Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Các biện pháp phòng vệ thương mại theo hiệp định thương mại tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 166 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU HƯƠNG

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số

: 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÊ MAI THANH
2. TS. PHẠM THỊ THÚY NGA

HÀ NỘI - 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong Luận án là trung thực và chính xác. Các kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án

Nguyễn Thu Hương


ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................7
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .....................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội
dung đề tài Luận án ..................................................................................................7
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án .............21
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .....................................................................23
Kết luận chương 1 ..........................................................................................25
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ....26
2.1. Hiệp định thương mại tự do và thỏa thuận về các biện pháp phòng vệ
thương mại ...............................................................................................................26
2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và tác động của các biện pháp phòng vệ
thương mại ...............................................................................................................31
2.3. Căn cứ pháp lý áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ............53
2.4. Cơ chế áp dụng pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại của
Việt Nam...................................................................................................................63
Kết luận chương 2 ..........................................................................................69
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ..........................................................................70
3.1. Thực trạng áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam .......70
3.2. Thực trạng áp dụng biện pháp chống trợ cấp tại Việt Nam ...............85
3.3. Thực trạng áp dụng biện pháp tự vệ tại Việt Nam ..............................94
3.4. Thực trạng cơ chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại .....107
Kết luận chương 3 ........................................................................................118
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ................................................119
iii


4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về các biện pháp phòng vệ
thương mại .............................................................................................................119
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường năng lực áp dụng
các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam ...........................................121
Kết luận chương 4 ........................................................................................149
KẾT LUẬN ...................................................................................................150
CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG
BỐ ...........................................................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................152

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Chữ viết tắt

Nguyên văn

Tiếng Việt

ADA

The Anti-dumping Agreement


Hiệp định chống bán phá giá

GATT 1994

General Agreement on Trade and Hiệp định chung về thuế quan
Tariffs

và thương mại

FTA

Free Trade Agremet

Hiệp định thương mại tự do

SG

The Agreement on Safeguards

Hiệp định về các biện pháp tự
vệ

SCM

The Agreement on Subsidies and Hiệp định về trợ cấp và các
Countervailing Measures

biện pháp đối kháng

VCA


Vietnam Competition Authority

Cục quản lý cạnh tranh

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công

WTO

and Industry

nghiệp Việt Nam

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Chữ viết tắt

Nguyên văn

BPTV


Biện pháp tự vệ

BCT

Bộ Công Thương

CBPPVTM

Các biện pháp phòng vệ thương mại

CTC

Chống trợ cấp

CBPG

Chống bán phá giá

DN

Doanh nghiệp

PLTVTM

Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002
của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng
hóa nước ngoài vào Việt Nam

PLCBPG


Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004
của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về việc chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam

PLCTC

Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 8 năm 2004
của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chống trợ cấp hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam.

TDHTM

Tự do hóa thương mại

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiệp định thương mại tự do ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích kinh
tế mà nó mang lại, nhất là trong bối cảnh hạn chế của hợp tác toàn cầu. Các nước đã
phải chuyển hướng sang hợp tác song phương và liên kết khu vực nhằm tìm giải
pháp cho phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ theo khuôn khổ Hiệp định
thương mại tự do.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế trên. Quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam đang ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt với việc đàm phán và ký
kết các Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác thương mại lớn. Tính đến nay
Việt Nam đã là thành viên của 10 Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực [106]
và đang tham gia đàm phán một số Hiệp định thương mại tự do khác.
Mục tiêu của thương mại tự do không chỉ xóa bỏ rào cản thương mại, thuế

quan mà còn phải bảo vệ cạnh tranh công bằng, loại bỏ những chính sách hỗ trợ
thương mại bất hợp lý của các nước thành viên, bảo vệ sự phát triển theo quy luật
chung của thị trường các nước. Một trong các công cụ pháp lý hợp pháp chống lại
sự cạnh tranh không công bằng này chính là các biện pháp phòng vệ thương mại.
Các biện pháp phòng vệ thương mại luôn có vị trí quan trọng và được các nước áp
dụng khá phổ biến để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, cũng như chống cạnh
tranh không công bằng từ các nước khác.
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương
mại thông qua các Pháp lệnh về: chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự
vệ. Các pháp lệnh này đã thể chế hóa các căn cứ, phương thức áp dụng các biện
pháp phòng vệ thương mại trong khuôn khổ WTO.
Tuy nhiên, với việc là thành viên của các Hiệp định thương mai tự do, ngoài
các chuẩn mực theo WTO, còn một số quy định mới về các biện pháp phòng vệ
thương mại mà Việt Nam buộc phải tuân thủ khi áp dụng các biện pháp này. Vậy để
tuân thủ cam kết quốc tế khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đồng thời
phát huy hiệu quả thực tế của các biện pháp này, Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện
1


chính sách, pháp luật, cơ chế thực hiện, nâng cao nhận thức, ý thức cũng như tăng
cường năng lực sử dụng công cụ pháp lý này. Trên thực tế, trong hơn 10 năm qua,
Việt Nam đã phải đối phó với hàng trăm vụ kiện bị áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại tại thị trường nước ngoài. Nhưng, số vụ việc Việt Nam điều tra và áp
dụng các biện pháp phòng vệ thương mại còn quá ít và công cụ này chưa được tận
dụng để bảo vệ thị trường; bảo vệ ngành sản xuất nội địa.
Vậy, chúng ta cần phân tích đặc thù riêng của các biện pháp phòng vệ thương
mại theo cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do. Từ đó, định hướng các giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các biện pháp phòng vệ thương mại để đảm
bảo thực hiện thỏa thuận trong các Hiệp định thương mại tự do nói riêng và theo
chuẩn mực quốc tế nói chung khi thực hiện quyền áp dụng các biện pháp này. Việc

này sẽ đảm bảo tính an toàn pháp lý, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các biện
pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, chống cạnh
tranh không công bằng từ các nước khác. Do vậy việc nghiên cứu về “Các biện
pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do” đáp ứng yêu cầu và
thực tiễn nói trên.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Cùng với các cam kết về tự do hóa thương mại (viết tắt là: TDHTM), các Hiệp
định thương mại tự do (viết tắt là FTA) cũng ghi nhận quyền của các nước thành
viên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (viết tắt là: CBPPVTM). Trong
quá trình thực hiện quyền của mình, các nước thành viên cần tuân thủ các thỏa
thuận của FTA về CBPPVTM. Pháp luật Việt Nam về CBPPVTM cũng như cơ chế
áp dụng pháp luật còn chưa thực sự phát huy quyền của các nước thành viên FTA
như Việt Nam áp dụng các biện pháp này trong thực tế. Căn cứ vào các thỏa thuận
về CBPPVTM trong các FTA mà Việt Nam đã/sẽ là thành viên, Luận án đề xuất
định hướng hoàn thiện pháp luật cũng như tăng cường năng lực cơ chế áp dụng
CBPPVTM của Việt Nam.

2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án được xác
định là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về CBPPVTM như: khái niệm, đặc điểm, vai
trò, bản chất pháp lý và đặc điểm của CBPPVTM theo FTA.
- Luận giải về cơ chế áp dụng pháp luật về CBPPVTM phù hợp với thỏa thuận
trong các FTA.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật, cũng như thực tiễn áp dụng pháp
luật về CBPPVTM của Việt Nam hiện nay.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng CBPPVTM, đề
xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật về CBPPVTM của
Việt Nam nhằm tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả áp dụng nhưng vẫn đảm
bảo thực hiện thỏa thuận về CBPPVTM trong các FTA.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Luận án bao gồm: CBPPVTM theo WTO, CBPPVTM
theo cam kết FTA mà Việt Nam là thành viên và pháp luật về CBPPVTM của Việt
Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật về CBPPVTM (bao gồm 03 biện
pháp: chống bán phá giá (viết tắt là: CBPG), chống trợ cấp (viết tắt là: CTC), biện
pháp tự vệ (viết tắt là: BPTV) theo các thỏa thuận trong FTA mà Việt Nam đã/sẽ là
thành viên. Việc nghiên cứu pháp luật của các nước khác cũng như các luật mẫu chỉ
mang tính chất tham khảo, so sánh, cũng như nhằm rút ra kinh nghiệm phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Tuy, các DN Việt Nam bị áp dụng CBPPVTM tại nhiều nước thành viên FTA,
nhưng Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu việc áp dụng CBPPVTM tại Việt Nam.
Những giả thuyết và thực tiễn áp dụng tại các nước khác chỉ mang tính tham khảo.

3


Về mặt thời gian nghiên cứu là: từ khi Việt Nam ban hành các Pháp lệnh sau:
Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy Ban
Thường Vụ Quốc Hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam
(viết tắt là PLTVTM); Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm
2004 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam (viết tắt là: PLCBPG); Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11
ngày 20 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chống trợ cấp hàng

hóa nhập khẩu vào Việt Nam (viết tắt là: PLCTC) (tức là trước khi Việt Nam trở
thành thành viên tổ chức thương mại thế giới) cho đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp luận trong
nghiên cứu khoa học mang tính truyền thống như: duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Luận án được thực hiện theo cách tiếp cận liên ngành kinh tế, lịch sử và luật
học. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích,
thống kê, tổng hợp, hệ thống, luật học so sánh và dự báo để làm sáng tỏ các vấn đề
được nghiên cứu trong Luận án. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi luận giải lý luận theo giả
thuyết nghiên cứu đã đặt ra, đánh giá thực trạng làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp
luật về CBPPVTM tại Việt Nam đảm bảo tính khách quan và chân thực. Phương
pháp này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
- Phương pháp lịch sử nhằm xác định những vấn đề liên quan đến sự hình
thành, phát triển của CBPPVTM theo các thỏa thuận trong FTA, tùy bối cảnh mà
Việt Nam cam kết. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương 2.
- Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng nhằm hệ thống những vấn đề liên
quan đến đề tài Luận án mà các công trình trước đã nghiên cứu để xác định những
vấn đề còn bỏ ngỏ mà Luận án cần tiếp tục làm rõ. Phương pháp này chủ yếu được
sử dụng tại chương 1 và chương 2 và chương 3.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để đánh giá thực trạng pháp luật, thực
tiễn áp dụng CBPPVTM tại Việt Nam, làm cơ sở để phân tích, cũng như đưa ra các
4


kết luận và kiến nghị. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương 3 và
chương 4.
- Phương pháp so sánh luật học sẽ thực hiện nhằm đánh giá tính tương thích
của pháp luật về CBPPVTM của Việt Nam theo FTA. Phương pháp này cũng sẽ
thực hiện dựa trên kinh nghiệm sử dụng CBPPVTM của các nước và rút ra bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương 3
và một phần trong chương 4.
Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng chương, mục trong Luận án, tác
giả sẽ vận dụng, chú trọng các phương pháp nghiên cứu khác nhau cho phù hợp.
Vậy, trong quá trình thực hiện Luận án, các phương pháp này sẽ được sử dụng đan
xen và tiếp cận theo hướng đa ngành, liên ngành để phân tích, đánh giá toàn bộ các
vấn đề đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Những điểm mới của Luận án
Thứ nhất, Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến
CBPPVTM theo FTA.
Thứ hai, Luận án đã phân tích, đánh giá kết quả nội luật hóa các quy định
về CBPPVTM theo FTA; thực tiễn áp dụng pháp luật về CBPPVTM của Việt Nam
trong thời gian qua; chỉ ra những bất cập trong pháp luật và năng lực hạn chế của
cơ chế áp dụng các biện pháp này tại Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích, đánh giá trên Luận án đưa ra kiến nghị cụ thể
nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam để bảo đảm phù hợp với quy định theo
FTA về CBPPVTM, tránh đương đầu với rủi ro khi áp dụng, cũng như tăng cường
năng lực áp dụng pháp luật về CBPPVTM nhằm bảo vệ thị trường nội địa trong bối
cảnh Việt Nam đã/sẽ là thành viên của các FTA.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần củng cố lý luận về CBPPVTM nói
chung cũng như CBPPVTM trong FTA nói riêng.

5


Những kết luận trong Luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu, bổ sung
hoàn thiện pháp luật về CBPPVTM trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của
FTA.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho

việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về
CBPPVTM tại Việt Nam.
7. Kết cấu Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận án được kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về các biện pháp phòng vệ thương mại
theo Hiệp định thương mại tự do
Chương 3: Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại
Việt Nam
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm tăng
cường năng lực áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội
dung đề tài Luận án
CBPPVTM và FTA là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình trong và
ngoài nước. Vấn đề này đã được nghiên cứu ở những góc độ, cách tiếp cận, mục
đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, phần tổng quan nghiên cứu chỉ đề cập tới
các công trình khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án. Các công
trình nghiên cứu được sắp xếp theo các nhóm sau: nghiên cứu chung về FTA và
CBPPVTM và nghiên cứu riêng từng biện pháp phòng vệ thương mại. Cụ thể:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về Hiệp định thương mại tự do và các
biện pháp phòng vệ thương mại
• Nội dung về Hiệp định thương mại tự do và các biện pháp phòng vẹ
thương mại trong Hiệp định thương mại tự do

Hiệp định thương mại tự do - một số khái niệm cơ bản [38] do BCT biên soạn;
Những điều Doanh nghiệp cần biết về Hiệp định Thương mại Việt Nam – Nhật Bản
[4] của BCT (2014); tài liệu công bố tại Hội nghị Phổ biến thông tin về một số Hiệp
định thương mại tự do mới ký kết hoặc vừa kết thúc đàm phán [5] do BCT tổ chức
(2015); Nhiệm vụ cấp Bộ Hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương [57] do TS. Lê Mai Thanh (2016) làm
chủ nhiệm đã phân tích luận giải mục tiêu vai trò và yêu cầu của TPP trong tất cả
các lĩnh vực (trong đó có yêu cầu về CBPPVTM). Hiệp định Thương mại Tự do
Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) [21]; Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam và Hàn Quốc (VKFTA) [19]; Đặc biệt là tác giả Bùi Nguyễn Anh Tuấn trong
bài viết Nội dung về phòng vệ thương mại trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (Hiệp định TPP) [113] đã nhận diện một số nội dung mới về CBPPVTM so
với WTO.

7


• Khái niệm, đặc điểm về các biện pháp phòng vệ thương mại
Hầu hết các nghiên cứu xác định khái niệm về CBPPVTM dựa trên mục đích
áp dụng của nó. Theo Trade remedies (Biện pháp khắc phục thương mại) [112], các
biện pháp khắc phục thương mại hay còn gọi là CBPPVTM bao gồm 03 biện pháp:
CBPG, CTC, BPTV; luận văn thạc sỹ Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế
giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt
Nam [40], Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2013) và Đề án Biện pháp phòng vệ chính
đáng đối với hàng hóa sản xuất trong nước phù hợp với các qui định của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết [3] của
Bộ Thương mại (2006) cho rằng: CBPPVTM là tất cả các biện pháp mà Chính phủ
sử dụng nhằm hạn chế các dòng mậu dịch giữa lãnh thổ nước này với lãnh thổ nước
khác.
Cuốn sách Sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong bối cảnh Việt

Nam thực thi các FTA và Cộng đồng kinh tế ASEAN [67] của VCCI (2015) đưa ra
khái niệm “CBPPVTM là các biện pháp được sử dụng nhằm bảo vệ các ngành công
nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài”.
Quan điểm thể hiện trong cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật về chống bán
phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam) [32]
của tác giả Vũ Thị Phương Lan (2012); trong Luận án tiến sỹ Pháp luật về tự vệ
trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực
tiễn) [66] của TS. Nguyễn Quý Trọng (2014); và trong bài tạp chí Khả năng sử
dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế dưới khuôn khổ Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương [76] của Võ Khắc Thường và Võ Thành Vinh (2014)
đều thống nhất về đặc điểm của CBPPVTM là: trong khi biện pháp CBPG và CTC
được sử dụng để chống lại các hành vi cạnh tranh không công bằng, thì BPTV được
áp dụng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự gia tăng bất thường của hàng
hóa nhập khẩu. Khác với biện pháp CBPG và CTC, BPTV không phải công cụ
miễn phí bởi nước áp dụng phải bồi thường cho nước bị áp dụng biện pháp này.

8


Bài tham luận Dự kiến những tác động FTA đến các vụ việc phòng vệ thương
mại của Việt Nam của tác giả Nguyễn Chi Mai (2015) trong Hội thảo Điều gì cản
trở Doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để tự bảo vệ
trước hàng hóa nước ngoài [36] chỉ ra nội dung về CBPPVTM tại FTA cho thấy,
trên 80% các FTA cho phép sử dụng cơ chế tự vệ song phương.
• Cơ chế áp dụng pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở một
số nước trên thế giới
Cơ chế áp dụng pháp luật về CBPPVTM tại Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU)
được nhiều công trình nghiên cứu, bởi đây là 2 trong số các nước phát triển sử dụng
hiệu quả CBPPVTM. Cuốn sách Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
tại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn [55], tác giả Nguyễn Ngọc Sơn

(2005), Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ ,
Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Liên Minh Châu Âu
[46] do VCCI biên soạn năm 2010 đã đưa ra kết quả nghiên cứu: Mỹ và EU giao
cho cùng 1 cơ quan thực hiện cả 3 biện pháp phòng vệ thương mại. Đặc trưng cơ
bản của pháp luật EU về thủ tục điều tra áp dụng CBPPVTM là chỉ có một cơ quan
là Ủy Ban Châu Âu điều tra về mức giá bán phá giá/trợ cấp và điều tra thiệt hại.
Trong khi Mỹ lại có nhiều cơ quan thẩm quyền liên quan đến việc điều tra và áp
dụng CBPPVM. Cuốn sách Xây dựng mô hình cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh
tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế - Kinh
nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam [34] do TS. Đinh Thị Mỹ Loan (2007) chủ
biên chỉ ra Ấn Độ, Phillipin lại tách thành 2 hoặc 3 cơ quan thực hiện CBPPVTM.
Cuốn Một số vụ kiện chống bán phá giá tại EU – Trung Quốc [47] của VCCI
(2007), luận văn thạc sỹ Pháp luật chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học
kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam [51] tác giả Hoàng Thị Phượng (2012)
kết luận: Trung Quốc là nước có mô hình một cơ quan quản lý chung về
CBPPVTM.
Trong cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật về chống bán phá giá trong thương
mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam) [32] Tác giả Vũ Thị Phương
9


Lan (2012) nhận định: cơ quan thực hiện pháp luật về CBPPVTM của Việt Nam là
VCA và trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc phòng vệ thương mại của Việt Nam
có những điểm tương tự như EU. Tác giả Mai Xuân Hợi (2016), trong bài tạp chí
Địa vị pháp lý của cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại [25] cho rằng,
nhiệm vụ, quyền hạn của VCA khá lớn, không đảm bảo tính chuyên trách, dẫn đến
công việc không đạt hiệu quả.
• Thực trạng áp dụng pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại của
một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam
Các nghiên cứu như: Tìm hiểu Luật WTO qua một số vụ kiện chống bán phá

giá [9], Cẩm nang kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Liên Minh Châu Âu
[46], Cẩm nang kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ [48] do VCCI
biên soạn năm 2010 đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về các quy định pháp luật,
thực tiễn và hiệu quả áp dụng pháp luật về CBPPVTM tại một số nước phát triển
như Mỹ và EU.
Ngoài các nước phát triển như EU và Mỹ, các nước đang phát triển cũng tích
cực sử dụng công cụ phòng vệ thương là kết quả của các nghiên cứu: The use of
Antidumping in Brazil, China, Indian and South African - Rules, Trends and Causes
(Việc sử dụng công cụ chống bán phá giá ở Brazil, Trung quốc, Ấn độ và Nam Phi
– Các qui tắc, Xu hướng, nguyên nhân [95] của National Broad of Trade of Sweden
(2007); Báo cáo Xu hướng sử dụng công cụ phòng vệ thương mại trên thế giới - Bài
học cho Việt Nam [35] trong Hội thảo Kiện chống bán phá giá ở Việt Nam - Đánh
thức công cụ bị bỏ quên của tác giả Đinh Thị Mỹ Loan (2013), cuốn sách Một số vụ
kiện chống bán phá giá tại EU – Trung Quốc [47].
Các bài nghiên cứu trong tài liệu Hội nghị Tổng kết thực thi pháp luật phòng
vệ thương mại và đề xuất giải pháp (2016) do BCT tổ chức, các tác giả như Phạm
Châu Giang trong Báo cáo tổng kết thực thi pháp luật phòng vệ thương mại của
Việt Nam [11], Nguyễn Thu Trang (2016) trong báo cáo Thực thi pháp luật về
phòng vệ thương mại - Góc nhìn của Doanh nghiệp [64], Báo cáo tổng kết việc xây
dựng, hoàn thiện pháp luật và quản lý nhà nước về ngoại thương (2016) [74], Báo
10


cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Tư pháp thẩm định Dự thảo Luật quản lý
ngoại thương (2016) đều chung quan điểm rằng, sự hiểu biết của DN Việt Nam về
CBPPVTM còn hạn chế, pháp luật về CBPPVTM của Việt Nam còn nhiều bất cập,
dẫn đến việc sử dụng công cụ này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì
vậy, cần hoàn thiện pháp luật về CBPPVTM cho phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay cũng như nâng cao khả năng sử dụng công cụ này.
Ngoài các nội dung trên, thì vấn đề lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại là hiện

tượng rất phổ biến trong thương mại quốc tế. Vì thế, có khá nhiều đề tài khoa học
nghiên cứu và đưa ra các hướng giải quyết cho trường hợp lẩn tránh thuế phòng vệ
thương mại như: Anti-Dumping Circumvention in the EU and the US: Is There a
Future For Multilateral Provisions Under the WTO (Chống lẩn tránh thuế CBPG ở
EU và Mỹ: triển vọng nào cho các quy định đa phương của WTO) [88], tác giả
Lucia Ostoni (2005) đã thống kê, phân tích các hiện tượng lẩn tránh thuế CBPG
trong thương mại quốc tế; phân tích các quy định về chống lẩn tránh thuế CBPG
của EU và Mỹ. Tác giả Jacques Steenbergen trong Circumvention of Antidumping
Duties by Importation of Parts and Materials: Recent EEC Antidumping Rules (Lẩn
tránh thuế chống bán phá giá bằng cách nhập khẩu các bộ phận và vật liệu: quy
định chống bán phá giá gần đây của EEC) [93] tác giả Jacques Steenbergen (1987)
phân tích cụ thể các vấn đề liên quan đến thủ tục chống lẩn tránh thuế CBPG đã cho
thấy tầm quan trọng của biện pháp này. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy
định về chống lẩn tránh thuế CBPG. Vì thế, để bảo đảm việc áp dụng phát luật
CBPG có hiệu quả, Việt Nam cần phải có quy định đối với trình tự, thủ tục áp dụng
biện pháp chống lẩn tránh thuế CBPG để ngăn chặn những hành vi gian lận này.
Các nhà làm luật của Việt Nam cần phải tham khảo các các quy định của Mỹ, EU
và các nước khác, cũng như những khiếu nại liên quan đến áp dụng thuế CBPG đối
với hàng hóa lẩn tránh thuế đối với các nước này, để tránh xung đột tiêu cực có thể
xảy ra là kết quả nghiên cứu trong Luận án tiến sỹ Điều tra chống bán phá giá dưới
góc độ luật so sánh [70] của Nguyễn Tú (2012).

11


Do vậy, cần thiết bổ sung quy định về lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
nhằm tăng tính hiệu quả của việc áp dụng CBPPVTM ở Việt Nam là quan điểm thể
hiện qua các nghiên cứu: Bản thuyết minh chi tiết dự thảo Luật quản lý ngoại
thương(2016) [72] của BCT (2016), Báo cáo tổng kết thực thi pháp luật phòng vệ
thương mại của Việt Nam [11] của Phạm Châu Giang (2016), Pháp luật phòng vệ

thương mại thế giới và bài học cho Việt Nam [41] tác giả Tô Thái Ninh (2016).
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về biện pháp chống bán phá giá
• Biện pháp chống bán phá giá theo thỏa thuận trong Hiệp định thương
mại tự do
Do các nội dung thỏa thuận về biện pháp CBPG trong FTA không khác so với
WTO, nên cho đến nay các công trình hầu như không nghiên cứu chuyên biệt về
biện pháp này theo FTA mà chỉ dừng lại theo khuôn khổ WTO. Cụ thể:
Đây là vấn đề đã được nghiên cứu tương đối chi tiết và đầy đủ trong các công
trình: Anti-dumping Agreement and Developing Coutries: An Introduction (Hiệp
định chống bán phá giá và các nước đang phát triển) [81], AD - Who get it (Bảo hộ
chống bán phá giá: Ai được lợi) [80] tác giả Aradhna Aggarwal đã chỉ ra bản chất
của bán phá giá và cho rằng, việc các nước phát triển sử dụng biện pháp CBPG đã
bóp méo thương mại và ảnh hưởng tới cạnh tranh không chỉ bằng việc tạo hàng rào
bảo hộ và ngăn cản cạnh tranh từ hàng nhập khẩu mà còn bởi vì việc áp dụng nó
liên quan đến mức độ tập trung theo nhiều hướng khác nhau. Do đó, thay vì chống
độc quyền, CBPG thực chất thúc đẩy chống cạnh tranh, và thay vì bảo đảm cho sự
cạnh tranh bình đẳng trong thương mại quốc tế thì nó lại bóp méo thương mại
không những ở mức độ quốc gia mà còn ở mức độ toàn cầu. Sách chuyên khảo
Pháp luật về chống bán phá giá trong Thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam [32] tác giả Vũ Thị Phương Lan (2012) phân tích pháp luật về
CBPG theo quy định WTO, EU, Mỹ và đưa ra kết luận: CBPG là một biện pháp
mang nặng tính chính trị và bảo hộ, chứ không hoàn toàn dựa trên những tính toán
về lợi ích tổng thể của nền kinh tế hay của người tiêu dùng. Do vậy, biện pháp
CBPG đang ngày càng mâu thuẫn với xu hướng TDHTM.
12


Theo

M.V.


Chandramathi

(2016)

trong

Economic

Foundations

of

International Trade in the Context of WTO (Cơ sở kinh tế của thương mại quốc tế
trong bối cảnh gia nhập WTO) [83] WTO cho phép các nước thành viên áp dụng
biện pháp CBPG nhưng phải tuân theo quy định của WTO. Tác giả nhận định,
CBPG chính là sự kết hợp độc đáo của thao túng chính trị và kinh tế và chính
sách CBPG trong thị trường cạnh tranh là có hại.
• Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về chống bán phá giá của Việt
Nam
Quan điểm của: Nguyễn Ngọc Sơn (2010) trong Luận án tiến sỹ Pháp luật
chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam [77]; Trần
Đỗ Quyên (2016) trong báo cáo Những bất cập và yêu cầu hoàn thiện khuôn khổ
pháp luật về phòng vệ thương mại [52] tại Hội nghị Tổng kết thực thi Pháp luật về
phòng vệ thương mại và đề xuất giải pháp hoàn thiện đều cho rằng pháp luật Việt
Nam quy định về điều kiện đại diện ngành sản xuất trong nước có thể nộp đơn yêu
cầu điều tra CBPG so với WTO là chặt chẽ hơn. Do đó, cũng đã hạn chế phần nào
quyền khởi kiện của các DN trong nước.
Về cơ bản quy định về điều kiện áp dụng biện pháp CBPG của pháp luật Việt
Nam tương thích với WTO là kết quả nghiên cứu trong Luận án Pháp luật chống

bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam [77] của Nguyễn
Ngọc Sơn (2010); sách chuyên khảo Pháp luật về chống bán phá giá trong Thương
mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam [32] của Vũ Thị Phương Lan
(2012).
Pháp luật Việt Nam quy định, biện pháp CBPG chỉ được áp dụng sau khi cơ
quan chức năng của Chính phủ đã hoàn thành điều tra theo đúng trình tự, thủ tục
quy định trong PLCBPG phù hợp với các yêu cầu của ADA là kết luận nghiên cứu
của các tác giả Đoàn Trung Kiên (2010) trong Luận án Pháp luật chống bán phá
giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam [31].
Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2010) trong Luận án Pháp luật chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam có đặt ra một số vấn đề sau:
13


WTO chủ yếu khuyến khích việc sử dụng biện pháp điều chỉnh giá bán bằng các
quy định về cam kết giá. Tuy nhiên, hiện nay “chưa có sự thống nhất về khái
niệm…của biện pháp cam kết”.
Các nghiên cứu như cuốn Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
tại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn [55] của Nguyễn Ngọc Sơn
(2005); Luận án Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam [31]
của Đoàn Trung Kiên (2010) đều phân tích về bộ máy thực hiện pháp luật về CBPG
gồm: cơ quan điều tra, Hội đồng xử lý, Bộ trưởng BCT và đánh giá một cách có hệ
thống quy định về thẩm quyền và thủ tục điều tra CBPG. Qua đó, chỉ ra những bất
cập của bộ máy thực hiện pháp luật CBPG (bao gồm cả trong mối tương quan với
các hệ thống thực thi các chế định pháp luật khác có liên quan như pháp luật về
BPTV, về CTC) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành pháp luật.
Do tính đến nay, Việt Nam mới áp dụng biện pháp CBPG với 1 vụ việc điều
tra, nên các nghiên cứu về thực tiễn áp dụng tại Việt Nam chưa nhiều. Các tài liệu
được công bố trong Hội thảo Vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên của Việt Nam Kết quả và bài học kinh nghiệm như: Diễn biến và kết quả chi tiết vụ điều tra chống
bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu [10] của Phạm Châu Giang

(2014); Việt Nam lần đầu áp dụng thuế chống bán phá giá - nhìn rộng về phía trước
[12]; tác giả Lê Sỹ Giảng (2014) đã phân tích những thành công và những bài học
cho các DN muốn đi kiện phòng vệ thương mại và nhóm DN có thể bị ảnh hưởng
bất lợi từ vụ kiện nên hành động thế nào. Quan điểm của tác giả Phạm Lê Vinh
trong bài báo cáo Vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên ở Việt Nam kết quả và bài
học kinh nghiệm [50] cho rằng lợi ích từ CBPG là tránh được thiệt hại kép, hạn chế
cạnh tranh về giá của hàng nhập khẩu trong thời gian hoạch định. Hơn nữa, vụ kiện
này là bài học thực tiễn hữu ích cho các DN trong việc sử dụng công cụ phòng vệ
thương mại để bảo vệ chính mình. Ngoài ra còn có một số bài báo bình luận trên
trang thông tin điện tử về vụ kiện này, nhưng chủ yếu chỉ mang tính thông tin.
Do ADA cho phép những người làm công hoặc đại diện của những người làm
công cho DN sản xuất sản phẩm tương tự được quyền nộp hồ sơ đề nghị điều tra
14


CBPG nên theo quan điểm của TS. Nguyễn Tú (2012) trong Luận án tiến sỹ Điều
tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh [70] thì pháp luật Việt Nam nên bổ
sung các đối tượng này được quyền đề nghị điều tra CBPG.
Trong Luận án Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế
thực thi tại Việt Nam của Nguyễn Ngọc Sơn (2010) và Luận án Điều tra chống bán
phá giá dưới góc độ luật so sánh [70] của Nguyễn Tú (2012) đều cho rằng cần có
các khái niệm thống nhất về biện pháp cam kết và cần cụ thể hóa các quy định về
biện pháp cam kết bởi các quy định này chưa đảm bảo cho việc áp dụng vào thực
tiễn. Theo tác giả Nguyễn Tú, vấn đề giám sát điều chỉnh giá bán, cần phải quy định
chủ thể giám sát, trình tự và thủ tục để giám sát việc thực hiện cam kết, về biện
pháp thỏa thuận “tự nguyện hạn chế xuất khẩu” đã bị WTO cấm áp dụng từ năm
2000, nhưng Việt Nam vẫn còn quy định trong Pháp lệnh là không phù hợp. Vậy,
loại bỏ biện pháp tự nguyện hạn chế xuất khẩu là cần thiết.
Trong Luận án tiến sỹ Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở
Việt Nam [31], tác giả Đoàn Trung Kiên (2010) có kiến nghị: pháp luật Việt Nam

cần phải quy định rõ ràng về điều kiện áp dụng biện pháp CBPG “có mối quan hệ
nhân quả giữa việc BPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại/đe dọa gây
thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước” và các quy định liên quan đến bộ
máy CBPG cần sửa đổi bổ sung như: hợp nhất cơ quan điều tra CBPG và Hội đồng
xử lý thành 1 cơ quan và tách cơ quan thực hiện pháp luật về CBPPVTM ra khỏi
VCA.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về biện pháp chống trợ cấp
• Biện pháp chống trợ cấp theo WTO
Cuốn sách AD and Countervailing Action limits Imposed by Economic and
legal Theory (Chống bán phá giá và chống trợ cấp hạn chế áp dụng các lý thuyết
kinh tế và pháp luật) [92] của hai tác giả Philip Bentley QC & Aubrey Silberston
(2007) đã phân tích tổng quát các quy định của WTO về biện pháp CBPG và CTC.
Theo đó, nhằm chống lại tác động của thương mại không công bằng từ hành động
trợ cấp sản phẩm tương tự của các nước khác, biện pháp CTC được sử dụng là để
15


bảo vệ các nhà sản xuất nội địa. Các tác giả cho rằng, trong bối cảnh và xu hướng
toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì việc các nước ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn
nhau dường như là không tránh khỏi, do vậy hậu quả là việc người sản xuất và
người tiêu dùng mới là đối tượng chịu thiệt hại lớn nhất từ các vụ bán phá giá và trợ
cấp.
Sách chuyên khảo Pháp luật về chống bán phá giá trong Thương mại quốc tế
và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam [32] tác giả Vũ Thị Phương Lan (2012)
Luận văn thạc sỹ Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp
pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam [40] của Nguyễn
Thị Thu Nguyệt (2013) đều nhận định: theo SCM, khi các chương trình trợ cấp của
một nước gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng
hóa tương tự của nước nhập khẩu, nước nước đó có thể áp dụng các biện pháp đối
kháng để chống lại ảnh hưởng bóp méo thương mại của trợ cấp.

• Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về chống trợ cấp của Việt Nam
Trong cuốn sách Rà soát các quy định của Pháp luật Việt Nam về chống bán
phá giá, chống trợ cấp, trợ cấp và cạnh tranh với cam kết của Việt Nam trong WTO
[63] tác giả Nguyễn Thị Thu Trang (2007) xác định: PLCTC của Việt Nam quy
định hai trường hợp có thể là căn cứ để tiến hành điều tra hành vi trợ cấp hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể: (i) Có hồ sơ yêu cầu áp dụng các biện pháp CTC
của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước; (ii) Có bằng chứng rõ
ràng về việc trợ cấp gây ra/đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong
nuớc, Bộ trưởng BCT sẽ quyết định giao cho Cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ
yêu cầu áp dụng biện pháp CTC. Vậy, các giả nhận định căn cứ này không trái với
các quy định của WTO.
Điều kiện áp dụng là một trong những tiêu chí bắt buộc phải có để có thể áp
dụng biện pháp CTC. Cuốn Rà soát các quy định của Pháp luật Việt Nam về chống
bán phá giá, chống trợ cấp, trợ cấp và cạnh tranh với cam kết của Việt Nam trong
WTO [63], của Nguyễn Thị Thu Trang (2007) đều nhận định, quy định về điều kiện

16


áp dụng biện pháp CTC của pháp luật Việt Nam không trái với các quy định của
WTO.
Các nguyên tắc nghiêm ngặt và chi tiết cho việc áp dụng biện pháp CTC theo
quy định của PLCTC là nhằm kiểm soát sự tùy tiện trong hiện pháp luật của các cơ
quan điều tra. Các nguyên tắc này có tính chất bắt buộc, đòi hỏi phải tuân thủ triệt
để xuyên suốt toàn bộ quy trình điều tra và áp dụng các biện pháp CTC của cơ quan
điều tra nhằm cân bằng giữa lợi lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của các DN
nội địa là quan điểm của Nguyễn Thị Thu Huyền (2014) trong luận văn thạc sỹ Một
số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam [27].
Theo Báo cáo tổng kết việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và quản lý nhà
nước về ngoại thương [74] của BCT (2016) thì theo SCM, khi áp dụng biện pháp

CTC thì phải dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử nhưng PLCTC lại không
có quy định về vấn đề này.
Pháp luật Việt Nam quy định về bộ máy áp dụng pháp luật về CTC tương tự
như biện pháp CBPG. Do đó, các công trình nghiên cứu về cơ bản cũng có những
đánh giá tương tự.
Biện pháp CTC chưa từng được áp dụng tại Việt Nam. Do đó, các nghiên cứu
hầu hết chỉ đánh giá pháp luật và nêu quan điểm về việc vì sao biện pháp này chưa
được áp dụng trên thực tế. Các tác giả trong cuốn Xây dựng mô hình cơ quan quản
lý Nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương
mại quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam [34] do TS. Đinh Thị
Mỹ Loan (2007) làm chủ biên cho rằng nên hoàn thiện mô hình một cơ quan thống
nhất ra quyết định về thiệt hại và tính toán phá giá, trợ cấp sẽ đem lại hiệu quả, tiết
kiệm nguồn nhân lực, thời gian cho cơ quan quản lý trong quá trình thu thập và
phân tích thông tin. Bởi, điều tra CBPG, CTC có sự trùng lặp đáng kể giữa các dữ
liệu phục vụ cho việc xác định biên độ phá giá, trợ cấp và xác định thiệt hại, mức độ
gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cũng như phương thức điều tra, đánh
giá những nội dung này.

17


1.1.4. Các công trình nghiên cứu về biện pháp tự vệ
• Biện pháp tự vệ theo WTO
Cuốn sách Hỏi đáp về pháp luật tự vệ của Việt Nam và WTO [53], do TS Đinh
Thị Mỹ Loan (2008) chủ biên đã đề cập quy định của WTO, GATT, SG bằng việc
đưa ra các câu hỏi và luận giải. Tài liệu này cung cấp kiến thức tổng quát về BPTV.
Tác giả Lê Thành Trung (2010) trong bài viết Nhận diện về tự vệ thương mại trong
nhập khẩu hàng hóa [68] đã luận giải về các đặc điểm cơ bản của BPTV để đưa ra
sự khác biệt về bản chất, mục đích, điều kiện, nguyên tắc áp dụng của BPTV so với
hai biện pháp phòng vệ thương mại còn lại.

Nội dung các quy định về BPTV theo WTO được nghiên cứu, phân tích trong:
bài viết Safeguard measures - Why are they not applied consistently with the rules
(Biện pháp tự vệ - tại sao không được áp dụng phù hợp với luật. Bài học cho quốc
gia và đề xuất sửa đổi các qui định về tự vệ) [76] tác giả Yong shik Lee (2002) cho
rằng các BPTV can thiệp vào thương mại hợp pháp thông qua hạn chế nhập khẩu
đơn phương, vì thế, nếu các biện pháp này bị lạm dụng có thể dẫn tới làm mất ổn
định hệ thống thương mại thế giới. Safeguard Measures in World Trade: the Legal
Analysis (Pháp luật tự vệ trong thương mại thế giới: Phân tích pháp lý) [86], Yong
shik Lee (2005) đánh giá các BPTV theo quy định của WTO, liên hệ với pháp luật
của Mỹ. Theo tác giả, trong số các biện pháp hạn chế nhập khẩu thì BPTV gây
nhiều tranh cãi nhất và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm tránh việc áp dụng
các BPTV một cách tùy tiện. Có thể nói, đây là công trình khoa học trình bày có hệ
thống, toàn diện về Luật thương mại quốc tế.
• Biện pháp tự vệ theo Hiệp định thương mại tự do
Bài viết On the comparison of safeguard mechanism of

free trade

agreements-rieti-go (So sánh các cơ chế tự vệ trong các Hiệp định thương mại tự
do)[85] các tác giả Akira Kotera và Tomofumi Kitamura (2007) và Comparing
safeguard measures in regional and bilateral agreements (So sánh các biện pháp tự
vệ trong các hiệp định khu vực và song phương) [89] tác giả Paul Kruger,
Willlemien Denner and JB Cronje (2009) nghiên cứu và so sánh các cơ chế tự vệ
18


theo cam kết FTA và cho rằng: các cơ chế tự vệ song phương và khu vực trong FTA
chỉ giải quyết những tác động của các ưu đãi TDHTM phát sinh từ chính các FTA
này. Do đó, trái ngược với các các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình
đẳng khác như CBPG, cần phải kiểm tra, đánh giá bản chất của những cơ chế tự vệ

này và những ưu tiên cho quá trình TDHTM một cách độc lập.
Điều kiện áp dụng BPTV theo Hiệp định SG là khá chặt chẽ (so với biện pháp
CTC và CBPG) là quan điểm của các tác giả Võ Khắc Thường và Võ Thành Vinh
(2014) trong bài tạp chí Khả năng sử dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại
quốc tế dưới khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương [76]. Cuốn Cẩm
nang hội nhập TPP [49] do VCCI chi nhánh Vũng Tàu (2016) xuất bản đã tóm tắt
nội dung cốt lõi của TPP trong đó có nêu cách thức áp dụng các BPVT theo thỏa
thuận trong TPP.
Luận án tiến sỹ Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập [2] của Hà Thị Thanh Bình (2010) tiếp cận nghiên cứu khía
cạnh pháp lý của hạn chế thương mại và đưa ra kết luận rằng mặc dù xu thế
TDHTM ngày càng phát triển, nhưng các biện pháp hạn chế thương mại trong đó có
BPTV vẫn được sử dụng. Nhưng để khuyến khích các nước thành viên sử dụng
BPTV một cách hợp pháp hơn là việc tìm kiếm biện pháp khác ngoài cơ chế tự vệ,
SG đã đưa ra quy định về việc trả đũa thương mại chỉ được diễn ra sau 3 năm kể từ
năm đầu tiên BPTV có hiệu lực.
• Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp tự vệ của Việt Nam
Bài tạp chí Bàn về biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu [1] tác giả Hà
Thị Thanh Bình (2008) cho rằng pháp luật Việt Nam không nên đặt ra yêu cầu cá
nhân, DN, ngành sản xuất trong nước muốn yêu cầu điều tra áp dụng BPTV phải
chiếm ít nhất 25% sản lượng hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng
hóa nhập khẩu bởi WTO và một số nước như Mỹ cũng không yêu cầu như vậy.
Tương tự như điều tra CBPG và CTC, cơ quan chịu trách nhiệm điều tra hàng
hoá nhập khẩu ồ ạt, bất thường vào Việt Nam là VCA. Nên các tài liệu về nội dung
này có kết luận tương tự như đã trình bày ở trên.
19


×