Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc tập đoàn dầu khí Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.16 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CHUYÊN ĐỀ
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG
TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM LỌC DẦU
TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT-CÔNG TY TNHH1TV
LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN

Đề tài: Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí môi
trường trong các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc tập
đoàn dầu khí Việt nam

GVHD 1

: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai

GVHD 2

: TS Nguyễn Chí Quang

NCS

: Hoàng Thị Bích Ngọc

Hà Nội 2014

1


MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
1.1.Tổng quan nghiên cứu đề tài............................................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước................................................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu trong nước.................................................................................................6
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.......................................................................................7
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................7
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................................7
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:.....................................................................................................7
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................8
1.6. Kết cấu của đề tài..........................................................................................................10
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG
CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CHO MÔI TRƯỜNG TRONG
DOANH NGHIỆP................................................................................................................11
1.1. Quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường và quá trình ra quyết định đầu tư dài hạn
cho môi trường trong doanh nghiệp.....................................................................................11
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyết định đầu tư cho môi trường........................................11
1.1.2.Quá trình ra quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường trong doanh nghiệp..............12
1.2.Lý luận về kế toán quản trị chi phí môi trường đối với việc ra quyết định đầu tư dài hạn
cho môi trường trong doanh nghiệp.....................................................................................14
1.2.1.Khái niệm và vai trò của kế toán quản trị môi trường cho việc ra quyết định của nhà
quản trị trong doanh nghiệp..................................................................................................14
1.2.2.Nội dung kế toán quản trị chi phí môi trường cho các quyết định đầu tư dài hạn cho
môi trường trong doanh nghiệp............................................................................................16
2.2.2.1.Thu thập thông tin....................................................................................................16

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, KTQT tiến hành xử lý thông tin đó thành
những thông tin kế toán hữu ích cho mục tiêu và quyết định của nhà quản trị.19
2.3.Kinh nghiệm áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường cho việc ra quyết định đầu tư
dài hạn tại các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt

nam.......................................................................................................................................25
2.3.1. Tại Mỹ........................................................................................................................25
2.3.2.Tại Australia................................................................................................................27
2.3.3.Tại Nhật Bản...............................................................................................................27
2.3.4.Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt nam................................................28
Kết luận chương 1................................................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ LIÊN
QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM..............30
2


2.1. Tổng quan về tập đoàn dầu khí Việt Nam(PVN)..........................................................30
2.2. Các vấn đề môi trường và chính sách môi trường trong các doanh nghiệp thuộc tập
đoàn PVN.............................................................................................................................34
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế toán quản trị môi trường cho việc ra quyết
định đầu tư dài hạn trong các doanh nghiệp thuộc PVN......................................................35
2.4.Thực trạng kế toán quản trị chi phí liên quan đến môi trường cho các quyết định đầu tư
dài hạn cho môi trường tại các doanh nghiệp thuộc PVN....................................................39
2.4.1. Tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Gas (PV gas)...........................................39

3


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Qui trình ra quyết định đầu tư tại BSR
Sơ đồ 2.2. Qui trình mua sắm TSCĐ tại BSR

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1a. Thông tin cung cấp lập dự án tại BSR

Bảng 2.1b. Thông tin cung cấp lập dự án CDM tại BSR
Bảng 3.1: Các kênh thu thập thông tin cho dự án đầu tư dài hạn
Bảng 3.2. Các phương pháp lựa chọn dự án đầu tư dài hạn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
USEPA

Ủy ban môi trường Mỹ

MOE

Bộ môi trường

UNDSD

Ủy ban phát triển bền vững Liên hợp quốc

BSR

Công ty TNHH1TV Lọc hóa dầu Bình Sơn

PVgas

Tổng công ty khí Việt Nam

CDM

Chứng nhận giảm phát thải

TSCĐ


Tài sản cố định

DN

Doanh nghiệp

PVN

Tập đoàn dầu khí Việt Nam

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có nhiều tác giả với các công trình những nghiên cứu về kế
toán môi trường nói chung và ứng dụng thông tin kế toán môi trường cho việc ra
quyết định nói riêng. Trong đó có 2 công trình nghiên cứu điển hình về ứng dụng
thông tin kế toán môi trường cho việc ra quyết định đầu tư liên quan đến môi trường
trong doanh nghiệp đó là:
- Phương pháp mới ra quyết định đầu tư cho môi trường (New decision
method for environmental capital investment) của tác giả Norio Minato(Nhật Bản).
Trong công trình này, tác giả đã miêu tả các lý thuyết về kinh tế, thông qua nghiên
cứu cách tiếp cận kinh nghiệm, thực hiện phân tích độ nhạy của các thông số liên
quan đến dự án đầu tư từ đó đưa ra kết luận về việc sử dụng phương pháp mới để
phân tích thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư đối với các dự án thân
thiện với môi trường. Tác giả kết luận áp dụng phương pháp này giúp cho các nhà
quản trị đưa ra quyết định chính xác hơn trong các điều kiện có nhiều biến đổi nhằm

thúc đẩy những ứng xử tốt hơn đối với môi trường hoạt động của doanh nghiệp và
phương pháp tốt nhất để kiểm soát các hoạt động môi trường là thông qua đánh giá
tài chính đối với các thành phần môi trường và giá trị của các quyết định linh hoạt
trong quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó tác giả cũng cống hiến cho việc mở rộng
phương pháp ra quyết định đối với đối với các quyết định đầu tư có liên quan đến
môi trường thông qua sử dụng công cụ kế toán môi trường.
- Nghiên cứu vai trò của thông tin kế toán môi trường cho việc ra quyết định
đầu tư cho môi trường (An Empirical Examination of the Role of Environmental
Accounting Information in Environmental Investment Decision-Making) của nhóm
tác giả Tapan K. Sarker and Roger L. Burritt. Những nghiên cứu kinh nghiệm được
sử dụng để điều tra 2 nhân tố quan trọng liên quan tới việc ra quyết định đầu tư môi
trường của nhà quản trị là: hệ thống luật lệ quản trị hiện hành trong hoạt động của
công ty và bản chất của thông tin môi trường được sử dụng như là công cụ hỗ trợ
cho việc ra quyết định. Hai hệ thống qui định được đưa vào xem xét đó là hệ thống
các qui định kiểm soát có tính mệnh lệnh và hệ thống các luật lệ có tính tự nguyện.

5


Hai hệ thống kế toán có tính đối lập là kế toán quản trị môi trường và hệ thống kế
toán quản trị truyền thống vì vậy cung cấp thiết kế thực nghiệm chi bình phương
trong nghiên cứu. Bài báo cũng xem xét các quyết định đầu tư liên quan đến môi
trường bởi các nhà quản trị khác nhau hoạt động trong ngành khai thác dầu khí của
Úc. Những kết quả thực nghiệm này chỉ ra rằng thông tin kế toán quản trị môi
trường có ảnh hưởng to lớn đến tính sẵn sàng của nhà quản trị trong việc xem xét
các quyết định đầu tư môi trường và để tránh những rủi ro môi trường tương lai
hơn là các các qui định có tính luật lệ.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Những nghiên cứu về kế toán quản trị cho quyết định đầu tư dài hạn có các
công trình tiêu biểu sau:

Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thanh Quý (2004), Xây dựng hệ thống
thông tin kế toán phục vụ quản trị DN kinh doanh bưu chính viễn thông. Nội dung
Luận án đã tập trung nghiên cứu khái quát lý luận về hệ thống thông tin KTQT phục vụ
việc ra QĐDH cũng như mô hình tổ chức KTQT trong DN: luận án xây dựng mô hình
hỗn hợp, chức năng cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị trong việc ra quyết
định đầu tư dài hạn do tổ nghiên cứu các dự án thuộc bộ phận KTQT, phòng kế toán
thực hiện.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ - PGS.TS Trần Thị Hồng Mai chủ trì - Trường Đại
học thương mại, 2010: Hoàn thiện hệ thống thông tin KTQT phục vụ việc ra QĐDH
trong các DN sản xuất tại Việt Nam. Trong đề tài, nhóm nghiên cứu đã nêu bật sự
cần thiết của thông tin KTQT với QÐDH của DN. Ðồng thời hệ thống hóa những lý
luận về quyết định đầu tư dài hạn và KTQT phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư
dài hạn trong các DN. Đề tài đã nêu lên thực trạng việc tổ chức hệ thống thông tin
KTQT tại các Doanh nghiệp được điều tra ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, trong đó
chỉ rõ những ưu điểm cũng như những tồn tại cần khắc phục, từ đó đề xuất giải
pháp hoàn thiện việc tổ chức thông tin KTQT phục vụ lập phương án đầu tư dài hạn
tại các DN Việt Nam.
Luận văn thạc Luận văn thạc sỹ kinh tế của Lê Thị Trâm Anh (2011), “Tổ
chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định đầu tư tại Công ty
CP Tập đoàn Hòa Phát”.Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ được một số vấn đề lý

6


luận cơ bản về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định đầu
tư. Luận văn đã tập trung nghiên cứu lý luận tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị
trong doanh nghiệp và thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc
ra quyết định đầu tư dài hạn tại công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát để từ đó thấy được
những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế để từ đó đề
xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết

định đầu tư dài hạn tại đơn vị.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến thông tin Kế toán
quản trị truyền thống mà chưa tích hợp được các yếu tố môi trường để phục vụ cho
quyết định đầu tư dài hạn trong các doanh nghiệp Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí môi
trường cho các quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp.
- Khảo sát thực trạng kế toán quản trị chi phí liên quan đến môi trường cho
việc ra quyết định dài hạn tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn PVN.
- Đưa ra một số giải pháp để vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí môi
trường cho việc ra các quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp thuộc tập đoàn
PVN.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống thông tin kế toán quản trị
chi phí môi trường cho việc ra quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường( đầu tư vào
TSCĐ) trong doanh nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Các vấn đề về kế toán quản trị chi phí môi trường phục vụ cho
việc ra quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp
- Về không gian: Tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn PVN
- Về thời gian: Từ 2010-2014

7


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình trình thực hiện đề tài tác giả lựa chọn phương pháp nghiên
cứu kết hợp giữa định lượng với định tính vì những lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất: Đề tài nghiên cứu là đề tài mới so với các đề tài nghiên cứu khoa
học trước đây. Nghiên cứu những nội dung của kế toán quản trị chi phí môi trường
với quá trình ra quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp là đề tài mới có tính
khám phá vì thế nghiên cứu định tính có tính với các trường hợp chuyên sâu (thông
qua phỏng vấn) phù hợp
Thứ hai: Đề tài nghiên cứu đề cập đến các thông tin khá nhạy cảm là
thông tin kế toán nói chung , thông tin kế toán dưới góc độ môi trường nói riêng đặc
biệt là thông tin chi phí môi trường phục vụ cho các quyết định đầu tư dài hạn trong
doanh nghiệp là những thông tin mang tính bảo mật cao trong doanh nghiệp. Do trở
ngại trong thu thập dữ liệu trực tiếp từ phỏng vấn nên sử dụng phương pháp định
lượng sẽ góp phần bổ sung những thông tin cần thiết cho các nghiên cứu điển hình
của phương pháp định tính.
Thứ ba: sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính làm
tăng độ tin cậy của các phân tích và đánh giá vì có được các bằng chứng từ nhiều
nguồn, có thể bổ trợ để
Quá trình điều tra thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu của tác giả bao gồm: Dữ liệu sơ cấp (nguồn dữ liệu chính) do
tác giả tự thu thập, dữ liệu thứ cấp (nguồn dữ liệu bổ sung) do các đơn vị tham gia
khảo sát cung cấp hoặc thu thập từ các nguồn thông tin sẵn có như báo chí, internet,
websites của các đơn vị.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đầu tiên là khảo sát thực trạng hệ thống kế
toán quản trị chi phí của các doanh nghiệp với các thông tin về chi phí môi trường
và quá trình vận dụng các thông tin này cho các quyết định dài hạn cho môi trường
của doanh nghiệp tác giả đã tập trung vào đối tượng phỏng vấn và khảo sát là các
nhân viên nghiệp vụ và nhà quản lý tại các bộ phận kế toán, môi trường và dự án
của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn PVN là Tổng công ty khí Việt nam (PVGas)
và Công ty TNHH1TV lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Tác giả đã thực hiện phỏng
vấn sâu trực tiếp hoặc qua điện thoại đối với 1 thành viên ban giám đốc, 02 thành

8



viên phòng tài chính kế toán (phó trưởng phòng kế toán và kế toán viên bộ phận kế
toán quản trị chi phí), trưởng bộ phận dự án và trưởng bộ phận môi trường trong 2
doanh nghiệp trên. Các câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị trước gồm 11 câu hỏi
(phụ lục 2.4) tập trung vào mô tả hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí môi
trường trong doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu thứ hai nhằm phát hiện nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng áp dụng thông tin kế toán quản trị chi phí môi trường cho việc ra quyết định
đầu tư dài hạn cho môi trường tại các doanh nghiệp thuộc PVN tác giả tập trung vào
khảo sát và phỏng vấn nhiều nhóm đối tượng khác nhau gồm các nhà quản lý tại các
cấp độ lãnh đạo khác nhau trong doanh nghiệp như Ban giám đốc, trưởng(phó)
phòng kế toán, dự án, môi trường, và nhóm nhân viên kế toán thuộc bộ phận kế toán
quản trị và nhân viên dự án tại các phòng dự án. Các phiếu khảo sát được thiết kế
trước(phụ lục 2.5) tập trung vào 2 vấn đề là thông tin về hệ thống quản lý môi
trường của doanh nghiệp và thông tin hệ thống kế toán chi phí của doanh nghiệp
phục vụ quá trình ra quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường. Tổng số phiếu khảo
sát được phát ra gồm 22 phiếu đối với công ty BSR và 25 phiếu đối với công ty vận
chuyển khí Vũng Tàu, công ty chế biến khí Vũng Tàu, tổng công ty khí PVgas. Kết
quả thu về được 20 phiếu đối với công ty BSR và 20 phiếu đối với các công ty
thuộc PVgas.
Quá trình phân tích và xử lý số liệu
Sau khi thu thập dữ liệu bằng các phương pháp nêu trên, tác giả tiến hành hệ
thống hoá, xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel (phụ lục 2.6) và cung cấp thông tin
bằng các phương pháp phân tích dữ liệu phù hợp. Mục đích của phương pháp này là
phân tích các thông tin đầu vào đã thu thập được để đưa ra các thông tin, kết luận
phù hợp.Đề tài lấy việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm nền tảng, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh và phương pháp điều tra thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra trong
quá trình nghiên cứu. Phương pháp phân tích dữ liệu đầu tiên được tác giả sử dụng đó là

phương pháp so sánh. Cụ thể là so sánh đối chiếu giữa lý luận về nội dung thông tin kế toán
quản trị chi phí môi trường phục vụ cho việc ra quyết định dài hạn trong doanh nghiệp với
thực trạng vận dụng thông tin về chi phí môi trường của hệ thống kế toán quản trị chi phí

9


hiện hành trong các doanh nghiêp thuộc 2 tập đoàn phục vụ cho việc ra quyết định dài hạn
rút ra những ưu điểm và những mặt hạn chế để trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất hoàn thiện
phù hợp. Dựa trên cơ sở phần mềm xử lý dữ liệu văn phòng Microsoft Office, các dữ
liệu đã được xử lý bằng phân tích thống kê đơn giản của Excel kết hợp với mô tả số
liệu bằng số tuyệt đối, tương đối. Với phương pháp thống kê được sử dụng trong
quá trình thống kê dữ liệu thu thập được giúp tác giả tổng hợp khái quát hóa các
thông tin số liệu giúp cho việc phân tích và đánh giá được tổng quan hơn.Bên cạnh
đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu khác như phương pháp
dự báo trực quan, phương pháp xét đoán,…
1.6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, chuyên đề có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1:Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí môi
trường cho các quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quá trình vận dụng kế toán quản trị chi phí có liên
quan đến môi trường cho việc ra quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường trong
các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn PVN
Chương 3: Giải pháp vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường cho việc
ra quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn
PVN

10



CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI
TRƯỜNG CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CHO MÔI
TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường và quá trình ra quyết
định đầu tư dài hạn cho môi trường trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyết định đầu tư cho môi trường
Quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp là loại quyết định có liên quan
đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn…Có hai loại
quyết định dài hạn là quyết định sàng lọc và quyết định ưu tiên:
Quyết định sàng lọc: Là các quyết định chỉ liên quan đến một phương án có
thoả mãn một số tiêu chuẩn đã định hay không? Nếu thoả mãn các tiêu chuẩn đặt ra,
phương án được lựa chọn, nếu không thoả mãn phương án bị loại bỏ.
Quyết định ưu tiên: Là các quyết định liên quan đến việc lựa chọn từ
nhiều dự án khác nhau để tìm ra một dự án thích hợp nhất. Dự án được ưu tiên
lựa chọn sẽ loại bỏ các dự án khác.
Quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường trong doanh nghiệp là một loại
quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp có liên quan đến các tài sản dài
hạn nhằm khắc phục, hạn chế, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ các hoạt động của
doanh nghiệp ví dụ đầu tư vào thiết bị xử lý chất thải, khí thải… và đầu tư vào quá
trình sản xuất sạch hơn (quá trình sản xuất và sản phẩm thân thiện với môi trường)
ví dụ đầu tư vào công nghệ điều khiển thiết bị hoặc quá trình đạt hiệu quả tối ưu,
thay thế nguyên, nhiên liệu chứa ít thành phần nguy hại…
Đặc điểm của các dự án đầu tư dài hạn cho môi trường là này là:
Thứ nhất: Thời gian phát huy tác dụng lâu dài
Thứ hai: Mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về kinh tế xuất phát từ việc
nâng cao hình ảnh và danh tiếng
Thứ ba: Các khoản thu nhập thường phát sinh ở thời gian cuối của dự án.
Nhận dạng đặc tính môi trường của dự án là không đơn giản vì: Đối với các
dự án đầu tư vào tài sản phục vụ trong hoạt động môi trường như đầu tư cho thiết bị
ngăn ngừa và giảm thải ô nhiễm thì dễ dàng xác định tính chất môi trường của dự

án. Tuy nhiên, với các dự án đầu tư vào thiết bị sản xuất không phải trong hoạt động
11


môi trường thì không đơn giản để xác định tính môi trường hay kinh tế của một dự
án vì tất cả các dự án khi hoạt động đều có liên quan đến yếu tố môi trường như sử
dụng nguyên liệu, năng lượng, xả thải…. Và đôi khi có sự không rõ ràng về mặt lợi
ích kinh tế hay lợi ích môi trường, ví dụ đối với các dự án đầu tư vào công nghệ
sạch thì tiết kiệm chi phí vật liệu, rác thải…tăng doanh thu từ chất lượng, hình ảnh
công ty là lợi ích kinh tế nhưng đó cũng là lợi ích mang lại từ yếu tố môi trường.
Cho nên đối với một dự án của doanh nghiệp được đánh giá là có tác động đến môi
trường hay không phụ thuộc rất lớn vào chủ quan của nhà quản trị. Nhà quản trị cần
căn cứ vào các yếu tố sau để xác định dự án có tính môi trường hay không?
- Dự án có mang lại các chi phí môi trường tiết kiệm như vật liệu, rác thải…
- Dự án có giúp doanh nghiệp cải thiện các chỉ số môi trường không.
- Dự án có giúp thiểu và ngăn chặn ô nhiễm môi trường không.
1.1.2.Quá trình ra quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường trong
doanh nghiệp
Quyết định đầu tư dài hạn cho môi trường là một loại quyết định đầu tư dài hạn
trong doanh nghiệp do đó quá trình ra quyết định đầu tư cũng sẽ tuân thủ theo quá trình
ra quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp. Theo PGS.TS. Đồng Thị Thanh
Phương(2005, T96), với một quá trình ra quyết định thông thường các nhà quản trị trải
qua 6 bước, theo đó quá trình ra quyết định đầu tư dài hạn cũng sẽ bao gồm 6 bước
và ở mỗi bước sẽ gồm những nội dung cụ thể sau:
Bước 1: Xác định vấn đề.
Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xác định được vấn đề cần phải đưa ra
quyết định trong dài hạn là liên quan đến vấn đề nào? Các vấn đề có thể liên quan
đến việc đầu tư cho năng lực sản xuất hay đầu tư đổi mới sản phẩm hay đầu tư thay
thê…Đối với các quyết định đầu tư dài hạn cho các tài sản cố định phục vụ hoạt
động kinh tế nhưng có ảnh hưởng lớn đến môi trường và chịu sự ràng buộc của

pháp luật về môi trường thì cần xác định tính môi trường cho các dự án này.
Bước 2: Xác định rõ mục tiêu.
Nhà quản trị doanh nghiệp sau khi xác định được vấn đề cần đưa ra quyết
định thì bước tiếp theo là phải xác định được cụ thể mục tiêu gắn với doanh nghiệp
là gì? Tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu, sản lượng…hay tối thiểu hóa chi phí…? Đối

12


với các dự án cho môi trường thì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kinh tế phải song
hành với mục tiêu bảo vệ và cải thiện môi trường. Trong tưng thời kỳ nhất định khi
khi xảy ra xung đột về mặt lợi ích kinh tế và môi trường thì tùy thuộc vào kế hoạch
chiến lược của doanh nghiệp để ưu tiên cho mục tiêu nao. Xác định rõ được mục
tiêu là một trong những vấn đề quan trọng giúp nhà quản trị đưa ra được quyết định
phù hợp với chiến lược phát triển của daoanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phát
triển theo đúng hướng đã xác định.
Bước 3: Nhận diện các phương án hay nhận diện các khả năng có thể xảy ra.
Thông thường để giải quyết một vấn đề cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã
xác định thì có thể có nhiều phương án khác nhau. Khi thực hiện những phương án
này sẽ đem lại những kết quả khác nhau hay nói cách khác mỗi phương án khác
nhau sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của DN ở những mức độ cao thấp
khác nhau. Do vậy nhà quản lý phải nhận diện được các phương án này để làm cơ
sở giúp cho việc lựa chọn được một phương án tối ưu và phù hợp nhất với DN.
Bước 4: Nhận diện chi phí và doanh thu liên quan tới phương án.
Để ra quyết định dài hạn thì các nhà quản trị DN phải tập hợp được tất cả các
thông tin liên quan đến phương án xem xét gồm cả thông tin tài chính và thông tin
phi tài chính. Trong đó thông tin tài chính liên quan đến doanh thu, thu nhập và chi
phí là nguồn thông tin quan trọng mà nhà quản trị DN không thể không xét đến.
Chính vì vậy mà thông tin cần thu thập liên quan đến thu nhập, chi phí của phương
án phải bao gồm cả thu nhập, chi phí thực tế và thu nhập, chi phí ước tính, tiềm ẩn

của phương án. Đối với các dự án đầu tư cho môi trường thì nhận diện các khoản
chi phí môi trường theo quan điểm mới và mở rộng về môi trường “Chi phí môi
trường có thể hiểu là các chi phí gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường
của DN. Chi phí này bao gồm các chi phí để ngăn ngừa, tiêu hủy, lập kế hoạch,
kiểm soát, thay đổi hành động và khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra ở công ty
và ảnh hưởng tới chính phủ và mọi người”- Theo UNDSD( 2001, T11).
Cần lưu ý rằng thu nhập của một phương án hay dự án không đồng nhất với
lợi nhuận của kế toán bởi vì:

13


Thu nhập thuần của một dự án = Dòng tiền thuần của dự án = Lợi nhuận sau
thuế + khấu hao
Bước 5: Xem xét các nhân tố định tính.
Như đã phân tích ở trên, quyết định dài hạn bị ảnh hưởng bởi nhiều các nhân
tố định tính như như chính sách kinh tế của nhà nước, thị trường và sự cạnh tranh,
sự tiến bộ của kỹ thuật …Chính vì vậy, trước khi ra quyết định dài hạn thì nhà quản
trị doanh nghiệp cần phải xem xét, phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân
tố định tính đến quyết định như thế nào để từ đó cân nhắc, cũng như có những biện
pháp để tận dụng, phát huy những ảnh hưởng tích cực, đồng thời đưa ra những giải
pháp để giảm thiểu và vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực nếu như thực hiện dự án.
Đối với các dự án đầu tư cho môi trường thì cần xem xét ảnh hưởng của các luật lệ
môi trường và chiến lược môi trường của doanh nghiệp.
Bước 6: Ra quyết định.
Ra quyết định là công việc của các nhà quản trị ảnh hưởng đến kết quả cuối
cùng của DN. Việc ra quyết định sẽ dựa trên cơ sở tổng hợp nhiều nguồn thông tin
khác nhau có được sau khi thực hiện 5 bước công việc ở trên. Khi đó các nhà quản
trị có thường đứng trước nhiều phương án kinh doanh khác nhau. Do đó, KTQT với
vai trò là công cụ đắc lực của các nhà quản trị cần phải tổng hợp, phân tích, chọn

lọc thông tin để từ đó đưa ra những lời tư vấn hữu ích giúp nhà quản trị lựa chọn
được quyết định tối ưu.
1.2.Lý luận về kế toán quản trị chi phí môi trường đối với việc ra quyết
định đầu tư dài hạn cho môi trường trong doanh nghiệp
1.2.1.Khái niệm và vai trò của kế toán quản trị môi trường cho việc ra
quyết định của nhà quản trị trong doanh nghiệp
Theo (Horngren, C.T, Datar, S.M& Rajan, 2011)Kế toán quản trị đo lường,
phân tích và báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính để giúp các nhà quản trị
ra các quyết định nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Kế toán quản trị môi trường
là sự phát triển tiếp theo của kế toán quản trị truyền thống. Theo UNDSD (2001)
định nghĩa “KTQT môi trường là một sự hiểu biết tốt hơn và đúng đắn hơn về kế
toán quản trị. Mục đích tổng quát của sử dụng thông tin kế toán môi trường là cho
các tính toán nội bộ của tổ chức và cho ra quyết định. Quá trình xử lý thông tin của
14


kế toán quản trị môi trường phục vụ cho việc ra quyết định bao gồm các tính toán
vật chất như nguyên liệu, năng lượng tiêu thụ, dòng luân chuyển vật tư và lượng vật
chất bị loại bỏ hoặc xả thải và các tính toán tài chính có tính tiền tệ đối với chi
phí(cả phần bỏ thêm và tiết kiệm được) doanh thu và thu nhập có liên quan đến các
hoạt động có khả năng ảnh hưởng và tác động tiềm tàng đến môi trường”
Vì thế, kế toán quản trị chi phí môi trường là một bộ phận của kế toán quản
trị truyền thống nhằm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về chi phí môi trường
phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính
và môi trường trong doanh nghiệp.Trong đó, chi phí môi trường được hiểu theo
UNDSD(2001,p11)” là các chi phí gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi
trường của DN. Chi phí này bao gồm các chi phí để ngăn ngừa, tiêu hủy, lập kế
hoạch, kiểm soát, thay đổi hành động và khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra ở
công ty và ảnh hưởng tới chính phủ và mọi người.
Chức năng của nhà quản trị là xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện kế

hoạch, kiểm tra và đánh giá. Trong quá trình thực hiện các chức năng trên nhà quản
trị thường xuyên phải đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở là các nguồn thông tin
thu thập được chủ yếu là những thông tin do hệ thống kế toán cung cấp. Trong quá
khứ, hệ thống kế toán quản trị truyền thống đã không ghi nhận đầy đủ hoặc ghi
nhận vào các tài khoản chung cho các khoản chi phí môi trường nên đã không giúp
nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn những ảnh hưởng của chi phí môi trường đến các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí môi trường cung
cấp công cụ đúng đắn để nhận dạng, xác định đúng đắn chi phí môi trường qua đó
sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp cho các nhà quản trị trong quá trình đưa ra
các quyết định để kiểm soát và giảm chi phí môi trường từ các tác động của doanh
nghiệp từ đó hạ chi phí của doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tài chính và môi
trường. Thông tin kế toán quản trị chi phí môi trường sẽ trợ giúp các nhà quản trị
trong quá trình đưa ra các quyết định kinh doanh như sau:
- Đối với các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn: Nhận diện đúng các
khoản chi phí là tiền đề cho các quyết định kinh doanh đúng đắn. Trong ngắn hạn
kế toán quản trị chi phí môi trường giúp các nhà quản trị xác định đúng đắn chi phí
sản xuất cho các sản phẩm hay các quá trình sản xuất từ đó định giá đúng cho các
15


sản phẩm và dịch vụ, phản ánh đúng lợi nhuận đóng góp của mỗi sản phẩm hay
dịch vụ trong lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp hay nói một cách khác thông
tin kế toán quản trị chi phí môi trường giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn
về giá bán, lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường, thiết kế lại quá
trình sản xuất và sản phẩm để giảm chi phí đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Đối với các quyết định dài hạn: Thông qua nhận diện và tính toán đúng đắn
các khoản chi phí môi trường có liên quan đến các dự án đầu tư dài hạn, kế toán
quản trị chi phí môi trường cung cấp những thông tin hữu ích để tích hợp vào quá
trình ra các quyết định của nhà quản trị nhằm nâng cao hiệu quả các quyết định đầu
tư giúp doanh nghiệp đầu tư đúng đắn, có hiệu quả vào công nghệ sản xuất sạch

hơn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
1.2.2.Nội dung kế toán quản trị chi phí môi trường cho các quyết định
đầu tư dài hạn cho môi trường trong doanh nghiệp
2.2.2.1.Thu thập thông tin
Thông tin kế toán quản trị chi phí môi trường phục vụ việc ra quyết định dài
hạn gồm các thông tin về chiến lược đầu tư phát triển, sự cần thiết của dự án đầu tư,
các yêu cầu kỹ thuật, lao động, sản lượng, trong đó kế toán quản trị chi phí môi
trường đặc biệt quan tâm tới các dòng tiền thu vào, chi ra cho từng năm trong suốt
vòng đời của dự án. Dòng tiền phát sinh liên quan tới dự án bao gồm nhiều loại, tuy
nhiên có thể chia làm 2 nhóm là các dòng chi tiền mặt và các dòng thu tiền mặt.
Trong đó, các dòng chi tiền mặt điển hình như: Vốn đầu tư ban đầu; Vốn lưu
động (bổ sung) khi vận hành dự án; Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của dự án,
chi phí môi trường của dự án được liệt kê đầy đủ bao gồm:
-Các chi phí truyền thống gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,
chi phí công cụ thiết bị sử dụng trong hoạt động xử lý môi trường của doanh nghiệp
có liên quan đến dự án.
-Chi phí ẩn gồm: (1)Chi phí tuân thủ là các khoản chi phí phát sinh khi thực
hiện các hoạt động nhằm tuân thủ các qui định về môi trường của pháp luật có liên
quan đến dự án khi hoạt động .(2)Chi phí tự nguyện là các chi phí phát sinh lên
quan đến hoạt động bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp thực hiện một cách tự giác,
không bị ép buộc, thậm chí đạt trên mức yêu cầu của luật BVMT qui định. (3)Chi
16


phí đầu nguồn: Là các chi phí phát sinh khi chuẩn bị cho dự án triển khai gây ảnh
hưởng tới môi trường ví dụ chi phí san mặt bằng, chi phí nghiên cứu, phát triển.
- Các chi phí không chắc chắn nhưng có thể phát sinh: Là các chi phí phát
sinh ngẫu nhiên và bao gồm các chi phí phải thực hiện tuân thủ qui định trong
tương lai, các khoản chi trả theo luật pháp qui định, các khoản thiệt hại của nguồn
tài nguyên và thiệt hại do thất thoát lợi ích kinh tế có liên quan đến dự án.

- Chi phí tạo lập hình ảnh quan hệ: Các chi phí này rất khó nhận dạng và
hiếm khi được ghi nhận một cách tách biệt trong hệ thống kế toán của doanh
nghiệp, gồm các chi phí liên quan tới việc tạo lập hình ảnh và mối quan hệ với
khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng hoặc nhân viên của doanh nghiệp phát sinh từ
kết quả triển khai dự án.
-Chi phí xã hội (ngoại ứng): Là các khoản chi phí mà xã hội hoặc cộng đồng
phải gánh chịu do hậu quả mà doanh nghiệp gây ra.
Các dòng thu tiền mặt bao gồm: Dòng thu tiền thuần từ dự án; Thuế GTGT
được hoàn lại; Chi phí tiết kiệm được từ việc sử dụng tài sản mới; Giá trị thanh lý
của thiết bị cũ (bị thay thế); Giá trị thanh lý của thiết bị khi dự án kết thúc, các
khoản thu tiền mặt phát sinh từ các hoạt động liên quan đến môi trường như:
- Doanh thu bán phế liệu, sản phẩm phụ, hạn ngạch môi trường,
-Khoản thu nhập từ tiền được thanh toán bảo hiểm liên quan đến môi trường,
- Các khoản tài trợ cho các dự án nghiên cứu, trợ cấp cho các thiết bị bảo vệ
môi trường
- Thu nhập từ giảm phát khí thải nhà kính, thu nhập từ bán rác thải…
Khi xác định dòng tiền của dự án, KTQT phải quan tâm một số vấn đề sau:
- Thu nhập của một dự án hay dòng tiền thuần của dự án khác lợi nhuận của
kế toán: Đối với các dự án đầu tư gắn với các tài sản có tính hao mòn thì dòng thu
tiền thuần từ dự án đầu tư bao gồm khấu hao tài sản và lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp.
- Chi phí cơ hội cần tính vào dòng tiền.

17


- Chi phí chìm là khoản chi phí phát sinh trước khi thực hiện dự án và không ảnh
hưởng đến dòng tiền tăng thêm nên không thích hợp để xác định dòng tiền.
- Ảnh hưởng chéo: Khi đưa ra lời tư vấn để giúp nhà quản trị lựa chọn dự án
KTQT cần phải xem xét tầm quan trọng của dự án cũng như sự ảnh hưởng của dự án

tới các dự án khác hay hoạt động của DN. Đối với các dự án có tính môi trường thì ảnh
hưởng chéo là yếu tố đáng kể phải xem xét vì trong nhiều trường hợp các dự án đầu tư
dài hạn cho môi trường có lợi nhuận bằng không nhưng vẫn được lựa chọn vì nó ảnh
hưởng và chi phối đến việc thực hiện các dự án khác cũng như sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp.
Việc thu nhận các thông tin của KTQT bao gồm thu thập thông tin quá khứ
và thông tin tương lai. Các thông tin quá khứ được thu thập và cung cấp cho thấy
tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ đã qua. Các thông tin này được
thu thập chủ yếu từ hệ thống kế toán tài chính của đơn vị. Các thông tin tương lai
được thu thập và cung cấp cho thấy kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong
tương lai. Các thông tin này được thu thập và cung cấp từ các bộ phận chức năng
trong doanh nghiệp và bộ phận kế toán quản trị. Các thông tin về dòng tiền có liên
quan đến dự án được thu thập từ các bộ phận như sau:
Nội dung thông tin
Bộ phận cung cấp
Dòng chi tiền
Vốn đầu tư ban đầu
Bộ phận dự án
Vốn lưu động bổ sung khi Bộ phận dự án
vận hành dự án
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa Bộ phận kỹ thuật, nhà thầu(nếu có),
thiết bị của dự án
Chi phí môi trường của dự án
Dòng thu tiền
Thu tiền thuần từ dự án
Các khoản thu nhập từ môi

bộ phận dự án
Bộ phận môi trường,bộ phận pháp lý
Bộ phận dự án

Bộ phận môi trường

trường của dự án
Các khoản thu thanh lý sau Bộ phận dự án
khi kết thúc dự án
2.2.3.2. Xử lý, phân tích thông tin.

18

Ghi chú


Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, KTQT tiến hành xử lý thông tin đó thành
những thông tin kế toán hữu ích cho mục tiêu và quyết định của nhà quản trị.
Do các dự án đầu tư dài hạn diễn ra trong thời gian dài với độ rủi ro cao nên
tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn được sử dụng để đánh giá đầu tư. Mặt khác, hoạt
động đầu tư về bản chất là tính đến lợi nhuận và tiền thì lại có giá trị về mặt thời
gian cho nên một tiêu chí nữa cần được sử dụng để đánh giá dự án đó là khả năng
sinh lợi của vốn đầu tư và giá trị thời gian của tiền . Vì thế, có 2 nhóm phương pháp
hiện đang được sử dụng để xử lý thông tin nhằm đưa ra quyết định đầu tư dài hạn là
nhóm phương pháp không tính đến thời giá của tiền và mức sinh lợi của vốn và
nhóm phương pháp tính toán dựa trên giá trị thời gian của tiền và mức sinh lợi của
vốn. Tuy nhiên, 2 hệ thống phương pháp này đều phải dựa trên các giả định sau:
- Thời điểm đầu tư: Khoản vốn đầu tư ban đầu giả định ở thời điểm 0 tức là
đầu tư ở đầu năm để có thu nhập ở cuối năm.
- Giả định dòng tiền của dự án phát sinh ở cuối kỳ.
- Giả định vốn lưu động chu chuyển liên tục nhưng sẽ thu hồi lại vào thời
điểm cuối kỳ.
- Lạm phát không đáng kể.
Nhóm thứ nhất: Không tính đến thời giá của tiền và mức sinh lợi của vốn

đó là phương pháp thời gian hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần
thiết để một dự án hoàn vốn đầu tư ban đầu từ các nguồn thu mà nó sinh ra. Theo
phương pháp này nếu dự án đáp ứng được tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn mà doanh
nghiệp đưa ra thì sẽ được lựa chọn và ngược lại. Trong trường hợp có dự án thì sẽ
lựa chọn dự án có kỳ hoàn vốn là ngắn nhất.
Bước 1: Xác định:
Số vốn đầu tư còn phải

=

Số vốn đầu tư chưa thu

-

Số thu nhập của năm

thu hồi ở cuối năm
hồi ở cuối năm trước
kế tiếp (năm nay)
Bước 2: Lấy dòng tiền thu được ở các năm bù đắp cho vốn đầu tư cho đến
khi vốn đầu tư cần bù đắp < thu nhập tạo ra. Khi số vốn đầu tư chưa thu hồi nhỏ
hơn số thu nhập của năm kế tiếp, lấy số vốn đầu tư còn phải thu hồi chia cho số thu
nhập bình quân 1 tháng của năm kế tiếp để tìm ra số tháng còn phải tiếp tục thu hồi
vốn, sẽ xác định được thời gian hoàn vốn của dự án.

19


Bước 3: Lựa chọn phương án
-


Nếu dự án có kỳ hoàn vốn dài hơn kỳ hoàn vốn mong muốn: dự án bị

-

Nếu dự án có kỳ hoàn vốn ngắn hơn kỳ hoàn vốn mong muốn:

loại bỏ
+ Dự án độc lập: Được lựa chọn
+ Dự án xung khắc: Lựa chọn dự án có kỳ hoàn vốn ngắn nhất
Phương pháp hoàn vốn có ưu điểm đơn giản, dễ làm, chú trọng xem xét lợi ích
ngắn hạn hơn lợi ích dài hạn nên phù hợp với việc lựa chọn dự án đầu tư với quy mô
vừa và nhỏ hoặc đối với nhà đầu tư có chiến lược thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên,
phương pháp kỳ hoàn vốn cũng có hạn chế là không quan tâm tới giá trị thời gian
của tiền tệ do vậy không chính xác. Trên thực tế dự án có thể bị lỗ chứ chưa hoàn
vốn. Bên cạnh đó, phương pháp kỳ hoàn vốn không xem xét đến khả năng sinh lời
của dự án sau thời gian hoàn vốn mà chỉ quan tâm đến các dòng tiền xảy ra ở trước
thời gian hòa vốn. Do vậy nhà đầu tư có thể bỏ qua các khoản thu nhập rất lớn ở
sau. Vì vậy phương pháp thời gian hoàn vốn không thích hợp với dự án đầu tư mới
như dự án thăm dò thị trường hay nghiên cứu phát triển vì quãng thời gian thâm
nhập khó khăn và vì vậy thu nhập ở năm đầu rất thấp. Sau khi đã thâm nhập rồi thì
nó sẽ mang lại thu nhập rất lớn.
Nhóm thứ hai: Có tính đến thời gian của tiền và khả năng sinh lợi của vốn
bao gồm Phương pháp giá trị hiện tại thuần(NPV), Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội
bộ( IRR), Phương pháp chỉ số sinh lời(PI)
Phương pháp giá trị hiện tại thuần (Net Present Value - NPV).
Giá trị hiện tại thuần (NPV) của một dự án đầu tư là kết quả so sánh giữa giá
trị hiện tại của tất cả các dòng tiền thu với giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền chi
có liên quan đến một dự án đầu tư. Như vậy: NPV = Giá trị hiện tại của dòng thu Giá trị hiện tại của dòng chi.
NPV =


n

∑ TK .(1 + i )
k =0

−K

n

− ∑ C j .(1 + i )

−j

j=0

Trong đó:
TK: là dòng thu tiền mặt năm thứ k.
n: số năm đầu tư

20


Cj: là dòng chi tiền mặt năm thứ j
i: Tỉ lệ lãi suất chiết khấu.
Lựa chọn dự án đầu tư:
-

Nếu NPV<0: Dự án bị loại bỏ


-

Nếu NPV=0: Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của dự án để lựa chọn

-

Nếu NPV>0:

+ Dự án độc lập: Lựa chọn
+ Dự án xung khắc: Chọn dự án có NPV lớn nhất
Phương pháp hiện giá thuần có ưu điểm là rất chú trọng đến giá trị thời
gian của tiền tệ thông qua việc sử dụng hệ số chiết khấu để đưa các dòng tiền
trong tương lai về hiện tại nên kết quả NPV đã loại bỏ được sự thay đổi giá trị
của tiền tệ theo thời gian. Ngoài ra do NPV là một số tuyệt đối nó phản ánh
được giá trị tăng thêm của dự án đã loại trừ các yếu tố về lãi suất. Do đó, có thể
cộng NPV của các dự án lại với nhau từ đó giúp nhà quản trị có thể đưa quyết
định trong trường hợp các dự án đầu tư không đồng đều về mặt thời gian hoặc
quy mô vốn khác nhau. Thêm vào đó, phương pháp hiện giá thuần còn cho biết
toàn bộ số lợi nhuận được tạo ra trong suốt tuổi thọ của dự án, NPV càng lớn
thì mang lại lợi nhuận càng cao đây là mục tiêu mà nhà đầu tư theo đuổi - mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng có
những hạn chế: Nếu các dự án có số vốn đầu tư ban đầu khác nhau, dự án được
lựa chọn là dự án có NPV lớn nhất có thể gây ra quyết định sai lầm của nhà quản
trị , bởi để đạt được NPV lớn nhất, dự án được lựa chọn có thể đòi hỏi một lượng
vốn đầu tư ban đầu rất lớn so với các dự án khác, trong khi DN khó có khả năng
cung cấp vốn để thực hiện dự án. Ngoài ra, phương pháp này chỉ quan tâm đến
mức sinh lợi của đầu tư mà chưa đề cập đến thời gian hoàn vốn. Trong khi thời
gian hoàn vốn cũng là một vấn đề nhà đầu tư rất quan tâm, đặc biệt là khi môi
trường kinh doanh có nhiều biến đổi, tốc độ phát triển nhanh của khoa học công
nghệ như hiện nay thì những dự án đầu tư có thời gian hoàn vốn ngắn là những dự

án có mức rủi ro thấp.
Phương pháp tỉ lệ sinh lợi nội bộ (Internal Rate of Return- IRR).

21


Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (IRR) là lợi tức thực sự mà một dự án đầu tư hứa hẹn mang
lại trong thời gian nó còn hiệu lực. Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (tỷ lệ sinh lợi của dự án) được
tính bằng cách tìm ra tỷ lệ lãi suất chiết khấu phù hợp, làm cân bằng giá trị hiện tại của
các dòng thu tiền mặt với giá trị hiện tại của các dòng chi tiền mặt của một dự án đầu tư.
Nói cách khác, tỷ lệ sinh lợi nội bộ là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0.
Để tính được IRR của dự án có nhiều cách tính khác nhau, phụ thuộc vào đặc
điểm của vốn đầu tư ban đầu cũng như dòng thu tiền thuần của dự án, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Dự án đầu tư có dòng tiền cố định (vốn đầu tư ban đầu 1 lần,
dòng thu tiền thuần là dòng thu đều qua các năm).
- Bước 1: Tính hệ số sinh lợi nội bộ của dự án.

H=

V
t

Trong đó:
H: Hệ số sinh lợi
V: Vốn đầu tư ban đầu.
t: Thu nhập thuần hàng năm.
- Bước hai : Tra trong bảng giá trị hiện tại dòng tiền kép, dòng thứ n (n là
số năm đầu tư của dự án) tìm một hệ số tương ứng với H. Khi đó có thể xảy ra 2
trường hợp:
+ Nếu H trùng với một hệ số có sẵn trên bảng thì tỷ lệ ở cột tương ứng với

hệ số H chính là IRR của dự án.
+ Nếu H không trùng với hệ số nào trong bảng giá trị hiện tại: Lấy 2 hệ số
H0 và H1 tương ứng với 2 tỷ lệ lãi suất chiết khấu là i0 và i1 (i0 < i < i1) với điều kiện
H0 > H > H1 (H gần nhất với H0 và H1). Khi đó IRR sẽ được tính theo công thức
sau:
IRR

=

io

+

(H0 - H) . (i1 - i0)
H0 - H 1

Trường hợp 2: Dự án đầu tư có dòng tiền không cố định (vốn đầu tư được rải
ngân ở nhiều thời kỳ khác nhau, dòng thu tiền thuần không đều qua các kỳ).
- Bước 1: Lựa chọn 2 tỷ lệ lãi suất chiết khấu i1 và i2 bất kỳ ( i1 < i2) sau đó dùng
chúng để tính NPV của dự án với điều kiện NPV1 và NPV2 phải trái dấu.
22


- Bước hai: Tính IRR theo phương pháp nội suy hình học:
IRR

=

i1


+

(i2 - i1)

X

NPV1
NPV1 + │NPV2 │

Như vậy, phương pháp IRR cũng có ưu điểm giống phương pháp NPV là có
tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế:
Phương pháp IRR giả định các dòng thu tiền sẽ được tái đầu tư theo tỷ suất sinh lợi nội
bộ (IRR), điều này là không thực tế bởi vì không phải tất cả các dòng tiền thu sẽ được tái
đầu tư, một phần trong số chúng sẽ được chi trả lãi cho nhà đầu tư hoặc có thể nằm trong
tài sản ngắn hạn (chưa kịp tái đầu tư). Mặt khác, để tính được IRR phần lớn phải sử dụng
phương pháp nội suy nên kết quả IRR chỉ là một số tương đối.
Phương pháp chỉ số sinh lời (PI).
Chỉ số sinh lời của một dự án đầu tư được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị
hiện tại của dòng thu với giá trị hiện tại của dòng chi của dự án đầu tư.
Chỉ số sinh lời được xác định theo công thức sau:
n

PI =

∑ Tk (1 + i)

−K

∑ Cj (1 + i)


−J

k =0
n

j =0

Trong đó:
PI: Chỉ số sinh lời
Tk: Dòng thu tiền thuần của năm thứ k
Cj: Chi phí đầu tư năm j
n: Kỳ hạn đầu tư
i: lãi suất chiết khấu
Phương pháp chỉ số sinh lời là một phương pháp thoả mãn được hầu hết các yêu
cầu của việc lựa chọn dự án như giá trị thời gian của tiền tệ, hiệu quả sinh lời của dự án...
nhất là trong trường hợp các dự án xung khắc, việc lựa chọn theo NPV và IRR cho kết
quả khác nhau, thì kết quả lựa chọn dựa vào PI sẽ thích hợp hơn.
Như vậy, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng độc lập
từng phương pháp, phù hợp với đặc điểm riêng của từng DN. Để lựa chọn phương pháp
đánh giá phù hợp cho từng dự án đầu tư, DN cần dựa vào mục đích của dự án, đặc điểm,

23


vai trò của dự án để trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp thích hợp nhất hoặc là kết hợp sử
dụng nhiều phương pháp để có thông tin hiệu quả về dự án trên nhiều góc độ khác nhau, từ
đó mới đưa ra được quyết định thích hợp.
Trên thực tế, nếu tất cả các phương pháp sử dụng đều đưa ra kết quả lựa
chọn giống nhau thì quyết định sẽ được đưa ra dễ dàng. Nhưng trong một số trường
hợp khi sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ cho kết quả lựa chọn trái ngược

nhau. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt là:
- Sự khác nhau về quy mô vốn đầu tư: NPV tính đến quy mô của vốn đầu tư, dự
án có lượng vốn đầu tư lớn thường là dự án có NPV lớn. Còn IRR không đề cập tới quy
mô vốn mà chỉ chú trọng đến khả năng sinh lợi của dự án.
- Sự khác nhau về dòng tiền phát sinh: Các dự án khác nhau sẽ có sự khác biệt
về dòng tiền phát sinh liên quan tới dự án, phương thức giải ngân vốn và thu nhập dự
kiến nhận được. Do đó kể cả những dự án có lượng vốn đầu tư ban đầu như nhau, tổng
thu nhập như nhau, song cũng có thể dẫn đến sự trái ngược nhau về NPV và IRR của dự
án (vì khác nhau về dòng thu, chi qua các năm).
- Sự giả định khác nhau về tỷ lệ tái đầu tư: IRR giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng
chính tỷ lệ sinh lợi nội bộ của dự án. Còn NPV và PI giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng
tỷ suất chi phí sử dụng vốn của nhà đầu tư.
Vì vậy, để sử dụng hiệu quả tối đa các phương pháp, đối với các dự án xung
khắc nên chia thành 2 nhóm:
-Thứ nhất: Nhóm các dự án mang tính ngắn hạn, vốn đầu tư thấp, mục tiêu
của nhà đầu tư là lợi nhuận cao và rủi ro ít, phương pháp kỳ hoàn vốn và IRR là
những phương pháp thích hợp hơn cả, có thể sử dụng cả NPV và PI song kết luận
cuối cùng nên dựa vào IRR.
- Thứ hai: Nhóm các dự án mang tính dài hạn, vốn đầu tư lớn thì NPV và PI
thích hợp hơn, bởi NPV cho biết hiệu quả thuần của dự án là mục tiêu mà nhà đầu
tư theo đuổi. Phương pháp PI cho nhà đầu tư biết thông tin về hiệu quả đồng vốn
đầu tư trong thời gian hiệu lực của dự án (1 đồng chi tạo ra bao nhiêu đồng thu tại
thời điểm hiện tại).
2.2.3.3. Cung cấp thông tin

24


Sau quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin thì căn cứ vào yêu cầu của các
nhà quản trị các cấp trong DN, kế toán soạn thảo hệ thống báo cáo quản trị để cung cấp

thông tin. Với mục đích cung cấp thông tin trợ giúp cho quá trình ra quyết định đầu tư
dài hạn cho môi trường kế toán sử dụng các loại báo cáo như:
-

Báo cáo sử dụng vốn

-

Báo cáo phân tích dòng tiền…
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị được thiết kế ở mỗi doanh nghiệp sẽ là

khác nhau xuất phát từ nhu cầu, sự am hiểu thông tin của các nhà quản trị để từ đó
xây dựng chỉ tiêu, thiết kế mẫu biểu cho phù hợp với từng cấp quản trị nhằm đảm
bảo phân tích, đánh giá đưa ra quyết định phù hợp. Tuy nhiên, dù đơn vị lập báo
cáo như thế nào cũng phải đảm bảo cung cấp các thông tin về tổng mức đầu tư của
dự án; dòng tiền thu, dòng tiền chi của dự án; các phương pháp phân tích thông tin
và kết quả phân tích thông tin…
2.3.Kinh nghiệm áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường cho việc
ra quyết định đầu tư dài hạn tại các quốc gia trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho các doanh nghiệp Việt nam
2.3.1. Tại Mỹ
Các quyết định đầu tư dài hạn sử đụng thông tin kế toán truyền thống thường
bỏ qua rất nhiều khoản chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trường. Và kết
quả là các công ty không nhận ra được sự hấp dẫn của các dự án đầu tư thân thiện
cho môi trường đó là các dự án ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn. Phương
pháp đánh giá các dự án đầu tư “ Đánh giá toàn bộ chi phí- Total Cost Assessment”
là một công cụ được Ủy ban môi trường Mỹ ủng hộ. Nó được định nghĩa là phân
tích tài chính một cách toàn diện có tính dài hạn thông qua việc mở rộng chi phí ca
thể của doanh nghiệp và khoản tiết kiệm của một dự án đầu tư. Phương pháp TCA
được áp dụng tại các doanh nghiệp tại Mỹ bao gồm 4 thành phần như sau

Một là: Mở rộng chi phí đánh giá dự án
Hai là: mở rộng khoảng thời gian đánh giá cho dự án
Ba là: Sử dụng chỉ số tài chính mang tính dài hạn trong phân tích dự án
Bốn là: phân bổ các khoản doanh thu và chi phí môi trường một cách chính
xác cho sản phẩm và quá trình.
25


×