Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.16 KB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau 8 tuần thực tập tại Phòng Nội vụ UBND huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang,
với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Phòng Nội vụ cùng với sự hướng dẫn
tận tình của thầy cô giáo em đã hoàn thành báo cáo cáo thực tập một cách thuận lợi.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt đối với bản
thân em cũng như các bạn sinh viên khác. Đây là thời điểm đánh dấu chặng đường 4
năm học của đời sinh viên sắp kết thúc. Để có được kết quả như ngày hôm nay ngoài
sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều phía.
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Học viện Hành chính
Quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong những năm em học tập. Vốn
kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu báo cáo thực tập mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn đối với Th.s Phạm Thị Toàn đã có những lời
khuyên rất cần thiết cho em trước khi bắt đầu quá trình thực tập cũng như sự hướng
dẫn, giúp đỡ của cô trong thời gian em thực hiện báo cáo thực tập của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo phòng Nội vụ huyện Tịnh
Biên và các cô chú, anh chị chuyên viên của phòng đã tạo điều kiện, tận tình chỉ bảo
cũng như cung cấp những số liệu cần thiết để em có thể hoàn thành thật tốt kỳ thực
tập và báo cáo thực tập của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn


Sinh viên
Chau Thị Hương
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

2


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

3


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
MỤC LỤC

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
CBCC: Cán bộ, công chức
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
VP: Văn phòng
GDĐT: Giáo dục đào tạo
KT-HT: Kinh tế - Hạ tầng
LĐTBXH: Lao động thương binh xã hội
TC-KH: Tài chính - kế hoạch
TN-MT: Tài nguyên môi trường
VH-TT: Văn hóa thông tin

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TDTT: Thể dục thể thao


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn cơ quan thực tập:
Đối với cơ quan thực tập em chọn Phòng Nội vụ huyện Tịnh Biên xuất phát
từ những lý do sau:
Thứ nhất, những năm gần đây huyện có tốc độ phát triển kinh tế và quá trình
đô thị hóa ngày càng tăng. Đồng thời các lĩnh vực hoạt động như giáo dục, y tế,
văn hóa, tư pháp- hộ tịch, nội vụ… hoat động ngày càng có hiệu quả và đáp ứng
được yêu cầu đặt ra của hoạt động công vụ trên địa bàn huyện. Do đó, những yêu
cầu cơ bản để đem lại hiệu quả công vụ cao và đáp ứng được tiến trình cải cách thu
tục hành chính, hiện đại hóa nền hành chính thì đội ngũ cán bộ, công chức có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có phẩm chất chính trị vững vàng là rất cần thiết.
Thứ hai, Phòng Nội vụ huyện Tịnh Biên là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về tổ chức
bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức; thi đua khen thưởng; công tác thanh
niên... Thực tập nơi đây sẽ giúp em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế như soạn thảo văn bản, thực hiện công tác văn thư… đồng thời có thể giúp
em tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm từ các anh chị làm việc trong cơ
quan để áp dụng trong công việc về sau.
Thứ ba, huyện Tịnh Biên là nơi em sinh ra và lớn lên chính vì thế em đã
chọn Phòng Nội vụ huyện Tịnh Biên là cơ quan để thực tập để có thể tìm hiểu về
những thành quả, những thuận lợi hay khó khăn mà địa phương mình đang gặp
phải.

2



2. Lí do chọn đề tài thực tập:
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ chính quyền cấp xã là nhân tố then chốt trong xây dựng hệ thống chính quyền
vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng
của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi". Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: "Xây dựng đội ngũ
cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy
sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác
đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở".
Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã là nội dung trọng tâm,
then chốt góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh từ cơ sở.
Xuất phát từ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn
chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và CBCC chính
quyền cấp xã nói riêng. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thành công chương
trình cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn
định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu: "Xây dựng
đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh,
không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

3


đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần
đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn

trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội
ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp
lý". Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước đến năm 2020 cũng
xác định, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là một trong bảy chương trình hành
động chiến lược góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động
có hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng được đội ngũ CBCC hành
chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có
kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ
CBCC chính quyền cấp xã hiện nay, trong những năm qua, đội ngũ CBCC chính
quyền cấp xã tại huyện Tịnh Biên từng bước phát triển cả số lượng và chất lượng,
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ mới. Đa số CBCC cấp xã có phẩm
chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của
Đảng; có lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi với nhân dân, tâm huyết với công
việc. Đây là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo tổ chức thực hiện thành công
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo nhân dân phát
triển kinh tế - xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt đạt được công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Tịnh Biên
giai đoạn 2011- 2015 cũng gặp không ít hạn chế cần được khắc phục.
Nhận thấy đây là một đề tài hay và bổ ích vì những kiến thức được bổ sung
thông qua tìm hiểu công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sẽ
giúp em rất nhiều trong việc học tập và làm việc sau này, vì vậy, em luôn muốn đi

4


sâu nghiên cứu vấn đề này và báo cáo thực tập chính là cơ hội để em trình bày
thành quả của mình.

Với những lý do trên em đã chọn đề tài: ”Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
cấp xã tại huyện Tịnh Biên” làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình.

5


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Báo cáo chung về tình hình thực tập
Căn cứ Quyết định Số 1918/2005/QĐ-HCQG ngày 30 tháng 12 năm 2005
của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia về việc Ban hành Quy định về tổ
chức thực tập cho sinh viên Đại học hệ chính quy.
Theo kế hoạch thực tập của Phòng Đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia
cơ sờ Tp.Hồ Chí Minh
1.1. Thời gian thực tập: từ ngày 22/02/2016 đến ngày 15/04/2016
1.2. Địa điểm thực tập: Phòng Nội vụ huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang
1.3. Kế hoạch thực tập:
Tuần 1,2 : từ ngày 22/02 -06/03
- Báo cáo với Trưởng phòng về kế hoạch thực tập.
- Tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ
- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành côn việc do người hướng dẫn thực tập giao
cho
Tuần 3,4: từ ngày 07/03 - 20/03
- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do người hướng dẫn thực tập giao
cho
- Liên hệ vời Trưởng phòng, Phó phòng và chuyên viên phụ trách để thu
thập tài liệu cần thiết
Tuần 5,6: từ ngày 21/03 - 03/04
6



- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do người hướng dẫn thực tập giao
cho
- Thu thập tài liệu cần thiết để viết báo cáo thực tập
Tuần 7,8: từ ngày 04/04 - 15/04
-Viết báo cáo
- Hoàn thành báo cáo
2. Báo cáo kết quả thực tập
2.1. Nội dung thực tập
a) Tuần 1 & Tuần 2 : từ ngày 22/02 -06/03
- Báo cáo với Trưởng phòng về kế hoạch thực tập.
- Tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ
- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do người hướng dẫn thực tập giao
cho
- Lập kế hoạch thực tập và Đề cương thực tập gửi Giảng viên hướng dẫn
thông qua
b) Tuần 3 & Tuần 4: từ ngày 07/03 - 20/03
- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do người hướng dẫn thực tập giao
cho
- Liên hệ với Trưởng phòng, Phó phòng và chuyên viên phụ trách để thu
thập tài liệu cần thiết
- Nghiên cứu Văn bản tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, Nghị quyết
về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở.
7


c) Tuần 5 & Tuần 6: từ ngày 21/03 - 03/04
- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do người hướng dẫn thực tập giao
cho
- Thu thập tài liệu cần thiết để viết báo cáo thực tập
d) Tuần 7 & Tuần 8: từ ngày 04/04 - 15/04

- Viết báo cáo
- Chỉnh sửa và hoàn thành báo cáo
2.2. Những kết quả thu nhận được trong quá trình thực tập
Hiểu biết nhiều hơn về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước và thể chế
hành chính nhà nước.
Nắm vững chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và một số vị trí công tác của cán
bộ công chức trong bộ máy nhà nước.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ
quản lý hành chính Nhà nước.
2.3. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực tập
a) Những thuận lợi
Nhận được sự quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình từ Thầy cô hướng dẫn, giảng
dạy và các cô chú, anh chị trong cơ quan thực tập.
b) Những khó khăn
Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên kết quả thực hiện công việc
còn hạn chế

8


II. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên chuyên đề báo cáo:
“Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang”
1. Tổng quan về huyện Tịnh Biên
1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Tịnh Biên là huyện miền núi, biên giới và dân tộc, nằm về phía Tây Nam
của tỉnh An Giang. Phía đông giáp thị xã Châu Đốc, huyện An Phú; phía Tây Nam
giáp huyện Tri Tôn; phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới Việt Nam Campuchia dài 18,5 km. Đường chim bay từ Tịnh Biên đến An Giang dài 54,5 km.
Diện tích tự nhiên 354,93 km 2 (35.493ha), trong đó diện tích đất nông nghiệp

30.002 ha; diện tích đất lâm nghiệp 5.638 ha; đất chuyên dùng 3.219 ha; đất ở
1.481 ha; đất chưa sử dụng 605,33 ha. Nguồn nước của huyện Tịnh Biên chủ yếu
là nước ngọt, bao gồm nước mưa và nước ngọt nhánh sông Hậu chảy vào kênh
Vĩnh Tế và các kênh rạch khác đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của cư
dân trong huyện.
- Với địa hình bán sơn địa, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi. Vùng đồi núi
cao (6.000 ha) chiếm 16,90% diện tích đất tự nhiên với nhiều ngọn núi cao như:
Núi Cấm 710m; núi Két 286m; núi Phú Cường 282m; núi Bà Đội 261m; núi Dài
nhỏ 225m v.v... Vùng đồng bằng ven chân núi (8.500ha) chiếm tỷ lệ 23,95% diện
tích đất tự nhiên. Đặc điểm vùng này không bị ngập lũ, sản xuất chủ yếu dựa vào
thời tiết, mùa khô thì thiếu nước, mùa mưa thì thường xảy ra ngập úng và ảnh
hưởng của lũ núi. Riêng vùng đồng bằng ngập nước vào mùa lũ (19.244ha) chiếm
tỷ lệ 54,21% diện tích tự nhiên, chủ yếu trồng lúa 02 vụ (trên 14.000ha) và một ít
trồng tràm.
9


1.2. Đặc điểm kinh tế
- Kinh tế Tịnh Biên có nhiều ngành nghề như nông nghiệp (ruộng rẫy, sản
xuất lúa 02 vụ, rau màu, trồng cây ăn quả) và một số ngành nghề nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp (dệt khăn choàng tắm, đan đệm, làm đường thốt nốt, khai thác chế
biến đá) và thương mại, dịch vụ v.v...
- Tịnh Biên có 3 nhà máy và 14 trạm cung cấp nước sinh hoạt cho 14/14 xã,
thị trấn; 100% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia; 100% xã, thị trấn có đường ôtô
đến trung tâm xã, thị trấn. Đặc biệt trên tuyến biên giới cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên
được thực hiện theo chính sách khu kinh tế cửa khẩu đang được tỉnh đầu tư xây
dựng và phát triển. Nhiều công trình đã được xây dựng như Khu thương mại cửa
khẩu (Siêu thị miễn thuế), chợ Tịnh Biên, chợ Chi Lăng, chợ phiên bò An Phú, chợ
đường sứ An Nông, chợ cây mít, ngoài ra chợ Bách hoá Tịnh Biên do tư nhân đầu
tự cũng đã đi vào hoạt động... đang mở ra nhiều triển vọng ngày càng phát triển

lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
- Tịnh Biên có nhiều đồi núi, nhiều thắng cảnh và địa danh di tích lịch sử
văn hoá đã và đang thu hút nhiều khách tham quan, du lịch như khu du lịch núi
Cấm, núi Két và khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư... Nhiều lễ hội dân gian
ngày càng có điều kiện trở thành điểm hội tụ khách tham quan như Lễ hội đua bò
bảy Núi, lễ giỗ cụ Đoàn Minh Huyên ngày 12/8/AL. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội phục vụ cho sản xuất và đời sống những năm gần đây có bước phát triển
nhờ các nguồn vốn đầu tư của chính phủ và các nguồn vốn khác. Đặc biệt Tịnh
Biên có 5 tuyến kênh cấp I dài 65,51 km; 29 tuyến kênh cấp II dài 63,3 km và 43
tuyến kênh cấp III dài 32,1 km phụ vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

1.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội

10


Dân số và tôn giáo:
- Dân số tính theo niên giám thống kê năm 2010 toàn huyện có 30.071 hộ,
121.145 người, gồm 3 dân tộc chủ yếu: dân tộc Kinh đông nhất 85.232 người
(chiếm 70,35% dân số toàn huyện), người Hoa 343 người (chiếm khoảng 2,83%),
người Khmer 35.570 người (chiếm 29,36%). Toàn huyện có 5 tôn giáo lớn với 106
cơ sở thờ tự (trong đó có 24 chùa khmer) với 60 vị chức sắc gồm: Phật giáo, Thiên
chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo, ngoài ra còn có các tôn giáo địa phương
như: Bửu sơn kỳ hương và Tứ ân hiếu nghĩa.
- Đồng bào dân tộc thiểu số khmer sống quần cư ở các phum sóc, trình độ
dân trí thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên trên
vùng đất ruộng trên, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, từ đó đời sống
còn gặp nhiều khó khăn.
Giáo dục và y tế
- Toàn huyện có 11 xã, 03 thị trấn với 71 điểm trường, với 779 lớp và 22.372

học sinh, trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy 1.101 người. Có 16 cơ sở y tế, gồm
bệnh viện đa khoa huyện; 02 phòng khám khu vực; 01 trung tâm y tế; 01 trung tâm
dân số KHHGD và 14 trạm y tế cơ sở.

11


2. Sơ đồ tổ chức chính quyền cấp huyện

VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN HUYỆN
TỊNH BIÊN

KHỐI HÀNH CHÍNH

KHỐI SỰ NGHIỆP

VP. HĐND - UBND

TRUNG TÂM
TDTT

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TỊNH BIÊN

PHÒNG NỘI VỤ
PHÒNG GD & ĐT
PHÒNG KT - HT
PHÒNG LĐTBXH
PHÒNG TC - KH

PHÒNG TN & MT
PHÒNG TƯ PHÁP
PHÒNG VH & TT
PHÒNG Y TẾ

TRUNG TÂM GD
THƯỜNG XUYÊN
TRUNG TÂM Y
TẾ
TRUNG TÂM
VĂN HÓA
HUYỆN TỊNH
BIÊN
BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN
TỊNH BIÊN

ĐÀI TRUYỀN
THANH HUYỆN
TỊNH BIÊN

TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN TỊNH BIÊN

KHỐI CƠ QUAN PHỐI HỢP
NGÀNH DỌC QUẢN LÝ

KHỐI XÃ,
THỊ TRẤN


CÔNG AN HUYỆN
TỊNH BIÊN

THỊ TRẤN TỊNH
BIÊN

QUÂN SỰ HUYỆN
TỊNH BIÊN

THỊ TRẤN CHI
LĂNG

KHO BẠC NHÀ
NƯỚC HUYỆN
TỊNH BIÊN

THỊ TRẤN NHÀ
BÀNG
XÃ AN CƯ

CHI CỤC THUẾ

XÃ AN HẢO

CHI CỤC THỐNG


XÃ AN NÔNG
XÃ AN PHÚ


ĐỘI THI HÀNH ÁN

XÃ NHƠN HƯNG
XÃ NÚI VOI

NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI

PHÒNG DÂN TỘC
TRẠM THÚ Y

XÃ TÂN LẬP
XÃ TÂN LỢI

THANH TRA
PHÒNG NN&PTNT

BẢO HIỂM XÃ
HỘI

12


3. Tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ
3.1. Sơ đồ tổ chức Phòng Nội vụ

TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG


CHUYÊN
VIÊN

CHUYÊN
VIÊN

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

CHUYÊN
VIÊN

CHUYÊN
VIÊN

CHUYÊN
VIÊN

CHUYÊN
VIÊN

13


3.2. Vị trí, chức năng
1. Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tịnh
Biên; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện;
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở
Nội vụ tỉnh An Giang.
2. Phòng Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực

hiện quản lý nhà nước về tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành
chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn; hội
quần chúng, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
3. Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có dấu riêng, được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước huyện Tịnh Biên để hoạt động.
3.3. Nhiệm vụ
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch,
chương trình công tác hàng năm và dài hạn về các lĩnh vực thuộc chức năng,
nhiệm vụ của Phòng Nội vụ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực
hiện;
2. Dự thảo, trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị,
công văn hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước về
các lĩnh vực thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của Phòng Nội vụ;
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật; xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ


cải cách hành chính nhà nước các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng
Nội vụ;
4. Về tổ chức bộ máy:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quyết định của Ủy
ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ;
b) Trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định hoặc để Ủy ban nhân dân huyện
trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
c) Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình
cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập,

giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của
pháp luật;
5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu biên
chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;
b) Giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng
biên chế hành chính, sự nghiệp;
c) Giúp Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp
của huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;
6. Về công tác xây dựng chính quyền:

2


a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực
hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo
quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn các
chức danh lãnh đạo của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; giúp Ủy ban nhân dân huyện
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của
pháp luật;
c) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập mới,
nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để trình Hội đồng nhân
dân huyện thông qua trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu
trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
d) Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể,
sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của ấp trên địa bàn huyện
theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó ấp;
7. Giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc

thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp, xã, thị trấn;
8. Về cán bộ, công chức, viên chức:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng,
điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; thực
hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý
đối với cán bộ, công chức, viên chức;

3


b) Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn
theo phân cấp;
9. Về cải cách hành chính:
a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan
chuyên môn của huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách
hành chính ở địa phương;
b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện về chủ trương, biện pháp đẩy
mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;
c) Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo Ủy ban
nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh;
10. Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và
hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn;
11. Về công tác văn thư, lưu trữ:
a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
b) Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
huyện và lưu trữ huyện.

12. Về công tác tôn giáo:
a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn
giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;

4


b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân
dân tỉnh và theo quy định của pháp luật;
13. Về công tác thi đua, khen thưởng:
a) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các phong trào thi
đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn huyện; làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua - khen
thưởng theo quy định của pháp luật;
14. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về công tác Nội vụ và các lĩnh vực
công tác khác được giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ;
15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về
các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, thẩm quyền quản lý của Phòng Nội vụ;
16. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác Nội vụ trên
địa bàn;
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện
và Sở Nội vụ.

5



3.4. Quyền hạn
Trưởng Phòng Nội vụ có các quyền hạn như sau:
1. Được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn báo cáo, cung cấp số
liệu có liên quan đến lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội
vụ;
2. Được mời các ngành, đơn vị, xã, thị trấn để hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ; phổ biến các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác do
Phòng phụ trách;
3. Được kiểm tra hoặc tổ chức phối hợp kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị, xã,
thị trấn về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ.
4. Được tham dự các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
huyện, xã, thị trấn và có ý kiến về nội dung công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ
của Phòng;
5. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện
một số công việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện (bằng các quyết
định cụ thể);
6. Được tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện nhận xét, đánh giá, đề
bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định. Giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý cán bộ của huyện.

6


4. Chuyên đề báo cáo
“Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang”
4.1. Tầm quan trọng của hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
cấp xã.

Cấp xã là cấp trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước vào đời sống của nhân dân, trực tiếp tuyên truyền, giáo
dục và tổ chức cho nhân dân thực hiện, đồng thời cấp xã còn là nơi kiểm nghiệm
tính đúng đắn và góp phần bổ sung hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy mà chất lượng cán bộ có ý nghĩa
rất quan trọng, nhất là trong thời kỳ hiện nay khi mà Đảng ta đang ra sức đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở cửa hội nhập quốc tế.
Những năm qua, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn
huyện Tịnh Biên từng bước được nâng lên rõ nét như: trình độ học vấn, chuyên
môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực lãnh đạo
quản lý… từ đó đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế: vẫn còn một bộ phận cán bộ chủ
chốt chưa đạt chuẩn về chuyên môn và lý luận chính trị, chất lượng và hiệu quả
công tác chưa bảo đảm tốt so với yêu cầu đặt ra, một số cán bộ chưa hết lòng vì
công việc, chưa tận tâm phục vụ nhân dân, kỹ năng giao tiếp còn những bất cập,
bằng cấp không hợp pháp xảy ra ở nhiều nơi, dấu hiệu bị hụt hẫng cán bộ chủ chốt
ở nhiều xã vẫn còn…
Để phát huy những ưu điểm, khắc phục những khó khăn hạn chế của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vừa

7


hồng vừa chuyên, có đủ đức, đủ tài đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra
và việc xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Tịnh Biên là hết sức
cần thiết.
4.2 . Thực trạng cán bộ cấp xã tại huyện Tịnh Biên
 Quan niệm về cán bộ
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ là những người đem

chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân hiểu rõ và thi hành, đồng
thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt
chính sách cho đúng. Như vậy cán bộ chính là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với
quần chúng nhân dân.
Từ điển tiếng Việt đã ghi: Cán bộ là người làm công tác chuyên môn trong
cơ quan Nhà nước và trong các tổ chức của hệ thống chính trị, họ được hình thành
thông qua đào tạo. Đồng thời cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một
cơ quan, một tổ chức của hệ thống chính trị, phân biệt với người thường, không có
chức vụ, đội ngũ này được hình thành thông qua bầu cử hoặc đề bạt, bổ nhiệm.
Theo Luật cán bộ công chức năm 2008: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm
kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu
tổ chức chính trị - xã hội.
 Vai trò của cán bộ
Cán bộ có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng cũng
như trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Bởi MácĂnghen đã khẳng định: Muốn thực hiện tư tưởng thì cần phải có những con người
sử dụng lực lượng thực tiễn. Điều đó có nghĩa là đường lối chính sách của Đảng có

8


×