Tải bản đầy đủ (.ppt) (7 trang)

Bai 16: Reading

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.37 KB, 7 trang )


Tháp Chàm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền
tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc
Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các
đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi
tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Camphuchia như tháp Damray Krap. Ngược
lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ,
Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp
Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.
Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa
phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông
có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt
Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ
thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên
mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng
chục thế kỷ.
Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức
công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu nhóm
tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa
cách đây vài trăm năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều
trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái.
Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa nói
trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu
được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100
năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê Văn Chỉnh (thuộc tỉnh
Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp Chăm
đã phát hiện được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và chất kết dính, nhưng chưa
được ai quan tâm thừa nhận.


Po Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi


nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái
(sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng
2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp
Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này,
nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23
mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ
giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là
Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Umar,
vợ của Shiva.

Lịch sử

Tháp Chàm Pôshanư tọa lạc tại phường Phú Hải, Thành phố Phan Thiết
Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu
thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại
một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm
điêu khắc. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều
phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng
đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự
quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá
thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc
Champa nói chung.
Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là
"lăng". Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị
thần. Các vị thần được thờ phượng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu
như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)... hoặc đấy
còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì
vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công
trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo.
Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh

Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.

Đặc trưng của các ngôi tháp Champa

Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có
màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có
mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch.

Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các
phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.

Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.

Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng,
đăng đối.

Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả,
được bố trí đăng đối với cửa chính.

Trong tháp theo nguyên mẫu có thờ thần Siva, biểu trưng là bộ ngẫu tượng
Yoni và Linga được làm bằng sa thạch.

Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ
người dân sinh sống.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×