Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.87 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐINH THỊ NGỌC MAI

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN
(NGỮ VĂN 12, TẬP 2) THEO HƢỚNG
TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐINH THỊ NGỌC MAI

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN
(NGỮ VĂN 12, TẬP 2) THEO HƢỚNG
TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG

HÀ NỘI – 2016




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, người viết đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ. Nhân dịp này, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy, cô
giáo của trường Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội – những người đã nhiệt
tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho người viết trong thời gian học tập.
Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đồn Đức Phương –
người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người viết suốt quá trình thực hiện cho
tới khi hoàn thành luận văn này.
Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, các học viên lớp
cao học Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn khóa 10, Đại học Giáo dục cùng
tồn thể thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Vũ Duy Thanh, trường
THPT Tơ Hiến Thành đã nhiệt tình hỗ trợ và đóng góp ý kiến để luận văn được
hoàn thành đúng tiến độ.
Cuối cùng, do điều kiện về thời gian và khả năng của bạn thân có hạn nên
luận văn có thể khơng tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, người viết rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp q báu của q thầy cơ, q độc giả để luận văn
được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10, năm 2016
Tác giả
ĐINH THỊ NGỌC MAI

i


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐHSP


Đại học sư phạm

PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

SKG

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông


THCS

Trung học cơ sở

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

PPDH

Phương pháp dạy học

BĐTD

Bản đồ tư duy

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................7
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................9
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................9

1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện hành ............................9
1.1.2. Khái lược về thi pháp học ...............................................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................22
1.2.1. Tình hình vận dụng thi pháp trong dạy học tác phẩm văn học trong nhà
trường phổ thông .......................................................................................................22
1.2.2. Thực trạng dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân trong chương
trình Ngữ văn 12 .......................................................................................................23
Tiểu kết chương 1......................................................................................................29
CHƢƠNG 2. TÍCH CỰC HÓA PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN
VỢ NHẶT CỦA TÁC GIẢ KIM LÂN THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP
HỌC .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Một số vấn đề thi pháp trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân .............. Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Cách thức sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống ..................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật . Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Điểm nhìn trần thuật ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Kết hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực theo hƣớng tiếp cận thi pháp
học đối với tác phẩm Vợ nhặt ................................. Error! Bookmark not defined.
iii


2.2.1. Phương pháp diễn giảng ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp đàm thoại .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phương pháp trực quan .................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2...................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VỚI TÁC PHẨM VỢ NHẶT

CỦA TÁC GIẢ KIM LÂN ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Giáo án thực nghiệm ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Thực nghiệm cụ thể bài học ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ..... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Nội dung thực nghiệm ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm .............. Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Kết quả thực nghiệm ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3...................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................30
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn chương là một bộ mơn nghệ thuật có đặc thù riêng khơng giống với các
ngành khoa học khác. Văn chương có khả năng bồi dưỡng cho học sinh những năng
lực và năng khiếu thẩm mỹ, nhận thức thẩm mỹ góp phần xây dựng nhân cách con
người, bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Việc tiếp nhận tác phẩm văn học trong thời đại ngày một phát triển như hiện
nay đang ngày càng trở nên quan trọng khi các em học sinh đã khơng cịn nhiều
hứng thú với văn học như trước. Đây chính một thách thức khơng nhỏ đối với
những người “chèo lái con thuyền giáo dục”.
Là một cá nhân quan tâm đến vấn đề dạy học, khi chọn lựa đề tài Dạy học
truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp
học, người viết dựa vào các lý do dưới đây:

- Do yêu cầu của xã hội đối với dạy học mơn Ngữ văn hiện nay
Chương trình giáo dục phổ thơng môn Ngữ văn (ban hành kèm theo quyết
định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
đã xác định môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là môn học về khoa học xã hội và
nhân văn, môn học công cụ và cũng là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ. Ngữ
văn là một mơn học quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và các năng lực
của người học. Việc dạy và học môn Ngữ văn đã và đang gặt hái nhiều thành công,
mang lại cho người học những rung cảm thẩm mĩ cùng với tầm nhìn rộng lớn hơn về
cuộc sống,…
Bên cạnh những thành công đáng kể, việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường
phổ thông ở Việt Nam cũng cịn bộc lộ khơng ít những hạn chế về nhiều mặt. Chính
điều này đã thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội với yêu cầu đổi mới chương
trình; sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học môn Ngữ văn.
- Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học văn trong
chương trình giáo dục phổ thơng nói riêng
Đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam, tài liệu chiến lược phát triển giáo
dục 2001-2010 (2002, tr.14) đã khẳng định: “Chương trình, giáo trình, phương pháp
giáo dục chậm đổi mới. Chương trình giáo dục cịn nặng tính hàn lâm, kinh viện,
1


nặng về thi cử. Thực trạng giáo dục này đã diễn ra một thời gian dài và chưa đáp
ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra là “giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo…” (Luật giáo dục, điều 27).
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc cải cách toàn diện giáo
dục THPT và đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục
phổ thơng hiện nay.
Trong đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường
phổ thông là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của Bộ Giáo dục và

Đào tạo. Dạy học văn từ hướng tiếp cận thi pháp đang được đặc biệt chú ý và bước
đầu đạt được những kết quả đáng mong đợi.
- Tiếp cận thi pháp học – một hướng đi mới đầy tiềm năng trong dạy học tác
phẩm văn học
Giáo sư Trần Đình Sử đã từng nhận định: Thi pháp học đem lại những phạm
trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học như con người, khơng gian, thời
gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại,… mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản. Do
đó, việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, đổi mới dạy học tác phẩm văn
chương trong nhà trường đối với ngành Giáo dục Việt Nam là rất cần thiết. Nó sẽ
thổi một làn gió mới cho việc đổi mới phương pháp dạy và học, giúp học sinh biết
cách tìm hiểu một tác phẩm văn học theo thể loại và khiến các em u thích mơn
Văn hơn bởi mục đích của dạy học tác phẩm văn chương trong giai đoạn hiện nay
nói theo Nguyễn Thị Khánh Dư là “xem tác phẩm như một sáng tạo nghệ thuật chứ
không phải là một phép phản ánh đơn giản. Nhằm khám phá vẻ đẹp của văn
chương nghệ thuật bằng những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của tác phẩm
đem đến cho người đọc những giá trị đích thực”.
Tuy nhiên, việc vận dụng thi pháp cũng như việc tìm ra phương pháp thích
hợp để tổ chức q trình tiếp nhận cho học sinh theo hướng này còn diễn ra chậm
chạp và khá lúng túng.
- Kim Lân – một cây bút truyện ngắn danh tiếng của văn học Việt Nam hiện
đại.
Vùng đất Kinh Bắc nho nhã đã sản sinh ra một cây bút truyện ngắn xuất sắc
của nền văn học Việt Nam hiện đại: Kim Lân. Ơng chính là nhà văn nổi tiếng với

2


một số truyện ngắn được xếp vào hàng “kinh điển” trong văn xuôi Việt Nam thế kỷ
XX.
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng coi Kim Lân là một trong số ít nhà văn có tài

năng thiên phú, dường như “khơng phải người viết mà là thần viết, thần mượn tay
người để viết nên những trang sách bất hủ” [26; tr.628].
Cái tên Kim Lân đã được công chúng biết và nhớ đến từ rất sớm, khi ông cho
đăng Đứa con ngƣời vợ lẽ trên báo Trung Bắc chủ nhật năm 1942. Hơn tám mươi
năm cuộc đời và gần sáu mươi năm đau đáu với nghiệp văn chương nhưng gia tài
ông để lại chỉ khoảng ngoài ba mươi tác phẩm, mà chủ yếu là truyện ngắn. Mặc dù
chỉ vỏn vẹn chừng ấy “những đứa con tinh thần” nhưng “đứa” nào cũng có một chỗ
đứng vững chắc, thậm chí là trang trọng trong lịng độc giả nước nhà.
Truyện ngắn Kim Lân không chỉ tạo nên một bản sắc rất riêng cho người
sáng tạo ra nó mà cịn đóng góp khơng nhỏ vào việc hồn thiện và hiện đại hóa một
thể loại văn học vẫn còn mới mẻ của văn đàn dân tộc từ những buổi đầu của thế kỉ
XX.
Kim Lân cũng là một trong số khơng nhiều nhà văn ln có tác phẩm được
lựa chọn giảng dạy trong nhà trường phổ thông và chọn làm đề thi văn của nhiều
trường Đại học trong cả nước. Từ năm 1995, ơng có hai tác phẩm được đưa vào
chương trình dạy học là Làng (lớp 9, Phổ thông Cơ sở) và Vợ nhặt (Lớp 12, Phổ
thông Trung học). Sau năm 1995, trong chương trình chỉnh lý sách giáo khoa, hai
tác phẩm kể trên vẫn tiếp tục giữ ngun vị trí tại chương trình giảng dạy Ngữ văn
phổ thông.
- Vợ nhặt – tác phẩm ưu tú của nhà văn Kim Lân và cùng là một trong
những thành tựu xuất sắc của nền văn học cách mạng.
Vợ nhặt có tiền thân là truyện Xóm ngụ cƣ, ra đời năm 1948, là một trong
những tác phẩm nổi bật trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 1945
của Kim Lân. Tác phẩm thực sự mở ra cho rất nhiều thế hệ bạn đọc một cái nhìn
khác về hình ảnh người nông dân trong cuộc sống.
Truyện ngắn viết về một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc: Nạn đói
năm 1945 - Từ Quảng Trị đến Bắc Bộ. Tác phẩm mang giá trị nhân văn cao cả:
niềm tin không bao giờ tắt hướng về con người.

3



Trước thời kì thống nhất sách giáo khoa, Vợ nhặt là tác phẩm đã có mặt
trong cả ba bộ sách: Văn học 12 chưa phân ban; Ngữ văn 12 thí điểm ban Khoa học
Xã hội và Nhân văn; Ngữ văn 12 thí điểm ban Khoa học Tự nhiên. Ở thời điểm hiện
nay, tác phẩm này vẫn có mặt trong hai bộ sách thuộc Chương trình chuẩn và
Chương trình nâng cao.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình dạy học theo hƣớng thi pháp học
Từ giữa thế kỉ XX, công việc nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học theo
tinh thần thi pháp học là xu hướng chung trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam, từ
sau Đổi mới 1986 cho đến nay, việc nghiên cứu thi pháp học cũng rất được quan
tâm, đã và đang diễn ra với đội ngũ các nhà nghiên cứu đông đảo. Ngay từ những
năm 1980, các nhà nghiên cứu văn học như Phạm Vĩnh Cư, Duy Lập, Vương Trí
Nhàn, Lại Nguyên Ân,… đã giới thiệu thi pháp học Liên Xô vào Việt Nam, dịch
một số cơng trình của Bakhtin, Khrapchenco,… Đồng thời, chun đề thi pháp học
của Trần Đình Sử mở tại Đại học Sư phạm Hà Nội cũng như một số cuộc hội thảo
chuyên đề về thi pháp học cũng được tổ chức tại Hà Nội đã tạo nên một bầu khơng
khí sơi động trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học. Bên cạnh đó, việc giới
thiệu các lí thuyết, trường phái nghiên cứu của phương Tây cũng được thực hiện từ
khi có sự “cởi trói” và “mở cửa” từ năm 1986. Đến cuối năm 1990, thi pháp học đã
được Trần Đình Sử viết thành giáo trình đầu tiên ở Việt Nam dành cho bậc đại học
và cao đẳng. Như vậy, việc phổ biến tri thức thi pháp học trong nhà trường đã có bề
dày gần 30 năm.
Trong những năm gần đây, chương trình Ngữ văn phổ thơng cũng đã bắt đầu
quan tâm nhiều hơn đến thi pháp học. Nội dung chương trình dạy học đã chú ý
nhiều hơn đến vấn đề này. Nhiều nhà nghiên cứu và phương pháp đã và đang có
những cơng trình hướng vào việc tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường
theo hướng tiếp cận thi pháp học như: luận văn Thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Đại học
Giáo dục Dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngũ

văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học của Nguyễn Thị Bích Ngọc năm 2014;
luận văn Thạc sĩ, Đại học Giáo dục Dạy học Hạnh phúc một tang gia (Trích Số đỏ
- Ngữ văn 11 – Ban cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng
của Nguyễn Văn Tuấn bảo vệ năm 2010; luận văn Thạc sĩ, Đại học Giáo dục của
4


Nguyễn Thị Doanh năm 2010 Từ hướng tiếp cận thi pháp, vận dụng vào việc giảng
dạy tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong chương trình trung học phổ thơng; luận văn
Thạc sĩ, Đại học Giáo dục Dạy học bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh
Quan theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm của Nguyễn Thị
Thanh Thảo năm 2015;…
2.2. Về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt
Đối với tác giả Kim Lân, người viết tìm thấy khơng ít cơng trình nghiên cứu
như: Văn xi Kim Lân in trong Tạp chí Văn học (số 6) năm 1986 của Lại Nguyên
Ân; Ngòi bút Kim Lân và sự cày xới trên cánh đồng quê của Kim Hoa (1994) in
trong Báo Nhân dân chủ nhật; Nhà văn trong nhà trường – Kim Lân của Hoài Việt
(1999) in bởi NXB Giáo dục, Hà Nội; luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân của Vũ Thị Đỗ Quyên năm
2006; Kim Lân – nhà văn của những phận người bé mọn của Phong Lê in trong Tạp
chí Sông Hương, số 223, năm 2007; luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội 2
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân của Nguyễn Thị Ngọc Quyên năm
2010; luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên của Khổng Thị Minh Hạnh
năm 2012 là Cái nhìn thời gian, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim
Lân,…
Khi sưu tầm những chuyên luận, nghiên cứu về truyện ngắn Vợ nhặt người
viết tìm thấy một số cơng trình nghiên cứu sau: Xây dựng tình huống có vấn đề để
phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học tác phẩm Vợ
nhặt của Kim Lân, ĐHSP Hà Nội – 2006 của Trần Thị Quỳnh Hoa; Dạy học truyện
ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho học sinh trung học phổ thơng từ cái nhìn văn hố

của Nguyễn Thị Thu Thảo, ĐHSP Hà Nội, năm 2006; luận văn Thạc sĩ Giáo dục
học Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học truyện ngắn Vợ nhặt ở trường Trung
học Phổ thông của Lê Ngọc Hiền năm 2010; Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục
Dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân ở trường Trung học Phổ thông theo đặc
trưng thể loại của Kiều Thị Hà năm 2014; bài viết Tìm hiểu chân dung nhân vật
trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân qua hệ thống từ láy của Thạc sĩ Trần Thu
Hà viết tại Quảng Ngãi tháng 12 năm 2014 đăng trên website
vào ngày 12 tháng 1 năm 2015;…

5


Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu cịn phải kể đến những bài phân tích,
bình giảng về truyện ngắn Vợ nhặt như:
- Bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt trong sách tham khảo Để học tốt Ngữ văn
12.
- Bài viết Sự sống đối mặt với cái chết của Nguyễn Thị Thanh Cảnh trong
Tiếng nói tri âm, tập 1.
- Bài Tác giả Kim Lân và hình tượng người đàn bà khơng tên trong Vợ nhặt
của Trương Vũ Thiên An trên báo Giáo dục và thời đại, năm 1998.
Đây là những công trình khoa học nghiên cứu một cách cơng phu và hệ
thống nêu bật được những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của truyện
ngắn Kim Lân nói chung, tác phẩm Vợ nhặt nói riêng. Đồng thời cũng có một số
bài đã đưa ra hướng dạy học tác phẩm này.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu việc
dạy học tác phẩm này theo hướng tiếp cận thi pháp học một cách tổng thể. Vì vậy,
người viết đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài mong muốn đóng góp chút sức lực trong việc đổi mới, hiện đại

hóa phương pháp dạy học mơn Ngữ văn nói chung, bài Vợ nhặt nói riêng nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy và tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh
biết cách tìm hiểu một truyện ngắn trong giai đoạn văn học Cách mạng Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa vào mục đích nghiên cứu trên, đề tài luận văn tập trung vào 3 nhiệm vụ
nghiên cứu chính như sau:
- Thứ nhất: Cơ sở lý luận về thi pháp học, thi pháp truyện ngắn trong phong
cách sáng tác của tác giả Kim Lân.
- Thứ hai: Đánh giá thực trạng dạy học tác phẩm văn học nói chung và
truyện ngắn Vợ nhặt nói riêng trong nhà trường trung học phổ thông. Định hướng
đổi mới phương pháp dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân theo hướng tiếp
cận thi pháp học.

6


- Thứ ba: Thiết kế giáo án thử nghiệm và tiến hành thực nghiệm sư phạm đối
với truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để tiến hành đánh giá kết quả của đề tài luận
văn.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn này là cách thức dạy học hiệu quả
tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân theo hướng tiếp cận những đặc trưng của
thi pháp học.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về dạy học truyện ngắn Kim Lân trong chương trình
trung học phổ thơng theo hướng tiếp cận thi pháp học.

- Vận dụng lý thuyết thi pháp học vào dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim
Lân trong chương trình Ngữ văn 12, tập 2, ban cơ bản.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, người viết sử dụng những phương pháp
chính sau đây:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp khảo sát
Ngoài những phương pháp trên, người viết cũng vận dụng một số phương
pháp khác như phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích, phương
pháp nghiên cứu tổng hợp,…
6. Đóng góp của luận văn
- Khẳng định ưu thế của việc dạy học một tác phẩm văn chương theo hướng
tiếp cận thi pháp học trong vấn đề bồi dưỡng năng lực tiếp nhận và hứng thú đối với
văn học của học sinh.
- Đề xuất những biện pháp dạy học cụ thể đối với việc dạy học một tác phẩm
văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài.

7


- Chương 2: Đề xuất phương pháp dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả
Kim Lân theo hướng tiếp cận thi pháp học.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm với tác phẩm Vợ nhặt của tác giả Kim
Lân.
Cuối cùng là phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục.


8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học Ngữ văn hiện hành
Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia trong vài thập niên gần đây
đã khẳng định cách xây dựng chương trình giáo dục theo định hướng phát triển
năng lực là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người
trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ chưa từng có và nền
kinh tế tri thức đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với mọi quốc gia.
Thế nhưng hiện nay, nhiều môn học ở trường phổ thơng tại Việt Nam, trong
đó có môn Ngữ văn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho xã hội. Thực tế
này đã được chỉ ra từ nhiều năm nay, đòi hỏi các nhà giáo dục cần quan tâm thực
hiện thay đổi nội dung, đặc biệt là phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường
hướng tới phát triển các năng lực cần thiết trong cuộc sống cũng như tạo điều kiện
thích nghi với mơi trường làm việc trong tương lai cho các em học sinh.
Về phương pháp giáo dục phổ thông, điều 28 luật giáo dục quy định:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh” (Luật giáo dục 2005).
Trong khi đó, thực trạng dạy học Ngữ văn tại Việt Nam trong thời gian gần
đây cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối bình giảng và cung cấp cho học sinh
các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu cầu học tập của
giới trẻ ngày nay và khơng cịn phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại.
Kinh nghiệm đổi mới chương trình theo hướng tích hợp và đa dạng hóa các
thể loại văn bản được đưa vào nhà trường trong chương trình giáo dục hiện hành

cũng đặt cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới chương trình theo hướng đó trong bối cảnh
xây dựng chương trình phát triển năng lực nói chung. Nhiều điểm tích cực, tiến bộ
của chương trình hiện hành sẽ phải được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Để phát huy năng lực của học sinh, người viết cho rằng môn Ngữ văn cần
đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng như sau:
9


- Một là: Đổi mới từ cách dạy truyền thống thiên về đọc chép sang cách dạy
đọc-hiểu
Trước đây, chúng ta thường coi phân tích hay giảng văn, bình luận là một
phương pháp đặc thù của dạy học văn, theo hướng áp đặt, một chiều.
Cách dạy đọc-hiểu giúp học sinh biết cách đọc, cách tiếp cận, khám phá nội
dung và nghệ thuật của văn bản theo các mức độ khác nhau từ đọc đúng, đọc thông
đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo, khơi dậy ở học sinh khả năng liên
tưởng, tưởng tượng, giúp học sinh thực sự được đắm mình trong thế giới văn
chương. Từ đó, khơi dậy ở các em tình cảm mang tính thẩm mỹ, biết hướng tới giá
trị chân-thiện-mĩ.
Học sinh có thể được phát huy năng lực đọc-hiểu các văn bản theo đặc
trưng thể loại, các loại văn bản chứa phương tiện biểu đạt như sơ đồ, bảng biểu…
Việc dạy đọc hiểu không chỉ rèn luyện cho học sinh năng lực đọc-hiểu mà
còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản, đặc biệt là năng lực viết sáng tạo. Tức là
học sinh có khả năng trình bày, thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trước
đối tượng, vấn đề đặt ra. Điều này sẽ hạn chế được hiện tượng học sinh học hết
chương trình lớp 12 vẫn chưa có khả năng tự tạo lập được văn bản theo yêu cầu
như văn bản hành chính (đơn xin nghỉ học, đơn xin kết nạp Đồn…).
- Hai là: Dạy học tích hợp là tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho
học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua đó hình thành kiến thức, kĩ
năng, từ đó phát triển được các năng lực cần thiết.

Dạy học tích hợp diễn ra ở ba phân mơn Làm văn, Tiếng Việt, Văn học. Có
thể tích hợp ba phân mơn hoặc tích hợp mơn Ngữ văn với các mơn học khác như
Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Ngồi giờ lên lớp, tích hợp giữa kiến thức trong
sách vở với kiến thức thực tiễn cuộc sống.
Nếu chương trình ngữ văn THCS lấy trục tích hợp là các kiểu văn bản như
miêu tả, tự sự, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng để học sinh hiểu đặc trưng văn bản
theo kiểu loại, từ đó có khả năng tạo lập văn bản thì chương trình ngữ văn THPT
lấy trục tích hợp là nội dung đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản, giúp học sinh
phát triển, nâng cao năng lực thưởng thức văn học và năng lực sử dụng tiếng Việt
trong các tình huống giao tiếp.
10


Để phát huy tối đa hiệu quả giờ học, ta có thể sử dụng những phương pháp
tích cực như:
- Đóng vai: có thể cho học sinh đóng vai các nhân vật trong tác phẩm tự sự,
kịch hoặc xử lý một tình huống giao tiếp giả định…
- Dạy học theo dự án: tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ phức
hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Theo đó, học sinh phải tự lực cao trong quá trình
học tập từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra
kết quả…
- Trải nghiệm thực tế, sáng tạo: Học sinh được trải nghiệm thực tế những địa
điểm, đối tượng (đang tồn tại trong thực tế) liên quan đến bài học, theo đó sẽ tự rút
ra kiến thức cho bản thân…
Như vậy, để có thể dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, địi
hỏi giáo viên phải có năng lực chun mơn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội,
năng lực cá thể. Giáo viên không chỉ là người nắm chắc văn bản, kiến thức cần
truyền thụ mà cần có khả năng định hướng, dẫn dắt học sinh giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn; đặc biệt trong xây dựng câu hỏi định hướng cho học sinh chuẩn bị
bài, tránh phụ thuộc quá nhiều vào câu hỏi trong sách giáo khoa.

1.1.2. Khái lƣợc về thi pháp học
1.1.2.1. Khái niệm về thi pháp và thi pháp học
Thi pháp của Aristote ra đời cách đây hơn 2,000 năm. Trong suốt mấy chục
thế kỉ nay, biết bao sách báo về thi pháp đã tiếp tục cơng trình của ơng.
Thi pháp cổ điển quy định các chuẩn mực sáng tác anh hùng ca, kịch,
thơ,…Thi pháp hiện đại không dạy sáng tác thể loại này hay thể loại khác như thế
nào mà nó miêu tả các sáng tác, tức là các phương thức nghệ thuật mà các nhà thơ,
nhà văn sáng tạo trong tác phẩm của mình.
Theo cách hiểu thông thường hiện nay, “thi pháp là phương pháp tiếp cận,
tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngơn
từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa hiển hiện hoặc chìm ẩn của các tác phẩm: ý
nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức học, lịch sử, xã hội học,…” [11; tr9]
Như vậy, thi pháp là hệ thống nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của
hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác
phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn học.
11


Nói cách khác, thi pháp là ý thức của nhà văn khi sáng tạo ra hình thức nghệ
thuật. Hình thức nghệ thuật có hai mặt:
- Mặt cụ thể, cảm tính (chất liệu tác phẩm, khơng gian, thời gian, chi tiết,
tình tiết, nhân vật, sự kiện, mâu thuẫn, xung đột…)
- Mặt quan niệm (lí lẽ, nhận thức, triết lí, tư tưởng, tình cảm,…)
Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp. Cấp độ nghiên cứu thi pháp
học các hình thức nghệ thuật (kết cấu, âm điệu, nhịp câu, đối thoại, thời gian, không
gian, cú pháp,…) yêu cầu đọc tác phẩm như một chỉnh thể. Ở đó, các yếu tố ngơn từ
liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống để biểu đạt tư tưởng, tình cảm,
tư duy, nhân sinh quan,… tức là cái đẹp của thế giới, con người.
Nếu mỹ học là lý luận các nghệ thuật thì thi pháp học chính là mỹ học của
văn học. Thi pháp trước hết nghiên cứu các phương thức nghệ thuật, miêu tả các

đặc trưng thể loại văn học, từ đó mới tìm tịi các tầng lớp ý nghĩa ẩn giấu của tác
phẩm.
Tác phẩm văn học còn được một số nhà lý luận khác gọi là hệ thống cấu trúc.
Thi pháp học nghiên cứu các cấu trúc ấy. Ký hiệu và cấu trúc là sự vật chất hóa
bằng ngơn từ những ý tưởng của các tác giả. Phê bình ký hiệu nhấn mạnh ý nghĩa
của các ký hiệu, của từ ngữ, phê bình cấu trúc nhấn mạnh các mối liên hệ bên trong
văn bản.
Thi pháp học còn bao gồm “phương pháp chủ đề” dựa trên triết học Freud,
nó nghiên cứu những “ám ảnh”, những trùng điệp của ám ảnh trở đi trở lại nhiều
lần trong tác phẩm của một nhà văn.
Vậy với thi pháp hiện nay, tác phẩm văn học chỉ tồn tại trong ngôn từ, trong
văn bản. Người đọc, người phê bình cần tìm kiếm ý nghĩa tác phẩm trên văn bản ấy.
1.1.2.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học
1.1.2.2.1. Các bình diện thi pháp chung
1.1.2.2.1.1. Thi pháp tác giả
Tiếp xúc với văn bản nghệ thuật ngoài việc cảm nhận nội dung khách quan,
chúng ta còn giao tiếp với tác giả, đồng cảm với tác giả. Hình tượng tác giả đã đứng
ra nói chuyện và giao tiếp với độc giả, vậy chúng ta không nên đồng nhất giữa hai
tác giả: tác giả tiểu sử và tác giả nghệ thuật.
Hình tượng tác giả có chân dung hành động, ngôn ngữ chứa đựng trong tác
phẩm. Đặc biệt có khi tác giả tự miêu tả mình.
12


Nhìn chung, hình tượng tác giả thể hiện trên ba mặt: Cái nhìn; giọng điệu;
lập trường (lựa chọn, phân tích, đánh giá). Hình tượng tác giả có vẻ tồn tại như vơ
hình. Tuy vậy, khi đọc văn, người đọc vẫn có xu hướng đọc theo chỉ dẫn của tác
giả, đọc thầm hay đọc thành tiếng theo giọng điệu của tác giả.
Cái nhìn và giọng điệu của tác giả vơ hình nhưng có thực, ln ln tồn tại
và ổn định suốt theo tác phẩm. Đó là yếu tố thi pháp quan trọng có thể xác định

được dù nó vơ hình dạng.
Chính vì vậy, thi pháp tác giả là một trong những vấn đề không nên bỏ lỡ khi
nghiên cứu một tác phẩm văn học theo hướng thi pháp học.
1.1.2.2.1.2. Thi pháp tác phẩm
Thi pháp học hiện đại nghiên cứu tác phẩm như một sản phẩm sáng tạo in
đậm dấu ấn của chủ thể nghệ thuật. Nó tiếp cận tác phẩm từ quan niệm mới về
chỉnh thể nghệ thuật, tìm mọi cách khắc phục phép nhị nguyên, chia tách giả tạo nội
dung và hình thức.
Đặc điểm nói trên thể hiện ở thao tác bóc tách các cấp độ của tác phẩm văn
học, ở hệ thống phạm trù và nội hàm được trao cho chúng để mô tả các cấp độ ấy.
GS. Trần Đình Sử - một trong những người đi đầu trong xu hướng nghiên
cứu thi pháp tác phẩm ở Việt Nam thường bóc tách tác phẩm văn học theo ba cấp
độ: chỉnh thể - văn bản hình tượng - văn bản ngơn từ. Trong đó, ở cấp độ chỉnh thể,
tác phẩm được tiếp cận từ ba phạm trù “cái”: hình thức quan niệm, quan niệm nghệ
thuật về con người và thế giới nghệ thuật. Hình thức trong nghệ thuật là hình thức
của khách thể thẩm mĩ được tạo ra trong tác phẩm. Hình thức cảm tính là hình thức
bề ngồi, mang tính ngẫu nhiên của sự vật, và vì thế, nó khơng thể trở thành đối
tượng của khoa học. “Hình thức quan niệm” là hình thức bên trong, loại hình thức
thể hiện “logic của hình thức” và tạo ra hình thức. Nó vừa là hình thức của khách
thể thẩm mĩ được tạo ra trong tác phẩm, vừa là hình thức của chủ thể, được chủ thể
sử dụng để sáng tạo và cảm nhận thế giới. Là sản phẩm sáng tạo của chủ thể để thể
hiện quan niệm của chủ thể, hình thức quan niệm vừa in đậm dấu ấn của cá tính
sáng tạo, vừa là khn mẫu cấu trúc mang tính loại hình. Cho nên, theo Trần Đình
Sử, phải lấy “hình thức quan niệm” làm đối tượng chiếm lĩnh, thi pháp học mới có
thể “nghiên cứu hình thức nghệ thuật như những hiện tượng có quy luật”.

13


Nếu khái niệm “hình thức quan niệm” chủ yếu xác định bình diện “hình

thức”, thì phạm trù quan niệm nghệ thuật về con người chủ yếu xác định bình diện
“nội dung” như là đối tượng nghiên cứu của thi pháp học.
Ở cấp độ văn bản hình tượng, Trần Đình Sử tiếp cận sáng tác văn học từ hai
bình diện: tổ chức chủ quan và tổ chức khách quan. Ông thường sử dụng khái niệm
“hình tượng tác giả”, “kiểu tác giả”, “kiểu nhà thơ” để mơ tả bình diện cấu trúc chủ
quan. Bình diện tổ chức khách quan của sáng tác văn học được ông mô tả chủ yếu
bằng hai phạm trù “không gian và thời gian nghệ thuật”. Ứng với hai bình diện chủ
quan và khách quan của kết cấu văn bản hình tượng, văn bản ngơn từ được tiếp cận
theo hai trục: hệ hình và ngữ đoạn. Trong đó, trục hệ hình được mơ tả bằng hai
phạm trù “điểm nhìn”, “cái nhìn” và “giọng điệu”.
1.1.2.2.1.3. Thi pháp thể loại
Loại thể văn học là: “Phạm trù phân loại các tác phẩm văn học, vốn đa dạng
đồng thời có sự giống nhau, từng nhóm một, về một số dấu hiệu nhất định. Các
nhóm lớn nhất là những “loại”; mỗi loại gồm những nhóm nhỏ hơn là những thể
(hoặc “thể loại”, “thể tài”) [2, tr.190].
Dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể là việc dẫn dắt học sinh khám
phá, phát hiện, phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật
để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó. Đây là một trong những phương pháp dạy học bổ
sung hữu ích cho cách dạy học truyền thống là chú trọng tới các yếu tố bên ngoài
tác phẩm nhiều hơn như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật,
giá trị hiện thực, tác dụng xã hội. Dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể cũng
là yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Trong cuốn Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12, Phan Trọng
Luận đã nhận định: “Một trong những con đường đi vào tác phẩm văn chương là
nhận diện được loại thể. Đến với thơ không giống với tự sự hay kịch. Đến với văn
học dân gian khơng hồn toàn giống như đến với văn học viết. Văn học trung đại và
hiện đại có những đặc trưng thủ pháp nghiên cứu riêng. Với văn học dịch cũng cần
có cách tiếp cận riêng.” [30].
Truyện có những đặc trưng cơ bản: “tính khách quan trong sự phản ánh; cốt
truyện được tổ chức một cách nghệ thuật; nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động

gắn với hoàn cảnh; phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian;
ngôn ngữ linh hoạt, gần với ngôn ngữ đời sống” [29. tr.152].
14


Như vậy khi giảng dạy các tác phẩm truyện, chúng ta sẽ phải bám sát vào
những đặc trưng này để giúp học sinh khám phá, tìm hiểu văn bản trong chương
trình đồng thời cũng yêu cầu học sinh vận dụng để tìm hiểu một số văn bản khơng
nằm trong chương trình.
1.1.2.2.1.4. Thi pháp nhân vật
Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân
vật ở ba khía cạnh chính: tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật, quan
niệm nghệ thuật về con người.
- Nhân vật và sự miêu tả nhân vật: Con người vốn là đối tượng miêu tả chủ
yếu của văn học trong các phương thức trữ tình, tự sự và kịch dù trực tiếp hay gián
tiếp. Nhân vật được sáng tạo, hư cấu để khái quát, biểu hiện tư tưởng, thái độ đối
với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi cuộc đời, phê phán nhân vật là phê phán
cuộc đời, xót xa cho nhân vật là xót xa cho cuộc đời, và tìm hiểu nhân vật cũng
chính là tìm hiểu về cuộc đời, về con người, tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả
đối với con người.
Trong thơ trữ tình có nhân vật trữ tình. Con người bộc lộ nỗi niềm trước
cuộc sống. Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngơn ngữ của mình.
Trong tác phẩm tự sự (truyện, kí) nhân vật hiện lên thơng qua lời văn kể, tả của tác
giả.
Nói chung, nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học thông qua
ngôn ngữ văn học. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật,
kể sự việc,… gọi chung là hình thức của văn học. Ở trong văn học, miêu tả thường
nhằm hai mục đích: gợi ra hiện tượng cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ, bộc lộ cái
nhìn của tác giả. Từ đó, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người.
- Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm nhận thẩm mỹ khi xây

dựng nhân vật. Quan niệm đó chi phối nhà văn khi miêu tả nhân vật và các bộ phận
khác của tác phẩm. Đây là kiểu thi pháp cơ bản nhất của văn học nghệ thuật. Thực tế
có hai quan niệm nghệ thuật về con người: một là con người như một phạm trù tư
tưởng, chính trị, đạo đức xã hội; hai là con người như một phạm trù thẩm mĩ. Quan
niệm thứ hai là quan niệm chủ yếu của nhà văn.
Nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với cơng việc phân tích nhân vật. Phân
tích nhân vật là chỉ ra các nội dung được thể hiện trong nhân vật như tính cách,
ngoại hình, phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn,… Trong khi nghiên cứu thi pháp nhân

15


vật phải là sự khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân vật trong
tác phẩm văn học.
1.1.2.2.2. Các bình diện thi pháp truyện ngắn
Mỗi loại hình văn học đều có một phương thức biểu hiện riêng. Thơ được
nói bằng thứ ngơn ngữ biểu cảm và trùng điệp, cịn trong văn xi nói chung và
truyện ngắn nói riêng là sự lựa chọn ngôi trần thuật, cách tổ chức điểm nhìn, kết
cấu, ngơn ngữ, giọng điệu của mỗi nhà văn sao cho hiệu quả… để tạo nên cảm
nhận riêng, cách nhìn, cách đánh giá độc đáo về hiện thực thế giới bên ngoài và bao
nỗi khắc khoải trong nội tâm con người trong tác phẩm.
1.1.2.2.2.1. Xác định đề tài, chủ đề
 Vấn đề đề tài
Đề tài là thuật ngữ chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống
của tác phẩm. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất định. Phạm vi
cuộc sống trong tác phẩm vô cùng phong phú vì thế đề tài cũng hết sức phong phú,
đa dạng.
Là một phương tiện khách quan trong nội dung tác phẩm, nó là sự nhận thức,
cảm nhận của nhà văn về phạm vi hiện thực cụ thể mà nhà văn lựa chọn và phản
ánh trong tác phẩm.

Giới hạn phạm vi đề tài có thể được xác định rộng hẹp khác nhau là cơ sở để
nhà văn khái quát chủ đề, xây dựng hình tượng nghệ thuật.
Mỗi nhà văn thường có “vùng đất” quen thuộc phù hợp với kinh nghiệm, vốn
sống, hứng thú, cá tính của bản thân. Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung
tác phẩm với một “mảnh đất” nhất định của hiện thực.
Trong tác phẩm văn học thường có một hệ thống các đề tài chứ khơng phải là
một đề tài duy nhất.
Ví dụ: Nhà văn Kim Lân chuyên viết về đề tài nông thôn Việt Nam trong
chiến tranh.
- Vấn đề chủ đề
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài.
Nói cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu
lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất. Nó thể hiện chiều sâu tư
tưởng, khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống.

16


Chủ đề thường được bộc lộ qua nhan đề của tác phẩm. Ngồi ra, chủ đề cũng
có thể bộc lộ trực tiếp trong lời phát biểu của tác giả, được đặt ra qua việc miêu tả
các biến cố, các cảnh ngộ dữ dội, khác thường.
Cùng một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại có thể nêu ra chủ đề, tư tưởng khác
nhau, thậm chí đối lập. Chủ đề thường được biểu hiện qua hệ thống hình tượng, hệ
thống nhân vật, nhất là qua hình tượng của nhân vật chính.
Chủ đề tác phẩm Vợ nhặt là sự lạc quan của người nơng dân lao động Việt
Nam trong hồn cảnh đói khổ tưởng chừng như khơng lối thốt.
1.1.2.2.2.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
Từ lâu, cốt truyện đã được công nhận là một trong những yếu tố quan trọng
cấu thành nên tác phẩm tự sự, cốt truyện có thể sắp ngang bằng với bất cứ chất liệu
xây dựng nào trong nghệ thuật.

Thuộc phạm trù cách kể, vấn đề tổ chức cốt truyện, vẫn đang được giới
nghiên cứu phê bình và lý luận văn học quan tâm đặc biệt.
Giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, tái bản lần thứ 7 năm
2001 viết: “… cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của
cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách
hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng
tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [7; tr.137].
Cùng bàn về khái niệm cốt truyện, cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi biên soạn đưa ra nhận định cốt truyện là “hệ
thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất
định, tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức vận động của
tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch (…). Có thể tìm thấy qua cốt truyện
hai phương diện hữu cơ: Một mặt cốt truyện là một phương diện cơ bản bộc lộ tính
cách, nhờ cốt truyện mà tác giả thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách. Mặt
khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.” [9;
tr.99-100].
Như vậy, “cốt truyện” trong loại tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng
thường được hình dung là “cốt” của câu chuyện. Nghiên cứu nó, người ta thường
nói đến nhân vật, lời kể, sự kiện, hoặc biến cố trong thế tách rời và như thế cốt
truyện dường như được xem là một hiện tượng tĩnh.

17


Việc tổ chức, sắp xếp cốt truyện như thế nào để mang lại hiệu quả nghệ thuật
cao nhất là cả một câu chuyện lớn của sáng tạo nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật tổ
chức cốt truyện là nói đến sự dẫn dắt, sự tổ chức, phương thức thể hiện như thế nào
và bằng những thủ pháp nghệ thuật gì. Khái niệm nghệ thuật tổ chức cốt truyện vì
vậy ra đời có tính thao tác.
Cốt truyện cần được xem xét và nghiên cứu như một hiện tượng sống động,

một chỉnh thể nghệ thuật có tính hệ thống và ln có sự vận động nội tại giữa các
thành tố làm nên hệ thống đó.
1.1.2.2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Thế giới nhân vật bao giờ cũng là sự thể hiện tập trung và trực tiếp cảm quan
nghệ thuật của nhà văn. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật bao giờ cũng theo cách hình
dung và cảm nhận của riêng mình. Bởi vì, sự sáng tạo nghệ thuật là một sự thống
nhất biện chứng giữa khách thể và chủ thể, hướng nội và hướng ngoại. B.Brếch đã
từng nhận xét rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là
những bản dập của những con người sống, mà là những hình tượng được khắc họa
phù hợp với ý đồ, tư tưởng của tác giả” [41; tr.210]. Đó là phương tiện tất yếu quan
trọng nhất để thể hiện tư tưởng trong các tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn
nói riêng. Nó là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của các tác phẩm ấy,
quyết định phần lớn: vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa phương tiện ngơn
ngữ và thậm chí là cả kết cấu.
“Nhà nghệ sĩ giỏi là nhà nghệ sĩ tạo ra những nhân vật thật và hoạt động
ngồi những tính cách và đặc điểm của các địa vị xã hội, tìm đến cái bí mật khơng
tả được ở trong mỗi con người” [5; tr.288].
1.1.2.2.2.4. Nghệ thuật trần thuật
Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã thống nhất quan niệm:
“Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể hiện mối quan hệ chủ
thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này. Nó đánh dấu sự đổi thay điểm chú ý
của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện thắt nút, mở nút sang chủ thể thẩm mỹ của
tác phẩm tự sự” [9; tr.248].
Cùng với quan niệm đó, các tác giả trong cuốn Lý luận văn học xác định cụ
thể: “Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện tình tiết,
quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp dẫn, theo một cách
nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là sự thể hiện của của hình tượng văn học,
18



truyền đạt nó tới người thưởng thức. Bố cục của trần thuật là sắp xếp, tổ chức sự
tương ứng giữa các phương diện khác nhau của hình tượng với các thành phần khác
nhau của văn bản [32; tr.307].
Từ quan niệm đó, ta có thể hiểu: Trần thuật là giới thiệu, khái quát, thuyết
minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cái nhìn nhất định. Nghệ
thuật trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, nó có tác dụng soi
sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhà văn.
Nghệ thuật trần thuật giúp cho người nghiên cứu đi sâu khám phá những đặc sắc
trong nghệ thuật kể chuyện của mỗi nhà văn, trên cơ sở đó, người đọc tiếp nhận và
giải mã cấu trúc bên trong tác phẩm, đồng thời có thể đánh giá những sáng tạo,
những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển truyện ngắn nói riêng và q
trình hiện đại hố văn xi Việt Nam nói chung.
1.1.2.2.2.5. Thời gian và không gian nghệ thuật
- Thời gian nghệ thuật
Trong triết học, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. Trong tác phẩm nghệ
thuật, thời gian chính là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, thời gian chính là “hình thức nội tại của
hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như khơng gian nghệ
thuật, sự miêu tả, trần thuật, trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một
điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra
trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật”.
Như vậy, thời gian nghệ thuật chính là thời gian ta có thể chiêm nghiệm
được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp điệu
nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Thời gian nghệ thuật khơng mang tính khách quan, mà gắn với cảm nhận chủ
quan của con người. Thời gian nghệ thuật còn gắn với việc tác giả tổ chức chất liệu.
Chất liệu văn học sẽ ghi khắc, in dấu cố định diễn trình thời gian.
Ngồi ra, thời gian nghệ thuật cịn là biểu tượng nên nó mang tính quan
niệm, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống. Thời gian nghệ thuật là thời gian được tổ
chức lại từ thời gian thực tại khách quan tự nhiên, do vậy, tác giả văn học có thể tua

nhanh, làm chậm, đan xen, xếp chồng, nhảy cóc… tùy theo ý đồ sáng tác. Chúng ta
có thể xem xét về biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong tác phẩm thông qua các
19


×