Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.83 KB, 20 trang )

WTO

1


WTO
MỤC LỤC

VIỆT NAM GIA NHẬP WTO - VẤN ĐỀ THUẬN LỢI,
THÁCH THỨC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC
NHÀ

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WTO:

WTO có tên đầy đủ là Tổ
chức Thương mại Thế giới (World
Trade Organization).

2


Tổ chức này thành lập và hoạt động từ 01/01/1995, được kế
thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung
về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại
hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao
trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và
đầu tư).
Tính đến nay, WTO đã có 161 thành viên.
1.1 Mục tiêu:



Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới
phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.



Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất
đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong
khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước
đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ
hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc
tế, phù hợp với nhu cẩu phát triển kinh tế của các nước này và
khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào
nền kinh tế thế giới.



Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước
thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu
được tôn trọng.
1.2 Nhiệm vụ:



Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được
trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có).



Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những

Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho
thương mại.



Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành
viên WTO.



Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.


1.3 Nguyên tắc hoạt động:
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ
chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu
chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông
qua”.
Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO
đều là “hợp đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp
thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là một thiết chế
đứng trên các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được
thông qua theo các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng
nguyên tắc đồng thuận):
Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua
nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông
qua nếu có 3/4 số phiếuủng hộ;
Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy

chế tối huệ quốc trong GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua
nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.
1.4 Cơ cấu tổ chức:
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng.
Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất
cả các nước thành viên.
Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO.
Cấp thứ hai: Đại hội đồng.
Bao gồm đại diện tất cả các thành viên, thực hiện chức năng
của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ
quan này.
Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)
và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại.


Cấp thứ ba: Các Hội đồng.
Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu
trí tuệ liên quan đến Thương mại.
Các Uỷ ban, Nhóm công tác Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ
hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO

đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này.
Cấp thứ tư: Ban Thư ký.
Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám
đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc
lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.

2 QUÁ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO:

Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập WTO

đều phải trải qua một trình tự nhất định; có chăng chỉ là khác nhau
về thời gian thực hiện trình tự. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào
việc nước xin gia nhập và các thành viên khác của WTO đàm phán
với nhau ra sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào...
Thủ tục gia nhập WTO bao gồm các bước (hoặc các giai đoạn):
Giai đoạn 1 : Nộp đơn gia nhập WTO.


Giai đoạn 2 : Gởi “ Bị vong lục về chế độ ngoại thương của
quốc gia” đến ban thư ký của WTO.
Giai đoạn 3 : Làm rõ chính sách thương mại của quốc gia xin
gia nhập.
Giai đoạn 4 : Đưa ra các bản chào ban đầu về thuế. Bản chào
ban đầu về lộ trình loại bở các hàng rào phi thuế: Hạn ngạch, giấy
phép; Bản chào ban đầu về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch
vụ.. .đế tiến hành đàm phán với từng nước thành viên có yêu cầu
đàm phán về từng nội dung hoặc toàn bộ nội dung nói trên cho tới
khi kết quả đàm phán thoa mãn mọi yêu cầu của các nước thành
viên WTO.
Giai đoạn 5 : Hoàn thành Nghị định thư gia nhập WTO. Nghị
định thư này được xây dụng trên cơ sở kết quả đàm phán song
phương và đa phương đã đạt được.
Giai đoạn 6 : 30 ngày sau khi Chủ Tịch nước hoặc Quốc hội
phê chuẩn.

Để thực hiện các giai đoạn gia nhập WTO,chính phủ Việt Nam
đã thực hiện các công việc sau đây:
2.1 Giai đoạn 1:
Nộp đơn là bước đầu tiên và bắt buộc đối với một nước xin gia
nhập WTO.

Đồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) vào tháng 7-1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn
hợp tác Á-Âu (ASEM) vào tháng 3-1996; tham gia Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11-1998; Việt
Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia vào Tố
chức thương mại thế giới (WTO).


Ngày 22/11/1994, Bộ chính trị ra công văn 1015CV/CP-TW chấp
thuận nộp đơn gia nhập WTO.
Ngày 01/01/1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO.
WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam
trở thành quan sát viên của tố chức này.
Ngày 31/01/1995, Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam
gia nhập WTO được thành lập.
Ngày 30/11/1995, Thủ tướng chính phủ có công văn số
335/QHQT giao cho Bộ Thương mại phối hợp với bộ ngành chuẩn bị
đàm phán gia nhập tổ chức này.
2.2 Giai đoạn 2:
Tháng 8 - 1996 , Việt Nam đã hoàn thành “ Bị Vong lục về Chế
độ ngoại thương của Việt Nam” (trình bày về hệ thống chính sách
thương mại - kinh tế của Việt Nam) và gửi tới Ban thư ký WTO để
chuyển tới các thành viên của tới Nhóm công tác về việc Việt Nam
gia nhập WTO (sau đây gọi là Nhóm công tác) để Nhóm công tác
xem xét. Tất cả các thành viên đều có thể tham gia Nhóm công tác
này. Nhóm công tác là tô chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia
nhập.
Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành
viên WTO đưa ra và đã thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho
các thành viên WTO về hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan

đến các lĩnh vực thuế, đầu tư, nông nghiệp, thương mại hàng hoá,
thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ...
Theo quy định của WTO, khi việc xem xét của Nhóm công tác
đã có những bước tiến đáng kể, nước xin gia nhập có thể bắt đầu
các cuộc đàm phán.
2.3 Giai đoạn 3:
Đoàn đàm phán WTO được thành lập theo quyết định số
296/TTg ngày 07/05/1997 của Chính phủ do Thứ trưởng bộ Thương
mại làm trưởng đoàn.
Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyến phát biếu
tại phiên họp thứ nhất Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập


WTO diễn ra tại Geneva từ 27- 28/07/1998. Ngay trong phiên họp
này Việt Nam đã chuyển đến Ban thư ký 1500 câu trả lời về thương
mại, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại.
Tháng 11/1998 thực hiện phiên họp lần hai minh bạch chính
sách của Việt Nam trong các lĩnh vực thương mại hóa, thương mại
dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
Tháng 07/1999 tại phiên họp lần ba về cơ bản đã hoàn thành
giai đoạn làm rõ chính sách thương mại Việt Nam.
2.4 Giai đoạn 4:
2.4.1 Đàm phán đa phương:

Về mặt hình thức chính là các cuộc họp giữa Việt Nam với
Nhóm công tác. Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở
của WTO. về mặt thực chất, đây là các cuộc họp nhằm tống kết hoá
các cam kết của Việt Nam. Tính đến 12-2005, Việt Nam đã tiến hành
10 phiên đàm phán đa phương.
− Từ ngày 02 - 12/12/2003, phiên thứ 7 đàm phán gia nhập WTO


của Việt Nam tiến hành tại trụ sở của WTO tại Geneve ( Thụy Sĩ
). Ở phiên đàm phán này, Việt Nam trình Bản chào lần 3 về
chính sách thương mại của Việt Nam. Kết quả của Vòng đàm
phán thứ 7 được coi là bước tiến nhảy vọt giúp Việt Nam tiến
nhanh vào WTO. Ở phiên thứ 7 đã chuyến sang giai đoạn bàn
thảo “Một số yếu tố của dự thảo báo cáo gia nhập WTO”. Qua
nhiều vòng đàm phán trước đó, đây là lần đầu tiên chính thức
Nhóm công tác của WTO nêu ra các điều kiện gia nhập WTO
cho Việt Nam. Và tại phòng đàm phán này, thảo luận 2 vấn đề
lớn:
+ Việt Nam cung cấp thêm các thông tin về cơ chế thương mại

của Việt Nam hiện tại và tương lai, mức độ đáp ứng yêu cầu
của WTO. Cam kết giảm mức thuế nhập khẩu thêm 4,5%
xuống còn 22%.
+ Các cam kết hội nhập của Việt Nam vào WTO phải được xem

xét trong bối cảnh Việt Nam là nước nghèo, trình độ phát triến
thấp nên giai đoạn chuyến tiếp của Việt Nam phải dài hơn và
được quyền trợ cấp cho hàng phi nông sản xuất khấu. Việt
Nam đề nghị giữ trợ cấp nông sản xuất khấu ở mức hiện hành
và sẽ cắt giảm theo quy định của WTO.


− Vòng đàm phán thứ 8 diễn ra tháng 06/2004, Việt Nam đã cam

kết:
+ Thực hiện nghĩa vụ MFN ngay sau khi gia nhập WTO đối với cả


hàng hóa và dịch vụ.
+ Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giừa hàng hóa

trong nước và hàng nhập.
+ Việt Nam tuyên bố bãi bỏ ngay việc trợ cấp xuất khẩu cà phê

khi gia nhập WTO; còn đối với các loại nông sản khác, bãi bỏ
sau 3 năm kể từ khi gia nhập.
+ Về hiệp định vệ sinh an toàn thực phấm, chỉ trừ một, hai nghĩa

vụ chúng ta cần thời gian để nâng cao năng lực quản lý
( khoảng 2 năm), còn lại các nghĩa vụ khác đều tuân thủ.
+ Về trợ cấp khác có liên quan đến hàng công nghiệp, Việt Nam

đã tuyên bố: trợ cấp gắn với tỷ lệ nội địa hóa sẽ xóa ngay từ
thời điểm gia nhập; các hình thức trợ cấp như từ ngân sách sẽ
bãi bỏ trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập.
+ Việt Nam cam kết mở cửa thị trường cho doanh nghiệp Hoa Kỳ

lúc nào ( theo lộ trình của Hiệp Định Thương mại Việt - Mỹ ) thì
sẽ mở cửa cho các nước thành viên của WTO khi ấy.
+ Việt Nam chấp thuận giảm thuế nhập khẩu bình quân thêm 4%

so với lần chào ở phiên họp thứ 7, thuế nhập khẩu bình quân
còn 18%.
+ Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ ngay từ khi gia nhập các

Hiệp Định về Sở hữu trí tuệ ( TRIPS ); Hiệp định về các biện
pháp đầu tư có liên quan đến đầu tư ( TRIMS ); Hiệp định về
định giá hải quan; Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với

thương mại ( TBT ).
− Từ ngày 07/12/2004, Việt Nam tham gia Vòng đàm phán thứ 9.

Ở Vòng đàm phán đa phương này, Việt Nam và Tố đàm phán
thực hiện 3 công việc:
+ Thứ nhất, rà soát lại bản dự thảo báo cáo của Nhám công tác

về việc Việt Nam gia nhập WTO.


+ Thứ hai, là thực hiện Hỏi — Đáp xung quanh việc minh bạch

hóa chính sách của Việt Nam đế đánh giá khả năng thực thi các
cam kết gia nhập.
+ Thứ ba, các thành viên nghe lộ trình ban hành các các văn bản

pháp luật mới của Việt Nam đế thực thi các Hiệp định của WTO.
Ở phòng đàm phán 9, Việt Nam cam kết xóa bỏ trợ cấp
đối với các loại nông sản ngay sau khi gia nhập. Với lý do “
nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ở trình độ thấp”, Việt
Nam đưa ra đề nghị cần có một số nhân nhượng và có giai
đoạn quá độ trong một số lĩnh vục.
− Ngày 26/10/2006: Việt Nam hoàn tất đàm phán đa phương tốt

đẹp với các nước. Cuộc đàm phán trước đó diễn ra căng thẳng
và tưởng chừng không thể kết thúc được cho đến phút chót.
Cùng với các vòng đàm phán đa phương, đã có 28 đối
tác thương mại yêu cầu Việt Nam thực hiện đàm phán song
phương ( Nepal có 4 nước, Campuchia chỉ có 6 nước yêu cầu


đàm phán ).
2.4.2 Đàm phán song phương:

Là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập) với từng thành
viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi nước thành viên có những lợi ích
thương mại và yêu cầu, toan tính khác nhau, về mặt bản chất, khi
gia nhập WTO, Việt Nam có quyền tiếp cận thị trường của tất cả các
thành viên WTO, được hưởng quyền ngang với các thành viên khác
của WTO, trong đó bao gồm cả việc được hưởng nhũng kết quả đàm


phán giữa các thành viên khác với nhau, theo nguyên tắc tối huệ
quốc của WTO. Mặc khác, Việt Nam cũng phải đưa ra mức thuế suất
thấp và loại bỏ các hàng rào phi thuế để các thành viên khác tiếp
cận được thị trường Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam phải cam kết
tuân thủ các quy định trong các hiệp định của WTO liên quan đến
việc mở cửa thị trường cho các đối tác thương mại. Do vậy, nói một
cách khác, các cuộc đàm phán song phương nhằm xác định các lợi
ích mà các thành viên của WTO có thế thu được từ việc gia nhập của
một thành viên mới. Khi các cuộc đàm phán song phương này kết
thúc và Việt Nam trở thành thành viên WTO, các cam kết qua các
cuộc đàm phán sẽ trở thành cam kết áp dụng cho tất cả các thành
viên WTO.
Đầu năm 2002: Việt Nam gửi Bản chào ban đầu về thuế quan
và dịch vụ tới WTO và bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với
một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu về thuế quan và dịch
vụ. Tính đến 12-2005, Việt Nam đã đưa ra Bản chào thứ tư.
− Ngày 09/10/2004: Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc Việt

Nam gia nhập WTO.

− Ngày 09/06/2005: Việt Nam và Nhật Bản đạt được thởa thuận

cơ bản về vấn đề mở đường cho Việt Nam sớm gia nhập WTO.
− Ngày 12/06/2005: Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng

hậu sang Washington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức
của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến kết thúc
đàm phán song phương.
− Ngày 18/07/2005: Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về

việc mở cửa thị trường để Việt Nam gia nhập WTO.
− Ngày 31/05/2006: Ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song

phương với Mỹ, nước cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu
đàm phán song phương.
2.5 Giai đoạn 5:
Hoàn thành Nghị định thư gia nhập WTO. Nghị định thư này
được xây dựng trên cơ sở kết quả đàm phán song phương và đa
phương đã đạt được.


2.6 Giai đoạn 6 :
Theo thông lệ, khi Nhóm công tác đã kết thúc việc xem xét chế
độ ngoại thương của nước xin gia nhập, đồng thời các cuộc đàm
phán đa phương, song phương về mở cửa thị trường đã kết thúc,
Nhóm công tác sẽ dự thảo một Báo cáo gia nhập của nước xin gia
nhập, bao gồm một Nghị định thư gia nhập và các danh mục ghi các
cam kết của nước xin gia nhập (là tổng hợp kết quả của các thoả
thuận trong các phiên đàm phán đa phương và các cam kết trong
các phiên đàm phán song phương).

Các văn bản này sẽ được trình lên Đại hội đồng hoặc Hội nghị
bộ trưởng. Tại cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng, nếu 2/ 3 số thành
viên của WTO chấp thuận, quyết định về việc gia nhập sẽ được
thông qua. Sau đó, Nghị định thư gia nhập của Việt Nam sẽ được
được Tổng giám đốc WTO và chính phủ Việt Nam ký và Việt Nam trở
thành thành viên của WTO. 30 ngày sau khi Chủ tịch nước (hoặc
Ọuôc hội) phê chuân Nghị định thư, Việt Nam sẽ chính thức trở thành
thành viên WTO.
Ngày 07 tháng 11/2006, nước ta đã chính thức được kết nạp
vào WTO.

3 THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO:
3.1 Thuận lợi:
3.1.1 Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu:
Khi gia nhập WTO, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá
này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với
từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình
đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Do
đó nước ta có cơ hội là hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới
và độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương khoảng 160% GDP, trong đó, nhập khẩu gần
90% GDP, xuất khẩu đạt 67,9% GDP.
− Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 là 48,38 tỷ USD, thuộc

loại cao ở châu Á và thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình
quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay.
So với năm trước, xuất khẩu tăng 21,5%. Năm đầu tiên Việt
Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu
vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ



khu vực này đã tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành
viên WTO. Nếu không kể dầu thô bị sút giảm thì kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) còn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước.
− Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD trong năm

2007, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với
năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở
lên. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD,
xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ
USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD.
Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, nước ta đang đẩy
mạnh xuất khẩu trong ngành nông nghiệp như gạo, café, cá basa và
trong công nghiệp chủ yếu là dệt may. Đây là hai ngành được WTO
rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản
thương mại.
3.1.2 Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Khi gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các
thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn
cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới
công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất
nước,của doanh nghiệp. Đồng thời, Việt Nam còn được tiếp cận thị
trường hàng hóa dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế
nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ không bị phân
biệt đối xử.
Việc gia nhập WTO có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp
của nước ngoài. điều đó sẽ giúp cho người dân có được nhiều sự lựa
chọn phù hợp và hoàn hảo hơn về mọi lĩnh vực như: y tế, giáo dục,
du lịch,… Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu hút lượng

ngoại tệ khổng lồ vào đầu tư tại Việt Nam lên đến 37 tỷ USD. Việt
Nam trở thành quốc gia có nhiều tiến bộ về xóa đói giảm nghèo với
con số ấn tượng 15% dân số thoát nghèo trong năm 2007.
3.1.3 Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế:

Nền kinh tế Việt Nam chuyển biến hết sức tích cực trong năm
2007 như tăng trưởng GDP tăng 8,48%, sản lượng công nghiệp tăng
mạnh với mức 10,6%, số vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài


đạt con số kỷ lục lên đến 20,3 tỷ USD, thị trường chứng khoán phát
triển mạnh với tỷ lệ vốn hoá lên đến hơn 40% GDP.
Dịch vụ ngày càng trở nên một thành phần quan trọng. Từ năm
2000-2008, dịch vụ đã đóng góp trung bình 38,3% vào GDP. Mở cửa
thị trường dịch vụ, Việt Nam cải cách thể chế đem lại môi trường
thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
công nghệ cao hơn cho các nhà sản xuất, tăng cường thu hút đầu tư
nước ngoài. Ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
tham gia vào thị trường Việt Nam mang đến nhiều cơ hội hợp tác
hơn cho các doanh nghiệp.
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị
trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng
trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp
trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên
để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho
toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi
thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu
vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức
cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc
tế.

3.1.4 Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:

Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO,
đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc
tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản
thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các
công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá
giá…Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh
chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các
nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn
cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu
quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử
dụng cơ chế này.
3.1.5 Tạo cơ hội việc làm và nâng cao đời sống cho người dân:

Mỗi năm bình quân tạo thêm 1,5 triệu việc làm mới, góp phần
xoá đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh một cách nhanh
chóng: 15,5% năm 2006; 14,8% năm 2007; 13,5% năm 2008; 12,3%
năm 2009 .Với kết quả đó, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế


đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh nhất
thế giới với tốc độ gần 2%/năm.
Tăng trưởng kinh tế đã giúp cải thiện đời sống của người dân
cả về vật chất và tinh thần; tình hình an sinh xã hội: GDP bình quân
đầu người (giá thực tế) năm 2006 chỉ đạt 723 USD, năm 2007 lên
đến 835 USD, năm 2008 đạt trên 1.027 USD, tăng 22,9%, năm 2009
đạt 1.030 USD, năm 2010 đạt 1.168 USD và năm 2011 ước đạt
1.250 USD, cao hơn mức của các nền kinh tế có thu nhập trung bình.
Đời sống của người dân được cải thiện rõ nét, nhất là ở khu vực nông

thôn (tăng 40,4%). Với mức thu nhập như trên, Việt Nam lần đầu
tiên ra khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới.
3.2 Thách thức đối với kinh tế nước nhà:
Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ”

hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.

− Ở đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của Việt Nam với sản

phẩm các nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh
nghiệp các nước. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam chưa cao, khiến các doanh nghiệp Việt Nam
phải mạnh dạn đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý
tiên tiến, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; nếu
không, việc bị đào thải khỏi thị trường là không tránh khỏi, dẫn
đến hậu quả là số lượng lao động thất nghiệp tăng cao.
− Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm,

doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa
nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản
lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút
đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi
thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh
vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay


không.Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội
thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng
được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi
hay không v.v… Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ

tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh
quốc gia.
Hai là: Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là

không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được
hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không
đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị
tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận
doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu
nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và
an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ
trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm
nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
phát triển”.
Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá,

tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên
thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi
hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực
dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền
kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu
cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện
tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh
nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó
khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ,
với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc.
Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong

việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn
hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực

dụng, chạy theo đồng tiền.
Năm là: Khi gia nhập WTO chúng ta phải tái cơ cấu, cải tổ nền

kinh tế; phải minh bạch và công khai chính sách ngoại thương, chính
sách thuế... Làm giảm tính độc lập và tụ- chủ của Chính phủ trong
quản lý nền kinh tế.


4 GIẢI PHÁP:
4.1 Cấp độ quốc gia:
4.1.1 Hoàn thiện hệ thống luật và nhận thức rõ vai trò của mình.

Đối với Nhà nước: tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường phù hợp với thông lệ của WTO gồm bốn nội dung: Luật chơi,
người chơi, cách chơi và sân chơi.
Trong đó:


“Luật chơi” - là hệ thống pháp lý và các chuẩn mực.



“Người chơi” - là chủ thể kinh tế thị trường chính, bao
gồm cả tập thể, cá nhân, các thành phần kinh tế.



“Cách chơi” - chính là cơ chế để thực thi quy tắc.




“Sân chơi” - các thị trường, yếu tố cơ bản phải gấp rút
hoàn thành.

Vai trò của nhà nước:
− Xây dựng môi trường vĩ mô để các doanh nghiệp trong và

ngòai nước có thể hoạt động và hoạt đông thuận lợi trong đó.
− Cần phải phân định được vai trò quản lý kinh tế của nhà nước

với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.
− Nhà nước không phải là chủ thể tham gia hoạt dộng trực tiếp

trên thi trường mà là người quản lý và điều tiết thị trường.
4.1.2 Các chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ:

Nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp để khuyến
khích việc chuyển giao công nghệ từ các quốc gia phát triển như
Nhật, Mĩ…
Đi tắt đón đầu về công nghệ để có thể nâng cao trình độ của
công nghệ sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhà nước cần phải đẩy mạnh sự phát triển của nền khoa học kĩ
thuật trong nước. Những hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D


cần phải được đẩy mạnh để có thể làm chủ được công nghệ ngoại
nhập và cải tiến, tạo ra những đột phá công nghệ mới.
Kết hợp giữa các viện nghiên cứu với các doanh nghiệp sản
xuất để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu nghiên cứu vào

thực tiễn.
4.1.3 Sửa đổi trợ cấp:

Gỡ bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ đồng thời xây dựng những
hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan để bảo hộ cho một số ngành sản
xuất trong nước.
Trợ cấp của VN hiện nay có nhiều điểm không phù hợp. WTO
yêu cầu việc trợ cấp phải có chương trình cụ thể và tiêu chí rỏ ràng
nhưng VN lại thường xử lý tình huống và thường ứng phó ngắn hạn
với thị trường, không đảm bảo tính minh bạch. WTO cũng quy định
hỗ trợ trực tiếp cho nông dân nhưng nhà nước thương hỗ trợ thông
qua doanh nghiêp. Nông dân chỉ là người hưởng lợi gián tiếp. đây
chính là những điểm cần sửa đổi khi xây dựng chính sách trợ cấp
trong WTO.
Khi gia nhập WTO VN chỉ bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp
nội địa hóa, các trợ cấp đèn vàng , đèn xanh vẫn được duy trì nhưng
theo những phương thức hợp lý.
Nhà nước chuyển số tiền trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa
hóa trước đây sang phát triển thủy lợi, kiện toàn giao thông nông
thôn, nâng cáo chất lượng giống, phát triển công nghệ sau thu
hoạch….
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực là một quá trình khá đồng bộ. Chất lượng cần phải
được nâng lên không chỉ cả ở thể lực mà còn cả trình độ, năng lực.
Điều này đòi hỏi các chế độ dinh dưỡng, chính sách y tế, sức khỏe
mà còn cả giáo dục đào tạo. Quan trọng nhất là vấn đề giáo dục và
đào tạo. Nguồn nhân lực có phát triển thì mới đảm bảo nhân tố phát
triển nền kinh tế bền vững, bảo đảm có thể sử dụng được hiệu quả
công nghệ sản xuất tiên tiến.



4.2 Cấp độ ngành:
Để có thể tận dụng mọi cơ hội khi tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế, ngành công nghiệp VN đã đang và sẽ phát triển theo hướng
có chọn lọc, tập trung phát triển những ngành hàng, nhóm sản
phẩm có khả năng cạnh tranh, huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh
đầu tư và đầu tư có trọng điểm, kết hơp đầu tư mới đầu tư theo
chiều sâu, đổi mới công nghệ , áp dụng rộng rão các phương pháp
quản lý tiên tiến để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm…
Cần tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật
liên quan đến công nghiệp; đẩy mạnh việc xây dựng các chính sách
khuyến khích phát triển công nghiệp theo hướng ổn định minh bạch,
quan tâm xây dựng hệ thống chính sách về phát triển KH-CN trong
ngành công nghiệp.
Công nghiệp chính là đòn bẩy giúp nông nghiệp thoát khỏi lạc
hậu. Công nghiệp phải phát triển trước, dùng công nghiệp, dịch vụ
để phá vỡ tình trạng nông nghiệp cũ lạc hậu.
4.3 Cấp độ doanh nghiệp:
Chủ động tìm hiểu luật chơi WTO, nghiên cứu những thỏa thận
về việc gia nhập WTO khi được phổ biến.
Rà soát, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp
Coi trọng việc nắm bắt, cập nhật thông tin đặc biệt là thông tin
liên quan đến tiêu thụ hàng hóa cũng như sự biến động của thị
trường thế giới
Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực- yếu tố nộ lực có
tầm quan trọng hàng đầu để hội nhập. VN có lợi thế về nguồn lao
động dồi dào, giá rẻ nhưng lợi thế này đang giảm dần vì tỉ lệ đã qua
đào tạo thấp, mới được ¼, ngoài ra cơ cấu lao động chưa hợp lý,

chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập.

5 KẾT LUẬN:
Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế
vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội


tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ
thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là
sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào
nỗ lực vươn lên của chúng ta.
Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn
vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ
hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và
lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn.
Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội
sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyến thành những khó khăn dài hạn rất
khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh
thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất.
Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến
tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua,
cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước gia nhập Tố chức
thương mại thế giới trước ta, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng:
Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có
thế có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá
sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên,
nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh
tế sẽ phát triến theo mục tiêu và định hướng của chúng ta.




×