. Tình hình ruộng đất........................................................................................... 29

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư .......................................................................... 40
2.2. Các mối quan hệ xung quanh vấn đề ruộng đất ở châu Hàm Yên nửa đầu thế
kỷ XIX ................................................................................................................ 54
2.2.1. Mối quan hệ giữa làng xã và nhà nước ............................................................. 54
2.2.2. Quan hệ giữa làng xã với vấn đề ruộng đất ...................................................... 58
2.2.3. Quan hệ giữa ruộng đất và tín ngưỡng tôn giáo ............................................... 60
Chƣơng 3. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀM YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX ... 64
3.1. Trồng trọt và canh tác lúa nước ........................................................................... 64
3.1.1. Canh tác lúa nước ............................................................................................. 64
3.1.2. Canh tác nương rẫy ........................................................................................... 69
3.1.3. Làm vườn .......................................................................................................... 73
3.2. Chăn nuôi ............................................................................................................. 73
3.3. Kinh tế tự nhiên ................................................................................................... 75
3.4. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt.................................................... 76
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 91
PHỤ LỤC BẢN ĐỒ .................................................................................................. 96

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TTLTQGI

Trung tâm lưu trữ Quốc gia I

NXB

Nhà xuất bản

Tr

Trang

KHXH

Khoa học xã hội

NCLS

Nghiên cứu Lịch sử

TVQG

Thư viện Quốc gia

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND


Uỷ ban nhân dân

RST

Fonds de la Résidence Supérieure au Tonkin

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1.

Thống kê địa bạ châu Hàm Yên nửa đầu thế kỉ XIX .............................. 31

Bảng 2.2.

Thống kê tình hình ruộng đất của châu Hàm Yên qua địa bạ Minh
Mệnh 21 (1840) ....................................................................................... 33


Bảng 2.3.

Tình trạng phân bố các loại ruộng đất của châu Hàm Yên theo tư liệu
địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .................................................................. 34

Bảng 2.4.

Tình hình lưu hoang các xã ...................................................................... 35

Bảng 2.5.

So sánh diện tích ruộng đất châu Hàm Yên với một số huyện thuộc
tỉnh Thái Nguyên..................................................................................... 36

Bảng 2.6.

Sự phân bố đất tư (thổ trạch, viên trì) của Hàm Yên với một số
huyện Bắc Kạn và Thái Nguyên có địa bạ Minh mệnh 21 (1840) ......... 37

Bảng 2.7.

Thống kê các loại ruộng đất phân theo đẳng hạng (1805) ...................... 38

Bảng 2.8.

Quy mô sở hữu ruộng đất ở các xã thuộc châu Hàm Yên theo địa bạ
Minh Mệnh 21 (1840) ............................................................................. 39

Bảng 2.9.


Quy mô sở hữu ruộng tư ......................................................................... 40

Bảng 2.10. So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tư của Hàm Yên, Chợ Đồn, Ngân Sơn,
Đại Từ ..................................................................................................... 42
Bảng 2.11. Bình quân sở hữu của một chủ ruộng ..................................................... 44
Bảng 2.12. Sự phân bố công điền, công thổ .............................................................. 45
Bảng 2.13. Sở hữu ruộng đất theo nhóm họ ............................................................... 46
Bảng 2.14. Sở hữu ruộng đất của các dòng họ trong một xã..................................... 49
Bảng 2.15. Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc (1840) ............................. 51
Bảng 2.16. Thống kê số chủ có nhiều ruộng nhất và ít ruộng nhất ........................... 53
Bảng 2.17. Biểu thuế ruộng công, tư năm 1803 ........................................................ 57
Bảng 2.18. Biểu thuế thời Minh Mệnh 21 (1840) ..................................................... 58
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Sơ đồ sở hữu ruộng đất theo nhóm họ ....................................................47

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỞ ĐẦU
.

do chọn đề t i
“Đối với người đất là nguồn sống, là quả tặng của đấng sáng tạo, nó nuôi

dưỡng, hỗ trợ và dạy dỗ con người. Mặc cho các dân tộc thiểu số khác về phong tục,
thói quen, văn hóa và cách thức tác động lên đất đai, tất cả đều xem đất là cha mẹ
và luôn luôn tôn kính. Đất mẹ là trung tâm của vũ trụ, là phần cơ bản của nền văn

hóa, là nguồn gốc của cá tính dân tộc. Đất nối liền họ với quá khứ (như quê hương
tổ tiên) với hiện tại (nguồn cung cấp mọi nhu cầu) với tương lai (như tài sản kế thừa
cho con cháu. Bằng cách như vậy những người dân bản địa chăm sóc đất đai cảu họ
với tư cách là chủ nhân của đất” (ji Barger, thư kí “năm quốc tế của Liên Hiệp Quốc
về dân tộc thiểu số thế giới”).
Chính vì lẽ đó việc quản lí nông nghiệp và ruộng đất là một công việc trọng
tâm của các vương triều phong kiến Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng.
Thông qua chính sách ruộng đất của các triều đại phong kiến sẽ cho chúng ta bức
tranh toàn cảnh xã hội việt nam nhất là về xã hội phong kiến.
Địa bạ là nguồn tư liệu phong phú và qu giá để làm rõ vấn đề sở hữu ruộng
đất. Qua nghiên cứu địa bạ chúng ta có thể làm rõ các vấn đề sau:
- Tình hình khai phá và sử dụng đất: Thông qua địa bạ của từng thời kì, chúng
ta sẽ thấy được sự mở rộng của diện tích đất đai qua từng giai đoạn đồng thời có cái
nhìn chính xác về cách thức sử dụng đất.
- Chế độ sở hữu ruộng đất với các hình thức sở hữu khác nhau như: Sở hữu tư
nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã, sở hữu đền chùa hay diện tích đất đai hoang hóa.
- Tình trạng chiếm hữu đất đai và sự phân hóa xã hội ở nông thôn, kết cấu xã
hội và các giai tầng trong làng xã… Bởi vì địa bạ thống kê cụ thể diện tích sở hữu đất
đai của từng xã, từng cá nhân (chức dịch, nông dân công xã…).
- Thống kê các nhóm họ và sự phân bố các nhóm họ đó theo từng địa phương.
Đồng thời thấy được sự cố kết vững chắc của dòng họ trong làng xã cổ truyền Việt Nam.
- Tìm hiểu được một số yếu tố văn hóa như: Chữ viết, vị trí địa lí, tôn giáo
tín ngưỡng…
1


Mặt khác, vấn đề ruộng đất ở mỗi địa phương bên cạnh những nét chung còn
chứa đựng những nét đặc thù mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Nghiên cứu
tình hình ruộng đất ở một địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ giúp
chúng ta có cái nhìn và hiểu biết khá căn bản và toàn diện về tình hình kinh tế - xã

hội địa phương để chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nhiệm quý báu về về
công tác điều hành và quản lí, để có thể đề ra những biện pháp xử lí đúng đắn tạo cơ
sở cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Việc nghiên cứu địa bạ nhằm tìm hiểu vấn đề ruộng đất còn mang những ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. Điều này thể hiện ở chỗ: “Nó là phương pháp luận trong
việc nghiên cứu khái quát tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam. Đồng thời thấy
rằng “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Do đó sự tồn tại của mỗi triều đại trong
lịch sử bao giờ cũng gắn liền với việc giải quyết vấn đề ruộng đất của xã hội trước đó
đặt ra. Vì vậy, lịch sử đã để lại cho chúng ta những bài học bổ ích chừng nào nước ta
còn là một nước nông nghiệp” [61].
Từ những l do trên đây tôi quyết định chọn vấn đề “Sở hữu ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp Châu Hàm Yên (Tuyên Quang) qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa
đầu thế kỉ XIX”.
. ịch sử nghi n c u vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thừa hưởng các kết quả nghiên cứu của
những người đi trước. Mặc dù việc nghiên cứu địa bạ của một châu, huyện đã có
nhiều công trình được thực hiện nhưng việc nghiên cứu địa bạ châu Hàm Yên (Tuyên
Quang) đến nay vẫn chưa có công trình nào được nghiên cứu và công bố.
Tuy nhiên ở từng lĩnh vực, từng khía cạnh khác nhau các nhà nghiên cứu cũng
đề cập nó một cách trực tiếp hay gián tiếp. Đó là: cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế
nông nghiệp thời ê sơ” của tác giả Phan Huy ê, xuất bản năm 1959. Trong tác
phẩm này, tác giả đã trình bày những nét lớn về chính sách ruộng đất - nông nghiệp
của Nhà nước ê sơ thế kỉ XV. Nguồn tư liệu chủ yếu của tác phẩm là là các bộ sử cũ
của các sử gia phong kiến.
Từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 đến nay đã xuất hiện một số chuyên
khảo như:
Vũ Huy Phúc (1979) “Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XIX” đã hệ thống hóa những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế

2



và kết cấu ruộng đất được hình thành từ những chính sách đó. cũng như tác động và
hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử.
“Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn”
do Trương Hữu Qu nh và Đỗ Bang chủ biên nghiên cứu một cách chi tiết về tình
hình ruộng đất chủ yếu thông qua tư liệu địa bạ, nêu lên các chính sách về nông
nghiệp đặc biệt các chính sách về ruộng đất của triều Nguyễn…
Ở miền Nam, học giả Nguyễn Đình Đầu đã tiến hành khai thác tư liệu địa bạ ở
các tỉnh phía Nam. Các công trình có giá trị đã được công bố:
+ Nguyễn Đình Đầu (1992), Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn
hoang lập ấp ở Nam kì lục tỉnh, Hội sử học Việt Nam, Hà Nội.
+ Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết nghiên cứu địa bạ ở Nam kì lục tỉnh,
NXB TP Hồ Chí Minh.
+ Nguyễn Đình Đầu (1994), Địa bạ Biên Hoà ở Vĩnh ong, NXB TP Hồ Chí Minh.
Trong nghiên cứu tình hình ruộng đất, nguồn tư liệu địa bạ được các nhà
nghiên cứu đặc biệt coi trọng. Giáo sư sử học Nguyễn Đức Nghinh đã giành nhiều
thời gian nghiên cứu và cho đến nay đã có hàng chục công trình được công bố qua
việc khai thác nguồn tư liệu này. Đặc biệt, mấy năm gần đây, tại trung tâm lưu trữ
Quốc gia I, 10.044 tập địa bạ đã bước đầu được thống kê, khảo sát. Trong luận án
“Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn (1829)”, tác giả Đào Tố Uyên đã
vạch ra những điểm cơ bản và diễn biến của chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa
đầu thế kỉ XIX. Tác giả Bùi Qu

ộ, trong luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập

huyện Tiền Hải” cũng đã phân tích khá kĩ chế độ ruộng đất ở huyện Tiền Hải.
Trong “Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thanh lập đến giữa thế kỷ
XIX” của tác giả Đàm Thị Uyên đã trình bày khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự
nhiên, dân cư và kinh tế xã hội của huyện. Đồng thời luận án cũng làm rõ tình hình

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX.
Đặc biệt phần đi sâu vào nghiên cứu vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện
Quảng Hòa dưới triều Nguyễn.
Một số luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ thành công tại Đại Học Thái Nguyên
có liên quan đến ruộng đất và kinh tế nông nghiệp như: Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc
Kạn thế kỉ XIX của Nông Quốc Huy, 2008; Tình hình ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỉ XIX của Nguyễn Đức Thắng, 2010; Sở hữu ruộng
đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ (Thái Nguyên)nửa đầu thế kỉ XIX của
3


Hoàng Xuân Trường, 2012; huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ
triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX của ê Thị Thu Hương; huyện Bạch Thông - Bắc
Kạn nửa đầu thế kỉ XIX của Nguyễn Tiến Đạt, 2013; huyện Chiêm Hóa - Tuyên
Quang nửa đầu thế kỉ XIX, luận văn thạc sĩ ịch sử Việt Nam của Nguyễn Thị Hà,
2010. Nội dung của những luận văn nà đều sử dụng tư liệu địa bạ ở hai thời điểm
1805 và. 1840 để làm rõ tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở địa bàn nghiên
cứu. Đây là cơ sở không chỉ giúp cho tác giả có thêm nhận thức mà còn có điều kiện
so sánh với châu Hàm Yên.
iên quan đến địa bàn nghiên cứu có thể kể đến các công trình,“ ịch sử Đảng bộ
Tuyên Quang” đề cập đến đặc điểm địa lí dân cư, sự thay đổi đơn vị hành chính của tỉnh,
phong trào đấu tranh của nhân dân Tuyên Quang từ nguồn gốc đến năm 1954.
“ ịch sử Đảng bộ huyện Hàm Yên” từ 1940 - 2000 đề cập đến đặc điểm địa lí
dân cư, sự thay đổi đơn vị hành chính của tỉnh, phong trào đấu tranh của nhân dân
huyện Hàm Yên.
Thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước là những

kiến gợi mở qu

báu giúp chúng tôi có thể kế thừa trong quá trình hoàn thành luận văn của mình.

Như vậy, việc nghiên cứu cụ thể tình hình sở hữu ruộng đất ở châu Hàm Yên
(Tuyên Quang) từ nửa đầu thế kỉ XIX vẫn còn là một vấn đề cần làm rõ. Vì vậy, tôi
chọn vấn đề: “Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Hàm Yên (Tuyên Quang)
nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên c u của luận văn
- Mục đích nghiên c u: Tìm hiểu tình hình sở hữu ruộng đất của châu Hàm
Yên nửa đầu thế kỉ XIX nhằm tái hiện lại bức tranh sở hữu ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp của châu Hàm Yên hồi nửa đầu thế kỉ XIX.
Góp phần hoàn thiện kiến thức: Chuyên môn cho bản thân, phục vụ đắc lực
cho công việc giảng dạy sau này.
- Đối tƣợng nghiên c u: Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu
Hàm Yên (Tuyên Quang) nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phạm vi nghiên c u:
Phạm vi không gian: Châu Hàm Yên (Tuyên Quang) nửa đầu thế kỉ XIX gồm
8 tổng 23 xã có địa bạ niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840).
Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỉ XIX.

4


4. Nguồn tƣ liệu
- Tài liệu chung: Các cuốn sách cổ và địa chí có đề cập đến nội dung nghiên
cứu như: Đại Việt sửu kí toàn thư, khâm định việt sử khâm giám cương mục, Đại
Việt sử kí tiền biên, dư địa chí, kiến văn tiểu lục, đồng khánh dư địa chí, Đại Nam
nhất thống trí, Đồng Khánh dư địa chí, Đại Nam thực lực,…
- Tư liệu địa bạ: Địa bạ có niên hiệu Minh Mệnh (1840) được khai thác tại trung
tâm lưu trữ quốc gia I (Hà Nội).
- Tài liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Hàm Yên, tạp chí…
- Nguồn tài liệu thực địa, điền dã: Các tài liệu truyền miệng, truyện kể, truyền
thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương… đề cập đến vẫn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp.

5. Phƣơng pháp nghi n c u
Trên cơ sở thực tế nguồn địa bạ triều Nguyễn đã sưu tầm được tác giả vận
dụng phương pháp định lượng, chú ý xử lý số liệu nhằm làm rõ tình hình ruộng đất và
các loại sở hữu ở châu Hàm Yên
Thực hiện luận văn này phương pháp lịch sử và logic được sử dụng chủ yếu
kết hợp với phương pháp thống bằng các bảng biểu, so sánh, đối chiếu với các tư liệu
có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã nhằm mực đích làm rõ vấn
đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là sự tổng hợp các tài liệu về châu Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trên các
lĩnh vực: Kinh tế, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, tình hình ruộng đất…
Thống kê địa bạ châu Hàm Yên góp phần làm rõ tình hình ruộng đất nửa đầu
thế kỉ XIX. Qua đó, thấy được bộ mặt nông thôn Việt Nam thời Nguyễn cũng như
chính sách của triều đình đương thời.
7. Cấu trúc của luận văn
Phần nội dung chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về châu Hàm Yên.
Chương 2: Sở hữu ruộng đất ở châu Hàm Yên nửa đầu thế kỉ XIX.
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp châu Hàm Yên nửa đầu thế kỷ XIX.

5


BẢN ĐỒ TỈNH TUYÊN QUANG

6


7



Chƣơng
KHÁI QUÁT VỀ CHÂU HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. Vị trí địa lí v điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Địa giới của châu vào nửa đầu thế kỉ XIX đã được sách Đại Nam nhất thống
chí chép lại như sau: Ở cách phủ 37 dặm về phía bắc, đông tây cách nhau 81 dặm,
năm bắc cách nhau 62 dặm, phía đông đến địa giới châu chiêm hóa 52 dặm, phía
tây đến địa giới huyện Sơn Dương tình Sơn Tây 29 dặm, phía năm đến địa giới
huyện Hùng Quan tỉnh Sơn Tây 29 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Vị Xuyên 37
dặm. Xưa là huyện Sóc Sùng. Thuộc thời Minh là huyện Vân Yên, sau gồm vào
huyện Khoáng. Thời Lê Hồng Đức gọi là Sùng Yên, sau đổi là Phúc Yên, thổ tù họ
Lương nối đời quản trị. Bản triều đầu đời Gia Long vẫn theo như thế. Năm Minh
Mệnh thứ 3 đổi tên hiện nay. Năm thứ 16 đổi đặt lưu quan. Nay lãnh 10 tổng, 73
xã thôn [51, Tr.393].
Trong sách Đồng Khánh dư địa chí có ghi: “Huyện hạt phía đông giáp châu
Chiêm Hóa, phía tây giáp huyện Hùng Quan tỉnh Sơn Tây, phía nam giáp huyện Sơn
Dương, phía bắc giáp Huyện Vị xuyên [22, Tr.859].
Trải qua những biến động về lịch sử hành chính, địa giới của châu cũng có
những thay đổi. Hiện nay, huyện Hàm Yên có diện tích là Diện tích 907 km2. Huyện lị
là thị trấn Tân Yên nằm trên quốc lộ 2, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 40 km về
hướng tây bắc, huyện cũng là nơi con sông Lô chảy qua và 17 xã (Các xã: Tân
Thành, Minh Hương, Bình Xa, Thành Long, Nhân Mục, Bằng Cốc, Đức Ninh,Thái
Sơn, Thái Hòa, Hùng Đức, Yên Phú, Yên Lâm, Phù ưu, Minh Dân, Minh Khương, Bạch
Xa, Yên Thuận). Nằm trong tọa độ địa lí từ khoảng: 21o51’ - 22o23’ vĩ độ Bắc và từ
104o51’ - 105o09’ độ kinh Đông. Huyện Hàm Yên có vị trí: Phía bắc giáp huyện Bắc
Quang (Hà Giang), Phía Nam giáp Huyện Yên Sơn, phía đông giáp hai huyện Chiêm
Hóa và Lâm Bình, Phía tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái).
Hàm Yên có vị trí địa lý luôn giữ vai trò là vùng đất hiểm yếu của tỉnh Tuyên

Quang, tạo điều kiện thuận lợi thu hút cư dân tới đây sinh sống và lập nghiệp. Đồng
thời, đây là yếu tố thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa đồng bằng và
miền núi.

8


1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Hàm Yên khá phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao và hệ thống
sông ngòi, thấp dần theo hướng Tây bắc - Đông nam.
Địa hình huyện phần lớn là đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 500 - 600m so
với mực nước biển chỉ có một vài xã vùng cao. Hàm Yên có nguồn tài nguyên đất đai
phong phú bao gồm:
Hàm Yên nằm trong vùng đồi núi thấp, nằm giữa hai dã núi lớn, có đỉnh núi
cao nhất là núi Cham Chu có độ cao là 1.587m chạy từ Yên Thuận tới Bình Xa
theo hướng Tây bắc - Đông nam, nhiều đỉnh cao từ 831m đến 1435m. Địa hình có
hướng dốc dần về phía Sông Lô, tạo cho Hàm Yên có hình thế như thung lũng
lòng chảo lớn mà đáy là lưu vực sông Lô với những cánh đồng lớn và các bãi soi
phù sa dọc hai bên bờ.
Các ngọn núi thuộc địa phận Hàm Yên như:
- Núi Sâm Sơn: Ở địa phận xã Tình Húc, một dãy núi liên tiếp, đột khởi ba
ngọn, hình dáng lạ đẹp, cây cối xanh tốt, là dãy đá bảo vệ phái bên trái trành tỉnh,
dòng sông ô như một dải áo vắt ngang phái trước, trên núi là ngôi đền thiêng, quả là
ngọn danh sơn trong bản huyện, “cách huyện Hàm Yên về phía Nam, trông ra sông
cái, 3 ngọn dựng đứng, trước có trường mỏ bạc, nay bỏ. Dưới núi có đền thờ Ngọc
Hân công chúa, bên cạnh có hang và khe nước thông với sông Lô, tương truyền là
hang Thuồng luồng” [51, Tr.401].
- Núi Nghiêm Sơn: Ở địa phận xã Nghiêm Sơn, núi đồi hùng vĩ, cây cối rậm rạp,
trên núi có ngôi đền thiêng, “ở cách huyện Hàm yên 10 dặm về phía Nam, hình thế chót
vót, đất đá lẫn lộn cây cối xanh tốt, trên núi có đền” [51, Tr.401].

- Núi Chân Sơn: Ở địa phận xã Chân Sơn, thế núi nhấp nhô, quanh co chạy dài
1-2 dặm đến xã Chân Sơn thì cao vọt lên. Trên núi có đền thiêng.
Núi rừng Hàm Yên quả thật đã mang lại nhiều nguồn lợi cho người dân. Nhân
dân có câu: “Chốn khuất khe lưu bày măng mọc - Tùng lâm hoang vắng sẵn sa
nhân”. Thiên nhiên đã ban tặng nơi đây nguồn lâm, thổ sản phong phú. Trong Đồng
Khánh dư địa chí có nhắc đến các loại gỗ sắc, tre vầu, nứa, củ nâu... có nguồn tài
nguyên rừng rất phong phú, có tiềm năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến gỗ, sản xuất bột giấy, sản xuất chế biến các sản phẩm từ nông lâm sản phụ và
phát triển công nghiệp chế biến chè. Nguồn tài nguyên rừng trong đó, có các loại cây

9


lâm nghiệp trên diện tích đất rừng trồng, các loại song, mây, giang, tre, nứa... có điều
kiện để phát triển ngành nghề thủ công, mỹ nghệ.
Không chỉ vậy, rừng Hàm Yên còn là nơi sinh sống của nhiều loài muông thú
như: ợn lòi, khỉ, cầy, hổ, gấu, hươu sao…
Hàm Yên là huyện có nhiều sông, suối. Các con sông lớn: Sông Lô, sông Khâm
và sông Gầm đã được lưu trong sử sách:
Sông Lô: Ở cách huyện Vĩnh Tuy 49 dặm về phía tây bắc, phát nguyên từ
đông phủ Khái Hoá nước Thanh, chảy vào địa hạt Tuyên Quang, qua địa phận các
châu huyện Vĩnh Tuy, Vị Xuyện, Chiêm hóa, Hàm Yên, có nước sông Yên Long và
sông Gầm hợp vào, rồi chảy qua phía dông tỉnh tỉnh thành, gồm 74 dặm, 173 thác,
nước chảy như tên bắn, đường thủy rất là hiểm trở, hạ lưu hợp với sông chảy rồi đổ
vào ngã ba sông Bạch Hạc tỉnh Sơn Tây. Bản triều Minh Mệnh năm thứ 17, đức cửu
đỉnh, khắc hình tượng vào Anh Đỉnh. Tự đức năm thứ 3, liệt vào hàng sông lớn, chép
trong đền thờ [51, Tr.407].
Sông

ô đoạn chảy qua huyện Hàm yên trên giáp xã Bình Xa huyện Vị


Xuyên, dưới giáp xã Hòa Mục Huyện Hùng Quan Phủ Đoan Hùng tỉnh Sơn Tây, dài
220 dặm.
Sông Khâm: Trên giáp xã Xóm Xá châu Chiêm Hóa, dưới đến ngã ba cường
Nỗ chảy vào sông Lô dài 105 dặm.
Sông Gầm: Ở cách huyện Để Định 38 dặm về phía Đông bắc, có tên nữa là
sông Ngô, phát nguyên từ phủ Trấn Yên tỉnh Quảng Tây nước Thanh, chảy về phía
nam, vào địa phận huyện để định, đến địa phận huyện Vĩnh Điện thì chảy ngoặt sang
phía Tây, qua các núi Thượng Lãm và Hạ Lãm, lại chảy ngoặt sang phía Đông qua
địa phận châu Chiêm Hóa. Sông này hàng năm về mùa Hạ và mùa Thu nước đục, về
mùa Đông và mùa Xuân nước trong, lòng sông nhỏ hẹp lại nhiều đá ngầm, thuyền đi
qua, người tất phải lên bờ đi bộ, theo ven núi ước một hai khắc canh rồi lại xuống
thuyền. đến phố Vân Quang Châu Chiêm Hóa, lại có một nguồn nước từ núi Khâu
Hoắc huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên, hợp với chi lưu hồ ba bể thành sông Công
Bật, chảy đến đây mà hợp vào sông Vân Quang, lại “chảy về phía đông nam qua ngã
ba Cường Nỗ thuộc huyện Hàm Yên, rồi đổ vào sông Lô. Sông này, ở địa phận huyện
10


Để Định và Vĩnh Điện gọi là sông Ngô, ở địa phận châu Chiêm Hóa và Huyện Hàm
Yên gọi là sông Gầm” [51, Tr.409].
Hiện nay, trên địa bàn huyện ngoài các con sông lớn, huyện có một hệ thống
các con suối, ngòi dày đặc: Ngòi Nắc (xã Yên Lâm), ngòi Mục (thị trấn Tân Yên),
ngòi Hẻ (xã Yên Phú), ngòi Khiêng, suối Thọ (xã Phù ưu), suối Khang (Xã Minh
Dân), ngòi Hương ạp (xã Minh Hương) và hàng trăm khe suối nhỏ chằng chịt khắp
các xã trong huyện. Đặc điểm chung của các con sông suối này là lượng chảy khá
đều, mang đến một lượng phù sa cho huyện, phục vụ cho tưới tiêu sản xuất nông
nghiệp. Ngoài ra, Hàm Yên có rất nhiều suối mạch ngầm nhỏ chảy từ các núi đá
vôi, các khe núi đất, đảm bảo nước sinh hoạt quanh năm cho nhân dân. Tuy nhiên,
do độ dốc lớn, khúc khuỷu nhiều thác ghềnh, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo

mùa, mùa mưa thì dòng chảy lớn, mùa cạn thì dòng chảy thấp. Mùa mưa lũ, lưu
lượng nước ở đây có cường độ rất mạnh, bất ngờ dẫn đến sạt lở đất, gây thiệt hại
lớn đến nhà cửa, cây cối hoa màu, đe dọa tính mạng của nhân dân. Đặc biệt Hàm
Yên là huyện thường xảy ra những trận lốc lớn... Chính vì vậy, công tác thủy lợi
luôn được coi trọng.
Khí hậu mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng
ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ
quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với
lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình hàng
năm đạt 220 - 490C. Cao nhất trung bình 330 - 350C, thấp nhất trung bình từ 120 130C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sương muối.
“Mùa hè mùa thu thường mưa nhiều, mùa đông và mùa xuân thường âm u, mỗi
khi mưa lâu tiếp đến ngày nắng, thì khí nóng khác như thường đến tiết sương giáng thì
có gió rét, tháng 3 và tháng 9 khí nóng nung nấu nhiều người bị cảm “Tháng 9 thì quýt
đỏ trôn, tháng 3 ngái nở con cái tìm về”” [51, Tr.397].
Trong Đồng Khánh dư địa chí cũng có chép: “Tháng giêng tháng hai gió
đông, thỉnh thoảng gió bắc, nhiều lạnh rét ít ấm nóng. Trời mây âm u cả tuần,
sương mù dày đặc, buổi sáng phải đến giờ thìn mới thấy mặt trời, mới nửa chừng
giờ thân trời đã tối. Đến hạ tuần tháng 3 mới cảm thấy ấm áp. Tháng 4,5,6 gió nam

11


nắng gắt. Tháng 7,8 mưa lũ, lốc bão Tháng 9,10 ít mưa, nhiều ngày tạnh nắng, đã
bắt đầu cảm thấy lạnh. Tháng 11,12 gió bấc rét đậm. Đó là khí hậu ấm, mát,lạnh,
nóng trong một năm. Còn khí lam chướng 4 mùa đều có. Còn thủy triều thì không
dâng đến huyện hạt” [22, Tr.860].
Huyện Hàm Yên hàng năm cứ đến tháng 4, tháng 5 gieo mạ, tháng 6, tháng 7
cấy và gặt vào tháng 10, tháng 11 nhà nông thường xem ngày 8 tháng 4 có mưa hay
không để xếp đặt công việc làm ruộng cũng có phần ứng nghiệm. Có câu ngạn ngữ

rằng: “Ngày 8 tháng 4 không mưa, ruộng trũng đừng bừa, đi phát ruộng cao”
[49,tr.398]. Bên cạnh khó khăn thì đặc điểm điều kiện tự nhiên như trên cũng cho
phép huyện Hàm Yên phát triển nông, lâm nghiệp và nâng cao đời sống sinh hoạt của
nhân dân.
Đặc điểm khí hậu Việt Nam nói chung cũng như Hàm Yên nói riêng là yếu tố
quan trọng góp phần hình thành vành đai nguyên sinh với cánh rừng lớn, nhiều cây
gỗ qúy, về phía Đông Nam núi cao cây rậm với nhiều loài thực vật qúy hiếm như:
Trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, mun, Pơ mu… Động vật rừng
khá phong phú với những loại thú sống trong rừng nguyên sinh, có nhiều loài: Nai,
gấu, cầy hương, khỉ, vượn, gà rừng. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
và chiến sự biên giới (1979), do nhu cầu phục vụ kháng chiến, sử dụng của nhân dân
và sự tàn phá của chiến tranh nên các loại gỗ quí cũng dần cạn kiệt, độ che phủ rừng
của cánh rừng nguyên sinh không còn cao như trước nữa. Hiện nay, với sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước, việc phủ xanh đất trống, đồi trọc được thực hiện qua chương
trình 357, ngăn chặn những hành động chặt phá rừng bừa bãi. Cho đến nay, độ che
phủ rừng đã tăng lên, rừng hầu như được phân bố khắp các thị xã trong huyện.
Về khoáng sản, “hai xã Lang Cải, Đạo Viện trước kia có một mỏ vàng. Xã Phúc
Ninh trước kia có một mỏ chì, nhưng năm trước đã vâng lệnh đóng cửa” [21, Tr.860].
Tạo điều kiện cho việc giao lưu giữa các vùng trong huyện là hệ thống giao
thông từng bước được cải thiện. Trong Đại Nam nhất thống chí có nhắc đến đò Ỷ La,
đò Thúc Thủy, đò Cường Nỗ đều ở địa phận huyện Hàm Yên phục vụ nhu cầu đi lại
của nhân dân sang các huyện khác. Một đường quan báo đi từ huyện lỵ về phía tây
đến giáp với huyện Hùng Quan tỉnh Sơn Tây, đi khoảng nửa ngày đường, đường rộng
một trượng. Một đường nhỏ đi từ huyện lỵ về phía đông đến giáp giới châu chiêm

12


hóa, đi khoảng 2 ngày, đường rộng 5 trượng. Một đường nhỏ đi từ huyện lỵ về phía
nam đến giáp giới huyện Sơn Dương tỉnh Sơn Tây, đi khoảng một ngày đường,

đường rộng 5 trượng. Một đường nhỏ đi từ huyện lỵ về phái bắc giáp giới huyện Vị
Xuyên, đi khoảng một ngày rưỡi, đường rộng 5 trượng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu đãi do thiên nhiên mang lại huyện Hàm Yên
cũng phải đối diện với nhiều khó khăn như lũ quét, sạt lở đe dọa tính mạng và của cải
của nhân dân... Do đó, nhìn chung mức sống của người dân nơi đây còn khá thấp,
chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn.
1.2. Lịch sử hành chính châu Hàm Yên
Trong lịch sử phát triển, vùng đất Hàm Yên luôn gắn liền với quá trình vận
động của lịch sử Tuyên Quang qua các thời đại.
Đời vua Hùng xưa là đất nước Văn ang. Đời Tần thuộc Tượng Quận. Đời
Hán thuộc quận Giao Chỉ. Nước ta đời Trần gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc
Oai, sau đổi làm trấn. Thời thuộc Minh đổi thành phủ Tuyên Hóa (Thiên hạ quận
quốc lợi bệnh thư chép: Năm Vĩnh ạc thứ 5 đổi trấn làm châu, lệ thẳng vào ty Bố
chính. Năm thứ 6 thăng làm phủ. Năm thứ 17, gồm huyện Khoáng vào huyện Văn
Yên, và huyện Ất vào huyện Để Giang). Đầu đời Lê thuộc Tây Đạo. Đời Quang
Thuận đặt Tuyên Quang thừa Tuyên, lãnh 1 phủ, và 5 huyện châu. Đời hồng Thuận,
đời làm Minh Quang. Từ đời Nguyên Hòa về sau, họ Vũ ở Đại Đồng vì có công được
thế tập gọi là dinh Yên Tây (có chỗ chép là dinh Yên Bắc). Đời Vĩnh Thịnh bắt đầu
sai quan cai trị đất ấy, sau họ Vũ làm phản đem 3 động châu Vị Xuyên là Ngưu
Dương, Hồ Điệp và Phổ Yên phụ vào nước Thanh. (Năm Chính Hòa thứ 18, sai sứ
thần là Nguyễn Đăng Đạo nhân dâng tuế công, phụ tâu bày xin trả lại đất 3 động. Vua
Thanh toan sai đại thân đến nơi khám xét, gặp lúc tuần phủ Vân Nam Thạch Văn
Thạnh vào yết kiến, tâu rằng 3 động này đã nội phụ từ đầu đời Minh, thì 3 động do
huyện Mông Tự thu thuế, nay không thể trả lại được. Vua Thanh bèn sai đưa công
văn trách vua ê. Từ đấy 3 động không lấy lại được nữa). Năm Thái Bảo thứ 9, nhà
Thanh trả lại xưởng đồng Tụ Long, lấy sông Đổ Chú làm ranh giới. Sử chép: Trước
kia đất biên giới 2 châu Vị Xuyên và Thủy Vĩ bị thổ quan phủ Khai Hóa tỉnh Vân
Nam xâm chiếm. Nước ta đã nhiều lần biện bạch với nhà Thanh, vua Thanh sai quan
hội đồng với phái viên nước ta để khám xét, thì phái viên nước Thanh lại bênh vực


13


thổ quan Khai Hóa mà cho rằng, nước ta chiếm đất của nước Thanh, rồi tâu lên vua
Thanh bắt nước ta phải trả lại. Vua Thanh hạ lệnh nhập giới mốc ở dưới núi Võ Kẽm,
đặt cửa quan và đào hào, do đó nước ta mất 40 dặm đất. Việc này, vua Thanh hai lần
đưa sắc thư dụ bảo bắt theo, nhưng thổ mục Tuyên Quang Hoàng Văn Phúc nhất thiết
không chịu tiếp nhận sắc văn. Vì thế viên tuần phủ tỉnh Vân Nam ngờ nước ta có ý gi
khác, bèn tâu vua Thanh điều động binh mã 3 tỉnh để phòng bị. Vua Thanh liền sai
bọn Đô Ngự sử Hàng Dịch Lộc đến nơi xem xét sự động tĩnh của nước ta, sau đó nhà
Thanh đổi lại sắc dụ và trao lại số đất mới tra cứu ra được là 40 dặm. Triều đình sai
Thị Lang Lại bộ Nguyễn Huy Thuận và Tế tửu Quốc Tử Nguyễn Công Thái đến hội
đồng với ủy viên nước Thanh ở Tuyên Quang để lập bia đá lấy sông Đổ Chú làm mốc
giới, bờ cõi từ đây mới định.
Bản triều, đầu đời Gia long, gọi là trấn Tuyên Quang, lãnh 1 phủ, 1 huyện và
5 châu, đặt các chức trấn thủ, hiệp trấn, tham hiệp, năm Minh Mệnh thứ 12 chia tỉnh
hạt, đặt 2 ty Bố chính và Án sát, dưới quyền tổng đốc Sơn -Hưng - Tuyên. Năm thứ
14, thổ tù châu Bảo Lạc là Nông Văn Vân làm phản, sau dẹp yên được, bèn bỏ châu
Bảo Lạc chia cắt làm 2 huyện Vĩnh Điện và Để Định. Lại chia châu Vị Xuyên thành
2 huyện Vĩnh Tuy và Vị Xuyên, đổi châu Đại Nam làm châu Chiêm Hóa, bắt đầu đặt
lưu quan, lại đặt thêm phủ Yên Ninh. Năm Thiệu Trị thứ 2 đổi làm phủ Tương Yên.
Nay lãnh 2 phủ, 5 huyện, 3 châu [51, Tr.389-391].
Huyện Hàm Yên là một huyện phía tây tỉnh Tuyên Quang, ở cách phủ 37 dặm
về phía bắc, đông tây cách nhau 81 dặm, nam bắc cách nhau 62 dặm, phía đông đến
địa giới châu chiêm hóa 52 dặm, phía tây đến địa giới huyện Sơn Dương tỉnh Sơn
Tây 29 dặm, phía nam đến địa giới huyện Hùng Quan tỉnh Sơn Tây 29 dặm, phía bắc
đến địa giới huyện Vị Xuyên 37 dặm. Xưa là huyện Sóc Sùng thuộc châu Tuyên
Quang, lộ Quốc Oai. Sau thuộc lộ, trấn Tuyên Quang khi Tuyên Quang được nâng
cấp hành chính từ châu lên lộ rồi trấn vào năm Quang Thái thứ 10 (1397). Thuộc thời
Minh là huyện Vân Yên, sau gồm vào huyện Khoáng. Thời Lê Hồng Đức gọi là Sùng

Yên, sau năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi là Phúc Yên thuộc phủ Yên Bình, thổ tù
họ ương nối đời quản trị. Bản triều đầu đời Gia Long (1802 - 1822) vẫn theo như
thế. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên hiện nay. Năm thứ 16 đổi đặt lưu quan.
Nay lãnh 10 tổng, 73 xã thôn [36, Tr.393]. Đó là:
14


Tổng Trung Môn (11 xã, phố, phường, chòm, bến): Xã Trung Môn, xã Ỷ La,
xã Xuân Huy;
Tổng Đồng An (7 xã, trại): Xã Đồng An, xã Gia Cốc, xã Vũ Cốc, trại Viên
Châu, xã Tín Vũ, xã Đông Sơn, xã inh Cốc;
Tổng điền sơn (6 xã): Xã Điền Sơn, xã Nghiêm Sơn, xã Từ Thủy, xã Nhân
Gỉa, xã Vân Lâm, xã Cam Lâm;
Tổng Thường Túc (6 xã): Xã Thường Túc, xã Thúc Thủy,xã Kiệt Thạch,xã
Bình Trù, xã Yên Đình, xã Song ĩnh;
Tổng Lang Quán (7 xã): Xã Lang Quán, xã Minh Lang, xã Trình Lang, xã Văn
Yên, xã Năng Hoằng, xã Hoằng Nghị, xã Thanh Sơn;
Tổng Hùng Dị (8 xã): Xã Hùng Dị, xã Ninh Dị, xã Phong Nẫm, xã Đăng Nẫm,
xã Tú Chung, xã ũ Khê, xã Xuân Mai, xã Tú ĩnh;
Tổng Bình Ca (5 xã): Xã Bình Ca, xã Đạo Viện, xã Lang Cải, xã Thiên Đông,
xã Tình Húc;
Tổng Yên Lĩnh (4 xã): Xã Yên ĩnh, xã Yên Diên, xã Trường Đà, xã Cường Nỗ;
Tổng Sơn Đô (5 xã): Xã Sơn Đô, xã ực Hành, xã Quảng Giáo, xã Bình Trạch,
xã Nhân Lý;
Tổng Yên Lũng (9 xã): Xã Yên ũng, xã Nhân Thọ, xã Thọ Sơn, xã Phúc Minh,
xã An Cốc, xã Trí Thủy, xã Vình Khoái, xã Hiệp Môn, xã Hòa ũng [2, Tr.860-861].
Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) kị húy chữ Phúc, đổi là Hàm Yên. Năm Duy
Tân thứ 7 (1913) chia huyện Hàm Yên thành 2 huyện Hàm Yên và Yên Sơn.
Thời Pháp thuộc (1884-1945), huyện Hàm Yên (Phủ Yên Bình) thuộc tiểu
quân khu Tuyên Quang (Đạo quan binh 3). Từ ngày 11/04/1900, toàn quyền Đông

Dương ra nghị định thành lập lại tỉnh Tuyên Quang, địa bàn gồm phủ Yên Bình, hai
huyện Hàm Yên, Sơn Dương và châu Chiêm Hóa.
Ngày 06/06/1903 Thống sứ Bắc kì ra nghị định làng phù hiến và các thôn
người Mán của tổng Đại Thân, tỉnh Hưng Hoa tả ngạn Sông Chảy, giữa sông này và
địa giới tỉnh Tuyên Quang được sáp nhập vào tổng Điền Sơn, huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang [16, Tr.1377].

15


Ngày 29 - 8 - 1916 theo lệnh thống sứ Bắc Kì thành lập huyện Yên Sơn, huyện
Hàm Yên chỉ còn 2 tổng cũ là Hùng Dị và Yên ũng [16, Tr.1377].
Theo tài liệu lưu trữ ghi châu Hàm Yên có 4 tổng, 41 làng.
Sau cách mạng Tháng Tám địa bàn Hàm Yên nằm trong phủ Toàn Thắng gồm
huyện Hàm Yên và một phần Yên Sơn và một số xã thuộc huyện Yên Bình, tỉnh
Tuyên Quang.
Tới tổng tuyển cử 01/1946, các phần đất thuộc các huyện khác được trả về
huyện cũ, địa giới hành chính của huyện được định lại.
Theo bản kê khai các huyện và xã tỉnh Tuyên Quang ngày 30/06/1986 của Ủy
ban Kháng chiến hành chính tỉnh Tuyên Quang (Hồ sơ lưu trữ số 189, phòng bộ nội
vụ, trung tâm lưu trữ quốc gia III, Cục ưu trữ nhà nước) huyện có 14 xã: Bạch Xa,
Bình Xa, Bình An, Đức ong, Minh Khương, Nhân Mục,Minh Hương, Phù Loan,
Phúc Long, Tân An, Thái Bình, Thịnh Cường, Trung Thành, Ứng Thành.
Tháng 12 năm 1975 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang thành
tỉnh Hà Tuyên, Hàm Yên là huyện lị của tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, khi tách trở lại thành
Tuyên Quang và Hà Giang, Hàm Yên là huyện lị của tỉnh Tuyên Quang. Năm 2013,
Hàm yên bao gồm 1 thị trấn Tiên Yên và 17 Xã (Tân Thành, Minh Hương, Bình
Xa, Thành Long, Nhân Mục, Bằng Cốc, Đức Ninh, Thái Sơn, Thái Hòa, Hùng Đức, Yên
Phú, Yên Lâm, Phù ưu, Minh Dân, Minh Khương, Bạch Xa, Yên Thuận).
1.3. Đặc điểm dân cƣ v tộc ngƣời

Hàm Yên là vùng đất đã được hình thành từ lâu đời. Nơi rừng sâu nước độc,
xa xôi cách trở này lâu dần quy tụ sự hình thành, tồn tại của nhiều dân tộc anh em
đến sinh sống và đã tạo nên một bộ mặt xã hội có những nét đặc trưng riêng biệt.
Tiến trình lịch sử của châu Hàm Yên cũng chính là tiến trình lịch sử hình thành và
phát triển của các dân tộc như Kinh, Tày, Thái, Dao, Cao Lan, Mường… ngoài ra
còn có dân ngụ cư người Thanh, Nùng, sống gắn bó từ lâu đời qua nhiều thời kì
lịch sử. Mỗi dân tộc trong huyện đều có bản sắc văn hóa riêng của mình “chỉ có
hai huyện Hàm Yên và Thu Châu là có người Kinh ở xem với người Thổ (Tày)”
[22, Tr.853].

16


×