Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

54 thuc trang quan ly chat thai ran sinh hoat cua cac do thi o VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.96 KB, 7 trang )

Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các đô thị ở Việt Nam và giải
pháp
Đi kèm với sự phát triền kinh tê là các vân đê ô nhiêm môi trường, trong đó
có vân đê ô nhiêm do chất thải rắn. Chất thải rắn (CTR) gia tăng nhanh chóng về
lượng, thành phần ngày càng phức tạp và vân chưa được phân loại tại nguồn, gây
khó khăn cho công tác xử lý. Mô hình thí điếm áp dụng phân loại CTR tại nguồn
còn nhiều bất cập như sau khi người dân phân loại, CTR lại bị đô chung vào cùng
một xe vận chuyên; Các đô thị chưa quy hoạch các điếm tập trung CTR và thiêu
các trạm trung chuyên CTR; Việc tô chức quản lý CTR còn chông chéo, thiêu
thông nhát cả ở cáp Trung ương và địa phương. Trước thực trạng đó, tác giả đã đê
xuất một sô giải pháp nham tháo gỡ những tình trạng này.
Mở đầu
Công cuộc công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, vói sự hình
thành và phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng... là động lục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm vói sự phát triển kinh tế đó là vấn đề ô nhiễm
môi trường, đặc biệt là ô nhiễm do CTR.
Việc thu gom, vận chuyến, xử lý và tiêu hủy CTR đã và đang trở thành một
bài toán khó đối vói các nhà quản lý. CTR gia tăng nhanh chóng về lượng, đa dạng
về thành phần và chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn cho các công tác xử
lý.
Công tác thu gom, quản lý CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền
các cấp quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
1. Tình hình phát sinh CTR đô thị trong những năm gần đây
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung
bình lo - 16% mỗi năm, trong đó CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng
lượng CTR đô thị.
Từ kết quả dự báo ở bảng trên thì lượng CTR sinh
hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng
2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so vói năm 2010. CTR
gia tăng có nguyên nhân do dân số đô thị tăng (từ 25,5


triệu năm 2009 lên 52 triệu năm 2025) và do bình quân
CTR/đầu
nguôi
tăng
(0,95kg/ngưòi/ngày
năm
2009
lên


l,6kg/ngưòi/ngày
năm
2025).
Đây
sẽ

áp
lục
lớn
đối
với công tác quản lý CTR đô thị trong thòi gian tói.
2. Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị
3R (Reduce, Reuse, Recycle), hay 3T (Tiết giảm, Tái sử dụng, Tái chế) vói
nền tảng cơ bản là hoạt'động phân loại tại nguồn. Phân loại CTR tại nguồn có ưu
điểm: Giảm được lượng chất thải phải xử lý -> Tiết kiệm được chi phí xử lý; Tiết
kiệm tài nguyên do tái chế, tái sử dụng chất thải -> Khai thác ít tài nguyên thiên
nhiên -> Giảm tác động đến môi trường.
Các thành phố áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn như TP. HCM, Hà
Nội, Đà Nang... đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chương trình này
vẫn chưa được triển khai rộng rãi vì nhiều lý do như: Chưa đủ nguồn lực tài chính

để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực hiện;
CTR sau khi được người dân tiến hành phân loại tại nguồn lại bị thu gom và đổ lẫn
lộn vào xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung; Tỷ lệ người dân tự nguyện
tham gia phân loại rác chỉ chiếm khoảng 70%, một số người tham gia cũng thực
hiện chưa tốt.
Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp
quan tâm, tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Tuy tỷ lệ thu gom ở các đô thị tăng
từ 72% năm 2004 lên 80% - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% năm 2010
nhưng vẫn còn khoảng 15 - 17% CTR đô thị bị thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi
trường.
Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng đưa
ra quy chuẩn về tỉ lệ thu gom: Đô thị đặc biệt và loại ì là 100%, đô thị loại li >
95%, đô thị loại IU - IV > 90%, đô thị loại V > 85%. Tính đến nay, tỷ lệ thu gom
của phần lớn các đô thị vẫn chưa đạt được Quy chuẩn này.
Để giải được bài toán quản lý CTR hiện nay nhất thiết phải xây dựng lộ trình
phân loại CTR tại nguồn, đặc biệt là khi triển khai các dự án này, phải tính toán các
phương tiện, trang thiết bị thu gom các loại CTR riêng biệt và vạch tuyến thu gom
cho từng loại CTR, tránh tình trạng sau khi người dân phân loại rồi các đơn vị thu
gom lại đổ vào cùng một xe thu gom lẫn lộn. Các tuyến xe thu gom phải tính toán
thiết kế sao cho quãng đường đi thu gom là ngắn nhất, số lượng xe cần thu gom ít
nhất và tránh dồn vào cùng một tuyến đường gây áp lực giao thông.
Hiện nay phương thức thu gom CTR sơ cấp (từ nơi phát sinh đến điểm tập
trung CTR) dùng xe đẩy tay 3 bánh đi qua các nhà đang bộc lộ những hạn chế:


* Phương tiện cũ kỹ và lạc hậu, bị dò nước ri rác trong quá trình đẩy xe đi thu

gom.
* Các xe đẩy tay thường chở quá tải làm cho rác bị roi vãi dọc tuyến đường


thu gom.
* Người dân chỉ được đổ rác Ì ngày/lần, nhiều khi muốn dọn rác không có chỗ
để đổ nên cứ cho vào túi nilon rồi vút ra đường, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
Phương thúc thu gom thứ cấp (từ điểm tập trung đến trạm trung chuyển hoặc
khu xử lý CTR) hiện thường dùng các xe nén ép có dung tích lớn từ 8 - 15m3,
thậm chí đến 20m\ điều này có những hạn chế sau:
* Xe chỉ đi thu gom được trên những đường lớn nên CTR từ các hộ gia đình
trong ngõ phải vận chuyển khá xa để ra đường lớn đến điểm tập kết CTR.
* Xe chỉ được phép hoạt động trong một số giờ nhất định để không ảnh hưởng
đến giao thông đô thị. Do đó CTR bị tồn đọng trong đô thị.
Giải pháp thu gom sơ cấp là tổ chức thu theo nhóm nhà. Ngoài vỉa hè, trước
cửa một nhóm nhà sẽ bố trí các thùng đựng rác với dung tích và màu sắc khác
nhau. Các thùng đựng rác này kích thước vừa phải, có nắp đậy, dán nhãn ký hiệu
loại rác được bỏ và phải được dọn thường xuyên, không gây mất cảnh quan và gây
mùi khó chịu. cần phải tổ chức thu gom nhiều lần trong ngày với các phương tiện
nhỏ, phù họp vệ sinh như xe đẩy ba bánh cải tiến (thùng chứa rác chia ngăn đựng
các loại rác khác nhau, có nắp cho từng ngăn để khi đổ loại rác nào vào xe nén ép
thì khóa nắp các ngăn còn lại). Xe thu gom có gắn động cơ để thu gom nhanh
chóng vận chuyển về các xe ép rác nhỏ.
Phương án đề xuất thu gom thứ cấp là chuyển sang các loại xe thu gom có
kích thuốc nhỏ từ Ì ,5 - 2,5 tân, đi được vào các ngõ và hoạt động thường xuyên
trong ngày để không gây tồn lưu CTR trong đô thị. Khu vực nào có đường xá rộng
thì có thể dùng xe đến 5 tấn để thu gom. Các xe này sau đó sẽ tập kết CTR tại các
trạm trung chuyển để chuyển sang các xe có dung tích lớn hon đưa CTR đến khu
xử lý. Mô hình thu gom là hình thức thu gom bên lề đường: Các hộ gia đình đặt
các túi rác đã buộc (tốt nhất là loại túi rác tự hủy) trước cửa nhà theo thòi gian quy
định, xe thu gom đến vận chuyển CTR đi luôn. Đối vói các đô thị nhỏ hoặc các
khu phố chật hẹp, đề xuất thêm hình thúc thu gom theo khối (các gia đình trong
ngõ mang CTR ra đầu ngõ có xe thu gom đứng chờ sẵn).

3. Quy hoạch các điểm tập trung CTR, các trạm trung chuyển CTR


Hiện nay, hầu hết các đô thị Việt Nam đều chưa có quy hoạch khu tập trung
CTR. Các xe đẩy tay thu gom CTR lạc hậu, không có nắp đậy và chất CTR quá tải,
được tập trung ngay dưới lòng đường, sau đó chờ xe ô tô nén ép vói tải trọng từ 7 lo tấn đến cẩu lên xe và vận chuyển đi xử lý, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ
quan đô thị và ách tắc giao thông.
Việc quy hoạch xây dựng cải tạo các khu tập trung CTR đối vói khu đô thị cũ
thường phức tạp hơn các khu đô thị mói. Giải pháp quy hoạch là:
Đối vói các khu đô thị cũ: Diện tích đất đô thị dành cho việc xây dựng các
điểm tập trung CTR và các trạm trung chuyển rất hạn chế. Do đó cần hạn chế tối
đa bố trí các điểm tập kết cố định (là những khu đất dành sẵn để bố trí vị trí đặt
thùng rác và xe ra vào thu gom), nên thay thế bằng các điểm tập kết di động (là
những điểm xe tải nhỏ đứng chờ sẵn). CTR sau khi được các xe đẩy tay cải tiến thu
gom tập trung tại điểm cẩu vào một giờ nhất định, được xe nén ép đến thu gom
luôn, hạn chế thòi gian rác lưu tại điểm tập trung.
Đối vói khu đô thị mói: Thiết kế khu tập trung CTR gồm: diện tích để thùng
rác, diện tích đất dành cho giao thông, sân bãi, diện tích cây xanh. Nền sân để các
thùng rác phải cao ráo, không bị ngập úng; có bố trí vòi nước để tiện cho công tác
vệ sinh và tẩy rửa thùng chứa. Khi bố trí các công trình này trong quy hoạch, cần
phải lưu ý đến yếu tố mặt bằng thuận tiện cho công việc bốc dỡ, đảm bảo vệ sinh
môi trường, có thể có tường bao và cây xanh cách ly vói khu vực xung quanh và
phải đảm bảo đủ diện tích tập kết CTR của các điểm thu gom.
Một trong những bất cập của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom CTR
là thiêu các địa điểm trung chuyển rác. Vói các đô thị mói: Nhất thiết phải có quy
hoạch cho noi trung chuyển tạm thòi.
Yêu cầu đối vói trạm trung chuyển CTR là phải tiếp nhận và vận chuyển hết
CTR trong thời gian không quá 48 tiếng; Phải có bãi đỗ xe vệ sinh chuyên dùng, có
hệ thông thu gom nước rác và xử lý sơ bộ; Khoảng cách an toàn môi trường của
trạm trung chuyển CTR > 20m; Các trạm có hệ thống nén ép hiện đại để giảm tối

đa thể tích cần vận chuyển.
4. Xử lý CTR đô thị
Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý CTR:
+ Thành phần, đặc tính và khôi lượng CTR.
+ Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, phong
tục tập quán của địa phương...


+ Yêu cầu mức độ kỹ thuật, vệ sinh môi trường.
+ Trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cán bộ, công nhân.
+ Nhu cầu thị trường về sử dụng các sản phẩm từ việc xử lý CTR.
+ Khả năng tài chính của địa phương (vốn đầu tư và chi phí vận hành, duy tu
sửa chữa...).
a. Xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp họp vệ sinh là phương pháp chôn lấp an toàn vói các lóp chống thấm
thành và đáy, hệ thông thu gom nước rác, khí rác, lóp đất phủ trung gian và phủ bề
mặt, kèm theo việc rắc các chế phẩm sinh học làm tăng quá trình phân hủy rác thải
và giảm mùi.
Hiện nay, nhiều đô thị chưa có bãi chôn lấp (BCL) họp vệ sinh và nhà máy xử
lý rác, mà chủ yếu là chôn lấp và đốt tại các BCL không họp vệ sinh. Các BCL
không được quy hoạch và phân bố nhỏ lẻ. Nhiều bãi trước đây nằm cách xa khu
dân cư nhưng do đô thị mở rộng nên chúng nằm trong khu vực nội thị, gây ra nhiều
vấn đề tiêu cực đến môi trường. Toàn quốc hiện có 98 BCL CTR tập trung ở các
thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi họp vệ sinh.
Khoảng cách an toàn đối với BCL CTR hỗn họp > Ì .OOOm; BCL CTR vô cơ
> lOOm; Nhà máy xử lý CTR (đốt có xử lý khí thải, sản xuất phân hữu cơ) >
500m. Cơ sở xử lý phải bố trí ngoài phạm vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối
dòng chảy của sông suôi, xung quanh phải trồng dải cây xanh cách ly có chiều
rộng > 20m; không được bố trí ở vùng thường xuyên bị ngập nước, vùng cax-tơ,
vùng có vết đút gãy kiến tạo.

b. Công nghệ ủ sinh học
Để tăng khả năng tái sử dụng của CTR thì xử lý rác bằng phương pháp chế
biến CTR thành phân bón là một phương pháp cần được phát triển. Đặc điểm
chung của CTR đô thị ở nước ta là có thành phần hữu cơ cao, sau khi được phân
loại rất thích họp để chê biến làm phân bón bằng phương pháp lên men tự nhiên
hoặc lên men cưỡng bức. Có thể chọn công nghệ phân hủy dùng vi khuẩn hiếu khí
hoặc yếm khí. Tuy nhiên để tiến hành chế biến phân bón từ CTR cần có các biện
pháp phân loại CTR từ nguồn, điều đó sẽ đảm bảo chất lượng phân bón được tạo
ra.
c. Phương pháp đốt
Đây là phương pháp xử lý triệt để nhất nhưng cần vốn đầu tư ban đầu lớn nên
thường áp dụng để xử lý CTR y tế hoặc các loại CTNH. Tuy nhiên, nếu có các điều


kiện thuận lợi như: Đầu tư nước ngoài dưới dạng BÓT, đầu tư vói vốn ODA và gần
các nguồn nguyên liệu như than, dầu, khí đốt thì có thể áp dụng phương pháp này
để thu hồi năng lượng dưới dạng điện năng thương phẩm. Các loại lò đốt nhỏ đa
buồng có nhiệt độ trong buồng đốt thích họp và có hệ thống xử lý khói, bụi, mùi
hiện đại cần được đầu tư xây dựng.
Công nghệ xử lý CTR tại Việt nam trong thời gian tói cần phải được phát triển
theo hướng giảm tối đa lượng rác thải chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Theo
Quy chuẩn Xây dựng so 04/2008, tỷ lệ CTR chon lấp không được vượt quá 15%
tổng lượng CTR. Tất cả các đô thị ở Việt Nam đều chưa đạt được Quy chuẩn này.
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được.
5. Vấn đề tài chính
Một vấn đề cần quan tâm hiện nay là chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý
CTR ngày càng lớn nhưng mức thu phí vệ sinh cho các hộ gia đình quá thấp (trung
bình khoảng từ 1.000 - 5.000 đồng/người/tháng), tạo gánh nặng lớn cho ngân sách
địa phương. Dựa trên các tính toán cơ bản về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi
phí quản lý, khấu hao, lạm phát... thì mức xử lý rác năm 2011 là 17 - 18USD/tấn,

tương đương khoảng 350.000 đồng/tấn (theo Báo cáo Môi trường quốc gia 2011).
Mỗi người dân đô thị phát sinh khoảng Ì kg/ngày hay 0,03 tấn/tháng, vậy nếu chỉ
tính chi phí xử lý (chưa tính chi phí thu gom, vận chuyển CTR), mỗi người dân
phải nộp khoảng 10.500 đồng/tháng. Do đó, cần tăng mức thu phí vệ sinh, đặc biệt
có thể tính toán phương án để thu phí theo lượng rác phát sinh thực tế của từng hộ
gia đình, nhằm từng bước xóa bao cấp trong lĩnh vực này. Đặc biệt, cần có chính
sách hỗ trợ đầu tư cho các công nghệ mới để giảm lượng CTR chôn lấp. Có như
vậy, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt tại các đô thị mói hy
vọng được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.
Kết luận
Để công tác quản lý CTR đạt hiệu quả, việc quy hoạch quản lý CTR cần phải
được triển khai đồng bộ. Cần tiến hành thực hiện phân loại CTR tại nguồn, vạch
tuyến thu gom riêng từng loại CTR, vận chuyển theo các tuyên lộ trình đã được
quy hoạch họp lý; Phải quy hoạch bố trí các điểm tập trung CTR tránh tình trạng
thu gom ngay dưới lòng đường; Quy hoạch các trạm trung chuyển CTR cho đô thị;
Công nghệ xử lý CTR hướng tới việc thân thiện vói môi trường, vận hành đơn giản
và ít tôn kém, phù họp với điều kiện của Việt Nam và đảm bảo tiêu chí tỷ lệ chôn
lấp chỉ còn dưới 15%, tăng cường tỷ lệ tái chế và tái sử dụng CTR. Bên cạnh đó,


cần tăng phí vệ sinh của các hộ gia đình nhưng phải minh bạch, công khai các
khoản tiền đóng góp này. Đặc biệt, cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động
thông qua chương trình giáo dục ở trường học và các phương tiện thông tin đại
chúng để người dân phân loại rác ngay tại nguồn, không vứt rác bừa bãi, tự nguyện
đóng góp phí vệ sinh đầy đủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ TN&MT, 2011, Báo cáo Môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn.
2.
Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường, Quản lý CTR đô thị, 2009 - NXB Xây

dựng.
3.
Nghị định sô 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý CTR
4.
Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tống hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đen
năm 2050.
Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành "Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia vê Quy hoạch Xây dựng
TCMT 04/2013



×