Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------

LẠI THỊ THU CÚC

XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------

LẠI THỊ THU CÚC

XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy


Khóa học : QH - 2009 – X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình ngoài sự nỗ
lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt
tình của các đoàn thể cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy
giáo, cô giáo khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hàm thụ kiến thức
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sỹ
Nguyễn Thị Thúy Hạnh, là người đã định hướng nghiên cứu và tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia
Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng như nghiên cứu để
hoàn thành khóa luận tại thư viện.
Xin gửi lời thân thương tới gia đình, bạn bè những người đã luôn ở
bên động viên và khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm cũng như thời gian thực hiện
đề tài, nên đề tài nghiên cứu của tôi còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý
thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 1 năm 2013
Sinh viên

Lại Thị Thu Cúc


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BSTS

Bộ sưu tập số

CSDL

Cơ sở dữ liệu

NDT

Người dùng tin

TLS

Tài liệu số

TVQGVN

Thư viện Quốc gia Việt Nam

TVS

Thư viện số



DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT

TÊN HÌNH ẢNH

TRANG

1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thư viện Quốc gia Việt Nam

16

2

Cơ sở dữ liệu AGORA

29

3

Cơ sở dữ liệu Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến

30

4

Cơ sở dữ liệu Châu Âu


31

5

Nam phong tạp chí

32

6

Tri tân tạp chí

33

7

Kỹ thuật của người An Nam

34

8

Máy scan 4DigitalBooks

48

9

Sách được số hóa


49

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU………………………………..…………………………...1
1. Tính cấp thiết của đề tài………………..………………………………............1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài…………………………..........…...2
3. Tình hình nghiên cứu…………………………...……..……………………….3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………...………………………………4
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………...…..………………4
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài………………………...….………5
7. Kết luận khóa luận………………...…………….………...……………………5
PHẦN 2: NỘI DUNG………………………..…………………….…………………...6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT
NAM.……………...…... 6
1.1.Tài liệu số hóa……………………………………..………………………..…..6
1.1.1.Khái niệm……………………………………………………………….….6
1.1.2. Đặc trưng của tài liệu số hóa………………………………….………..….7
1.2.Bộ sưu tập số……………………………………………………………..……..8
1.2.1.Khái niệm…………………………………………...…………………..….8
1.2.2.Lợi ích của bộ sưu tập số……………………………………………..……8
1.2.3.Tạo lập bộ sưu tập số………………………………………..……………..9
1.3.Hoạt động Thông tin – Thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam………...10
1.3.1. Giới thiệu về Thư viện Quốc gia Việt Nam…………………………..…10

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện…………………………………..….12
1.3.3 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam…………………..….14
1.3.4 Đặc điểm người dùng tin ở Thư viện …………………………..………16
1.3.5. Đặc điểm nhu cầu tin của Thư viện……………………………………..17


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM……………………..19
2.1. Vài nét về bộ sưu tập số của Thư viện Quốc gia Việt Nam……………..….19
2.1.1. Bộ sưu tập Luận án Tiến sĩ…………………………………………..…..20
2.1.2. Bộ sưu tập sách; bản đồ về Hà Nội …………………………………..….21
2.1.3. Bộ sưu tập sách Đông Dương………………………………………....…22
2.1.4. Bộ sưu tập sách Hán Nôm……………………………………………..…23
2.1.5. Bộ sưu tập sách tiếng Anh viết về Việt Nam………………………….…24
2.1.6. Bộ sưu tập Tuồng – Cải lương cổ………………………………………..25
2.1.7. Bộ sưu tập băng đĩa CD – ROM, DVD………………………………….25
2.1.8. Cơ sở dữ liệu toàn văn bổ sung từ bên ngoài…………………………….25
2.1.9. Một số bộ sưu tập số khác……………………………………………..…29
2.2. Các yếu tố tác động đến công tác xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc
gia Việt Nam…………………………………………………………………………..33
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý về bản quyền tài liệu được số hóa…………….…..33
2.2.2. Chính sách xây dựng phát triển bộ sưu tập số…………………...………35
2.2.3. Ngân sách đầu tư xây dựng bộ sưu tập số………………………..……..36
2.2.4. Xây dựng bộ sưu tập số - Nguồn nhân lực…………………………….……37
2.2.5. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị………………………………………………38
2.2.6. Hợp tác chia sẻ để xây dựng bộ sưu tập số………………………………40
2.3. Quy trình xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam…….42
2.3.1. Sưu tầm tài liệu………………………………………………………..…42
2.3.2. Phân loại tài liệu và bảo quản tài liệu………………………………..…..43



2.3.3. Số hóa tài liệu………………………………………………………….…43
2.3.4. Biên mục tài liệu số………………………………………………...…….48
2.3.5. Giai đoạn thử nghiệm………………………………………………….…49
2.3.6. Tải dữ liệu lên mạng…………………………………………………..…49
2.3.7. Công bố bộ sưu tập……………………………………………………....50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM………..…51
3.1. Nhận xét………………………………………………………………...……..51
3.1.1. Lợi thế…………………………………………………………………....51
3.1.2. Hạn chế…………………………………………………………………..55
3.2. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình xây dựng bộ sưu tập số tại
Thư viện Quốc gia Việt Nam………………………………………………………….…58
3.2.1. Giải pháp về công nghệ……………………………………………………..58
3.2.2. Giải pháp về vốn tài liệu số hóa toàn văn……………………………………61
3.2.3. Giải pháp về trình độ chuyên môn, năng lực của người cán bộ thư viện
số…..63
3.2.4. Giải pháp cho NDT trong quá trình tiếp cận và sử dụng bộ sưu tập số của
Thưviện………………….………………………………………………………………..64
3.2.5. Giải pháp về vấn đề bản quyền cho bộ sưu tập số của Thư viện……...…67
KẾT LUẬN………………………………………………………………..…………..68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..………...69


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, nó thúc
đẩy tiến trình phát triển của mọi lĩnh vực. Thông tin làm nên những cuộc cách
mạng mang tính đột phá của nền văn minh nhân loại. Những lợi ích mà cách
mạng thông tin mang lại cho loài người là không thể đong đếm được, nó vô cùng

to lớn và hữu ích. Thông tin là một nhu cầu và thuộc tính của loài người. Mọi
diễn tiến sự kiện của các vùng lãnh thổ, hay tri thức khoa học - xã hội đều được
phổ biến và tiếp nhận bởi thông tin. Vì vậy mà thông tin đáp ứng nhu cầu hiểu
biết và tìm hiểu cuộc sống của con người, là động lực để thúc đẩy sự phát triển.
Có thể nói, thông tin gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, góp phần quan trọng cho sự tiến hóa nhân loại. Vì vậy, xã hội hóa thông
tin là một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động Thông tin – Thư viện
thời hiện đại. Giờ đây tài liệu trong thư viện không chỉ là tài liệu truyền thống
như sách, báo, tạp chí mà còn bao gồm các tài liệu dạng số như: Cơ sở dữ liệu
trên mạng, đĩa CD –ROM, DVD... Chính vì vậy mà công tác số hóa tài liệu, xây
dựng bộ sưu tập số được các cơ quan Thông tin – Thư viện đặc biệt coi trọng, là
một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin
của người dùng tin trong thời đại mới.
Thư viện Quốc Việt Nam là Thư viện trung tâm của cả nước, là thư viện
đứng đầu trong hệ thống thư viện của cả nước. Thư viện cũng là nơi lưu trữ, bảo
tồn di sản văn hóa đồ sộ của dân tộc với số lượng tài liệu lớn, phong phú đa dạng
về dạng thức tồn tại (dạng truyền thống và dạng điện tử - số hóa). Son song với
việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường nghiệp vụ đào tạo đội
ngũ cán bộ thì công tác số hóa tài liệu và xây dựng bộ sưu tập số là vấn đề đang


được Thư viện đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin
ngày càng tăng cao và đa dạng của người dùng tin.
Nhìn nhận được tầm quan trọng của việc xây dựng bộ sưu tập số tại Thư
viện Quốc gia Việt Nam trong thời đại của nền kinh tế thông tin tri thức tôi đã
quyết định chọn đề tài: “Xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu khóa luận cho mình. Thực hiện đề tài nghiên cứu
nhằm tìm hiểu và bổ sung những kiến thức thực tế cho bản thân và góp một phần
nhỏ bé vào việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác số hóa tài
liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện, phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục;

đào tạo và các nhu cầu khác của người dùng tin góp phần vào sự nghiệp phát
triển nền kinh tế tri thức của đất nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng công tác số hóa tài
liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư Viện Quốc gia Việt Nam. Qua việc khảo sát
đề tài, sẽ phân tích quy trình xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện, đồng thời đưa
ra đánh giá, nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác
số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được mục đích đề ra, nhiệm vụ của khóa luận là:
- Nêu được cách thức tạo lập và ý nghĩa của bộ sưu tập sốvới sự phát
triển của Thư viện Quốc gia Việt Nam.


- Trình bày hiện trạng các bộ sưu tập số tại Thư viện và cách thức (quy
trình) số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam.
- Nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu theo hướng của đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều công trình nghiên cứu và tìm hiểu
về các khía cạnh tại Thư viện Quốc gia Việt Nam:
- “Công tác bảo quản vốn tài liệu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” của
Ngô Thị Hằng Nga, khóa luận tốt nghiệp năm 2004.
- “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lưu chiểu ở Thư
viện Quốc gia Việt Nam” của Nguyễn Thị Hảo, khóa luận tốt nghiệp năm
2004.
- “Lịch sử phân loại tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Vũ
Quỳnh Nhung, khóa luận tốt nghiệp năm 2005.

- “Công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam” của
Nguyễn Thị Thu Hiền, khóa luận tốt nghiệp năm 2006.
- “Tìm hiểu công tác tổ chức và phực vụ kho mở tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam” của Nguyễn Thị Hảo Hà, khóa luận tốt nghiệp năm 2008.
- “Khảo sát một số phần mềm tiêu biểu được sử dụng để xây dựng bộ sưu
tập số trong các cơ quan Thông tin – Thư viện Việt Nam”
- “Công tác tổ chức và bảo quản tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia
Việt Nam” của Nghiêm Thị Bình, khóa luận tốt nghiệp năm 2009.


Vấn đề xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam là vấn đề
mà tôi quyết định lựa chọn làm đề tài khóa luận cho mình, để bổ sung phong phú
hơn vào các vấn đề nghiên cứu về Thư viện. Đồng thời với việc tìm hiểu về công
tác số hóa tài liệu và xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện, tôi muốn đem một
phần kiến thức nhỏ bé đã được tiếp nhận trong quá trình học tập tại trường vào
thực tế ngành học của mình. Từ đó, đưa ra những nhận xét và giải pháp về vấn đề
mà tôi đã nghiên cứu, để có sự so sánh rõ ràng hơn về khoảng cách giữa lý thuyết
và thực tế. Đúc rút thêm kinh nghiệm cho bản thân về ngành nghề mà mình sẽ
gắn bó lâu dài trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài được xác định là công tác xây
dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về mặt không gian và thời
gian là: “Xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam giai
đoạn hiện nay”.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Cơ sở lý luận


- Khóa luận được viết trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác Lê nin.
 Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thực tế
- Trao đổi với cán bộ thư viện
- Quan sát, ghi chép, thu thập, chọn lọc và tích hợp thông tin


- Thống kê dữ liệu.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài
- Lý luận: Khóa luận làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan đến xây
dựng bộ sưu tập số: Tài liệu số hóa, bộ sưu tập số, số hóa tài liệu... Tầm
quan trọng của hoạt động xây dựng bộ sưu tập số đối với thư viện.
- Thực tiễn: Đưa ra nhận xét, đánh giá về hoạt động xây dựng bộ sưu tập
số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Đề xuất giải pháp giải quyết những
vấn đề gặp phải của Thư viện khi tiến hành xây sựng bộ sưu tập số.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì bố
cục chính của khóa luận được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về hoạt động Thông tin – Thư
viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Chương 2: Tổng qua về bộ sưu tập sồ và quy trình xây dựng bộ sưu tập
số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao chất lương bộ
sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT

NAM
1.1.Tài liệu số hóa
1.1.1.Khái niệm
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa về tài liệu số
hóa được đưa ra, điểm chung của các định nghĩa này đều cho rằng “ tài liệu số
hóa là tài liệu mà thông tin được mã hóa và được biểu diễn dưới dạng nhị phân
gồm hai số 0 và 1, được lưu trữ, khai thác trên máy tính điện tử, với sự hỗ trợ của
một hay một vài thiết bị chuyên dụng, phần mềm ứn dụng và hệ thống mạng máy
tính”.
Tiêu chuẩn GOST R 51141-98 của Nga: “Tài liệu điện tử là những tài liệu
được tạo lập do sử dụng các vật mang tin và các phương pháp ghi bảo đảm xử lý
thông tin của nó bằng máy tính điện tử”.
Đối với một số tài liệu ở dạng truyền thống: sách, báo, luận văn,... việc số
hóa tài liệu này có thể ở các cấp độ khác nhau: Số hóa thư muc, số hóa dữ kiện,
dữ kiện và số hóa toàn văn
Tài liệu số hóa thư mục là tài liệu chỉ được số hóa phần thư mục. Các yếu
tố thư mục được đưa vào số hóa bao gồm một số hoặc tất cả các yếu tố sau: Tác
giả, tên tài liệu; Nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản; Khổ cỡ của tài liệu;
Số trang của tài liệu; Chỉ số ISBN hoặc ISSN... Ngoài ra, còn một số các yếu tố
khác là: Ký hiệu phân loại tài liệu, ký hiệu xếp giá tài liệu (có thể có cả ký hiệu
tên thư viện, trung tâm thông tin, cơ quan lưu trữ tài liệu nếu là mục lục liên
hợp); Ký hiệu định chủ đề; Các từ khóa; Bản tóm tắt nội dung tài liệu...


Tài liệu số hóa dữ kiện, dữ kiện là tài liệu ngoài phần số hóa thư mục còn
có thêm phần số hóa một số dữ kiện, dữ liệu của tài liệu gốc nhưng không phải là
toàn bộ các thông tin chứa đựng trong tài liệu gốc. Các dữ kiện, dữ liệu này có
thể là thông tin lịch sử; số liệu thống kê; biểu đồ tăng trưởng; thành phần cấu tạo;
công thức điều chế hóa học; một số nhận định, phân tích và dự báo được nêu
trong tài liệu gốc...

Tài liệu số hóa toàn văn có nội dung của tài liệu gốc đã được số hóa. Đây
là loại hình tài liệu số hóa trọn vẹn nhất, có giá trị sử dụng lớn nhất trong số các
loại hình tài liệu số hóa. Bởi giá trị của thông tin, nằm ngay ở chính thông tin đó,
chứ không phải được quy định bởi tên tác giả, tên tài liệu...hay một vài dòng xuất
hiện trong nguồn tin.
1.1.2. Đặc trưng của tài liệu số hóa
Đặc trưng của tài liệu giúp cho người dùng tin có thể nhận biết và sử dụng
chúng một cách dễ dàng. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của tài liệu điện tử
là kết quả tất yếu của bùng nổ thông tin, của sự phát triển khoa học công nghệ,
nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin về chất lượng
cũng như mức độ cập nhật thông tin. Như vậy, tài liệu số hóa có những đặc trưng
sau:
Mật độ thông tin của tài liệu số hóa rất lớn. Nhờ sự phát triển của công
nghệ

thông tin, đặc biệt là công nghệ lưu trữ, nén thông tin trên các vật mang

tin dạng số tạo điều kiện để tài liệu số hóa chứa đựng trong nó một khối lượng
thông tin cực lớn.


1.2.Bộ sưu tập số
1.2.1.Khái niệm
Theo Từ điển giải nghĩa các thuật ngữ khoa học của trường Đại học Bay
Lor: “Bộ sưu tập số là bộ sưu tập của thư viện hoặc các tài liệu lưu trữ được
chuyển đổi sang định dạng thuật ngữ máy tính nhằm mục đích bảo quản hoặc
phục vụ truy cập điện tử”
Tóm lại, BSTS là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu dưới dạng số về
một chủ đề nhất định được lưu giữ, quản lý và khai thác thống nhất bằng máy
tính thông qua một giao diện thống nhất.

Đơn cử một BSTS về các tài liệu Hán Nôm bao gồm: sắc phong, hồi ký,
bản thảo tác phẩm, hương ước, tộc phả, tiểu sử, các bài thi quan trường, kịch bản,
tài liệu giáo khoa, đặc san, gia phả, lịch sử, bản khắc, ngữ học, văn chương, thuốc
nam, truyện viết bằng chữ Nôm, thi phú, tôn giáo, Trung Quốc học, triều chính,
lệ làng, luật gia đình... Rất nhiều những tài liệu có giá trị, chứa đựng nhiều thông
tin lịch sử: Cuốn “Quốc triều thư khế” có niên hiệu Thống Nguyên (1522-1527),
tập “Mộ Trạch Lê Thị gia phả sự tích ký” – bản chép tay chữ Hán về gia phả họ
Lê ở Mộ Trạch... Tất cả những tài liệu hán Nôm nêu trên sẽ được số hóa, sau đó
được lưu trữ, khai thác và bảo quản thành bộ sưu tập tại Thư viện.
1.2.2.Lợi ích của bộ sưu tập số
Bộ sưu tập số là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý
hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất
sử dụng.
Tính linh hoạt và khả năng ứng dụng của tài liệu số trong nghiên cứu, đào
tạo, thể hiện ở chỗ một bản tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối
tượng, không phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian, đồng thời xóa bỏ
khoảng cách địa lý giữa tài liệu và người dùng tin.


Vì vậy tính hiệu quả của bộ sưu tập số là tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản
và kinh phí trả lương cho người phục vụ. Đối với người dùng tin, họ sẽ tiết kiệm
được quỹ thời gian đến thư viện, tiết kiệm được chi phí đi lại, vì chỉ cần có máy
tính được kết nối mạng Internet hay các thiết bị tra cứu thông tin thông minh
khác thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào người dùng tin cũng có thể thỏa
mãn được nhu cầu tin của mình.
Lợi ích to lớn mà bộ sưu tập số đem lại đó là tạo ra môi trường và cơ hội
bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi người. Không phân biệt đẳng cấp, khoảng cách
giàu nghèo, khi sử dụng bộ sưu tập số thì lượng thông tin mà mọi người nhận
được là hoàn toàn giống nhau. Với bộ sưu tập số, bất cứ ai trên trái đất này đều

có thể tiếp cận được với nguồn tri thức quý báu của toàn nhân loại.
1.2.3.Tạo lập bộ sưu tập số
Có 2 cách để tạo lập bộ sưu tập số:
Cách đầu tiên đó là số hóa nguồn tài liệu trên giấy của chính cơ quan
Thông tin – Thư viện ấy: Chuyển dạng tài liệu hiện có sang dạng số bằng phương
pháp quét hay nhập lại thông tin từ bàn phím. Đây là chiến lược số hóa phát triển
lâu dài cần đâu tư nguồn lực rất lớn về cả thời gian, chi phí, công sức và những
tài nguyên khác của thư viện.
Ngoài ra việc bổ sung tích hợp nguồn tin điện tử thông qua mua bán, trao
đổi CSDL của nước ngoài hoặc cơ sở dữ liệu của các tổ chức thông tin khác cũng
là một trong những hình thức để tạo lập bộ sưu tập số. Đây là phương cách xây
dựng bộ sưu tập số tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

1.3.Hoạt động Thông tin – Thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.3.1. Giới thiệu về Thư viện Quốc gia Việt Nam


Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông
Dương, được thành lập ngày 29/11/1917. Thư viện Quốc gia Việt Nam
(TVQGVN) là thư viện trung tâm của cả nước, trực thuộc sự quản lý của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng chủ yếu là thu nhận các xuất bản phẩm
lưu chiểu, các luận án tiến sĩ của người Việt Nam; bổ sung các tài liệu ngoại văn;
xây dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc và về dân tộc; biên
soạn, xuất bản Thư mục quốc gia, Tổng thư mục Việt Nam và các ấn phẩm thông
tin khoa học; tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và
giải trí của người dân; nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin
- thư viện; tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người
làm công tác thư viện trong cả nước. Trụ sở đặt tại 31 Trường Thi ( nay là phố
Tràng Thi) Hà Nội, nơi xưa kia thường diễn ra các cuộc tuyển chọn nhân tài thời
phong kiến và cũng là trụ sở cuả Kinh lược Bắc kỳ.

Trong gần một thế kỷ xây dựng, phát triển Thư viện luôn đạt những thành
tựu nổi bật và vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng nhất,
huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.
Ngày 1 tháng 9 năm 1919 Thư viện Trung ương Đông Dương chính thức
mở cửa phục vụ người đọc. Năm 1922 ra đời Nghị định thực hiện chế độ lưu
chiểu văn hoá phẩm trên toàn Đông Dương, Sở Lưu chiểu được thành lập. Sở có
nhiệm vụ thu nhận sách, báo, tạp chí, bản đồ được xuất bản trên toàn cõi Đông
Dương.
Ngày 28/2/1935, Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội được đổi tên
thành Thư viện Pierre Pasquier.
Ngày 8/9/1945, chỉ 6 ngày sau khi tuyên bố Độc lập, Chính phủ lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 13 chuyển giao các Thư viện
công cộng trong đó có Thư viện Pierre Pasquier về cho Bộ Quốc gia Giáo dục


quản lý. Ngày 20/10/1945, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ra quyết định đổi tên
Thư viện Pierre Pasquier thành Quốc gia Thư viện. Nhưng sau đó, cùng với một
số cơ quan khác, Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc được sát nhập vào
Nha Giám đốc Đại học vụ và được đổi tên thành Sở Lưu trữ công văn và Thư
viện toàn quốc.
Từ khi Pháp chiếm lại Hà Nội (tháng 2/1947), theo Nghị định ngày
25/7/1947 của Phủ Cao ủy Pháp thì Nha Lưu trữ công văn và Thư viện Đông
Dương được tái lập tại Sài Gòn. Nha này ngoài việc lưu trữ tài liệu còn có nhiệm
vụ điều khiển Thư viện Trung ương lúc đó được đổi tên thành Thư viện Trung
ương ở Hà Nội.
Ngày 28/1/1955 Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 446-TTg
chuyển việc quản lý Thư viện Trung ương thuộc Bộ Giáo dục sang Bộ Tuyên
truyền.
Qua nhiều năm phát triển và đổi tên, ngày 21/11/1958 Bộ trưởng Bộ Văn
hóa ra nghị định tách Thư viện ra khỏi Vụ Văn hóa đại chúng thành Thư viện

Quốc gia trực thuộc Bộ. Là Thư viện trung ương của cả nước, đồng thời là thư
viện trọng điểm của hệ thống Thư viện Công cộng nhà nước thuộc Bộ văn hóathể thao và Du lịch, TVQGVN có vốn tài liệu và sách báo khá lớn, phong phú
nhất cả nước và đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao, thiết bị cơ sở vật
chất tốt đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin trong thời đại công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra TVQGVN cũng đang thực hiện công tác số hóa
nguồn tài liệu để thuận tiện trong việc lưu giữ và để NDT tiện sử dụng.
Hiện nay, TVQGVN là thành viên chính thức của Hiệp hội thư viện thế
giới (IFLA); thành viên của Đại hội cán bộ thư viện Đông Nam Á (CONSAL);
trong lĩnh vực bảo quản, thư viện đã tham gia vào PAC (Preservation and
Conservation Progarmme- chương trình bảo tồn và bảo quản). Thư viện đã được


nhà nước tặng huân chương lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất và Huân
chương Độc lập Hạng Ba cùng nhiều bằng khen, Cờ Luân lưu của Bộ Văn hóaThể thao và Du lịch.
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước, là Thư
viện đứng đầu trong Hệ thống thư viện, đi đầu trong công tác tự động hóa và ứng
dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động của mình, ngoài
việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ
thì công tác số hóa tài liệu và tổ chức phát triển bảo quản nguồn TLS cũng là một
vấn đề đang được Thư viện đặc biệt quan tâm
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện
Theo quyết định số 579/TC-QĐ của Bộ Văn hóa thông tin ban hành ngày
17/03/1997 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của TVQGVN “Thư viện
Quốc gia Việt Nam là đơn vị sự nghiệp của Bộ Văn hóa thông tin có chức năng:
gìn giữ di sản thư tịch của dân tộc thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử
dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin
phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân
dân. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển
khoa học, công nghệ, kỹ thuật, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.

TVQGVN là Thư viện Trung tâm của cả nước. Vai trò thư viện trung tâm
của TVQGVN được thể hiện trên các phương diện sau:
 Xây dựng và bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, thu thập và
tàng trữ tài liệu về Việt Nam của các tác gải trong nước và nước ngoài.
 Luân chuyển và trao đổi tài liệu giữa các thư viện trong và ngoài nước.


 Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật xuất bản,
các luận án tiến sỹ của công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và
nước ngoài, của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam.
 Biên soạn, xuất bản thư mục Quốc gia và phối hợp với thư viện trung
tâm của các Bộ, ngành, hệ thống thư viện trong nước biên soạn Tổng thư
mục Việt Nam.
 Nghiên cứu thư viện học, thư mục học; hướng dẫn nghiệp vụ cho các
thư viện trong cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du
lịch.
Theo quyết định số 81/2004/QĐ – VHTT ngày 24/08/2004 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa – Thông tin TVQGVN có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
 Về chức năng:
TVQGVN là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ văn hóa thông tin( nay là Bộ
văn hóa- Thể thao – Du lịch) có trách nhiệm giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc,
thu thập, tàng trữ, khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội.
 Thư viện có nhiệm vụ:


Tổ chức phục vụ, tạo điều kiện cho người đọc sử dụng vốn tài

liệu của thư viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện
tổ chức



Xây dựng và bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu

của nước ngoài viết về Việt Nam.


Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến

sỹ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của
công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam.




Xử lý thông tin, biên soạn xuất bản thư mục Quốc gia và ấn

phẩm thông tin văn hóa nghệ thuật; tổ chức biên soạn Tổng thư mục
Việt Nam


Hợp tác trao đổi tài liệu vớ thư viện trong nước và nước ngoài

theo quy định của pháp luật.


Nghiên cứu khoa học ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào

hoạt động thư viện



Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả

nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn
hóa- Thể thao – Du lịch) hoặc yêu cầu của địa phương đơn vị.


Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hóa –

Thông tin( nay là Bộ văn hóa- Thể thao- Du lịch) và quy định của
pháp luật.


Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh

Thư viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của Chính Phủ
1.3.3 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Theo Quyết định số 81/QĐ – BVHTT, ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) bộ máy
tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm 13 phòng ban, với tổng số 175
cán bộ, viên chức và người lao động. Họ là những người có trình độ về chuyên
môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ
phát triển của thư viện, trong đó có 1 tiến sĩ, 16 thạc sĩ, 124 cử nhân TTTV
(chiếm 72%) và các ngành khác.
Dưới đây là Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thư viện Quốc gia Việt Nam:


1.3.4 Đặc điểm người dùng tin ở Thư viện
NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ
của công tác thông tin tư liệu. NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin,
đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới. NDT giữ vai trò quan trọng

trong các hệ thống thông tin.


NDT luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin. NDT
tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Họ biết các nguồn
thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó.
NDT là đối tượng phục vụ của bất kì một cơ quan TTTV nào. NDT là
người sử dụng thông tin đồng thời là người sáng tạo và làm giàu nguồn thông tin.
Thỏa mãn nhu cầu tin cho NDT cũng đồng nghĩa với việc phát triển nguồn tin
của thư viện. sự thỏa mãn nhu cầu tin cho NDT chính là cơ sở để đánh giá chất
lượng hoạt động thông tin trong thư viện.
Hiện nay NDT của TVQGVN phát triển nhanh chóng cả về số lượng và
thành phần. Trình độ của NDT có nhiều cấp độ khác nhau. Đối tượng NDT mà
Thư viện hướng tới là các nhà quản lí, lãnh đạo các cấp, các ngành; các cán bộ
giảng dạy ở các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường
phổ thông; cán bộ công tác tại các phòng hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh
doanh; sinh viên các trường đại học cao đẳng…
Có thể chia NDT tại TVQGVN thành 3 nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Cán bộ quản lí, lãnh đạo
Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, các nhà chuyên môn đơn vị hành
chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh
Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
1.3.5. Đặc điểm nhu cầu tin của Thư viện
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên
toàn thế giới. Nhiều thành tựu khoa học mới ra đời đã tạo nên hiện tượng “bùng
nổ thông tin”. Lượng thông tin trong xã hội vô cùng phong phú và đa dạng. Cũng
từ đây thông tin trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội. Nhu cầu thông
tin ngày càng lớn và trở nên cấp thiết. Nhu cầu tin chính là đòi hỏi khách quan



của con người đối với việc tiếp nhận và xử lý thông tin để duy trì và phát triển sự
sống. Nhu cầu tin xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người tăng lên cùng
với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội và mang tính chất chu kỳ. Nếu nhu
cầu tin được thỏa mãn kịp thời, chính xác thì nhu cầu tin ngày càng được phát
triển.
Nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại Thư viện Quôc gia Việt
Nam:
 Nhu cầu tin của cán bộ quản lý, lãnh đạo
Đây là nhóm NDT chiếm số lượng ít song lại là nhóm NDT rất quan trọng
của thư viện. Đáp ứng nhu cầu tin của họ là việc mà thư viện hết sức quan tâm.
Bởi lẽ họ là những người đưa ra quyết định mang tính chiến lược và sách lược ở
tầm vĩ mô hay vi mô có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội; Họ có thể là
những người xây dựng, phác thảo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,
của các cán bộ, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngoài ra công tác
quản lý, một số cán bộ còn trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học. Do đó, nhu
cầu tin của họ rất đa dạng, phong phú và chính xác cao. Thông tin phải vừa rộng
đồng thời cũng phải mang tính chuyên sâu, bảo mật và hệ thống.
 Nhu cầu tin của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, các nhà chuyên môn đơn
vị hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh
Nhóm NDT này chiếm tỉ lệ khá nhiều tại Thư viện. Họ có nhu cầu tài liệu
khá cao. Thông tin họ cần vừa mang tính tổng hợp lại mang tính chuyên sâu.
Nhóm NDT này có khả năng sử dụng mọi loại hình thức tài liệu cả truyền thống
lẫn hiện đại. Tài liệu họ cần thường là tài liệu quý hiếm; tài liệu xám, tài liệu đã
số hóa; các tài liệu chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực cụ thể mà họ quan
tâm.


×