Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thực trạng hoạt động tín dụng taị NHCSXH huyện phú bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 49 trang )

Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 5
Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘICHI NHÁNH PHÚ
BÌNH ............................................................................................................................................................ 7
1.1 Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Phú Bình ...................................................... 7
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................................................. 7
1.1.2. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Phú Bình ....
........................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................... 8
1.1.3. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Phú Bình ................................ 10
1.1.4.Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình ..................................................... 10
1.1.5 Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình ................................... 11
1.1.6 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình.................................. 11
1.1.7 Các chương trình cho vay đang áp dụng tại NHCSXH huyện Phú Bình .................................... 12
1.1.8 Các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH huyện Phú Bình ................................................................. 13
Chương 2 :THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .................................................................. 14
2.1. Thực trạng hộ nghèo tại huyện Phú Bình .......................................................................................... 14
2.1.1. Một số nét khái quát về thực trạng đói nghèo tại huyện Phú Bình ........................................... 14
2.1.2 Sự phân bố hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình ............................................................... 16
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng dành cho hộ nghèo của NHCSXH huyện Phú Bình....................... 19
2.2.1 Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Phú Bình.............................................................. 19
2.2.2 Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH: ......................................................................... 21
2.2.3. Phương thức cho vay và thời hạn cho vay đang áp dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội
huyện Phú Bình ........................................................................................................................................... 23
2.2.4 Mạng lưới hoạtđộng của NHCSXH huyện Phú Bình ............................................................ 27
2.2.5. Tỷ trọng tín dụng hộ nghèo trên tổng doanh số cho vay .............................................................. 27
2.2.6 Tình hình cho vay qua các năm giai đoạn (2009-2014) ............................................................... 29


2.2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn và rủi ro tín dụng của NHCSXH ........................................................................ 33
2.2.8. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn, số hộ thoát nghèo .......................................................................... 36
2.3. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội
huyện Phú Bình ........................................................................................................................................... 36
2.3.1. Những mặt được ............................................................................................................................... 36
Khoa Ngân hàng - Tài chính

1


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

2.3.2. Những mặt còn tồn tại và hạn chế .................................................................................................. 38
2.3.2.1. Về tổ chức ...................................................................................................................................... 38
2.3.2.2. Về chính sách huy động vốn ........................................................................................................ 38
2.3.2.3. Về đối tượng vay vốn ................................................................................................................... 38
2.3.2.4. Về thủ tục vay vốn ........................................................................................................................ 39
2.3.2.5. Thời gian và địa điểm giải ngân cũng như thu hồi nợ ............................................................... 39
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ BÌNH ............................................. 40
3.1. Định hướng của đảng và nhà nước về xoá đói giảm nghèo: ........................................................... 40
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Phú Bình: ............ 41
3.2.1. Về tổ chức ......................................................................................................................................... 41
3.2.2. Phối hợp thực hiện với các Ban ngành Đoàn thể. ......................................................................... 42
3.2.3.Về chính sách huy động vốn ............................................................................................................ 43
3.2.4. Về công tác thẩm định và kiểm sát tín dụng .................................................................................. 44
3.2.5.Thông tin khách hàng........................................................................................................................ 45
3.2.6. Hồ sơ và thủ tục vay vốn ................................................................................................................. 45

3.3. Kiến nghị: ............................................................................................................................................. 46
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 48
Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................... 49

Khoa Ngân hàng - Tài chính

2


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHCSXH

: Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NQH

: Nợ quá hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân


HĐND

: Hội đồng nhân dân

HĐQT

: Hội đồng quản trị

CT-XH

: Chính trị - Xã hội

PGD

: Phòng giao dịch

TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn

NĐ-CP

: Nghị định - Chính phủ

BQ

: Bình quân

XĐGN


: Xóa đói giảm nghèo

TW

: Trung ương

Khoa Ngân hàng - Tài chính

3


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tỷ lệ hộ nghèo ở các thị trấn, xã trên địa bàn huyện Phú Bình............................. 17
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Phú Bình ................................. 19
Bảng 2.2. tỷ lệ dư nợ theo các phương thức cho vay tính đến ngày 31/12/2014 ..................... 24
Bảng2.3 : tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo qua các tổ chức uỷ thác .......................... 25
Bảng 2.4: Dư nợ hộ nghèo theo thời hạn cho vay ............................................................. 26
Bảng 2.5 : Phân bổ nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng khác
giai đoạn ( 2009 – 2014) ........................................................................ 28
Bảng 2.6 :Biểu tổng hợp sử dụng vốn ......................................................................................... 29
Biểu đồ 2.7: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn của NHCSXH giai đoạn 2009 - 2012 ....... 30
Biểu đồ 2.7.2: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn của NHCSXH ........................................... 31
Bảng 2.8 : Dư nợ tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Phú Bình .......................... 32
Bảng 2.9 : Tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH huyện Phú Bình.................................................... 33


Khoa Ngân hàng - Tài chính

4


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

LỜI MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm qua cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước
ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: Nền kinh tế tiếp tục phát triển, xã hội ổn
định, quan hệ ngoại giao mở rộng, tạo được những tiền đề cơ bản để đẩy nhanh công
nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, do tác động của cơ chế thị trường, sự
tăng trưởng kinh tế thường đi đôi với sự phân hoá giàu nghèo, khoảng cách giàu nghèo
ngày càng rõ rệt và có xu hướng ngày càng gia tăng.Thực trạng đó đã đặt ra nhiều nhiệm
vụ đối với Đảng và Nhà nước bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất
nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước còn phải quan tâm tới công
cuộc xoá đói giảm nghèo.
Thời gian qua các Bộ, Ngành đã trình Chính phủ ban hành một hệ thống cơ
chế, chính sách và giải pháp để giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ sản
xuất và các dịch vụ xã hội cơ bản, để tạo cho họ có cơ hội thuận lợi tự vươn lên
thoát khỏi đói nghèo và trở nên khá giả, giàu có. Một trong những chính sách và
giải pháp quan trọng đó là chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
Phú Bình là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Thái
Nguyên. Với những đặc điểm bất lợi về địa lý tự nhiên và kinh tế, xã hội, huyện Phú
Bình đang là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên. Thực tế cho thấy hiệu quả của tín dụng dành cho hộ nghèo của huyện Phú
Bình trong những năm vừa qua tuy đã có những chuyển biến tích cực song vẫn còn

một số hạn chế nhất định. Nhằm khắc phục những hạn chế đó thì việc nắm bắt, phân
tích được các mặt của vấn đề thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo và thực hiện
chính sách tín dụng ưu đãi đang là một vấn đề lớn thu hút nhiều sự quan tâm của các
cấp chính quyền.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế này đề tài: “Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo
tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Bình” được chọn để
nghiên cứu.

Khoa Ngân hàng - Tài chính

5


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

2. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo trong giai đoạn
2009 - 2014 tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình(
NHCSXH).
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân
hàng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Phú Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH
- Phạm vi nghiên cứu: Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Phú
Bình
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như :phương pháp phân tích,

phương pháp tổng hợp kết hợp với quan sát thực tế để làm rõ đề tài nghiên cứu,
phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh…
5. Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng dành cho hộ nghèo của Ngân
hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân
hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình

Khoa Ngân hàng - Tài chính

6


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘICHI NHÁNH PHÚ BÌNH
1.1 Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Phú Bình
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Quá trình hình thành phát triển : Phú Bình là một huyện trung du miền núi
nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, có 21 đơn vị hành chính bao gồm 20 xã và 1
thị trấn có diện có diện tích đất tự nhiên là 251 km2, dân số hơn 14 vạn người; tổng số
hộ trên 35 nghìn hộ, số hộ nghèo theo tiêu chí mới là 5.764 hộ chiếm tỷ lệ 16.07%
tổng số hộ trong toàn huyện. Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND đặc
biệt quan tâm đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

Thực hiện chủ chương cơ cấu lại ngành ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra
khỏi tín dụng thương mại, ngày 04/10/2002 Chính phủ đã ban hành quyết định số
131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Ngân hàng
CSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, để phục vụ cho hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp các hộ có vốn phát triển sản xuất kinh
doanh, giải quyết việc làm, từng bước ổn định đời sống, hòa nhập với cộng đồng, tạo
cho xã hội phát triển bền vững.
Ngân hàng CSXH huyện Phú Bình được thành lập theo quyết định số 597/QĐHĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị và khai trương đi
vào hoạt động từ ngày 29 tháng 7 năm 2003.
Quá trình hoạt động của NHCSXH huyện Phú Bình luôn bám sát sự chỉ đạo của
NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, mục
tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương vì vậy được cấp ủy chính quyền địa phương
tin tưởng, nhân dân các dân tộc trong huyện đồng tình ủng hộ, đặc biệt là các hộ nghèo
và đối tượng chính sách coi NHCSXH là người bạn đồng hành, là địa chỉ tin cậy trong
quá trình phát triển kinh tế hội nhập theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tên đơn vị: Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình
- Địa điểm trụ sở chính: Tổ 2, Thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên.

Khoa Ngân hàng - Tài chính

7


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

- Cơ sở vật chất: Có trụ sở làm việc, phương tiện làm việc đáp ứng được công
việc hoạt động của đơn vị.

Điện thoại 0280.3867.995.
1.1.2. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội chi
nhánh Phú Bình
- Về cơ cấu tổ chức: Bộ máy tổ chức của đơn vị gồm Ban giám đốc và 2 Tổ
chuyên môn nghiệp vụ: Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng và Tổ Kế toán - Ngân quỹ.
- Tổ chức Đảng: Chi bộ có 8 đảng viên thực thuộc Đảng bộ huyện Phú Bình.
- Tổ chức Công Đoàn: Công đoàn bộ phận có 13 đoàn viên công đoàn, trực thuộc
Công đoàn NHCSXH tỉnh.
- Tổ chức Đoàn thanh niên: Chi đoàn có 8 đoàn viên thanh niên, trực thuộc
Huyện đoàn Phú Bình.

Khoa Ngân hàng - Tài chính

8


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

* Sơ đồ bộ máy hoạt động

(Nguồn: NHCSXH huyện Phú Bình)

Khoa Ngân hàng - Tài chính

9


Báo cáo thực tế môn học


GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban :
Phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng. Nhiệm vụ của phòng là thực hiện công tác
cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác để quản lý tốt
nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng, thường xuyên
kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay. Soạn thảo các văn bản hướng dẫn, văn bản trả lời
ý kiến...Tổng hợp báo cáo toàn ngân hàng. Đây là đội ngũ chủ lực có vai trò rất quan
trọng trong việc quyết định đến kết quả hoạt động của toàn chi nhánh.
+ Phòng kế toán - ngân quỹ. Phòng có nhiệm vụ thực hiện công tác giao dịch
trực tiếp với khách hàng theo chế độ quy định, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến
động của tài khoản và tính chất của tài khoản. Phân tích đánh giá việc quản lý chi tiêu
của đơn vị, đề xuất biện pháp sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Thực hiện vai trò là tổ
ngân quỹ trung tâm (cân đối lượng thu chi tiền mặt của Ngân hàng) trong việc điều
hoà tiền mặt.
1.1.3. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Phú Bình
Ngân hàng Chính sách xã hội còn được gọi là ngân hàng phục vụ người nghèo.
Đối tượng phục vụ của NHCSXH huyện Phú Bình chủ yếu là các hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác . Ví dụ như :đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm,
đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh
doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III.
1.1.4.Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình
Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được Nhà nước bảo đảm khả năng
thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được
miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.
Đối tượng cho vay chủ yếu là hộ nghèo, những gia đình thuộc diện chính sách và
các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng chính phủ.
Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh, là một

pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và hệ thống giao dịch từ huyện xuống các
phường, xã, thị trấn đến các tổ TK&VV.
Chế độ tài chính, chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ viên chức và việc
trích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng do thủ tướng chính phủ ra quyết định.

Khoa Ngân hàng - Tài chính

10


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay với mức lãi suất ưu
đãi để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo ổn định an sinh xã hội.
1.1.5 Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình
NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà thực hiện chính sách tín
dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với mục đích khắc
phục những tồn tại về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Phục vụ
người nghèo trước đây, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, thúc đẩy
quá trình hiện đại và lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hiện nay;
đồng thời nhằm tập trung và quản lý thống nhất những chương trình tín dụng ưu đãi,
phối hợp lồng ghép có hiệu quả những dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm,
nâng cao chất lượng nguồn lực, phát triển thị trường lao động.
NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác.
NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ : huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân
quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức

kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính Phủ, các cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
NHCSXH là một trong những công cụ đòn bảy kinh tế của Nhà nước nhằm
giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận
vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện
điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế
gắn liền với xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước
mạnh - xã hội công bằng – dân chủ văn minh.
1.1.6 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình
Chức năng:
+ Chức năng nhận vốn từ Ngân hàng cấp trên
+ Chức năng tiết kiệm
+ Chức năng thanh toán: Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán cho các khách hàng
có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện của Ngân hàng.

Khoa Ngân hàng - Tài chính

11


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

Ngoài ra Ngân hàng còn có các chức năng khác: Quản lý tiền mặt, Uỷ thác.
Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NHCSXH huyện Phú Bình là từ vốn Ngân sách Nhà
nước, một phần vốn địa phương chuyển sang để cho vay hộ nghèo...
Nhiệm vụ:
+ Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất
kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa

đói giảm nghèo và tạo việc làm.
+ Hướng dẫn khách hàng hoàn thành các hồ sơ và các nhu cầu vay vốn.
+Thu chi tiền mặt, làm các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ khác
theo quy định.
+ Thực hiện hạch toán và phân phối thu nhập theo quy định của cấp trên.
+ Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ
trong phạm vi địa bàn theo quyết định của NHCSXH.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc NHCSXH giao.
1.1.7 Các chương trình cho vay đang áp dụng tại NHCSXH huyện Phú Bình
NHCSXH huyện Phú Bình những năm đầu khi mới thành lập thực hiện cho vay
3 chương trình (cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, cho vay HSSV) đến năm 2012
được trung ương giao cho vay 9 chương trình tín dụng, tăng thêm 6 chương trình (cho
vay XKLĐ, cho vay NSVSMT nông thôn, cho vay ĐBDTTS đặc biệt khó khăn, cho
vay hộ SXKD vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng
khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở) và đến năm 2014 được TW giao cho vay 11
chương trình tín dụng bao gồm :
1. Cho vay hộ nghèo
2. Cho vay giải quyết việc làm
3. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn
4. Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
5. Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn
6. Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
7. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
8. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
9. Cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo quyết định 54
10. Cho vay hộ nghèo về nhà ở
11. Cho vay hộ động bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 755.

Khoa Ngân hàng - Tài chính


12


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

1.1.8 Các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH huyện Phú Bình
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, NHCSXH huyện Phú Bình không
ngừng phát triển, nâng cấp và đổi mới các dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách
hàng. NHCSXH huyện Phú Bình là một trong những chi nhánh của NHCSXH Việt
Nam mang đặc điểm của một ngân hàng thương mại, do đó ngân hàng cũng cung cấp
một số những dịch vụ chủ yếu của NHCSXH Việt Nam :


Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách



Nhận tiền gửi tiết kiệm



Dịch vụ thanh toán ngân quỹ



Nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước




Phát hành thẻ ATM cho học sinh, sinh viên



Phát hành trái phiếu được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh.

Khoa Ngân hàng - Tài chính

13


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

Chương 2 :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DÀNH CHO HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI CHI NHÁNH PHÚ BÌNH

2.1. Thực trạng hộ nghèo tại huyện Phú Bình
2.1.1. Một số nét khái quát về thực trạng đói nghèo tại huyện Phú Bình
Ở Việt Nam đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn để đánh giá giàu nghèo như mức thu nhập,
nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hưởng thụ, văn hoá, y tế...Trong đó mức thu
nhập là chỉ tiêu quan trọng nhất. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc
Chính phủ được Nhà nước giao trách nhiệm nghiên cứu và công bố chuẩn nghèo của cả
nước từng thời kỳ. Tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TT ngày 30/01/2011 thì hộ nghèo là hộ
có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng như sau:
- Dưới 500 ngàn đồng ở khu vực thành thị.

- Dưới 400 ngàn đồng ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du.
Sự thật đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có xem xét nguyên nhân
nghèo đói của các hộ gia đình thì mới có thể có biện pháp giúp đỡ hữu hiệu.
Phú Bình là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Thái
Nguyên, có 21 đơn vị hành chính bao gồm 20 xã và 1 thị trấn có diện có diện tích đất
tự nhiên là 251 km2, dân số hơn 14 vạn người; tổng số hộ trên 35 nghìn hộ, số hộ
nghèo theo tiêu chí mới là 5.764 hộ chiếm tỷ lệ 16.07% tổng số hộ trong toàn huyện.
Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND đặc biệt quan tâm đến mục tiêu xóa
đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
Để thực hiện tốt mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội trên
địa bàn. Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Phú Bình đã triển khai nhiều giải pháp
đồng bộ, một trong những giải pháp đó là chỉ đạo, tạo điều kiện triển khai có hiệu quả
hoạt động trong việc thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó có hoạt động của chi
nhanh NHCSXH.
* Nguyên nhân dẫn tới đói nghèo
Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhưng chung quy lại
thì có thể chia nguyên nhân đói nghèo của nước ta theo các nhóm sau:
Khoa Ngân hàng - Tài chính

14


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

+ Nguyên nhân chủ quan:
Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ yếu
nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ

ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Có thể nói,
thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng
cao đời sống của các hộ gia đình nghèo. Kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân
nghèo đói năm 2010 cho thấy, thiếu vốn chiếm khoảng 40% - 50% tổng số hộ được điều tra.
Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn
sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở những nơi hẻo lánh,
giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất học. Những khó khăn đó làm
cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn
đến năng xuất thấp, không hiệu quả. Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy
con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng.
Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang ngày càng có xu hướng
tăng lên.
Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng; do hậu quả của
chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị góa phụ dẫn
tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe có khả năng đảm nhiệm những công
việc nặng nhọc.
Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở những nơi hẻo lánh, xa
trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh. Cũng
chính do thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn mà hàng hóa của họ
sản xuất thường bị bán rẻ (do chi phí giao thông) hoặc không bán được, chất lượng hàng hóa
giảm sút do lưu thông không kịp thời.
+ Nguyên nhân khách quan :
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp của
các hộ gia đình nghèo. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch
bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn,
cơ sở hạ tầng thiếu hoặc không có là những vùng có nhiều hộ nghèo đói nhất.
Mặt khác nông thôn nước ta còn phải gánh chịu hậu quả chiến tranh, đây cũng là
nguyên nhân gây nên nghèo đói. Ngoài ra ở nông thôn còn có vùng lạc hậu, điều kiện cơ
Khoa Ngân hàng - Tài chính


15


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

sở hạ tầng thấp kém, các thủ tục tập quán lạc hậu vừa gây tốn kém vừa lãng phí dẫn đến
nghèo đói.
Trung ương cũng như địa phương không có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thích
đáng, nhất là ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, thiếu tính đồng bộ,
ưu đãi khuyến khích sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thiếu sự tổ chức chăm
lo của cộng đồng xã hội với hộ nghèo
Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói nói trên nó có tác động qua lại với nhau làm
cho tình trạng đói nghèo ở từng vùng thêm nghiêm trọng, khiến cho các hộ nghèo khó có
thể vượt qua nếu nhà nước không có chính sách, những giải pháp hữu hiệu.
2.1.2 Sự phân bố hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình
Phú Bình là một trong những huyện có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông
nghiệp, trình độ dân chí chưa cao, số người mù chữ còn tương đôí lớn đó cũng là
những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỷ lệ đói nghèo của huyện cao hơn so với những
huyện khác trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên sự phân bố về tỷ lệ hộ nghèo
trên địa bàn huyện Phú Bình lại không đồng đều giữa các xã trên địa bàn. Hộ nghèo
thường tập trung chủ yêu tại các xã, vùng có địa lý hiểm trở, cách xa vùng trung tâm,
thị trấn, giao thông đi lại khó khăn, bất tiện, hơn thế nữa hộ nghèo lại thường tập trung
trong các hộ sản xuất nông nghiệp. Sau đây là bảng số liệu so sánh về tỷ lệ hộ nghèo
giưã các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình :

Khoa Ngân hàng - Tài chính


16


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

Bảng 1.1 : Tỷ lệ hộ nghèo ở các thị trấn, xã trên địa bàn huyện Phú Bình
Đơn vị : %
Đơn vị

Stt

Tên

Tỷ lệ hộ nghèo

1

Thị trấn

Hương Sơn

3.84%

2



Bàn Đạt


12.37%

3



Bảo Lý

14.06%

4



Dương Thành

11.12%

5



Đào Xá

18.25%

6




Điềm Thuỵ

4.13%

7



Đồng Liên

13.10%

8



Hà Châu

17.25%

9



Kha Sơn

18.07%

10




Lương Phú

10.03%

11



Nga My

27.30%

12



Nhã Lộng

16.07%

13



Tân Đức

11.65%


14



Tân Hoà

9.74%

15



Tân Khánh

13.67%

16



Tân Kim

12.00%

17



Tân Thành


6.13%

18



Thanh Ninh

8.12%

19



Thượng Đình

5.37%

20



Úc Kỳ

23.87%

21




Xuân Phương

10.26%

( Nguồn: NHCSXH huyện Phú Bình )
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy hộ nghèo phân bố rải rác trên khắp các
xã thuộc huyện Phú Bình. Tuy nhiên sự phân bố hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú
bình là không đồng đều. Hộ nghèo tập trung phần lớn ở 1 số xã như : Bảo Lý, Đồng
Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Nga My, Nhã Lộng, Tân Khánh, Úc Kỳ.. Trong số đó thì xã
Nga My là một trong những xã có tỷ lệ người nghèo lớn nhất, chiếm tới 27.3% trên
tổng số hộ. Nga My là 1 xã có dân số tương đối đông hơn 10 nghìn người mật, mật độ
dân số cao812người/km².Đông dân, mật độ dân số dày dẫn tới hệ quả đất nông nghiệp
Khoa Ngân hàng - Tài chính

17


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

đất canh tác cho các hộ là rất ít. Người dân không chỉ khó khăn về giao thông đi lại
còn gặp nhiều khó khăn về tư liệu sản xuất, địa lý tự nhiên lại cách xa vùng trung tâm
thị trấn do vậy việc tiếp cần với những tiến bộ kĩ thuật và dịch vụ xã hội gặp rất nhiều
khó khăn. Do vậy tỷ lệ hộ nghèo tại xã Nga My đang là 1 con số lớn nhất so với các xã
trên địa bàn.
Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy thị trấn Hương Sơn là đơn vị hành chính có tỷ
lệ hộ nghèo nhỏ nhất 3.84% trên địa bàn huyện Phú Bình Bởi lẽ thị trấn Hương Sơn là
trung tâm về văn hoá chính trị và kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình tuy tập

trung đông dân cư nhưng lại có mọi điều kiện để tiếp cận những dịch vụ và tiến bộ xã
hội góp phần thúc đẩy kinh tế của các hộ gia đình.
Có sự phân bố không đồng đều như vậy là bởi:
Các xã Bảo Lý, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Nga My, Nhã Lộng, Tân
Khánh, Úc Kỳ.. đều là các xã có địa lý tự nhiên tương đối khó khăn, giao thông đi lại
khó khăn bất tiện, xa vùng trung tâm gây nhiều trở ngại cho người dân trong quá trình
tiếp cận các dịch vụ xã hội và những tiến bộ về khoa học kĩ thuật để có thể phát triển
kinh tế.
Hơn thế nữa phần lớn thu nhập của người nghèo ở các xa trên đều chủ yếu
từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu
nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị “tổn thương” trước những đột
biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều gia đình tuy mức thu nhập ở trên
ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp danh với ngưỡng nghèo đói, vì vậy khi có dao
động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính vụ mùa
trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho họ.
Các xã còn lại như Điềm Thuỵ, Thượng Đình, Tân Thành, Thanh Ninh, Lương
Phú, Tân Hoà, Xuân Phương… có tỷ lệ hộ nghèo giao động từ khoảng 4% - 10% trên
tổng số hộ. Đây là các xã tuy không nằm sát vùng trung tâm nhưng lại có vị trí địa lý
thuận lợi, giao thông thuận tiện tiếp cận tốt hơn với những nguồn dịch vj xã hội và tiến
bộ khoa học. Hơn thế nữa, dân cư ở các xã trên ngoài canh tác nông nghiệp còn phát
triển về các ngành nghề kinh tế khác như công nghiệp dịch vụ và một số ngành nghề
thủ công khác… Hơn thế nữa đây còn là địa bàn tập trung 1 số khu công nghiệp lớn,
các nhà máy, xí nghệp, các trường học, bệnh viện và các cơ sở hành chính khác. Do
vậy người dân ở các xã trên có nhiều cơ hơn những cơ hội việc làm, dân chí cũng như
Khoa Ngân hàng - Tài chính

18


Báo cáo thực tế môn học


GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

mức sống ngày càng được cải thiện. Hơn thế nữa do sự đa dạng của các ngành nghề
kinh tế nên hiệu quả của chính sách ưu đãi tín dụng dành cho hộ nghèo ở các xã ngày
đang ngày một nâng cao, đẩy lùi đói nghèo và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã
nói riêng và trên địa bàn huyện Phú Bình nói chung.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng dành cho hộ nghèo của NHCSXH huyện Phú Bình
2.2.1 Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Phú Bình

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và có vị trí quan trọng tại
NHCSXH huyện Phú Bình, và để thực hiện được hoạt động đó thì công tác huy
động vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nghiệp vụ huy động vốn
của NHCSXH huyện Phú Bình lại có những đặc điểm riêng biệt so với những
ngân hàng thương mại khác. Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình huy động vốn
tại Chi nhánh trong giai đoạn ( 2009 – 2014 ).
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Phú Bình
Đơn vị: triệu đồng.
Năm thựchiện

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

65.041

102.295

149.291

197.993

232.992

276.039

64.141

102.095


148.194

195.934

230.136

271.209

900

200

297

859

1.608

3.530

800

1.200

1.198

1.300

800


1.100

1100

1.100

100

98

200

Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn
1. Nguồn vốn cân đối từ
TW chuyển về
2. Nguồn vốn huy động tại
ĐP TW cấp bù lãi suất
3. Nguồn vốn do ngân sách
địa phương hỗ trợ
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ
- Ngân sách huyện hỗ trợ

(Nguồn: NHCSXH huyện Phú Bình )

Khoa Ngân hàng - Tài chính

19



Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

Nhìn vào bảng 1 ta có thể nhận thấy Tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Phú
Bình có xu hướng tăng lên qua các năm. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014 tổng
nguồn vốn của NHCSXH đạt 276.039 trđ tăng 210.998 trđ so với năm 2009 tương ứng
với 76.43% so với năm 2013. Trong đó các nguồn vốn thành phần cũng tang lên theo
từng năm. Nguồn vốn cân đối từ TW chuyển về tính đến thời điểm ngày 31/12/2014
đạt 271.029 trđ tăng 206.888 trđtương ứng với 76.33% so với năm 2009 và tăng
41.073 trđ so với năm 2013 tương ứng với 17,84%. Nguồn vốn do ÑHCSXH huy động
tại Địa phương do TW cấp bù lãi suất tính đến thời điểm ngày 31/12/2014 đạt 3.530
trđ tăng 2.600 trđ so với năm 2009 tương ứng với 73.65% và tăng 1.922 trđ so với năm
2013tương ứng với 54.55%. Đối với nguồn vốn do ngân sách địa phương hỗ trợ thì tới
năm 2011 mới xuất hiện nguồn vốn thành phần này với con số 800 trđ tuy nhiên sau 3
năm, tính đến thời điểm ngày 31/12/2014 nguồn vốn từ NSĐP đã đạt 1.300 trđ tức
tăng 400 trđ tương ứng với 30.76%. Trong đó nguồn vốn từ NS của tỉnh chiếm tỷ lệ
lớn, nguồn hỗ trợ từ ngân sách huyện thì chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ giao động từ 9% - 18%
và phải đến năm 2012 NHCSXH mới nhận được sự hỗ trợ đầu tiên từ NH huyện với
con số 100 trđ .
Nguồn vốn của NHCSXH ngoài nguồn vốn do ngân hàng trực tiếp huy động
còn có nguồn vốn do ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hỗ trợ. Tuy
nhiên nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác là nguồn vốn từ TW chuyển về chiếm tới 98.25% tổng
nguồn vốn của NHCSXH ( tính đến thời điểm ngày 31/12/2014). Nguồn vốn do ngân
sách địa phương hỗ trự và do ngân hàng tự huy động là không đáng kể. Nguyên nhân
hình thành cơ cấu nguồn vốn như vậy là do đặc điểm về kinh tế của huyện Phú Bình.
Sở dĩ nguồn vốn huy động trực tiếp của ngân hàng và ngân sách địa phương hỗ trợ các
chương trình ưu đãi tín dụng cho hộ nghè là tương đối nhỏ do tình hình kinh tế của

huyện còn nghèo nàn lạc hậu dẫn tới ngân sách của huyện cũng tương đối eo hẹp. Số
người dân đi vay vốn để tang gia sản xuất và phục vụ các mục đích sinh hoạt lớn hơn
nhiều so với sô người dân có tiền gửi tiếp kiệm.Với một bộ phận số ít người dân có
khả năng tài chính thì họ lại có nhiều lựa chọn về ngân hàng để gửi tiếp kiệm, với
nhiều lãi suất tiền gửi cao hơn.Một số ít bộ phận người dân còn lại khi gửi tiền tiết
kiệm tại ngân hàng chính sách thì các khoản tiết kiệm lại thường khá nhỏ. Tuy nhiên
với mục đích hoạt động không vì mục đích lợi nhuận , NHCSXH chủ yếu là cầu nối ,
Khoa Ngân hàng - Tài chính

20


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

là công cụ thực hiện chính sách ưa đãi tín dụng cho hộ nghèo của Đảng và Nhà nước,
do vậy cơ cấu nguồn vốn như vậy đối với NHCSXH huyện Phú Bình nói riêng và
NHCSXH nói chung không phải là 1 vấn đề đáng quan ngại.
2.2.2 Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH:
a- Mục đích cho vay: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục
vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và ổn định xã hội.
b- Đối tượng áp dụng:
Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thống NHCSXH và tổ chức nhận
uỷ thác cho vay của NHCSXH
Khách hàng vay vốn là hộ nghèo.
c-Nguyên tắc cho vay:
Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sử dụng vốn đúng mục đích xin vay.

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
d- Điều kiện vay vốn:
Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện sau:
Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.
Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn
nghèo do Bộ lao động - Thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ.
Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn
nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập danh sách đề
nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã.
Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia
đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận
nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng.
e- Sử dụng vốn vay:
Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
+ Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu,
thức ăn gia súc, gia cầm…phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi.
+ Mua sắm các công cụ nhỏ như: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun thuốc trừ
sâu…
Khoa Ngân hàng - Tài chính

21


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

+ Các chi phí thanh toán cung ứng lao động như: thuê làm đất, bơm nước, dịch
vụ thú y, bảo vệ thực vật…
+ Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản

xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ…
+ Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ, hải sản như: đào đắp ao hồ, mua
sắm các phương tiện ngư lưới cụ…
+ Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động
sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.
Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở:
+ Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của Chính
phủ.
+ Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sửa chữa lại
nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây
dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài.
Cho vay điện sinh hoạt:
Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới hộ vay như:
cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng…
Cho vay góp vốn xây dựng thuỷ điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng
lượng mặt trời; máy phát điện cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc
gia.
Cho vay nước sạch:
Góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch tới từng hộ.
Những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì cho vay làm giếng
khơi, giếng khoan, bể lọc, chứa nước…
Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập:
Các chi phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập
(sách, vở, bút mực…) của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông.
g-Loại cho vay và thời hạn cho vay:
Loại cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay đến 12 tháng.

Khoa Ngân hàng - Tài chính


22


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

+ Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng.
+ Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 60 tháng trơ lên .
Thời hạn cho vay còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Mục đích sử dụng vốn vay.
+ Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).
+ Khả năng trả nợ của hộ vay.
+ Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
h-Lãi suất cho vay:
Hiện nay, lãi suất cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo từ 01/01/2006 là
0,65%/tháng.
Riêng người nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn là 0,6%/tháng.
Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản
phí nào khác.
i- Phương thức cho vay:
Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần.
k- Mức cho vay:
Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay
vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay một hay nhiều
lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo do
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố từng thời kỳ.
Hiện nay, mức dư nợ cho vay tối đa Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối
với hộ nghèo là 10 triệu đồng. Riêng một số đối tượng như chăn nuôi đại gia súc, trồng

cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản…mức dư nợ cho vay tối
đa đối với một hộ nghèo là 15 triệu đồng.
2.2.3. Phương thức cho vay và thời hạn cho vay đang áp dụng tại Ngân hàng
Chính sách Xã hội huyện Phú Bình
* Phương thức cho vay
NHCSXH huyện Phú Bình thực hiện cho vay hộ nghèo theo hai phương thức là
cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác thông qua hội đoàn thể. Tuy nhiên do một số đặc
điểm về dân cư xã hội và kinh tế của huyện mà phương thức cho vay uỷ thác thông
qua hội đoàn thể đang được áp dụng phổ biến nhất tại NHCSXH huyện Phú Bình.
Khoa Ngân hàng - Tài chính

23


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

Bảng 2.2. tỷ lệ dư nợ theo các phương thức cho vay tính đến ngày 31/12/2014
Đơn vị : triệu đồng, %
Dư nợ hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Tổng dư nợ

272.509

100%


Cho vay trực tiếp

38.478

14.12

Cho vay uỷ thác

234.031

85.88%

CT
PTCV

( Nguồn : NHCSXH huyện Phú Bình )
Tính đến hết 31/12/2014 tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 272.509 triệu đồng;
trong đó cho vay trực tiếp đạt 38.478 triệu đồng chiếm 14.12% còn lại là cho vay uỷ
thác qua hội đoàn thể.
Qua đó ta thấy cho vay uỷ thác là hình thức cho vay chủ yếu được áp dụng tại
Ngân hàng với tổng dư nợ đạt 234.031 trđ chiếm 85.88% trên tổng dư nợ hộ nghèo.
Ngân hàng hiện có 21 điểm giao dịch lưu động tại 20 xã và 1 thị trấn trên địa bàn
huyện Phú Bình
Hiện nay trên địa bàn toàn huyện còn nhiều hộ nghèo rải rác trên một diện tích
rộng nên việc uỷ thác cho vay bán phần thông qua hội tổ chức, hội đoàn thể giúp cho
Ngân hàng chính sách xã hội giảm chi phí hoạt động, tạo cánh tay nối dài tới từng hộ
vay vốn cho dù là ở vùng sâu vùng xa.
Cơ chế uỷ thác này chỉ thực hiện uỷ thác một số công việc của quy trình tín
dụng đối với hộ vay, còn các công việc liên quan đến vốn thì do Ngân hàng trực tiếp
đảm trách. Khi thực hiện hợp đồng uỷ thác, tổ chức đoàn thể được chi trả hoa hồng tuỳ

theo kết quả thu lãi thực tế.
- Tỷ lệ dư nợ qua các TC Đoàn thể
Hiện tại NH đang thực hiện cho vay uỷ thác qua 4 tổ chức đoàn thể đó là : Hội
phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và tổ chức Đoàn thanh niên. Sau đây là bảng
số liệu thể hiện tỷ trọng dư nợ hộ nghèo qua các tổ chức uỷ thác trong giai đoạn ( 2009
– 2014 ).

Khoa Ngân hàng - Tài chính

24


Báo cáo thực tế môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Việt Dũng

Bảng2.3 : tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo qua các tổ chức uỷ thác
Đơn vị : %
Năm
TC
Hội PN

Hội ND

Hội CCB
Đoàn TN

Cộng

2009


2012

2014

46.31

42.31

36.37

20.98

21.37

23.71

15.18

19.49

19.99

17.52

16.82

19.91

100


100

100

(Nguồn : NHCSXH huyện Phú Bình)

Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy dự nợ tín dụng hộ nghèo thông qua
các tổ chức uỷ thác như Hội Phụ nữ tại thời điểm ngyaf 31/12/2009 là cao nhất
chiếm khoảng 46% trên tổng doanh số cho vay hộ nghèo tuy nhiên đến thời điểm
ngày 31/12/2014 con số này vẫn giữ vị trí cao nhất nhưng đã giảm xuống còn
36.37%. Tỷ lệ cho vay uỷ thác qua tổ chức Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn thanh niên có xu hướng tăng ên theo thời gian. Ở thời điểm ngày 31/12/2009
cho vay qua tổ chức Hội Nông dân là 20,98%, Hội Cựu chiến binh là 15.18% và là
17,52% đối với Tổ chức Đoàn thanh niên. Đến ngày 31/12/2014, tỷ trọng cho vay
qua các tổ chức uỷ thác đã có sự thay đổi về cơ cấu , tổ chức Hội cựu chiến binh và
tổ chức Đoàn thanh niên đã vươn lên với 2 con số sấp xỉ 20%. Và tổ chức Hội
Nông Dân đã vươn lên chiếm tỷ trọng 23.71% trên tổng doanh số cho vay.
Tóm lại : Cho vay uỷ thác qua tổ chức Hội Phụ nữ vẫn đang là tổ chức phổ biến
nhất tuy nhiên nó đang có xu hướng giảm xuống. Trong khi đó cho vay uỷ thác qua
các Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên lại có xu hướng tăng lên.
Nhưng tăng mạnh nhất vẫn là 2 tổ chức: Hội nông dân và Hội cựu chiến binh.

Khoa Ngân hàng - Tài chính

25


×