Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ TRẤN BA TRI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.02 KB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số…………………………………………
Kính gửi: Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở
Tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT
Họ và tên Ngày tháng
năm sinh
Nơi công
tác( hoặc
nơi thường
trú)
Chức
danh
Trình độ
chuyên
môn
Tỷ lệ( %)
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng kiến
01 Bùi Thị Oanh 21.8.1966
Trường MG
Thị Trấn
Hiệu
trưởng
ĐHSPMN 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN


LÝ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ TRẤN BA TRI
-Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: BÙI THỊ OANH
-Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục mầm non
-Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Tình trạng giải pháp đã biết:
Ngày 15 tháng 06 năm 2004 Ban chấp hành Trung Ương đã ban hành Chỉ thị
40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục. Trong chỉ thị có nêu “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực
lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng”.
Ngày 29 tháng 10 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban
hành kết luận số 51-KL/TW về đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Về quan điểm, một lần nữa Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 6 (Khóa XI) đã khẳng định Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng
đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; đầu tư cho giáo dục phải đi trước
một bước.
Việc đầu tư chất lượng giáo dục không ngừng nâng cao, đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục có đáp ứng yêu cầu quản lý, giảng dạy trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế “… đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về truyền
đạt lý thuyết, ít chú ý đến chất lượng tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành
của người học. Một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân
cách, chưa làm gương tốt cho học sinh…”
Đánh giá trên là thực trạng của ngành giáo dục nói chung, riêng đối với
trường mẫu giáo Thị Trấn Ba Tri bên cạnh những thuận lợi, đơn vị còn gặp những
hạn chế sau:
Về đội ngũ: còn một số giáo viên lớn tuổi, giảng dạy lâu năm có nhiều kinh

nghiệm nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ đào tạo.
Số giáo viên mới ra trường tuy đạt trình độ trên chuẩn, nhưng thiếu kinh
nghiệm trong chăm sóc giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
giảng dạy vẫn còn là điều mới mẽ.
Đối với giáo viên diện đào tạo nâng chuẩn, trong vận dụng hình thức tổ chức
đổi mới còn chậm, lúng túng trong xử lý tình huống, giáo viên còn cung cấp kiến
thức một chiều, chưa phát huy tư duy tích cực cho trẻ trong tổ chức các hoạt động.
Với vai trò là hiệu trưởng quản lý trường mẫu giáo, thuộc bậc học mầm non,
chính vì xác định được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong công tác chăm
sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đội ngũ nhà giáo giữ vai trò quyết định chất lượng
và hiệu quả giáo dục, đây là lực lượng nồng cốt, chủ yếu để cùng cán bộ quản lý nhà
trường đưa các mục tiêu giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra cho ngành giáo
dục trở thành hiện thực. Vì vậy để góp phần tham gia thực hiện tốt chủ trương của
Đảng và Nhà nước, đồng thời từng bước xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên tại trường mẫu giáo Thị Trấn lớn mạnh về số lượng và đồng bộ
về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, hội nhập quốc tế.
Từ nhận thức trên tôi đã chọn sáng kiến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên trường mẫu giáo Thị Trấn để tiến hành nghiên cứu và vận dụng
nhiều giải pháp nhằm thực hiện đề tài.
+ Mục đích của sáng kiến:
Nhằm đánh giá đúng thực chất đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý để có kế
hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và năng lực sư phạm đáp ứng mục tiêu yêu cầu
giáo dục thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
theo Chỉ thị 40-CT/TW.
+ Nội dung sáng kiến:
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
So với trước đây xây dựng được môi trường sư phạm đoàn kết, dân chủ và
cộng đồng trách nhiệm cao trong công tác giáo dục. Giáo viên trong thực hiện nhiệm

vụ được phân công không còn sự so bì, lánh việc. Tự giác phối hợp cùng nhau, học
tập lẫn nhau để nâng cao năng lực chuyên môn.
Từng cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức vươn lên trong tự học, tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ đạt chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu. 100% cán bộ, giáo
viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ công tác và giảng dạy.
Tăng cường công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Các giải pháp:
1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, nâng cao phẩm chất giáo viên:
Xác định đây là công tác trọng tâm hàng đầu, thông qua tổ chức các buổi sinh
hoạt, hội họp, tham gia học chuyên đề chính trị…, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên
nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tại đơn vị thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về pháp luật liên quan đến bậc học,
gắn với việc tổ chức học tập chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, để tăng cường
rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, kiến thức,
kỹ năng sư phạm. Triển khai tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”; gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”.
Để có những tiêu chí đánh giá nâng cao phẩm chất, năng lực của giáo viên
trong phong trào tự học và sáng tạo, trường xây dựng qui ước thực hiện cuộc vận
động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tổ chức học tập
và thống nhất tiêu chí để mỗi CB.GV.NV phấn đấu thực hiện đạt hiệu quả, cuối mỗi
năm học căn cứ vào qui ước, tổ chức đánh giá kết quả đúng thực chất.
Công tác xây dựng Đảng được tăng cường, phát hiện và giới thiệu công đoàn
viên ưu tú, giác ngộ cao lý tưởng của Đảng đưa đi học các lớp bồi dưỡng đối tượng
Đảng do trường chính trị tổ chức, sau học bồi dưỡng, tham mưu Đảng bộ hoàn thành
hồ sơ xét kết nạp kịp thời. Qua đó Chi bộ đảng phát triển ngày lớn mạnh.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên:
Nhân tố đóng vai trò quyết định về chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường
lớp mầm non chính là đội ngũ giáo viên. Xác định được điều đó, trong từng kế
hoạch hoạt động đã đề ra nhiều biện pháp phối hợp cùng Công đoàn cơ sở, ban nữ

công làm công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ khuyến khích giúp giáo
viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thường xuyên trau
dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Ban giám hiệu đã chủ động làm tốt công tác rà soát, xác định năng lực chuyên
môn từng giáo viên để xây dựng kế hoạch đưa đi đào tạo bồi dưỡng phù hợp từng
thời điểm, đồng thời nắm được năng lực của giáo viên, để phân công nhiệm vụ phù
hợp , phát huy tối đa năng lực, sở trường của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Ban giám hiệu cũng đổi mới công tác quản lý chuyên môn, xem hình thức đào
tạo tại chổ cũng là điểm mạnh trong nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Chú
trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức phong trào đăng ký tiết
dạy tốt trong các đợt phát động lập thành tích chào mừng các ngày hội, ngày lễ
20/11, ngày thành lập Đảng 3 tháng 2, ngày quốc tế phụ nữ 8/3…Trong phân công
giáo viên giảng dạy có sự đầu tư giáo viên dạy giỏi đi kèm giáo viên trung bình; giáo
viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm kèm với giáo viên mới ra trường, tạo sự
tương tác, hỗ trợ giúp đở nhau cùng tiến bộ.
Bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội giảng, các hoạt động phong trào của
ngành: để các lần tổ chức thao giảng cấp trường, hội giảng cấp huyện được thành
công, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch giao cho tổ chuyên môn, giáo viên chuẩn bị
các điều kiện về cơ sở vật chất, phân công giáo viên có năng lực sử dụng máy trình
chiếu, chọn lựa các tư liệu và chuẩn bị nội dung triển khai chặt chẻ, thông qua đó
cán bộ, giáo viên, nhân viên không chỉ nâng lên về năng lực chuyên môn, kỷ thuật
trình chiếu ứng dụng công nghệ thông tin, mà còn phát triển về năng lực tổ chức
quản lý.
Bồi dưỡng thông qua chuẩn hóa đội ngũ: tích cực tham mưu đề xuất với
Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn,
các lớp nâng cao trình độ, động viên giáo viên tham gia học vi tính để ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy. Ngoài ra để tăng cường hiệu quả công
nghệ thông tin, ngay từ đầu năm học đưa chỉ tiêu mỗi giáo viên thao giảng 2 tiết
(mỗi học kỳ 01 tiết) bằng giáo án điện tử.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, dự giờ bồi dưỡng theo chuyên đề, tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp,
số lượng giáo viên dạy giỏi cấp trường hàng năm được nâng lên, giáo viên dạy giỏi
cấp huyện tỉnh cũng tăng đáng kể.
Bồi dưỡng qua đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm: ngay từ đầu năm học
phát động phong trào đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm, đây là thế mạnh của
trường. 100% cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy đều có tập trung đầu tư áp dụng
sáng kiến vào tổ chức hoạt động ở lớp, ở tổ khối. Nhiều sáng kiến đã được triển khai
vận dụng có hiệu quả trong toàn trường.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Có khả năng phát triển và áp dụng tốt tại đơn vị trường mẫu giáo Thị Trấn
trong những năm học tiếp sau.
Khả năng vận dụng dễ dàng đối với các trường mẫu giáo trong toàn huyện,
trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng nguồn nhân lực phục
vụ mục tiêu giáo dục và đào tạo.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến:
Trong quá trình vận dụng sáng kiến đã góp phần tích cực vào công tác xây
dựng và phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên, kết quả:
Đối với cán bộ quản lý: (3/3 nhân sự) đều đạt chuẩn trình độ chuyên môn trên
chuẩn, đạt trình độ quản lý giáo dục mầm non và trình độ trung cấp lý luận chính trị.
Đạt chứng chỉ A tin học, có khả năng vận dụng tốt công nghệ thông tin vào
công tác quản lý và chuyên môn.
Đối với giáo viên: 16/16 giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn – tỉ lệ
100%. Đạt chứng chỉ A tin học 16/16 giáo viên, có 2 đạt chứng chỉ B tin học, 100%
giáo viên biết vận dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và ứng dụng 1 phần
giáo án điện tử trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy.
Tham gia hội thi thiết kế giáo án điện tử đạt giải nhì vòng huyện.
08/16 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn – tỉ lệ 50%, trong đó có 02 giáo viên
đạt trình độ Đại học mầm non, 06 giáo viên đạt trình độ Cao đẳng mầm non và hiện
nay có 08 giáo viên theo học Đại học, cao đẳng mầm non, sắp tới sẻ nâng trình độ

giáo viên trên chuẩn đạt tỉ lệ 100%.
Trong điều kiện hiện nay việc nâng trình độ chuyên môn của CB.GV hầu hết
đều do giáo viên tự lực là chính. Nếu qui ra thành tiền, thì trong năm học qua đã góp
phần cùng ngân sách Nhà nước giảm chi phí đào tạo giáo viên với kinh phí: Tám
mươi tám triệu đồng.
Học vi tính: 16 giáo viên x 500.000 đ = 8.000.000 đ
Dự học các lớp trên chuẩn 08 GV x 10.000.000 đ = 80.000.000 đ
Về chất lượng tay nghề: Có 15 giáo viên đạt tay nghề giáo viên dạy giỏi cấp
trường – tỉ lệ 100% (còn 01 giáo viên do mới tuyển dụng chưa đủ điều kiện dự thi).
06/16 giáo viên đạt tay nghề giáo viên dạy giỏi cấp huyện – tỉ lệ 37,5% và 03
giáo viên dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh – năm học 2012-2013.
Công tác phát triển đảng viên trong giáo viên, nhân viên được chú trọng, năm
học 2012-2013 phát triển đảng viên mới 05 đối tượng, tăng tỉ lệ đảng viên đạt
59,09%, vượt chỉ tiêu định hướng của ngành 7,09%; 100% đảng viên đều gương
mẫu đi đầu trong các phong trào của trường. Cuối năm chất lượng đảng viên được
Đảng bộ đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 03 đảng viên hoàn thành
xuất sắc, nhiệm vụ. 01 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liền (2010-
2012) được Ban chấp hành Đảng bộ huyện tặng giấy khen.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: không
- Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: không
- Những thông tin cần được bảo mật: không
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Bản thân có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác quản lý
giáo dục mầm non.
Cơ sở vật chất, môi trường giáo dục tương đối thuận lợi trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.
Sự quan tâm hỗ trợ sâu sát của cấp Ủy, chính quyền địa phương và Phòng
giáo dục đào tạo.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và

hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thị trấn, ngày 27 tháng 3 năm 2013
Người nộp đơn

BÙI THỊ OANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do thường trực ghi)…………………
1. Tên sáng kiến:
CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÝ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ TRẤN BA TRI
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục mầm non
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ngày 15 tháng 06 năm 2004 Ban chấp hành Trung Ương đã ban hành Chỉ thị
40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục. Trong chỉ thị có nêu “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực
lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng”.
Ngày 29 tháng 10 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban
hành kết luận số 51-KL/TW về đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Về quan điểm, một lần nữa Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 6 (Khóa XI) đã khẳng định Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng
đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; đầu tư cho giáo dục phải đi trước

một bước.
Việc đầu tư chất lượng giáo dục không ngừng nâng cao, đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục có đáp ứng yêu cầu quản lý, giảng dạy trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế “… đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về truyền
đạt lý thuyết, ít chú ý đến chất lượng tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành
của người học. Một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân
cách, chưa làm gương tốt cho học sinh…”
Đánh giá trên là thực trạng của ngành giáo dục nói chung, riêng đối với
trường mẫu giáo Thị Trấn Ba Tri bên cạnh những thuận lợi, đơn vị còn gặp những
hạn chế sau:
Về đội ngũ: còn một số giáo viên lớn tuổi, giảng dạy lâu năm có nhiều kinh
nghiệm nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ đào tạo.
Số giáo viên mới ra trường tuy đạt trình độ trên chuẩn, nhưng thiếu kinh
nghiệm trong chăm sóc giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
giảng dạy vẫn còn là điều mới mẽ.
Đối với giáo viên diện đào tạo nâng chuẩn, trong vận dụng hình thức tổ chức
đổi mới còn chậm, lúng túng trong xử lý tình huống, giáo viên còn cung cấp kiến
thức một chiều, chưa phát huy tư duy tích cực cho trẻ trong tổ chức các hoạt động.
Với vai trò là hiệu trưởng quản lý trường mẫu giáo, thuộc bậc học mầm non,
chính vì xác định được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong công tác chăm
sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đội ngũ nhà giáo giữ vai trò quyết định chất lượng
và hiệu quả giáo dục, đây là lực lượng nồng cốt, chủ yếu để cùng cán bộ quản lý nhà
trường đưa các mục tiêu giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra cho ngành giáo
dục trở thành hiện thực. Vì vậy để góp phần tham gia thực hiện tốt chủ trương của
Đảng và Nhà nước, đồng thời từng bước xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên tại trường mẫu giáo Thị Trấn lớn mạnh về số lượng và đồng bộ
về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, hội nhập quốc tế.
Từ nhận thức trên tôi đã chọn sáng kiến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên trường mẫu giáo Thị Trấn để tiến hành nghiên cứu và vận dụng
nhiều giải pháp nhằm thực hiện đề tài.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Nhằm đánh giá đúng thực chất đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý để có kế
hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và năng lực sư phạm đáp ứng mục tiêu yêu cầu
giáo dục thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
theo Chỉ thị 40-CT/TW.
- Nội dung giải pháp:
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
So với trước đây xây dựng được môi trường sư phạm đoàn kết, dân chủ và
cộng đồng trách nhiệm cao trong công tác giáo dục. Giáo viên trong thực hiện nhiệm
vụ được phân công không còn sự so bì, lánh việc. Tự giác phối hợp cùng nhau, học
tập lẫn nhau để nâng cao năng lực chuyên môn.
Từng cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức vươn lên trong tự học, tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ đạt chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu. 100% cán bộ, giáo
viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ công tác và giảng dạy.
Tăng cường công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Các giải pháp:
1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, nâng cao phẩm chất giáo viên:
Xác định đây là công tác trọng tâm hàng đầu, thông qua tổ chức các buổi sinh
hoạt, hội họp, tham gia học chuyên đề chính trị…, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên
nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tại đơn vị thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về pháp luật liên quan đến bậc học,
gắn với việc tổ chức học tập chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, để tăng cường
rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, kiến thức,
kỹ năng sư phạm. Triển khai tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”; gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”.
Để có những tiêu chí đánh giá nâng cao phẩm chất, năng lực của giáo viên

trong phong trào tự học và sáng tạo, trường xây dựng qui ước thực hiện cuộc vận
động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tổ chức học tập
và thống nhất tiêu chí để mỗi CB.GV.NV phấn đấu thực hiện đạt hiệu quả, cuối mỗi
năm học căn cứ vào qui ước, tổ chức đánh giá kết quả đúng thực chất.
Công tác xây dựng Đảng được tăng cường, phát hiện và giới thiệu công đoàn
viên ưu tú, giác ngộ cao lý tưởng của Đảng đưa đi học các lớp bồi dưỡng đối tượng
Đảng do trường chính trị tổ chức, sau học bồi dưỡng, tham mưu Đảng bộ hoàn thành
hồ sơ xét kết nạp kịp thời. Qua đó Chi bộ đảng phát triển ngày lớn mạnh.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên:
Nhân tố đóng vai trò quyết định về chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường
lớp mầm non chính là đội ngũ giáo viên. Xác định được điều đó, trong từng kế
hoạch hoạt động đã đề ra nhiều biện pháp phối hợp cùng Công đoàn cơ sở, ban nữ
công làm công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ khuyến khích giúp giáo
viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thường xuyên trau
dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Ban giám hiệu đã chủ động làm tốt công tác rà soát, xác định năng lực chuyên
môn từng giáo viên để xây dựng kế hoạch đưa đi đào tạo bồi dưỡng phù hợp từng
thời điểm, đồng thời nắm được năng lực của giáo viên, để phân công nhiệm vụ phù
hợp , phát huy tối đa năng lực, sở trường của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Ban giám hiệu cũng đổi mới công tác quản lý chuyên môn, xem hình thức đào
tạo tại chổ cũng là điểm mạnh trong nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Chú
trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức phong trào đăng ký tiết
dạy tốt trong các đợt phát động lập thành tích chào mừng các ngày hội, ngày lễ
20/11, ngày thành lập Đảng 3 tháng 2, ngày quốc tế phụ nữ 8/3…Trong phân công
giáo viên giảng dạy có sự đầu tư giáo viên dạy giỏi đi kèm giáo viên trung bình; giáo
viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm kèm với giáo viên mới ra trường, tạo sự
tương tác, hỗ trợ giúp đở nhau cùng tiến bộ.
Bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội giảng, các hoạt động phong trào của
ngành: để các lần tổ chức thao giảng cấp trường, hội giảng cấp huyện được thành
công, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch giao cho tổ chuyên môn, giáo viên chuẩn bị

các điều kiện về cơ sở vật chất, phân công giáo viên có năng lực sử dụng máy trình
chiếu, chọn lựa các tư liệu và chuẩn bị nội dung triển khai chặt chẻ, thông qua đó
cán bộ, giáo viên, nhân viên không chỉ nâng lên về năng lực chuyên môn, kỷ thuật
trình chiếu ứng dụng công nghệ thông tin, mà còn phát triển về năng lực tổ chức
quản lý.
Bồi dưỡng thông qua chuẩn hóa đội ngũ: tích cực tham mưu đề xuất với
Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn,
các lớp nâng cao trình độ, động viên giáo viên tham gia học vi tính để ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy. Ngoài ra để tăng cường hiệu quả công
nghệ thông tin, ngay từ đầu năm học đưa chỉ tiêu mỗi giáo viên thao giảng 2 tiết
(mỗi học kỳ 01 tiết) bằng giáo án điện tử.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, dự giờ bồi dưỡng theo chuyên đề, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp,
số lượng giáo viên dạy giỏi cấp trường hàng năm được nâng lên, giáo viên dạy giỏi
cấp huyện tỉnh cũng tăng đáng kể.
Bồi dưỡng qua đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm: ngay từ đầu năm học
phát động phong trào đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm, đây là thế mạnh của
trường. 100% cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy đều có tập trung đầu tư áp dụng
sáng kiến vào tổ chức hoạt động ở lớp, ở tổ khối. Nhiều sáng kiến đã được triển khai
vận dụng có hiệu quả trong toàn trường.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Có khả năng phát triển và áp dụng tốt tại đơn vị trường mẫu giáo Thị Trấn
trong những năm học tiếp sau.
Khả năng vận dụng dễ dàng đối với các trường mẫu giáo trong toàn huyện,
trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng nguồn nhân lực phục
vụ mục tiêu giáo dục và đào tạo.
3.4. Hiệu quả, của lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Trong quá trình vận dụng sáng kiến đã góp phần tích cực vào công tác xây
dựng và phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên, kết quả:

Đối với cán bộ quản lý: (3/3 nhân sự) đều đạt chuẩn trình độ chuyên môn trên
chuẩn, đạt trình độ quản lý giáo dục mầm non và trình độ trung cấp lý luận chính trị.
Đạt chứng chỉ A tin học, có khả năng vận dụng tốt công nghệ thông tin vào
công tác quản lý và chuyên môn.
Đối với giáo viên: 16/16 giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn – tỉ lệ
100%. Đạt chứng chỉ A tin học 16/16 giáo viên, có 2 đạt chứng chỉ B tin học, 100%
giáo viên biết vận dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và ứng dụng 1 phần
giáo án điện tử trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy.
Tham gia hội thi thiết kế giáo án điện tử đạt giải nhì vòng huyện.
8/16 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn – tỉ lệ 50%, trong đó có 02 giáo viên đạt
trình độ Đại học mầm non, 06 giáo viên đạt trình độ Cao đẳng mầm non và hiện nay
có 08 giáo viên theo học Đại học, cao đẳng mầm non, sắp tới sẻ nâng trình độ giáo
viên trên chuẩn đạt tỉ lệ 100%.
Trong điều kiện hiện nay việc nâng trình độ chuyên môn của CB.GV hầu hết
đều do giáo viên tự lực là chính. Nếu qui ra thành tiền, thì trong năm học qua đã góp
phần cùng ngân sách Nhà nước giảm chi phí đào tạo giáo viên với kinh phí: Tám
mươi tám triệu đồng.
Học vi tính: 16 giáo viên x 500.000 đ = 8.000.000 đ
Dự học các lớp trên chuẩn 08 GV x 10.000.000 đ = 80.000.000 đ
Về chất lượng tay nghề: Có 15 giáo viên đạt tay nghề giáo viên dạy giỏi cấp
trường – tỉ lệ 100% (còn 01 giáo viên do mới tuyển dụng chưa đủ điều kiện dự thi).
06/16 giáo viên đạt tay nghề giáo viên dạy giỏi cấp huyện – tỉ lệ 37,5% và 03
giáo viên dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh – năm học 2012-2013.
Công tác phát triển đảng viên trong giáo viên, nhân viên được chú trọng, năm
học 2012-2013 phát triển đảng viên mới 5 đối tượng, tăng tỉ lệ đảng viên đạt
59,09%, vượt chỉ tiêu định hướng của ngành 7,09%; 100% đảng viên đều gương
mẫu đi đầu trong các phong trào của trường. Cuối năm chất lượng đảng viên được
Đảng bộ đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 03 đảng viên hoàn thành
xuất sắc, nhiệm vụ. 01 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liền (2010-
2012) được Ban chấp hành Đảng bộ huyện tặng giấy khen.

3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: không
3.6. Những thông tin cần được bảo mật: không có
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Bản thân có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác quản lý
giáo dục mầm non.
Cơ sở vật chất, môi trường giáo dục tương đối thuận lợi trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.
Sự quan tâm hỗ trợ sâu sát của cấp Ủy, chính quyền địa phương và Phòng
giáo dục đào tạo.
Thị trấn, ngày 27 tháng 3 năm 2013


×