PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 1
TIẾT HỌC LỚN NHẤT THẾ GIỚI
I.MỤC TIÊU:
-Giải thích về tầm quan trọng của một nền giáo dục chất lượng đối với mọi người.
-Cung cấp số liệu về số người không được đến trường, ở tại địa phương, Việt Nam và
trên thế giới.
-Giải thích tác hại mù chữ đối với cuộc sống của con người (không biết đọc, biết viết
và làm tính).
-Cung cấp cho lãnh đạo những thông tin về tầm quan trọng của giáo dục chất
lượng,hiện trạng chất lượng giáo dục và đề xuất những việc làm cần thiết nhằm cải thiện tình
hình.
II. NỘI DUNG:
-Để có thể tham gia kỷ lục Guiness, tiết học cần được thực hiện cùng thời gian và nội
dung đã được thống nhất trên toàn thế giới.
-Phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình hướng dẫn.
III. THỜI GIAN:
-Tiết học chính diễn ra trong 30 phút, thời gian thực hiện lúc 15 giờ 00 phút ngày 23
tháng 4 năm 2008. Đây là thời điểm đã được UNESCO, UNICEF và các tổ chức phi chính phủ
cùng thống nhất để triển khai tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
IV. ĐỊA ĐIỂM:
-Hội trường Trường THCS Thị Trấn 1.
V. ĐỐI TƯỢNG:
-Học sinh các lớp: 7
1
7
2
7
3
6
5
và giáo viên trường THCS Thị Trấn 1.
VI. NGƯỜI THỰC HIỆN:
-Triệu Thanh Hùng.
*Vào bài: Vào ngày 23 tháng 4 năm 2008, trẻ em và cả người lớn trên toàn thế giới
đồng thời tham gia lập kỷ lục về tiết học lớn nhất thế giới. Sự kiện này sẽ tổ chức trên 100
quốc gia và sẽ là một phần của Chiến dịch vận động để mọi trẻ em trên thế giới có cơ hội được
đến trường và được hưởng nền giáo dục chất lượng vào năm 1015.
THỜI
GIAN
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
3 phút A. Giới thiệu:
Người dạy: giải thích kỷ lục thế giới Guiness là gì.
*Ví dụ gồm:
-Người giữ kỷ lục thế giới về nhảy xa nhất là Mike
Powell (Mai-cơ-pô-gheo) với khoảng cách là 8.59 mét;
tương đương với chiều dài của 5 người nằm dọc liền
nhau.
-Kỷ lục thế giới dành cho con vật chạy nhanh nhất trên
cạn thuộc về loài báo Gêpa, tốc độ nhanh nhất của nó
lên tới 100 mét trong 3 giây.
-Obert Pershing Wadlow (sinh 22 tháng 2 năm 1918 –
mất 15 tháng 7 năm 1940), giữ kỷ lục thế giới là người
cao nhất trong lịch sử y khoa. Wadlow đạt chiều cao 8
foot 11 inch (2,72 m).
Chúng ta đang tham gia lập kỷ lục về tiết học lớn nhất
thế giới. Hiện giờ không những chúng ta ở đây mà cùng
với hàng triệu triệu học sinh và rất nhiều nhà lãnh đạo
trên khắp thế giới tham gia vào tiết học lớn nhất thế giới.
Kỷ lục thế giới này do Chiến dịch Toàn cầu về Giáo dục
tổ chức. Chiến dịch Toàn cầu về Giáo dục là một phong
trào hoạt động trên toàn thế giới của các giáo viên, các
tổ chức phi chính phủ, nhằm khuyến cáo chính phủ các
nước thực hiện cam kết xóa nạn mù chữ và đảm bảo mọi
trẻ em trên thế giới đều được đến trường.
-Giải thích.
-Cho ví dụ minh họa.
7 phút B. Giáo dục chất lượng.
Người dạy đặt câu hỏi cho người học: Điều gì quyết
định việc một nền giáo dục chất lượng hay không có
chất lượng?
Câu trả lời:
-Số lượng học sinh trong một lớp. Tỉ lệ học sinh của
trườngchúng ta là 36.65%
-Giáo viên đứng lớp được đào tạo chuẩn và trên chuẩn
và quan tâm đến học sinh (đặc biệt là học sinh có hoàn
cảnh khó khăn).
-Số lượng tài liệu dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo.
-Học sinh được học một chương trình phù hợp với các
em, phù hợp với lứa tuổi, với đặc trưng của từng vùng,
-Người dạy đặt câu hỏi.
-Gọi người học trả lời.
-Người dạy tóm lại các ý
trả lời của học sinh và bổ
sung phần trả lời.
miền.
-Mơi trường học tập đảm bảo và an tồn, cơ sở vật chất
đảm bảm phục vụ tốt cơng tác dạy và học.
-Có mạng internet phục vụ truy cập thơng tin cho giáo
viên và học sinh.
-Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình-xã
hội.
-Học sinh đi học đều, có nề nếp tự học ngồi giờ.
Người dạy đưa một số ví dụ về giáo dục chất lượng kém
trên thế giới.
*Ví dụ:
-Ở Zăm-bia, trung bình một lớp có tới 64 học sinh với 1
giáo viên, ở nhiều trường số học sinh lên tới trên 100
em một lớp.
-Ở Li-bê-ria khoảng 27 học sinh tiểu học thì mới có 1
quyển sách giáo khoa.
-Trên một nửa số học sinh 11 tuổi tại các nước như
Ken-nia, Ma-la-uy, Mơ zam-bich, U-gan-da, Tan-za-nia
tới lớp mà khơng hề có sách giáo khoa.
-Cho ví dụ minh họa.
7 phút C. Chấm dứt tình trạng trẻ em khơng được đi học
-Người dạy giải thích rằng hiện nay có rất nhiều trẻ
em khơng được đi học thực trạng ở địa phương
chúng ta
+Một số ít trẻ do tình trạng sức khoẻ không đến
trường như các bạn trang lứa tuy nhiên đòa phương và
nhà trường kết hợp tạo điều kiện cho các em vẫn
theo học các lớp phổ cập hết bậc tiểu học.
+Do thường xuyên thay đổi chỗ ở của một số gia
đình dẫn tới một vài trường hợp các em không đến
trường được.
+Môi trường xung quanh còn hạn chế, nên ảnh
hưởng đến việc học của học sinh.
-Người dạy u cầu người học cho biết hiện nay có
bao nhiêu người lớn trên thế giới khơng biết đọc và
viết.
-Câu trả lời: hơn 750 triệu người.
Số lượng người khơng biết đọc biết viết đó nhiều hơn
dân số của các nước Mỹ, Nga, Brazin, Nam Phi, Úc,
Hàn Quốc và Ả Rập Xê-út cộng lại (hoặc bằng 9 lần số
dân của Việt nam).
Người dạy giải thích: số người mù chữ lớn như vậy là
do có nhiều trẻ em khơng được đến trường.
-Người dạy đặt câu hỏi.
-Gọi người học trả lời.
-Người dạy tóm lại các ý
trả lời của học sinh và bổ
sung phần trả lời.
-Người dạy nhấn mạnh
*Ví dụ cụ thể: trẻ em gái trên toàn thế giới thường
không được tới trường và đó là nguyên nhân tại sao cứ 6
phụ nữ thì có 1 người không biết đọc biết viết.
-Người dạy hỏi người học: Nhóm trẻ nào có nguy cơ
không được tới trường nhất?
Câu trả lời:
-Nghèo đói-Rất nhiều trẻ em buộc phải lao động hoặc
không có tiền để đi học, đặc biệt là những em có hoàn
cảnh gia đình khó khăn.
-Vị trí địa lý-Nhiều nước trên thế giới chưa quan tâm,
hoặc không có khả năng xây đủ trường lớp. Trường gần
nhất có thể cách nhà nhiều km và các em không thể đến
trường nếu không có phương tiện đi lại.
-Vấn đề về giới-Ở nhiều nước, nếu gia đình không có đủ
tiền thì con trai sẽ được ưu tiên đi học, con gái thì
không được ưu tiên. Rất nhiều trẻ em gái không được
đến trường vì đường đến trường không an toàn hoặc
các em phải đối mặt với nạn lạm dụng hoặc đối xử bất
công ở lớp học. Không có nhà vệ sinh hoặc thiếu giáo
viên nữ cũng là nhựng nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trẻ em gái không được đến trường.
-Xung đột/Nội chiến-Chiến tranh và xung đột làm cho
trẻ em không được đến trường. Rất nhiều em sống trong
trại tỵ nạn trong nhiều năm và không thể có cơ hội được
đi học.
-Trẻ khuyết tật-Rất nhiều trẻ em khuyết tật không được
đến trường do gia đình còn e ngạy hoặc chưa nhận thức
đầy đủ về quyền được hưởng giáo dục của các em hoặc
do nhà trường và cộng đồng chưa sẵn sàng và tạo điều
kiện để các em được tới trường.
-Dân tộc ít người-Một số nước chưa quan tâm hoặc
không thể đầu tư cho tất cả các vùng miền, mà chỉ tập
trung vào những khu vực đông dân cư và chưa đầu tư
vào khu vực ít người.
-Nhóm trẻ em bị nhiễm AIDS ở một số nước khó có điều
kiện hòa nhập cộng đồng.
-Cho ví dụ minh họa.
8 phút D. Tầm quan trọng của nền giáo dục chất lượng
-Người dạy sẽ giải thích cho người học tại sao việc được
hưởng một nền giáo dục tốt và khả năng biết đọc, biết
viết lại quan trọng như vậy.
-Người dạy đề nghị người học cho biết tương lai của
họ sẽ như thế nào nếu khi trưởng thành, họ không
biết đọc, biết viết hay làm tính.
Câu trả lời:
-Người dạy đặt câu hỏi.
-Gọi người học trả lời.
-Người dạy tóm lại các ý
trả lời của học sinh và bổ
sung phần trả lời.
-Khó kiếm việc làm, sẽ thất nghiệp dẫn đến hậu quả
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
-Không đọc được biển chỉ đường khi tham gia giao
thông.
-Không thể dạy con cái của mình đọc và viết.
-Không thể viết thư.
-Không thể đọc sách, báo để biết thông tin.
-Không sử dụng được internet, điện thoại. Hoặc không
thể gởi tin nhắn.
-Không thể mua hoặc bán hàng vì không biết tính.
-Hạn chế trong giao tiếp với bạn bè.
-Dễ phạm pháp hoặc rơi vào tệ nạn xã hội.
-Người dạy giải thích rộng hơn khi được hưởng một
nền giáo dục tốt.
-Khi được hưởng một nền giáo dục tốt sẽ giúp con
người phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách
và trách nhiệm công dân, tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Thực tế học sinh trường chúng ta đặt biệt là học sinh có
hoàn cảnh khó khăn được chú trọng quan tâm thông qua
các hoạt động xã hội hóa giáo dục cụ thể trong năm học
này đã vận động Hội cha mẹ học sinh và các mạnh
thường quân tặng 1400 tập, và hơn 15.000.000 đồng
nhằm hỗ trợ công tác giáo dục và giúp đỡ học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có đủ điều kiện đến
trường.
Chính được sự tận tình quan tâm của các cấp lãnh đạo,
địa phương chúng ta đạt được những kết quả cụ thể sau:
+Đơn vị đã đạt chuẩn chống mù chữ năm 1993,
công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi từ năm 2000.
+Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là: 187/187; Tỉ lệ:
100%.
+Trẻ em ở độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi hoàn thành
chương trình tiểu học là 724/731; Tỉ lệ: 99,04%.
+Trẻ em ở độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi còn đang học
tiểu học là 7/731; Tỉ lệ: 0,96%.
+Tổng số trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào
lớp 6 là 159/159; Tỉ lệ: 100%.
+Học sinh tốt nghiệp THCS hai hệ, trong năm học
qua là: 189/204; Tỉ lệ: 92,65%.
+Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi
-Liên hệ thực tế tại địa
phương