Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Phan tich va dinh gia co phieu ACC cua cty CP betong becamex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ & QTKD

NGUYỄN THẾ DUY

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ACC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG BECAMEX

Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Trình độ đào tạo: Đại học

CHUYÊN ĐỀ NGÀNH

Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ & QTKD

NGUYỄN THẾ DUY

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ACC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG BECAMEX

Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Trình độ đào tạo: Đại học

CHUYÊN ĐỀ NGÀNH


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thanh Tùng

TRANG PHỤ BÌA
Năm 2016

i


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA .......................................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ............................................................................. 4
PHẦN 1: MỞ ĐẦU5
1. Đặt vấn đề nghiên cứu............................................................................................. 5
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 5
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 6
PHẦN 2: NỘI DUNG7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU7
1.1. Cổ phiếu ............................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm ....................................................................................................... 7
1.1.3. Các loại cổ phiếu .......................................................................................... 7
1.1.3.1. Các loại cổ phiếu ưu đãi ........................................................................ 7
1.1.3.2. Các loại cổ phiếu thường ....................................................................... 8

1.1.4. Các loại giá cổ phiếu..................................................................................... 9
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ................................................... 10
1.2. Phân tích cơ bản ................................................................................................. 10
1.2.1. Nền kinh tế toàn cầu ................................................................................... 11
1.2.2. Nền kinh tế quốc gia ................................................................................... 12
1.2.3. Các chính sách của chính phủ ..................................................................... 12
1.2.4. Phân tích ngành........................................................................................... 13
1.2.5. Tài chính doanh nghiệp .............................................................................. 13
1.2.5.1. Tỷ số thanh toán .................................................................................. 14
1.2.5.2. Tỷ số hoạt động ................................................................................... 14
1.2.5.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính ....................................................................... 14
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

1

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

1.2.5.4. Tỷ số sinh lợi ....................................................................................... 15
1.2.5.5. Tỷ số giá trị thị trường......................................................................... 15
1.2.5.6. Sử dụng giá các tỷ số tài chính ............................................................ 15
1.3. Phân tích kỹ thuật ............................................................................................... 16
1.3.1. Các loại biểu đồ .......................................................................................... 16
1.3.2. Sử dụng đồ thị trong phân tích chứng khoán .............................................. 17
1.3.3. Các chỉ tiêu dự báo trong phân tích kỹ thuật .............................................. 18
1.3.3.1. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch ............................................ 18
1.3.3.2. Mức giá trung bình động ..................................................................... 19
1.3.3.3. Sức mạnh tương đối ............................................................................ 19

1.4. Một số phương pháp định giá cổ phiếu .............................................................. 20
1.4.1. Phương pháp chiếc khấu dòng thu nhập ..................................................... 20
1.4.2. Mô hình cổ tức tăng trưởng đều ................................................................. 20
1.4.3. Mô hình hai giai đoạn tăng trưởng cổ tức .................................................. 21
1.4.4. Mô hình định giá tài sản vốn ...................................................................... 21
1.4.5. Mô hình dựa trên tỷ số giá thu nhập ........................................................... 22
1.4.6. Mô hình dựa trên tài sản ròng có hiệu chỉnh .............................................. 23
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG BECAMEX24
2.1. Thông tin khái quát về Công ty .......................................................................... 24
2.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty........................................................ 24
2.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty ...................................................................... 25
2.4. Cơ cấu cổ đông của Công ty .............................................................................. 26
2.5. Định hướng phát triển của Công ty .................................................................... 27
2.5.1. Tầm nhìn ..................................................................................................... 27
2.5.2. Sứ mệnh ...................................................................................................... 27
2.5.3. Kế hoạch phát triển trong tương lai ............................................................ 28
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ACC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG BECAMEX29
3.1. Phân tích cơ bản ................................................................................................. 29
3.1.1. Tình hình kinh tế trong và ngoài nước ....................................................... 29
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

2

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex


3.1.1.1. Tình hình kinh tế thế giới .................................................................... 29
3.1.1.2. Tình hình kinh tế trong nước ............................................................... 31
3.1.2. Tình hình đầu tư và thực hiện dự án của Công ty ...................................... 33
3.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .............................. 35
3.1.4. Tình hình tài chính của Công ty ................................................................. 36
3.1.5. Một số chỉ số tài chính ................................................................................ 37
3.1.6. Phân tích mô hình SWOT ........................................................................... 39
3.1.6.1. Điểm mạnh .......................................................................................... 39
3.1.6.2. Điểm yếu ............................................................................................. 39
3.1.6.3. Cơ hội .................................................................................................. 40
3.1.6.4. Rủi ro ................................................................................................... 40
3.2. Phân tích kỹ thuật ............................................................................................... 41
3.3. Định giá cổ phiếu ACC ...................................................................................... 43
3.4. Một số khó khăn trong việc định giá cổ phiếu ................................................... 45
3.5. Giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích và định giá cổ phiếu ....... 46
PHẦN 3: KẾT LUẬN47
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 48

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

3

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH


Tên bảng, hình

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông theo danh sách cổ đông chốt ngày 01/4/2016

27

Hình 2.1. Một số công trình sử dụng sản phẩm của Công ty

28

Hình 3.1. Mức tăng trưởng kinh tế của một số nước, khu vực năm 2015

29

Hình 3.2. Cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2016

31

Bảng 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán năm 2015

33

Bảng 3.2. Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

35

Hình 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Becamex ACC


36

Bảng 3.3. Tóm tắt bảng cân đối kế toán các năm của Becamex ACC

36

Bảng 3.4. Một số chỉ số tài chính của Becamex ACC

37

Bảng 3.5. So sánh một số chỉ số tài chính với các công ty cùng ngành

39

Hình 3.4. Biểu đồ giá cổ phiếu ACC từ ngày 01/6/2016 đến ngày 01/7/2016

41

Hình 3.5. Biểu đồ giá cổ phiếu ACC từ ngày 01/7/2015 đến ngày 01/7/2016

42

Hình 3.4. Biểu đồ giá cổ phiếu ACC từ ngày 22/12/2009 đến ngày 01/7/2016

42

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

4


GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Phân tích và định giá cổ phiếu có vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán.
Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan đến thị
trường chứng khoán, đặc biệt là các chủ thể phát hành và nhà đầu tư. Thông qua việc
định giá cổ phiếu, các chủ thể phát hành có thể định ra mức giá hợp lý nhằm thu hút
nhà đầu tư, đồng thời không bị thua thiệt do cổ phiếu bị định giá thấp.
Đối với nhà đầu tư, cổ phiếu là phương tiện có khả năng thu lợi nhuận cao,
nhưng cũng có thể gặp rủi ro lớn. Để đi đến quyết định đầu tư đúng đắn đòi hỏi phải
có sự lựa chọn loại cổ phiếu thích hợp về giá và độ rủi ro có thể chấp nhận được. Do
đó, nhà đầu tư cần tiến hành phân tích và định giá cổ phiếu để xác định mức giá và
độ rủi ro có phù hợp với nhau hay không. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, việc
nắm được các phương pháp và kỹ năng phân tích, định giá cổ phiếu sẽ giúp các cơ
quan này đánh giá được thực trạng giá cả các tài sản tài chính trên thị trường. Từ đó
sẽ có những chính sách và biện pháp hợp lý để điều chỉnh thị trường.
Phân tích và định giá cổ phiếu có vai trò quan trọng là vậy. Tuy nhiên, trên thị
trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, phân tích và định giá cổ phiếu chưa được sử
dụng nhiều. Một phần do gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp định giá
phù hợp. Bên cạnh đó, tâm lý của một số nhà đầu tư vẫn khá bất ổn và dễ bị ảnh
hưởng bởi các tin đồn trên thị trường. Từ đó dẫn đến việc đầu tư theo tin đồn hay theo
tâm lý đám đông.
Vì vậy, tôi đã thực hiện chuyên đề “Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của
Công ty Cổ phần Bê tông Becamex” nhằm hệ thống hóa một số cơ sở lý luận cơ bản
về phân tích, định giá cổ phiếu và giúp các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu ACC
đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận cơ bản về phân tích, định giá cổ phiếu.
- Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex.
- Cung cấp cho các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu ACC một số thông tin
nhằm giúp họ đưa ra quyết định đầu tư hay không.
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

5

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các phương pháp định giá cổ phiếu và đi
sâu vào phân tích, định giá cổ phiếu ACC.
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Bê tông Becamex và thông tin liên quan
đến cổ phiếu ACC.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thực hiện chuyên đề: Tháng 6 và tháng 7 năm 2016
+ Số liệu sử dụng trong chuyên đề được thu thập từ năm 2013 đến tháng 7
năm 2016. Riêng biểu đồ giá cổ phiếu ACC được thu thập từ năm 2009 và số liệu về
VN-Index được thu thập từ năm 2000.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu lý luận cơ bản về các phương pháp định giá thông qua các giáo trình
và tài liệu trên website.
- Thu thập số liệu từ các bản cáo bạch, báo cáo tài chính các năm của Công ty
Cổ phần Bê tông Becamex. Dùng phương pháp hệ thống, thống kê và phân tích các
số liệu thu thập.

- Dựa vào các cơ sở lý luận và số liệu thu thập được tiến hành định giá cổ phiếu
ACC.

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

6

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1.1. Cổ phiếu
1.1.1. Khái niệm
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
1.1.2. Đặc điểm
- Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn, do đó, không có kỳ hạn hoàn vốn. Nói
cách khác, cổ phiếu của một công ty cổ phần còn có giá trị khi công ty cổ phần đó
vẫn còn hoạt động.
- Ngoại trừ cổ phiếu ưu đãi, cổ tức của cổ phần thường tùy thuộc vào kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của công
ty.
- Khi công ty cổ phần phá sản, cổ đông thường (người nắm giữ cổ phần thường)
là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý.
- Giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán biến động do nhiều nhân tố, nhưng
nhân tố cơ bản nhất là hiệu quả kinh doanh và triển vọng phát triển của công ty qua

đánh giá của nhà đầu tư.
1.1.3. Các loại cổ phiếu
Căn cứ vào sự ưu đãi dành cho cổ đông, cổ phiếu được chia làm 2 loại: cổ phiếu
ưu đãi và cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi có những ưu tiên đặc biệt hơn về mặt tài
chính so với các cổ phiếu thường nhưng bị hạn chế về quyền hạn như không được tham
gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,…
1.1.3.1. Các loại cổ phiếu ưu đãi
- Cổ phiếu ưu đãi tích lũy/ không tích lũy. Trong trường hợp công ty cổ phần
phát hành cổ phiếu không có lợi nhuận để trả cho cổ đông ưu đãi, cổ tức của cổ phần
ưu đãi tích lũy được tích lũy sang những năm tiếp theo đến khi nào công ty có lãi để
trả dần cổ tức cho cổ đông. Trái lại, cổ tức của cổ phần không tích lũy không được
tích lũy như vậy.
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

7

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

- Cổ phiếu ưu đãi có chia phần, ngoài khoản cổ tức cố định được chia, cổ đông
nắm giữ loại cổ phiếu này còn được chia thêm cổ tức nếu công ty hoạt động tốt.
- Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường sau một thời gian
nhất định.
- Cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại giống trái phiếu. Nhà phát hành có thể mua
lại khi cần thiết, nhưng khác với trái phiếu chuyển đổi vì nó là một cổ phiếu, là công
cụ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong một công ty cổ phần.
- Các loại cổ phiếu ưu đãi theo luật doanh nghiệp Việt Nam:
+ Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, là cổ phiếu có quyền biểu quyết cao hơn cổ

phiếu thường. Số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết được quy định
trong điều lệ của công ty.
+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là loại cổ phiếu được nhận cổ tức cao hơn cổ phiếu
thường hoặc cao hơn một mức cố định hàng năm. Cổ tức của cổ phiếu này bao gồm
2 phần: phần cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định và phương thức xác định mức
cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu ưu đãi cổ tức.
+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là loại cổ phiếu mà công ty phải hoàn lại vốn bất
kỳ khi nào có yêu cầu của cổ đông hoặc theo những quy định được ghi trên cổ phiếu.
1.1.3.2. Các loại cổ phiếu thường
Dựa vào những đặc điểm riêng của từng cổ phiếu, cổ phiếu thường được phân
thành nhiều loại
- Liên quan đến quyền bầu cử, quyền được hưởng cổ tức:
+ Cổ phiếu thường loại A: là loại cổ phiếu phát hành ra công chúng và được
hưởng cổ tức nhưng không có quyền bầu cử. Do vậy, giá cổ phiếu này thấp hơn loại
cổ phiếu thường được bỏ phiếu.
+ Cổ phiếu thường loại B, còn gọi là cổ phiếu sáng lập viên (founder’s share)
– có quyền bầu cử nhưng chỉ được hưởng cổ tức khi công ty đạt đến một giai đoạn
tăng trưởng nhất định.
+ Cổ phiếu thường có gộp lãi (accumulating ordinary share): cổ đông không
nhận cổ tức bằng tiền mặt mà được nhận cổ tức bằng cổ phiếu mới phát hành.
- Căn cứ vào đặc điểm của công ty:
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

8

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex


+ Cổ phiếu “thượng hạng” (Blue chip stock) là cổ phiếu của những công ty
lớn, nổi tiếng trên thị trường. Các công ty này có lịch sử phát triển lâu đời, khả năng
sinh lợi cao, ổn định.
+ Cổ phiếu tăng trưởng (growth stock) do những công ty đang trong giai đoạn
tăng trưởng phát hành. Những công ty loại này là những công ty mới, kinh doanh
những sản phẩm mới hứa hẹn tiềm năng phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
thất bại. Vì vậy, cổ phiếu này khá rủi ro nhưng bù lại hứa hẹn khả năng sinh lợi cao.
Hơn nữa, các công ty này quan tâm đến việc đầu tư mở rộng sản xuất, nghiên cứu chế
tạo sản phẩm mới nên thường giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Do đó tỷ lệ chi trả cổ
tức rất thấp.
+ Cổ phiếu thu nhập (income stock) mang lại cổ tức cao cho cổ đông nắm giữ
loại cổ phiếu này. Đây thường là cổ phiếu của những công ty công cộng hoặc một số
công ty lâu năm, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt (payout ratio) cao nên thích hợp cho
những nhà đầu tư thích nhận cổ tức, các quỹ hưu bổ
+ Cổ phiếu chu kỳ (Cyclical stock) là cổ phiếu của những công ty hoạt động
trong những ngành mà sự tăng trưởng của ngành này thay đổi theo chu kỳ kinh tế.
Khi nền kinh tế phát triển ổn định, công ty có lợi nhuận khá cao, giá cổ phiếu cũng
tăng cao. Và ngược lại, khi nền kinh tế gặp khó khăn, giá cổ phiếu sẽ giảm.
+ Cổ phiếu theo mùa (seasonal stock) là cổ phiếu của những công ty mà hoạt
động kinh doanh thay đổi theo mùa vụ nhất định trong năm như: lễ, Tết, khai giảng
năm học mới… Ví dụ như công ty du lịch, các công ty thời trang...
1.1.4. Các loại giá cổ phiếu
- Mệnh giá (Par-value): là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu. Mệnh giá
chỉ là giá trị danh nghĩa, thậm chí ở Mỹ người ta còn phát hành cổ phiếu không ghi
mệnh giá bởi vì mệnh giá cổ phiếu không có ý nghĩa kinh tế.
- Thư giá (Book value): là giá cổ phiếu tính theo giá trị sổ sách.
- Giá trị thực chất (Intrinsic value) là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện
tại. Giá trị hiện tại chỉ là một khái niệm. Các nhà kinh doanh chứng khoán thường
tìm cách tính toán xác định giá trị thực của cổ phiếu. Nhà đầu tư khi quyết định đầu
tư vào cổ phiếu muốn đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá của thị

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

9

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

trường và chọn lựa phương án đầu tư có hiệu quả nhất. Có nhiều mô hình định giá cổ
phiếu được sử dụng để xác định hiện giá cổ phiếu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
mô hình nào được chấp nhận là hoàn hảo. Cơ bản, hiện giá được tính toán căn cứ vào
cổ tức công ty, triển vọng phát triển của công ty và lãi suất thị trường.
- Thị giá (Market value): là giá cổ phiếu được mua bán trên thị trường tại một
thời điểm nhất định. Thị giá biến đổi xung quanh giá trị của cổ phiếu tùy theo quan
hệ cung cầu tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu cổ phiếu lại chịu tác động của
nhiều nhân tố kinh tế chính trị, xã hội… trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giá thị
trường của công ty và khả năng sinh lợi của nó.
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán
- Những nhân tố kinh tế: Những yếu tố cơ sở cho việc định giá cổ phiếu là lợi
nhuận của công ty - thể hiện qua chỉ số EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) - và lãi suất
trên thị trường. Trong đó, EPS tương lai được đánh giá qua triển vọng phát triển và
khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Mà những yếu tố này bị ảnh hưởng lớn bởi
khuynh hướng phát triển của ngành, của nền kinh tế trong nước và rộng hơn nữa là
xu thế phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Những nhân tố phi kinh tế bao gồm những thay đổi trong điều kiện chính trị,
xã hội, khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên như chiến tranh, bầu cử, cơ cấu quản lý
hành chính, thay đổi thời tiết...
- Những nhân tố thị trường được hiểu là những nhân tố nội tại của thị trường bao
gồm sự biến động thị trường và mối quan hệ cung cầu, được coi là một trong ba nhân

tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Sự thăng trầm của thị trường là do sai lệch trong
việc ước đoán giá cổ phiếu, như trong trường hợp ước đoán giá cổ phiếu quá cao.
Tóm lại, sự biến động giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi sự pha trộn nhiều nhân
tố khác nhau, trong đó nhân tố cơ bản tập trung nhất là khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp và triển vọng phát triển.
1.2. Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là phân tích viễn cảnh của các công ty cổ phần niêm yết trên
TTCK nhằm tìm ra giá trị thực chất (intrinsic value) của cổ phiếu doanh nghiệp. Theo
nghĩa rộng, nội dung phân tích cơ bản bao gồm việc phân tích kinh tế vĩ mô, phân
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

10

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

tích ngành và phân tích công ty. Theo nghĩa hẹp, phân tích cơ bản là việc xem xét các
yếu tố như: tài sản, nợ của công ty, thu nhập, những ai quản lý công ty, tình hình cạnh
tranh, loại hình kinh doanh của công ty… Phần lớn những thông tin này có thể được
tìm thấy trong các báo cáo tài chính của công ty. Qua phân tích cơ bản, nhà đầu tư có
thể lựa chọn mua được những cổ phiếu có thể mang đến nhiều cơ hội thu lợi nhuận
cao nhất; mua được những cổ phiếu có mức giá hợp lý so với lợi nhuận mà nó mang
lại – cái mà những nhà phân tích gọi là “giá trị công bằng” (fair value)
1.2.1. Nền kinh tế toàn cầu
Trong xu thế hội nhập và quốc tế hóa hiện nay, sự phát triển của một quốc gia
nói chung và của doanh nghiệp nói riêng gắn liền với những biến động kinh tế của
toàn cầu. Chính vì vậy, nhà phân tích cơ bản cần xem xét môi trường vĩ mô toàn cầu
khi xác định viễn cảnh của bất kỳ một doanh nghiệp.

Một số các yếu tố vĩ mô của nền kinh toàn cầu có thể có tác động đến viễn cảnh
của các công ty như:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và của từng quốc gia. Đây là yếu tố cơ
bản để đánh giá khái quát môi trường hoạt động của các khu vực kinh tế, các quốc
gia và các doanh nghiệp.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Trong vài ba thập niên gần
đây, khoa học kỹ thuật của thế giới phát triển rất mạnh, đặc biệt là công nghệ tin học,
đã góp phần thúc đNy nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh chóng. Nhà phân tích
chứng khoán phải xác định được mức độ hiện đại hóa công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp so với khu vực và thế giới để đánh giá khả năng phát triển sản phẩm từ đó xác
định khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nhằm lựa chọn những công ty hoạt động
trong lĩnh vực có tiềm năng phát triển, thích ứng với xu thế phát triển của khoa học
công nghệ.
- Giá cả những mặt hàng nhạy cảm, những mặt hàng thay thế. Một khi tầm hoạt
động của doanh nghiệp vượt khỏi biên giới của một quốc gia thì công ty có nhiều cơ
hội mở rộng thị trường, đồng thời có không ít thách thức, đó là sự cạnh tranh của
những sản phẩm cùng loại, sản phẩm thay thế - với những tính năng tương tự hoặc
có thể ưu việt hơn.
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

11

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

- Vấn đề cạnh tranh quốc tế ngày càng tinh vi và dữ dội. Các hình thức cạnh
tranh ngày càng phong phú: cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, chất lượng
phục vụ khách hàng… Các rào cản thương mại vô hình ngày càng được sử dụng nhiều

hơn, hàng rào phi thuế quan được sử dụng thay cho hàng rào thuế quan…
- Rủi ro chính trị. Sự ổn định về chính trị là điều kiện cần cho sự ổn định và
phát triển kinh tế. Một sự kiện chính trị thuận lợi có thể đẩy mạnh sự phát triển kinh
tế của các nước, ví dụ như quyết định gỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ tại Việt Nam (1991)
và việc kết thúc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, những tiến trình hướng tới
các giải pháp hòa bình ở Trung Đông. Ngược lại, cũng có những sự kiện chính trị gây
nên sự bất ổn thậm chí làm suy sụp nền kinh tế của quốc gia và các nước có liên quan.
Đơn cử, cuộc chiến tranh Iraq đã làm suy yếu nền kinh tế quốc gia này trong nhiều
năm qua.
- Lãi suất và tỷ giá hối đoái. Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị
trường tài chính, ở đó diễn ra hoạt động mua bán các loại vốn trung và dài hạn. Do
vậy, lãi suất và tỷ giá hối đoái luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng
khoán, nhất là khi thị trường chứng khoán mở rộng ra phạm vi của một quốc gia.
Chính sự xuất hiện của nhà đầu tư quốc tế khiến cho tỷ giá hối đoái và lãi suất càng
trở nên có sức ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán của một quốc gia.
1.2.2. Nền kinh tế quốc gia
Nền kinh tế vĩ mô nội địa là môi trường hoạt động của tất cả các doanh nghiệp,
nó gắn liền với sự phát triển hay suy thóai của các doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu
thông dụng phản ánh sức mạnh kinh tế của một quốc gia được sử dụng trong phân
tích chứng khoán như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lao động việc làm - tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, thâm hụt ngân sách, lãi suất…
1.2.3. Các chính sách của chính phủ
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ
pháp lý của quốc gia và chịu ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ. Các chính
sách của chính phủ có liên quan nhiều đến thị trưởng chứng khoán bao gồm:
- Chính sách tài chính: liên quan đến chi tiêu của chính phủ và các chính sách
thuế nhằm mục đích ổn định nền kinh tế. Thay đổi chi tiêu của chính phủ sẽ làm thay
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

12


GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

đổi cầu hàng hóa và dịch vụ. Chính sách thuế tác động đến thu nhập của người tiêu
dùng và dẫn đến sự thay đổi trong tiêu dùng của dân cư.
- Chính sách tiền tệ: liên quan đến việc huy động các nguồn cung tiền tệ để tác
động đến nền kinh tế vĩ mô. Chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất: tăng cung ứng
tiền tệ sẽ làm giảm lãi suất ngắn hạn, dẫn đến khuyến khích đầu tư và nhu cầu tiêu
dùng. Tuy nhiên, trong dài hạn, chính sách tiền tệ mở rộng cuối cùng lại dẫn đến sự
tăng giá hàng hóa.
1.2.4. Phân tích ngành
Phân tích ngành cũng quan trọng như phân tích kinh tế vĩ mô nhưng phân tích
ngành còn có tác dụng trong việc so sánh mức độ hiệu quả hoạt động của một doanh
nghiệp với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
- Đặc điểm ngành: Mỗi ngành có một đặc điểm riêng biệt, có những ngành phát
triển cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế vĩ mô, nhưng cũng có những ngành
hoạt động tốt trong nền kinh tế vĩ mô đang suy sụp. Do vậy, khi nhà phân tích đã dự
báo tình trạng của nền kinh tế vĩ mô thì cần thiết phải áp dụng dự báo đó cho ngành cụ
thể, vì không phải mọi ngành đều có độ nhạy cảm như nhau đối với chu kỳ kinh doanh
- Chu kỳ sống của ngành: Bốn giai đoạn trong chu kỳ sống của một ngành là
Khởi điểm – Tăng trưởng – Chín muồi và Suy thoái.
- Cơ cấu và kết quả của ngành
+ Mối đe dọa xâm nhập;
+ Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu;
+ Sức ép từ các sản phẩm thay thế;
+ Quyền lực của người mua;
+ Quyền lực của người bán.

1.2.5. Tài chính doanh nghiệp
Khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của một công ty cổ phần nhà đầu tư cần phải
thực hiện “bước mở đầu” này vì nó thật sự hữu ích, giúp cho nhà đầu tư đặt ra những
câu hỏi đúng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ với những chỉ số tài chính,
nhà đầu tư chưa thể đưa ra kết luận về sức khỏe tài chính của công ty hay giá cổ phiếu
trong tương lai. Tuy vậy, không thể không sử dụng các chỉ số tài chính vì chúng là
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

13

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

cơ sở ban đầu để nhà đầu tư phán đoán tương lai phát triển hay khả năng sinh lợi của
công ty và cũng không mấy khó khăn để chúng ta thu thập, tính toán các chỉ số tài
chính qua các báo cáo tàichính của công ty. Hai báo cáo tài chính quan trọng đó là
bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Các tỷ số tài chính được sử dụng được chia
thành 5 nhóm:
1.2.5.1. Tỷ số thanh toán
- Sử dụng để đo lường khả năng thanh toán của công ty
Tài sản ngắn hạn

- Tỷ số thanh toán nhanh Rc =

Nợ ngắn hạn

- Tỷ số thanh toán nhanh Rq =


Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

1.2.5.2. Tỷ số hoạt động
- Sử dụng để đo lường mức độ hoạt động liên quan đến tài sản của công ty
- Vòng quay khoản phải thu =
- Vòng quay hàng tồn kho =

Doanh thu thuần
Các khoản phải thu

Doanh thu thuần
Hàng tồn kho

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
- Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
- Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần =

Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Doanh thu thuần
Tổng tài sản

Doanh thu thuần
Vốn cổ phần

1.2.5.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính
- Sử dụng để đánh giá mức độ tài trợ bằng nợ vay cho hoạt động kinh doanh của
công ty.
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản =

- Tỷ số nợ trên vốn cổ phần =

Tổng nợ
Tổng tài sản
Tổng nợ
Vốn cổ phần

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

14

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

- Khả năng thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Lãi vay

1.2.5.4. Tỷ số sinh lợi
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu =

Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) =
Tổng tài sản

Lợi nhuận ròng

- Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) =

Vốn cổ phần

1.2.5.5. Tỷ số giá trị thị trường
- Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) =
- Tỷ lệ chi trả cổ tức (f) =

Thu nhập ròng của cổ đông thường
Số lượng cổ phần thường

Cổ tức trên mỗi cổ phần
Thu nhập trên mỗi cổ phần

- Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) =

- Tỷ suất cổ tức =

DIV
EPS

Thị giá cổ phiếu
EPS

- Tỷ số giá thị trường trên doanh thu (P/S) =
- Tỷ số giá thị trường trên thư giá (P/B) =

=


Thị giá cổ phiếu
Doanh thu thuần

Thị giá cổ phiếu
Thư giá cổ phiếu

Cổ tức mỗi cổ phần
Thị giá cổ phiếu

1.2.5.6. Sử dụng giá các tỷ số tài chính
Các tỷ số tài chính cung cấp nhiều thông tin cho nhà đầu tư về tình hình tài
chính của công ty. Tuy vậy, thông tin sẽ đầy đủ hơn khi chúng được so sánh với các
chỉ số của những công ty hoạt động trong cùng ngành. Sự so sánh này giúp nhà đầu
tư đánh giá sức mạnh tương đối của công ty so với các công ty khác và qua đó xác
định triển vọng phát triển của công ty và mức giá mà mình bằng lòng trả cho mỗi cổ
phần. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích theo xu hướng, xem xét xu hướng biến
động của các chỉ số theo thời gian, có thể giúp nhà đầu tư theo dõi sự biến động, chiều
hướng phát triển của công ty. Những thông tin này thật hữu ích cho nhà đầu tư.

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

15

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

Trong hàng loạt các thông tin mà các tỷ số mang lại, doanh lợi và khả năng sinh

lãi của công ty là yếu tố mà nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Thông tin này có thể
được xem xét qua các chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), tốc độ tang trưởng
lợi nhuận (EPS growth) và đà tăng trưởng lợi nhuận (EPS momentum). Một mặt, nhà
đầu tư dựa vào xu thế quá khứ để dự đoán tương lai phát triển của doanh nghiệp. Mặt
khác, nổ lực dự đoán khả năng sinh lãi của công ty có thể được thuận lợi hơn nhờ các
thông tin sau đây:
- Hoạt động mua bán trong nội bộ ban giám đốc công ty: các quản trị viên, thành
viên hội đồng quản trị, những người sở hữu 5% vốn cổ phần trở lên. Nhà đầu tư có
thể chưa biết điều gì đã và sẽ xảy ra khi nội bộ ban giám đốc công ty bán ra cổ phiếu
mà mình nắm giữ, nhưng chắc rằng ai cũng hiểu đây không phải là dấu hiệu tốt cho
tương lai phát triển của công ty hoặc ít nhất nó cũng báo hiệu một đợt giảm giá cổ
phiếu sắp xảy ra.
- Tình hình cạnh tranh trong ngành. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng đạt lợi nhuận kế hoạch. Nếu công ty có một kế hoạch
vững vàng trong cuộc cạnh tranh thì cổ phiếu của công ty càng trở nên hấp dẫn đối
với nhà đầu tư. Ngược lại, một dấu hiệu cho thấy công ty khó đứng vững trong cuộc
cạnh tranh sẽ có tác động ngay đến tâm lý nhà đâu tư và niềm tin của công chúng vào
khả năng sinh lợi của công ty.
- Những thông tin khác cũng được nhà đầu tư cân nhắc khi đánh giá khả năng
sinh lợi của công ty nói riêng. Đó là chu kỳ đời sống của sản phẩm, giá trị sản phẩm,
lượng tồn kho, đơn đặt hàng, nợ phải thu…
1.3. Phân tích kỹ thuật
1.3.1. Các loại biểu đồ
Đồ thị đường: là đường (cong) nối các mức giá được sắp xếp theo thứ tự thời
gian. Dạng đồ thị này được sử dụng khá phổ biến trong phân tích chứng khoán và dự
báo tỷ giá hối đoái.
Đồ thị thanh biểu diễn các mức giá (mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp
nhất) trong một kỳ (thường là một ngày). Đỉnh của mỗi thanh thể hiện tỷ giá cao nhất
và đáy của thanh thể hiện tỷ giá thấp nhất trong ngày. Trên mỗi thanh có hai con bọ:
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2


16

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

con bọ tỷ giá mở cửa nằm bên trái của thanh và con bọ tỷ giá đóng cửa nằm bên phải
của thanh. Đồ thị sẽ cho biết giá đóng cửa của một chứng khoán có cao hơn giá mở
cửa hay không. Nhìn chung, khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa là một dấu hiệu
tốt, đặc biệt là khi khối lượng giao dịch tăng ngay khi đóng cửa phiên giao dịch ngày
hôm ấy.
Tương tự như biểu đồ thanh, biểu đồ nến cũng phản ánh các mức giá mở cửa,
đóng cửa, giá cáo nhất và thấp nhất bằng hình ảnh ngọn nến. Đỉnh nến và đáy nến chỉ
giá cáo nhất và thấp nhất. Thân nến được giới hạn bởi hai mức giá mở cửa và đóng
cửa. Nếu giá mở cửa lớn hơn giá đóng cửa thân nến có màu đen và ngược lại khi tỷ
giá mở cửa thấp hơn tỷ giá đóng cửa thân nến có màu trắng
Biểu đồ số và điểm: Biểu đồ này được vẽ trên một bảng kẻ ô. Trên trục tung là
các mức giá, khoảng cách giữa các mức giá này bằng nhau. Khi giá tăng từ một mức
này lên một mức khác ta đánh dấu X, nếu giá tiếp tục tăng lên các mức tiếp theo ta
đánh các dấu X liên tiếp trên cùng một cột. Đến khi nào giá giảm xuống một mức
thấp hơn ta đánh dấu 0 và cột kế bên. Quá trình cứ thế tiếp tục, mỗi lần giá đổi chiều
ta lại có một cột mới, các cột X và 0 cứ thế xen kẽ nhau…
1.3.2. Sử dụng đồ thị trong phân tích chứng khoán
Đường kháng cự (resistance)
Đường kháng cự là một đường thẳng song song với trục hoành xác định mức
giá cao nhất trong khoảng một khoảng thời gian nhất định mà nhà đầu tư chấp nhận
mua bán cổ phiếu. Nghĩa là, mức giá trong thời kỳ này dao động nhưng luôn thấp hơn
mức giá này.

Đường chống đỡ (support)
Đường chống đỡ là đường thẳng xác định một mức giá “tối thiểu” mà thị trường
chấp nhận (là mức giá thấp nhất trong một thời gian dài nhất định). Trong một thời
gian dài, giá chứng khoán biến động nhưng không giảm thấp hơn mức giá này.
Đường kháng cự và đường chống đỡ được hình thành do sự tác động của cung
cầu. Khi giá chứng khoán giảm đến một mức nào đó, sẽ có những người mua “nhảy
vào” và vì thế giả chứng khoán không giảm hơn nữa. Ngược lại, khi giá chứng khoán
tăng đến một mức nào đó, sẽ có những người bán “vào cuộc” và giá chứng khoán lại
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

17

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

giảm đi. Như vậy, đường kháng cự và đường chống đỡ là ngưỡng trên và ngưỡng
dưới của sự dao động giá cả. Tuy nhiên, sẽ có những khi giá cả vượt qua các ngưỡng
này. Khi đó, nhà phân tích kỹ thuật gọi hiện tượng này là hiện tượng phá vỡ mức
kháng cự/ chống đỡ (break through resistance/support)
Xu hướng giá chứng khoán
Đường xu hướng là đường biểu thị chiều hướng thay đổi của giá trong một thời
đoạn nhất định. Giá chứng khoán biến đổi theo ba xu hướng: xu hướng tang (uptrend),
xu hướng giảm (downtrend) và xu hướng tăng, giảm thất thường (sideways trend).
Xu hướng tăng giảm thất thường là tình trạng giá một cổ phiếu tăng lên rồi lại giảm
xuống sau đó trở về mức giá ban đầu; nhìn chung nhà đầu tư khó có thể tìm thấy quy
luật thay đổi của giá chứng khoán trong thời kỳ này. Do vậy, nhà đầu tư khá ngần
ngại và thường tránh mua bán loại chứng khoán khi chúng rơi vào tình trạng này.
1.3.3. Các chỉ tiêu dự báo trong phân tích kỹ thuật

1.3.3.1. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch
Khối lượng giao dịch (Trading volume) phản ánh số lượng chứng khoán được
mua bán trong một thời gian nhất định. Khối lượng giao dịch thể hiện lượng cung và
cầu chứng khoán được thực hiện; qua đó, nhà phân tích rút ra kết luận về xu hướng
biến động của giá chứng khoán hoặc tìm ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến xu hướng
biến bộng của giá cả. Trong quá trình phân tích, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng (các)
mô hình kết hợp với sự thay đổi trong khối lượng giao dịch. Ví dụ, giá cổ phiếu tăng
lên, trong khi khối lượng giao dịch giảm đi rất nhiều có thể là dấu hiệu của một đợt
giảm giá dữ dội, bởi vì cần phải có nhiều hơn các nhà đầu tư mua vào để giữ mức giá
ổn định hoặc tăng tiấp tục.
Nếu như khối lượng giao dịch phản ánh số lượng chứng khoán thì giá trị giao
dịch (Dollar volume) thể hiện tổng giá trị của các các chứng khoán giao dịch. Hai chỉ
tiêu này có thể được dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, vì giá trị hay giá cả của các
chứng khoán không giống nhau nên khi đề cập đến quy mô toàn thị trường người ta
thường dùng chỉ tiêu giá trị giao dịch hơn.

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

18

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

1.3.3.2. Mức giá trung bình động
Mức giá trung bình động (hay số bình quân di động của một chỉ số) là mức giá
bình quân của một loại chứng khoán (hay một chỉ số chứng khoán) trong một khoảng
thời gian nhất định.
Một số nhà phân tích kỹ thuật xem giá trung bình động như là đường kháng cự

hay đường chống đỡ: nếu giá chứng khoán tăng cao hơn mức giá trung bình động, tín
hiệu bullish xuất hiện - dấu hiệu mua vào; ngược lại, khi giá giảm thấp hơn mức giá
trung bình động tín hiệu bearish xuất hiện - dấu hiệu bán ra. Các nhà đầu tư tổ chức
thường sử dụng mức giá trung bình động 200 ngày. Trong khi đó các nhà đầu tư,
những nhà kinh doanh chứng khoán ngắn hạn có khuynh hướng sử dụng giá trung
bình động 40 – 50 ngày. Giá trung bình động không phải là công cụ duy nhất mà
chúng ta dựa vào để quyết định mua bán chứng khoán; tuy nhiên, giá trung bình động
thể hiện khá rõ nét sức mạnh và xu hướng biến động của giá chứng khoán.
1.3.3.3. Sức mạnh tương đối
Chỉ số này do Welles Wilder công bố vào tháng 7/1978, và được tính bằng công
thức sau
CT=100 - (

100
U
)=
x 100
U
D
+
U
1+
D

Trong đó:
U là tổng số ngày lên giá trong tổng số phiên giao dịch lựa chọn;
D là tổng số ngày xuống giá trong tổng số phiên giao dịch lựa chọn;
Khi đưa ra công thức tác giả đưa ra con số tổng số phiên giao dịch là 14 ngày.
Ta tính tổng số ngày lên giá và tổng số ngày xuống giá trong 14 ngày này. Sau này
các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều ngày khác như 9, 25,... ngày.

Dấu hiệu mua bán: Tác giả khi công bố trên tạp chí hàng hóa tháng 7/1978 đã
đưa ra 5 dấu hiệu, nhưng các nhà phân tích kỹ thuật chỉ sử dụng một dấu hiệu đó là
đỉnh và đáy thể hiện sự mua bán quá mức. Nếu đường RSI này vượt trên 70 thì thị
trường đang mua quá mức, giá tương lai sẽ giảm. Ngược lại, nếu đường RSI nằm
dưới 30 thì thị trường đang bán quá mức, giá tương lai sẽ tăng

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

19

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

1.4. Một số phương pháp định giá cổ phiếu
1.4.1. Phương pháp chiếc khấu dòng thu nhập


Giá trị = ∑

Thu nhập thời đoạn t
( 1 + r )t

t=1

Các yếu tố cần xác định
• Thu nhập thời đoạn t: đây là giá trị trong tương lai, vả lại thu nhập này
thường biến đổi – khác với trái phiếu, chúng ta có thể tính toán khá dễ dàng những
khoản thu nhập từ trái phiếu.

• Suất chiết khấu r: suất chiết khấu được sử dụng thường là chi phí sử dụng
vốn đã điều chỉnh rủi ro (Risk adjusted cost of capital).
• Thời gian t: cổ phiếu có thể được bán ra vào một lúc nào đó.
Như vậy, để tính toán được giá trị của cổ phiếu, chúng ta cần một số giả định,
ví dụ như giả định cổ tức tăng trưởng đều qua các năm. Từ những giả định khác nhau,
nhiều mô hình định giá cổ phiếu ra đời, nhưng cơ bản vẫn dựa trên cách tính này.
Chiết khấu dòng thu nhập cổ phiếu:
V0 =
Trong đó:

D1
(1+r)

1+

D2
(1+r)

2+

D3
(1+r)

3 +…+

Dn
( 1 + r )n

V0


Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại

Dt

Cổ tức thời đoạn t

Pn

Giá trị thị trường của cổ phiếu cuối thời kỳ năm giữ.

1.4.2. Mô hình cổ tức tăng trưởng đều
Giả định của mô hình này là tốc độ tăng trưởng cổ tức g không đổi.
Dt+1 = Dt ( 1 + g )
g = ROE x tỷ lệ thu nhập giữ lại
ROE =

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

Khi đó:


V0 = ∑
t=1

D0 ( 1 + g ) t
( 1 + r )t

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2


20

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

Mô hình Gorden:
V0 =

D1
r-g

V0 = D0

1+g
r-g

Nếu tính đến 1 năm T nào đó
VT0 =

1+g
1+g T
[ 1- (
) ]
D0
r-g
1+r

Nếu cổ tức không đổi – tốc độ tăng trưởng cổ tức g = 0

D0
r
D0
1
[ 1]
VT0 =
( 1 + r )T
r
V0 =

Nhận xét: Mặc dù mô hình đơn giản, dễ tính toán, nhưng mô hình không thực
tế. Mô hình này không sử dụng được khi công ty không chia cổ tức hoặc khi r nhỏ
hơn g. Bên cạnh đó, giá trị cổ phiếu được định giá theo mô hình này rất nhạy cảm với
r và g nên việc định giá khó chính xác.
1.4.3. Mô hình hai giai đoạn tăng trưởng cổ tức
Đặc điểm của mô hình:
- Giai đoạn 1: tăng trưởng cao trong T năm đầu với tốc độ g1 thường lớn hơn r,
(có thể bằng hoặc nhỏ hơn r).
- Giai đoạn 2: tăng trưởng đếu, ổn định với tốc độ g2 < r.
Khi đó:
T

T

1 + g1
1 + g1
1 + g1
1 + g2
[ 1- (
) ]+ (

) D0
V0 = D0
r - g1
1+r
1+r
r - g2
Nhận xét: Mô hình này được xem là thực tế hơn mô hình cổ tức tăng trưởng
đều, có thể sử dụng khi g lớn hơn r. Tuy nhiên, khi công ty không chia cổ tức thì mô
hình này vẫn không sử dụng được; giá cổ phiếu cũng nhạy cảm với r và g
1.4.4. Mô hình định giá tài sản vốn
Suất chiết khấu r được sử dụng thường là chi phí sử dụng vốn đã điều chỉnh rủi
ro.
SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

21

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

r là tỷ suất sinh lợi mong đợi của các nhà đầu tư; thường được gọi là tỷ suất vốn
hóa theo thị trường.
Theo mô hình định giá tài sản vốn –CAPM:
r = rf + β (rm - rf)
Trong đó: rf

là lãi suất không rủi ro;

rm


lãi suất thị trường;

β

chỉ số rủi ro hệ thống của chứng khoán;

(rm - rf)

Lãi suất đền bù rủi ro

Tùy thuộc vào từng loại chứng khoán, với những mức độ rủi ro khác nhau mà
lãi suất đền bù rủi ro khác nhau.
1.4.5. Mô hình dựa trên tỷ số giá thu nhập
Tỷ số giá thu nhập P/E là một thuật ngữ tài chính được sử dụng rộng rãi trên thị
trường chứng khoán. Tỷ số này chỉ cho biết số tiền mà bạn phải đầu tư hôm nay để
có được 1 đồng thu nhập hiện hành. Cho nên, cần lưu ý là thu nhập hiện hành có thể
rất khác với thu nhập tương lai; trong khi đó, nhà đầu tư lại quan tâm đến những thông
tin P/E trong tương lai.
Một cổ phiếu đang có giá trên thị trường đồng nghĩa với việc nó đang được bán
ở mức P/E cao. Trong từng thời kỳ kinh tế, từng lĩnh vực công nghiệp khác nhau,
chúng ta có một giá trị “chuẩn”/ bình thường của P/E. Nhìn chung, P/E lớn hơn 20 là
cao và nhỏ hơn 10 được xem là thấp; và tất nhiên con số này không phải lúc nào cũng
đúng. Nhưng chỉ số P/E cao hay thấp có ý nghĩa như thế nào. Chúng ta có những suy
luận trái ngược nhau cho từng trường hợp:
- P/E cao có thể là do cổ phiếu của công ty bị đánh giá cao hơn giá trị thật
của nó, sớm muộn gì giá cũng giảm; mà cũng có thể vì công ty có sản phẩm mới,
công nghệ mới, triển vọng phát triển mạnh, nhưng rủi ro của cổ phiếu này cũng cao.
- P/E thấp có thể là do cổ phiếu bị đánh giá thấp, giá cổ phiếu sẽ phải tăng;
mà cũng có thể do công nghệ của công ty đã lỗi thời, ngành công nghiệp mà công ty

đang hoạt động ở vào thời kỳ chìn muồi, triển vọng phát triển kém nhưng rủi ro có
thể sẽ ít hơn.

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

22

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


Phân tích và định giá cổ phiếu ACC của Công ty Cổ phần Bê tông Becamex

Từ mô hình cổ tức tăng trưởng đều:
P0 = V0 =

D0 ( 1 + g ) 1 + g
=
x E0 ( 1 - f )
r-g
r-g

Suy ra,
P0
1+g
=
x(1-f)
E0
r-g
hay
P0

1+g
D0
=
x
E0
r-g
E0
Trường hợp công ty cổ phần là công ty cổ phần nội bộ, ta có thể dựa vào P/E
của công ty cổ phần đại chúng có cùng mức sinh lợi để định giá cổ phần bằng cách
nhân chỉ số P/E với EPS của công ty cần định giá.
P0 = P/E x EPS
Trong trường hợp cổ tức tăng trưởng qua hai giai đoạn, tương tự như mô hình
chiết khấu cổ tức:
T



t=1

t=1+T

( 1 + g1 )t
( 1 + g2 )t-T D
P0
]( )
= [∑
+(1+ g1 ) ∑
E0
E
( 1 + r )t

( 1 + r )t
1.4.6. Mô hình dựa trên tài sản ròng có hiệu chỉnh
V0 =

Tổng tài sản - Tổng nợ + Giá trị lợi thế
Tổng cổ phiếu đang lưu hành

Khó khăn khi sử dụng mô hình này là xác định đúng giá trị tài sản và giá trị lợi
thế.

SVTH: Nguyễn Thế Duy – ĐHQTKD14-B2

23

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tùng


×