Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè Kim Tuyên tại tỉnh Lai Châu (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI TỈNH LAI CHÂU
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG TRUNG DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu dưới đây là hoàn toàn trung thực,
những kết quả nghiên cứu này chưa được sử dụng hay công bố trong bất cứ
báo cáo hay phương tiện truyền thông nào.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Hùng Cường


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của thầy hướng dẫn khoa học, các thầy cô giảng dạy. Sự tạo điều kiện giúp đỡ
của cơ quan, đồng nghiệp, gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
TS. Dương Trung Dũng, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển chè Tam Đường.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Đường.
Trạm bảo vệ thực vật huyện Tam Đường.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã
động viên giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Hùng Cường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sử dụng phân bón cho chè .............. 5
1.1.1. Những nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè trên thế giới .......... 5
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè ở
Việt Nam ........................................................................................................... 8
1.2. Cơ sở khoa ho ̣c của việc sử dụng vật liệu che tủ cho đất trồng chè ........ 15
1.2.1. Vai trò của che tủ đấ t ........................................................................ 16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che tủ đất ở ngoài nước .............. 18
1.2.3. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật che tủ cho đất chè ở trong nước ...... 19
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 24
2.1. Vật liệu nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện .............................. 24
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 24
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 24
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 24
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định ....................................... 26
2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiê ̣m ........................ 30
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31
3.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ sinh học đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất giống chè Kim Tuyên .................................................... 31
3.1.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ sinh học đến sinh
trưởng, phát triển của chè ................................................................................ 31
3.1.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ sinh học đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất .................................................................... 32
3.1.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ sinh học đến chất lượng
nguyên liệu ...................................................................................................... 34
3.1.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ sinh học đến sự thay đổi
hóa tính đất ...................................................................................................... 37
3.1.5. Tình hình sâu, bệnh hại chính trên chè ............................................. 38
3.2.6. Hiệu quả kinh tế ................................................................................ 40
3.2. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ đất đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất ..................................................................................................... 42
3.2.1. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ đến ẩm độ đất ....................... 42
3.2.2. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ đất đến sinh trưởng .............. 43
3.2.3. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất..................................................................................... 45
3.2.4. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến chất lượng chè nguyên liệu ....... 47
3.2.5. Ảnh hưởng một số vật liệu che tủ đến sự thay đổi lý tính đất .......... 49
3.3.6. Ảnh hưởng vật liệu che tủ đến sự thay đổi hóa tính đất ................... 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v
3.2.7. Tình hình sâu hại chính trên cây chè ................................................ 52
3.2.8. Hiệu quả kinh tế ................................................................................ 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 56
1. Kết luận ....................................................................................................... 56
2. Đề nghị ........................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57
PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

CT

Công thức

Đ/C; đ/c


Đối chứng

TN

Thí nghiệm

HCSH

Hữu cơ sinh học

HCVS

Hữu cơ vi sinh

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

BVTV

Bảo vệ thực vật

CTV

Cộng tác viên


NXB

Nhà xuất bản

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

Tiêu chuẩn ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ sinh học đến sinh
trưởng .............................................................................................. 31
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của lượng phân bón HCSH đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất .......................................................... 33
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của phân bón HCSH đến thành phần cơ giới búp ....... 35
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của lượng phân bón HCSH đến phẩm cấp búp tươi ... 36
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến sự thay đổi hóa tính đất ....... 37
Bảng 3.6. Tình hình sâu hại chính trên cây chè .............................................. 38
Bảng 3.7: Tổng chi của các công thức ............................................................ 40
Bảng 3.8: Tổng thu, chi và lãi thuần của các công thức ................................. 41
Bảng 3.9. Ảnh hưởng một số vật liệu che tủ đến diễn biến độ ẩm đất qua

từng tháng ở độ sâu 20cm ............................................................... 43
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ đất đến sinh trưởng .......... 44
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất .......................................................... 45
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến số lứa hái .............................. 46
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến thành phần cơ giới búp ......... 47
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến phẩm cấp búp tươi ................ 48
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến sự thay đổi lý tính đất ........... 49
Bảng 3.16. Ảnh hưởng vật liệu che tủ đến sự thay đổi hóa tính đất ............... 51
Bảng 3.17. Tình hình sâu hại chính trên cây chè ............................................ 52
Bảng 3.18: Tổng chi của các công thức .......................................................... 53
Bảng 3.19: Tổng thu, chi và lãi thuần của các công thức. .............................. 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những nước có lịch sử trồng chè lâu đời, với
điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Hiện nay cả nước
có khoảng 115.964 ha chè thu hoạch, năng suất 18,7 tạ/ha, sản lượng chè khô
216.900 tấn (Fao, 2012). Cây chè có vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh
tế của người dân miền núi, đặc biệt là nông dân nghèo. Tuy nhiên, chè chưa
mang lại thu nhập cao, nhưng thời gian thu hoạch trong năm dài.
Tuy ngành chè Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong
vòng 5 năm trở lại đây, năm sau tăng cao hơn năm trước cả về năng suất, sản
lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng sản xuất chè của chúng ta vẫn còn bộc lộ

nhiều yếu kém như: chủng loại chưa phong phú, năng suất, chất lượng vẫn
còn thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn hạn chế, giá
chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 60-70% giá chè xuất khẩu bình quân
của thế giới.
Khi đưa các giống chè vào sản xuất, cần phải nghiên cứu các biện pháp
canh tác tổng hợp để khai thác tốt nhất tiềm năng năng suất và chất lượng của
giống, trong đó mục tiêu của các biện pháp thâm canh là vừa tăng năng suất,
chất lượng đồng thời bảo vệ và cải tạo được đất trồng, thực hiện canh tác bền
vững trên đất dốc.
Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp bảo vệ đất trồng chè hợp lý. Có rất
nhiều giải pháp giúp cải thiện môi trường đất, bổ sung dinh dưỡng trong đất
như sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, che phủ bảo vệ đất…
Về bón phân: xu thế hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng bón phân
cho cây trồng nói chung, cây chè nói riêng đều dựa trên nguyên tắc: “Duy trì
độ phì sẵn có trong đất là giải pháp dễ dàng và đỡ tốn kém hơn là khôi phục
độ phì của đất do hậu quả của việc bón không hợp lý trong thời gian dài”.


2
Đối với đất trồng chè giai đoạn giảm mùn nhiều nhất là 4- 5 năm trồng
mới. Do vậy, bón phân hữu cơ là một biện pháp tốt để bảo vệ đất trồng chè, vì
phân hữu cơ làm tăng hàm lượng mùn trong đất, cải thiện tính chất vật lý đất,
mùn lại làm tăng cường hoạt động sinh học đất, kích thích sự tăng trưởng của
cây trồng.
Bên cạnh đó sản xuất chè, kỹ thuật che tủ cho đất trồng chè trong giai
đoạn kiến thiết cơ bản và thời kỳ chè kinh doanh (4 - 6 tuổi) có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả
thiết thực, lâu dài cả về kinh tế và môi trường sinh thái. Vật liệu tủ rất sẵn có
tại các vùng chè, nếu người dân chịu bỏ công đi cắt thì không phải mất tiền
mua. Mỗi giống chè có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, có các phản ứng

khác nhau với điều kiện khô hạn hoặc với những biến đổi về nhiệt độ trên bề
mặt đất trong điều kiện che tủ…dẫn đến có những động thái sinh trưởng khác
nhau. Vì vậy để xác định loại vật liệu che tủ cho đất trồng chè thích hợp và
sẵn có tại địa phương, đặc biệt là cho các giống chè mới chất lượng cao là rất
cần thiết.
Lai Châu là một tỉnh nằm ở phía tây bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà
Nội 450 km về phía Tây Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía
Đông giáp với tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; phía Tây và phía Nam giáp với
tỉnh Điện Biên. Với đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao
nguyên, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21°C 23°C, chia làm hai mùa theo độ ẩm là mùa mưa và mùa khô phù hợp cho phát
triển một số cây công nghiệp dài ngày. Trong đó có cây chè đã được Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh đến năm 2020 là một trong những cây trồng chủ lực. Tổng diện tích chè


3
của toàn tỉnh đến hết năm 2014 là 3.358 ha, với 385 ha chè trồng mới với cơ
cấu giống chủ yếu là chè Kim Tuyên. Tuy nhiên, ngành chè Lai Châu đang
trong quá trình tái cơ cấu và hội nhập, việc tiếp cận thị trường để phát triển
thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó yếu tố hạn chế lớn là việc áp
dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất chè do đặc thù vùng triển khai dự án chủ
yếu trên đất dốc, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số
chưa được tiếp cận với kỹ thuật trồng chè. Do vậy để góp một phần nhỏ nhằm
đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân nơi đây, dưới sự hướng
dẫn của TS Dương Trung Dũng chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển
của giống chè Kim Tuyên tại tỉnh Lai Châu”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được lượng phân hữu cơ sinh học và loại vật liệu che tủ cho
đất trồng chè thích hợp nhất để nâng cao năng suất, chất lượng tạo sản phẩm

chè an toàn, cải thiện độ phì của đất, đảm bảo canh tác bền vững ở các vùng
chè tại tỉnh Lai Châu.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cây chè Kim Tuyên.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất, chất lượng của cây chè Kim Tuyên.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về
ki ̃ thuâ ̣t bón phân, kỹ thuật che tủ đất cho giố ng chè Kim Tuyên để đạt năng


4
suất cao, chấ t lươ ̣ng tố t, đồ ng thời phục vụ công tác chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất tại địa phương.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thành công sẽ đưa ra được lượng phân hữu cơ sinh học, vật liệu
che tủ hợp lý cho cây chè Kim Tuyên. Góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng chè búp phục vụ chế biến chè xanh, chè Ôlong, Sencha, Matcha. Xây
dựng và bổ sung cho quy trình kỹ thuật chăm sóc cây chè giai đoạn kiến thiết
cơ bản và giai đoạn chè kinh doanh tại Lai Châu.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sử dụng phân bón cho chè
Nghiên cứu các nhu cầu của cây trồng, từ đó tìm các biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t
nhằ m tác động nhằm đáp ứng nhu cầu đó để tạo ra nhiều nông sản có năng

suấ t, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ cơ bản của khoa học
Nông nghiệp. Một trong những nhu cầu cơ bản của cây trồ ng là các chất dinh
dưỡng và để đáp ứng nhu cầu đó chủ yếu thông qua việc bón phân.
Nhiệm vụ của việc bón phân là cung cấp cho cây phần dinh dưỡng ít
nhất cũng đủ bù lượng mà cây lấy đi theo sản phẩm thu hoạch. Muốn xây
dựng chế độ bón phân hợp lý cần nghiên cứu đặc tính của cây đồng thời phân
tích khả năng dinh dưỡng trong đất.
1.1.1. Những nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè trên thế giới
Chất lượng chè phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như giống,
khí hậu, kỹ thuật thu hái, đất đai, phân bón.
Tác giả Ramasvamy 1983 [24] nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
đến năng suất và chất lượng chè đã kết luận: phân bón ảnh hưởng không đáng
kể đến phẩm chất chè chế biến đã cho thấy: đối với phẩm chất chè việc bón
phối hợp đủ 3 yếu tố N, P, K chất lượng chè tốt hơn so với bón N đơn độc.
Bón nhiều N ở bất kỳ dạng nào cũng đều làm giảm phẩm chất chè. Không
thấy K có ảnh hưởng xấu đến phẩm chất. Bón P có tác dụng tích cực trong
việc nâng cao chất lượng chè.
De Geus 1982 [21] cho thấy chè được bón đủ N, P, K đã làm tăng
phẩm chất chè. Bón N đơn độc nhất là bón N dạng Urê làm giảm phẩm chất
chè, bón P làm tăng hương vị của chè đen.
White Head và Temple 1990 [25] cho biết việc bón N có ảnh hưởng
xấu đến chất lượng là do: khi bón N đơn độc với lượng nhiều (trên 200N/ha)


6
hàm lượng N tích lũy nhiều trong lá non và búp làm ảnh hưởng đến quá trình
tổng hợp axítamin, làm giảm các hợp chất như: Chlorophyll, Catesin,
Caffein...dẫn đến làm giảm chất lượng chè.
Như vậy phân bón có ảnh hưởng đến phẩm chất chè khi các yếu tố
được bón đơn độc, không cân đối. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng

chủ yếu là một số các yếu tố như kỹ thuật thu hái, quá trình chế biến, giống
chè, điều kiện địa hình...
Cây trồng hút dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển. Ngoài các
bộ phận thu hoạch ra, trong các sản phẩm phụ cũng chứa đựng các chất dinh
dưỡng mà cây lấy từ đất. Sau mỗi vụ thu hoạch, cây trồng lại để lại cho đất
một lượng lớn các phụ phẩm hữu cơ. Thông qua các quá trình chuyển hoá vật
chất trong đất mà các sản phẩm này trở thành nguồn dinh dưỡng đáng kể cho
cây trồng vụ sau.
Ở các nước có nền nông nghiệp phát triển như Canada và Mỹ, sản
phẩm hữu cơ sau khi thu hoạch thông thường được trả lại trực tiếp hoặc qua
một thời gian ủ làm cho chúng bị phân huỷ hoặc bán phân huỷ, bằng cách đó
làm tăng hiệu quả sử dụng của cây trồng. Ước tính về lượng phụ phẩm nông
nghiệp cho thấy lúa có thể cho từ 3,5 - 4,5 tấn/ha, ngô khoảng 2,7 - 3,2 tấn/ha,
đậu tương 0,8 - 1,0 tấn/ha, lúa mạch 2,6 - 3,3 tấn/ha.
Theo Willson K.C and M.N. Lifford (1992) [26] để thu hoạch 1 tấn chè
búp tươi cần phải bón 32,0 - 33,5 kg N; 16,5 - 18,0 kg P2O5; 2,0 - 10,0kg
K2O. Trong đó chỉ một nửa dinh dưỡng bị lấy đi bởi thu hái búp, được tích
lũy trong 25 - 28% lượng vật chất khô trong búp thu hoạch. Bởi vậy cung cấp
lượng dinh dưỡng hằng năm cho cây chè cần quan tâm đến sự tiêu hao cho
quá trình duy trì bộ khung tán cây chè, bộ rễ, sinh khối phần đốn hằng năm,
và duy trì hệ sinh vật đất, các quá trình rửa trôi, bốc hơi, cỏ dại.


7
Qua tham khảo những tài liệu trên cho thấy rằng sản phẩm phụ cây
trồng như lúa mỳ, rơm rạ, bã mía và các cây phân xanh đều có thể sử dụng
như một dạng phân bón hữu cơ và mang lại những hiệu quả kinh tế đáng kể
thông qua việc cải tạo độ phì đất và năng suất cây trồng. Đặc biệt trong điều
kiện các nước đang phát triển để đảm bảo sản xuất bền vững việc duy trì độ
phì đất thông qua nguồn hữu cơ tại chỗ là điều hết sức cần thiết.

Từ lâu phân hữu cơ đã được người nông dân hầu khắp các nước trên
thế giới sử dụng phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo độ phì nhiêu của đất. Để làm phân hữu cơ
nhìn chung mất khoảng 6 - 8 tháng.
Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật tồn tại trong đất, nước và vùng rễ cây
có ý nghĩa quan trọng trong các mối tương tác giữa cây trồng, đất và phân
bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp của vi sinh vật (quá trình mùn hóa, khoáng hóa hợp chất chất hữu
cơ, quá trình phân giải hoặc cố định chất vô cơ...). Vì vậy, vi sinh vật được
coi là một yếu tố của hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
Trên thị trường quốc tế hiện nay, các chế phẩm vi sinh vật có thể sử
dụng trong xử lý phế thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ đã được
thương mại hóa chủ yếu là của Nhật Bản (EM, Bokashi), Đài Loan
(Organoc), Malaysia (Bikashi M), Ấn Độ (Hokaru), Trung Quốc (Nhật
Thiên Hòa, Điền Bảo...).
Từ chỗ phân hữu cơ chỉ sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền
thống phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp quy mô nông hộ cũng như
trang trại nhỏ, chưa thành sản phẩm bán trên thị trường như phân hoá học.
Đến nay ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan...phân hữu cơ đã trở thành sản phẩm bán rộng trên thị trường, với quy
mô sản xuất công nghiệp.


8
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề sử dụng phân khoáng cho chè còn gặp nhiều khó
khăn, phần lớn đất trồng chè rất nghèo dinh dưỡng, địa hình đa dạng và phức
tạp, khả năng đầu tư phân bón thâm canh cho chè rất hạn chế, kết quả nghiên
cứu chưa nhiều. Theo kết quả điều tra tại các tỉnh trồng chè trung du và miền
núi phía Bắc của Viện Nghiên cứu chè Việt Nam 2004, cho thấy: Tỷ lệ sử

dụng N:P:K mất cân đối, nhìn chung chú ý nhiều lượng bón N mà ít chú ý đến
các nguyên tố khác, vì thế đã không phát huy được hiệu quả của bón phân,
đặc biệt chất lượng nguyên liệu chè giảm. Lượng bón phân vô cơ ở Việt Nam
thấp hơn các nước Nhật Bản, Srilanka... Do vậy việc nghiên cứu liều lượng,
tỷ lệ bón của một số yếu tố phân bón cho chè là rất cần thiết trong thâm canh
chè hiện nay.
Năm 1969 - 1979 với sự giúp đỡ của Viện thổ nhưỡng nông hóa, trại
thí nghiệm chè Phú Hộ đã tiến hành làm thí nghiệm bón phân khoáng N, P, K
cho chè. Kết quả được tác giả Đỗ Ngọc Quỹ [10] và các cộng tác viên cho
biết: bón N và nhất là bón Kali có tác dụng rất rõ đến việc làm tăng năng suất
chè. Bón lân năng suất ít chênh lệch so với đối chứng. Bón kali pH KCL của đất
được tăng lên.
Phạm Kiến Nghiệp, 1984 [8] ở vùng chè Bảo Lộc - Lâm Đồng, việc
bón phân đạm đơn độc với lượng cao (100, 200, 300, 400N) cho thấy:
Lượng đạm bón tăng dẫn tới năng suất tăng, nhưng hiệu suất sử dụng 1
kg N lại giảm. Với lượng bón 100N, 1 kg N cho thu hoạch 9 kg chè búp, còn
lượng bón 400N, 1 kg N cho thu hoạch 6 kg chè búp.
Với những số liệu trên đã chứng tỏ bón đạm đơn độc với lượng cao có
ảnh hưởng không tốt đến chất lượng búp chè. Đó là một trong những nguyên
nhân làm cho chất lượng chè chế biến không cao.


9
Ở Việt Nam vấn đề sử dụng phân khoáng cho chè còn gặp nhiều khó
khăn, phần lớn đất trồng chè rất nghèo dinh dưỡng, địa hình đa dạng và phức
tạp, khả năng đầu tư phân bón thâm canh cho chè rất hạn chế, kết quả nghiên
cứu chưa nhiều. Sử dụng N:P:K mất cân đối, nhìn chung chú ý nhiều lượng
bón N mà ít chú ý đến các nguyên tố khác, vì thế đã không phát huy được
hiệu quả của bón phân, đặc biệt chất lượng nguyên liệu chè giảm. Lượng bón
phân vô cơ ở Việt Nam thấp hơn các nước Nhật Bản, Srilanka... Do vậy việc

nghiên cứu liều lượng, tỷ lệ bón của một số yếu tố phân bón cho chè là rất cần
thiết trong thâm canh chè hiện nay.
Thực tế cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu về phân bón
cho chè ở Việt Nam. Theo kết quả thống kê của FAO mức đầu tư phân bón
cho chè ở Việt Nam bình quân 200kg N, 50kg P2O5, 50kg K2O/ha. Song theo
hiệp hội phân bón quốc tế (IFA) mức phân bón khuyến nghị với chè kinh
doanh là 90kg N, 240kg P2O5, 360kg K2O/ha. Qua điều tra 1990 - 1994 ở Việt
Nam (Nguyễn Tử Siêm, 1996) [14] lượng bón thực tế cho cây chè kinh doanh
bình quân là 140 kg N, 80kg P2O5 và 40kg K2O/ha.
Bón đạm trên cơ sở cân đối với các yếu tố cơ bản khác cho chè, theo
Đỗ Ngọc Quỹ 1980 [11], nêu rằng trên nền đạm 100 - 200 kg N/ha, kali 50kg
K2O/ha hiệu lực phân lân không rõ với mức bón 50kg P 2O5/ha. Kết quả
nghiên cứu về bón hàng năm 60 - 180kg P2O5/ha trên nền hữu cơ có đạm làm
tăng năng suất chè 13,04 - 16,67%. Theo Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Thị
Thanh Hà và Thái Phiên. Đạm làm tăng khối lượng búp, tăng lượng nước và
chất hòa tan, song làm giảm lượng tannin trong búp chè. Kali làm tăng khối
lượng búp, giảm lượng nước, tăng độ hòa tan và tăng lượng tannin đóng góp
vào việc tăng phẩm chất búp chè rõ rệt.
Theo tác giả Vũ Cao Thái 1996 [15], việc sử dụng phân bón cân đối là
một tiền đề duy trì năng suất cao và tiết kiệm phân bón. Sử dụng phân bón


10
không cân đối có thể dẫn đến thoái hóa đất và suy giảm sức sản suất của cây.
Mục tiêu của sử dụng phân bón cân đối là tăng năng suất cât trồng, chất lượng
nông sản, hiệu chỉnh sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng của cây trồng mà đất
thiếu, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Với chè giai đoạn đầu kinh doanh, Đinh Thị Ngọ 1996 [9], cho thấy:
cùng tổng lượng bón N + P2O5 + K2O là 200 kg/ha, tỷ lệ bón phối hợp N : P :
K khác nhau, chè cho năng suất khác nhau. Các tỷ lệ phối hợp có N chiếm tỷ

lệ cao chè cho năng suất cao hơn, tỷ lệ phối hợp N : P : K = 2 : 2 :1 chè cho
năng suất cao và hiệu quả kinh tế. Về sử dụng phân khoáng, qua kết quả thí
nghiệm trong chậu cho thấy vai trò của N đối với sự tăng sinh khối của chè
KTCB rất rõ. Về tác dụng tăng sinh khối có thể xếp thứ tự như sau: N>P>K.
Về chất lượng chè, Đinh Thị Ngọ (1996) [9]: thay đổi tỷ lệ các nguyên
tố N, P, K trong hỗn hợp phân bón, với tỉ lệ chênh nhau giữa các nguyên tố
không vượt quá 2 lần, chưa nhận thấy có ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nguyên liệu (búp chè).
Lê Văn Đức (1996) [5] cũng cho kết quả tương tự về hiệu lực của yếu
tố lân khi bón lân phối hợp với đạm và kali trên nương chè tuổi nhỏ là rất tốt.
Bón lân làm tăng hiệu quả sử dụng đạm, tăng tổng sinh khối nhất là hệ rễ và
số lá - hai cơ quan đồng hoá chủ yếu của cây. Việc bón đầy đủ các yếu tố cho
tăng năng suất chè cao nhất.
Việc bón phân đạm đơn độc với lượng cao (100N đến 200N) cho chè
tại trại nghiên cứu chè Phú Hộ đã cho thấy, với lượng bón 100N đã làm giảm
hàm lượng tanin tổng số 1,4% và 2,8% với lượng 200N. Làm giảm lượng chất
hòa tan tổng số là 0,6% với lượng bón 100N và 1% với lượng bón 200N. Bón
đạm đơn thuần năng suất tăng đến năm thứ 7 và từ năm thứ 8 thì giảm dần.
Ở nước ta cây chè được trồng thuộc các vùng sinh thái khác nhau, trên
nhiều loại đất. Do đó mức độ cung cấp các yếu tố dinh dưỡng từ đất cần thiết


11
cho cây chè cũng rất khác nhau, thêm vào đó tập quán canh tác và điều kiện
kinh tế, xã hội của từng vùng cũng rất khác nhau, nên việc nghiên cứu để có
một chế độ bón phân thích hợp cho chè như tỷ lệ, liều lượng bón phối hợp
chung cho các vùng là rất khó khăn.
Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho chè còn chưa nhiều nhưng
cũng đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như giải quyết nguồn phân hữu cơ,
bảo vệ đất, chống xói mòn, sử dụng phân khoáng N, P, K bổ sung dinh dưỡng

hàng năm cho chè...
Nghiên cứu hiệu lực của các loại phân lân đến năng suất chè. Tác giả
Bùi Đình Dinh, Lê Văn Tiềm, Võ Minh Kha, 1993 [4] cho thấy: so với công
thức không bón lân công thức bón loại supe lân Lâm Thao năng suất đạt
124%, công thức bón lân chậm tan (lân nung chảy) năng suất đạt 115,7%. Kết
quả nghiên cứu không thống nhất với kết quả nghiên cứu thu được của Đỗ
Ngọc Quỹ năm 1979: bón lân không làm tăng năng suất. Có thể điều kiện đất
đai trong 2 thí nghiệm có khác nhau. Nếu như khi trồng chè mà bón lót lượng
lân lớn, hiệu lực của lân sẽ không rõ.
Đời sống cây chè gắn liền với điều kiện đất đai trong suốt chu kỳ kinh
tế (kéo dài hàng 30- 40 năm). Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất chè phải
quan tâm đến quá trình biến đổi về lý tính và hóa tính đất ra sao, để có biện
pháp canh tác, cũng như có chế độ bón phân, duy trì độ phì nhiêu của đất chè.
Đối với những diện tích đất trồng chè lại chu kỳ 2, với mức độ thâm
canh ngay từ đầu, độ phì của đất không biến động nhiều, năng suất chè ổn
định, hàm lượng mùn N, P, K ở mức trung bình (dẫn theo Đỗ Ngọc Qũy
1979) [11].
Theo tác giả Nguyễn Văn Tạo và cộng sự 2006 [19], bón đầy đủ 3 loại
phân khoáng N300 P100 K100 kg/ha, lân được bón 2 lần/năm có tác dụng tốt
đến sự hình thành bộ lá chè, các chỉ tiêu sinh trưởng búp, năng suất và phát


12
huy tốt hiệu lực của lân trong đất chè kinh doanh. Đặc biệt tác động của phân
khoáng ở tỷ lệ 3:1:1 có hiệu quả tốt đến sinh trưởng và cho năng suất cao, có
thể thay thế tỷ lệ 2:1:1 cho những đối tượng chè cấp năng suất trên 10 tấn
búp/ha.
Các công trình nghiên cứu về phân bón và đất trồng chè đã tập trung
vào hướng nâng cao hàm lượng dinh dưỡng cho đất, bổ sung các nguyên tố
chính cần thiết cho cây chè N, P, K. Với mục tiêu bón phân cân đối và tỷ lệ

thích hợp cho cây chè theo hướng nâng cao năng suất nhưng không làm ảnh
hưởng xấu đến chất lượng nguyên liệu chè và giảm chi phí phân bón cho 1 tấn
sản phẩm (chè búp). Một yếu tố quan trọng trong việc hạ giá thành, đang
được những nhà sản xuất chè quan tâm.
Theo Nguyễn Tử Siêm - Thái Phiên (1996) [14] thí nghiệm về hiệu lực
của phân chuồng và phân đạm đối với chè búp cho thấy bón phối hợp hai loại
đã tăng năng suất chè lên 2 - 2,5 lần so với không bón.
Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho chè còn chưa nhiều nhưng
cũng đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như giải quyết nguồn phân hữu cơ,
bảo vệ đất, chống xói mòn, sử dụng phân khoáng N, P, K bổ sung dinh dưỡng
hàng năm cho chè.
Nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam còn rất ít và chưa có được
sự thống nhất một mức cho một giống cụ thể ở một giai đoạn cụ thể do đó cần
tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng
phân bón cho chè để áp dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với các kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã trình bày ở trên việc
bón phân đơn độc hoặc bón thiếu một nguyên tố nào đó đều có ảnh hưởng đến
năng suất búp chè. Trong số các nguyên tố bón đơn độc thì N là yếu tố có ảnh
hưởng đến năng suất so với không bón phân, bón N làm tăng năng suất cao
nhất, nhưng chỉ cao ở thời gian 3- 5 năm đầu sau đó giảm dần. Khi bón đủ các


13
yếu tố N, P, K cây chè cho năng suất cao đặc biệt là bón vô cơ kết hợp với
hữu cơ năng suất tăng 30-40%.
Vai trò của các yếu tố phân khoáng đặc biệt là yếu tố đạm đối với cây
chè được thể hiện rất rõ: làm tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu chè, giúp
cây chè sinh trưởng và phát triển tốt. Nhưng bón phân vô cơ thường xuyên
trong thời gian dài cũng đã bộc lộ những nhược điểm của nó như giảm năng
suất, chất lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến đất đai, môi trường... Do vậy nghiên

cứu bổ sung phân bón cho chè đặc biệt là phân hữu cơ, tạo điều kiện thâm
canh cho chè là điều cần thiết để đạt năng suất cao.
Nhận thức được vai trò của phân hữu cơ vi sinh vật từ những năm đầu
của thập kỷ 80 nhà nước ta đã triển khai hàng loạt các đề tài nghiên cứu thuộc
chương trình công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp giai đoạn 1986 - 1990
và chương trình công nghệ sinh học các năm 1991 - 1995, 1996 - 1998 (Phạm
Văn Toản, 2002) [16].
Hiện nay, nước ta có 2 nhà máy xử lý hiếu khí rác thải sinh hoạt làm
phân bón (Cầu Diễn - Hà Nội và Việt Trì - Phú Thọ). Trong nước cũng đã có
nhiều dây truyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh đồng bộ. Các dây truyền này
thường sản xuất phân vi sinh từ mùn mía, than bùn.
Như vậy, phân bón hữu cơ sinh học có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao năng suất, cải thiện độ phì của đất, song ở Việt Nam cho đến nay
mức độ sản xuấ t và ứng dụng loại phân bón này còn hết sức hạn chế.
Năm 2005, Đề tài về “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
vật đa chủng, phân bón chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số
vùng sinh thái” thuộc chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ sinh học (KC.04.04) được thực hiện. Đề tài trên đã giải quyết được
nhiều vấn đề như: thu thập, phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật cố
định nitơ, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật


14
và vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn/ vi nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn từ
nguồn gen vi sinh vật đã có sẵn, từ các mẫu đất và rễ cây trồng. Nghiên cứu
đặc điểm di truyền và địng danh vi sinh vật tuyển chọn bằng kỹ thuật mới.
Nghiên cứu khả năng tổ hợp các chủng vi sinh vật đa chức năng… Đánh giá
tính chất chức năng của các tổ hợp vi sinh vật tuyển chọn đối với cây trồng.
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất và sản xuất thử nghiệm phân bón vi
sinh vật cố định nitơ sử dụng cho cà chua, khoai tây, lạc, một số cây trồng

công nghiệp. Đánh giá hiệu quả của phân bón vi sinh vật cố định nitơ đối với
cà chua , khoai tây, lạc, cà phê, .. Sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật cố
định nitơ…(Phạm Văn Toản và cvt, 2005 [17]
Nguyễn Thị Ngọc Bình (2005) [1] đã thử nghiệm phân lân hữu cơ vi
sinh Sông Gianh cho cây chè Trung du trồng tại Tân Cương, Thái Nguyên
cho thấy khi thay thế 50 % theo giá trị đầu tư phân bón hóa học bằng phân
hữu cơ vi sinh cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Ngọc Bình (2007) [20] thử nghiệm
Phân lân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho cây chè Trung Du trồng tại Tân
Cương, Thái Nguyên với 6 công thức có bón phân hữu cơ vi sinh đều làm
tăng mật độ búp so với công thức đối chứng không bón phân vi sinh. Sự sai
khác trong các nhóm công thức là có ý nghĩa. Trong đa số trường hợp khi
thêm 30% lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ tương ứng đều làm tăng mật
độ búp ngoại trừ với trường hợp phân hữu cơ Fito. Khi xét đến năng suất tươi
sau mỗi lứa hái kết quả phân tích sai số ban đầu cho thấy sử dụng 3 loại phân
bón hữu cơ này đã ảnh hưởng đến năng suất búp tươi chè xanh Tân Cương
giai đoạn kinh doanh so với công thức đối chứng không bón phân hữu cơ vi
sinh khi thay thế 50% theo giá trị đầu tư phân bón hóa học bằng phân hữu cơ
vi sinh cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Qua những kết quả nêu trên ta thấy: bón phân hữu cơ, phân HCVS đã
có tác dụng tích cực đến việc giữ ẩm, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất.


15
Như vậy đây có thể là một giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề thiếu nước
và dinh dưỡng đang tồn tại hiện nay trong nông nghiệp trồng chè.
Từ năm 1960 - 1964 kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ cho thấy: phân hữu
cơ (phân ủ, cành lá chè già đốn hàng năm) đều có hiệu lực tăng năng suất chè
đáng kể và cải thiện lý hóa tính đất rõ rệt. Cành lá chè đốn tốt hơn cây phân
xanh trồng xem giữa hai hàng chè. Từ năm 1966 - 1969, nghiên cứu tác dụng

phân ủ 3 năm bón một lần (phân ủ gồm: phân bò, rác thị xã, cỏ tế) với lượng
bón 20 - 25 tấn/ha. Kết quả cho năng suất búp chè tươi là 5 - 6 tấn/ha so với
không bón chỉ có 1.8 - 2 tấn/ha.
Các kết quả nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên thế giới và ở Việt
Nam rất đa dạng đối với nhiều đối tượng cây trồng khác nhau tuy nhiên
những nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên cây chè vẫn còn rất ít. Hiện
nay, các nhà khoa học Việt Nam mới chỉ quan tâm đến nghiên cứu sản xuất
phân hữu cơ vi sinh cho đối tượng là các cây ngắn ngày còn đối với cây công
nghiệp dài ngày như cây chè thì những nghiên cứu và ứng dụng vẫn còn rất
hạn chế. Để có thể hiểu rõ được ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đối với
cây chè, từ đó có những biện pháp kỹ thuật đúng đắn áp dụng cho cây công
nghiệp dài ngày nói chung và cây chè nói riêng.
1.2. Cơ sở khoa ho ̣c của việc sử dụng vật liệu che tủ cho đất trồng chè
- Đối tượng thu hoạch chính của cây chè là búp và là non. Trong búp
chè, hàm lượng nước chiếm trên 80% khối lượng búp. Cây chè đòi hỏi lượng
nước rất lớn và cần duy trì một độ ẩm đất nhất định để đảm bảo cho cây sinh
trưởng tạo ra các mầm búp mới.
- Nương chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và thời kỳ đầu của chè kinh
doanh do cây chè chưa khép tán nên để lại khoảng đất trống rất lớn giữa hai
hàng chè. Dưới tác động của các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng làm cho
lượng nước trong đất bị bốc hơi nhiều dẫn đến độ ẩm đất bị suy giảm, đặc biệt


16
trong điều kiện khô hạn. Mặt khác, đất trống tạo điều kiện rất tốt cho các loài
cỏ dại phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng với cây chè, làm giảm hiệu quả sử
dụng phân bón. Đặc biệt ở những nương chè có độ dốc lớn, việc tạo những
khoảng đất trống rất dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi dưới tác động cơ
học của nước mưa.
- Biện pháp che tủ đất cho nương chè giai đoạn kiến thiết cơ bản, đặc

biệt là che tủ bằng các loại tàn dư thực vật có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì
độ ẩm đất (nhất là trong giai đoạn khô hạn), hạn chế cỏ dại phát triển và giảm
xói mòn rửa trôi (ở những vùng đất có độ dốc lớn). Mặt khác, các tàn dư thực
vật tủ trên đất trồng chè còn có tác dụng cải thiện lý, hóa tính đất do hoạt
động của các vi sinh vật phân giải, làm tăng độ xốp, tăng hàm lượng mùn của
đất, đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây từ nguồn dinh dưỡng sẵn có
trong các tàn dư thực vật sau khi bị phân hủy.
1.2.1. Vai trò của che tủ đấ t
Chè là cây công nghiệp dài ngày, thích hợp trồng ở vùng đất dốc (đất
đồi núi). Với 3/4 diện tích đất là đồi núi, Việt Nam có tiềm năng canh tác đất
dốc rất lớn. Hiện nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra rất mãnh
liệt, kèm theo rất nhiều vấn đề như: nhiệt độ trái đất tăng, nước biển
dâng...dẫn đến diện tích đất canh tác ở vùng trũng, đặc biệt là các vùng ven
biển bị giảm mạnh. Việt Nam là một trong những nước được cảnh báo diện
tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều do hiện tượng nước biển dâng.
Trước tình trạng trên, vấn đề khai thác hợp lý và bảo vệ đất dốc càng phải
được quan tâm. Canh tác đất dốc, nếu không có các biện pháp canh tác hợp lý
sẽ phải đối mặt với các vấn đề: xói mòn, rửa trôi… dẫn đến phá hủy tầng canh
tác và làm thoái hóa đất, đồng thời còn gián tiếp gây ra các hiện tượng tự
nhiên như lũ lụt, hạn hán…


17
Để canh tác bền vững trên đất dốc cần phải có những biện pháp canh
tác có tác dụng cải thiện và bảo vệ đất trồng, trong đó biện pháp rẻ tiền và đa
dụng nhất hiện nay là sử dụng tàn dư cây trồng làm vật liệu che tủ. Độ che
phủ bề mặt đất và tính liên tục của lớp phủ là hai yếu tố cơ bản để chống xói
mòn, tăng cường hoạt tính sinh học và tăng cường các quá trình tái tạo dinh
dưỡng, tái tạo những tính chất cơ bản của đất như cấu tượng đất, hàm lượng
hữu cơ, độ xốp, hoạt tính sinh học, độ pH; giảm độ độc nhôm, sắt. Theo Lê

Quốc Doanh và Hà Đình Tuấn, che phủ đất có những lợi ích sau:
- Giảm nhiệt độ mặt đất: Lớp che phủ mặt đất đã làm giảm cường độ
ánh sáng trực tiếp nên quá trình phân giải mùn và các chất hữu cơ được kìm
hãm, chất hữu cơ dự trữ được duy trì, độ phì của đất được bảo vệ và đất được
bồi dưỡng không ngừng.
- Cung cấp các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng cho đất thông qua
các loại vật liệu tủ.
- Che tủ đất chống bốc hơi, giữ độ ẩm cho đất
- Hạn chế cỏ dại phát triển.
- Chống xói mòn và cải thiện cấu tượng đất.
- Che tủ đất tăng cường số lượng các nhóm vi sinh vật có ích, tăng mật
độ vi sinh vật, và tác động đến hệ vi sinh vật theo chiều hướng có lợi.
Việc che tủ cho nương chè đặc biệt là trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
khi cây chè chưa khép tán là rất cần thiết. Che tủ có tác dụng bảo vệ, cải tạo
đất và đặc biệt là làm tăng ẩm độ đất có tác dụng tốt tới sự phát triển tốt của
bộ rễ cây, làm giảm nhiệt độ bề mặt đất dưới tán cây, thông qua đó làm tăng
sinh trưởng của cây nhất là trong thời điểm nắng hạn và ở những nơi không
có điều kiện tưới nước. Ngoài ra che tủ đất cũng giúp làm tăng hiệu quả sử
dụng các loại phân bón cho cây chè.


×