Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 151 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






NGUYỄN THỊ THU HÀ


GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Khánh Hòa - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





NGUYỄN THỊ THU HÀ



GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành :
Mã số :
Quản trị kinh doanh
60 34 01 02



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ THANH VINH


Khánh Hòa - 2013


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà
























ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ hết sức tận
tình của TS Đỗ Thị Thanh Vinh giáo viên hƣớng dẫn, Cục Thống kê Nghệ An, Sở
Lao động – Thƣơng binh xã hội, các sở ban ngành, doanh nghiệp liên quan vấn đề xuất
khẩu lao động, cùng bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hƣớng dẫn và mọi

ngƣời đã giúp tôi trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành đƣợc bài viết này.
Do thời gian và khả năng trình độ có hạn nên khoá luận này còn nhiều hạn chế và
thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.


Nghệ An, ngày 06 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà



















iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
4. Tình hình nghiên cứu 2
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
6. Những đóng góp của luận văn 3
7. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 5
1.1. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động. 10
1.1.4. Vai trò và tác động của XKLĐ trong nền kinh tế thị trƣờng 11
1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả xuất khẩu lao động 15
1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ 19
1.2.1. Khái niệm 19
1.2.2. Phát triển xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế 20
1.2.3. Quản lý trong phát triển xuất khẩu lao động 21
1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu lao động 30
1.2.5. Một số mô hình có liên quan đến phát triển xuất khẩu lao động 31
1.3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC 34

1.3.1. Kinh nghiệm của Philipin 34
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 35


iv
1.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia 36
1.3.5. Bài học kinh nghiệm từ xuất khẩu lao động của Việt Nam 38
Chƣơng 2 40
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN 40
2.1. THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG NGHỆ AN 40
2.1.1. Cung lao động 40
2.1.2. Cầu lao động 45
2.1.3. Quan hệ cung - cầu lao động. 46
2.2. ĐƢỜNG LỐI, CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC
VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 47
2.3.1. Số lƣợng lao động xuất khẩu 49
Xét về cơ cấu, lực lƣợng lao động ở Nghệ An phần lớn là lao động trẻ thể hiện qua
bảng số liệu số lao động từ 15 đến 54 tuổi. 50
2.3.2. Thị trƣờng xuất khẩu lao động 53
2.3.3. Tình hình lao động xuất khẩu tại một số thị trƣờng trọng điểm 55
2.3.4. Hình thức xuất khẩu lao động. 61
2.3.5. Cơ cấu lao động xuất khẩu 62
2.3.6. Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động 65
2.3.7. Tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu 66
2.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 68
2.4.1. Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động 68
2.4.2. Hiệu quả xã hội của xuất khẩu lao động 73
2.5. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM CỦA PHÁT TRIỂN
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NGHỆ AN THỜI GIAN QUA 74
2.5.1. Những hạn chế của phát triển xuất khẩu lao động thời gian qua 74

2.5.2. Nguyên nhân của yếu kém và hạn chế trong thời gian qua 84
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 86
Chƣơng 3 87
ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 87
3.1. DỰ BÁO THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG NGHỆ AN 87
3.1.1. Thị trƣờng lao động Việt Nam trong thời gian tới 87


v
3.1.2. Thị trƣờng lao động Nghệ An trong thời gian tới 88
3.2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 90
3.2.1. Cơ hội 91
3.2.2. Thách thức 92
3.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG NGHỆ AN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 94
3.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động Nghệ An thời gian tới 95
3.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NGHỆ AN
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 101
3.4.1. Giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu lao động 101
3.4.2. Giải pháp về nguồn lao động xuất khẩu 103
3.4.3. Giải pháp quản lý và hỗ trợ của nhà nƣớc về xuất khẩu lao động 107
3.4.4. Giải pháp về quản lý ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài 109
3.4.5. Giải pháp về doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 110
3.4.6. Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động 111
3.4.7. Giải pháp về tài chính cho xuất khẩu lao động 112
3.4.8. Giải pháp về hình thức xuất khẩu lao động 117
3.4.9. Giải pháp về hậu xuất khẩu lao động 118
3.5. KIẾN NGHỊ 119

3.5.1. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An 120
3.5.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 120
3.5.3. Đối với ngƣời lao động 123
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 125
KẾT LUẬN 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
Phụ lục


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN
Doanh nghiệp
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
ILO
Tổ chức lao động Quốc tế
KT-XH
Kinh tế xã hội.

Lao động
LĐ-TB & XH
Sở Lao động – TB & XH
LĐXK
Lao động xuất khẩu
NCS
Nghiên cứu sinh

TNS
Tu nghiệp sinh
TP
SXKD
Thành phố
Sản xuất kinh doanh
UBND
Ủy ban hân dân
VN
Việt Nam
XKLĐ
Xuất khẩu lao động































vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Lực lượng lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn 41
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế ở tỉnh Nghệ An 44
Bảng 2.3. Số lao động từ độ tuổi 15 đến 54 của tỉnh Nghê An 50
Bảng 2.4: Số lượng lao động Nghệ An đi làm việc ở nước ngoài 51
Bảng 2.5: Cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu 63
Bảng 2.6. Kết quả xuất khẩu lao động trên địa bàn Tỉnh qua các năm 2006 - 2012 64
Bảng 2.7: Thu nhập bình quân hàng tháng của người LĐ tại một số thị trường 69
Bảng 2.8: Hiệu quả kinh tế của người lao động tại một số thị trường 69
Bảng 2.9: Nguồn thu nhập do Xuất khẩu lao động chuyển về tỉnh 71
qua các Ngân hàng thương mại 71
Bảng 2.10: Nguồn thu thuế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động 73
Bảng 3.11: Một số dự báo về lực lượng lao động Việt Nam 87
Bảng 3.12: Dự báo dân số đến năm 2020 89
Bảng 3.13: Dự báo số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam thời gian tới 96
Bảng 3.14:Tổng hợp ngành nghề của thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam 98





viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động 8
Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị phát triển xuất khẩu lao động tại doanh nghiệp 24
Sơ đồ 1.3: Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng xuất khẩu lao động 24
Sơ đồ 1.4: Mô hình quản lý lao động làm việc ở nƣớc ngoài 27
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế tỉnh Nghệ An 45
Biểu đồ 2.2. Lao động trong độ tuổi từ 15-54 tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An 50
Biểu đồ 2.3. Số lƣợng lao động của tỉnh Nghệ An đi làm việc ở một số thị trƣờng trọng
điểm 55
Biểu đồ 2.4: Hình thức xuất khẩu lao động 61
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo chuyên môn kỹ thuật 63










1
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nguồn lao động rất dồi dào với
46,7 triệu lao động, trong khi hàng năm bổ sung thêm hơn 1 triệu ngƣời đến tuổi lao
động. Tạo việc làm và sử dụng hiệu quả số lao động này đang là quan tâm của cả xã
hội.
Theo số liệu Cục Thống kê Nghệ An năm 2012, Nghệ An là tỉnh có quy mô dân
số lớn thứ 4 trong cả nƣớc với dân số trung bình là 2.951.985 ngƣời, trong đó có
1.826.275 lao động. Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lƣợng
lao động của tỉnh trên 4 vạn ngƣời. Xét về cơ cấu, lực lƣợng lao động phần lớn là trẻ,
độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 19%, từ 25 - 34 chiếm 22% và tỷ lệ lao động qua đào tạo
chiếm 36%. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung vào một số nghề nhƣ
sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử, còn một số nghề lại
quá ít lao động đã qua đào tạo nhƣ chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật
liệu xây dựng. Vì vậy, có thể nói trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lƣợng
lao động Nghệ An đang còn bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi đặt ra của thị trƣờng
lao động.
Để tạo việc làm, tỉnh Nghệ An đã có nhiều giải pháp tích cực, trong đó xuất khẩu
lao động là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, quá trình hợp tác quốc
tế về lao động
1
hay xuất khẩu lao động
2
đang còn nhiều nhƣợc điểm, thiếu sót nhƣ:
việc quản lý xuất khẩu lao động chƣa tốt; quyền lợi của ngƣời lao động của ta ở nƣớc
ngoài chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ cả về vật chất và tinh thần, chất lƣợng lao động
kém, trình độ ngoại ngữ thấp, ý thức kỷ luật lao động của ngƣời Tỉnh Nghệ An ở nƣớc
ngoài chƣa cao
Chính vì vậy, việc chỉnh đốn và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, mở rộng
thị trƣờng lao động, đặc biệt là ở những thị trƣờng có điều kiện lao động tốt, thu nhập

cao, là một trong những vấn đề có tính thời sự nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập, thúc đẩy sự hội nhập của Tỉnh Nghệ An vào nền kinh tế thế giới trong điều kiện
phân công lao động quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Giải pháp


1
cách gọi trƣớc đây
2
cách gọi hiện nay


2
đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An đến năm 2020" làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An,
phát hiện những mặt bất cập, còn tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp nhằm hƣớng tới
việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An hiện tại và tƣơng lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An từ năm 1996 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Tỉnh Nghệ An trong
thời gian đến năm 2020.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu sau đây :
- Phƣơng pháp thống kê, mô tả
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về XKLĐ. Rút ra những bài

học từ kinh nghiệm XKLĐ của một số nƣớc nhƣ Philipin, Thái Lan, Bănglađét.
Ngoài ra, để phản ảnh khách quan bức tranh toàn cảnh về tình hình xuất khẩu lao
động ở Tỉnh, tác giả cũng đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ :
- Phƣơng pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp dự báo nhân lực
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát
4. Tình hình nghiên cứu
Từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ,
luận văn tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động Xuất
khẩu lao động. Các công trình tiêu biểu sau đây đƣợc tác giả luận văn tiếp cận:
(1) Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Tiến Dũng, năm 2010, "Phát triển xuất khẩu
lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế". Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận
về XKLĐ, phân tích những tác động của XKLĐ đến phát triển kinh tế - xã hội của
nƣớc xuất khẩu cũng nhƣ nhập khẩu lao động, đồng thời phân tích các yếu tố tác động
đến phát triển XKLĐ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó phân


3
tích và đánh giá thực trạng XKLĐ của nƣớc ta trong thời gian vừa qua, hiệu quả kinh
tế-xã hội mà XKLĐ mang lại đồng thời chỉ ra tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của
chúng làm cơ sở cho việc định hƣớng sau này.
(2) Luận án phó tiến sĩ của NCS Trần Văn Hằng, năm 1996, “Các giải pháp
nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn
1995-2010”.
Đề tài tập trung vào việc làm rõ thực trạng công tác xuất khẩu lao động giai đoạn
1991-1995, nguyên nhân của những mặt còn hạn chế về cung lao động cho các thị
trƣờng xuất khẩu. Trên cơ sở định hƣớng cho vấn đề quản lý XKLĐ của nhà nƣớc Việt
Nam đến năm 2010, tác giả đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến công tác quản lý
của Nhà nƣớc và chính quyền đối với công tác xuất khẩu lao động ở địa phƣơng.
(3) Đề tài nghiên cứu của đồng tác giả Nguyễn Đức Hoàng và Đoàn Sơn Đức,

năm 2010, “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động Việt Nam”. Đề tài làm rõ
vấn đề xuất khẩu lao động và công tác mở rộng thị trƣờng và từ đó đƣa ra những giải
pháp khắc phục những hạn chế, nhƣợc điểm của lao động Việt Nam để lao động của
nƣớc ta ngày càng có vị thế vững chắc trên thị trƣờng lao động quốc tế.
Phần lớn các công trình trên chỉ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của chƣơng
trình hợp tác lao động quốc tế và XKLĐ, phân tích một số thị trƣờng lao động ở Việt
Nam, trên thế giới và trong khu vực. Chƣa có công trình nào phân tích một cách tƣơng
đối toàn diện công tác XKLĐ của tỉnh Nghệ An. Đề tài chƣa có sự trùng lắp về nội
dung nghiên cứu.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xuất khẩu lao động ở Nghệ An.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Hiện nay, còn có những cách hiểu khác nhau về nội
dung của phạm trù XKLĐ. Luận văn này chỉ sử dụng phạm trù "xuất khẩu lao động"
theo nghĩa hẹp, nghĩa là chỉ xét những ngƣời lao động Tỉnh Nghệ An đƣợc đƣa đi làm
việc tại các nƣớc và các vùng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Số liệu để phản ảnh đƣợc thu
thập cho giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012.
Điều tra khảo sát đƣợc thực hiện trong tháng 8 năm 2013.
6. Những đóng góp của luận văn
- Tìm hiểu tình hình XKLĐ của một số nƣớc từ đó rút ra những kinh nghiệm có
thể vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Nghệ An.


4
- Khái quát đƣợc những thành tựu, những thiếu sót chủ yếu và nguyên nhân trong
công tác XKLĐ ở tỉnh Nghệ An những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên,
các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trong lĩnh vực hợp tác lao động quốc tế
và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung luận án bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH
NGHỆ AN
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020.




















5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.1. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1.1. Khái niệm
Hơn 30% lực lƣợng lao động (khoảng trên 1 tỷ ngƣời) trên Thế giới thiếu việc
làm trong đó 150 triệu ngƣời không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản
thân. Theo ƣớc tính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động
trong độ tuổi từ 15- 24 không thể tìm đƣợc việc làm, hiện nay tình hình kinh tế Mỹ
đang có dấu hiệu suy giảm, kinh tế Nhật phục hồi còn mỏng manh, kinh tế Châu Phi
và Mỹ Latinh còn tụt hậu về sản xuất khó đảm bảo tạo ra việc làm cho 500 triệu việc
làm vào năm 2011. Điều đó cho thấy việc làm là một trong những vấn đề kinh tế xã
hội có tính chất toàn cầu, chứ không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào. Bởi an toàn
việc làm, cùng với an toàn về lƣơng thực và môi trƣờng là những yếu tố cơ bản nhất cho
sự phát triển bền vững.
Ở các nƣớc đang phát triển, do tỉ lệ tăng dân số còn cao giải quyết việc làm cho
ngƣời đến tuổi lao động là một gánh nặng cho các quốc gia. Do đó cùng với các biện
pháp khác, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc. Để có thể đi sâu
nghiên cứu lĩnh vực hoạt động vừa mang tính chất kinh tế, vừa mạng tính chất xã hội
này đứng trên quan điểm quản trị chúng ta cần chú trọng một số khái niệm có liên
quan trong lĩnh vực lao động, việc làm sau:
1.1.1.1. Nguồn lao động
Là nguồn lực về con ngƣời bao gồm số lƣợng dân cƣ trong độ tuổi lao động và có
khả năng lao động. Nguồn lao động đƣợc nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh
khác: Trƣớc hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét về khía
cạnh kinh tế - xã hội, nó là khả năng lao động của xã hội [59].
Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con ngƣời cụ
thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần
đƣợc huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những ngƣời từ độ
tuổi lao động trở lên (ở nƣớc ta là tròn 15 tuổi) [59].
1.1.1.2. Lao động
Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con ngƣời nhằm thay đổi các vật thể tự
nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự vận dụng sức lao động trong quá



6
trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tƣ liệu sản xuất.
1.1.1.3. Sức lao động
Là tổng hợp thể lực và trí lực của con ngƣời trong quá trình tạo ra của cải xã hội,
phản ánh khả năng lao động của con ngƣời, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá
trình lao động xã hội [59].
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng sức lao động cũng là một loại hàng hóa
và cũng đƣợc trao đổi trên thị trƣờng ngoài nƣớc. Sức lao động là một loại hàng hóa
đặc biệt không chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thông thƣờng là khi sử dụng nó sẽ tạo
ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, mà còn đƣợc thể hiện ở chất lƣợng hàng hóa
này phụ thuộc chặt chẽ vào một loạt các nhân tố có tính đặc thù. Chất lƣợng của hàng
hóa sức lao động ở đây đƣợc phản ánh ở khả năng dẻo dai, bền bỉ trong lao động của
ngƣời lao động, khả năng thành thạo và sáng tạo trong công việc và khối lƣợng công
việc hoặc sản phẩm đƣợc hoàn thành bởi Ngƣời lao động trong một đơn vị thời gian.
1.1.1.4. Việc làm
Theo quy định của Bộ luật lao động: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không
bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm [59].
Tỷ lệ ngƣời có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế đƣợc tính theo công thức:



Trong đó:
Tvl: % ngƣời có việc làm
Nvl: Số ngƣời có việc làm
Dkt: Dân số hoạt động kinh tế
1.1.1.5. Thất nghiệp
Là tình trạng ngƣời có sức lao động, từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động
kinh tế tại thời điểm điều tra không có việc làm nhƣng có nhu cầu tìm việc [59].

- Tỉ lệ ngƣời thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế đƣợc tính theo công thức:


Trong đó:
Ttn: Tỷ lệ thất nghiệp
Ntn: Số ngƣời thất nghiệp
Dkt: Dân số hoạt động kinh tế
Tvl (%) = Nvl/Dkt
Ttn (%) = Ntn/Dkt


7
1.1.1.6. Thị trường lao động
Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là những ngƣời sở
hữu sức lao động và một bên là những ngƣời cần thuê sức lao động đó. Thị trƣờng lao
động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trƣờng và chịu sự tác động
của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trƣờng. Một thị trƣờng lao động tốt là thị
trƣờng mà ở đó lƣợng cầu về lao động tƣơng ứng với lƣợng cung về lao động.
- Cầu lao động là lƣợng lao động mà ngƣời thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có
thể chấp nhận đƣợc. Nó mô tả toàn bộ hành vi ngƣời mua có thể mua đƣợc hàng hóa
sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động (tiền lƣơng), khi
giá cả tăng (hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm (hoặc tăng).
- Cung về lao động là lƣợng lao động mà ngƣời làm thuê có thể chấp nhận đƣợc
ở mỗi mức giá nhất định. Giống nhƣ cầu và lƣợng cầu, đƣờng cung lao động mô tả
toàn bộ hành vi của ngƣời đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao
động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng, lƣợng cung lao động sẽ tăng và
ngƣợc lại.
Điểm cân bằng cung - cầu là điểm
gặp nhau của đƣờng cung - cầu (điểm E).

Tại đó lƣợng cầu bằng lƣợng cung (hình
1.1) [59].
1.1.1.7. Xuất khẩu lao động
Là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội,
chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ 19.
Trải qua một quá trình hình thành và
phát triển lâu dài, xuất khẩu lao động
trở nên rất phổ biến và trở thành xu thế chung của Thế giới.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa xuất khẩu lao động. Nếu nhƣ
trƣớc đây với thuật ngữ " hợp tác quốc tế lao động", XKLĐ đƣợc hiểu là sự trao đổi
lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định đƣợc thoả thuận và ký kết giữa các
quốc gia đó hay là sự di chuyển LĐ có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp
và có tổ chức. Trong hành vi trao đổi này, nƣớc đƣa lao động đi đƣợc coi là nƣớc
XKLĐ, còn nƣớc tiếp nhận sử dụng lao động thì đƣợc coi là nƣớc nhập khẩu lao động.


8
Ngày nay với cách sử dụng thống nhất thuật ngữ XKLĐ để nhấn mạnh hơn đến
tính hiệu quả kinh tế cuả hoạt động này, từ các khái niệm trên có thể hiểu:
XKLĐ là sự di chuyển lao động quốc tế có thời hạn, có tổ chức, vì mục đích kinh
tế, đƣợc pháp luật cho phép, dƣới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nƣớc.
Về nghĩa hẹp XKLĐ thực hiện chƣơng trình an sinh xã hội về vấn đề lao động,
giải quyết việc làm cho ngƣời dân ở một quốc gia [59].
Về nghĩa rộng, XKLĐ thực hiện chƣơng trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia
góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên lĩnh vực lao động [59].
Từ hiện tƣợng di chuyển lao động quốc tế tự do đến xuất khẩu lao động phản ánh
một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ lao động của mỗi quốc gia. Đó là quá
trình nhận thức vai trò của ngƣời lao động, lợi thế nguồn nhân lực trong mỗi nƣớc và
sự phân công lao động quốc tế. Mối quan hệ giữa xuất khẩu lao động và di chuyển lao
động quốc tế đƣợc thể hiện trong sơ đồ 1.1.


Sơ đồ 1.1: Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động

Trong cuốn sách “XKLĐ với giải quyết việc làm ở Việt Nam” PGS.TS. Nguyễn
Phúc Khanh, công tác tại Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, đã đƣa ra khái niệm về
XKLĐ “XKLĐ là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù của một quốc gia thực hiện việc
cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở hợp đồng có thời hạn, có tính
chất pháp quy, được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động” [22].


9
1.1.2. Một số quan niệm khác về xuất khẩu lao động
Có thể nói, XKLĐ có nội hàm đa nghĩa, nó chứa đựng sự di cƣ vì việc làm hay sự
di chuyển lao động quốc tế, sự trao đổi quốc tế sức lao động, tạo công ăn việc làm
ngoài nƣớc hay đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Vì vậy, hiện nay trên thế
giới trong các văn kiện, tài liệu, công trình nghiên cứu sử dụng rất nhiều khái niệm
đồng nghĩa với xuất khẩu lao động.
- Trao đổi quốc tế về sức lao động: Là hiện tƣợng ngƣời lao động đi làm thuê, di
chuyển ra nƣớc ngoài nhằm mục đích kiếm việc làm để sinh sống. Ở đây nói lên sự
trao đổi, mua bán sức lao động có tính quốc tế hay trên phạm vi quốc tế. Tuy vậy lại
không chỉ ra đƣợc việc trao đổi đó có ngang giá hay không, có sự quản lý và hỗ trợ của
nƣớc xuất cƣ và nhập cƣ hay không, ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc có thời
hạn hay không. Do vậy thuật ngữ này không phản ánh đầy đủ bản chất và nội dung của
xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trƣờng [59].
- Hợp tác quốc tế về lao động: Các tài liệu quốc tế và Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) hầu nhƣ không sử dụng thuật ngữ này. “Hợp tác quốc tế về lao động” nhằm chỉ
việc trao đổi sức lao động không ngang giá và không phản ánh đúng quan hệ cung cầu
về sức lao động và các quy luật của thị trƣờng lao động quốc tế, nó chỉ đƣợc sử dụng
trong một khoảng thời gian nhất định để chỉ sự trao đổi lao động giữa một số nƣớc xã
hội chủ nghĩa trƣớc đây trên tinh thần giúp đỡ và tƣơng trợ lẫn nhau [59].

- Tạo việc làm ngoài nước: Hiện nay ở một số nƣớc nhƣ Philippin, Malaysia,
Singapore, đang sử dụng thuật ngữ này. Ở đây ta có thể thấy dùng “Tạo việc làm
ngoài nƣớc” để phân biệt với “Tạo việc làm trong nƣớc”, nhƣng không nói lên đƣợc
ngƣời LĐ ra nƣớc ngoài làm việc có thời hạn hay không. Do vậy thuật ngữ này không
có tính khái quát cao về di chuyển lao động quốc tế và không phản ánh đầy đủ bản
chất và nội dung của XKLĐ theo cơ chế thị trƣờng.
- Đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Ở Việt Nam từ năm 1991
đến nay, khái niệm này đƣợc sử dụng trong các nghị định của Chính phủ, Bộ Luật lao
động hoặc nhiều văn bản pháp luật khác. Tại Luật sửa đổi Bộ Luật lao động (hiệu lực
từ 1/1/2003), Khái niệm “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài và “Xuất khẩu lao
động” đƣợc sử dụng đồng thời. Tháng 11 Năm 2006 Bộ Luật ngƣời lao động Việt
Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng đƣợc Quốc Hội khóa 10 thông qua và có
hiệu lực từ ngày 01/7/2007, khái niệm “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài" đã đƣợc


10
luật hóa. Vì vậy, cùng với “Xuất khẩu lao động”, “Đưa người đi làm việc ở nước
ngoài” là cách gọi hợp pháp, tuy nhiên thuật ngữ này chƣa phản ánh hết bản chất và
nội dung của xuất khẩu lao động [59].
XKLĐ thực chất là trao đổi quốc tế yếu tố sản xuất “Sức lao động”, thuật ngữ này
đƣợc sử dụng tại nhiều giáo trình, tài liệu nghiên cứu của các trƣờng đại học và viện
nghiên cứu với ý nghĩa đó, nó vừa thể hiện lợi thế so sánh sức lao động của nguồn
nhân lực nƣớc xuất khẩu, vừa thể hiện mục tiêu giải quyết việc làm, con đƣờng ngắn
nhất để tăng thu nhập, phát triển nguồn nhân lực, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng
trƣởng, phát triển bền vững và hội nhập, là thuật ngữ hiện nay đƣợc quốc tế thừa nhận
và có tính khái quát cao. Do đó, việc sử dụng đồng thời thuật ngữ “Xuất khẩu lao
động”, và thuật ngữ “Đƣa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” có thể chấp
nhận đƣợc.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động.
Căn cứ vào các hình thức thực hiện, XKLĐ ra nƣớc ngoài có những hình thức chủ

yếu sau [60].
XKLĐ theo các Hiệp định đƣợc ký kết giữa chính phủ hai quốc gia. Hình thức
này đƣợc sử dụng phổ biến ở giai đoạn 1980-1990. Căn cứ vào các Hiệp định đã ký
Nhà nƣớc phân chỉ tiêu cho các Bộ, Ngành, Địa phƣơng tiến hành tuyển chọn và đƣa
ngƣời lao động đi. Lao động Việt Nam ở nƣớc ngoài đƣợc sự quản lý thống nhất từ
trên xuống dƣới, làm việc xen ghép với lao động các nƣớc khác. Hiện nay, lao động
đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài theo Hiệp định chủ yếu là các chuyên gia trong các lĩnh
vực Nông nghiệp, Y tế, Giáo dục …
XKLĐ thông qua hợp đồng cung ứng lao động. Hợp đồng cung ứng lao động có
thể ký dƣới hai hình thức:
Hợp đồng cung ứng lao động: Đƣợc ký kết giữa tổ chức kinh tế nƣớc này với tổ
chức sử dụng lao động ở nƣớc khác. Căn cứ vào nhu cầu của tổ chức sử dụng lao động
nƣớc ngoài, các doanh nghiệp làm dịch vụ cung ứng lao động tiến hành tuyển LĐ và
đƣa ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc, đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay.
Hợp đồng cá nhân: Do ngƣời lao động trực tiếp ký hợp đồng với ngƣời sử dụng
lao động ở nƣớc ngoài đƣợc pháp luật chấp nhận.
XKLĐ thông qua liên doanh liên kết chia sản phẩm với nƣớc ngoài (hợp tác trực
tiếp) hoặc doanh nghiệp bao thầu nƣớc ngoài.


11
1.1.4. Vai trò và tác động của XKLĐ trong nền kinh tế thị trƣờng
1.1.4.1. Các tác động tích cực đối với nước XKLĐ
Xuất khẩu lao động có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của nƣớc xuất
khẩu lao động nhƣ: Đóng góp vào tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Tạo
công ăn việc làm; Phát triển nguồn nhân lực; Góp phần vào ổn định xã hội, an ninh
quốc phòng; Thực hiện chính sách xã hội; Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; Tăng
cƣờng giao lƣu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
- Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội
XKLĐ góp phần vào tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc đƣợc phản ánh trên hai phƣơng

diện: Một là, tận dụng nguồn nhân lực đất nƣớc làm tăng thu nhập quốc gia, XKLĐ
tạo cơ hội cho một bộ phận lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm có cơ hội sản
xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở nƣớc khác làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động, gia
đình họ, tăng doanh thu cho DN XKLĐ, tạo chuyển biến mới về phân công LĐ xã hội
cả về chiều rộng, từng bƣớc theo chiều sâu; Hai là, nâng cao tiềm lực của nền kinh tế
thể hiện ở cơ sở vật chất, khả năng tích luỹ nội bộ của nền kinh tế thông qua các khoản
thu ngân sách từ ngƣời lao động, DN XKLĐ và các tổ chức hỗ trợ khác.
XKLĐ làm tăng cầu lao động trên thị trƣờng lao động nƣớc xuất khẩu dẫn đến
làm giảm sự căng thẳng quan hệ cung, cầu lao động tạo áp lực tăng thu nhập cho
ngƣời lao động đƣa đến mặt bằng thu nhập của ngƣời lao động nƣớc xuất cƣ tiến gần
hơn mặt bằng thu nhập ngoài nƣớc, từ đó làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động và xã
hội, góp phần tăng sức mua, tăng cầu, mở rộng thị trƣờng hàng hóa và tạo điều kiện
cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ phát triển.
- Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Dƣới tác động của các quy luật kinh tế và vai trò chủ động quản lý, điều tiết, định
hƣớng kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc, XKLĐ có sức lan tỏa nhanh trong nền kinh tế, góp
phần chuyển dịch cơ cấu LĐ và kinh tế theo ngành, theo vùng, theo hƣớng mở.
Theo cơ cấu nghề: Thông qua XKLĐ tay nghề của một bộ phận ngƣời lao động
đƣợc nâng lên nhờ đƣợc đào tạo, đào tạo lại khi làm việc ở nƣớc ngoài, từ đó góp phần
hình thành đội ngũ công nhân có chuyên môn kỹ thuật hiện đại, có trình độ ngoại ngữ
và tác phong công nghiệp đáp ứng một phần nhu cầu đòi hỏi của các nhà đầu tƣ theo
chiều sâu tạo nên sự chuyển dịch kinh tế theo cơ cấu nghề cũng nhƣ cơ cấu ngành
trong nền kinh tế một nƣớc.


12
- Tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội, an ninh - quốc phòng
Hàng năm XKLĐ giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, không
những lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo chƣơng trình XKLĐ mà cả lao động của
doanh nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trƣờng đào tạo khi tham gia thực

hiện chƣơng trình XKLĐ. Số lao động đƣợc đƣa ra nƣớc ngoài làm việc hiện nay phần
lớn là ở nông thôn, đang thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp. Chính lực lƣợng này khi
đƣợc đƣa đi làm ở nƣớc ngoài với mức thu nhập hợp lý đã góp phần làm ổn định tình
hình, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, ổn định xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng.
- Góp phần giải quyết chính sách xã hội
Nhà nƣớc sử dụng XKLĐ nhƣ là công cụ để giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ giải
quyết công ăn việc làm, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, chính sách với gia đình
có công với cách mạng, con em gia đình thƣơng binh liệt sỹ nhằm ƣu tiên con em
các đối tƣợng này đƣợc tham gia XKLĐ, nhất là những thị trƣờng có thu nhập tốt,
tuyển dụng với số lƣợng hạn chế. Ngoài ra ngƣời lao động khi trúng tuyển đi làm việc
ở nƣớc ngoài còn đƣợc đài thọ một phần tiền đào tạo nghề, học ngoại ngữ và giáo dục
định hƣớng, đƣợc các ngân hàng thƣơng mại, nhất là Ngân hàng Chính sách-Xã hội
cho vay ƣu đãi với mức lãi suất thấp để lo chi phí trƣớc khi xuất cảnh.
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực đất nước
Nhờ XKLĐ mà nhà nƣớc quan tâm và có chính sách đào tạo, đào tạo lại cho một
bộ phận LĐ làm cho chất lƣợng nguồn nhân lực từng bƣớc đƣợc cải thiện.
Đại đa số ngƣời LĐ khi đi làm việc ở nƣớc ngoài có điều kiện nâng cao khả năng
chuyên môn, tay nghề Thông qua XKLĐ ngƣời lao động đến làm việc tại các nhà
máy xí nghiệp với công nghệ tiên tiến, tác phong công nghiệp hiện đại, quản lý sản
xuất khoa học, có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vì vậy, sau khi kết thúc
thời gian làm việc ở nƣớc ngoài trình độ tay nghề, tác phong, kỹ luật lao động, ngoại
ngữ, hiểu biết của ngƣời lao động đƣợc nâng lên rõ rệt, tạo nên một lực lƣợng lao động
chất lƣợng cao, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đất nƣớc.
Thực tế cho thấy, một lƣợng lớn lao động trƣớc khi đi XKLĐ là những nông dân,
sau khi đi làm việc ở nƣớc ngoài họ trở thành những ngƣời công nhân hiện đại có tay
nghề, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà đầu tƣ, nhất
là đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Đưa nhanh tiến bộ - khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh



13
Ngƣời lao động khi làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc tiếp cận với các công nghệ hiện
đại, các tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới, họ có thể học hỏi, bắt chƣớc và khi về nƣớc
áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm của mình vào sản xuất kinh doanh tại quê nhà.
Đây chính là lực lƣợng chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật nhanh nhất và hiệu
quả nhất góp phần vào quá trình đƣa nhanh công nghệ mới vào sản xuất và quản lý
thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.
- Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
XKLĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc
đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới và phân công lao động quốc tế, thúc đẩy các
quan hệ tín dụng, tài chính, quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của sức lao động trên thị trƣờng quôc tế. Đến
lƣợt nó, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại đó lại tạo điều kiện cho việc mở rộng xuất
khẩu lao động. Việc gia nhập và tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và thế giới
tạo điều kiện mở rộng và phát triển bền vững xuất khẩu lao động.
XKLĐ còn là cầu nối giao lƣu văn hóa, tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau giữa các
dân tộc, nâng cao vị trí chính trị và uy tín nƣớc XKLĐ trên trƣờng quốc tế.
1.1.4.2. Các tác động tiêu cực đối với nước xuất khẩu lao động.
Ngoài những tác động tích cực là chủ yếu, xuất khẩu lao động có những tác động
tiêu cực đến đời sống, xã hội và kinh tế của nƣớc XKLĐ nhƣ:
- Có thể gây khan hiếm cục bộ lao động nội địa
Ở một số nƣớc XKLĐ, trong một số lúc, một số nơi có thể gây khan hiếm cục bộ
lao động trong các lĩnh vực cần lao động giản đơn cũng nhƣ lao động đòi hỏi tay nghể
cao, nhất là ở những nƣớc và khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, phong trào
XKLĐ tăng cao nhƣng lại thiếu kế hoạch phát triển nguồn nhân lực bền vững. Ngoài
ra hiện tƣợng “chảy máu chất xám” ra nƣớc ngoài cũng gây nhiều khó khăn cho nƣớc
XKLĐ chủ yếu là các nƣớc đang phát triển.
- Ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn - xã hội
Khi ngƣời LĐ ra nƣớc ngoài làm việc ngoài những kiến thức, tay nghề tiếp thu từ
nƣớc ngoài họ còn tiếp nhận cả những thói hƣ, tật xấu của xã hội nƣớc nhập cƣ, nhất là

LĐ có trình độ thấp. Khi về nƣớc họ mang theo những thói xấu đó và nó có tác động
tiêu cực đến đời sống xã hội tại quê nhà. Ngoài ra ngoại tệ ngƣời lao động gửi về gia
đình trong một số trƣờng hợp không đƣợc sử dụng hiệu quả, bị tiêu xài hoang phí nhƣ


14
ăn chơi, cờ bạc, nghiện hút dẫn đến lƣời biếng lao động gây mất trật tự xã hội. Mặt
khác khi ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc làm thiếu vắng trụ cột gia đình gây
tâm lý không tốt đến ngƣời thân ở quê nhà có thể dẫn đến những bi kịch gia đình nhƣ
con cái hƣ hỏng, vợ chồng không tin tƣởng nhau, ly dị, ốm đau, bệnh tật
- Làm gia tăng tội phạm hình sự
Do thông tin không đầy đủ, các tổ chức XKLĐ yếu kém, quản lý XKLĐ buông
lỏng, chỉ tiêu xuất khẩu lao động thấp trong khi đó số lƣợng lao động muốn đi làm
việc ở nƣớc ngoài cao, ngƣời lao động nóng vội muốn đƣợc ra nƣớc ngoài làm việc
nên đã xảy ra tình trạng tiêu cực nhƣ đút lót, hối lộ, lừa đảo hoặc ngƣời lao động phải
trả các mức phí quá cao, nhất là những thị trƣờng thu nhập cao. Điều này làm tăng tội
phạm hình sự, gây phức tạp và ảnh hƣởng đến an ninh và trật tự xã hội.
1.1.4.3. Các tác động tích cực đối với nước nhập khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động không chỉ tác động tích cực đến nƣớc xuất cƣ mà còn cả nƣớc
nhập cƣ thông qua các nội dung sau:
- Giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động:
Việc nhập khẩu lao động đã góp phần cải thiện tình hình kham hiếm lao động tại
nƣớc tiếp nhận, làm tăng cung lao động, giảm căng thẳng cung cầu trên thị trƣờng lao
động, nhất là những công việc mà lao động bản xứ không muốn làm hoặc không quen
làm nhƣ công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, độc hại, đơn điệu và những công việc có mức
thu nhập thấp hoặc những công việc mà thị trƣờng LĐ trong nƣớc thiếu hụt.
- Tiết kiệm các chi phí đầu tư ban đầu cho người lao động
Việc nhập khẩu LĐ đã tiết kiệm cho nƣớc nhập cƣ một khoản chi phí đầu tƣ ban
đầu đáng kể. Nếu không nhập khẩu LĐ, nƣớc tiếp nhận phải bỏ một khoản chi phí để
nuôi dƣỡng đào tạo công dân nƣớc mình đến tuổi LĐ. Trong khi đó, đối với lao động

nhập cƣ nƣớc tiếp nhận hầu nhƣ không phải bỏ một khoản chi phí nào cho việc nuôi
dạy ngƣời LĐ đến tuổi trƣởng thành. Mặt khác nếu nhập khẩu LĐ có tay nghề còn tiết
kiệm cho nƣớc nhập cƣ một khoản chi phí đào tạo không nhỏ.
- Góp phần phát triển kinh tế và tích lũy cho xã hội
Lao động nhập cƣ khi tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu dùng tại nƣớc nhập
khẩu sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào phát triển KT-XH nƣớc tiếp nhận LĐ và đồng
thời qua các khoản đóng góp của mình nhƣ thuế thu nhập, phí bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và các loại phí khác đã làm gia tăng phần tích lũy cho xã hội nƣớc tiếp nhận.


15
1.1.4.4. Các tác động tiêu cực đối với nước nhập khẩu lao động.
Ngoài các tác động tích cực mà xuất khẩu lao động mang lại cho nƣớc nhập khẩu
lao động còn có những tác động tiêu cực nhƣ:
- Gây trì trệ trong việc áp dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ
Chủ sử dụng lao động dựa vào việc nhập khẩu lao động không lành nghề với giá
rẻ nên ít quan tâm đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng
nhƣ việc đổi mới các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, gây khó khăn cho việc phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng bền vững.
- Một số ngành quá phụ thuộc vào lao động nhập cư
Một số ngành kinh tế nhƣ khai khoáng, xây dựng, sản xuất theo dây chuyền,
chăm sóc sức khỏe, khi sử dụng nhiều lao động nhập cƣ, sẽ lệ thuộc vào nguồn lao
động nƣớc ngoài và ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững, lao động nhập cƣ chỉ đến
làm việc thời gian ngắn thƣờng là 3 đến 5 năm nên luôn không ổn định về số lƣợng và
trình độ chuyên môn, chƣa kể đến việc nhập khẩu lao động còn phụ thuộc vào chính
sách nhập cƣ của chính phủ và tình hình kinh tế chính trị, quan hệ kinh tế đối ngoại.
gây thụ động cho chủ sử dụng lao động trong quá trình hoạch định chính sách phát
triển sản xuất kinh doanh của mình.
1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả xuất khẩu lao động
Khi đề cập đến hiệu quả XKLĐ là nói đến hiệu quả KT-XH mà hoạt động này

mang lại cho nƣớc xuất cƣ bao gồm cả DN XKLĐ và ngƣời LĐ, là sự thể hiện quan hệ
giữa kết quả kinh tế và xã hội của XKLĐ với các nguồn lực để tạo ra nó, đƣợc xem xét
trên 3 mặt đó là : (i) Hiệu quả về mặt kinh tế. (ii) Giải quyết các vấn đề của xã hội. (iii)
Hiệu quả về đào tạo nhân lực và tiếp nhận khoa học kỹ thuật. Khi đánh giá hiệu quả
XKLĐ cần xác định hiệu quả ngắn hạn, hiệu quả dài hạn, phải đặt hiệu quả ngắn hạn
trong hiệu quả dài hạn, lấy hiệu quả ngắn hạn để phát triển hiệu quả dài hạn, lấy hiệu
quả dài hạn làm mục tiêu định hƣớng cho hiệu quả ngắn hạn. Trên cơ sở đó nhằm đề
ra các định hƣớng, chiến lƣợc, mục tiêu và các sách lƣợc, các bƣớc đi và giải pháp
thích hợp cho từng giai đoạn để thu đƣợc hiệu quả KT-XH cao nhất. Đánh giá hiệu
quả phát triển XKLĐ đƣợc thực hiện thông qua các tiêu chí sau:
1.1.5.1. Số lượng lao động thường xuyên làm việc ở nước ngoài
Số lƣợng LĐ làm việc ở nƣớc ngoài trong một thời kỳ đƣợc xác định theo:

Ltx = Ltxj-1 + Lđj - Lvj

×