Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra đối với các vụ án Chống người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.16 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUY HOÀNG

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
THEO THẨM QUYỀN CỦA
VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN TẤT VIỄN

HÀ NỘI, năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI TỘI CHỐNG NGƯỜI THI
HÀNH CÔNG VỤ

1.1 Nội dung lý luận quyền công tố và kiểm sát điều tra
1.2 Khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các
vụ án chống người thi hành công vụ


1.3 Đặc điểm của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra các vụ án chống người thi hành công vụ
Kết luận chương 1
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG

TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN
CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

2.1 Khái quát tình hình đặc điểm trong công tác phòng chống tội
phạm của lực lượng Bộ đội biên phòng
2.2 Tình hình đặc điểm tội chống người thi hành công vụ liên
quan tới quân nhân lực lượng Bộ đội biên phòng
2.3 Đặc điểm của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng
2.4 Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng trong
điều tra các vụ án chống người thi hành công
Kết luận chương 2
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC
VỤ ÁN CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ CỦA VIỆN
KIỂM SÁT QUÂN SỰ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

10

10
15
16
23
24

24
27
38

41
58
60

3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật
60
3.2 Giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả, chất lượng thực
64
hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
3.3 Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ.
74
Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

76
78


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đấu tranh chống và phòng chống tội phạm là cuộc đấu tranh lâu dài phức
tạp và có không ít khó khăn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ của
các ngành các cấp trong đó các cơ quan tố tụng là lực lượng nòng cốt. Viện kiểm
sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng có vị trí rất quan trọng trong hoạt động

thực hiện chức năng cũng như trong quan hệ phối kết hợp đấu tranh chống tội
phạm. Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì
Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp, bảo đảm cho mọi tội phạm phải được phát hiện, điều tra, xử lý
theo quy định của pháp luật; khắc phục triệt để tình trạng oan, sai và bỏ lọt tội
phạm. Kiểm sát hoạt động tư pháp được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác
nhau của tố tụng hình sự, trong đó công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử có
vị trí đặc biệt quan trọng, giữ vị trí trung tâm trong hoạt động công tác kiểm sát
đấu tranh phòng chống tội phạm. Chức năng và quyền hạn của Viện kiểm sát
nhân dân đã được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014, tuy nhiên không phải cán bộ, kiểm sát viên nào cũng hiểu một cách
đầy đủ, toàn diện các quy định của pháp luật. Khi hiểu không đầy đủ, nhận thức
đơn giản một chiều sẽ dẫn đến hành động thiếu chuẩn xác và không đạt hiệu
quả.
Điều 40, Điều 50 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định: Các Viện
kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong
quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp trong quân đội. Trong những năm qua với vị trí, vai trò, nhiệm vụ và
chức năng của mình trong hệ thống các Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát
quân sự Bộ đội biên phòng đã góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa, ngăn
chặn và xử lý có hiệu quả nhiều loại tội phạm trong phạm vi thẩm quyền của
mình. Trong các loại tội phạm đã được xử lý phải kể đến tội chống người thi
hành công vụ.
3


Lực lượng Bộ đội biên phòng quản lý một địa bàn biên giới rộng, phức tạp.
Tình hình chính trị ở những khu vực biên giới ngày càng có chiều hướng phức
tạp. Có những lúc, những nơi trở thành điểm nóng về tình hình an ninh chính trị.
Các loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội đang có chiều hướng gia tăng, gây hậu

quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phương
khu vực biên giới cũng như đã tạo nên những bức xúc trong nhân dân và dư luận
xã hội. Thực tiễn hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia của lực
lượng Bộ đội biên phòng, cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng thường xuyên phải
tiếp xúc với nhiều loại tội phạm trên khu vực địa bàn biên giới.
Hành vi chống người thi hành công vụ và tội phạm chống người thi hành
công vụ là một trong những loại hành vi và tội phạm mà lực lượng Bộ đội biên
phòng luôn luôn phải xử lý. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền an ninh biên giới quốc gia nhiều trường hợp, nhiều lý do cán bộ chiến sỹ
Bộ đội biên phòng đã gặp phải sự cản trở, chống đối từ phía người dân, người
phạm tội. Đặc biệt có những vụ chống người thi hành công vụ diễn biến phức
tạp cả về quy mô và tính chất. Các vụ việc chống người thi hành công vụ diễn ra
ngày càng nghiêm trọng, nhiều vụ ngang nhiên, công khai, trắng trợn. Có những
vụ, đối tượng tấn công lại ngay cả khi lực lượng chức năng nổ súng cảnh cáo.
Có nhiều vụ tội phạm hành hung lực lượng chức năng, giải cứu đồng bọn, cướp
lại tang vật, gây thương vong cho cán bộ chiến sỹ Bộ đội biên phòng làm nhiệm
vụ. Một vài vụ xảy ra do nhận thức pháp luật của nhân dân địa bàn biên giới
còn hạn chế. Tình trạng này không chỉ trở thành nỗi lo thường trực đối với lực
lượng trực tiếp làm nhiệm vụ như lực lượng Bộ đội biên phòng mà còn đối với
các lực lượng khác đang làm nhiệm vụ trên địa bàn biên giới như: công an, hải
quan, cảnh sát biển, kiểm lâm, quản lý thị trường…Những hành vi của các đối
tượng phạm tội là thể hiện sự coi thường kỷ cương, pháp luật và trật tự xã hội
của một nhóm người thiếu ý thức.
Nhận thức và quán triệt tinh thần của Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày
02/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong những năm qua
Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng tiến hành công tác hoạt động thực
4


hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự có nhiều chuyển biến

tích cực. Với số lượng các vụ án hình sự được khởi tố, điều tra truy tố, xét xử
nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo sự nghiêm minh, đúng người, đúng tội đúng
pháp luật. Đồng thời không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đã góp
phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các địa bàn biên giới.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành hoạt động thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án chống người thi hành
công vụ vẫn còn có những hạn chế, khó khăn nhất định như: chưa phát huy hết
vai trò, quyền hạn trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra, đồng thời có một số quy định của pháp luật
chưa có hướng dẫn cụ thể nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này của
Viện kiểm sát. Những tồn tại xảy ra trong quá trình thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án chống người thi hành
công vụ nói riêng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do
pháp luật tố tụng hình sự còn nhiều bất cập, năng lực chuyên môn, bản lĩnh nghề
nghiệp, vận dụng pháp luật, áp dụng pháp luật trong hoạt động điều tra của Điều
tra viên, Kiểm sát viên còn yếu, dẫn đến sai sót trong vụ án hình sự; mặt khác do
địa bàn đảm nhiệm của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng chưa phù hợp
nên khi xảy xử lý tình hình vi phạm và tội phạm gặp nhiều khó khăn và không
kịp thời.
Từ thực tế của loại tội phạm Chống người thi hành công vụ liên quan tới
quân nhân Bộ đội biên phòng và thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra của loại tội phạm này nên học viên đã chọn nghiên cứu đề tài
“Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra đối với các vụ án
Chống người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát quân
sự Bộ đội biên phòng” thuộc chuyên nghành hình sự và tố tụng hình sự, làm đề
tài Luận văn Thạc sỹ Luật.
2. Tình hình nghiên cứu:
Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp là hai chức năng
cơ bản của Viện kiểm sát nhân dân. Đã có nhiều bài nghiên cứu khoa học, luận
5



văn thạc sỹ viết về hai chức năng này của Viện kiểm sát nhân dân
Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan nghiên
cứu vấn đề gần với đề tài và chỉ nghiên cứu về tội chống người thi hành công vụ
nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về Thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động điều tra các vụ án chống người thi hành công vụ mà người thi hành
công vụ thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng; có nhiều bài báo đã công bố trên
các tạp chí nghiên cứu chuyên nghành (Tạp chí Tòa án, Tạp chí Viện kiểm sát,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Công an nhân dân)…
đã đề cập đến tình hình và phân tích nguyên nhân, nêu giải pháp phòng và
chống tội phạm chống người thi hành công vụ. Song chưa có đề tài, công trình
nghiên cứu nào trực tiếp nghiên cứu một cách hệ thống và trực tiếp vào công tác
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra
thuộc Bộ đội biên phòng.
Do vậy, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này ở cấp độ
thạc sỹ. Các công trình nghiên cứu đã được thực hiện là nguồn tư liệu cho học
viên thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là trên cơ sở nghiên cứu pháp luật
về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nói chung đánh giá thực trạng
việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với các vụ án thuộc thẩm
quyền của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng, đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ
án chống người thi hành công vụ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu như trên luận văn xác định nhiệm vụ nghiên cứu
gồm các nội dung chủ yếu:
- Làm rõ cơ sở lý luận về thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp trong tố tụng hình sự.

6


- Nghiên cứu các quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn trong
hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, đặc biệt là hoạt động
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tội chống người thi hành công vụ.
- Đánh giá thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra tối chống người thi hành công vụ theo thẩm quyền của Viện kiểm sát quân
sự Bộ đội biên phòng. Đồng thời phân tích làm rõ những mặt làm được và
những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.
- Đề ra các giải pháp để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra cac vụ án chống người thi hành công vụ thuộc thẩm
quyền của lực lượng Bộ đội biên phòng.
3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận hoạt động thực
hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn thực
hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với các vụ án chống người thi hành
công vụ thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát bộ đội biên phòng.
Đối tượng của hoạt động thực hành quyền công tố trong đề tài là tội phạm
chống người thi hành công vụ, đối tượng của hoạt động kiểm sát điều tra là các
hoạt động xảy ra trong quá trình điều tra vụ án chống người thi hành công vụ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là hoạt động thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra các vụ án chống người thi hành công vụ thuộc thẩm
quyền của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng trong khoảng thời gian từ
năm 2009 đến năm 2014.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ

bản của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách
hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp thể hiện trong các văn kiện của Đại hội Đảng
VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết số 08/NQTW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số
49/NQTW ngày 26/5/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ
Chính trị.
7


Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác
giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích,
tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp
quy nạp; phương pháp thống kê để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng
về các vấn đề được nghiên cứu trong luận văn.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn đã nghiên cứu chuyên sâu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án chống người
thi hành công vụ thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên
phòng.
- Luận văn đã đánh giá phân tích những hạn chế, tồn tại trong hoạt động
của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng khi thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra các vụ án chống người thi hành công vụ thông qua đó đề xuất
các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát quân sự
Bộ đội biên phòng trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
đối với tội chống người thi hành công vụ
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Phân tích có hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực
hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án Chống người thi hành công vụ
thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát Bộ đội biên phòng
- Làm rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm sát điều tra các vụ án chống người thi hành

công vụ.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên
trong lực lượng Bộ đội biên phòng để quá trình giải quyết vụ án hình sự chống
người thi hành công vụ được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm ba chương:

8


Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra của các vụ án chống người thi hành công vụ.
Chương 2. Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra của Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng trong điều tra các vụ án chống
người thi hành công vụ.
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án chống người thi hành công vụ của
Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng.

9


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

1.1. Nội dung lý luận về quyền công tố và kiểm sát điều tra
Trong lịch sử lập hiến của Nhà nước ta (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959)
lần đầu tiên Hiến pháp năm 1980 khi quy định về chức năng nhiệm vụ của Viện

kiểm sát nhân dân tại Điều 138 đã đưa ra cụm thuật ngữ mới “thực hành quyền
công tố” Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 1981 cũng nhắc lại cụm từ “thực hành quyền công tố”. Như vậy, từ thời
điểm này đã xuất hiện hai khái niệm “quyền công tố” và “thực hành quyền công
tố” trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân từ đó đến nay. Gần đây nhất,
Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện sát nhân dân năm 2014 cũng vẫn giữ
nguyên các khái niệm này. Trong khoa học tố tụng hình sự, trong hoạt động thực
tiễn của nghành kiểm sát cũng như trong khoa học pháp lý nảy sinh nhu cầu tất
yếu về nhận thức các khái niệm “quyền công tố” và “thực hành quyền công tố”.
Nhận thức đúng đắn về khái niệm “quyền công tố” và “thực hành quyền công
tố” không chỉ có giá trị về mặt lý luận giúp ta hiểu rõ hơn đầy đủ hơn về chức
năng, vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước, trong tố tụng
hình sự mà còn có một ý nghĩa thực tiễn rất to lớn.
- Quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn với bản chất Nhà nước, nó
tồn tại trong bất kì các kiểu Nhà nước nào.Từ khi “Quyền công tố” được ghi
nhận trong Hiến pháp 1980 đã trở thành một vấn đề pháp lý gây ra sự tranh luận
giữa các nhà khoa học pháp lý, cũng như giữa các cán bộ thực thi pháp luật ở
nước ta.Theo từ điển Luật học giải thích “Quyền công tố” là “quyền của Nhà
nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội”.
Việc làm sáng tỏ nội dung “Quyền công tố” không chỉ có ý nghĩa quan
trọng về mặt lý luận mà có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn trong xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật cũng như cải cách hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật ở
nước ta. Trong thời gian trước đây cũng như hiện nay, khi Hiến pháp 2013 và
10


Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 (có hiệu lực từ 1/6/2015) quan điểm
về “Quyền công tố” – chức năng công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự
có nhiều quan điểm khác nhau. Có thể nêu các quan điểm khác nhau đó như sau:
Quan điểm thứ nhất: quan điểm này đồng nhất quyền công tố với hoạt

động kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Quan điểm này khẳng định Viện kiểm
sát chỉ có một chức năng duy nhất trong tố tụng hình sự là thực hành quyền công
tố, trong đó bao gồm cả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Cơ sở của
quan điểm này là nội dung Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
1981 và năm 1982. Cách hành văn bố cục của Điều luật này đã tạo cơ sở để
khẳng định: hoạt động thực hành quyền công tố cũng giống như hoạt động kiểm
sát hoạt động tuân theo pháp luật. Cả hai hoạt động này đều được thực hiện bởi
các khâu công tác kiểm sát giống nhau.
Quan điểm thứ hai: Quyền công tố là quyền của Nhà nước truy tố kẻ tội
phạm ra trước Tòa án để xét xử và buộc tội bị cáo tại phiên tòa.Những người
theo quan điểm này không nhất trí việc gắn liền quyền công tố của Viện kiểm
sát với một số quyền năng luật quy định cho Viện kiểm sát ở giai đoạn điều tra
trong tố tụng hình sự. Quan điểm này cho rằng một số quyền như: quyền khởi tố
vụ án, quyền khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn...không phải là
quyền hạn riêng của Viện kiểm sát. Mà trong một số trường hợp các Cơ quan
điều tra, Tòa án... cũng có một số quyền năng như vậy. Từ cơ sở lý luận đó
những người theo quan điểm này cho rằng: “ Khi truy tố kẻ phạm tội ra trước
Tòa thì chỉ có Viện kiểm sát nhân dân các cấp mới có...” và “không một cơ
quan nào có thể thay thế Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền
công tố”. Về cơ bản nội dung của quan điểm này thể hiện: quyền công tố là
quyền duy nhất thuộc về Viện kiểm sát nhân dân và không một cơ quan nào có
thê thay thế được; quyền công tố là quyền của Viện kiểm sát nhân dân thực hiện
trong tố tụng hình sự (cụ thể là trong giai đoạn xét xử sơ thẩm); quyền công tố là
quyền truy tố người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự ra trước Tòa án và đại
diện cho Nhà nước buộc tội (duy trì công tố) người có hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội phải chịu tránh nhiệm hình sự trước phiên tòa. Có thể nhận thấy rằng
11


quan điểm này chính là quan điểm về hoạt động của Viện kiểm sát trong kiểm

sát xét xử hình sự (Viện kiểm sát duy trì công tố trước phiên tòa) đã tồn tại trong
nghành kiểm sát trước khi có Hiến pháp 1980.
Quan điểm thứ ba: Quan điểm này xuất phát từ những quyền tố tụng đặc
biệt của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự và một số quyền dân sự để khái
niệm quyền công tố. Khái niệm này nêu rõ “Hai mặt kiểm sát việc tuân theo
pháp luật và thực hành quyền năng (như quyết định bắt, giam, trả tự do, truy tố,
buộc tội tại phiên tòa, kháng nghị các bản án...) gắn chặt với nhau, hỗ trợ lẫn
nhau và hợp thành quyền công tố. Nếu hiểu theo cách này thì bản thân hoạt động
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự hoặc tố tụng dân sự của
Viện kiểm sát chỉ là bộ phận cấu thành của quyền công tố. Ngoài ra hiểu theo
cách này thì bản thân công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm
sát trong tố tụng hình sự bị tách rời khỏi các quyền năng cụ thể, mà thiếu những
quyền năng này thì hoạt động của Viện kiểm sát không còn là giá trị.
Quan điểm thứ tư: Quyền công tố là quyền của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa giao cho Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thực hiện theo luật định; Đó là
quyền đại diện cho Nhà nước để đưa các vụ việc vi phạm pháp luật ra Cơ quan
xét xử để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật. Những người
đưa ra quan điểm này cho rằng trong khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa, khái
niệm quyền công tố được xác định dựa trên công tố Nhà nước, công tố xã hội và
tư tố. Nội dung quyền công tố là “tổng hợp các biện pháp pháp lý được tiến
hành dưới sự liên kết chặt chẽ với nhau trong hoạt động tố tụng của Viện kiểm
sát. Quyền công tố là một quyền năng của Viện kiểm sát nhân dân nhằm thực
hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hình sự và dân
sự”. Quan niệm này đã xóa bỏ ranh giới đặc thù giữa hai lĩnh vực tố tụng dân
sự và tố tụng hình sự đồng thời cũng xóa nhòa đặc thù của Viện kiểm sát trong
lĩnh vực đó. Mặt khác với khái niệm quyền công tố ở góc độ nội dung như vậy
hoàn toàn không cải thiện được nhận thức về quyền công tố.
Nhìn tổng thể các quan điểm trên cho thấy mỗi nhóm quan điểm lý giải
trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực tiễn nước ta, các quan điểm này
12



đều thể hiện tính hợp lý. Tuy nhiên, các quan điểm này hoặc là quá mở rộng,
hoặc là quá thu hẹp phạm vi quyền công tố như: đồng nhất quyền công tố với
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật; coi quyền công tố là một quyền
năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng hình sự; coi quyền công tố là quyền truy tố kẻ phạm tội ra trước
Tòa án và thực hiện buộc tội tại phiên Tòa hình sự sơ thẩm. Hạn chế của các
quan điểm này là chưa phân định rõ được khái niệm, bản chất, nội dung, phạm
vi quyền công tố, hoạt động thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát việc
tuân theo pháp luật.
Trên cơ sở Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014 có thể cho rằng: Quyền công tố theo quy định của pháp luật Việt Nam là
quyền Nhà nước giao cho Viện kiểm sát để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội và thực hiện việc buộc tội đó trước phiên Tòa.
- Thực hành quyền công tố
Hiến pháp năm 1959 và luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân lần đầu tiên
đã hình thành lý luận về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân đã thể hiện Viện kiểm sát nhân dân không chỉ có chức
năng thực hành quyền công tố mà còn thực hiện cả chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trên lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội và lĩnh vực tư pháp.
Tại Điều 38 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi và Điều 1 Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định “Viện kiểm sát nhân dân có chức năng
kiểm sát tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố theo Hiến pháp và pháp
luật”. Khái niệm thực hành quyền công tố ngày càng được thể hiện rõ và được
đề cập nhiều trong các văn bản của Đảng, Chính phủ và các văn bản pháp luật
khác.
Tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 hai chức năng “thực
hành quyền công tố” và “ kiểm sát hoạt động tự pháp” đã được khẳng định là hai
chức năng cơ bản của Viện kiểm sát. Tại khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện

kiểm sát nhân dân đã khẳng định: “Thực hành quyền công tố là hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà
13


nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi gải quyết tin báo tố
giác tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử vụ án hình sự”.
Như vậy, trên cơ sở các quy định hiện hành thấy rằng: Thực hành quyền
công tố là việc Viện kiểm sát nhân dân sử dụng các quyền năng pháp lý theo luật
để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội nhằm đảm
bảo cho việc truy tố tội phạm được công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật.
- Kiểm sát điều tra có nguồn gốc từ thuật ngữ “kiểm sát việc tuân theo
pháp luật”. Tuy nhiên kiểm sát việc tuân theo pháp luật có phạm vi nhiều hơn,
đối tượng nhiều hơn, còn đối tượng của kiểm sát điều tra của kiểm sát điều tra
chỉ có hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.
Từ điển Luật học năm 1999 cho rằng: kiểm sát điều tra là “ công tác kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra và các Cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”.
Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có chức năng giám sát các hoạt
động điều tra. Hoạt động giám sát này được thể hiện qua các hoạt động kiểm sát
việc khởi tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, kiểm sát việc khám
nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, hỏi cung bị can, đối chất… hoặc kiểm
sát điều tra việc thông qua kiểm tra, giám sát tính hợp pháp của nội dung, hình
thức các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Ngoài các hoạt động trên Viện kiểm sát
còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tiến hành tố
tụng như: bị can, người làm chứng, luật sư, người giám hộ, người giám
định….để bảo đảm quyền của họ, đồng thời bảo đảm cho việc điều tra vụ án
được khách quan.

Có thể thấy rằng mục đích của hoạt động kiểm sát điều tra là nhằm bảo
đảm cho các hoạt động của Cơ quan điều tra, Điều tra viên thực hiện đúng các
quy định của pháp luật, pháp hiện kịp thời những thiếu sót, vi phạm để đề nghị
khắc phục sửa chữa đồng thời chông bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.

14


Từ những lập luận trên có thể hiểu: Kiểm sát điều tra là việc Viện kiểm
sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật toàn bộ các
hoạt động xảy ra trong quá trình Cơ quan điều tra thực hiện các hoạt động điều
tra nhằm bảo đảm cho việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật. chống bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội.
1.2. Khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án
chống người thi hành công vụ
Trong điều tra các vụ án chống người thi hành công vụ chức năng của
Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Đây là
việc Viện kiểm sát thực hiện quyền năng pháp lý theo luật định để truy cứu trách
nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ ra
trước Tòa án để xét xử đồng thời trong quá trình điều tra vụ án, Viện kiểm sát
căn cứ vào quy định cua pháp luật Viện kiểm sát giám sát cơ quan điều tra khi
Cơ quan này tiến hành các hoạt động điều tra nhằm tìm ra sự thật khách quan
của vụ án. Cho đến thời điểm hiện nay Viện kiểm sát là cơ quan Nhà nước duy
nhất nước ta được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
các vụ án hình sự.
Hoạt động thực hành quyền công tố là nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt
động điều tra vụ án được đúng luật, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh cho
mọi công dân.Hoạt động kiểm sát điều tra là nhằm mục đích đảm bảo cho mọi
hoạt động điều tra vụ án được thực hiện đúng quy định của pháp luật, chống
làm oan người vo tội, bỏ lọt tội phạm. Hai hoạt động thực hành quyền công tố và

kiểm sát điều tra có quan hệ đan xen lấn nhau và có mối quan hệ hữu cơ với
nhau.
Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án chống
người thi hành công vụ có điểm khác biệt cơ bản là hoạt động thực hành quyền
công tố là hoạt động mang tính chủ động còn kiểm sát điều tra là hoạt động
mang tính bị động, vì chỉ khi nào Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều
tra thi Viện kiểm sát mới tiến hành các hoạt động kiểm sát các hoạt động của
Cơ quan điều tra.
15


Từ những vấn đề nêu trên có thể khái quát: Hoạt động thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát trong điều tra các vụ án chống
người thi hành công vụ là việc Viện kiểm sát thực hiện quyền năng pháp lý theo
luật định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội
chống người thi hành công vụ nhằm đảm bảo việc truy tố được công bằng,
nghiêm minh, đúng người, đúng tội đồng thời kiểm sát việc tuân theo pháp luật
toàn bộ các hoạt động xảy ra trong quá trình Cơ quan điều tra thực hiện các
hoạt động điều tra đảm bảo cho hoạt động điều tra được đúng luật, không bỏ
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
1.3. Đặc điểm của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
các vụ án chống người thi hành công vụ
1.3.1. Khái niệm tội phạm chống người thi hành công vụ
- Khái niệm người thi hành công vụ
"Người thi hành công vụ" là thuật ngữ thường được sử dụng khi nhắc đến
"công vụ". Thuật ngữ "Công vụ" trong tiếng Việt thể hiện những hoạt động của
Nhà nước cũng như các tổ chức phục vụ nhân dân. Công vụ cũng có thể được
định nghĩa là hoạt động phục vụ lợi ích công do Nhà nước đài thọ hoặc tạo điều
kiện, hoặc công việc được thực hiện vì Chính phủ hay nhân danh Chính phủ. Từ
khái niệm "công vụ" như trên, có thể hiểu "người thi hành công vụ" là người thi

hành việc công. Theo quy định của pháp luật, có thể phân chia người thi hành
công vụ theo những nhóm người chính sau đây: Người thi hành công vụ là
những người đại diện quyền lực nhà nước; Người thi hành công vụ là những
người có chức vụ quyền hạn có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức điều hành, quản lý hành chính trong các cơ quan hoặc tổ chức chính
trị xã hội, trong bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc…; Người thi hành công vụ
là nhóm những người giữ chức vụ quyền hạn có liên quan đến việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh trong các cơ quan và tổ chức
kinh tế, doanh nghiệp nhà nước; Người thi hành công vụ còn là nhóm những
người dân được giao nhiệm vụ tuần tra, canh gác giữ gìn an toàn trật tự xã hội

16


(thanh niên cờ đỏ, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, dân phòng được huy
động làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh…).
Dựa trên những quan điểm đã phân tích, có thể đưa ra khái niệm "người
thi hành công vụ" như sau: Người thi hành công vụ là những người được giao
trách nhiệm để tiến hành một công vụ nhất định nhằm bảo đảm thực hiện chức
năng của nhà nước, duy trì trật tự, sự ổn định của xã hội. Những người này do
bầu cử, được bổ nhiệm, do hợp đồng hoặc một hình thức khác có hưởng lương
hoặc không hưởng lương và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm
vụ được giao.
- Khái niệm "chống người thi hành công vụ"
Khi xã hội phát triển đến một mức độ nào đó, các quan hệ xã hội ngày
một phức tạp, thì tất yếu sẽ có những hành vi chống người thi hành công vụ của
những người muốn lựa chọn cách thức thỏa mãn nhu cầu trái với lợi ích của toàn
xã hội. Các hành vi của công dân nhằm ngăn cản hoặc chống lại việc thực hiện
nhiệm vụ của những người được Nhà nước giao cho thẩm quyền giả quyết
những công việc nhất định – theo quy định của pháp luật đều được coi là hành vi

chống người thi hành công vụ. Qua nghiên cứu, hành vi chống người thi hành
công vụ tuy đa dạng nhưng đều có những đặc điểm như sau: đó là hành vi nguy
hiểm cho xã hội, hành vi lệch chuẩn vì chủ thể của hành vi đã thực hiện điều nhà
nước, pháp luật ngăn cấm; hành vi chống người thi hành công vụ xâm hại tới
nhiều quan hệ xã hội được nhà nước, pháp luật bảo vệ; hành vi chống người thi
hành công vụ được thực hiện với lỗi cố ý và với những động cơ, mục đích khác
nhau; các hình thức của hành vi chống người thi hành công vụ rất đa dạng, tất cả
những động cơ, mục đích trên đều được thể hiện thông qua những hành vi sau:
chống đối; cản trở; uy hiếp và đe dọa; chủ thể của hành vi chống người thi hành
công vụ là bất kì ai mà quyền lợi của họ bị hạn chế bởi người thi hành công vụ
hoặc vì lý do công vụ, hoặc họ là người đang bảo vệ một lợi ích bất hợp pháp
tránh khỏi sự can thiệp của những người thực thi công vụ.
Từ các phân tích như trên, có thể đưa ra khái niệm "chống người thi hành
công vụ": Chống người thi hành công vụ là hành vi chống đối, cản trở, đe dọa,
17


uy hiếp người thi hành công vụ xảy ra trước, trong hoặc sau khi người thi hành
công vụ thực hiện công vụ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ, trả
thù người thi hành công vụ, đe dọa người khác hoặc để ép buộc người thi hành
công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật
Các hành vi chống lại việc thực hiện công vụ là những hành vi có tính
chất nguy hiểm cho xã hội và được coi là tội phạm và được quy định trong Bộ
luật hình sự. Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Bộ
luật hình sự, Chương XX: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, Bộ luật
hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác
cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực
hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc

bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
- Đặc điểm pháp lý của tội chống người thi hành công vụ
* Khách thể của tội phạm. Tội chống người thi hành công vụ xâm phạm đến
hoạt động bình thường của Cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội trong quản lý
hành chính Nhà nước thông qua việc tác động trực tiếp đến người thi hành công
vụ đang thực hiện công vụ được giao. Đây là một trong những khách thể quan
trọng, đó là: Trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính của Cơ quan nhà
nước, là sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước. Người đang thi
hành công vụ là đối tượng tác động của tội phạm này. Thông qua việc tác động
lên người thi hành công vụ dẫn đến việc người đó không thực hiện đầy đủ bình
18


thường công vụ của họ, người phạm tội gây thiệt hại cho trật tự quản lý hành
chính và trật tự công cộng. Do đó, tội chống người thi hành công vụ còn có thể
xâm phạm đến sức khỏe của người đang thi hành công vụ hoặc một số quan hệ
xã hội khác.
*Mặt khách quan của tội phạm. Tội chống người thi hành công vụ là tội có cấu
thành hình thức, được coi là hoàn thành kể từ khi người phạm tội có một trong
những hành vi sau đây nhằm vào người thi hành công vụ:
Dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc
ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, hành vi này thường gắn với các
trường hợp cụ thể như sau:

Dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc
ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, hành vi này thường gắn với các
trường hợp cụ thể như sau: Dùng sức mạnh vật chất, có thể kết hợp với việc sử
dụng công cụ, phương tiện tấn công trực tiếp tác động vào cơ thể người đang thi
hành công vụ như: đấm, đá, đâm, chém, dùng gậy phang, xe quần áo, phù hiệu,
trói, bắn, xô đẩy, vật lộn nhằm khống chế, cản trở người thi hành công vụ thực
hiện công vụ của họ; Dùng sức mạnh vật chất tấn công nhằm buộc người thi
hành công vụ phải trả lại tang vật phạm pháp, hủy hóa đơn xử phạt... hoặc không
làm những việc chức năng, nhiệm vụ của
Đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của
họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thường gắn với trường hợp
cụ thể như sau: Dùng cử chỉ lời nói chữ viết...để uy hiếp và thể hiện với người
thi hành công vụ hoặc thân nhân của người thi hành công vụ về ý đồ của mình sẽ
dùng sức mạnh vật chất hoặc dùng công cụ, phương tiện tấn công để cản trở
người thi hành công vụ khiến người thi hành công vụ sợ hãi phải chấm dứt việc
thực thi công vụ. Đe dọa dùng vũ lực ép buộc người thi hành công vụ thực hiện
hành vi trái pháp luật cũng được thực hiện như hành vi trên; từ đó khiến người
thi hành công vụ phải thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc không làm những
nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của mình.

19


Dùng thủ đoạn khác là một dạng biểu hiện khác trong hành vi khách quan
của tội chống người thi hành công vụ. Việc xác định “ dùng thủ đoạn khác”
nhằm cản trở người thi hành công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái
pháp luật cần được hiểu là ngoài hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng lực như
đã phân tích ở trên ngươi phạm tội còn thực hiện hành vi khác như: tự gây
thương tích, giả thương tích...; đe dọa tố cáo bí mật đời tư, đe dọa gây thiệt hại
về tài sản, danh dự, nhân phẩm ....thông qua các hình thức như bôi nhọ, vu

khống cán bộ đòi hối lộ hoặc nhằm gây sức ép về mặt tinh thần hoặc cho uống
thuốc mê, tân dược khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi để cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc nhằm
tác động đến người thi hành công vụ để buộc họ phải thực hiện hành vi trái pháp
luật hoặc không làm những việc thuộc chức năng nhiệm vụ của mình; Đối với
hành vi “dùng thủ đoạn khác” của người phạm tội có đạt được mục đích hay
không đạt được mục đích hay không, không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội
chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, trên thực tiễn cho thấy các cơ quan
tiến hành tố tụng chỉ xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi
hành vi chống người thi hành công vụ dẫn đến công việc, nhiệm vụ, nghĩa vụ
của người thi hành công vụ bị gián đoạn, không thực hiện được hoặc gây những
hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài dấu hiệu về hành vi, các dấu hiệu trong mặt khách quan khác
không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm; tuy nhiên, những dấu
hiệu này có ý nghĩa bổ sung cho các dấu hiệu thuộc hành vi khách quan hoặc các
tình tiết có yếu tố định khung hình phạt, như nghĩa vụ phải thi hành của người
có hành vi chống người thi hành công vụ; trách nhiệm của người thi hành công
vụ theo quy định của pháp luật...
* Mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi của người phạm tội chống người thi
hành công vụ là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của
nình là chống người thi hành công vụ, thấy trước hậu quả của hành vi đó và
20


mong muốn hậu quả xảy ra. Động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt
chủ quan của tội phạm này. Người phạm tội có hành vi chống người thi hành
công vụ xuất phát từ động cơ nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện
công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

* Chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội này là người đạt độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Hình phạt. Theo quy định tại điều 257 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ
sung 2009 người phạm tội có thể bị cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm (khoản 1); phạt tù từ hai năm đến bảy năm khi
có một trong các tình tiết định khung tăng nặng như có tổ chức; phạm tội nhiều
lần; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc tái phạm nguy hiểm quy đinh tại khoản 2 của điều này. Trong đó, tình tiế
“gây hậu quả nghiệm trọng” cần được hiểu là hành vi phạm tội đã gây ảnh
hưởng tiêu cực đến uy tín của Nhà nước, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà
nước, tổ chức, cá nhân, gây cản trở nghiêm trọng việc thực hiện các chính sách
của Đảng và Nhà nước.
1.3.2 Đặc điểm của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
các vụ án chống người thi hành công vụ
Để thực hiện tốt hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
các vụ án chống người thi hành công vụ bên cạnh việc nắm vững các nội dung
cơ bản của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra cần phải xác
định được những đặc điểm riêng của hoạt động này.
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với tội chống người thi
hành công vụ là hoạt động mang tính tổ chức và mang tính quyền lực Nhà nước.
Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra chỉ do Viện kiểm sát
tiến hành. Viện kiểm sát là chủ thể duy nhất thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra đối với các vụ án hình sự nói chung và các vụ án chống người thi
hành công vụ nói riêng. Mọi quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn này
đều tác động lên quyền cơ bản của đối tượng bị áp dụng. Do đó đòi hỏi Viện

21


kiểm sát phải thận trọng, khách quan trong việc xem xét đánh giá chứng cứ, tài

liệu trước khi ban hành các quyết định tố tụng.
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói
chung và các vụ án chống người thi hành công vụ nói riêng được Viện kiểm sát
tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật Tố
tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm cá biệt hóa các quy định
của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Mục đích của hoạt động này là truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với phạm tội, buộc họ phải chịu trách nhiệm pháp lý
do các chế tài pháp luật hình sự đặt ra.
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra ở giai đoạn điều tra các vụ
án chống người thi hành công vụ đòi hỏi sự linh hoạt của kiểm sát viên và phải
tuân thủ một cách nghiêm ngặt chặt chẽ, phải thận trọng khách quan trong việc
xem xét đánh giá các chứng cứ, tài liệu có trong vụ án để có những quyết định
chính xác.
- Hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm
và kiến nghị khởi tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nguồn căn cứ để kịp thời
phát hiện hành vi phạm tội xảy ra, xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm
để xem xét, quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Trách
nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố, không làm oan người vô tội, chống bỏ lọt tội phạm.
- Việc đánh giá chứng cứ trong hoạt động thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra đối với các vụ án chống người thi hành công vụ nhất là các vụ
án có đông đối tượng tham gia thì việc xác định sự thật khách quan, phân loại
đối tượng cầm đầu, xúi giục, kích động là hết sức khó khăn. Chính vì vậy đòi
hỏi kiểm sát viên cần phải thận trọng, khách quan và tỉ mỉ trong việc nghiên
cứu, đánh giá chứng cứ.

22


Kết luận Chương 1

Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về cơ sở lý luận của hoạt động thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát quân sự nói chung và Viện
kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng nói riêng (nằm trong hệ thống tổ chức của
Viện kiểm sát nhân dân) trong điều tra các vụ án chống người thi hành công vụ
là một vấn đề quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Tội
chống người thi hành công vụ được cấu thành bởi bốn yếu tố: khách thể, khách
quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm. Nhận thức được dấu hiệu đặc trưng
và dấu hiệu đặc thù của mỗi yếu tố sẽ hình thành nên khái niệm tội chống người
thi hành công vụ. Việc phân biệt các tội phạm có dấu hiệu chống người thi hành
công vụ trên cơ sở dấu hiệu pháp lý đặc trưng và điển hình sẽ tránh trường hợp
áp dụng pháp luật trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
không chuẩn xác. Hoạt động điều tra là một trong những hoạt động vô cùng
quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án chống người thi hành công vụ nó có
tác động to lớn tới hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra chính
vậy tác giả đã nêu khái quát có phân tích các khái niệm liên quan đến chủ thể,
đặc điểm của hoạt động điều tra các vụ án chống người thi hành công vụ và
những vấn đề cần chứng minh trong điều tra các vụ án chống người thi hành
công vụ.
Nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận về quyền công tố, thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra tác giả có nêu quan điểm khái niệm thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra các vụ án chống người thi hành công vụ. Nội dung
hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra
các vụ án chống người thi hành công vụ có vai trò quan trọng.

23


Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT
ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

2.1. Khái quát tình hình đặc điểm trong công tác phòng chống tội phạm của
lực lượng Bộ đội biên phòng
Lực lượng Bộ đội biên phòng quản lý đường biên giới trên đất liền dài
4.653.543km đi qua 435 xã, phường thị trấn thuộc 103 huyện, thị xã, thành phố
của 25 tỉnh biên giới tiếp giáp với ba nước là Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Khu vực trên đất liền có 47 dân tộc sinh sống, trong đó biên giới Việt Nam –
Trung Quốc 1.449.566km đi qua 7 tỉnh của Việt Nam (từ Điện Biên đến Quảng
Ninh) tiếp giáp với 2 tỉnh của Trung Quốc (Vân Nam và khu tự trị Choang
Quảng Tây). Khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 168 xã, phường, thị
trấn thuộc 34 huyện, thị xã; có 9 cửa khẩu (trong đó có 4 cửa khẩu quốc tế).
Biên giới Việt Nam – Lào dài 2.067km, qua 10 tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với
10 tỉnh của Lào. Khu vực biên giới có 151 xã, phường, thị trấn thuộc 35 huyện
thị xã, có 14 cửa khẩu (trong đó có 7 cửa khẩu quốc tế) . Biên giới đất liển Việt
Nam – Campuchia dài 1.137km, qua 10 tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với 10 tỉnh
của Campuchia. Khu vực biên giới có 109 xã, phường, thị trấn; có 20 cửa khẩu
(có 20 cửa khẩu quốc tế). Lực lượng Bộ đội biên phòng quản 3.260km bờ biển,
với vùng biển rộng khoảng 1 triệu km 2, trong đó vùng biển Việt Nam tiếp giáp
với 7 nước và vùng lãnh thổ, với 112 cửa sông 22 vịnh , 53 cảng biển, có trên
3000 hòn đảo lớn nhỏ (bao gồm hai quần dảo Trường Sa, Hoàng Sa) trong đó có
47 đảo có dân cư sinh sống. Khu vực biên giới biển có 589 xã, phường, thị trấn
thuộc 126 huyện của 28 tỉnh, thành phố với 21 dân tộc sinh sống. Các địa bàn do
lực lượng Bộ đội biên phòng quản lý phần lớn có đặc điểm tự nhiên, xã hội rất
khó khăn, phức tạp, địa hình chủ yếu là núi cao, rừng rậm, khí hậu, thời tiết khắc
nghiệt dân cư thưa thớt; có nhiều cửa khẩu và đường tiểu ngạch qua biên giới.
Cư dân trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc thiểu số; đời sống còn nhiều khó
khăn, trình độ dân trí còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu.Tình hình
24



kinh tế - xã hội trên các địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng thiếu
đồng bộ; trình độ nhận thức về chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, nhận thức
về pháp luật của đại bộ phận nhân dân vẫn còn thấp.
Bên cạnh những đặc điểm về cư dân, văn hóa, xã hội còn phải kể đến việc
thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, nhiều khu kinh tế
cửa khẩu, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ hình thành, thu hút nhiều doanh
nghiệp ở trong và ngoài nước đến đầu tư và du khách tham quan, du lịch. Với
quy luật, phát triển kinh tế sẽ kéo theo nhiều hệ lụy phức tạp về an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; bên cạnh đó khu vực biên giới là địa bàn
nhạy cảm luôn xuất hiện nhiều băng nhóm hoạt động mang tính xã hội đen ở các
khu vực cửa khẩu, đường tiểu ngạch, khu kinh tế mở gây nhiều phức tạp về an
ninh trật tự. Hoạt động ở các khu du lịch, bãi tắm ven biển có nhiều diễn biến
khó lường: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, gây rối trật tự công cộng, mua bán
người…Đáng chú ý là các đường dây mua bán ma túy đưa từ nước ngoài vào
Việt Nam, tình trạng buôn bán lẻ ma túy diễn biến rất phức tạp; buôn bán vũ
khí, vật liệu nổ, động vật hoang dã, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thuốc tân
dược giả … gây phức tạp về an ninh trật tự khu vực biên giới. Trên vùng biển
tình trạng tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt trộm
hải sản gây mất an ninh trên vùng biển; dùng chất nổ, kích điện khai thác hải sản
gây mất an ninh trật tự và hủy hoại môi trường biển; tình trạng buôn lậu, gian
lận thương mại trên biển. Hoạt động của các loại tội phạm rất đa dạng về đối
tượng, phương thức thủ đoạn, tinh vi xảo quyệt có tổ chức chặt chẽ, thường
xuyên thay đổi phương thức thủ đoạn hoạt động. Quá trình ngăn chặn, đánh bắt
các đối tượng trên địa bàn biên giới thì tính chất chống đối của các loại tội phạm
càng cao, càng liều lĩnh. Hầu hết khi bị phát hiện các đối tượng đều có hành vi
chống trả hết sức quyết liệt; nhiều đối tượng rất manh động liều lĩnh, dùng vũ
khí nóng gây thương vong cho cán bộ, chiến sỹ Bộ đội biên phòng. Các đối
tượng khác có hành vi hô hào kích động quân chúng nhân dân cản trở lực lượng
Bộ đội biên phòng gây khó khăn cho việc làm nhiệm vụ của các lực lượng chức

năng.
25


×