Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Luật - Quy chế pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1Tổng công ty Lương thực miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.25 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY BỘT MỲ
VINAFOOD 1-TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC....................2
PHẦN II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI .............6
CHI NHÁNH CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD 1-TỔNG CÔNG TY
LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC..............................................................................6
PHẦN III: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH .....18
CỦA CÔNG TY BỘ MỲ VINAFOOD 1-TỔNG CÔNG TY.........................18
LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC...........................................................................18
PHẦN IV: TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN CÁC HỢP ĐỒNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
BỘT MỲ VINAFOOD 1-TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC. 22
PHẦN V: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD 1-TỔNG CÔNG TY
LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC............................................................................27

SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

DANH MỤC CÁC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Công ty CP: Công ty Cổ phần
Công ty TNHH: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


CBCNV: Cán bộ công nhân viên
KTĐN: Kinh tế đối ngoại
SXKD: Sản xuất kinh doanh
HĐQT: Hội đồng quản trị
TCTLTMB: Tổng công ty Lương thực miền Bắc
PGĐ: Phó giám đốc
XNK: Xuật nhập khẩu
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
ATLĐ: An tồn lao động
BHLĐ: Bảo hộ lao động
L/C: Tín dụng thư (letter of credit)
UCP: Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Viết tắt của The
Uniform Custom and Practice for Documentary Credits)
HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Viết tắt của
Hazard Analysis and Critical Control Points)

SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển hiện nay, ngành sản xuất và kinh
doanh lương thực ln đóng một vai trị quan trọng. Đặc biệt đối với một nước
nông nghiệp như Việt Nam thì vấn đề an ninh lương thực ln được đặt lên hàng

đầu.
Ở Việt Nam, gạo là lương thực chủ yếu và cũng là mặt hàng xuất khẩu nhiều
nhất, tuy nhiên ngồi gạo thì bột mỳ cũng là một nguồn lương thực quan trọng,
có sản lượng lớn góp phần vào ổn định an ninh lương thực quốc gia, phục vụ sản
xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 là một đơn vị trực thuộc Tổng cơng ty
Lương thực miền Bắc có chức năng sản xuất và kinh doanh bột mỳ, cám mỳ,
mặc dù mới được thành lập không lâu xong Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood
1 đã có những đóng góp khơng nhỏ vào nền sản xuất chung của đất nước và là
một trong những đơn vị sản xuất–kinh doanh bột mỳ lớn nhất cả nước.
Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Công ty Bột mỳ
Vinafood 1 đã tham gia ký kết và thực hiện nhiều loại hợp đồng pháp lý khác
nhau. Xét trên khía cạnh pháp lý, thực tiễn đó là cơ sở để em tìm hiểu, phân tích
những vấn đề về pháp luật nói chung, pháp luật về hợp đồng nói riêng. Qua q
trình thực tập tại Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 thời gian qua, em đã
được tiếp xúc với các phòng ban của Chi nhánh qua đó phần nào nắm bắt được
cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chi nhánh. Đồng thời em cũng đã tìm hiểu được
tình hình thực thi pháp luật của doanh nghiệp nói chung, của Chi nhánh Cơng ty
Bột mỳ Vinafood 1 nói riêng.
Em xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ tại Chi nhánh Cơng ty Bột
mỳ Vinafood 1 như: Phịng Hành chính, Phịng Kinh doanh và sự giúp đỡ tận
tình của Thạc sỹ Trần Thị Hồng Nhung, giảng viên Khoa Luật Đai học Kinh Tế
Quốc Dânđã giúp em hoàn thành báo cáo này. Đây là cơ sở giúp em có thể hồn
thành tốt Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trong thời gian tiếp theo của đợt thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

SV thực hiện:
GVHD:



Báo cáo thực tập tổng hợp

2

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY BỘT MỲ
VINAFOOD 1-TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC.
1.1. Nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1-Tổng công ty Lương thực miền Bắc
(sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế phụ
thuộc Văn phịng Tổng cơng ty Lương thực miền Bắc (sau đây gọi tắt là Tổng
công ty) được thành lập theo luật doanh nghiệp Nhà Nước. Mọi hoạt động SXKD
của Chi nhánh phải tuân thủ những quy định hiện hành của Tổng cơng ty Lương
thực miền Bắc, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà Nước.
Theo Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, đăng ký sửa đổi lần thứ 6 ngày 30
tháng 03 năm 2011 nội dung đăng ký kí hoạt động chi nhánh cụ thể như sau:
1.1.1. Tên chi nhánh
CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD 1
1.1.2. Mã số chi nhánh:
0100102608-009
1.1.3. Địa chỉ
Khối Tân Hòa, Phường Vinh Tân, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh.
STT
Tên ngành
Mã ngành
1 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, bột
1079
mỳ và các sản phẩm từ bột mỳ.

2 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
4669
Chi tiết: mua bán, đại lý phân bón
3 Bán bn thực phẩm
Chi tiết: mua bán bột mỳ và các sản phẩm từ bột mỳ
4632
Mua bán lương thực, thực phẩm
4 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa)
và động vật sống
Chi tiết: mua bán hàng nông sản
4620
Mua bán thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia
súc
5 Hoạt động dịch vu hỗ trợ kinh doanh khác còn lại
chưa được phân vào đâu
8299
Chi tiết: dịch vụ cho thuê kho bãi, văn phịng
1.1.5. Thơng tin về người đứng đầu chi nhánh
Họ và tên: NGUYỄN XUÂN LỢI
Giới tính: Nam
Sinh ngày: 10/06/1958
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Loại giấy chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân
Số: 013215362
Ngày cấp: 04/07/2009
Nơi cấp: Công an thành phố Hà Nội
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 807 B15, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
SV thực hiện:

GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

3

Chỗ ở hiện tại: 807 B15, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội,
Việt Nam.
1.1.6. Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp
Tên cơng ty: TỔNG CƠNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC–CƠNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN “CHUYỂN ĐỔI TỪ TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC
MIỀN BẮC CÓ MÃ SỐ DN: 0100102608 (SỐ CŨ: 11003) DO ỦY BAN KẾ
HOẠCH CẤP NGÀY 04/09/1995 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 982/QĐ-TTG
NGÀY 25/06/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ”
1.2. Q trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Cơng ty bột mỳ
Vinafood 1.
1.2.1. Quá trình hình thành của Chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 được thành lập theo quyết định số:
157/QĐ-TCTLTMB-HĐQT ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Tổng cơng ty Lương
thực miền Bắc,trực thuộc Văn phịng Tổng công ty, trên cơ sở tổ chức lại Công
ty SXKD Bột mỳ Hưng Quang hiện có và Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước.
Ngày 14/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1894/QĐTTg phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Lương thực miền Bắc giai đoạn
2012-2015. Với Đề án này thì Tổng cơng ty sẽ sắp xếp lại các đơn vị thành viên
trong đó có Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1, đây là một dấu mốc quan
trọng đối với quá trình phát triển của Chi nhánh.
Thành lập Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1là sự kiện lớn đối với Tổng
công ty Lương thực miền Bắc,là bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành của
nghành chế biến bột mỳ trong lĩnh vực sản xuất-chế biến mà Tổng công ty đã và
đang đầu tư phát triển.

Trong quá trình hình thành Chi nhánh đã trải qua một số mốc lịch sử sau:
− Năm 2001, Nhà máy Sản xuất kinh doanh Bột mỳ Hưng Quang đóng tại thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An được khởi công xây dựng. Sau 2 năm xây dựng, năm
2003 Nhà máy chính thức đi vào hoạt động.
− Ngày 08/4/2003 thành lập Nhà máy Bột mỳ Hưng Quang trực thuộc Công ty
Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc.
− Ngày 12/10/2004 tách Nhà máy Bột mỳ Hưng Quang, đơn vị kinh tế phụ thuộc
Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh, điều về Tổng công ty và đổi tên thành
Công ty Sản xuất-Kinh doanh Bột mỳ Hưng Quang.
− Ngày 03/9/2008 thành lập Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 trực thuộc
Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, trên cơ sở tổ chức lại Công ty Sản xuấtKinh doanh Bột mỳ Hưng Quang hiện có và Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước do
Tổng công ty mua lại của Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Bảo
Phước.
1.2.2. Tình hình phát triển của Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1.
Từ khi được thành lập Chi nhánh đã không ngừng phát triển và đạt được một
số thành tích như:
− Các danh hiệu thi đua (Bảng 1.1)
− Các bằng khen (Bảng 1.2)

SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

4

Bảng 1.1: Các danh hiệu thi đua của Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1.
Danh hiệu


Năm

2008
2009

thi đua
− Tập thể lao
động xuất sắc

TĐKT ngày 02/9/2009

− Tập thể lao

− Quyết định số 37/QĐ-TCTLTMB-TĐKT

động xuất sắc.

ngày 18/03/2010 của Tổng cơng ty Lương

− Cơng đồn Cơ

thực Miền Bắc.
− Quyết định số 128 QĐ/CĐ-TCT ngày

xuất sắc
− Cờ thi đua của
Chính phủ.
− Tập thể lao

15/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

− Quyết định số 53/QĐ-TCTLTMB-TĐKT

động xuất sắc.

ngày 03/03/2010 của Tổng công ty Lương

− Cơng đồn Cơ

thực Miền Bắc.
− Quyết định số 209/QĐ-CĐTCT ngày

xuất sắc
− Cờ thi đua của
Chính phủ.

2012

25/01/2010 của Cơng đồn Tổng cơng ty
Lương thực Miền Bắc.
− Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày

sở vững mạnh
2011

nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban
hành quyết định
− Quyết định số 100/QĐ-TCTLTMB-

sở vững mạnh
2010


Số, ngày, tháng, năm của quyết định cơng

10/01/2011 của Cơng đồn Tổng công ty
Lương thực Miền Bắc.
− Quyết định số 2475/QĐ-TTg ngày

− Cờ “Đảng bộ

30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
− Quyết định số 253/ĐUK ngày 05/5/2011

trong sạch vững

của Đảng ủy Khối Doanh Nghiệp Trung

mạnh”
− Tập thể lao
động xuất sắc

ương.
− Quyết định số 42/QĐ-TCTLTMB-TĐKT
ngày 21/02/2012 của Tổng công ty Lương
thực Miền Bắc.
(Nguồn: Báo cáo thành tích Cơng ty)

SV thực hiện:
GVHD:



Báo cáo thực tập tổng hợp

5

Bảng 1.2: Các bằng khen của Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 đã được
nhận.
Hình thức
Số, ngày, tháng, năm của quyết định
Năm
khen thưởng
khen thưởng; cơ quan ban hành quyết
định
2008
− Bằng khen của
− Quyết định số 1250/QĐ-BNN-TCCB
Bộ NN & PTNT
ngày 27/4/2009 của Bộ NN&PTNT Việt
Nam.
2009
− Bằng khen của − Quyết định số 1774QĐ-BTC ngày 26
Bộ tài chính
tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ tài
chính.
− Bằng khen của − Quyết định số 1226/QĐ-BNN ngày
Bộ NN&PTNT.
10/5/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
− Bằng khen của − Quyết định Số 804-QĐ/ĐUK ngày
Đảng uỷ Khối 01/4/2010 của Đảng uỷ Khối doanh nghiệp
DNTW
Trung ương.


2010

2011

2012

− Bằng khen của
Cơng
đồn
NN&PTNT
− Bằng khen của
Chính phủ
− Bằng khen của
Tổng Liên đoàn
Lao Động Việt
Nam
− Giấy khen của
Đảng uỷ Tổng cơng
ty
− Bằng khen của
Cơng đồn Ngành
NN&PTNT

− Quyết định số 121/QĐ-CĐN ngày
10/3/2010 của Cơng đồn NN&PTNT.

− Bằng khen của
Cơng đồn Ngành


− Quyết định Số 206/QĐ-BTV ngày
19/6/2012 của Cơng đồn Ngành
NN&PTNT

“Đã có thành tích
xuất sắc trong
phong trào thi đua
Lao động sáng tạo
giai đoạn 2007-

− Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày
22/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
− Quyết định Số 276/QĐ-TLĐ ngày
02/3/2011 của Tổng liên đoàn Lao động
Việt Nam.
− Quyết định Số 75-QĐ/ĐUTCT ngày
18/02/2011 của Đảng uỷ Tổng công ty
Lương thực Miền Bắc.
− Quyết định Số 110/QĐ-BTV ngày
09/3/2012 của Cơng đồn Ngành
NN&PTNT

2012”
(Nguồn: Báo cáo thành tích Cơng ty)
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp


6

PHẦN II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI
CHI NHÁNH CƠNG TY BỘT MỲ VINAFOOD 1-TỔNG CÔNG TY
LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC
2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức.
Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 hiện nay có trụ sở văn phịng đặt tại số
303/17T1 Trung hịa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, Nhà máy Bột mỳ Hưng
Quang đặt tại Vinh Tân, Thành phố Vinh, Nghệ An, Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước
đặt tại Đơng Hải, Quận Hải An, Hải Phịng.
Về mặt cơ cấu tổ chức, Chi nhánh có Giám đốc là người trực tiếp quản lý và
điều hành hoạt động của văn phòng cùng hai nhà máy Hưng Quang và Bảo
Phước. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc (PGĐ), trong đó có một
PGĐ phụ trách kinh doanh và một PGĐ phụ trách kỹ thuật. Tiếp đó là các phòng
đặt tại trụ sở văn phòng Chi nhánh bao gồm:
− Phịng Tổ chức-Hành chính;
− Phịng Kế tốn;
− Phịng Cơng nghệ;
− Phòng Kinh tế-Đối ngoại.
Là một đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, Chi nhánh Công ty Bột mỳ
Vinafood 1 khơng chỉ có các phịng ban tại trụ sở văn phịng Chi nhánh mà cịn
có các phịng thuộc hai nhà máy là nhà máy bột mỳ Hưng Quang đặt tại Vinh
Tân, Nghệ An và nhà máy bột mỳ Bảo Phước đặt tại Hải An, Hải Phòng. Hai nhà
máy kể trên đều được đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi
nhánh.
Tại Nhà máy Bột mỳ Hưng Quang có 1 phân xưởng sản xuất và 7 phịng bao
gồm:
− Phòng Tổ chức;
− Phòng Kinh doanh;

− Phòng Đối ngoại;
− Phịng Kế tốn;
− Phịng Đảm bảo chất lượng;
− Phịng Cơng nghệ;
− Phòng Kỹ thuật;
Tại Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước có bộ phận sản xuất-kỹ thuật và 4 phịng bao
gồm:
− Phịng Kinh doanh;
− Phịng Kế tốn;
− Phịng Đối ngoại;
− Phịng Đảm bảo chất lượng.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau:

SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

7

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1.

.
(Nguồn: Website Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1: )
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận của Chi nhánh.
Căn cứ theo Điều 12 Điều lệ Chi nhánh Cơng ty Bột mỳ Vinafood 1 thì:
Giám đốc Chi nhánh do Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng công ty
và trước Pháp luật về điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc là

người có quyền hành cao nhất trong Chi nhánh.
Phó giám đốc Chi nhánh là người giúp việc Giám đốc, được Giám đốc phân
công điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Trưởng phịng Kế tốn của Chi nhánh giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực
hiện cơng tác tài chính, kế tốn thống kê của Chi nhánh, có các quyền và nhiệm
vụ theo quy định của Pháp luật.
Các phịng chun mơn, nghiệp vụ của Chi nhánh có chức năng tham mưu,
giúp việc Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc theo chức năng, nhiệm vụ
mà Giảm đốc Chi nhánh giao.
Bộ máy quản lý cụ thể của Chi nhánh (các phòng ban giúp Giám đốc điều
hành công việc thuộc chuyên môn nghiệp vụ của mình) có thể được thay đổi, bổ
sung để phù hợp với quá trình phát triển của Chi nhánh.
− Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc.
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

8

+ Ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để
quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Tổng công ty giao cho Chi nhánh.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt động, dự
án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, kế hoạch
đào tạo, đào tạo lại cán bộ trong Chi nhánh, các biện pháp thực hiện những hợp
đồng kinh tế có giá trị lớn để trình Tổng công ty quyết định. Tổ chức thực hiện
kế hoạch, phương án, dự án đã được phê duyệt.
+ Điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.

+ Xây dựng và trình Tổng cơng ty phê duyệt định mức đơn giá tiền lương phù
hợp với quy định chung của Nhà nước. Xây dựng và tình với các cơ quan chức
năng có thẩm quyền phê duyệt công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm theo
quy định của Pháp luật. Tổ chức thực hiện các định mức tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm, đơn giá tiền lương trong toàn Chi nhánh.
+ Đề nghị Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, Trưởng các phịng ban và Giám đốc các đơn vị
trực thuộc Chi nhánh. Được quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật các chức danh từ Phó các phịng, ban và các đơn vị trực thuộc trở
xuống.
+ Xây dựng trìnhTổng cơng ty phê duyệt:
• Bộ máy quản lý Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
• Thành lập, tổ chức lại, giải thể bộ máy giúp việc và các đơn vị trực thuộc.
• Sổ lao động định biên phục vụ sản xuất kinh doanh của Chi nhánh (Lao động
có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên).
• Được Tổng cơng ty ủy quyền tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động với số
lượng trong mức lao động định biên đã được Tổng công ty phê duyệt.
+ Xây dựng và báo cáo Tổng công ty quy chế về lao động tiền lương, khen
thưởng kỷ luật áp dụng trong Chi nhánh.
+ Tổ chức điều hành hoạt động của Chi nhánh. Báo cáo Tổng công ty và các cơ
quan quản lý Nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định của Pháp
luật và của Tổng công ty.
+ Cùng Cơng đồn thường xun chăm lo việc làm, đời sống và các quyền lợi
của người lao động và quản lý sử dụng, phân phối các quỹ được trích lại.
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.
+ Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong
trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố…) và chịu trách nhiệm
về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay cho Tổng cơng ty và các cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp.
− Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc và Kế tốn trưởng.
+ Phó giám đốc có thể được Giám đốc uỷ quyền thay mặt Giám đốc điều hành
cơng việc khi Giám đốc đi vắng, sau đó phải báo cáo tồn bộ những cơng việc đã
giải quyết và điều hành trong thời gian Giám đốc đi vắng.

SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

9

+ Phó giám đốc và Kế tốn trưởng được quyền tiếp nhận thơng tin về các chủ
trương, chính sách, chế độ mới của Nhà nước, của Tổng công ty và những thông
tin liên quan đến hoạt động SXKD của Chi nhánh.
+ Phó giám đốc được thiết lập chế độ làm việc như đôn đốc, điều hành, giám sát
nhiệm vụ đối với các phòng chức năng, Phân xưởng theo sự phân công uỷ quyền.
+ Được tổ chức các cuộc họp chuyên đề thuộc lĩnh vực phụ trách, nhưng phải
báo cáo kết quả của cuộc họp cho Giám đốc.
+ Khi giải quyết những cơng việc có liên quan đến lĩnh vực của Phó giám đốc
khác thì chủ động bàn bạc, trao đổi thống nhất trước khi tiến hành, trong trường
hợp khơng thống nhất ý kiến thì báo cáo Giám đốc xin ý kiến chỉ đạo.
+ Trên cơ sở lợi ích chung của Chi nhánh, Phó giám đốc được chủ động triển
khai nhiệm vụ và đôn đốc công việc trong phạm vi được phân công uỷ quyền,
được quyền ký duyệt các công văn chứng từ thuộc lĩnh vực phụ trách.
− Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tổ chức-Hành chính.
+ Chức năng: Phịng Tổ chức-Hành chính có chức năng tham mưu giúp việc cho
Giám đốc Chi nhánh về: tổ chức quản lý bộ máy, quản lý sắp xếp nhân sự, quản

lý lao động và tiền lương, theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, thanh
tra kiểm tra, nghiên cứu và xây dựng nội quy quy chế, thực hiện chế độ và chính
sách đối với người lao động, quản lý cơng tác hành chính quản trị văn thư và
cơng tác bảo vệ cơ quan.
+ Nhiệm vụ:
• Tổ chức quản lý nhân lực, nghiên cứu tham mưu cho Ban giám đốc về công tác
tổ chức nhân sự, định biên lao động hợp lý, nghiên cứu xây dựng phương án quy
hoạch cán bộ, đào tạo tay nghề chuyên môn kỷ thuật theo định hướng phát triển,
nghiên cứu đường lối, chính sách chủ trương của Đảng và Nhà Nước để vận
dụng vào điều kiện thực tế của đơn vị như chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hộ lao động, các chế độ đối với lao động nữ…
• Tham mưu trình Giám đốc về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ
luật đối với CBCNV
• Hướng dẫn, theo dõi đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền
thưởng, tham mưu và kết hợp với các bộ phận liên quan hoàn thiện quy chế trả
lương, xây dựng đơn giá tiền lương phù hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh, định
kỳ hằng năm tham mưu xét nâng lương và tổ chức thi nâng ngạch lương cho
công nhân, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời động viên khen thưởng
và đề xuất xử lý những vi phạm kỷ luật.
• Tổ chức thực hiện cơng tác hành chính như: cơng tác văn thư lưu trữ, đánh
máy, in sao công văn tài liệu, quản lý các loại công văn đi đến, cấp phát các loại
giấy tờ đúng quy định như : giấy gới thiệu, giấy cơng tác. Quản lý và bảo vệ an
tồn con dấu, kiểm tra việc sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và quy
định của Chi nhánh, quản lý hồ sơ lý lịch của CBCNV.
• Quản lý và bảo đảm sự hoạt động đối với hệ thống điện thắp sáng, nước sinh
hoạt, điện thoại, máy fax, xe ôtô con và các thiết bị văn phòng khác do Chi nhánh
đầu tư mua sắm. Lập kế hoạch sửa chữa những tài sản hư hỏng, quản lý mua sắm
cấp phát nhu yếu phẩm Văn phòng phục vụ hoạt động của Chi nhánh.

SV thực hiện:

GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

10

• Tổ chức, bố trí tốt cơng tác bảo vệ an tồn, đơn đốc cơng tác vệ sinh môi
trường. Điều hành và chịu trách nhiệm chính trong cơng tác phịng cháy chữa
cháy, phịng chống bão lụt và có phương án ứng phó kịp thời khẩn cấp khi có sự
cố xẩy ra.
+ Quyền hạn:
• Trưởng phịng có quyền chủ động triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, có
quyền kiểm tra giám sát và yêu cầu CBCNV chấp hành kỷ luật lao động, an toàn
lao động, phòng cháy chữa cháy, được ký các văn bản mang tính hướng dẫn nội
bộ, giấy đi đường, giấy phép…theo sự uỷ quyền của Giám đốc. Có quyền u
cầu các phịng cung cấp lao động khi có yêu cầu đột xuất. Được quyền tham gia
vào các hội đồng khen thưởng, kỷ luật, tiền lương.
• Phó phịng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được quyền chủ động triển
khai nhiệm vụ được giao trong phạm vi uỷ quyền của Trưởng phòng, được thay
mặt Trưởng phịng giải quyết cơng việc (trong phạm vi uỷ quyền) khi Trưởng
phòng đi vắng.
− Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, của phịng Kế tốn.
+ Nhiệm vụ: Phịng Kế tốn đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi
nhánh, có chức năng tham mưu cho giám đốc quản lý cơng tác tài chính. Tổ
chức, chỉ đạo cơng tác hạch toán kế toán và thống kê phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của Chi nhánh theo các chuẩn mực kế toán hiện hành. Thực hiện
chức năng kiểm sốt viên của Nhà Nước tại Chi nhánh.
+ Chức năng:
• Xây dựng bộ máy kế tốn, thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn và cơng tác

thống kê theo đúng các chuẩn mực hiện hành.
• Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch thu chi tiền
mặt, kế hoạch tài sản và khấu hao tài sản cố định, kế hoạch nộp ngân sách. Kết
hợp với các Phòng chức năng khác xây dựng kế hoạch, đơn giá tiền lương, xây
dựng quy chế trả lương và các định mức kinh tế.
• Quản lý chặt chẽ tiền vốn, hàng hoá, vật tư, tài sản và các nguồn lực khác theo
chế độ quy định của Nhà nước. Tổ chức bảo quản, lưu giữ chứng từ sổ sách,
chứng từ điện tử, phần mềm kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
• Tổ chức báo cáo quyết tốn tài chính định kỳ đúng quy định của Nhà Nước
theo quý, năm và báo cáo nhanh phục vụ công tác quản lý của Giám đốc Chi
nhánh có phân tích đánh giá tình hình hoạt động SXKD trong kỳ.
• Thường xun có quan hệ với các cơ quan quản lý ngành dọc ở địa phương và
Phịng Kế tốn-Tài chính Tổng cơng ty để được hướng dẫn về nghiệp vụ.
• Thường xuyên cập nhật và phổ biến hướng dẫn các văn bản quy định của Nhà
nước về Cơng tác kế tốn, thống kê.
• Có nghĩa vụ chấp hành nghiêm túc quy chế tài chính của Nhà nước, quy chế tài
chính của Tổng cơng ty Lương thực miền Bắc và quy chế tài chính của Chi
nhánh.
• Trưởng phịng căn cứ vào các nhiệm vụ trên để có kế hoạch phân cơng giao
nhiệm vụ cho từng nhân viên của phòng, đồng thời chịu trách nhiệm phần việc
được giao.
+ Quyền hạn:
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

11


• Được quyền từ chối các khoản chi phí mua sắm khi chưa có đủ hoá đơn chứng
từ hợp lệ hoặc chưa đúng quy định của Chi nhánh.
• Được quyền yêu cầu các đơn vị phòng ban trong Chi nhánh chuyển đầy đủ, kịp
thời các chứng từ, hồ sơ gốc cần thiết liên quan đến cơng tác hạch tốn kế tốn
và kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ đó.
• Được quyền đề nghị Giám đốc đình chỉ các hoạt động khơng đúng với điều
khoản ghi trong các hợp đồng kinh tế, những hoạt động khơng đúng với quy định
của nghiệp vụ kế tốn mà Nhà nước ban hành và các quy định của Chi nhánh.
• Có quyền độc lập về nghiệp vụ chun mơn theo sự hướng dẫn của cơ quan tài
chính cấp trên. Được phép kiểm tra nghiệp vụ hạch toán kế toán của cấp dưới
(các Nhà máy). Được phép tham gia đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về bố trí
sắp xếp bộ máy kế toán.
− Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phịng Cơng nghệ.
+ Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc về quy
trình công nghệ sản xuất bột mỳ, nghiên cứu, quản lý chất lượng nguyên liệu đầu
vào, nguyên liệu tồn kho từ đó đưa ra cơng thức phối trộn hợp lý, lên kế hoạch
phân bổ sử dụng các loại nguyên liệu phù hợp, kết hợp với các phòng liên quan
lên phương án sản xuất, theo dừi chất lượng sản phẩm.
+ Nhiệm vụ:
• Tham mưu, tư vấn và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm và nguyên
liệu. Tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm, tư vấn cho lãnh đạo Chi nhánh trong
việc lựa chọn nguyên liệu để sản xuất. Quản lý toàn bộ nguyên liệu đầu vào, sản
phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO của Chi nhánh.
• Phối hợp với Phịng kinh doanh, Cơng nghệ thiết kế và phát triển mẫu mã của
sản phẩm, đa dạng hố các sản phẩm bột mỳ.
• Trực tiếp tham gia giải quyết về các khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
• Chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý chất lượng sản phẩm cho từng Nhà máy trong
Chi nhánh.
• Trưởng phòng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ trên chỉ đạo nghiệp vụ quản lý
chất lượng sản phẩm trong toàn Chi nhánh, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao.
+ Quyền hạn:
• Trưởng phịng có quyền chủ động triển khai chức năng nhiệm vụ do Giám đốc
hoặc Phó giám đốc trực tiếp giao.
• Được quyền kiểm tra, giám sát chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu
ra của q trình sản xuất trên dây chuyền.
• Được tham gia vào ban quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn
ISO.
− Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Kinh tế-Đối ngoại.
+ Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh ký kết các hợp đồng mua
nguyên liệu, kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng ngoại, chịu trách nhiệm trực
tiếp theo dõi tiến trình thực hiện các hợp đồng mua bán lúa mỳ đã ký cho đến khi
thanh lý xong các hợp đồng mua bán đó.
+ Nhiệm vụ:
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

12

• Theo dõi, năm bắt tình hình biến động của thị trường lúa mỳ thế giới. Tham
mưu cho Giám đốc Chi nhánh ký kết các hợp đồng mua bán lúa mỳ, kiểm tra tính
xác thực của hợp đồng, chịu trách nhiệm tu chỉnh các phụ lục hợp đồng và tu
chỉnh L/C.
• Làm thủ tục mua bảo hiểm hàng hoá XNK, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kết hợp với
Phịng Kế tốn mở L/C. Theo dõi hành trình của tàu để lên kế hoạch nhận hàng.
• Thông báo và cung cấp các thông tin cho các bộ phận liên quan đến việc nhận
hàng.

• Trực tiếp thực hiện việc nhận hàng, kiểm tra chất lượng hàng hoá, làm các thủ
tục khai báo Hải quan, cơ quan Kiểm dịch thực vật. Giải quyết, xử lý các vấn đề
bồi thường tổn thất và hao hụt với cơ quan Bảo hiểm, thưởng phạt về giải phóng
tàu với đối tác liên quan.
• Báo cáo Giám đốc Chi nhánh về kết quả thực hiện từng lô hàng khi kết thúc.
+ Quyền hạn: Trưởng phịng có quyền chủ động triển khai nhiệm vụ được giao,
được quyền tham mưu giải quyết trực tiếp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
− Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phịng Kinh doanh
+ Chức năng: Trưởng phịng có quyền chủ động triển khai nhiệm vụ được giao,
được quyền tham mưu giải quyết trực tiếp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
+ Nhiệm vụ:
• Tổ chức triển khai hoạt động tiêu thụ các loại sản phẩm của Chi nhánh đồng
thời đề ra biện pháp khai thác mở rộng thị trường trong nước và thị trường ngoài
nước, mở rộng quan hệ với khách hàng.
• Trực tiếp quan hệ với khách hàng để tiêu thụ sản phẩm, soạn thảo các hợp đồng
kinh tế liên quan đến lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, viết các lệnh xuất kho hàng hóa.
Theo dõi số lượng hàng bán và thu hồi cơng nợ với khách hàng.
• Tham gia vào hội đồng định giá để tham mưu cho Giám đốc ký kết các hợp
đồng kinh tế khác liên quan đến việc mua bán nguyên liệu, thành phẩm. Phối hợp
với các phịng chức năng khác đa dạng hố các loại sản phẩm bột mỳ, đáp ứng
nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng.
• Quản lý, chỉ đạo bộ phận kinh doanh Nhà máy theo dõi hệ thống kho bột, kho
cám. Phối hợp với Phòng Kế toán để viết hoá đơn xuất hàng hoá, cung cấp số
liệu mua bán và đối chiếu công nợ thường xuyên với bộ phận kế tốn.
• Nghiên cứu, khảo sát tình hình biến động về giá cả và nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm, kịp thời báo cáo Giám đốc Chi nhánh để nhận sự chỉ đạo.
• Tham mưu cho Giám đốc xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm dài hạn nhằm
đảm bảo hiệu quả kinh tế, hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
• Trưởng phịng căn cứ vào những nhiệm vụ trên để có kế hoạch phân cơng, giao
nhiệm vụ cho nhân viên trong phịng nhằm thực hiện, hồn thành nhiệm vụ được

giao.
+ Quyền hạn:
• Trưởng phịng được quyền trực tiếp phân cơng bố trí và điều động nhân sự
trong phịng theo biên chế của Chi nhánh.
• Được quyền chủ động trong quan hệ trực tiếp với các khách hàng để có biện
pháp tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng đã ký.
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

13

• Được chủ động trong việc điều phối hàng hoá, báo cáo Giám đốc để xử lý kịp
thời những phản hồi từ khách hàng về liên quan chất lượng sản phẩm.
• Phó phịng là người giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng và trước Giám đốc Chi nhánh về phần việc được giao, nghiêm túc
chấp hành sự phân cơng của Trưởng phịng.
2.1.2. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong Chi nhánh.
− Mối quan hệ giữa Giám đốc và Phó giám đốc.
+ Giám đốc và Phó giám đốc làm việc trên nguyên tắc tập trung dân chủ, cá nhân
phụ trách. Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước Pháp luật về việc điều
hành lãnh đạo Chi nhánh.
+ Giám đốc trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc chủ trương, và biện pháp lớn
của Chi nhánh, Phó giám đốc giải quyết những công việc được Giám đốc uỷ
quyền.
+ Tất cả những chủ trương, biện pháp về kế hoạch SXKD, củng cố tổ chức bộ
máy, sắp xếp bố trí nhân lực, bổ nhiệm, khen thưởng, lỷ luật… và những chủ
trương lớn của Nhà nước như sắp xếp, đổi mới sáp nhập, giải thể doanh nghiệp

đều được đưa ra thảo luận với Phó giám đốc.
+ Giám đốc tổ chức các cuộc họp giao ban với Phó giám đốc và các Trưởng
phịng chức năng để bàn bạc các chủ trương phương hướng hoạt động của Chi
nhánh. Giám đốc có quyền kết luận các vấn đề đã được bàn luận tại cuộc họp,
các vấn đề đã được kết luận sẽ là mệnh lệnh thi hành.
− Mối quan hệ giữa Giám đốc và các Phòng trong Chi nhánh.
+ Mối quan hệ giữa Giám đốc, Phó giám đốc với các Phòng trong Chi nhánh và
các Nhà máy là mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện. Các Phòng,
Nhà máy là đơn vị cấp dưới thừa hành nhiệm vụ của Giám đốc và Phó giám đốc.
+ Lãnh đạo các phòng, các Nhà máy phải đặt mối quan hệ thường xuyên: Báo
cáo xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách trực tiếp,
trường hợp đột xuất cần giải quyết phải xin ý kiến bằng điện thoại.
+ Trưởng phòng trong Chi nhánh, Nhà máy nếu xin nghỉ việc riêng phải xin ý
kiến của Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách giải quyết.
− Mối quan hệ giữa các Phòng trong Chi nhánh.
+ Phòng Kinh tế đối ngoại có mối liên hệ:
• Cung cấp chứng từ hàng hoá nhập khẩu để mở L/C và nhận nợ vay ngân hàng,
cung cấp thông tin khác cần thiết có liên quan đến hàng hố cho Phịng Kế tốn.
• Cung cấp thơng tin về số lựợng hàng hố, số phương tiện, phương thức và thời
gian giao nhận cho bộ phận tiếp nhận hàng hoá ở các Nhà máy, Phịng Tổ chứcHành chính để chuẩn nhân lực bốc xếp dỡ hàng tại cảng.
• Cung cấp thơng tin cho Phịng Đảm bảo chất lượng về loại lúa và chất lượng
của lơ hàng nhập để kiểm tra mẫu lúa.
• Thơng báo kế hoạch và thời gian nhận hàng cho phía vận tải.
+ Phịng Cơng Nghệ có mối liên hệ :
• Thơng báo các chỉ tiêu chất lượng từng loại sản phẩm cho bộ phận có liên quan
và các Nhà máy
• Phối kết hợp với Phịng Cơng nghệ, phân xưởng các Nhà máy theo dõi, giám
sát qúa trình sản xuất
SV thực hiện:
GVHD:



Báo cáo thực tập tổng hợp

14

+ Phịng Kế tốn có mối liên hệ:
• Phối hợp với các Phịng chức năng đề nghị được cung cấp các thông tin và các
chứng từ liên quan đến cơng tác quản lý tài chính trong Nhà máy. Phòng cần
phối hợp tốt với các Phòng ban chức năng như: Phòng Kinh tế đối ngoại, Phòng
Kinh doanh để thu thập chứng từ và những thông tin phục vụ cho việc hạch toán
mua bán, nhập xuất hàng hố và đối chiếu cơng nợ; Phịng tổ chức hành chính để
yêu cầu đối chiếu người lao động và nộp bảo biểm cho người lao động, các
khoản tiền thưởng, tiền lương; Phòng Kỹ thuật, Phân xưởng để đối chiếu số liệu
liên quan đến nhập xuất kho…
• Phịng có trách nhiệm cung cấp số liệu và đối chiếu với các Phòng ban liên
quan khi có yêu cầu của lãnh đạo Chi nhánh.
2.1.3. Mối quan hệ giữa Chi nhánh và Tổng công ty.
− Chi nhánh chịu sự lãnh đạo trực tiếp và tồn diện, ràng buộc về quyền lợi,
nghĩa vụ, lợi ích chung của Tổng công ty.
− Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển Chi nhánh trong tổng thể quy
hoạch, phát triển của Tổng công ty.
− Chấp hành và thực hiện các quy định về thành lập, tách nhập, giải thể; các
chính sách về tổ chức và cán bộ; chế độ tài chính, tín dụng và các chế độ về kế
tốn thống kê.
− Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Pháp luật, chủ trương, chính sách,
chế độ của Nhà nước tại Chi nhánh.
− Được đề xuất, kiến nghị các giải pháp, cơ chế và chính sách quản lỳ của Tổng
cơng ty đối với Chi nhánh.
2.2. Tình hình nhân sự và lao động của Chi nhánh Công ty Bột mỳ

Vinafood 1.
2.2.1. Tình hình nhân sự chung.
− Tổng CB-CNV: 172 người
− Văn phòng Chi nhánh: 25 người
− Nhà máy Bảo phước: 88 người
− Nhà máy Hưng Quang: 59 người
− Trong đó Nam: 111 người, Nữ 61 người
− Trình độ chun mơn:
+ Đại học: 59 người
+ Cao đẳng: 7 người
+ Trung cấp và sơ cấp: 37 người
+ Lao động phổ thông: 69 người
2.2.2. Các chế độ lao động.
Theo quy định tại Thỏa ước lao động tập thể và Nội quy Chi nhánh:
− Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi của CBCNV
+ Thời giờ làm việc:
• Giờ làm việc do Giám đốc quy định theo mùa phù hợp với tình hình sản xuất
kinh doanh của đơn vị. Mỗi người làm việc 8 giờ trong ngày. Thời gian nghỉ ăn
giữa ca được tính thời gian làm việc (ca 1 và ca 2 là 30 phút; ca 3 là 45 phút). Cụ
thể:
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

15

 CBCNV làm việc không quá 8 giờ/ngày. Mỗi tuần làm việc 6 ngày (thứ 2, 3, 4,
5, 6, và 1/2 ngày Thứ 7). Tổng thời gian làm việc không quá 44 giờ/tuần.

 Người lao động làm việc theo giờ hành chính: Sáng từ 7h30( 15 phút) đến
11h30; Chiều từ 13h đến 17h (mùa hè có thể thay đổi 30 phút); Nghỉ trưa từ
11h30 đến 13h.
• Nghỉ hàng tuần, nghỉ ngày lễ, tết các bộ phận bố trí hợp lý để khơng ảnh hưởng
đến sản xuất, cơng tác.
• Các bộ phận bố trí thời gian làm và nghỉ thay ca phải đúng quy định như sau:
 Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 01 ngày (24 giờ liên tục). Người
làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 8 giờ trước khi chuyển ca khác.
 Khơng bố trí nghỉ hàng tuần liên tục từ 4 ngày trở lên.
 Những người vi phạm quy định về thời gian nghỉ giữa ca, giữa 2 ca và nghỉ
hàng tuần bị phạt tiền (theo khoản 1 điều 9 Nghị địng 38/CP ngày 25/6/1996 của
Thủ tướng Chính phủ).
 Đối với một số công việc đặc thù không nhất thiết phải áp dụng về thời gian
quy định tại điều này.
• Giám đốc có quyền huy động bất thường làm thêm giờ các trường hợp sau:
 Bão, lụt.
 Hỏa hoạn.
 Thiên tai bất thường khác.
 Chiến dịch, mùa vụ.
Người lao động làm thêm giờ do yêu cầu SXKD được bố trí nghỉ bù sau. Trường
hợp khơng bố trí nghỉ bù được thì thanh tốn tiền lương và phụ cấp theo chế độ
hiện hành.
+ Thời giờ nghỉ ngời:
Thời gian nghỉ phép hàng năm được hưởng nguyên lương, quy định như sau:
• Nghỉ phép:
 Chế độ nghỉ phép thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
 Phép năm nào nghỉ năm đó. Trường hợp đặc biệt, muốn chuyển phép sang năm
sau phải được Giám đốc đồng ý. Nếu do yêu cầu cơng tác khơng được nghỉ phép
trong năm đó, Giám đốc phải giải quyết cho thanh toán hoặc chuyển phép sang
năm sau.

• Nghỉ lễ, tết:
 Chế độ nghỉ lễ, tết thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.
 Nếu những ngày nghỉ đó trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động
được nghỉ nghỉ bù vào ngày trước hoặc sau ngày lễ, tết đó.
• Thời gian để tính nghỉ hàng năm là theo năm dương lịch.
− Tiền lương.
+ Người lao động làm việc gì thì trả lương theo việc đó. Mức lương thấp nhất
khơng thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
+ Việc thay đổi định mức lao động, đơn giá tiền lương được căn cứ vào tình hình
thực tế sản xuất kinh doanh, khả năng thiết bị, cơng nghệ và lao động. Khuyến
khích tăng năng suất lao động và tăng thu nhập hợp lý nếu không trái quy định
Nhà nước.
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

16

+ CBCNV có thành tích đặc biệt xuất sắc, do có nhiều sáng kiến có giá trị, được
áp dụng vào SXKD mang lại hiệu quả sẽ được xét đặc cách về thời gian nâng
ngạch, bậc lương.
+ Người lao động có quyền khiếu nại về tiền lương không đúng chế độ Nhà nước
và quy định của Chi nhánh. Người sử dụng lao động phải trả lời và giải quyết.
Nếu chưa thỏa đáng mà người lao động tiếp tục khiếu nại thì giải quyết theo theo
quy định của tranh chấp lao động nhưng không trái Pháp luật.
− Các chế độ cho lao động nữ.
+ Lao động nữ được bình đẳng với nam giới về quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm trong lao động, sử dụng lao động, nâng bậc lương, trả công lao động.

+ Chi nhánh tạo điều kiện để bố trí hợp lý lao động nữ trong lao động sản xuất
công tác theo yêu cầu nhiệm vụ thực tế, không trái quy định của Bộ luật lao động
và những văn bản hướng dẫn có liên quan đến giới tính theo danh mục do Bộ
Lao động-Thương binh và xã hội và Bộ Y tế ban hành.
+ Lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang ni con dưới 12 tháng tuổi
khơng bố trí làm thêm giờ, làm ca 3 hoặc đi công tác xa.
+ Lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút vẫn hưởng
nguyên lương.
+ Lao động nữ làm việc nặng nhọc (theo danh mục) khi có thai đến tháng thứ 7
được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc (nếu
không chuyển được) vẫn hưởng đủ lương (mục 1, 2, 3 trên quy định tại Điều 115
Bộ luật Lao động 1994).
+ Sau khi nghỉ chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước, nếu người lao động
nữ có nhu cầu nghỉ thêm thì phải có đơn và phải được Giám đốc đồng ý. Thời
gian nghỉ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng không
hưởng lương (Điều 114 Bộ luật Lao động 1994).
+ Các chế độ nghỉ khám, điều trị bệnh phụ nữ, khám thai, nghỉ sinh, nghỉ thực
hiện kế hoạch hóa gia đình.v.v… được thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
+ Những nội dung trong quy chế, thỏa ước lao động tập thể của Chi nhánh liên
quan đến lao động nữ không trái quy định tại Chương X Bộ luật Lao động 1994.
− Các bảo đảm xã hội cho người lao động.
+ Việc trích nộp Bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH), Bảo hiểm y tế (viết tắt là
BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (viết tắt là BHTN) cho người lao động do Chi
nhánh chịu trách nhiệm đầy đủ theo quy định của Nhà nước.
+ Những phần thuộc trách nhiệm của người lao động đóng góp theo quy định của
Nhà nước do Chi nhánh thu từ tiền lương hàng tháng để nộp vào cơ quan bảo
hiểm và thông báo cho người lao động biết.
+ Những trường hợp xin nghỉ khơng lương, phải có đơn và được Giám đốc Chi
nhánh đồng ý. Người được nghỉ phải tự nguyện nộp đủ các loại bảo hiểm theo
quy định của Nhà nước vào đầu mỗi q tại phịng Kế tốn.

+ Chi nhánh có trách nhiệm giải quyết các thủ tục hưởng chế độ (BHXH, BHYT,
BHTN) đầy đủ theo quy định của Nhà nước đối với những người có tham gia
đóng góp các khoản bảo hiểm.
+ Chi nhánh có trách nhiệm trích lập nguồn kinh phí Cơng đồn theo quy định
của Nhà nước để chuyển vào quỹ Cơng đồn hàng q trong năm.
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

17

+ Việc thanh toán ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc
con ốm được thực hiện theo quy định của Nhà nước (đối với những người có
đóng góp BHXH). Nếu nghỉ một trong các trường hợp trên, người lao động phải
có trách nhiệm nộp đầy đủ các loại giấy tờ của bệnh viện đúng tuyến (trừ trường
hợp cấp cứu) mà Chi nhánh đã đăng ký, ngay sau khi đi làm trở lại để Chi nhánh
thanh toán đối với cơ quan BHXH.
+ Người lao động bị tai nạn lao động hoặc ốm đau cần chuyển tuyến trên, Giám
đốc tạo điều kiện đưa đi kịp thời.
+ Hàng năm Chi nhánh tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV.
− An toàn lao động.
+ Chi nhánh có những nội quy, quy định về an tồn lao động, quy trình cơng
nghệ, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường cụ thể.
+ Người sử dụng lao động và người lao động đều có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ
những quy định về ATLĐ. Trang cấp BHLĐ thực hiện bằng hiện vật (khơng
thanh tốn tiền) phù hợp với điều kiện và môi trường lao động.
+ Người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động quy định tại khoản 1
Điều 95 của Bộ luật Lao động 1994 và không sử dụng các phương tiện bảo hộ

lao động mà người sử dụng lao động đã trang bị thì bị phạt tiền (theo khoản 1&2
Điều 13 Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ).
+ Người sử dụng lao động vi phạm những quy định trên về an toàn lao động sẽ bị
phạt theo Nghị định 38/CP nói trên.
Về cơ bản, các chế độ, chính sách của Chi nhánh đơi với người lao động đã
tuân thủ đúng theo quy định của Bộ luật Lao động 1994 sửa đổi bổ sung qua các
năm 2002, 2006, 2007 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Chi nhánh đã có
Thỏa ước lao động tập thể, nôi quy làm việc với nội dung đúng quy định của
pháp luật về lao động. Tuy nhiên hiện nay Bộ luật Lao độngnăm 2012 được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 đã có hiệu lực thi hành vì vậy Chi nhánh
cần có sự thay đổi thích hợp nội dung của Thỏa ước lao động tập thể và một số
văn bản điều chỉnh các vấn đề về lao động trong nội bộ Chi nhánh để có sự phù
hợp với Pháp luật về lao động hiện hành, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho CBCNV
làm việc tại Chi nhánh.

SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

18

PHẦN III: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH
CỦA CƠNG TY BỘ MỲ VINAFOOD 1-TỔNG CÔNG TY
LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC
3.1. Lĩnh vực, hoạt dộng kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Công ty Bột
mỳ Vinafood 1.
Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 hoạt động và kinh doanh trong các

lĩnh vực:
− Sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, bột mỳ và các sản phẩm từ bột mỳ.
− Mua bán, đại lý phân bón, mua bán bột mỳ và các sản phẩm từ bột mỳ.
− Mua bán lương thực, thực phẩm, mua bán hàng nông sản.
− Mua bán thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc.
− Cho thuê tài sản, nhà, kho, văn phòng.
Trong số các lĩnh vực kinh doanh kể trên thì sản xuất và kinh doanh bột mỳ,
cám mỳ là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Chi nhánh. Hai nhà máy sản xuất là
Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước đóng tại Hải An, Hải Phịng và Nhà mày Bột mỳ
Hưng Quang đóng tại Thành phố Vinh, Nghệ An được trang bị những dây
chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại đã và đang hoạt động hiệu quả để tạo ra các
sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Cụ thể:
− Nhà máy Bột mỳ Hưng Quang: Được thành lập tháng 4 năm 2003, tại Thành
phố Vinh-Nghệ An, với dây truyền và công nghệ sản xuất hiện đại của hãng
Buhler-Thụy sỹ, công suất 140 tấn/ngày, hàng năm sản xuất trên 30.000 tấn bột
mỳ các loại, chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu. Dưới sự quản lý, điều
hành bởi đội ngũ kỹ sư, quản lý kinh tế chuyên nghành, trong những năm qua
những sản phẩm của nhà máy luôn được sự tin dùng của khách hàng. Quan hệ
giữa Nhà máy với Bạn hàng ngày càng phát triển tốt đẹp. Thông qua các nhà
phân phối, các nhà máy chế biến mỳ ăn liền, bánh kẹo… những thương hiệu bột
mỳ Bồ câu, Sông Lam, Bến Thủy... đã được khách hàng tin dùng và trân trọng.
− Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước: Tháng 9 năm 2008, Tổng công ty Lương thực
miền Bắc đã giao Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước đóng trên địa bàn quận Hải An,
Hải Phịng cho Chi nhánh quản lý, điều hành. Cùng thời gian đưa vào hoạt động
với Nhà máy bột mỳ Hưng Quang, Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước được trang bị
dây truyền sản xuất và công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của hãng Buhler-Thụy
Sỹ công suất 140 tấn/ngày, xây dựng tại khu cơng nghiệp mới Đình Vũ, thuận
tiện cho việc tiếp nhận hàng hóa,vân chuyển thủy, bộ… Sản phẩm của Nhà máy
với các thương hiệu bột mỳ Phượng Hoàng, Hoa Phượng đỏ, Trống Đồng,
BP9...đã có mặt trên khắp cả nước ln được khách hàng đón nhận.

Hệ thống phân phối, bán hàng của Chi nhánh hiện đã phủ khắp khu vực phía
Bắc, ngồi địa bàn quanh khu vực hai nhà máy Bảo Phước và Hưng Quang thì
Chi nhánh cịn có hệ thống các Đại lý tại Hà Nội, Bắc Giang, Nam Định, Huế,
Đà Nẵng. (Bảng 3)

SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

19

Bảng 3.1: Danh sách các Đại lý của Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1.
Stt

Tên đại lý

Địa chỉ

Điện Thoại liên hệ

1

Công ty TNHN Khai
Minh-Hà Nội

139 Tổ 9B-Trung Liệt-Đống
Đa-Hà Nội


04.3791.0298

2

Công ty TNHN DVNN
Văn Sơn

Xã Cổ Bi-Gia Lâm-Hà Nội

04.676.7394

3

DNTN Nguyễn Thị Huệ

55 Tam Trinh-Hà Nội

04.662.3658

4

Công ty CP ĐTPT Đơ thị
& KCN

A76 Hồng Quốc Việt-Hà
Nội

5

Cơng ty CP Nam ViệtNam Định


116 Phan Đình PhùngTP.Nam Định

6

Cơng ty TNHN Minh
Trung

Số 685 Tân Mai-Đa Mai-Bắc
Giang

7

Công ty CP XNK Vinh
Phương

Số 2 Hồ Quý Ly-Phường
Bến Thuỷ-Thành phố Vinh

8

DNTN Tân Trí

39 Hồ Xuân Hương-Thành
phố Huế

035.0384.4496

054.351.1725


Công ty TNHN Một Thành 32-34 Nguyễn Tri Phương0511329.5112
Viên Phương Gia
Đà Năng
(Nguồn: Website Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1, )
3.2. Tình hình, kết quả hoạt động, kinh doanh của Chi nhánh Công ty Bột
mỳ Vinafood 1 trong các năng gần đây.
Những năm qua, đặc biệt là 2011, 2012, kinh tế thế giới suy giảm, khủng
hoảng trầm trọng. Tại Việt Nam, theo thống kê đã có gần 40% doanh nghiệp phá
sản. Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Sức
mua giảm dẫn đến sản phẩm tiêu thụ chậm. Đến tại thời điểm hiện nay, việc khai
thác cơng suất của máy móc thiết bị chỉ đạt khoảng 60%. Lãi suất ngân hàng tăng
cao, đặc biệt là năm 2011, có thời điểm lên 22-24%/năm. Năm 2012, lãi suất có
giảm nhưng việc tiếp cận được nguồn vốn là rất khó khăn. Thêm vào đó tỷ giá
ngoại tệ lại biến động khó lường (vì Chi nhánh phải nhập nguyên liệu là lúa mỳ
từ các nước khác nên phải mua bằng ngoại tệ). Bên cạnh đó, các nhà máy khác
của các đơn vị đầu tư tăng sản lượng nên việc cạnh tranh trên thị trường lại càng
khốc liệt.
Được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty, Ban giám đốc cùng tập thể cán
bộ cơng nhân viên tồn Chi nhánh đã xây dựng được chiến lược phát triển nhằm
chiếm lĩnh thị trường tại Miền Bắc và Miền Trung, khai thác những lợi thế để ổn
định và phát triển.
Sau khi thành lập, với 2 nhà máy ở 2 vị trí cách xa nhau, Lãnh đạo Chi nhánh
đã tổ chức sản xuất kinh doanh của 2 nhà máy hợp lý để nhằm hỗ trợ nhau, phát
huy thế mạnh của từng nhà máy như nhập nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm nên đạt
được hiệu quả rõ rệt. Để nâng cao hiệu quả, Chi nhánh đã xây dựng các định mức
kinh tế kỹ thuật như: bán sản phẩm, các khoản chi phí hoa hồng cho đại lý, nhà
9

SV thực hiện:
GVHD:



Báo cáo thực tập tổng hợp

20

phân phối mua hàng. Định mức tiêu hao điện, nước, thiết bị vật tư cho sản xuất.
Xây dựng chính sách, tiêu chuẩn sản phẩm theo tiêu chuẩn châu Âu, đăng ký
chất lượng và mẫu mã sản phẩm với sở y tế Nghệ An và cục quản lý nhãn hiệu
sản phẩm.
Năm 2008, Chi nhánh đã xây dựng và quản lý chất lượng sản phẩm phẩm
theo tiêu chuẩn HACCP(2001-2000), chi tiêu chất lượng ISO-22000:2005 đã
được công nhận năm 2009, khẳng định được thương hiệu và uy tín doanh nghiệp.
Với việc thực hiện và tuân thủ tốt công tác quản lý chất lượng theo các tiêu
chuẩn nên các sản phẩm của Chi nhánh luôn ổn định chất lượng, giá cả hợp lý, đã
chiếm được lòng tin chủa bạn hàng và người tiêu dùng, sản phẩm sản xuất ra đến
đâu tiêu thụ đến đấy, thị phần của Chi nhánh khơng ngừng được mở rộng. Chính
vì vậy, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, khi mà sức mua của người dân
giảm mạnh thì sản phẩm của Chi nhánh vẫn đang tiêu thụ được.
Là một đơn vị sản xuất với đặc thù nguồn nguyên liệu sản xuất phải nhập từ
nước ngoài (lúa mỳ) trong khi tỷ giá ngoại tệ biến động lớn và khó lường, nên
Lãnh đạo Chi nhánh Cơng ty Bột mỳ Vinafood 1 thường xuyên theo dõi sát diễn
biến của thị trường lúa mỳ, lựa chọn thời điểm thích hợp để nhập ngun liệu, đã
góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho Chi nhánh.
Lãnh đạo Chi nhánh phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội luôn hưởng ứng
và phát động các phong trào thi đua. CBCNV Chi nhánh đã tích cực phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, mỗi năm mang lại hiệu quả hàng tỷ đồng cho đơn vị.
Điển hình như sáng kiến cải tạo dây chuyền đập bụi, hoặc thay thế dây chuyền
nhập liệu thủ công bằng dây chuyền tự động đã làm lợi cho Chi nhánh hàng trăm
triệu đồng, tăng năng suất lao động và giải phóng cho con người khỏi lao động

nặng nhọc, hoặc sáng kiến cải tiến quy trình nhập liệu từ hàng bao sang hàng rời
giảm chi phí mỗi năm trên 700 triệu đồng.
Năm 2008: lắp đặt hệ thống xử lý tạp chất cho Nhà máy bột mỳ Hưng Quang.
Năm 2011: lắp đặthệ thống cấp bột cho xe bồn, hệ thống thu hồi bột từ xe bồn
cho Nhà máy bột mỳ Bảo Phước.
Sản phẩm của Chi nhánh ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, các thương
hiệu ngày càng được khẳng định.
Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho Chi nhánh đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo môi trường lao động cho người lao động, đặc
biệt là công nhân trực tiếp sản xuất. Chi nhánh đặc biệt quan tâm đến công tác an
tồn, vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ. Cán bộ công nhân viên được cấp
phát trang thiết bị an toàn đầy đủ. Trong những năm qua, toàn Chi nhánh không
để xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ.
Trong Chi nhánh, toàn bộ người lao động đã được ký hợp đồng lao động và
thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách như BHXH, BHYT, BHTN, có việc làm
và thu nhập ổn định. Chi nhánh đã và đang xây dựng khối đồn kết nội bộ tốt.
CBCNV an tâm cơng tác và gắn bó với Chi nhánh.
Tham gia đầy đủ và tích cực các phong trào do đơn vị, cấp trên và địa phương
phát động. Làm tốt công tác giữ gìn trật tự an tồn, cơng tác bảo vệ mơi trường
trên địa bàn hoạt động của đơn vị.
Tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ
nạn xã hội, đặc biệt trong chi tiêu hành chính và các cơng tác khác. Ví dụ như
năm 2011 đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng về cải tiến khâu xuất nhập
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

21


nguyên liệu tại Nhà máy Bột mỳ Hưng Quang, thay đổi công nghệ sản xuất tại
Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước, tiết kiệm, sử dụng điện, nước hợp lý.
Về công tác đầu tư: Với những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những
năm qua và uy tín Chi nhánh đạt được trên thị trường, Tổng công ty Lương thực
miền Bắc đã phê duyệt dự án mở rộng sản xuất để nâng công suất Nhà máy Bột
mỳ Bảo Phước thêm 160 tấn/ngày, xây dựng 5 xilo bằng thép và hệ thống nhập
liệu công suất 15.000 tấn. Dự án này đang được triển khai và tại thời điểm này đã
cho ra sản phẩm. Đồng thời Tổng công ty cũng đã phê duyệt cho phép Chi nhánh
đầu tư xây dựng trụ sở Văn phòng làm việc tại 94 Lương Yên, Phường Bạch
Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Hiện nay dự án này cũng đang
triển khai, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2013.
Sau khi hồn thành 2 dự án trên, Chi nhánh Cơng ty Bột mỳ Vinafood 1 trở
thành một đơn vị công nghiệp mạnh, với sản lượng 440 tấn/ngày đêm, có trụ sở
khang trang, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và kinh doanh phát triển.
Kể từ khi thành lập năm 2008 cho tới nay, kết quả kinh doanh của Chi nhánh
luôn được cải thiện qua từng năm. Năm 2011, 2012 do sự suy giảm của nền kinh
tế nói chung, kết quả kinh doanh có giảm đơi chút xong nhìn chung Chi nhánh đã
hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch được giao.
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1
qua các năm.
ST Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
T
tính
2008

2009
2010
2011
2012
1
Bột mỳ
Tấn
14.401
45.658
48.611
44.124
43.112
bán ra
2 Cám mỳ
Tấn
4.555
13.000
14.819
16.599
16.116
bán ra
3
Doanh
Triệu
216.085 457.123 617.829 701.978 798.632
thu
đồng
4
Nộp
Triệu

4.454
45.641
59.836
68.287
66.676
ngân
đồng
sách
5
Lợi
Triệu
2.100
5.200
6.632
7.625
8.020
nhuận
đồng
6
TNBQ
Triệu
2,60
3,10
3,90
5.485
5,8
(người/t
đồng
háng)
(Nguồn: Báo cáo thành tích Cơng ty)

Từ những số liệu nói trên đã cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng từ năm
2008 cho đến năm 2012, năm 2011 và năm 2012 khối lượng bột mỳ bán ra tuy có
giảm đơi chút xong doanh thu và lợi nhuận vẫn không ngừng tăng. Hàng năm số
tiền nộp ngân sách Tổng công ty vẫn luôn đạt chỉ tiêu được giao, thu nhập bình
qn của CBCNV khơng ngừng được cải thiện, cho đến năm 2012 thu nhập bình
quân đã đạt 5,8 triệu đồng một người/tháng.
Với việc tiếp tục cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ chăm sóc khách hàng trong những năm tiếp theo Chi nhánh Công ty Bột
SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

22

mỳ Vinafood 1 vẫn sẽ là một trong những đơn vị sản xuất bột mỳ hàng đầu cả
nước.
PHẦN IV: TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN CÁC HỢP ĐỒNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
BỘT MỲ VINAFOOD 1-TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN
BẮC.
4.1. Một số loại hợp đồng được sử dụng tại Chi nhánh Cơng ty Bột mỳ
Vinafood 1 và tình hình thực hiện các hợp đồng chủ yếu trong hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1
đã sử dụng một số loại hợp đồng như:
− Hợp đồng lao động;
− Hợp đồng vận tải;
− Hợp đồng đại lý;

− Hợp đồng cho thuê nhà, văn phòng;
− Hợp đồng mua bán hàng hóa;
− Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.
4.1.1Hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động của Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 được thực
hiện theo Chương IV Bộ luật Lao động 1994, Nghị định 196/CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ và Nghị định số 93/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể và Thông tư số 21/LĐTBXHTT ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Chi nhánh không ký kết hợp đồng lao động đối với những người được bổ
nhiệm: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế tốn trưởng, kể cả cán bộ chun trách cơng
tác Đảng, Cơng đồn, Đồn Thanh niên trong các doanh nghiệp Nhà nước, cơng
ty cổ phần có vốn Nhà nước.
4.1.2Hợp đồng vận tải.
Hợp đồng vận tải của Chi nhánh được soạn thảo, giao kết và thực hiện theo
quy định của:
− Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11của Quốc Hội ban hành ngày 27/6/2005.
− Bộ luật Thương mại số 36/2005/QH11của Quốc Hội ban hành ngày
27/6/2005.
Các điều khoản trong hợp đồng vận tải:
− Tên, địa chỉ pháp lý của các bên giao kết hợp đồng;
− Tên hàng hóa được vận chuyển và khối lượng hàng;
− Tên tàu vận chuyển và các điều kiện của tàu;
− Càng xếp/dỡ hàng;
− Quy cách bao bì của sản phẩm khi giao nhận;
− Phương thức vận chuyển;
− Cước phí vận tải;
− Phương thức thanh tốn;
− Trách nhiệm của các bên;

SV thực hiện:
GVHD:


Báo cáo thực tập tổng hợp

23

− Tổn thất hàng hóa;
− Các điều khoản chung.
4.1.3Hợp đồng đại lý.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng đại lý phải được lập
thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như: điện
báo, telex, fax, thơng điệp dữ liệu… Ngồi ra thì các ngun tắc chung khi giao
kết hợp đồng cũng phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005.
Hợp đồng đại lý của Chi nhánh được giao kết dưới hình thức giao kết trực
tiếp, đại diện bên giao đại lý và bên bên đại lý trực tiếp gặp mặt bàn thảo và ký
kết hợp đồng. Các đại lý của Chi nhánh chủ yếu là các đại lý bao tiêu.
Hợp đồng đại lý của Chi nhánh Công ty Bột mỳ Vinafood 1 được lập dưới
hình thức văn bản, đây là hình thức phổ biến nhất và cũng hoàn toàn phù hợp với
quy định của Pháp luật hiện hành.
Nội dung hợp đồng đại lý của Chi nhánh có các điều hồn chủ yếu sau:
− Tên, địa chỉ pháp lý của các bên tham gia ký kết hợp đồng;
− Chỉ định và địa bàn;
− Hàng hóa, số lượng, giá cả;
− Chất lượng và quy cách sản phẩm;
− Những đảm bảo và cam kết;
− Phương thức giao nhận;
− Phương thức thanh toán;
− Hiệu lực của hợp đồng;

− Điều khoản chung.
Là một đơn vị kinh doanh, phân phối bột mỳ trong nước vì vậy loại hợp đồng
này được sử dụng rất phổ biến tại Chi nhánh. Việc soạn thảo, ký kết và thực hiện
hợp đồng loại này của Chi nhánh đã tuân thủ đúng quy định của Pháp luật về hợp
đồng nói chung, hợp đồng đại lý nói riêng cũng như đảm bảo tuân thủ các thỏa
thuận trong hợp đồng với đối tác.
4.1.4Hợp đồng cho thuê nhà, văn phòng.
Pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử
dụng đất như sau:
− Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất phải được lập dưới hình
thức văn bản, thể hiện được sự thỏa thuận của các bên về các nội dung cơ bản
được quy định tại Điều 703, 704, 714 Bộ luật Dân sự 2005.
− Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ cho thuê, cho
thuê lại quyền sử dụng đất tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, song phải
chứa đựng các nội dung cơ bản về thời điểm chuyển giao đất thuê, đất thuê lại;
giá cả thuê; quyền được hưởng và trách nhiệm phải thực hiện của bên cho thuê;
cho thuê lại cũng như bên đi thuê, đi thuê lại trong thời gian thuê, thuê lại; các
trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê, thuê lại cũng như trách nhiệm pháp lý của
các bên khi vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các quyền và nghĩa vụ
của các bên được quy định cụ thể tại các Điều từ 705 đến Điều 713 Bộ luật Dân
sự 2005.
Đây không phải là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến tại Chi nhánh tuy
nhiên nhìn chung hợp đồng loại này đã được Chi nhánh ký kết và thực hiện theo
SV thực hiện:
GVHD:


×