Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Tìm hiểu tình hình hoạt động và đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đánh giá tình hình tài chính và công tác tổ chức kế toán thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.08 KB, 59 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang găp sự
cạnh tranh gay gắt và ngày càng rõ nét, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nhận thức,
đành giá được tiềm năng của doanh nghiệp mình trên thị trường để có thể tồn tại đứng
vững và ngày càng phát triển. Để đạt được những điều trên thì kế toán là một bộ phận
không thể thiếu và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có thể nói kế toán là một công cụ
đắc lực cho các nhà quản lý , nó không chỉ phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn mà
còn phản ánh tình hình chi phí lợi nhuận hay kết quả giúp cho nhà quản lý dễ dàng
nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn hàng hóa được xem là chủ yếu nhất,
nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và quản lý hàng
hóa là nội dung quản lý hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại. Bên cạnh đó mối
quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài
doanh nghiệp về các khoản thu, phải trả cho khách hàng, người bán (trong quá trình
mua bán hàng hóa) cũng được chú trọng. Có thể nói, kế toán thanh toán đóng vai trò
quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, nó
giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ tình hình tăng giảm của vốn,
đồng thời có biện pháp giải quyết kịp thời những rủi ro không may xảy ra cho doanh
nghiệp bất cứ lúc nào.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên XNK vật tư tàu thủy
với đề tài: “ Tìm hiểu tình hình hoạt động và đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh,
đánh giá tình hình tài chính và công tác tổ chức kế toán thanh toán” em đã có cơ hội để
trải nghiệm và tìm hiểu rõ hơn về công tác kế toán của doanh nghiệp.
Báo cáo của em gồm có 3 chương:
Chương I: Tìm hiểu chung về công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu vật tư tàu
thủy.
Chương II: Khái quát tình hình SXKD và tình hình tài chính của công ty TNHH một
thành viên XNK vật tư tàu thủy trong 6 tháng đầu năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2106
Chương III: Tìm hiểu và mô tả quy trình nghiệp vụ kế toán thanh toán trong công ty.

1




CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu vật tư tàu thuỷ
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty xuất nhập khẩu vật tư tàu thuỷ là một doanh nghiệp nhà nước , thành
viên trong Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Công ty được thành lập ngày
16/11/1986 theo quyết định số 141/LĐ-TCCB và có tên gọi lúc ban đầu là “ Xí nghiệp
cung ứng vật tư thiết bị cơ khí thuỷ ” nằm tại số 4 Phan Đình Phùng - Hồng Bàng - HP
với số vốn kinh doanh ban đầu là : 3.575.000.000đ và số lượng nhân viên là 36 người.
Trong thời kỳ đầu từ năm 1986 đến 1991, công tác kinh doanh của công ty theo
cơ chế bao cấp, Công ty chỉ tổ chức kinh doanh theo kế hoạch của Tổng công ty công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ( ngày nay là Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ).
Một đơn vị chuyên thực hiện công tác nhập khẩu các loại vật tư ( thép tấm, thép lá, các
loại nghi khí hàng hải ...) để phục vụ cho các nhà máy đóng tàu trong cả nước. Lúc đó
thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là các nước châu á như Trung Quốc, Nhật
Bản và doanh thu đạt được còn rất thấp. Cơ sở vật chất của Công ty lúc đó còn nghèo
nàn lạc hậu.Những năm sau đó, do chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, cơ chế
kinh doanh của thị trường, Công ty phải chuyển mình để thích ứng với cơ chế mới.
Ngày 16/6/1992 Công ty được đổi tên là :
- Tên Công ty : Công ty xuất nhập khẩu vật tư tàu thuỷ
- Tên giao dịch với nước ngoài : Ship Material Import Export Company, viết tắt
là SHIMEX
- Ngày 30/6/2014 Công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty
TNHH một thành viên xuất nhập khẩu vật tư tàu thủy.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : SHIP MATERIALS IMPORT –
EXPORTCOMPANY LIMITED
- Tên công ty viết tắt : SHIMEXCO.LTD
- Địa chỉ trụ sở chính : Số 4 Phan Đình Phùng, phường Hạ lý, quận Hồng Bàng,
Thành phố Hải phòng, Việt Nam.

- Điện thoại: 0313.820.052
- Email:
- Fax : 0313.842.694

2


- Ngành nghề kinh doanh chính (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
109304, lần 1 ngày 04/5/1994, và các lần bổ xung nghành nghề kinh doanh khác do sở
kế hoạch đầu tư Thành phố Hải phòng cấp) :
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị cho nghành đóng tàu thủy ; Chế
biến kinh doanh các mặt hàng từ gỗ ; Dịch vụ sửa chữ các phương tiện vận tải thủy ;
phá dờ tàu cũ ; Dịch vụ cung ứng hàng hải ; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị xây dựng ;
Sản xuất máy móc , thiết bị , vật tư phục vụ đóng tàu mới và sửa chữa các phương tiện
vận tải thủy ; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp (Phân bón các loại, máy
móc,công cụ phục vụ ông nghiệp) ; Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư và vật liệu
xây dựng ; Kinh doanh phát triển nhà và bất động sản ; Kinh doanh dịch vụ hạ tầng cơ
sở khu công nghiệp ; Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị,vật tư, phương tiện vận tải
thủy bộ phục vụ giao thông vận tải ; Khai thác cầu cảng, kho,bãi, bốc dỡ hàng hóa,
hàng lỏng và container ; Gia công cơ khí và nấu luyện sắt thép phế liệu ; Kinh doanh
dịch vụ vận tải hàng hóa thủy, bộ; Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng ;
San lấp mặt bằng.
+ Kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng như : đầu tư cơ
sở hạ tầng, cho thuê đất, cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với nhiều chức năng, phục vụ cho
nhiều ngành nghề, không còn bị hạn chế chỉ nhập khẩu vật tư thiết bị cho các nhà máy
đóng tàu mà còn kinh doanh, bán hàng cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu. Với
đội ngũ quản lý chuyên ngành, có thâm niên trong nhiều lĩnh vực, Công ty đã và đang
đáp ứng mọi nhu cầu về vật tư thiết bị cho các đơn vị thành viên trong và ngoài Tập
đoàn.

1.2 Chức năng , nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Từ những ngày đầu mới thành lập, công tác xuất nhập khẩu của công ty là các
mặt hàng như : vật tư, máy móc phục vụ các nhà máy đóng tàu, sắt thép phế liệu.
Những năm sau, do việc xuất khẩu các mặt hàng sắt vụn bị nhà nước loại bỏ khỏi danh
mục hàng hoá xuất khẩu, nên công tác xuất nhập khẩu của công ty chỉ chủ yếu là nhập
khẩu vật tư máy móc thiết bị phục vụ đóng mới tàu cho các nhà máy đóng tàu trong
Tập đoàn và các loại thiết bị, tôn sắt thép, vòi phun, nghi khí hàng hải … phục vụ cho
các doanh nghiệp có nhu cầu bên ngoài Tập đoàn.

3


Là một thành viên của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty xuất
nhập khẩu định hướng thị trường của mình trước tiên là thực hiện cung ứng vật tư cho
kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các Công ty thành viên khác. Ngoài ra
còn thực hiện các dịch vụ bổ trợ cho các đơn vị ngoài ngành theo kế hoạch tự làm của
Công ty. Do vậy thị trường hoạt động của Công ty sẽ dựa vào hai phần chính là thị
trường trọng tâm và thị trường tự khai thác.
Những năm gần đây, công ty chủ yếu cung ứng vật tư thiết bị cho các Nhà máy
đóng tàu lớn như Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nhà
máy đóng tàu Nam Triệu…để đóng tàu có trọng tải lớn. Từ năm 2005, Công ty đã
hoàn thành cung ứng vật tư thiết bị để đóng tàu 53.000tấn cho Vương Quốc Anh và
vẫn đang tiếp tục cung ứng vật tư thiết bị để đóng 6 con tàu mới có trọng tải tương
đương cho các bạn hàng nước ngoài. Bên cạnh đó công ty vẫn duy trì nhập tôn sắt thép
cùng các vật tư thiết bị để cung cấp cho các bạn hàng quen khi những doanh nghiệp
này có nhu cầu .
Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn, Công ty cũng có nhiều thuận lợi. Hoạt
động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, doanh số tăng đều qua các năm. Cùng với
sự cố gắng rất lớn của cán bộ công nhân viên chức trong công ty, đó là nhân tố góp
phần tạo điều kiện cho nguồn vốn kinh doanh của Công ty được bổ sung. Trong đó bổ

sung vốn điều lệ của Công ty là 15.020.000.000đ, Ngân sách nhà nước cấp
11.230.000.000đ.
II. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động
2.1 Những tài sản hiện có của công ty
Hồ sơ pháp lý về nguồn gốc nhà, đất:
Tại số 4 Phan Đình Phùng , phường Hạ Lý , Quận Hồng Bàng , Thành phố Hải
Phòng:
- Quyết định số 2889/QĐ- UB NGÀY 13/12/2005 của UBND TP. Hải Phòng
về ciệc cho phép công ty thuê 4.263 m2 đất để xây dựng cơ sở sản xuất, văn phòng
làm việc tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng.
- Biên bản triển khai và bàn giao đất ngày 29/12/2005 giữa Sở TNMT Tp. Hải
phòng, UBND phường Hạ Lý, công ty XNK Vật tư Tàu thủy để thực hiện dự án xây
dựng nhà máy sản xuất, văn phòng làm việc tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng.

4


- Hợp đồng thuê đất số 11/HĐTĐ ngày 18/01/2006 giữa Sở TNMT Tp. Hải
phòng và công ty XNK Vật tư Tàu thủy thuê 4.263 m2 đất tại phường Hạ Lý, quận
Hồng Bàng để xây dựng cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AB 789558 ngày 08/06/2006 của
UBND thành phố Hải Phòng với diện tích đất 4.263 m2.
Tại xã An Hồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng ( KCN Tàu Thủy An
Hồng):
- Quyết định số 1187/QĐ-UB ngày 20/05/2002 của UBND Tp. Hải Phòng về
việc cho phép Công ty XNK Vật tư Tàu Thủy thuê đất tại xã xã An Hồng, huyện An
Hải ( nay là huyện An Dương) để xây dựng khu công nghiệp Tàu thủy Hải Phòng. Thu
hồi 346.975 m2 đất cho phép công ty thuê : 303.814 m2 để xây dựng khu CN tàu thủy
và tạm giao cho công ty 43.161 m2 đất hành lang để làm đường giao thong công cộng
sư dụng vhung khu vực ( Công ty không phải trả tiền thuê đất).

- Hợp đồng thuê đất số 103/ HĐ-TĐ ngày 29/06/2004 giữa Sở TNMT Tp. Hải
phòng và công ty XNK Vật tư Tàu thủy về việc thuê 303.814 m2 đất để làm khu công
nghiệp cho thuê.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00004 ngày 29/05/2004 của UBND
Tp. Hải Phòng với diện tích đất 303.814 m2 ( đang cầm cố tại Công ty Tài chính
CNTT).
- Ngày 16/08/2012 Cục Quản lý Công sản ( Bộ tài chính), Sở Tài chính Tp. Hải
Phòng và Ban Đầu tư phát triển tập đoàn CNTT Việt Nam ( nay là Tổng công ty Công
nghiệp Tàu thủy) đã tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng cơ sở nhà đất của công ty
và đã xác nhận:
- Đối với cơ sở nhà đất tại số 4 Phan Đình Phùng, phường Hạ Lý, quận Hồng
Bàng, Tp. Hải Phòng: Công ty đang sử dụng 1.030,58 m2 đất làm trụ sở công ty, nhà
kho, nhà bếp, nhà xe, nhà bảo vệ; còn lại 3.232,42 m2 đất là sân vườn, đường đi nọi
bộ, sân bãi.
- Đối với cơ sở nhà đất tại Kcn Tàu thủy An Hồng: Công ty đã cho thuê khoảng
61% mặt bằng khu đất ( 183.972 m2) để cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn
CNTT Việt Nam ( nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy) thuê. Còn lại 39% diện
tích đất 119.842 m2 đơn vị đang để trống. Công ty đang sử dụng 02 nhà cấp 4 để làm
văn phòng Ban QLDA Khu Cn Tàu thủy An Hồng, nhà bảo vệ.

5


- TSCĐ hiện có gồm: 02 xe ô tô, 02 xe cứu hỏa, 01 tàu hàng khô đang hoạt
động bình thường
2.2 Số lượng các thành phần lao động
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Tổng công ty CNTT Việt Nam phải
thực hiện tái cơ cấu 236 đơn vị trong toàn tổng. Công ty TNHH một thành viên XNK
vật tư tàu thủy là một trong các đơn vị phải chuyển nhượng vốn và thực hiện việc sát
nhập vào nhà máy đóng tàu Bạch Đằng.

Do đơn vị không thuộc diện giữ lại nên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
gặp nhiều khó khăn, công ty phải thực hiện việc cắt giảm lao động, chỉ được giữ lại
một bộ máy tối thiểu bao gồm: người đại diện pháp luật, kế toán trưởng, mỗi phòng
ban chỉ giữ lại một người và lực lượng bảo vệ cần thiết.
Số lao động hiện tại còn 10 người, chủ yếu là lãnh đạo các phòng ban có trình
độ chuyên môn cao được giữ lại để thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu, sát nhập vào đơn vị
khác.
2.3 Nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn chủ sở hữu tính đến nay chỉ còn 3.381.000.000 đồng.
Vốn vay chủ yếu là từ công ty tài chính thuộc tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hiện tại
3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
+ Bộ máy tổ chức của công ty gồm: 01 chủ tịch, 01 giám đốc, 04 phòng ban
chức năng, 01 khu công nghiệp và 01 tổ bảo vệ do phòng hành chính quản lý.
+ Bộ máy tổ chức theo quan hệ trực tuyến : Giám đốc điều hành trực tiếp các
phòng ban và ban quản lý khu công nghiệp tàu thủy An Hồng.
- Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:

6


CHỦ TỊCH
KIỂM SOÁT VIÊN
GIÁM ĐỐC

quản
lý dự
tàu thủy
An Hồng

tổ chức
hành chính tiền lươ
Phòng kinh doanh ThươngPhòng
mại TàiBan
chính
– Kế
toánán khu công nghiệpPhòng

Khu công nghiệp tài thủy An Hồng

Tổ bảo vệ

Các chức năng, nhiệm vụ chính của từng bộ phận:
- Chủ tịch: Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp
và pháp luật có liên quan. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của
Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ
công ty và pháp luật có liên quan. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền
và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công
ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
- Giám đốc: Tổ chức thực hiện quyết Chủ tịch công ty; Quyết định các vấn đề
liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Ban hành quy chế quản lý nội bộ
công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ
các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; Ký kết hợp đồng nhân danh

7



công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền Chủ tịch công ty; Kiến nghị phương án cơ
cấu tổ chức công ty; Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Chủ tịch công ty;
Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Tuyển dụng
lao động; Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà
Giám đốc ký với Chủ tịch công ty.
- 4 phòng ban của công ty bao gồm:
+ Phòng kinh doanh Thương mại: là phòng có nhiệm vụ tìm đối tác kinh doanh,
quảng cáo và giới thiệu sản phảm đến khách hàng. Tìm hiểu thị trưởng, lập kế hoạch
kinh doanh và trình các phương án theo từng giai đoạn, từng phân khúc của thị trường
+ Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán dưới hình thức
giá trị và hiện vật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo ghi chép kịp thời và đầy đủ
đúng chế độ kế toán được Bộ Tài Chính ban hành. Đảm nhiệm hạch toán kế toán các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho Ban giám đốc và các cơ quan chức
năng theo quy định. Tham mưu cho Ban giám đốc các chế độ chính mới của thuế để
kịp thời cập nhât và thực hiện.
+ Ban quản lý dự án KCN Tàu thủy An Hồng: Thực hiện nhiệm vụ giám sát,
quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi
trường của KCN tàu thủy An Hồng
+ Phòng tổ chức hành chính tiền lương: Trợ giúp cho Giám đốc trong công tác
đối nội, đối ngoại của công ty. Có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp , lưu trữ và ban
hành các văn bản liên quan tơi công ty. Chịu trách nhiệm về nhân sự của công ty từ
khâu tuyển dụng đến việc sắp xếp lao động, hợp đồng lương và công tác khen thưởng
kỷ luật.

8


3.2 Sơ đồ - Tổ chức bộ máy kế toán của công ty :


Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán tiền mặt,
Kếlương,
toán kho,
thuế…
TSCĐ,công
Kế toán
nợ ngân
phải thu…
hàng công nợ phải
Kế toán
trả, …
dự án đầu tư Thủ quỹ

Chức năng chính của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Tổ chức công việc kế toán của doanh nghiệp; kiểm tra, giám
sát việc sử dụng nguồn tài sản, tài chính, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Phụ
trách việc lập và trình duyệt kế hoạch công việc, các mẫu hồ sơ, giấy tờ thuộc bộ phận
kế toán để áp dụng cho việc thể hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tổ
chức việc việc kiểm kê, giám sát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; theo
dõi, giám sát việc phân tích và tổng hợp thông tin tài chính. Cung cấp kịp thời và đầy
đủ các thông tin kế toán vế hoạt động kinh doanh, các khoản thu chi của doanh ghiệp
cho lãnh đạo, đưa ra các ý kiến đóng góp của mình để giúp lãnh đạo tìm ra phương án
giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khuyến
khích các nhân viên dưới quyền trong công việc chuyên môn. Lãnh đạo, quản lý nhân
viên trong bộ phận.
- Kế toán tổng hợp: Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới (kết chuyển

lãi lỗ năm tài chính cũ, hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới). Tiến hành
thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ

9


kinh tế phát sinh.công việc của kế toán tổng hợp. Tính lương cho cán bộ, công nhân
viên và thực hiện các khoản trích theo lương. Phân bổ các chi phí trả trước ngắn hạn ,
dài hạn, công cụ dụng cụ.Tính và trích khấu hao tài sản cố định. Thực hiện các bút
toán phân bổ và kết chuyển. Lập các Báo cáo Thuế theo quy định (lập tờ khai thuế
GTGT, TNCN...). Lập các Báo cáo Nội bộ theo yêu cầu Nhà Quản lý như: Báo cáo
quản trị (Báo cáo tài chính, báo cáo tổng chi phí, doanh thu ... ). Lập tờ khai thuế
GTGT, TNCN theo quý (Nếu DN đủ điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý). Lập tờ
khai thuế TNDN tạm tính theo quý. Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý. Lập
các báo cáo nội bộ (Theo yêu cầu của quản lý). Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và
TNCN.Lập báo cáo tài chính. Lập báo cáo quản trị (theo yêu cầu của quản lý)
- Kế toán tiền mặt: Tập hợp và kiểm tra nhu cầu thu chi hàng ngày. Lập phiếu
thu chi tiền mặt, theo dõi thực chi với sổ sách, báo cáo thu chi hàng ngày. Kiểm tra
tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc thu - chi theo đúng quy trình, quy định, kế hoạch
thanh toán trước khi trình ban lãnh đạo phê duyệt. Hạch toán kế toán vào phần mềm kế
toán hoạt động thu - chi tiền mặt. Lưu trữ các chứng từ kế toán liên quan đến phần
hành công việc hợp lý, theo qui định công ty, đảm bảo an toàn và dễ tìm kiếm.
- Kế toán kho, TSCĐ, công nợ phải thu: Khi có phát sinh các nghiệp vụ phải lập
đầy đủ và kịp thời các chứng từ như nhập, xuất hàng hóa, vật tư... Hạch toán doanh
thu, giá vốn, công nợ.công việc của kế toán kho. Theo dõi công nợ nhập xuất vật tư,
lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ. Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập
khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan. Kiểm tra các hóa đơn
nhập hàng từ nhà ản xuất, xử lý tất cả các trường hợp thiếu hụt vật tư, hàng hóa. Phối
hợp với thủ kho nhanh chóng làm các thủ tục trong việc xuất hàng hóa cho khách
hàng. Theo dõi lượng nhập, xuất, tồn vật tư ở tất cả các khâu, các bộ phận trong hệ

thống sản xuất, kịp thời đề xuất việc lập kế hoạch dự trữ vật tư. Thường xuyên kiểm
tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hoá vật tư trong kho được sắp xếp hợp
lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập
xuất của thủ kho và kế toán. Trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất
kho cùng thủ kho, nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn. Tham gia công tác kiểm kê định
kỳ (hoặc đột xuất), đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Chịu trách
nhiệm lập biên bản kiểm kê. Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn. Kế toán kho
đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về vật tư hàng hóa trong kho, nhất là những vật

10


tư có nhiều chủng loại, quy cách mẫu mã khác nhau, vật tư là hóa chất dể cháy nổ, dể
hư hỏng,...
- Kế toán ngân hàng, công nợ phải trả: Nhâp liệu vào phần mềm các hoá đơn
GTGT, hoá đơn bán hàng liên quan đến chi phí mà chưa trả tiền thì lúc này kế toán
công nợ sẽ bắt buộc phải ghi Nợ chi phí, Nợ thuế GTGT đầu vào và Có tài khoản 331.
(Kế toán kho sẽ nhập tương ứng với phần hàng tồn kho và công nợ phải trả Tức là
hạch toán nơ hàng tồn kho, Nợ thuế GTGT đầu vào Có 331. Kế toán tài sản cố định sẽ
ghi nhận tài sản cố định, Chi phí trả trước, CCDC, Thuế GTGT đầu vào và công nợ
phải trả tức là hạch toán Nợ tài sản cố định; Chi phí trả trước và thuế GTGT đầu vào
và có TK 331. Riêng những khoản mua khác mà có nợ phải trả sẽ do kế toán công nợ
phải trả ghi vào phần mềm). Lưu ý những hợp đồng mua bán mà theo dõi công nợ thì
phải chuyển sang kế toán theo dõi công nợ 1 bản hợp đồng. Lập bảng theo dõi tuổi nợ
và lên kế hoạch thanh toán để trình cho giám đốc định kỳ cuối mỗi tuần. Đối chiếu
công nợ phải trả với nhà cung cấp định kỳ và bất kỳ thời gian nào. In sổ sách và lưu
trữ chứng từ. Làm các báo cáo quản trị theo quy định (Báo cáo công nợ phải trả từng
nhà cung cấp theo tuổi nợ để Giám đốc chuẩn bị tiền thanh toán cũng như những chính
sách mà nhà cung cấp cho Công ty được hưởng: ví dụ như thanh toán trước thời
hạn…)

- Kế toán dự án đầu tư: Cập nhật, kiểm tra, ghi chép số liệu và hạch toán kế
toán theo phân công. Tham gia quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện các thủ tục thu chi và
thanh toán. Ngoài ra công việc của kế toán dự án là phổ biến, hướng dẫn các cán bộ
thực hiện dự án và các tổ chức/cá nhân tham gia hoạt động dự án theo đúng trình tự,
thủ tục thanh toán, tạm ứng...Giải trình số liệu theo yêu cầu của cơ quan kiểm toán,
thuế. Phối hợp với đồng nghiệp thực hiện các công việc của dự án. Thực hiện chế độ
lập kế hoạch và báo cáo công việc theo quy định.
- Thủ quỹ: là công việc liên quan trực tiếp đến tiền mặt. Thủ quỹ thu tiền từ các
nguồn thu trong công ty, có nghĩa là mọi người thu được tiền về sẽ nộp lại cho thủ
quỹ. Các khoản chi liên quan đến tiền cũng do thủ quỹ.Tất cả các nghiệp vụ ấy thủ quỹ
đều phải có phiếu thu, phiếu chi và được phán ánh chi tiết lên sổ quỹ tiền mặt. Bên
cạnh đó, thủ quỹ còn phải chịu trách nhiệm về tiền giả, tiền thiếu.

11


3.3 Một số chế độ kế toán áp dụng tại công ty :
Doanh nghiệp áp dụng theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ
Tài Chính .
Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ ( DN sử dụng phần mềm kế
toán )
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12 hàng năm.
- Kỳ kế toán theo quý
- Đồng tiền sử dụng VND
- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ .
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp thực tế đính danh,
phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tính khấu hao theo đường thẳng.
Chế độ kế toán doanh nghiệp thực hiện gồm :
- Hệ thống tài khoản kế toán

- Báo cáo tài chính
- Chế độ chứng từ kế toán
IV. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển trong tương lai của
doanh nghiệp
4.1 Khó khăn
- Trong thời gian qua do tình hình kinh tế chung toàn cầu và trong nước suy
thoái đã gây ra nhiều biến động và khó khăn cho các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam.
Nhiều khó khăn chung của toàn tổng công ty ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp và khó khăn nhất là về nguồn vốn vay để kinh doanh nhập
hàng trong khi vật tư tồn đọng qua các năm chưa giải quyết được. Công ty đã phải hợp
tác với các đơn vị bạn để cùng kinh doanh nhưng hiệu quả thấp do phải chia sẻ lợi
nhuận. Bên cạnh đó, công ty đã mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng do thị
trường có diễn biến không thuận lợi đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
- Thị trường sắt thép trên thế giới biến động lớn do suy thoái kinh tế dẫn đến
giá trong nước không có biến động tăng mà còn giảm theo từng thời điểm. Chính phủ
thực hiện chủ trương chống lạm phát nên nguồn vốn đầu tư cho các dự án bị đình trệ,
giải ngân chậm dẫn đến lượng cầu về thép cũng giảm mạnh. Chênh lệch tỷ giá đô la
Mỹ quá lớn cũng khiến cho công ty bị thô lỗ lớn.

12


- Các đơn vị thuê đất đai tại khu công nghiệp mặc dù đã được bàn giao sử dụng
mặt bằng nhưng khó khăn nên không thanh toán tiền thuê đất , phí cơ sở hạ tầng cho
công ty nên gây ra những khoản nợ càng lớn và chưa có biện pháp giải quyết.
- Do việc phải tái cơ cấu nên doanh nghiệp đã buộc phải cắt giảm lao động tại
công ty, điều này dẫn đến việc phải giải quyết các vấn đề phát sinh như việc chi trả
tiền trợ cấp mất việc làm cho tình hình tài chính của công ngày càng thêm khó khăn,
ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty
4.2 Thuận lợi

Bên cạnh những khó khăn thì công ty cũng có những thuận lợi như:
- Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ lãnh đạo Tổng công ty CNTT Việt Nam
trong quá trình hướng dẫn, thực hiện chế độ với người lao động trong quá trình thực
hiện tái cơ cấu doanh nghiệp.
- Cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt và hiểu biết tình
hình khó khăn chung, cùng hợp tác để thực hiện giải quyết ổn thỏa về chế độ người lao
động và khắc phục khó khăn của doanh nghiệp.
4.3 Định hướng phát triển trong tương lai
- Công ty cần tích cực hơn nữa trong việc hợp tác với các đơn vị bạn để cùng
kinh doanh và có các thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận một cách hợp lý để có thể đem lại
hiệu quả lợi ích lớn nhất cho các bên.
- Công ty nên tìm hiểu rõ nhu cầu của thị trường trước khi mở rộng kinh doanh
các mặt hàng khác sao cho đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất có thể, cải
thiện được tài chính của công ty
- Công ty cần phải có các biện pháp kiên quyết hơn nữa trong việc thu hồi các
khoản nợ, tránh để tình trạng nợ kéo dài mà không có biện pháp giải quyết.
- Công ty cần phải có các biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn một cách
hợp lý và hiểu quả.

13


CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SXKD VÀ
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG 6T ĐẦU
NĂM 2015 VÀ 6T ĐẦU NĂM 2016
I. Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế nói chung phân tích tình hình tài
chính nói riêng.
1. Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế và phân tích tình hình tài
chính.
1.1. Phân tích hoạt động kinh tế

a. Ý nghĩa
Nhận thức đúng ta sẽ có các quyết định đúng, và tổ chức thực hiện kịp thời các
quyết định đó đương nhiên sẽ thu được các kết quả mong muốn. Ngược lại nhận thức
sai sẽ dẫn đến các quyết định sai và nếu thực hiện các quyết định sai đó thì hậu quả
không thể lường trước được. Để nhận thức được các hiện tượng và sự vật người ta sử
dụng công cụ là phân tích hoạt động kinh tế. Sử dụng công cụ này người ta nghiên cứu
các hiện tượng và kết quả kinh tế từ đó cung cấp những căn cứ khoa học cho các quyết
định đúng đắn trong tương lai vì vậy phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công
cụ quan trọng của nhận thức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa
học có hiệu quả các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh
tế của Nhà nước.
b. Mục đích
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Xác
định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức
độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
- Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh,
khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh.

14


1.2. Phân tích tình hình tài chính
a. Ý nghĩa
Phân tích hoạt đông tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý
thông qua việc phân tích người quản lý thấy được thực trạng tình hình tài chính, thấy
được trình độ quản lý, sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính trong tương lai.
b. Mục đích

- Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp để thấy được thực trạng
tài chính của doanh nghiệp
- Xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình
tài chính.
- Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2. Nội dung phân tích hoạt động kinh tế
- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như sản lượng, doanh thu, giá
thành lợi nhuận
- Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối liên hệ với các chỉ tiêu về
điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, vật tư tiền vốn, đất
đai,...
II. Nội dung tìm hiểu và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài
chính của Công ty
A. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 6T đầu năm 2015 và 6T đầu
năm 2016
1. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích, đánh giá
a. Mục đích
- Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua
các chỉ tiêu kinh tế.
- Phản ánh tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách
Nhà nước và đối với người lao động.
- Nhìn nhận dưới nhiều góc độ để thấy được một cách đầy đủ, đúng đắn, cụ thể
về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó xác định nguyên nhân tác động
làm biến động các chỉ tiêu đó.

15



- Đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng của doanh
nghiệp để áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, đảm bảo các lợi ích cho doanh nghiệp.
- Làm cơ sở để đưa ra các chiến lược về phát triển sản xuất kinh doanh cho
doanh nghiệp trong tương lai.
b. Ý nghĩa:
Đây là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung nhất, tổng quan nhất tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh các công việc doanh nghiệp đã
thực hiện được trong kì, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực
hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, tình hình lao động trong doanh nghiệp. Nó
giúp chúng ta nhận ra những mặt tích cực, tiêu cực, những mặt còn tồn tại mà từ đó có
những biện pháp khai thác tốt nhất các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực
giúp cho doanh nghiệp có kết quả sản xuất cao hơn và phát triển ổn định hơn trong
tương lai. Vì vậy mà việc phân tích, đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần được tiến hành thường xuyên.
2. Nội dung phân tích.
2.1. Lập bảng phân tích

16


2.2. Phân tích, đánh giá
a. Đánh giá chung
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm
2015 tăng so với 6 tháng đầu năm 2016. Trong đó chỉ tiêu tăng nhiều nhất là chỉ tiêu
doanh thu, cụ thể tăng 294,154,545 đồng, tương đương 245.13%. Chỉ tiêu tăng ít nhất
là chỉ tiêu nộp BHXH, tăng 17.944.686 đồng, tương đương 15.42%. Chỉ tiêu giảm
nhiều nhất là chỉ tiêu chi phí, cụ thể giảm 2,049,207,723, tương đương giảm 43,6% so
với năm 2015. Chỉ tiêu giám ít nhất là chỉ tiêu nộp BHXH, cụ thể giảm 17,944,686
đồng, tương đương giảm 84.58%.

b. Phân tích tìm nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu
- Doanh thu = Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính + Lợi nhuận khác
Doanh thu của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2016 so với 6 tháng đầu năm
2015 nhìn chung có sự tăng. Cụ thể năm 2015 là 120.081.224 đồng và năm 2016 là
414470724 đồng, tăng 294.389.500 đồng, tương đương tăng 245.16% so với năm
2015. Có sự tăng về doanh thu là do công ty trong 6 tháng đầu năm 2016 đã có các
chương trình quảng cáo để bán ra được nhiều hàng hóa hơn. Mặt khác công ty cũng
tích cực tham gia hợp tác với các đơn vị bạn để mở rở rộng sản xuất kinh doanh
- Chi phí = Giá vốn hàng bán + Chi phí hoạt động tài chính + Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí của công ty năm 2015 là 3.752.672.553 đồng, trong năm 2016 là
2.463.536.050 đồng, như vậy chỉ tiêu chi phí đã giảm so với 6 tháng đầu năm 2015, cụ
thể giảm 1.289.136.503 đồng tương đương giảm 34.35%. Chi phí giảm do công ty đã
có các biện pháp thắt chặt, quản lý chi tiêu một cách hợp lý hơn.
- Lợi nhuận của công ty tăng so với 6 tháng đầu năm 2015, cụ thể tăng
1.630.526.003 đồng. Tuy nhiên lợi nhuận vẫn bị âm do doanh thu không thể bù đắp
được toàn bộ chi phí quá lớn mà công ty đã bỏ ra để phục vụ SXKD. Điều này gây ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
- Chỉ tiêu lao động và tiền lương của 6 tháng đầu năm 2016 giảm so với 6 tháng
đầu năm 2015. Trong năm 2015 tổng quỹ lương là 318.147.897 đồng, năm 2016 là
459.188.848 đồng, như vậy là tăng 141.040.951 đồng tương đương tăng 44.33%.

17


Lương bình quân của người lao động trong năm 2015 là 31.814.790 đồng/người
và trong năm 2016 là 51.020.983 đồng/người. Như vậy là tăng 19.206.193 đồng/người
tương đương tăng 60.37%.
Nguyên nhân của các sự giảm này là do có sự thay đổi về cơ cấu lao động trong
doanh nghiệp. Công ty đang chuẩn bị thực hiện việc sát nhập vào nhà máy đóng tàu

Bạch Đằng nên đã buộc phải cho thôi việc 1 số lao động và chỉ giữ lại nhưng cán bộ
nhân viên chủ chốt để tiếp tục hoạt động của công ty làm tổng quỹ lương tăng lên, do
đó lương bình quân của người lao động cũng sẽ tăng lên.
c. Kết luận
Qua bảng phân tích ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuy
có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn không đem lại được hiệu quả tốt nhất.
Doanh thu vẫn không thể bù đắp được cho những chi phí mà công ty đã bỏ ra. Do đó,
công ty cần phải có những biện pháp điều chỉnh lại chi tiêu sao cho hợp lý với tình
hình tài chính. Đồng thời tích cực có các biện pháp để thúc đẩy nhanh quá trình tiêu
thụ hàng hóa, tránh tình trạng để hàng hóa tồn kho không bán được.
B. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính của công ty trong 6 tháng đầu
năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016
I. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh
1. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích, đánh giá.
- Đánh giá để nhận thấy được tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty trong năm 2016 so với năm 2015, từ đó phân tích chỉ ra được sự
biến động của từng chỉ tiêu.
- Nghiên cứu, chỉ rõ được nguyên nhân dẫn tới sự biến động của các chỉ tiêu đó, trong
đó tập trung vào các chỉ tiêu có sự biến động nhiều nhất hoặc các chỉ tiêu có ý nghĩa
quan trọng ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Xem xét các nguyên nhân đó là tích cực hay tiêu cực để đưa ra các biện pháp phù
hợp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, giảm thiểu những nhân tố tiêu cực ảnh
hưởng tới hoạt động của công ty trong năm tới.
2. Nội dung phân tích
2.1. Lập bảng phân tích

18


19



20


2.2 Phân tích đánh giá
a. Đánh giá chung:
Qua bảng phân tích Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy tất
cả các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đều biến động với tốc độ cao. Trong năm
qua chỉ có một chỉ tiêu giảm là chi phí hoạt động tài chính, chỉ tiêu có mức tăng nhiều
nhất là giá vốn hàng bán. Trong đó chỉ tiêu chi phí hoạt động tài chính giảm
2,374,027,419 đồng, chr tiêu giá vốn hàng bán tăng 778,068,220 đồng.

b. Phân tích tìm nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nhìn vào bảng phân tích trong năm 2015 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ là 120.000.000 đồng nhưng đến năm 2016 thì chỉ tiêu này đã tăng lên 414,154,545
đồng, tăng 294,154,545 đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 245.13% . Nguyên
nhân của sự tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là do trong năm vừa qua
công ty đã tích cực tham gia hợp làm ăn với các đơn vị bạn để mở rộng sản xuất kinh
doạnh, cùng với đó là có các chiến lược quảng bá sản phẩm để đẩy nhanh tiêu thụ
hàng hóa
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Do các khoản giảm trừ của doanh nghiệp không có nên doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ bằng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Giá vốn hàng bán
Cũng giống như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán
năm 2015 chỉ là 119,480,000 đồng đến năm 2016 đã tăng lên tới 897,548,220 đồng,
như vậy giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng 12.085.380.226 đồng, tương ứng
tăng 651.21%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm doanh nghiệp mở

rộng hoạt động kinh doanh thu hút được nhiều khách hàng, chính vi vậy đã nhập thêm
nhiều hàng hóa. Hơn nữa, do thị trường thế giới trong nước biến động làm cho tỷ giá
có sự chênh lệch lớn, giá cả hàng hóa tăng làm cho doanh nghiệp phải mua hàng với
giá cao hơn giá của năm trước.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán
Nhìn vào bảng phân tích , năm 2015 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ là 520,000 đồng, năm 2016 chỉ tiêu này là -465,393,675đồng, như vậy trong

21


năm qua lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm rất mạnh. Cụ thể giảm 465,913,675
đồng so với năm 2016. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do công ty đã đầu tư
mua quá nhiều hàng hóa trong khi khả năng tiêu thụ lại thấp. Dẫn đến hàng hóa bị tồn
đọng lại trong kho nhiều làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm nhiều
- Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp năm 2015 là 81.224 đồng,
năm 2016 là 316.179 đồng, tương ứng tăng 234.955 đồng, tương đương tăng 289.27%.
Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm một số mặt hàng mà công ty trước khi
mua đã được các nhà cung cấp áp dụng chế độ đãi ngộ chiết khấu thanh toán.
- Chi phí hoạt động tài chính
Trong năm 2015, chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp là
2.404.987.419 đồng, nhưng đến năm 2016 thì chi phí này lại giảm chỉ còn 30.960.000
đồng, như vậy là giảm 2.374.027.419 đồng, tương đương 98.71%. Chỉ tiêu này giảm
có thể trong năm do tài chính của công ty không được khả quan nên đã không thực
hiện các chương chình, chính sách đãi ngộ chiết chấu cho khách hàng nữa.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong năm 2015 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.228.205.134 đồng, trong
năm 2016 chi phí này đã tăng lên 1.553.027.830 đồng, như vậy trong năm khoản chi

phí này đã tăng lên là 324.822.696 đồng, tương ứng tăng 26.45 %. Đây là một trong
số những chính sách của công ty giúp cho nhân viên tận tâm hơntrong công việc cũng
như gắn bó với công ty nhiều hơn.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Trong năm 2015 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là
-3.632.591.329 đồng, năm 2016 là -2.049.065.326 đồng, như vậy trong năm qua lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã tăng 1.583.526.003 đồng. Tuy lợi nhuận có
tăng chút so với năm 2015 nhưng hiện tại lợi nhuận vẫn mang dấu âm. Điều này cho
thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang ở mức báo động khi trong 2 năm
liên tiếp lợi nhuận không có sự tiến triển.
- Thu nhập khác
Thu nhập khác năm 2015 là không có, năm 2016 tăng lên 27.000.000 đồng,
tăng 27.000.000 đồng so với năm 2015. Nguyên nhân của việc tăng lên về chi thu

22


nhập khác là các khoản thu công ty thu được từ tiền cho thuê nhà kho và cho thuê văn
phòng
- Lợi nhuận khác
Do chỉ tiêu chi phí khác bằng 0 nên chỉ tiêu lợi nhuận khác bằng với chỉ tiêu thu
nhập khác.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác.
Trong năm 2015, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty là
-3.632.591.329 đồng, năm 2016 chỉ tiêu này tăng lên -2.002.065.326 đồng. Như vậy,
tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp đã tăng 1.601.526.003 đồng.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng này là do sự tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
và lợi nhuận khác. Tuy nhiên lợi nhuận 2 năm liên tiếp đều mang dấu âm, điều này
chứng tỏ tình hình làm ăn của công ty đang trong đà thua lỗ khá nặng.

- Lợi nhuận sau thuế TNDN
Trong năm 2015, Lợi nhuận sau thuế là -3.632.591.329 đồng, đến năm 2016
lợi nhuận sau thuế đã tăng lên -2.002.065.326 đồng, như vậy đã tăng 1.601.526.003
đồng. Nhìn chung trong 2 năm qua công ty đều làm ăn thua lỗ khá nhiều
2.3. Kết luận
Từ bảng tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy, doanh
nghiệp đã có nhiều cố gắng: không ngừng tăng trưởng doanh thu từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ, tăng thu nhập khác. Điều đó cũng đã đem lại được những
kết quả khả quan. Tuy nhiên do doanh nghiệp đã đầu tư khá nhiều vào việc mua hàng
hóa trong khi quá trình tiêu thụ bán ra lại diễn ra khá chậm. Điều này đã làm lợi nhuận
của công ty tuy có tăng nhưng vẫn mang dấu âm. Nhìn chung trong 2 năm liên tiếp
tình hình kinh doanh của công ty không được thuận lợi. Công ty cần phải có thêm
nhiều biện pháp để cái thiện tình hình kinh doanh hơn nữa trong tương lai
II. Tình hình tài sản của công ty
1. Mục đích ý nghĩa của phân tích đánh giá.
- Nắm được cơ cấu tài sản cấu thành lên tổng tài sản của doanh nghiệp, đánh giá được
sự biến động của từng loại hoặc từng nhóm tài tản trong năm 2016 so với năm 2015.
- Phân tích, chỉ ra nguyên nhân cụ thể dẫn tới sự biến động của các tài sản đó, xem
nguyên nhân đó là tích cực hay tiêu cực

23


- Trên cơ sở các nguyên nhân thực tế đã phân tích ở trên, đề xuất các biện pháp để
khắc phục những điểm tiêu cực, chưa đạt được và phát huy những thế mạnh, những
điểm tích cực.
2. Nội dung phân tích
2.1. Lập bảng phân tích

24



2.2 Phân tích, đánh giá
a. Đánh giá chung:
Qua bảng ta tấy tổng tài sản của công ty trong 6 tháng đầu năm 2016 là
332.744.382.064 đồng, 6 tháng đầu năm 2015 là 326.408.341.821 đồng, vậy là tăng
6.336.040.243 đồng, tương đương 1.94%. Trong đó chỉ tiêu tăng nhiều nhất là chỉ tiêu
hàng tồn kho, cụ thể tăng 4,195,977,633 đồng, tương đương tăng 678.22%% so với
năm 2015. Chỉ tiêu giảm nhiều nhất là chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình, cụ thể giảm
707,386,704 đồng, tương đương 42.01% so với năm 2015. Nhìn chung cả tài sản ngắn
hạn và dài hạn của doanh nghiệp đều tăng lên nhưng tăng không nhiều.
b. Phân tích tìm nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu

 Tài sản ngắn hạn
Qua bảng phân tích ta thấy, trong năm 2015 số tài sản ngắn hạn là
155.829.115.491 đồng, chiếm 47.74% tổng tài sản. Số tài sản ngắn hạn trong năm
2016 là 157.713.009.356 đồng, chiếm 47.4% tổng tài sản. Vậy là số tài sản ngắn hạn
năm 2016 đã tăng so với năm 2015 là 1.883.893.856 đồng, tương đương tăng 1.21%.
- Tiền và các khoản tương đương tiền:
Chỉ tiêu tiền trong năm 2015 là 294.403.646 đồng, chiếm 0.09% tổng tiền.
Trong năm 2016 là 202.792.046 đồng, chiếm 5.62% tổng tiền. Vậy tiền trong năm
2016 đã giảm 91.611.600 đồng, tương đương giảm 31.12%. Nguyên nhân của sự giảm
là trong năm doanh nghiệp mua nhiều hàng hóa, và chi trả trước cho người bán làm
cho lượng tiền mặt tại quỹ giảm đi khá nhiều. Như vậy công ty sẽ gặp khó khăn khi có
các nghiệp vụ thanh toán nhanh hay thanh toán tức thời. Công ty cần điều chỉnh hợp lý
lượng tiền mặt dự trữ tại đơn vị đảm bảo sử dụng vốn tiền mặt có hiệu quả, không dự
trữ quá nhiều cũng không dự trữ quá ít, đảm bảo cho công tác thanh toán được thực
hiện tốt.
Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền: trong năm 2015 và năm 2016 là
không đổi.

- Các khoản phải thu:
Chỉ tiêu phải thu ngắn hạn của khách hàng: trong năm 2015 là 64.544.292.410
đồng chiếm 19.77% tổng các khoản phải thu, trong năm 2016 là 57.002.712.140 đồng
chiếm 17.13% tổng các khoản phải thu. Như vậy, các khoản phải thu trong năm 2016
giảm 7.541.580.270 đồng, tương đương giảm 11.68% so với năm 2015. Có sự giảm

25


×