Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Xây dựng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh bình dương đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 232 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---- K ---

CAO THỊ VIỆT HƯƠNG

XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
Chuyên nghành: Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60.34.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS. VÕ THANH THU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010




MỞ ĐẦU
1.

Ý NGHĨA VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự chủ động của một quốc gia mở cửa để nền

kinh tế tham gia vào q trình tồn cầu hóa về kinh tế. Lý luận và thực tiễn hoạt
động kinh tế trong thời gian qua đã chứng minh hội nhập kinh tế quốc tế mang
tính tất yếu khách quan, đem lại cho các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế


giới nhiều cơ hội đồng thời cũng đầy thách thức trong suốt quá trình phát triển.
Đến nay, sau hai năm hội nhập nền kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế quốc gia
cũng như từng đòa phương chưa bao giờ phải đối đầu với những thách thức, cam
go, phức tạp khó lường trước như hiện nay, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, từng doanh
nghiệp phải hiểu rõ thời cuộc, nhận diện thực chất về năng lực kinh tế của đòa
phương mình.
Sớm nhận thực được tầm ảnh hưởng quan trọng của hội nhập kinh tế quốc
tế đến phát triển kinh tế của quốc gia, Đảng và Chính phủ Việt Nam chủ trương
thực hiện chính sách đổi mới hình thức quản lý kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thò trường; từ chính sách đóng cửa, hướng
nội chuyển sang nền kinh tế mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới. Hai mươi hai năm trôi qua, kể từ Đại hội Trung ương Đảng lần thứ 6 diễn
ra năm 1986, với chủ trương thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, Việt Nam đã có
những bước tiến mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, đặc biệt là chủ động hội nhập
vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này được cụ thể qua những dấu mốc quan trọng:
năm 1995 Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), năm 1998 là thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC). Điểm mốc quan trọng, đánh dấu việc đất nước hội nhập
sau vào nền kinh tế quốc tế khi ngày 01/1/2007 Việt Nam đã trở thành thành
viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một tổ chức thương
mại lớn nhất hành tinh. Việc chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã tác
động mạnh mẽ, làm thay đổi cơ bản bộ mặt kinh tế của Việt Nam, cụ thể nếu ở
những năm 1987, GDP tính trên đầu người ta chỉ đạt chưa đầy 100 USD, thì 20
năm sau, năm 2007, GDP tính trên đầu người đã vươn đến trên 800 USD. Thời
gian qua, từ năm 1988 – 2008 Việt Nam đã thu hút trên 10.000 dự án có vốn đầu

 





tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 130 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu nếu năm 1986 đạt chưa đến 1 tỷ USD, thì đến năm 2007,
Việt Nam đã trở thành một trong 50 nền thương mại quốc tế lớn nhất thế giới,
với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 111 tỷ USD (xuất khẩu: 48,56 tỷ USD, và
nhập khẩu là 62,68 tỷ USD).
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến cho Việt Nam những thay đổi về thể
chế, làm cho nền kinh tế của đất nước nói chung, của từng địa phương nói riêng có
rất nhiều thay đổi, những điều tốt đẹp đã nói bên trên. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế
quốc tế cũng tác động rất hạn chế đến nền kinh tế của địa phương, kể cả việc mang
đến những rủi ro, thách thức lớn. Cụ thể, kinh tế đất nước hội nhập vào nền kinh
tế quốc tế với vị thế và tiềm lực kinh tế thấp. Hầu như các doanh nghiệp trong
nước là những doanh nghiệp vừa và nhỏ; nền kinh tế chủ yếu là dựa và yếu tố
nước ngồi. Đây chính là điều khiến kinh tế địa phương rất dễ bị tổn thương, dễ bị
phá vỡ ; sức mạnh nội sinh hầu như chưa được trang bị tốt để hội nhập, chưa đủ
sức cạnh tranh trên thương trường của nền kinh tế khu vực lẫn tồn cầu.
Với tư cách là một bộ phận không tách rời với quốc gia; để phân tích
những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế của một đòa phương ra
sao, tác giả đã tiến hành chọn Bình Dương làm đối tượng nghiên cứu cho luận
án của mình. Bình Dương với diện tích 2.6955,5 km2, dân số trên một 1000 ngàn
người; một tỉnh có xuất phát điểm kinh tế rất thấp, tỉnh thuần nông (là những
tỉnh nghèo nhất nước trong giai đoạn bắt đầu đất nước có chủ trương hội nhập),
từ khi tách khỏi tỉnh Sông Bé (năm 1997), đến nay hơn 10 năm, là một trong
năm tỉnh đóng góp cao nhất vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành công rực rỡ (về tốc độ và thời gian) thì tỉnh Bình Dương cũng đã
thể hiện những mặt hạn chế của mình. Xuất phát từ động lực muốn chuyển đổi
nhanh nền kinh tế đòa phương, tỉnh Bình Dương đã thu hút đầu từ về tỉnh một
cách đại trà. Mặt tích cực từ việc làm này đã được chúng tôi khái quát bên trên,
song những hậu quả từ việc làm này cũng không nhỏ, khả năng tỉnh Bình Dương
trong những năm đến, khi hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế sẽ phải đối mặt

với rất nhiều thách thức. Những dự án có số vốn đầu tư lớn thì lại tập trung vào
dự án bất động sản, số còn lại hiện nay, trên 90% doanh nghiệp đến đầu tư tại
tỉnh là những doanh nghiệp có công nghệ dây chuyền sản xuất lạc hậu hoặc
trung bình khá trở xuống, số vốn đầu tư của mỗi dự án không cao (hầu hết là
dưới 5 triệu USD. Những ngành nghề đầu tư chủ yếu vào những ngành nghề có
 




thời gian quay vòng vốn nhanh, thâm dụng lao động; mức độ gây hại ô nhiễm
môi trường sinh thái cao; thiếu hẳn những ngành nghề chủ lực, những ngành
nghề làm đầu tàu phát triển làm nền tảng cho việc phát triển công nghiệp chế
tạo, chế biến, lắp ráp, điện – điện tử.
Trên 90% doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp
chính cho phát triển GDP của tỉnh là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đảm trách. Đầu tư cơ sở hạ tầng trong nội bộ đòa phương thì khá, những
lại thiếu hẳn tính đón đầu, chiến lược, chưa có mối liên kết vùng trong khu vực
kinh tế phía nam….
Với hàng loạt vấn đề mang tính chất rất cơ bản này cho thấy rất cần thiết
có một nghiên cứu mang tính chuyên sâu, phân tích, đánh giá những tác động
của hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng trưởng của tỉnh Bình Dương trong thời
gian qua, từ đó xây dựng các giải pháp cho tỉnh Bình Dương hội nhập có hiệu
quả vào nền kinh tế quốc tế trong thời gian đến, cụ thể là đến năm 2020.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.
Về lý luận.
Làm rõ bản chất và tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề


ƒ

toàn cầu hóa kinh tế.
Nghiên cứu các lý thuyết mô hình đo lường sự tác động của Hội nhập

ƒ

đến tăng trưởng kinh tế cụ thể hóa tại một đòa phương.
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh trong và ngoài nước đã hội nhập

ƒ

để rút ra những bài học cho việc xây dựng các giải pháp chiến lược đẩy
nhanh tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu cho tỉnh Bình Dương
Mục tiêu thực tiễn
Đánh giá sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng

ƒ

trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương, bao gồm tác động tích cực và tác
động hạn chế.
Đề xuất các giải pháp chiến lược đẩy nhanh tiến trình hội nhập Kinh tế

ƒ

quốc tế cho tỉnh Bình Dương; đồng thời cũng nêu cách thức thực hiện giải
pháp chiến lược đã nêu.

 





3.

NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN.
Làm rõ tính tất yếu khách quan và bản chất của Hội nhập kinh tế quốc

ƒ

tế.
Làm rõ tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng trưởng kinh tế

ƒ

của đòa phương (tỉnh).
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế dưới tác động của hội nhập

ƒ

đến một số tỉnh có điều kiện kinh tế, vò trí tương tự Bình Dương từ đó rút
ra bài học.
Sử dụng các mô hình và phương pháp đònh lượng để lượng hóa ảnh hưởng

ƒ

của hội nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Bình Dương bao gồm ảnh hưởng
thuận lợi và cả tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội.
Nghiên cứu tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng trưởng kinh tế


ƒ

của tỉnh Bình Dương.
Đề xuất các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Bình Dương theo

ƒ

hướng phát triển bền vững.
4.

ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Nghiên cứu tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến các yếu tố,

lónh vực cụ thể sau: đầu tư; xuất nhập khẩu; nguồn vốn nhân lực, nguồn lao
động; tình hình đầu tư phát triển (được coi là yếu tố tích lũy); năng lực cạnh
tranh; hoạt động khu công nghiệp (là yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng
kinh tế tỉnh Bình Dương).
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tác giả đi sâu vào nghiên cứu tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế đến lónh vực kinh tế, cụ thể là các yếu tố làm tăng trưởng kinh
tế tỉnh Bình Dương. Trong phần phân tích ở chương 2 có sự lồng ghép, đặt tỉnh
Bình Dương trong bối cảnh quốc gia, từ đó có sự so sánh tác động hội nhập kinh
tế quốc tế đến kinh tế Việt Nam và Bình Dương sẽ chòu tác động trực tiếp thế
nào. Trong luận án này không phân tích đến các khía các xã hội và các lónh vực
khác, nếu có chỉ dùng minh họa và là hướng mở cho các nghiên cứu khác sau
này.
Về thời gian: nghiên cứu từ năm 1997, khi tỉnh Bình Dương chính thức ra
đời và số liệu thống kê chốt đến 2007.
 





5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết để thực hiện luận án là sự vận dụng các lý thuyết về hội
nhập kinh tế quốc tế, khoa học quản trò và tăng trưởng kinh tế. Trong đó vận
dụng các lý thuyết về mô hình tăng trưởng, mối quan hệ biện chứng giữa các
yếu tố đầu vào, đầu ra dưới tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của một đòa phương.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: để thực hiện các mục tiêu
của luận án nêu trên, các phương pháp được sử dụng bao gồm cả phân tích đònh
tính và đònh lượng.
Phương pháp đònh tính thể hiện qua phương pháp nghiên cứu tình huống,
nghiên cứu lòch sử có suy diễn trên cơ sở tổng hợp, mô tả và quy nạp để làm rõ
thực trạng từng yếu tố đầu ra, đầu vào của tăng trưởng kinh tế đòa phương. Nhận
biết thực tế yếu tố nào tác động dương, những yếu tố nào tác động âm đến nền
kinh tế của tỉnh. Đồng thời cũng phân tích, tổng hợp, đánh giá độc lập năng lực
cạnh tranh của đòa phương, hoạt động các khu công nghiệp vốn được coi là hạt
nhân làm kinh tế đòa phương đột phá trong quá trình hội nhập vào kinh tế toàn
cầu.
Phương pháp đònh lượng thể hiện qua việc vận dụng các mô hình kinh tế
lượng để đánh giá tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến các yếu tố đầu vào,
đầu ra trong việc tăng trưởng kinh tế đòa phương. Cụ thể, tác giả đã sử dụng
phương pháp xây dựng hàm hồi quy mẫu. Phương pháp bình phương tối thiểu
(Ordinary Least Square - OLS) để xây dựng hàm hồi quy mẫu (SRF), dùng phần
mền Eviews để tính toán, lượng hóa sự tác động của các nhân tố đến tăng
trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương, cũng như lượng hóa tác động hội nhập kinh tế
quốc tế đến các yếu tố tăng trưởng.
Với Yi (i = 1,…,10 ) là biến phụ thuộc (là biến được giải thích)
X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập (biến giải thích)


 




6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Tổng quan tình hình nghiên cứu.

ƒ

Trong quá trình làm luận án, tác giả đã tiếp cận với hàng chục công trình
NCKH, luận án tiến só, thạc sỹ, bài báo khoa học, sách… có liên quan đến luận
án ở những khía cạnh khác nhau, sau đây là một số công trình tiêu biểu:
Của nước ngoài.
Các tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến lý thuyết nghiên cứu toàn cầu hóa
của tác giả: Joseph E. Stiglitz (2008), “Toàn cầu hóa và những mặt trái” NXB
Trẻ. Thomos L. Friedman (2006), “Thế giới phẳng”, NXB Ban khoa học xã hội,
Hà Nội. Thomos L. Friedman (2005), “Chiếc Lexus và Cây Oliu”, NXB Ban
khoa học xã hội, Hà Nội. Cụ thể tác giả đã nêu trong nghiên cứu của mình
những hiểu biết về toàn cầu (bầy thú điện tử, chiếc áo nòt vàng …) thông qua
lăng kính của Thomos L. Friedman qua tác phẩm “chiếc Lexus và cây Oliu”.
Nhận biết được nếu Việt Nam nói chung đòa phương nói riêng đi theo trào lưu
chung mở cửa thò trường tài chính, để hoạt động tài chính vận hành hoàn toàn
theo cơ chế thò trường tự do thì con đường dẫn đến khủng hoảng kinh tế như
Đông Á vừa qua sẽ là rất gần.
“Why is China so Competitive? Measuring and Explaining China’s
Competitiveness”, Gerard Adams, Northeastern University, Working Paper No
04-6, 2004.
Bài nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra rằng sở dó vò trí của Trung Quốc

ngày càng có ảnh hưởng lớn trên thò trường quốc tế là do chính phủ đất nước
này đã làm tốt, có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu; thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, nhưng lại dựa vào yếu tố này để làm mạnh sức mạnh nội sinh trong nước.
Trong kinh tế thò trường đã không mở quá nhanh, quá rộng thò trường tài chính,
có sự kiểm soát, giám sát và điều tiết quan trọng từ phía Chính phủ. Một lý do
cuối nhưng lại rất quan trọng, đó là chính phủ Trung quốc có những quan tâm,
đầu tư hiệu quả vào lónh vực nghiên cứu khoa học ứng dụng, công nghệ công
nghiệp và nông nghiệp, nhằm phát huy hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của
từng đòa phương, không bò làm sóng kinh tế toàn cầu cuốn đi những giá trò, lợi
thế vốn có của mình.

 




Một nghiên cứu khác cũng của GS. M.E. Porter, “Competitiveness and
the Role of Regions”, Kuala Lumpur, Malaysia 6/5/2003.
Trong bài nghiên cứu này tác giả đã nhấn mạnh sự thành công của cạnh
tranh đòa phương chính là việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả; năng lực sản
xuất công nghiệp (gồm giá trò hàng hóa và dòch vụ đi kèm thể hiện tính độc tôn,
độc đáo và chất lượng) và sử dụng nguồn tài nguồn vốn hạn hẹp một cách khôn
khéo. Trong bài viết còn đề cập đến việc: không phải ngành công nghiệp gì đặt
ở đòa phương nào, vấn đề chính là các doanh nghiệp sẽ phải làm thế nào để
phát huy lợi thế của mình nhằm làm cho giá trò sản xuất ngành công nghiệp đó
đạt được hiệu quả cao nhất.
Tề Quế Trân (tác giả Trung Quốc) “Trung Quốc 20 năm cải cách mở cửa;
cải cách chế độ sở hữu”. Nhà xuất bản Chính trò quốc gia, 2001.
Nghiên cứu này nổi bật lên vấn đề: nhà nước và tư nhân đóng vai trò
khác nhau nhưng lại có mức độ ảnh hưởng (can thiệp) rất to lớn đến thành quả

tăng trưởng kinh tế
Của trong nước
Viện nghiên cứu Trung ương CIEM và UNDP “chính sách phát triển kinh
tế kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc”. Nhà xuất bản Giao thông vận tải,
2004.
-

Viện nghiên cứu kinh tế phát triển “Kinh tế Việt Nam hội nhập

phát triển bền vững”, do GS.TS Hồ Đức Hùng làm chủ biên. NXB Thông tin,
2007
-

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu các Khu công

nghiệp tỉnh Bình Dương – những bài học kinh nghiệp và giải pháp phát triển” do
PGS.TS Đoàn Thò Hồng Vân chủ trì thực hiện năm 2004.
-

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Đời sống kinh tế, văn hóa,

xã hội tại nơi ở mới của người dân thuộc diện di dời trong quá trình xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương thực trạng và giải pháp” do
PGS.TS Võ Văn Sen làm chủ nhiệm đề tài
-

Luận án Tiến só “Những chuyển biến kinh tế – xã hội của tỉnh

Bình Dương từ năm 1945 – 2005” của Ông Nguyễn Văn Hiệp, năm 2007.


 




-

Luận án Tiến só “Hoàn thiện hoạt động các khu công nghiệp tại

vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010” của Ông Phạm Văn Sơn
Khanh, năm 2006.
Những nghiên cứu trên đã đề cập đến một vài khía cạnh như hoạt động
khu công nghiệp, các yếu tố lòch sử ảnh hưởng đến kinh tế của tỉnh Bình Dương;
hoặc là những yếu tố xã hội như đời sống công nhân tuy nhiên cũng chỉ trong
các khu công nghiệp và nghiên cứu này chủ yếu là nghiên cứu tiếp cận từ khía
cạnh xã hội để phân tích. Có một đề tài tiếp cận vấn đề từ khía cạnh kinh tế,
tuy nhiên lại ở diện rộng, vùng trọng điểm phía nam, với nghiên cứu này tác giả
có thể tìm hiểu bổ sung cho nghiên cứu của mình về hoạt động liên kết vùng tại
sức mạnh nội sinh. Đặc biệt hầu hết các nghiên cứu trên không có đề tài nào sử
dụng phương pháp tiếp cận các vấn đề bằng phương pháp nghiên cứu đònh lượng
như luận án của tác giả.
-

Các công trình nghiên cứu khác như: “Nâng cao chất lượng tăng

trưởng của ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương” của Phan Văn Các (2005);
“Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh
Bình Dương” của Ông Trần Văn Liễu năm 2007; “ Phát triển nguồn nhân lực
qua hệ thống truyền hình. Kinh nghiệm bước đầu của tỉnh Bình Dương” của ông
Trương Văn Sang năm 2006; “Cổ phần doanh nghiệp nhà nước trên đòa bàn tỉnh

Bình Dương: của Ông Mai Văn Nghóa năm 2005; “Quan hệ lao động trong khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương”
của ông Phạm Việt Hùng, năm 2007; “Phát triển làng nghề truyền thống trong
quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương đến năm 2010” của ông
Võ Văn Cư năm 2006.
Những nghiên cứu trên đã đề cập thực trạng một số khía cạnh kinh tế của
tỉnh Bình Dương trong tiến trình hội nhập : vấn đề khu công nghiệp; vấn đề lao
động và đời sống công nhân; vấn đề tư nhân hóa trên đòa bàn tỉnh … Tuy nhiên
cũng chỉ dừng lại ở trình độ thạc só, nhận diện vấn đề nên tính phân tích chuyên
sâu, mổ xẻ lý thuyết và thực trạng để nảy sinh ra một lý luận mới là chưa có.
Tóm lại không có nghiên cứu nào trùng lắp với nghiên cứu trong luận án của
tác giả.
7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.

 




(1)

Góp phần phát triển lý luận tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng
trưởng kinh tế nói chung, đến tăng trưởng kinh tế cụ thể tại một đòa
phương nói riêng. Xây dựng được mô hình chuẩn phù hợp đánh giá các
yếu tố chòu tác động của hội nhập trong hoạt động thực tế tại tỉnh Bình
Dương.

(2) Khả năng ứng dụng vào thực tiễn: Mô hình xác đònh mối tương quan giữa
các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong quá trình hội nhập tại
Bình Dương. Có thể áp dụng đánh giá tác động hội nhập kinh tế quốc tế

đến tăng trưởng kinh tế ở các đòa phương khác, nhất là vùng kinh tế trọng
điểm phía nam.
(3) Bài học kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế đòa phương đã thành công bước
đầu trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế của 2 tỉnh ở Trung Quốc là
Chiết Giang và Quảng Tây. Đây là những đòa phương có nhiều nét tương
đồng về điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương.
(4) Đo lường bằng phân tích đònh lượng để khẳng đònh trong giai đoạn hiện
nay của tỉnh Bình Dương, yếu tố đất đai tài nguyên không tác động làm
tăng trưởng kinh tế, chính là yếu tố xuất khẩu sẽ đảm nhiệm trọng trách
quan trọng này.
(5) Năng lực cạnh tranh của đòa phương được phân tích, đánh giá độc lập
xuất phát từ góc độ ảnh hưởng của nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế lên
các khía cạnh của cạnh tranh, những kết quả phân tích này có thể tìm
thấy trong luận án của tác giả.
(6) Phân tích, đánh giá để khẳng đònh vai trò nông nghiệp trong tăng trưởng
kinh tế, yếu tố giúp cân bằng kinh tế đòa phương trong khi hội nhập kinh
tế quốc tế. Luận án xây dựng một hướng đi cho nông nghiệp, xác đònh
vai trò quan trọng của nông nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu cho
chế biến hàng xuất khẩu, tạo nên thương hiệu nông sản đòa phương.
8. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Luận án được xây dựng trên nền tảng 3 chương chính.
Chương một Cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động hội
nhập đến tăng trưởng kinh tế của một đòa phương.
 


10 

Nêu những lý luận cơ bản về hội nhập, cụ thể là hội nhập của một đòa
phương, đồng thời nêu lý thuyết các mô hình tăng trưởng từ đây tìm ra điểm cơ

bản để xây dựng một mô hình mới phù hợp với hoàn cảnh của đòa phương.
Chương 2 – Đánh giá tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng trưởng kinh
tế tỉnh Bình Dương.
Chương này sẽ tập trung phân tích các yếu tố đầu vào đầu ra, đánh giá độc
lập năng lực cạnh tranh của đòa phương, đồng thời phân tích hoạt động khu công
nghiệp của đòa phương nơi đang được xem là dấu son của nền kinh tế tỉnh. Trình
bày sâu những bài học kinh nghiệm hoạt động của những tỉnh trong và ngoài
nước có môi trường, hoàn cảnh gần giống tỉnh Bình Dương.
Chương 3. Đònh hướng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bình
Dương đến năm 2020.
Từ những phân tích điểm mạnh, điểm hạn chế, những thách thức của đòa
phương, cùng với sự kết hợp bài học kinh nghiệp của các tỉnh khác trong và
ngoài nước chương 3 sẽ đề xuất những giải pháp chiến lược để kinh tế tỉnh Bình
Dương hội nhập nền kinh tế quốc tế bền vững.

 


11 

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.1.

TÍNH TẤT YẾU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.


1.1.1 Những khái niệm về toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế.
a.

Thuật ngữ Toàn cầu hoá phản ánh một mức độ ảnh hưởng lẫn

nhau toàn diện hơn so với quá khứ về thuật ngữ “quốc tế”. Nó ngụ ý tầm quan
trọng các đường biên giới quốc gia ngày càng giảm và sự tăng cường những đặc
tính lan toả ra ngoài biên giới bắt nguồn từ một nước hoặc một khu vực nhất
đònh” (Berresford 1997 - Chủ tòch quỹ Ford) [13,22]
Ở đại bộ phận các nước đang phát triển, từ những năm 1980 mới nói đến
hội nhập và toàn cầu hoá và được phổ biến rộng từ năm 2000. Toàn cầu hoá là
một tiến trình đi từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, hợp tác, liên kết với các công
ty, với đòa phương hay với quốc gia trên phạm vi toàn cầu theo một quy chế
chung nhằm mang lại lợi ích cho các bên. Toàn cầu hoá thực chất là toàn cầu
hoá về sản xuất, thò trường và các mặt khác như văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ
thuật nhưng trong đó toàn cầu hoá kinh tế là chủ yếu. Toàn cầu hoá kinh tế lấy
thò trường làm cơ sở phát triển. Toàn cầu hoá kinh tế là sự phát triển kinh tế tất
yếu của thời đại, xu thế phát triển của kinh tế loài người. Tuy nhiên, tùy vào
mức độ tiếp cận, bản chất, tính chất và nguồn gốc của vấn đề mà toàn cầu hóa
có những lý thuyết khác nhau.
Ông Roland Robertson là người được coi là đi đầu trong quan niệm về
toàn cầu hóa “Ông gọi nó là quá trình hội tụ thế giới trên phạm vi rộng, phân
biệt với quá trình trên phạm vi nhỏ hơn diễn ra trong quốc gia hay đòa phương”
 


12 

Hàm ý của ông là lòch sử toàn thế giới đi theo một tiến trình hợp nhất, thông

qua việc hình thành nên những thực thể xã hội lớn dần – mà lớn nhất là thực thể
toàn cầu. [48,38]
Toàn cầu hóa kinh tế bao hàm sự lưu chuyển ngày càng tự do hơn và
nhiều hơn về hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động vượt ra ngoài biên giới
quốc gia. Đó chính là phương thức giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình
phát triển của sức sản xuất, một quá trình làm cân đối cung cầu đối với những
yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất, nhằm tối ưu hóa việc phân bố và sử
dụng những yếu tố này trên phạm vi toàn cầu. Các nhà kinh tế thuộc tổ chức
thương mại và phát triển thuộc Liên hợp quốc (UNCTAD) cho rằng: “Toàn cầu
hóa kinh tế liên hệ tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hóa và
nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với hình thành các cấu trúc
tổ chức trên phạm vi toàn cầu, nhằm quản lý các hoạt động và giao dòch kinh tế
quốc tế không ngừng gia tăng đó”.[13,21] Các chuyên gia tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) cho rằng toàn cầu hóa kinh tế là sự vận động tự do
của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu các nguồn lực trên phạm vi toàn
cầu. Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì toàn cầu hóa kinh tế là
sự gia tăng không ngừng các luồng mậu dòch, vốn, kỹ thuật với quy mô và hình
thức phong phú, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế
giới.[80,415]
b. Hội nhập kinh tế quốc tế theo quan niệm đơn giản và phổ biến trên thế
giới đó là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này thì hội
nhập nhập kinh tế quốc tế đã có từ xa xưa, cách đây 2000 năm khi đế quốc La
Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông
hàng hóa, trong toàn bộ lãnh đòa chiếm đóng rộng lớn họ đã áp đặt đồng tiền
của họ ở những nơi đó. Gần hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện
khi mà các quốc gia tư bản chủ nghóa như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh,
Pháp triển khai sức mạnh kinh tế của mình vượt tầm quốc gia, vươn tới nhiều
nước trên thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế, hiểu một cách chặt chẽ hơn, đó là việc gắn kết
mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau (Be1la Balassa đề xuất thập

niên 1960, được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách). Đó là
q trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc, một là, gắn nền kinh tế và thị

 


13 

trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thơng qua nỗ lực thực hiện
mở cửa, thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân. Hai là, gia nhập và góp phần
xây dựng các thể chế kinh tế khu vực, tồn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể là song phương, tức là giữa hai nền kinh tế,
hoặc khu vực; hoặc đa phương, tức là quy mơ tồn thế giới giống như những gì mà
Tổ chức thương mại thế giới đang hướng tới.
Một số chun gia theo quan điểm thuần túy kinh tế thì lại cho rằng Hội
nhập kinh tế quốc là quá trình loại bỏ dần các rào cản thương mại quốc tế,
thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.
Theo quan điểm của người viết về hội nhập kinh tế quốc tế là ở tầm quốc
gia, Hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia của một nước vào quá trình khu vực
hóa và toàn cầu hóa về kinh tế. Sự tham gia vừa mang tính tự nguyện vừa mang
tính bắt buộc nhằm đưa nền kinh tế đất nước tương thích và thích ứng với kinh tế
khu vực, kinh tế toàn cầu. Sự tương thích thể hiện hệ thống pháp lý phải đầy đủ,
trên cơ sở các chuẩn mực chung quốc tế. Phải giảm và tiến đến xóa bỏ rào cản
thuế quan, phi thuế quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa, dòch vụ,
hiệu quả nguồn lực lao động; vốn đầu tư v.v… được dễ dàng lưu thông trong
nước cũng như giữa các quốc gia. Sự thích ứng thể hiện, hội nhập kinh tế quốc
tế của một quốc gia diễn ra trong một quá trình gồm từ đàm phán song phương,
đa phương đến việc triển khai các cam kết. Từ chỗ ban đầu chỉ tham gia một
phần các cam kết đến tham gia đầy đủ; từ chỗ chỉ mở cửa một phần, tiến đến
mở cửa mạnh, không biên giới (như EU); từ chỗ chỉ tham gia các liên kết kinh tế

bậc thấp như tham gia vào khu vực mậu dòch tự do (FTA) tiến tới xây dựng liên
kết kinh tế bậc cao mmang tính tổ chức chặt chẽ hơn: xây dựng công đồng kinh
tế ASEAN đang chuẩn bò tiến hành.
Tính tự nguyện tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết
là làm đơn tự nguyện gia nhập vào các tổ chức (liên kết) đa phương như WTO;
AFTA, APEC … chủ động soạn thảo các hiệp đònh thương mại song phương;
chủ động xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp lý phù hợp với các chuẩn mực
khu vực và quốc tế. Chủ động đưa ra các biện pháp giảm rào cản thương mại;
chủ động tham gia vào các vòng đàm phán song phương và đa phương để đấu
tranh bảo vệ quyền lợi thương mại của quốc gia mình. Chủ động khởi kiện khi
quyền lợi quốc gia bò xâm hại.
 


14 

Hội nhập kinh tế quốc tế mang tính bắt buộc thể hiện, bắt buộc phải thừa
nhận và thực thi các Hiệp đònh của tổ chức mà mình là thành viên. Việc thực thi
có sự giám sát độc lập của quốc tế.
Kết quả lớn nhất của việc hội nhập kinh tế của một quốc gia thường được
biểu hiện qua:
Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa – dòch vụ của các

¾

doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
¾

Đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.


¾

Nhà nước kiểm soát được dòng vốn đầu tư nước ngoài.

¾

Chính sách tự do hóa thương mại phục vụ trước hết cho lợi ích phát triển
quốc gia.

¾

Nhà nước kiểm soát di cư lao động.

¾

Thiết chế quản lý nền kinh tế dựa vào những thế mạnh của bản sắc dân
tộc.

c.

Các mức độ hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Theo nhà kinh tế học người Anh Béla Balassa đã đưa ra 5 mô hình từ

thấp đến cao.[80,194-200],
Khu vực mậu dòch tự do: là giai đoạn thấp nhất của tiến trình hội nhập
kinh tế. Ở giai đoạn này, các nền kinh tế thành viên tiến hành giảm và loại bỏ
dần các hàng rào thuế quan, các hạn chế đònh lượng và các biện pháp phi thuế
quan trong thương mại nội khối. Tuy nhiên, họ vẫn độc lập thực hiện chính sách
thuế quan đối với các nước ngoài khối. Ví dụ: Khu vực mậu dòch tự do Bắc Mỹ
(NAFTA), Khu vực mậu dòch tự do ASEAN (AFTA).

Liên minh thuế quan: là giai đoạn tiếp theo trong quá trình hội nhập.
Tham gia vào liên minh thuế quan, các thành viên ngoài việc hoàn tất việc loại
bỏ thuế quan và các hạn chế về số lượng thương mại nội khối, phải cùng nhau
thực hiện một chính sách thuế quan chung đối với các nước ngoài khối. Ví dụ:
nhóm ANDEAN (Hiệp ước về mậu dòch tự do giữa các nước Bôlivia, Ecuado,
Peru và Vênêxuêla) và Liên minh thuế quan giữa Cộng đồng kinh tế Châu Âu,
Phần Lan, Áo, Thụy Điển trước đây.
Thò trường chung: là mô hình liên minh thuế quan cộng thêm việc bãi bỏ
hạn chế với việc lưu chuyển của các yếu tố sản xuất khác. Như vậy, trong một
 


15 

thò trường chung, không những hàng hóa, dòch vụ mà hầu hết các nguồn lực
khác (vốn, kỹ thuật, công nghệ, nhân công …) đều được tự do lưu chuyển giữa
các thành viên. Ví dụ: Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EC) trước đây.
Liên minh kinh tế: Là mô hình hội nhập ở giai đoạn cao dựa trên cơ sở
mô hình thò trường chung cộng thêm với việc phối hợp các chính sách kinh tế
giữa các thành viên. Chẳng hạn như Liên minh Châu Âu (EU)
Liên minh toàn diện: là giai đoạn cuối cùng của quá trình hội nhập. Các
thành viên thống nhất về chính trò và các lónh vực kinh tế, bao gồm cả lónh vực
tài chính tiền tệ, thuế và các chính sách xã hội. Như vậy, ở giai đoạn này,
quyền lực quốc gia ở các lónh vực trên được chuyển giao cho một cơ cấu cộng
đồng. Đây thực chất là giai đoạn xây dựng một kiểu Nhà nước liên bang hoặc
các “cộng đồng an ninh đa nguyên”. Ví dụ: quá trình thành lập Hoa Kỳ từ các
thuộc đòa cũ của Anh; và thống nhất nước Đức từ các tiểu vương quốc trong
Liên minh thuế quan Đức – Phổ trước đây; Liên Bang Xô viết trước đây.
Hội nhập kinh tế quốc tế xét ở cấp độ đòa phương (tỉnh, thành phố) được
hiểu là sự chủ động của chính quyền đòa phương tổ chức thực thi các chương

trình hội nhập mà chính phủ đã cam kết. Chủ động tạo môi trường kinh tế để
đón bắt luồng vốn đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng môi trường kinh doanh
thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp trên đòa bàn của mình nâng cao năng lực cạnh
tranh hội nhập vào nền kinh tế thò trường.
Để tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế (hay nói cách khác hội nhập
kinh tế quốc tế sẽ tác động đến thể chế chính sách, hoạt động kinh tế đòa
phương theo hướng đổi mới để phù hợp, tương thích, tương ứng) chính quyền đòa
phương thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Chủ động nghiên cứu các chương trình hội nhập kinh tế quốc tế

của quốc gia và các cam kết song phương, đa phương mà chính phủ đã ký với
các nước, các tổ chức để xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều
kiện kinh tế đòa phương. Ví dụ các tỉnh công nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn đến
lộ trình mở cửa giảm thuế nhập khẩu đối với hàng công nghiệp; các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long sẽ quan tâm nhiều hơn đến lộ trình mở cửa thò trường nông
sản của Việt Nam … Trên những cơ sở này, đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và hạn chế, loại trừ khó khăn, thách thức.

 


16 

-

Chủ động xây dựng cơ chế và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:

đường xá, cầu cảng, sân bay, điện, nước v.v… phục vụ cho phát triển kinh tế đòa

phương.
-

Thực hiện cải cách hành chính giúp các doanh nghiệp giảm chi phí

thời gian và tiền bạc; tăng cường hợp tác liên kết vùng để nâng cao năng lực
cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-

Đòa phương phải là nơi kiểm soát và ngăn chặn hiện tượng ô

nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo tiến đến phát triển bền
vững.
-

Quán triệt tư tưởng, Nghò quyết của TW Đảng về việc giảm bớt tối

đa tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phân hóa giàu nghèo, giảm bớt
việc mở rộng khoảng cách giàu nghèo tại đòa phương.
-

Chủ động lập kết hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu xã hội, doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây
là nhiệm vụ rất quan trọng mà từng đòa phương phải đảm trách giải quyết những
khó khăn khan hiếm nguồn lực chất lượng trước mắt, đồng thời phải chuẩn bò
mang tính đón đầu cho tương lai.
1.1.2 Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nền
kinh tế (đặc biệt là các nước đang có nền kinh tế
chuyển đổi).

Bản chất đất nước được coi là nền kinh tế chuyển đổi trong khn khổ của
luận án này, tác giả muốn nhấn mạnh đến một vấn đề cốt lõi lợi ích kinh tế được
chuyển hình thức sở hữu, chuyển đổi quyền sở hữu nhà nước sẽ thể hiện ở việc
phân phối lợi ích giữa hai chủ thể Nhà nước và chủ sở hữu
Lợi ích kinh tế của chủ sở hữu được cụ thể hóa trong nền kinh tế chuyển
đổi này thể hiện ở tồn bộ của cải mà Nhà nước giao cho chủ sở hữu (gồm tài
s/./’ản, tiền vốn, vật tư phải được bảo tồn về mặt giá trị. Giá trị tài sản, tiền vốn đó
khơng những được bảo tồn mà còn phải sinh lời, thể hiện trên cơ sở lợi ích xã hội
v ới chi phí xã hội, đảm bảo khơng thấp hơn hệ số hệ quả của nền kinh tế. Nhà
nước được lợi từ sự đóng góp của chủ thể về nghĩa vụ đối với ngân sách, đối với
xã hội.

 


17 

Vấn đề đặt ra là cần đánh giá tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt
động tăng trưởng kinh tế của nhà nước và chủ sở hữu lĩnh vực sản xuất kinh doanh
của mình ra sao
1.1.2.1

Những tác động tích cực

Đối với khu vực kinh tế Nhà nước, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế sẽ
làm môi trường kinh doanh độc lập, tự chủ hơn, đa số chuyển sang hoạt động
theo cơ chế thò trường, lúc này chính trò trở thành vấn đề thứ yếu. Kinh tế tăng
do những điều kiện của luật chơi trong nền kinh tế thò trường áp đặt, điều này
có thể phát huy tác dụng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ; tăng tổng thu nhập
quốc dân và tăng thu nhập bình quân trong dân chúng thông qua thương mại,

đầu tư nước ngoài, tư nhân hóa; sử dụng hữu hiệu hơn các tài nguyên, vật lực
của đất nước trước sức ép cạnh tranh toàn cầu; Chính trò trở nên thụ động và
yếu thế là do các điều kiện luật chơi áp đặt đã thu hẹp khả năng lựa chọn, hạn
chế và kiểm soát về chính trò, hoạch đònh chính sách kinh tế của chính quyền.
Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến khu vực kinh tế có quyền sở hữu
xác đònh sẽ làm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đưa sự
tăng trưởng cao cho nền kinh tế thế giới (Nếu nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới
chỉ tăng 2,7 lần thì nửa sau của TK XX con số này là 5,4 lần). Theo đó, cơ cấu
kinh tế thế giới có bước chuyển dòch mạnh về chất; tỷ trọng các ngành công
nghiệp chế tạo và dòch vụ dựa trên công nghệ cao và tri thức cao tăng mạnh.
Đây là cơ hội và tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa xã
hội. Các nước đang phát triển (được đề cập ở đây theo hình thức là nước có nền
kinh tế chuyển đổi – như Việt Nam), tuy không có ưu thế về công nghệ, vốn,
nguồn lực con người, kinh nghiệm quản lý và điều hành nền kinh tế v.v… như
các nước phát triển, nhưng nhờ toàn cầu hóa, họ có điều kiện để tiếp nhận các
nguồn lực phát triển nên bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến các ý nghóa sau:
Kích thích kinh tế tăng trưởng, chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế

™

hoạch tập trung sang nền kinh tế thò trường.
Quy mô thò trường được mở rộng; tác động quan trọng đến tăng trưởng

™

kinh tế. Đây cũng chính là vấn đề hàng đầu để xác đònh mục tiêu sản
xuất kinh doanh trong nền kinh tế thò trường.
 



18 

Một thò trường lớn hơn cho phép tiếp cận tới nhiều ý tưởng hơn, đưa đến

™

đầu tư vào các khoản chi phí cố đònh có quy mô lớn và tạo điều kiện cho
sự phân công lao động tốt, hợp lý.
Khu vực kinh tế nhà nước có môi trường kinh doanh độc lập tự chủ hơn,

™

đa số sẽ chuyển sang hoạt động theo cơ chế thò trường như khu vực kinh
tế khác.
Một thò trường lớn cũng mở rộng khả năng lựa chọn, nhất là đối với các

™

doanh nghiệp có thể lựa chọn được những nguồn nhập khẩu thiết bò chất
lượng tốt, giá rẻ hoặc biết được nhu cầu thực tế của các thò trường để
trên cơ sở đó lựa chọn phương thức thâm nhập thò trường đó.
Thò trường rộng lớn hơn là tăng cạnh tranh và theo đó khuyến khích sự

™

đổi mới.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động đến việc truyền bá và chuyển giao
trên quy mô lớn những thành quả nghiên cứu mới mẻ, những đột phá sáng tạo
về khoa học công nghệ, về tổ chức quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kinh

nghiệm quốc tế đến với mọi quốc gia, dân tộc, đòa phương, đến từng gia đình,
từng con người. Quan trọng hơn đó là tạo tiền đề, điều kiện cho các quốc gia đi
sau thực hiện các bước phát triển rút ngắn. Nghóa là, những thành quả phát triển
của nhân loại: về phát triển kinh tế xã hội, công nghệ mới, các luồng vốn di
chuyển xuyên quốc gia …, thông qua các cơ chế song phương và đa phương đã
mang đặc tính kế thừa và bổ sung. Các nền kinh tế đi sau có điều kiện tiếp nhận
chúng một cách sáng tạo để hình thành năng lực phát triển phù hợp với chính
bản thân mình. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác dụng rà soát lại những nguồn
lực và khả năng phát triển của mỗi nước, bổ sung và phân bổ lại những nguồn
lực được coi là thành quả của nhân loại cho mọi nước cùng phát triển. Quan
niệm mới của Nhật Bản cận đại “sự phát triển của văn minh thế giới 1/10 dựa
trên sự sáng tạo, còn 9/10 nhờ vào sự chuyển giao” [52,31]
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại lợi ích nhiều mặt cho tầng lớp dân cư:
mọi người có thể tận hưởng các sản phẩm và dòch vụ mới, rẻ từ khắp nơi trên
thế giới; những người làm việc trong các công sở, cơ quan kinh tế … nắm giữ
thông tin kinh tế, trải qua giáo dục chuyên sâu, được hưởng lương cao, đặc biệt
những người lao động ở các nước nghèo sẽ có cơ hội tiếp cận với thò trường lao
động quốc tế.
 


19 

1.1.2.2

Mặt trái của Hội nhập kinh tế quốc tế

Khi các nước tham gia vào nền kinh tế quốc tế có nghóa là toàn xã hội sẽ
phải chòu những áp lực thường xuyên, giảm thiểu cơ cấu kinh tế và phải tăng
hiệu quả hoạt động. Hợp tác được coi là xu thế chính, trong không gian toàn cầu

hóa kinh tế, sự hiện diện đồng thời của mọi đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho mức
độ cạnh tranh trở nên quyết liệt. Trong cuộc chiến đó việc đào thải lẫn nhau
giữa các quốc gia khác nhau, giữa các doanh nghiệp, ngành nghề sẽ đạt đến
đỉnh điểm gay gắt và khốc liệt. Đối với kẻ thất bại thì hội nhập kinh tế quốc tế
có nghóa là mất mát, là tổn thương, là hủy diệt.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào
sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Tư nhân hóa đa
phần sẽ làm phá vỡ điều tiết xã hội (lao động, việc làm) theo lợi ích chung, cân
bằng tương đối toàn xã hội. Cơ hội cho các nước tham gia hội nhập kinh tế quốc
tế là như nhau, song do một mặt, kinh tế quốc tế được khởi xướng và dẫn dắt
bởi các nước phát triển nhất nên hầu như các nước phát triển, nhất là Mỹ, EU,
Nhật, Trung Quốc … là những nước được hưởng lợi nhiều nhất và mặt khác,
cùng một điều kiện như nhau, nhưng do hiệu ứng của quy luật phát triển không
đồng đều, những nước kém phát triển, những tầng lớp “dễ bò tổn thương” trong
mỗi nước luôn là kẻ bất lợi trong khi hội nhập kinh tế quốc tế. [19,232]
Bên cạnh những lợi ích có thể có từ thò trường tài chính thế giới, thì chính
phủ sẽ giảm khả năng kiểm soát, phân phối, buộc phải mở cửa với bên ngoài;
chính phủ chỉ còn cách lựa chọn tiết sự điều tiết, chi phối chính sách, đối sách,
chiến lược của tập đoàn kinh tế lớn này hay của tập đoàn kinh tế lớn khác mà
thôi. Sự khác biệt ít ỏi còn lại là chút ít về hình thức truyền thống, văn hóa dân
tộc. Gia nhập vào nền kinh tế quốc tế sẽ khiến đất nước lệ thuộc rất nhiều vào
những điều kiện áp đặt chung của nền kinh tế thò trường đó, lệ thuộc rất lớn vào
các tập đoàn tài chính quốc tế, nơi có thể làm cho lãi suất ngân hàng, thò trường
chứng khoán của đất nước đảo lộn không kềm chế nổi. [19,319]
Hội nhập kinh tế quốc tế buộc chúng ta phải hiểu biết và cọ xát với tính
cách của các thế lực khác nhau cùng tham gia vào cuộc chơi. Hiểu rõ và chấp
nhận những điều đang xảy ra xung quanh: chúng ta đang sống trong một thế giới
mà số phận của mọi người đều có liên hệ nhau; nơi đó đồng vốn được lưu hành
rộng rãi và nơi đó sự can thiệp của chính phủ về thuế cũng bò bó buộc không thể
 



20 

tách rời khỏi cộng đồng toàn cầu. Vấn đề nguồn nhân lực sẽ rất khan hiếm, trở
thành thò trường toàn cầu; đi kèm theo đó chính sách của chính phủ cũng không
thể quyết đònh riêng rẽ. Thực tế là toàn cầu hóa kinh tế sẽ làm giảm khả năng
tự quyết của chính phủ.
Nền kinh tế toàn cầu chính là nơi sinh ra và nuôi lớn công nghệ thông tin
(gọi tắt là IT), trong khuôn khổ luận án này chúng ta sẽ làm quen với ngôn từ
chung có ý nghóa toàn cầu đó là “bầy thú Điện tử”. Bầy thú Điện tử là những
tay môi giới buôn bán chứng khoán, cổ phiếu và các loại tiền ở khắp nơi trên
thế giới, họ có mặt ở những nơi có mạng toàn cầu, Internet. Họ là các công ty
xuyên quốc gia, hệ thống công ty, nhà máy, doanh nghiệp, công ty tài chính,
công ty bảo hiểm, quỹ hỗ trợ học bổng … chân rết của họ phân tán khắp thế
giới để khai thác tiềm năng tài nguyên, nguồn lực giá rẻ. Bầy thú Điện tử giờ
đây đang lớn rất nhanh, tận dụng trào lưu dân chủ, tự do để thả nổi thò trường tài
chính, công nghệ thông tin. Chúng đang khao khát dần thay thế chức năng của
chính phủ các quốc gia trong việc cấp vốn đầu tư. Thực tế, hiện nay chúng ta
đang muốn thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, mong muốn đẩy nhanh, mạnh xúc
tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hợp tác kinh doanh, điều này đồng nghóa với
việc chúng ta đang từng bước gắn chặt cuộc sống, vận mệnh quốc gia, những
luật lệ áp đặt vào bầy thú điện tử. Chúng ta đang dần quá lệ thuộc vào khả
năng cấp vốn đầu tư, tài trợ tài chính của bầy thú Điện tử. Bầy thú điện tử đó
đang bỡn cợt chúng ta bằng “chiếc bánh rán” của họ, họ vui sướng khi chúng ta
tự mình, tự nguyện dấn thân cho họ vì mưu cầu lợi ích. Để thưởng cho sự tự
nguyện nộp mình, bầy thú điện tử tặng cho chúng ta những khoản vốn đầu tư,
những đầu tư không hoàn lại, khoản vay với mức lãi suất ưu đãi …, mức độ
nhiều hay ít là tuỳ họ. Một ngày nào đó quốc gia chúng ta không vâng lời,
không tuân thủ các luật lệ được đặt ra thì bầy thú điện tử sẽ nhẹ nhàng không

giận dữ, không chiến tranh chỉ đơn giản là rút tiền đầu tư ra khỏi quốc gia chúng
ta. Đó là mặt trái của toàn cầu hóa kinh tế.[19,288-291]
Thực chất nền kinh tế của quốc gia khi đã lệ thuộc vào nền kinh tế thò
trường, bò chi phối bởi các quốc gia lớn, bởi các tập đoàn kinh tế thì ngày càng
gặp nhiều khó khăn trong việc điều tiết nền kinh tế quốc gia. Thách thức đối
với lãnh đạo của các quốc gia này chính là cầm cương để hướng nền kinh tế
quốc gia mình theo hướng phát triển bền vững, ổn đònh. Một thách thức thật sự
đối với các quốc gia, như Việt Nam vốn là quốc gia có tính công bằng cao,
 


21 

khoảng cách giàu nghèo không thật sự gay gắt, thì nay phải đối đầu với việc
phân hóa xã hội, hố sâu ngăn cách giàu nghèo bắt đầu hình thành và ngày càng
sâu xa hơn, nhanh hơn bao giờ hết.
1.1.3 Bản chất và tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế
của một đòa phương.
1.1.3.1

Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế.

Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế ở quốc gia hay địa phương đều là
bản chất, thể hiện như sau.
Một. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế lớn của thời đại, là kết quả phức
hợp của nhiều yếu tố, những yếu tố đó phần lớn là do con người tạo ra. Trong
đó nổi lên ba yếu tố chính là cách mạng khoa học và công nghệ; nền kinh tế thò
trường hiện đại; chính sách tài khóa bò các đại cường quốc chi phối đến từng
quốc gia trong đó đòa phương được coi là điểm chòu ảnh hưởng cụ thể nhất.
Hai. Hội nhập kinh tế quốc tế bản chất là đẩy mạnh tự do hóa kinh tế và

mở rộng trên phạm vi toàn cầu, lan tỏa từ thương mại đến nhiều lónh vực khác.
Ba. Hội nhập kinh tế quốc tế về bản chất là không đối xứng [48,21], cụ
thể.
-

Phân phối thành quả bất công, người giàu, nước giàu được lợi; người
nghèo, nước nghèo bò thua thiệt nhiều.

-

Hội nhập kinh tế quốc tế không đi song hành với sự quan tâm đúng mức
về quan hệ xã hội và con người.

-

Hội nhập kinh tế quốc tế về bản chất chỉ coi trọng vấn đề thò trường, các
yếu tố như nhà nước và xã hội bò xem nhẹ, đưa đến mất tính công bằng
xã hội, khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng bò đào sâu. Như vậy 3 trụ
cột của xã hội hiện đại là: thò trường – nhà nước – xã hội đã không đối
xứng.
Tóm lại, bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là một trận đấu, ai thông

minh, sáng suốt thì được nhiều, ai thiếu hiểu biết, dại khờ, sơ hở thì mất nhiều
hơn được, tuy nhiên, không thể mất hết. [48,22]
1.1.3.2
 

Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế



22 

Cơ sở lý luận
Hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là chủ trương chung của cả quốc gia,
trong đó bao gồm những tế bào của quốc gia là những đòa phương, là nơi trực
tiếp thực thi những chủ trương, đường lối chính sách vó mô của chính phủ. Chính
vì vậy, không thể nói quốc gia hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhưng đòa phương
không hội nhập; hoặc hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến tăng trưởng quốc
gia nhưng không ảnh hưởng đến kinh tế của đòa phương hay ngược lại. Nói một
cách ngắn gọn, những lý luận dưới đây đúng cho cả môi trường đòa phương, là
tế bào của quốc gia. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế thể
hiện ở các điểm sau:
a. Lực lượng sản xuất đòi hỏi đổi mới và phát triển.
Xã hội loài người luôn hướng đến cái mới, cái tốt đẹp; việc này cũng
đồng nghóa với xã hội luôn phát triển, đi cùng với xã hội phát triển là lực lượng
sản xuất và các quan hệ sản xuất. Từ khi loài người nguyên thủy tồn tại đến nay
điều này luôn được chứng minh, nó là tất yếu khách quan. Ngày nay con người,
đất nước không thể phát triển nếu không vượt qua được cái vòng lẩn quẩn, nếu
chỉ tự soi mình với nhau, bó hẹp phạm vi thò trường trong nước, đòa phương cục
bộ hoặc có chăng chỉ vài thò trường của nước láng giềng thân thiết. Muốn lực
lượng sản xuất có bước đổi mới hiện đại, chuyên nghiệp thì phải đưa vào môi
trường rộng lớn, với những cọ xát, cạnh tranh đó là môi trường kinh tế toàn cầu.
Tất yếu khách quan ở đây là, dù biết thực lực đất nước, đòa phương mình còn rất
yếu, kinh nghiệm quản lý kinh tế còn hạn chế, lực lượng sản xuất vẫn ở mức
thấp, song không phải thế mà chùng bước tiến lên, hoặc làm dừng “bánh xe”
cuộc sống. Giờ đây muốn thay đổi cục diện nền kinh tế đòa phương thì phải ra
“biển lớn” đó là thò trường kinh tế quốc tế. Ở đó buộc chúng ta muốn tồn tại thì
phải đấu tranh, phải biết hợp tác, biết liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh;
phải hoàn thiện để khẳêng đònh vò trí của mình trong sân chơi đó; nơi mà mọi thứ
đều có thể: “anh chàng nhà quê nghèo kiết xác” nếu có ý chí và bản lónh quyết

tâm, cùng với trí tuệ, năng lực sáng tạo thì vẫn có thể trở thành “đại gia” một
ngày nào đó.
Ngày nay trên thế giới mọi người không còn xa lạ với những phát minh
khoa học, những sáng tạo trong lónh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông
tin, công nghệ năng lượng, công nghệ hàng không vũ trụ. Những kiến thức của
 


23 

nhân loại không bó hẹp ở một quốc gia, một khu vực hay một đòa phương mà đã
được phát tán đến những nơi xa xôi nhất thông qua hệ thống mạng viễn thông.
Giờ đây, mọi người đang dần được tiếp cận với những dòch vụ, hàng hóa của
những quốc gia cách xa họ đến cả hơn nửa vòng trái đất nhờ tự do hóa thương
mại, mạng viễn thông. Dù ai muốn ngăn cản thì điều này cũng sẽ xảy ra vì đó
là tất yếu khách quan, không thể theo ý muốn chủ quan của cá nhân hay nhóm
người nào.
Cụ thể hơn, căn cứ vào lý thuyết về lợi ích tương đối thì các quốc gia với
nguồn lực khác nhau về tiền, lao động và tài nguyên thiên nhiên sẽ thu lợi ích
bằng việc chuyên môn hóa ở những khu vực và chi phí tương đối thấp và bằng
việc nhập khẩu vào nơi có chi phí sản xuất tương đối cao. Sự chênh lệch về
nguồn vốn giữa nước giàu và nước nghèo rất lớn nên lợi ích thu được sẽ không
giống nhau. Tuy nhiên buôn bán sẽ giúp các bên cùng có lợi, cùng hưởng lợi
ích. Món lợi mà các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển được thừa
hưởng là khoa học và công nghệ. Song những món lợi không chỉ dừng ở khoa
học công nghệ mà còn ở các lónh vực khác nhau như mô hình tổ chức, chính
sách quản lý … và cả việc lựa chọn kinh nghiệm phát triển của các quốc gia đi
trước.
b.


Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải có thò trường rộng lớn

vận hành theo cơ chế kinh tế thò trường.
Tăng trưởng kinh tế đòa phương mang tính đột phá trong số các yếu tố
làm nên điều này thì có 2 yếu tố quan trọng mang tính quyết đònh rất lớn đó là
đầu tư và thương mại. Môi trường sống, phát triển lý tưởng cho 2 yếu tố này
chính là kinh tế thò trường.
Theo công thức tăng trưởng kinh tế
Y = GDP = C + I + G + (X-M)
Với C là tiêu dùng cá nhân; I - là đầu tư; G - chi tiên chính phủ và X –
là xuất khẩu; M - nhập khẩu. [82,27]
Rõ ràng vai trò và tác động của xuất khẩu, đầu tư đối với tăng trưởng
kinh tế thể hiện: chúng là tăng cầu của nền kinh tế; thúc đẩy việc chuyển giao
và cải tiến khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và năng suất lao động.

 


24 

Chính xuất khẩu tốt sẽ tạo nhiều việc làm cho xã hội, giảm đói nghèo. Đẩy
nhanh việc chuyển dòch cơ cấu kinh tế.
Xuất khẩu chỉ có thể phát triển đột phá trong thò trường rộng lớn, cơ chế
hoạt động thông thoáng, bình đẳng, minh bạch. Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu thì
phải có nhiều hàng hóa được sản xuất ra, nâng cao khả năng cạnh tranh trong
sản xuất, kinh doanh. Đòi hỏi ngoài chất lượng thì hàng hóa phải đảm bảo tính
đa dạng, phong phú. Yếu tố cạnh tranh ở đây được thể hiện bằng năng lực, trình
độ lao động; đòi hỏi phải cải tiến về công nghệ, dây chuyền sản xuất nhằm
giảm giá thành, đảm bảo chất lượng. Đây chính là tiền đề để đầu tư phát huy
tiềm năng của mình. Vì muốn tăng nhiều lợi nhuận với giá thành cạnh tranh,

các công ty đa quốc gia sẽ đầu tư vào các quốc gia đang phát triển để tìm lợi
thế so sánh, phí nhân công rẻ hơn ở chính quốc. Khi các tập đoàn tài chính, công
ty đa quốc gia đầu tư thì họ sẽ kéo theo việc phổ biến những công nghệ hiện
đại, thông qua cạnh tranh buộc họ phải đầu tư những công nghệ mới, nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ để giữ thò phần hàng hóa của họ trên thò trường.
Từ những phản ứng dây chuyền căn bản trên cho thấy, môi trường lý
tưởng để phát triển kinh tế đột phá đó là nền kinh tế thò trường. Nền kinh tế thò
trường chính là con đẻ của kinh tế toàn cầu. Một logic tất yếu khách quan để
các quốc gia muốn phát triển kinh tế phải gia nhập vào nền kinh tế quốc tế.
1.2

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

1.2.1 Tác động đến đầu tư
Tác động tích cực.
Việc quốc gia gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến
việc tạo lập môi trường đầu tư tự do của đòa phương. Môi trường đầu tư bao gồm
nhiều yếu tố như trực tiếp, gián tiếp tác động đến hiệu quả dự án đầu tư. Việc
đánh giá tác động đến đầu tư thể hiện qua các hoạt động như thực trạng của cơ
sở hạ tầng; Thể chế hóa các Luật đònh, quy đònh về đầu tư, trong đó những quy
đònh có liên quan đến lợi ích tài chính; chế độ đất đai… nhằm tạo điều kiện
thuận lợi, môi trường thông thoáng, tạo lòng tin trong đầu tư và kinh doanh sẽ
thu hút nhiều nhà đầu tư đến với đòa phương.
 


×