Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Địa hướng dẫn học sinh xây dựng Sơ đồ trong học địa lý 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.65 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TTGD THƯỜNG XUYÊN NGA SƠN
______________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh xây dựng
Sơ đồ trong học Địa lí lớp 12
ở Trường Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên - Nga Sơn

Họ và tên
Chức vụ
Đơn vị công tác
SKKN thuộc môn

:
:
:
:

Vũ Thị Hoàn
Giáo Viên
Trường TTGD Thường Xuyên Nga Sơn
Địa Lý

THANH HOÁ NĂM 2016


A - ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn trong môn địa lí ở trường phổ


thông. Một mặt các hiện tượng sự vật địa lí trải dài ra khắp không gian rộng lớn
của Trái đất mà học sinh không thể quan sát trực tiếp được, phải thông qua các
phương tiện dạy học. Mặt khác các hiện tượng, sự vật địa lí đa dạng và phức tạp,
nhờ vào các phương tiện dạy học mới trở nên gần gũi cụ thể hơn với nhận thức
của học sinh. Hiện nay phương tiện dạy học bao gồm các phương tiện truyền
thống như: Bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, atlat và các phương tiện hiện đại
đều góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu
quả dạy học địa lí trong nhà trường. Trong đó việc xây dựng và sử dụng các loại
sơ đồ đóng một vai trò quan trọng. Nó có tác dụng rất lớn trong quá trình nhận
thức của học sinh, giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức một cách dễ dàng và
nhớ được lâu. Với chương trình sách giáo khoa mới, các loại sơ đồ được sử
dụng nhiều. Tuy nhiên giáo viên sử dụng sơ đồ chưa được thường xuyên và hiệu
quả chưa cao. Mặt khác học sinh còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng sơ đồ để
khai thác kiến thức. Qua thực tiễn giảng dạy tôi đã rút ra cho mình được kinh
nghiệm trong việc sử dụng sơ đồ.
Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài:
“Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ trong học
Địa lí lớp 12ở Trường Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên - Nga Sơn”

1


B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ứng dụng vừa
thuộc địa lý học nhân văn chuyên nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức
không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu
cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.
Địa lý kinh tế là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu các hệ thống lãnh
thổ kinh tế xã hội nhằm rút ra những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt

động của chúng để vận dụng vào tổ chức không gian (lãnh thổ) tối ưu các hoạt
động kinh tế xã hội trong thực tiễn.
Môn địa lý, việc sử dụng các phương tiện trực quan là đặc trưng của bộ
môn, bên cạnh đó quá trình dạy học ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến
thức thì việc khái quát hóa bằng các sơ đồ địa lý rất cần thiết giúp học sinh dễ
hiểu hơn, khắc sâu kiến thức hơn.
Để xây dựng được sơ đồ trong quá trình dạy học địa lí, nhất là địa lí lớp
12 cần có những điều kiện sau:
- Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra
những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả
nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ
bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành.
- Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí nhưng chủ yếu
phần lớn là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng
sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau.
II/ THỰC TRẠNG.
1. Thực trạng chung: - Về phía học sinh: Với học sinh lớp 12, nhận thức
của các em đã được nâng cao, nhiều em rất ham hiểu biết và có óc sáng tạo, các
em rất hứng thú khi chính mình được tham gia vào quá trình tìm tòi nghiên cứu.
Muốn phát huy được vai trò trong khi học tập của học sinh thì người giáo viên

2


phải biết tổ chức, hướng dẫn một cách khéo léo, đồng thời phải chuẩn bị thật
chu đáo cho tiết dạy đó.
- Về phía giáo viên: Giáo viên đã có trình độ chuẩn và trên chuẩn, được
đào tạo chuẩn, hơn nữa trong những năm qua giáo dục luôn được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng, vì thế việc triển khai các giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng, đổi mới kiểm

tra - đánh giá, ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy…, nhằm phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, đem lại
niềm vui, hứng thú là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi giáo viên.
- Về sơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Đa số các trường đã có các phòng
chức năng, có tương đối đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy học.
- Được BGH quan tâm tới nhiệm vụ chuyên môn, nhất là việc thực hiện
PPDH đổi mới “Lấy học sinh làm trung tâm”, học sinh “chủ động trong quá
trình tìm tòi kiến thức” giáo viên là người “tổ chức, hướng dẫn học sinh trong
việc tìm tòi tri thức” đó là “kim chỉ nam” cho người giáo viên thực hiện tốt
nhiệm vụ dạy học của mình.
2.Thực trạng tại TTGDTX Nga Sơn.
- Thuận lợi:
+ Về phía học sinh: học sinh lớp 12 trường TTGDTX Nga Sơn năm học
2015-2016 có 80 em và được xếp thành ba lớp. Điều đó có thuận lợi trong quá
trình học tập, nhất là trong việc giáo viên hướng dẫn học sinh học theo,lớp
nhóm, hay thực hiện theo phương pháp tự nghiên cứu.
+ Về phía giáo viên: Giáo viên môn địa lí có đủ về số lượng, trình độ
100 % được đào tạo trên chuẩn, 100 % giáo viên được tham gia các chuyên đề
về đổi mới phương pháp dạy học, các chuyên đề về tích hợp giáo dục …
+ Thiết bị, đồ dùng dạy học: Được cấp 100 %. Các thiết bị môn địa lí
hầu như đầy đủ.

3


+ BGH nhà trường rất quan tâm tới công tác chuyên môn, hàng năm có
trang bị thêm những thiết bị, vật tư, , tranh ảnh, tài liệu… phục vụ cho nhiệm
vụ Dạy – Học.
- Khó khăn :
Nga Sơn có 4 trường phổ thông,đa phần các em có học lực khá giỏi theo

học các trường phổ thông do đó ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào l0
Nhiều em chưa thật sự tích cực trong học tập, chưa có kỹ năng hoạt
động hợp tác theo nhóm, chưa quen với việc tự mình làm chủ để tìm ra kiến
thức mới, khắc sâu kiến thức đã học.
Trong chương trình môn địa lí lớp 12, có nhiều phần học, bài học thể hiện
các mối quan hệ, các quá trình, các qui luật... mà giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh khai thác kiến thức bằng cách xây dựng sơ đồ. Để làm được điều đó đòi hỏi
người giáo viên cũng phải có tâm huyết, phải đầu tư thời gian để nghiên cứu
sách vở, tài liệu để có thể hướng dẫn học sinh xây dựng được một sơ đồ hợp lí,
dễ hiểu, dễ nhớ.
Thực trạng trên thể hiện rõ qua kết quả khảo sát mức độ hứng thú với
môn địa lí và kết quả bộ môn địa lí lớp 12A năm học 2014 - 2015 tại trường
TTGDTX Nga Sơn như sau:
- Về mức độ hứng thú:
Số HS

Mức độ hứng thú
Rất hứng thú

Hứng thú

Ít hứng thú

Không hứng thú

Số HS:

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

35

4

11,4

6

17,1

10

28,6

15

42,9


- Kết quả môn địa lí 12A năm học 2014 – 2015:
Số HS

Kết quả bộ môn
Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại Yếu

Số HS:

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


35

1

2,9

9

25,7

12

34,3

13

37,1
4


Qua tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp, bản thân tôi đã đúc rút
được một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn địa lí.
Đề tài tôi áp dụng trên lớp 12A năm học 2015-2016 (có số học sinh là
38 em), lớp làm đối chứng là lớp 12A năm học 2014-2015 ( có số học sinh là
35 em)
(Ghi chú: Theo nhận định của BGH nhà trường, lực học lớp 12A năm
học 2014 – 2015; năm học 2015 – 2016 tương đương nhau).
- Lớp 12A năm học 2015-2016 (Thực nghiệm): Giáo viên hướng dẫn
học sinh học tập theo phương pháp sơ đồ hóa kiến thức

- Lớp 12A năm học 2014-2015 (Đối chứng): Giáo viên tổ chức dạy học
ghi bài theo từng ý lên bảng bình thường
III/ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Vai trò của sơ đồ hoá trong quá trình dạy học
Sơ đồ là hình vẽ sơ lược biểu hiện vị trí, cấu trúc, sự phân bố hoặc các
mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng... Trong dạy học địa lí cấp THPT
thường gặp các dạng sơ đồ sau:
- Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài
giảng một cách trực quan, dễ khái quát, dễ tiếp thu.
- Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần
kiến thức.
- Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng
thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
Như vậy: Mục đích của việc xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí
lớp 12 là nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, lĩnh hội kiến thức một
cách khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, không phải là ghi nhớ máy móc rồi
nhanh chóng quên ngay.
2. Các nguyên tắc khi vẽ sơ đồ
- Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là
1 khái niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ. Cạnh là các đường,
5


đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng ) nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng, tượng
trưng hình dáng của sự vật - hiện tượng địa lí .
- Để xây dựng và sử dụng sơ đồ, giáo viên cần phải đảm bảo những yêu cầu
sau:
+ Tính khoa học:
Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải
là bản chất, khách quan, phải đúng theo chuẩn kiến thức chứ không phải do

người xây dựng sắp đặt.
+ Tính sư phạm:
Sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy
ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng.
+ Tính mĩ thuật:
Bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và thể hiện các
nhóm kiến thức.
3. Các bước cơ bản khi vẽ sơ đồ
Khi đã nắm chắc những yêu cầu cần thiết như trên, giáo viên tiến hành
xây dựng sơ đồ cho một phần hoặc cả bài học dựa trên các bước sau:
Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ (chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá
một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng)
Bước 2: Thiết lập các cạnh (các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên
quan)
Bước 3: Hoàn thiện (kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội
dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dÔ hiểu)
4. Một số ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1:

Sử dụng sơ đồ để thảo luận.
Sử dụng sơ đồ trong bài 16
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ .
(Sách giáo khoa địa lí 12)

Mục 1 : Mật độ dân số và phân bố dân cư : Sau khi giáo viên giới thiệu qua
về số dân và mật độ dân số của nước ta. Cho học sinh dựa sách giáo khoa yêu
6


cầu học sinh thảo luận về sự phân bố dân cư ở nước ta qua sự gợi ý của sơ đồ

sau:
Số dân (triệu người) : ……………………...
Mật độ dân số (người/km2) : ………………
Sự phân bố dân cư trên lãnh thổ nước ta

Đồng bằng, ven biển

Miền núi

Nông thôn

Thành thị

……………………..

…………………..

…………………...

…………………...

Ví dụ 2 : Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra bài cũ : (chỉ sử dụng khi dạy có
sự hỗ chợ của công nghệ thông tin như : PowerPoint, Lecter meker . . .)
Kiểm tra: Bài 27 địa lí 12 “ vấn một số ngành công nghiệp trọng điểm ”
sử dụng sơ đồ sau với câu hỏi: Nêu cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm

CÔNG NGHIÊP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

Sản phẩm trồng trọt


Ví dụ 3 :

Sản phẩm chan nuôi Sản phẩm thủy,hải sản

_

_

_

_

_

_

_

_

_

Sử dụng sơ đồ trong việc dạy bài mới
7


Bài 33 : VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
( sách giáo khoa địa lí 12)

MỤC II . Giáo viên sử dụng sơ đồ sau để cho HS thảo luận .
CÁC THẾ MẠNH CHỦ YẾU

Vị trí địa lí

Tự nhiên

Kinh tế-Xă hội

Lịch sử khai thác
lãnh thổ.

………………………
……………………….

………………………
………………………

………………………
………………………

……………………
……………………

Ví dụ 4 : Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố bài học
Bài 35 - Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau để củng cố kiến thức cho học sinh, yêu cầu
học sinh điền vào các ô còn trống :
Các thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long


Đất, rừng

Khí hậu, nước

Biển và hải đảo

IV. KIỂM NGHIỆM:
- Trong giảng dạy nếu sử dụng sơ đồ thì học sinh nắm và hiểu nội dung
của phần học, bài học tốt hơn.

8


- Học sinh hiểu và nắm kiến thức tốt hơn. Trong giảng dạy nếu có sử dụng
các phần mềm tin học thì việc sử dụng sơ đồ được nhiều hơn, thuận tiện hơn.
Học sinh nắm và hiểu nội dung qua sơ đồ nhanh hơn.
Đánh giá và so sánh mức độ hứng thú học tập bộ môn của học sinh khi đã
áp dụng đề tài và khi chưa áp dụng đề tài kết quả như sau:

Số HS

Mức độ hứng thú
Rất hứng

Hứng thú

thú
Năm học

SL


2014 – 2015,

%

SL

%

Ít hứng thú
SL

%

Không hứng
thú
SL

%

4

11,4

6

17,1

10


28,6

15

42,9

10

26,3

15

39,5

11

28,9

2

5,3

Năm học
2015 – 2016,
Số HS: 38
- Đối chứng kết quả bộ môn:
Số HS

Kết quả bộ môn
Loại giỏi


Năm học:2014
-2015

SL

%

Loại khá
SL

%

Loại TB
SL

%

Loại Yếu
SL

%

1

2,9

9

25,7


12

34,3

13

37,1

8

21,1

18

47,4

10

26,3

2

5,3

NH:2013–2014
Số HS :38
-

Học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí 12:

+ Năm học 2014 – 2015:Không có học sinh giỏi cấp tỉnh
+ Năm học 2015 – 2016:Có 1giải nhì, Có 2 giải ba
(Ghi chú: Đánh giá của nhà trường tương quan mức độ nhận thức của học

sinh lớp 12 trong năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016 là như nhau)
9


Như vậy có thể thấy sau khi sử dụng hình thức sơ đồ trong dạy học địa lí
thì kết quả học tập của học sinh đã được nâng cao đáng kể. Học sinh không còn
thấy ngại học, chán học mà hứng thú hơn, chăm học hơn, hiểu bài hơn và nhớ
lâu hơn. Đặc biệt thông qua các sơ đồ nhiều học sinh có thể nắm được bài ngay
tại lớp.
C/. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1/ Kết luận:
Việc đổi mới phương pháp trong dạy và học địa lí là cấp thiết nhưng việc
áp dụng để đạt hiệu qủa cao là cần thiết hơn, chính vì vậy đối với giáo viên cho
dù có sử dụng phòng đèn chiếu hay trực tiếp dạy tại lớp thì cần đầu tư nghiên
cứu để xây dựng và sử dụng sơ đồ, vì đây là một trong những hình thức hỗ trợ
tốt cho phương pháp dạy học tích cực. Ngoài ra hình thức này còn giúp học sinh
hiểu, nắm chắc, ghi nhớ được các nội dung kiến thức khi giáo viên sử dụng sơ
đồ trong tiết dạy.
“Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy - học địa lí” chính là tiền thân
của “Bản đồ tư duy” hiện nay. Việc ứng dụng các sơ đồ, bản đồ trong quá trình
dạy học môn địa lí cấp THPT sẽ giúp học sinh dễ lĩnh hội kiến thức, hiểu và
nhớ theo bản chất chứ không ghi nhớ kiểu máy móc.
Chính vì vậy, hiện nay việc ứng dụng phương tiện, đồ dùng trong môn địa
lí đã góp phần thay đổi được phương pháp học của học sinh, cải thiện được góc
nhìn của học sinh đối với môn địa lí nói riêng hay các môn khoa học xã hội nói
chung. Và đó là những cơ sở để giúp học sinh ham học hơn.

2/ Đề xuất:
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí, cần quan tâm hơn đến việc
xây dựng và sử dụng sơ đồ trong giảng dạy, xem đây là hình thức không thể
thiếu, cần thiết và đặc thù của bộ môn, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mục
đích giảng dạy của giáo viên trong 1 tiết lên lớp.
- Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường về
vấn đề cơ sở vật chất, phương tiện và đồ dùng dạy học, sự ủng hộ về tinh thần
để chúng tôi thực hiện tốt hình thức này.
10


Bài viết có thể còn nhiều thiếu sót rất mong sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô, các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn .
Tôi xin cam đoan SKKN do tôi viết, không sao chép của
người khác, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước hội
đồng khoa học.
Nga sơn, ngày tháng 5 năm 2016
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người thực hiện

Vũ Thị Hoàn
Mục lục
A. Đặt vấn đề......................................................................................................................1
B/. Giải quyết vấn đề..........................................................................................................2
I/. Cơ sở lý luận..................................................................................................................2
II/ Thực trạng.....................................................................................................................2
III/. Giải pháp va tổ chức thực hiện...................................................................................5
1/. Vai trò của sơ đồ hoá trong quá trình dạy học...........................................5


2/. Các nguyên tắc khi vẽ sơ đồ......................................................................5
3/. Các bước cơ bản khi vẽ sơ đồ....................................................................5

4/. Một số ví dụ minh hoạ...............................................................................6
IV/. Kiểm nghiệm.................................................................................................................8
C/. Kết luận và đề xuất.........................................................................................................9
1/. Kết luận..........................................................................................................................9
2/. Đề xuất............................................................................................................................9

11



×