Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tiểu luận môn học tôi phạm học tình hình tội phạm trộm cắp trên địa bàn huyện tịnh biên, tỉnh an giang nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.3 KB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ tình hình thực tế về tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn
huyện Tịnh Biên từ năm 2011 đến năm 2014, nhóm chọn đề tài “Tình hình tội
phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang – Nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa”. Đề tài gồm 03 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về tội phạm trộm cắp tài sản và khái quát về địa
bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang;
- Chương 2: Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tịnh
Biên – Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến;
- Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trong thời gian tới
và giải pháp phòng ngừa.
Ở chương 1, nhóm tập trung vào cơ sở lý thuyết về trộm phạm trộm cắp tài
sản và hình phạt về tội này trong Bộ luật Hình sự hiện hành, cũng như tìm hiểu
sơ lược một số điểm mới của tội này trong Bộ luật Hình sự năm 2011. Trọng
tâm của đề tài là ở phần chương 2 và chương 3, nhóm tìm hiểu chủ yếu về tình
hình tội phạm trộm cắp tài sản từ năm 2011 đến năm 2014, từ đó đưa ra những
nhận xét về hiện trạng, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm này. Qua đó, nhóm
cũng có một số biện pháp nhằm nâng cao giải pháp đấu tranh phòng chống tội
phạm trộm cắp tài sản nói riêng và tội phạm hình sự nói chung trên địa bàn
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang./.

Nhóm 1 -1


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI
SẢN VÀ KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG
1.1. Tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự hiện hành
1.1.1. Khái niệm về tội trộm cắp tài sản
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào nêu lên khái niệm của tội trộm cắp
tài sản, tuy nhiên dựa theo Tạp chí Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các
tội phạm, Tập 2 – Đinh Văn Quế - NXB Tp.HCM – 2002, trộm cắp tài sản là


hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản cua3 người khác; cùng với khái niệm tội phạm
được quy định tại điều 8 Bộ luật Hình sự 1999 ta có thể đưa ra khái niệm trộm
cắp tài sản như sau “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của
người khác một cách trái pháp luật”. 1
Qua khái niệm trên ta có thể thấy đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của tội
trộm cắp tài sản là ở hành vi lén lút của người phạm tội, không có việc lén lút thì
không phải là tội trộm cắp. “Lén lút” là hành vi của một người cố ý thực hiện
một việc bất minh, vụng trộm, giấy diếm không để lộ cho người khác biết, nhằm
mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của họ.
Về phương diện lý luật, tội trộm cắp tài sản là một loại tội phạm có dấu
hiệu hành vi khách quan khá đơn giản, nó biểu hiện ở hành vi lén lút chiếm đoạt
tài sản của người khác. Tuy nhiên, trong thực tiễn thì hành vi lén lút được diễn
ra rất đa dạng, biến hóa, gây nhiều tranh cãi trong vấn đề định danh giữa các nhà
áp dụng luật.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản 2
a) Khách thể
Tội trộm cắp tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu về tài sản. Đối tượng tác
động của tội phạm trộm cắp này sản.
Ngoài ra,nó còn tác động đến quan hệ về trật tự trị an, an toàn xã hội. Bởi
hành vi trộm cắp tài sản là hành vi trái quy tắc xử sự chung của xã hội, gây ảnh
hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
b) Khách quan

1
2

Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam quyền 2 (phần các tội phạm), NXB Chính trị quốc gia, 2012, tr.224
Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam quyền 2 (phần các tội phạm), NXB Chính trị quốc gia, 2012, tr.224 -226

Nhóm 1 -2



Người phạm tội trộm cắp tài sản có hành vi chiếm đoạt tài sản của người
khác một cách lén lút, bí mật. Nét đặc trưng của tội phạm này là hành vi lấy tài
sản một cách lén lút, bí mật, tránh sự phát hiện của người quản lý tài sản hay bất
cứ người nào khác mà người phạm tội cho là có thể ngăn cản hành vi phạm tội.
Thông thường kẻ phạm tội muốn che giấu hành vi trái pháp luật mà thôi. Che
giấy là ý thức của kẻ phạm tội và việc che giấu có thành công hay không không
là cơ sở để định tội. Vì thể chỉ cần xác định ý chí của kẻ phạm tội là muốn che
giấu hành vi lấy tài sản của mình thì có thể định tội trộm cắp tài sản chứ không
cần trên thực tế hành vi này được che giấu. Bời vì, có trường hợp người phạm
tội nghĩ rằng hành vi phạm tội của mình được thực hiện trong lén lút nhưng trên
thực tế có người thấy việc đó, trường hợp này vẫn bị coi là trộm cắp tài sản.
Cần lưu ý, nếu sau khi lấy tài sản mà bị phát hiện và bị đưởi bắt, kẻ phạm
tội chống trả nhằm giữ lấy tài sản cho bằng được thì có thể cấu thành tội cướp
tài sản nếu vũ lực được sử dụng khiến cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản
tê liệt khả năng chống cự.
Chỉ chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành
tội phạm hoặc nếu tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì phải gây ra hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi
phạm hay đã bị kết án vể tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm.
Tội phạm hoàn thành kể từ khi kẻ phạm tội chuyển tài sản ra khỏi nơi cất
giữ, dù trong thời gian ngắn. Tùy theo vị trí cất giữ tài sản mà nơi cất giữa được
xác định là khác nhau (ví du tài sản trong nhà thì phải ra khỏi nhà nếu không có
hàng rào, khỏi hàng rào nếu có hàng rào, giữa đường thì chỉ cần dịch chuyển tài
sản so với vị trí ban đầu….), tùy theo loại tài sản lớn hay nhỏ (chẳng hạn, đồng
hồ khi cất vào túi đã xem là tội phạm hoàn thành).
- Chủ quan: là lỗi có ý trực tiếp. Mục địch vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài sản
(là dấu hiệu bắt buộc). Mục đích chiếm đoạt tài sản chỉ có thể hình thành trước

hành vi trộm cắp diễn ra.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy
nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phại chịu trách nhiệm theo khoản
3 và 4 điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009).

Nhóm 1 -3


1.1.3. Hình phạt được áp dụng đối với tội trộm cắp tài sản 3
Đối với tội trộm cắp tài sản, dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi pạm tội, điều 138 Bộ luật Hình sự 1999 đã chia thành 04 khung
hình phạt với mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự là
500.000 đồng và được sửa đổi thành 02 triệu đồng (theo điểm a, khoản 1 điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009), trong đó mức
độ thiệt hại về tài sản là một căn cứ để phân chia thành các khung hình phạt:
- Khung 1 tương ứng mức độ thiệt hại tài sản từ 02 triệu đồng đến dưới 50
triệu đồng;
- Khung 2 tương ứng vói mức thiệt hại tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới
200 triệu đồng;
- Khung 3 tương ứng với mức thiệt hại tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới
500 triệu đồng;
- Khung 4 tương ứng với mức độ thiệt hại tài sản từ 500 triệu đồng trở lên.
Mỗi trường hợp phạm tội, trách nhiệm hình sự của người phạm tội cũng
khác nhau. Cụ thể:
a) Khung 1 (khoản 1 điều 138 BLHS1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009,
sau đây gọi tắt là BLHS1999): Hình phạt là cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc
bị phạt tù từ 06 thàng đến 03 năm được áp dụng với những người trộm cắp tài
sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xóa án tích mà còn vi

phạm.
Việc xác định giá trị tài sản là không đơn giản, do tài sản bị giảm sút do
quá trình sử dụng hoặc bị chiếm đoạt không thu hồi lại được, do đó cần phải có
Hội đồng định giá tài sản.
- Đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả ở đây là do chính
hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả vật chất (thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, tài sản) và hậu quả phi vật chất.

3

Trần Hải Lộc, Chuyên đề thực tập tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, thực trạng, nguyên
nhân vá các biện pháp đấu tranh, 2012, tr. 20-23

Nhóm 1 -4


- Đối với trường hợp đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi chiếm
đoạt, cụ thể là các hành vi: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng
đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản,
lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài
sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhưng chưa hết thời hạn để
được coi là chưa bị xử lý.
- Đối với trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, người phạm tội bị coi là đã bị kết án về tội
chiếm đoạt nếu trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau; tội cướp tài sản,
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công
nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm
đoạt tài sản.
b) Khung 2 (khoản 2 điều 138 BLHS 1999): phạt tù từ 02 năm đến 07 năm,

nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức: tức là có sự liên kết chặt chẽ giữa những người cùng
thực hiện tội phạm (khoản 3 điều 20 BLHS1999).
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: là trường hợp người phạm tội thực
hiện hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, lấy tài sản trộm cắp làm nguồn thu nhập
chính hoặc duy nhất.
- Tái phạm nguy hiểm: là những trường hợp thuộc khoản 2 điều 49 BLHS
1999.
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: là nguời phạm tội sử dụng những
mánh khóe, cách thức tinh vi, người bị hại khó phán đoán, có khả năng gây ra
những thiệt hại lớn khác ngoài thiệt về tài sản như thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe.
- Hành hung để tẩu thoát: là trường hợp người phạm tội chưa chiếm đoạt
hoặc đã chiếm đoạt được tài sản nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao
vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại những người bắt giữ hoặc
người bao vây như đánh, chém, bắn, xô ngã,… nhằm tẩu thoát.
- Thuộc trong một trong các trường hợp sau thì gây hậu quả nghiêm trọng:
+ Làm chết người;
Nhóm 1 -5


+ Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ
thương tật mỗi người từ 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của ba đến bốn người với tỉ lệ
thương tật mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương
tật từ 31% đến 60% và thiệt hại tài sản từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
c) Khung 3 (khoản 3 điều 138 BLHS 1999): phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
áp dụng đối với các trường hợp phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200

triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Thuộc một trong các trường hợp sau thì gây hậu quả rất nghiêm trọng:
- Làm chết hai người;
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của năm đến bảy người với tỉ lệ
thương tật mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương
tật từ 101% đến 200%, nếu không thuộc các trường hợp trên;
- Gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ 500 triệu
đồng;
- Gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản thuộc từ hai đến ba trường hợp
gây hậu quả nghiêm trọng.
d) Khung 4 (khoản 4 điều 138 BLHS 1999): phạt tù từ 12 năm đến 20 năm,
hoặc tù chung thân đối với các trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500
triệu đồng trở lên hoặc gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Thuộc các trường hợp sau đây thì gây hậu quả nghiêm trọng:
- Làm chết ba người trở lên;
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của năm người trở lên với tỉ lệ
thương tật mỗi người từ 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của tám người trở lên với tỉ lệ
thương tật mỗi người từ 31% đến 60%;

Nhóm 1 -6


- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương
tật từ 201% trở lên, nếu không thuộc các trường hợp trên;
- Gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 1 tỉ 500 triệu đồng trở lên;
- Gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản thuộc trên bốn trường hợp gây
hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, khoản 5 điều 138 BLHS 1999 còn quy định “Người phạm tội có

thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng”. Đối với tội trộm cắp tài sản,
việc quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung có thể áp dụng với người phạm
tội là hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm vì
mục đích của người phạm tội trộm cắp là chiếm đoạt tài sản của người khác,
biến nó thành tài sản của mình nhằm mang lại lợi ích vật chất nhất định cho
mình, do đó khi áp dụng hình phạt tiền sẽ đánh trực tiếp vào lợi ích vật chất của
người phạm tội từ đó có tác dụng răn đe ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Tội trộm cắp tài sản tiếp được ghi nhận tại điều 173 Bộ luật Hình sự 2015
với một số điểm đáng chú ý như sau: 4
- Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản vẫn
giữ nguyên về mức hình phạt "cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm”, nhưng đã sửa đổi, bổ sung so với khoản 1 Điều 138
BLHS năm 1999 như sau:
+ Thứ nhất, trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 02 triệu đồng
nhưng “gây hậu quả nghiêm trọng” được thay bằng “gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội”.
+ Thứ hai, Điều 173 đã quy định rõ hơn, toàn diện hơn về tình tiết định tội
khi tài sản trộm cắp có giá trị dưới 02 triệu đồng, theo đó: BLHS năm 1999 quy
định “ đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” thì BLHS năm 2015 sửa
đổi, bổ sung thành “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài
sản”. Và sửa đổi, bổ sung “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm” thành “đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội
quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.

4

Hồ Lưu – Hồng Khoáng, Quy định mới của Bộ luật Hình sự 2015 về tội trộm cắp tài sản, [ngày truy cập 01-07-2016]

Nhóm 1 -7



+ Thứ ba, điểm đáng chú ý nữa là cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 173
BLHS năm 2015 thì: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 02
triệu đồng nhưng “Tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại
và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt
tinh thần đối với người bị hại” thì cũng bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản.
- Khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015 cơ bản vẫn giữ nguyên về mức hình
phạt tù (từ 02 năm đến 07 năm), về các tình tiết định khung tăng nặng có tổ
chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; dùng thủ đoạn xảo quyệt,
nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng
đến dưới 200.000.000 đồng. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 173 đã bỏ tình tiết “gây
hậu quả nghiên trọng” và bổ sung tình tiết hoàn toàn mới “Trộm cắp tài sản trị
giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường họp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này”.
- Khoản 3 Điều 173 BLHS năm 2015 vẫn giữ nguyên về mức hình phạt tù
(từ 07 năm đến 15 năm) và tình tiết định khung tăng nặng chiếm đoạt tài sản trị
giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; bỏ tình tiết “gây hậu quả
rất nghiêm trọng” và bổ sung 02 tình tiết hoàn toàn mới “ Trộm cẳp tài sản trị
giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điếm a, b, c và d khoản 1 Điều này” và “ Lợi dụng
thiên tai, dịch bệnh”.
- Khoản 4 Điều 173 BLHS năm 2015 so với khoản 4 Điều 138 BLHS năm
1999 đã bỏ hình phạt tù chung thân, giữ nguyên mức hình phạt tù từ 12 năm đến
20 năm và tình tiết “chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên”. Và
cũng giống như quy định tại các khoản 2, 3, tại khoản 4 Điều 173 đã bổ sung hai
tình tiết mới “Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm
a, b, c và d khoản 1 Điều này” và “ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng
khẩn cấp”.

- Khoản 5 Điều 173 BLHS năm 2015 vẫn giữ nguyên như quy định tại
khoản 5 Điều 138 BLHS năm 1999: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Một điểm đáng chú ý nữa về kỹ thuật lập pháp. Đó là tất các quy định về
số lượng, giá trị tại Điều 138 như sáu tháng, ba năm, hai triệu đồng, năm mươi
Nhóm 1 -8


triệu đồng... đều được Điều 173 quy định bằng con số như 06 tháng, 03 năm,
2.000.0000đ, 50.000.000đ…
1.2.Khái quát về huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
1.2.1.Đặc điểm tự nhiên 5
a) Vị trí địa lý
Huyện Tịnh Biên là một trong hai huyện thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh
An Giang với tổng diện tích tự nhiên 35.489,09 ha, chiếm 10,03% so với tổng
diện tích toàn tỉnh. Dân số toàn huyện 121.145 người, mật độ dân số bình quân
đạt 341 người/km2.Vị trí địa lý của huyện nằm về phía Tây Tây Bắc của tỉnh và
có tọa độ địa lý:
- Từ 10026’15” đến 10040’30” vĩ độ Bắc;
- Từ 104054’ đến 10507’ độ kinh Đông.
Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia;
- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tri Tôn;
- Phía Đông giáp thị xã Châu Đốc và huyện Châu Phú.
Toàn huyện được chia thành 03 thị trấn và 11 xã bao gồm: thị trấn Tịnh
Biên - Nhà Bàng - Chi Lăng, các xã An Hảo - An Cư - An Nông - Tân Lợi - Núi
Voi - Tân Lập - Vĩnh Trung - Văn Giáo - An Phú - Thới Sơn - Nhơn Hưng.
Huyện Tịnh Biên có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia
dài gần 20 km, nên có lợi thế và tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế cửa khẩu,
du lịch thông qua cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và tuyến quốc lộ 91, quốc lộ N1

chạy ngang địa bàn. Đây là cầu nối giao thương quan trọng nối huyện Tịnh Biên
nói riêng và tỉnh An Giang nói chung với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu
Long và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời đây cũng là bàn đạp
vững chắc để huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
trong tương lai.
b) Địa hình
5

Cổng thông tin điện tử huyện Tịnh Biên, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
[ngày truy cập 01-7-2016]

Nhóm 1 -9


Với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá phức tạp, vừa có đồi núi vừa có
đồng bằng, mang sắc thái đặc biệt. Phân theo hình thái, địa hình của huyện Tịnh
Biên có 03 dạng sau:
- Địa hình đồng bằng phù sa: Vùng này có tổng diện tích khoảng 20.260 ha
chiếm tỷ lệ 57% diện tích, phân bố khu vực phía Đông tỉnh lộ 948 và phía Bắc
kênh Vĩnh Tế. Địa hình mang nét đặt trưng chung của vùng đồng bằng Tây Nam
Bộ với cao trình từ 4 m trở xuống (trung bình từ 2 – 3 m), nền thổ nhưỡng phù
sa sông được bồi đắp từ sông Hậu. Vùng này thuận lợi trồng lúa, nuôi trồng thủy
sản và rừng ngập nước (trồng tràm).
- Địa hình đồi núi thấp: Vùng này có tổng diện tích khoảng 6.330 ha, chiếm
17,81% diện tích tự nhiên của toàn huyện ,phân bố ở các xã, thị trấn: An Phú,
Nhơn Hưng, Thới Sơn, thị trấn Nhà Bàng, An Cư, An Hảo, Tân Lợi, Núi Voi.
Độ cao địa hình >+30 m so với mực nước biển, trong đó, ngọn núi cao nhất là
núi Cấm với đỉnh cao khoảng 710 m. Các ngọn núi khác phân bố rãi rác giống
như dạng đồi độc lập với độ cao trung bình khoảng 100 m. Thành phần của các
ngọn núi này chủ yếu là đá có lẫn cát. Vùng này có tiềm năng khoáng sản, vật

liệu xây dựng, phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với
nhiều đồi núi, danh thắng đẹp.
- Địa hình đồng bằng nghiêng ven chân núi: Tổng diện tích vùng này
khoảng 8.953 ha, chiếm khoảng 25,19% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã, thị
trấn: Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Cư, thị trấn Chi Lăng. Được hình thành từ quá
trình rửa trôi đất cát trên núi, có cao trình từ 5 – 30 m so với mực nước biển và
nghiêng dần ra xung quanh (từ vài trăm mét đến vài cây số). Trừ một số nơi ven
chân núi có dạng đồi lượn sóng, độ dốc bình quân từ 30 - 80, còn phần lớn đã
được san bằng để canh tác lúa nương. Vùng này có khả năng trồng cây ăn trái,
trồng lúa đặc sản và phát triển trang trại chăn nuôi đàn gia súc.
c) Khí hậu
Huyện Tịnh Biên nằm trong vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa
với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có nền nhiệt cao và ổn định, lượng
mưa nhiều và phân bổ theo mùa.
d) Nhận xét về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi, lợi thế

Nhóm 1 -10


- Huyện Tịnh Biên có vị trí tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, có cửa
khẩu quốc tế, là đầu mối giao thương quan trọng nối các tỉnh thuộc khu vực
đồng bằng sông Cửu Long với các nước ASEAN.
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và đều quanh năm,
phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
- Trên địa bàn huyện có trữ lượng tài nguyên khoáng sản khá dồi dào với
các loại đá xây dựng thông thường, đá ốp lát Granit, cát xây dựng. Có thể khai
thác phục vụ phát triển công nghiệp và xây dựng.
- Nét đặc trưng chung của huyện là địa hình bán sơn địa, vừa có đồi núi,
vừa có đồng bằng, cảnh quan môi trường thoáng đảng, đẹp. Có tiềm năng phát

triển du lịch rất lớn với các khu vực chủ yếu như: Lâm viên núi Cấm, khu vực
núi Két, rừng Trà Sư,…
* Khó khăn, hạn chế
- Địa hình thuộc khu vực đồi núi thấp của tỉnh An Giang nên vào mùa khô
thường bị thiếu nước cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
- Nền thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Tịnh Biên phần lớn là các loại đất
nghèo dinh dưỡng nên trong sản xuất nông nghiệp cần chi phí đầu tư cao.
- Ảnh hưởng của mùa nước nổi hàng năm, khu vực đồng bằng của huyện bị
ngập lụt gây thiệt hại đáng kể về sản xuất của nhân dân cũng như việc bố trí đầu
tư cơ sở hạ tầng.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 6
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn: đạt 14,42%; Cơ cấu kinh tế: KV1
chiếm tỷ trọng: 31,03% ; KV2 chiếm tỷ trọng: 17,42%; KV3 chiếm tỷ trọng:
51,55%; Thu nhập bình quân đầu người: đạt 35,39 trđ/người/năm (NQ 37,05
trđ/người/năm); Thu Ngân sách trên địa bàn: 71,6 tỷ đồng.
* Lĩnh vực kinh tế:
- Tình hình sản xuất lúa: Đã xuống giống lúa được 41.984 ha đạt 97,46%
kế hoạch, Trong đó: Vụ Đông Xuân xuống giống được 16.654, vụ Hè Thu xuống
giống 16.257, vụ Thu Đông: xuống giống được 4.282 ha và vụ Mùa trên xuống
giống được 4.791 ha
6

UBND huyện Tịnh Biên, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và phương hướng năm
2016, số 245/BC-UBND, ngày 31/12/2015

Nhóm 1 -11


- Về sản xuất hoa màu: Xuống giống được 2.161/3.000 ha đạt 72% so kế
hoạch năm, giảm 584 ha so với cùng kỳ.

- Công tác Chăn nuôi - Thú y: Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
tiếp tục được khống chế có hiệu quả. Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện tiếp tục
được duy trì và ổn định. Toàn huyện có 28.401 con gia súc, tăng 1.048 con so với
cùng kỳ, 296.944 con gia cầm, tăng 108.667 con so cùng kỳ.
- Công tác Kiểm lâm: Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2015 là 25 ha; chăm
sóc rừng 20,34 ha; bảo vệ rừng 774 ha. Đồng thời, đã trồng 60.630/292.729 cây lâm
nghiệp phân tán (gồm xà cừ, tràm ngoại, bạch đàn, sao, dầu...), nâng tổng số đến
nay tỷ lệ che phủ rừng và trồng cây phân tán trên địa bàn huyện đạt 22,52%.
* Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN đạt 111.738 trđ đạt 114% kế hoạch
năm, so cùng kỳ năm 2014 tăng 1,24% (tăng 21.738 trđ). Lập dự án đầu tư hạ
tầng cụm công nghiệp An Cư 50 tỷ đồng.
Làng dệt Khmer Văn Giáo có 143 lao động. Đang lập Đề án xúc tiến, quảng
bá Làng dệt Khmer Văn Giáo, tạo sản phẩm mới phục vụ khách du lịch đã thực
hiện được 3 mẫu sản phẩm, sản xuất gần 200 sản phẩm, giá bán 70.000 đến 80.000
đồng/sản phẩm. Thống nhất vị trí, thiết kế dự toán xong cổng làng nghề và mặt
bằng xây dựng nhà trưng bày sản phẩm đường thốt nốt để chuẩn bị đầu tư. Toàn
huyện có 21 cơ sở đăng ký hoạt động sản xuất chế biến đường thốt nốt có nhãn
hiệu, bình quân cao nhất 12 tấn đường/ngày, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 78 lao
động và đã tiêu thụ ở thị trường của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ
Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Ninh.
* Lĩnh vực thương mại dịch vụ
Tổng lượng khách đến tham quan, mua sắm ở các điểm du lịch trên địa bàn
huyện khoảng 3.048.356 lượt, tăng 402.968 lượt khách so với cùng kỳ, với doanh số
847,378 tỷ đồng, giảm 100,4 tỷ đồng so với cùng kỳ. Hệ thống cáp treo Núi Cấm
vào đi hoạt động đã phục vụ cho 390.573 lượt khách lên Núi Cấm.
Sắp xếp các chợ trên địa bàn huyện đối với chợ Tịnh Biên: di dời sắp xếp
tiểu thương kinh doanh ăn uống bên hành lang cửa đông vào khu ăn uống mới;
thi công công viên trước chợ và khu ăn uống cửa bắc; Đối với chợ Nhà Bàng:
doanh nghiệp tiến hành Phương án sắp xếp lại chợ đảm bảo trật tự, ổn định theo

Nhóm 1 -12


ngành hàng. Lập Dự án chuyển đổi công năng chợ Bách hóa Tịnh Biên thành
chợ đầu mối nông sản. Các chợ còn lại đang tiếp tục củng cố phát triển.
Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh tổ chức thành công hội
chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên An Giang năm 2015 tại khu công nghiệp
Xuân Tô từ ngày 05-10/6/2015, thu hút 175.000 lượt khách tham quan mua sắm
tăng 5.000 lượt so với cùng kỳ (trong đó 23.000 khách Campuchia tăng 1.000
khách so cùng kỳ), doanh số 17 tỷ đồng (tăng 1 tỷ so với cùng kỳ), có 200 doanh
nghiệp với 425 gian hàng (tăng 5 gian hàng so cùng kỳ).
Thực hiện chương trình đưa hàng việt về nông thôn thực hiện 02 đợt tại bến
xe thị trấn Tịnh Biên do Siêu thị Tứ Sơn và tổ chức thu hút khoảng 3.500 lượt
khách, với doanh số 385 trđ.
* Lao động, giải quyết việc làm và chính sách xã hội
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Mở 34 lớp dạy nghề cho 996
lao động nông thôn (trong đó có 14 lớp phi nông nghiệp và 20 lớp nông nghiệp),
đạt 100,94% kế hoạch của tỉnh, kết quả sau đào tạo đã giải quyết việc làm cho
573/996 lao động đạt 57,53%. Đã giới thiệu và giải quyết việc làm mới cho
9.167/8.000 lao động đạt 114,5% kế hoạch.
Hỗ trợ kinh phí mua nguyên vật liệu (tơ tằm, thuốc nhuộm, bột màu…) cho
xã viên hợp tác xã sản xuất nhằm giảm nghèo bền vững và mô hình trồng gừng
trong túi nylon tại xã Tân Lợi; Cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo và
người dân tộc thiểu số được 39.031 thẻ (trong đó: 11.242 thẻ hộ nghèo, 2.047
thẻ hộ mới thoát nghèo, 4.565 thẻ hộ cận nghèo và 16.401 thẻ hộ dân tộc thiểu
số; 1.582 thẻ BHYT cho người đang sống tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; 18 thẻ BHYT cho đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo, 3.176 thẻ
BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội); Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2015 là
224.087 trđ, tăng 18.503 trđ so với năm 2014, đạt 99,3%. Trong 2015 PGD
Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính

sách được 44.079 trđ (trong đó: hộ nghèo 9.503 trđ, học sinh sinh viên 4.414
trđ, giải quyết việc làm 3.078 trđ, xuất khẩu lao động 260 trđ, nước sạch VSMT
5.919 trđ, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 3.837 trđ, hộ cận nghèo 11.727
trđ, hộ mới thoát nghèo 2.200 trđ, thương nhân 30 trđ). Nợ qúa hạn 811 trđ, tỷ
lệ 0,37%. Từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 7,62%

Nhóm 1 -13


theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Nghị quyết 7,9%) tương đương 2.308
hộ.
Triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về hỗ
trợ người có công với cách mạng về nhà ở: đến nay đã triển khai thực hiện 186
hộ cất mới, 61 hộ sửa chữa (Năm 2015 cất mới 95 căn, sửa chữa 61 căn). Hiện
đang tiếp tục trình Ban Chỉ đạo tỉnh xem xét phê duyệt 49 hộ (11 hộ cất mới, 38
hộ sửa chữa). Tiếp tục rà soát lập danh sách đối tượng, được 247 hộ có nhu cầu
hỗ trợ xây dựng mới nhà ở Ban Chỉ đạo huyện đã trình Ban Chỉ đạo tỉnh xem
xét.
Đã vận động hỗ trợ cất mới và sửa chữa 63 căn cho các đối tượng chính
sách hộ nghèo…(trong đó cất mới 52 căn, sửa chữa 11 căn) tổng kinh phí 2,1 tỷ
đồng từ các nguồn (Công ty TNHH MTV khai thác và chế biến đá An Giang và
nguồn vận động của UBMTTQVN hỗ trợ 17 căn nhà tình nghĩa; 23 căn nhà Đại
đại Đoàn kết; 03 căn nhà Mái ấm ATV; 05 căn nhà tình thương; 15 căn nhà
Mái ấp công đoàn).
Công tác bảo trợ xã hội: Đến nay chi trả trợ cấp thường xuyên cho 44.932 lượt
đối tượng với tổng kinh phí 12,4 tỷ đồng; trợ cấp tết cho 3.050 đối tượng, tổng kinh
phí 1,06 tỷ đồng; chi trả mai táng phí cho 219 đối tượng BTXH với kinh phí 657
trđ.
Chính sách Thương binh - liệt sĩ và người có công: Kịp thời thăm và tặng
quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh,… từ nguồn

của Chủ tịch nước, Chính phủ, tỉnh và các mạnh thường quân nhân dịp lễ, tết.
Chi trả trợ cấp kịp thời và đúng quy định cho các đối tượng chính sách, người có
công. Ngoài ra, tổ chức lễ viếng 2 NTLS và Tượng đài Chiến thắng nhân dịp tết
nguyên đán Ất Mùi; tổ chức Lễ cải táng 205 hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang Dốc
Bà Đắc và tổ chức đưa 28 gia đình đi viếng mộ liệt sỹ ở NTLS tỉnh An Giang và
40 người có công với cách mạng đi điều dưỡng ở Đà Lạt. Xét phong tặng, truy
tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 41 mẹ và còn lại 45 hồ sơ đã
gửi Ban thi đua khen thưởng tỉnh.

Nhóm 1 -14


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN – NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN DẪN ĐẾN
2.1. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tịnh Biên
2.1.1. Thực trạng, diễn biến
Tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trộm cắp tài sản nói
riêng trên địa bàn huyện Tịnh Biên những năm gần đây có chiều hướng gia tăng,
phức tạp với mức độ, tính chất nguy hiểm ngày càng cao.
Để thấy rõ hơn, chúng ta xem xét tình hình tội phạm nói chung xảy ra trên
địa bàn huyện Tịnh Biên từ năm 2011 đến năm 2014 rồi so sánh với diễn biến
của tình hình trộm cắp tài sản.

Năm

Tổng số vụ
án hình sự

Tỷ lệ % so
với năm 2011


Tổng số bị
can

Tỷ lệ % so
với năm 2011

2011

23

100

34

100

2012

63

273,91

52

152,94

2013

88


382,6

116

341,18

2014

55

239,13

77

226,47

Tổng

229

-

279

Bảng 2.1. Tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện Tịnh Biên giai
đoạn 2011 – 2014 (Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên)

Biểu đồ 2.1. Tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện Tịnh Biên
giai đoạn 2011-2014


Nhóm 1 -15


Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta có thể thấy từ năm 2011 đến năm 2014,
huyện Tịnh Biên xảy ra 229 vụ phạm tội/ 279 bị can. Nếu lấy 2011 làm mốc
(100%):
+ Năm 2012 số vụ phạm tội tăng 173,91% và số bị can cũng chỉ tăng đến
52,96%;
+ Năm 2013 số vụ phạm tội chỉ tăng 108,69% nhưng số bị can tăng đến
188,22%;
+ Năm 2014 thì số vụ phạm tội giảm 142,47% và số bị can cũng giảm
tương ứng 114,71%.
Nhận xét: số vụ phạm tội có xu hướng tăng từng năm, đặc biệt tăng mạnh
vào năm 2012, 2013 nhưng đến 2014 tuy có giảm nhưng không nhiều, vẫn cao
so với năm 2011.

Năm

Tổng số vụ
trộm cắp tài
sản

Tỷ lệ % so
với năm 2011

Tổng số bị
can

Tỷ lệ % so

với năm 2011

2011

11

100

14

100

2012

16

145,45

23

164,29

2013

18

163,64

21


150

2014

17

154,55

28

200

Tổng

62

-

86

-

Bảng 2.2. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tịnh Biên
giai đoạn 2011 – 2014 (Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên).

Nhóm 1 -16


Biểu đồ 2.2. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tịnh
Biên giai đoạn 2011 – 2014

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, nhận thấy nếu lấy năm 2011 làm mốc (100%):
+ Năm 2012: số vụ phạm tội trộm cắp tăng 45,54% thì số bị can tăng tương
ứng 64,29%;
+ Năm 2013: số vụ phạm tội trộm cắp tăng 18,19% trong khi số bị can
giảm nhẹ 14,29%;
+ Năm 2014: số vụ phạm tội giảm 9,09% thì số bị can tăng đến 50%.
Nhận xét: có thể nhận thấy số vụ phạm tội trộm cắp không thay đổi nhiều
theo từng năm, tuy nhiên điều đáng chú ý là số bị can ngày càng gia tăng, thể
hiện tính có tổ chức, băng đảng nguy hiểm cho xã hội.

Năm

Tổng sổ vụ án
trộm cắp

2011

11

23

47,82

2012

16

63

25,40


2013

18

88

20,45

2014

17

55

30,91

Tổng

62

Tổng số vụ án
hình sự

229

Tỷ lệ %

27,07


Bảng 2.3. So sánh tình hình tội phạm trộm cắp tài sản với tình hình tội
phạm nói chung trên địa bàn huyện Tịnh Biên giai đoạn 2011-2014 (Nguồn: Tòa
án nhân dân huyện Tịnh Biên).

Nhóm 1 -17


Biểu đồ 2.3. So sánh tình hình tội phạm trộm cắp tài sản với tình hình tội
phạm nói chung trên địa bàn huyện Tịnh Biên giai đoạn 2011-2014 (Nguồn: Tòa
án nhân dân huyện Tịnh Biên).
Nhìn chung, qua biểu đồ ta có thể thấy tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
không biến động nhiều trong giai đoạn 2011 – 2014 như tình hình tội phạm nói
chung tại địa bàn huyện Tịnh Biên. Năm 2011, tỉ lệ tội phạm trộm cắp chiếm
gần 50% trong tổng số tội phạm, tuy nhiên tỷ lệ này giảm chỉ còn dao động từ
20 – 30% trong tổng số tội phạm. Đây là một điều đáng lo ngại, bởi lẽ tình hình
tội phạm đặc biệt là các tội phạm khác đang có chiều hướng gia tăng không chỉ
về chất và về lượng gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội đặc biệt
là gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
2.1.2. Cơ cấu, tính chất, mức độ
Để hiểu rõ hơn về tình hình tội phạm trộm cắp tài sản giai đoạn 2011 –
2014 trên địa bàn huyện Tịnh Biên, chúng ta sẽ xem xét cơ cấu về độ tuổi, giới
tính và các yếu tố khác trong tổng số các bị can phạm tội trộm cắp tài sản.
a) Về độ tuổi
Năm

Tổng số bị
can

Từ 14 đến
dưới 16

tuổi

Từ 16 đến
dưới 18
tuổi

Từ 18 đến
30 tuổi

2011

14

0

0

7

7

2012

23

0

1

18


4

2013

21

0

1

10

10

2014

28

0

0

17

11

Trên 30
tuổi


Nhóm 1 -18


Tổng

86

0

2

52

32

Tỷ lệ %

100

0

2,33

40,47

57,2

Bảng 2.5. Bảng thể hiện độ tuổi của bị can phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn huyện Tịnh Biên giai đoạn 2011 - 2014 (Nguồn: Tòa án nhân dân huyện
Tịnh Biên)


Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ cơ cấu độ tuổi của người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn huyện Tịnh Biên giai đoạn 2011 - 2014.
Qua biểu đồ có thể thấy số bị can phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
huyện Tịnh Biên chủ yếu tập trung vào 02 độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi (chiếm tỷ lệ
41%) và trên 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 57%), ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi thì
tương đối thấp chỉ chiếm tỷ lệ 2,33%. Riêng đối với độ tuổi từ 14 đến dưới 16
tuổi thì không có trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản, đây là một điều đáng
mừng. Nhìn chung, tỷ lệ phạm tội của người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) trên
địa bàn huyện Tịnh Biên là rất thấp, không có gì đáng lo ngại. Đối với người
phạm tội đã thành niên chiếm đa số bởi đây là độ tuổi bắt đầu cuộc sống tự lập,
không còn dựa dẫm vào cha mẹ, người thân, nên họ không có khả năng tài chính
để nuôi sống bản thân mình hoặc để thỏa mãn các nhu cầu khác (ma túy, cờ bạc,
cá độ, rượu chè,..) đã thôi thúc họ có hành vi trộm cắp tài sản để thỏa mãn các
nhu cầu trong cuộc sống của bản thân.

b) Về giới tính
Nhóm 1 -19


Năm

Tổng số bị cáo

Nam

Nữ

2011


14

13

01

2012

23

23

0

2013

21

21

0

2014

28

25

03


Tổng

86

82

4

Tỷ lệ %

100

93,35

6,65

Bảng 2.5. Giới tính của các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản (Nguồn: Tòa
án nhân dân huyện Tịnh Biên)

Biểu 2.5. Biểu đồ thể hiện giới tính phạm tội trộm cắp tài sản

So với nữ giới thì nam giới phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ khá cao
đến 93,35% trong khi nữ giới chỉ chiếm 6,65%. Sự chênh lệch lớn này là do
tâm, sinh lý ở nam giời và nữ giới thường rất khác nhau, nam giới dễ dàng bị
ảnh hưởng bởi môi trường tiêu cực, dễ bị tiêm nhiễm bởi các thói hư tật xấu, bên
cạnh đó việc có sẵn bản tính cạnh tranh, hiếu chiến, thích thể hiện và thường có
máu làm liều chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc chênh
lệch tỷ lệ phạm tội trộm cắp tài sản giữa nam và nữ.

Nhóm 1 -20



Một điểm đáng chú ý nữa là về việc tái phạm, tái phám nguy hiểm của tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tịnh Biên là không cao, chỉ ghi nhận được
02 trường hợp vào năm 2011, còn các năm còn lại con số này chỉ là 0.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến các tội phạm về trộm cắp tài sản trên địa
bàn huyện Tịnh Biên
2.2.1. Nguyên dân từ phía người phạm tội
Tịnh Biên tuy có nền kinh tế phát triển, đời sống kinh tế người dân được
nâng cao, tuy nhiên vẫn có nhiều vùng khó khăn, nhất là vùng nông thôn, vấn đề
việc làm bị hạn chế hoặc thu nhập từ đó không cao khiến cho đời sống nhiều
người còn bấp bênh trong khi nhu cầu cuộc sống thì lại quá lớn. Bên cạnh đó, sự
xuống cấp về đạo đức bởi các tệ nạn xã hội tăng mạnh như rượu chè, ma túy, …
đặc biệt là vùng biên giới giáp Campuchia là nơi có nhiều dịch vụ giải trí không
lành mạnh đã lôi kéo một bộ phận không nhỏ người dân có hành vi trộm cắp tài
sản của người khác để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình.
Ví dụ trường hợp của Lê Công Bằng vì để có tiền sử dụng ma túy mà vào
khoảng thời gian từ 1 giờ đến 02 giờ sáng ngày 16/01/2014, hắn đã đi bộ từ nhà
đến khu vực Xóm Xuân Biên, thị trấn Tịnh Biên để tìm tài sản trộm cắp bán lấy
tiền mua ma túy. Khi đến kho nước ngọt Hoa Cương, Bằng phát hiện một chiếc
xe tải đậu không có người trông coi Bằng đã về nhà lấy công cụ cắt dây điện,
tháo óc vặt cọc lấy đi hai bình ắc quy hiệu Động Nai, loại 70 Ampe mang đi.
Sau đó, thì bị người dân phát hiện tri hô bằng bỏ lại tang vật và bỏ trốn đến ngày
04/5/2015. 7
Một trường hợp khác là của Nguyễn Văn Cu (sinh năm 1982) chỉ vì cần
tiền mua rượu uống, cho nên khi đi chơi về, Cu thấy mà Nguyễn Thị Phàng đang
ngủ nên nảy sinh ý định lấy trộm tài sàn trong áo khoác mà bà Phàng treo ở gần
chỗ ngủ, Cu đã lấy đi 310.000 đồng và 02 chiếc nhẫn vàng 24 kara.8
Việc phạm tội đôi khi còn xuất phát từ bản tính tham lam, lười lao động
của người phạm tội, không làm mà muốn được thụ hưởng, như trường hợp của

Trần Thị Tuyết Trang (sinh năm 1981). Khoảng 08 giờ ngày 13/02/2013, Trang
đến nhà bà Nguyễn Kim Ly để nói chuyện thấy nhà bà Ly không có ai Trang lẻn
vào phòng lấy trộm tài sản có tổng giá trị 70.000.000 đồng và 55 USD. Sau đó
7
8

Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên, Bản án Hình sự sơ thẩm, số 40/2014/HS.ST, ngày 07/8/2014
Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên, Bản án Hình sự sơ thẩm, số 10/2015/HS.ST, ngày 15/04/2015

Nhóm 1 -21


ngày 25/02/2013, Trang tiếp tục đến nhà bà Ly để nói chuyện, đứng trước nhà
quan sát Trang thấy không ai trong nhà nên đi từ cửa sau lẻn vào phòng lấy trộm
tiếp tục 30.725.000 đồng để tiêu xài cá nhân và chi trả nợ.9
Không chỉ dừng ở đó thói quen, lòng tham lam, khát vọng làm giàu bằng
mọi cách kể cả hành việc vi phạm pháp luật, với những đặc điểm tâm lý tiêu cực
đó khi gặp điều kiện thuận lợi là sẽ lấy tài sản của người khác đem bán để có
tiền tiêu xài. Có thể thấy rõ qua trường hợp của Huỳnh Văn Lượm (sinh năm
1984), Lượm đã từng bị xử lý hình sự về tội “vận chuyển trái phép chất ma túy”,
nhiều lần có hành vi trộm cắp tài sản tại thành phố Châu Đốc, khoảng 07 giờ 15
phút ngày 23/4/2011 Lượm đi xe đò từ Châu Đốc đến xã An Hảo mục đích tìm
tài sản để lấy trộm. Thấy một chiếc xe wave anpha dựng trước nhà ông Trần
Văn Ảnh nhưng không có người trong coi nên Lượm đã dùng đoản mang theo
bẻ khóa để lấy xe chạy đi. Sau đó bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ.10
Nhìn chung, tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tịnh Biên về
mức độ tinh vi, xảo quyệt không cao, chủ yếu chỉ lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu
hoặc người quản lý tài sản để lén lút lấy đi tài sản để bán lấy tiền mà phục vụ
cho nhu cầu cá nhân. Trong giai đoạn 2011 – 2014 tình hình tội phạm trộm cắp
trên địa bàn không ghi nhận được trường hợp nào có tổ chức, mức độ nguy hiểm

cao. Tuy nhiên các cơ quan chức năng cũng không thể lơ là, cần có sự quan tâm
và giám sát chặt chẽ đối với địa bàn mà mình quản lý.
2.2.2. Nguyên nhân từ công tác giáo dục
Như đã phân tích về cơ cấu tuổi thì độ tuổi chưa thành niên phạm tội không
cao, chỉ chiếm tỷ lệ 2,33%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thờ ơ, thiếu giáo dục
của gia đình, nhà trường nên người phạm tội chưa thành niên phần lớn có nhận
thức kém, dễ dàng bị lung lay, lôi kéo, xúi giục bởi những thành phần xấu trong
xã hội mà từ đó thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Ví dụ như trường hợp của Nguyễn Văn Thái (sinh năm 1998, không biết
chữ) sau khi cùng nhậu với Huỳnh Phú Đông (sinh năm 1996, từng ba lần có
hành vi trộm cắp tài sản, từng bị trộm quản giáo tại địa phương), Đông rủ Thái
ra kênh Mương Trâu tắm và bắt chuột về nhậu tiếp. Trên đường đi, thấy có chiếc
xe máy của anh Nguyễn Thanh Vĩnh đậu trên bờ kênh mà chìa khóa còn gắn
9

Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên, Bản án Hình sự sơ thẩm, số 32/2014/HS.ST, ngày 15/04/2014
Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên, Bản án Hình sự sơ thẩm, số 39/2011/HS.ST, ngày 15/04/2011

10

Nhóm 1 -22


trên xe nên Đông rủ Thái lấy trộm xe và được Thái đồng ý, nhưng sau đó bị anh
Vĩnh phát hiện và bị bắt giữ.11
2.2.3. Nguyên nhân từ phía người bị hại
Bọn tội phạm thường lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu và người quản lý tài
sản để thực hiện hành vi trộm cắp. Mà trong việc quản lý tài sản của chủ sở hữu,
người có trách nhiệm quản lý còn thiếu cảnh giác để chúng dễ dàng thực hiện
hành vi trộm cắp như: không khoá xe an toàn, để tài sản không có người trông

coi ... nhất là những người có trách nhiệm quản lý ... đã thiếu tinh thần cảnh giác
rời bỏ vị trí và trách nhiệm của mình tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm
vào cơ quan tiến hành trộm cắp tài sản.
Như đã ví dụ ở trên, trong 02 vụ án của Trần Thị Tuyết Trang và Nguyễn
Văn Thái, Huỳnh Phú Đông thì chính sự sơ hở và chủ quan của người bị hại
chính là một điều kiện thuận lợi để cho các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội.
2.2.4. Nguyên nhân về quản lý xã hội
Với sự phát triển kinh tế xã hội như hiện nay thì công tác quản lý xã hội
cần phải đồng bộ, chặt chẽ và sát sao vì nếu công tác này không được thực hiện
tốt thì sẽ là môi trường thuận lợi cho tình hình tội phạm phát triển. Mặc dù có
nhiều cố gắng nhưng công tác quản lý của cơ quan chức năng vẫn còn nhiều hạn
chế do chưa kịp thời nhân được thông tin về tội phạm, trình độ yếu kém và trang
thiết bị còn hạn chế. Bên cạnh đó, thái độ thờ ơ của cộng đồng đối vói việc
phạm tội hoặc người bị hại không tố giác tội phạm do sợ bị trả thù mà còn
không ít trường hợp vẫn còn chưa bị truy tố trước pháp luật.

11

Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên, Bản án Hình sự sơ thẩm, số 35/2015/HS.ST, ngày 30/7/2015

Nhóm 1 -23


CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
3.1. Dự báo tình hình
Dự báo trong thời gian tới, tình hình tội phạm trộm cắp trên địa bàn huyện
Tịnh Biên sẽ tiếp tục tiếp diễn tuy số lượng sẽ không có nhiều biến động nhưng
điều đáng lưu ý là bản chất tội phạm sẽ có nhiều diễn biến phức tạp với thủ đoạn
hoạt động tinh vi, liều lĩnh hơn; có khả năng sẽ xuất hiện các băng nhóm tội

phạm trộm cắp có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ cao
để trộm cắp. Hậu quả, tài sản thiệt hại sẽ ngày càng lớn hơn, gây ảnh hưởng xấu
đến trật tự an toàn xã hội.
Địa bàn mà trộm thường chú ý gây án là những nơi chứa nhiều tiền bạc, vật
tư, hàng hóa có giá trị … thường là những nơi vắng vẻ, ban đêm là nơi ít ánh
sáng, ban ngày là nơi ít có người qua lại, chủ yếu chúng sẽ chọn những nơi có
điều kiện thuận lợi có thể dễ dàng trốn thoát sau khi thực hiện hành vi phạm tội
để ra tay. Thời điểm hoạt động từ 22 giờ đến 04 giờ; nếu là khu dân cư thì chúng
thường hoạt động sáng từ 8 giờ đến 10 giờ, chiều từ 13 giờ đến 16 giờ. Địa bàn
và thời gian gây án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dựa vào hai yếu tố này
chúng sẽ tính toán để lựa chọn thời gian và phương thức gây án thích hợp.
Xét động cơ và mục đích của người phạm tội trong thời gian tới vẫn xoay
quanh nhu cầu thỏa mãn cho bản thân như tiêu xài, ma túy, trả nợ, … Người
phạm tội thường không có nghề nghiệp hoặc làm nghề tự do. Tuy nhiên, vấn đề
đáng lưu ý chính là thiệt hại về tài sản của người bị hại sẽ có giá trị cao hơn bởi
hiện nay đời sống của người dân ngày càng tăng cao và việc mua sắm tài sản có
giá trị lớn để trong nhà là một chuyện phổ biến, do đó người dân cần đề cao
cảnh giác, bảo vệ tài sản của mình để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
3.2. Đề xuất giải pháp phòng ngừa
* Đối với vấn đề kinh tế
- Cần giải quyết tình trạng thất nghiệp, thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo, hạn chế gia tăng dân số … đảm bảo mức sống tối thiểu, rút ngắn khoảng
cách giữa giàu và nghèo.
- Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn
huyện.
Nhóm 1 -24


- Phát triển hệ thống quản lý tài chính, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt mà
tập trung nâng cao hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, hạn chế giữ tiền mặt

… những điều này cũng giúp giảm nguy cơ trộm cắp tài sản.
* Đối với vấn đề xã hội
- Cần phải tập trung vào việc giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ trẻ, đặc biệt là
các em học sinh đang ở lứa tuổi mới lớn, dễ bị dụ dỗ bào các con đường xấu.
- Có chính sách tạo công ăn việc làm đối với những người mới trở về từ
con đường lạc lối, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng.
- Có sự quan tâm đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh nghèo khó,
người có tiền án, tiền sự, chú trọng thực hiện các chính sách xã hội, … tại niềm
tin trong nhân dân.
- Cần bài trừ các tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc,… phát huy sức mạnh
toàn dân trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm
trộm cắp tài sản nói riêng.
* Đối với công tác giáo dục, tuyên truyền
- Cần phải tăng cường hiệu lực của hệ thống pháp luật.
- Cần phải thường xuyên phổ biến, thông tin công khai về các chính sách
pháp luật hình sự đến từng người dân thông qua các đài phát thanh, các lớp tập
huấn. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật
một cách sâu rông trong toàn xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh để
phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trước
mắt và lâu dài.
- Có thể lồng ghép pháp luật áp dụng vào chương trình giảng dạy để các em
sớm hình thành nhận biết về pháp luật, góp phần phòng chống tội phạm vừa xây
dựng xã hội văn minh, dân chủ.
- Cần tuyên truyền, vận động người dân nên có ý thức bảo vệ tài sản của
mình, không nên lơ là chủ quan để bọn tội phạm có điều kiện thuận lợi mà thực
hiện hành vi.
* Đối với công tác quản lý nhà nước
- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, giáo dục và
cảm hóa những người phạm tội tại cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức,
Nhóm 1 -25



×