Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án dạy học tích hợp môn Lịch sử NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 19191925

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 20 trang )

BÀI DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
A. PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI;
- Phòng giáo dục và đào tạo:
- Trường trung học cơ sở
- Địa chỉ:
- Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Trần Thị
Ngày sinh: 26 - 02 - 1978

Môn: Lịch Sử

Điện thoại: ……………….. ; Email: …………
Youtube:
Bài giảng mẫu
/>v=4P6IiIN_iQ&list=PLfDZILrwIUkr4RMm3ExknqrmwG0DqOGi&index=1
B. PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Lịch Sử 9
Bài 16. Tiết 19: NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
II. Mục tiêu dạy học :
a. Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học này là :
+ Môn Âm nhạc: Bài hát: “Thăm bến Nhà Rồng” của nhạc sĩ Trần Hoàn. Học
sinh nhớ lại ca từ, giai điệu và nội dung của bài hát thể hiện được hình ảnh của
Bến Nhà Rồng – nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Từ đó đời đời ghi
nhớ công ơn của Bác.
1


+ Môn Giáo dục công dân: Qua hình ảnh Nguyễn Ái Quốc sống và làm


việc ở nước ngoài, giáo dục học sinh lòng yêu lao động, ý chí quyết tâm và
lòng yêu tổ quốc.
+ Môn Ngữ Văn: - Học sinh nắm rõ hơn về cảm xúc, thời điểm Bác Hồ bắt gặp
Luận cương của Lê nin qua bài thơ “ Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ
Chế Lan Viên; Qua văn bản “ Thuế máu” (tiết 105,106 - Ngữ văn 8) học sinh
hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua
việc dùng người dân bản xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình
trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào
phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận
+ Môn Địa lí: Bằng kiến thức địa lí các châu lục đã học ở học kì II lớp 7 và Học
kì I lớp 8, học sinh nắm được hành trình cứu nước của Bác khắp các quốc gia,
khu vực. Từ đó, hiểu được con đường cứu nước đầy gian khổ của Bác Hồ, để
các em có ý thức hơn trong việc học tập và rèn luyện.
+ Môn Lịch Sử: Tích hợp dọc cùng môn ở phần lịch sử lớp 8 đã học về các tư
liệu, hình ảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Từ đó giúp học sinh
hiểu rõ hơn về hoạt động của Người ở nước ngoài từ 1919 – 1925.
+ Môn Vật Lý: Tích hợp với hiện tượng hấp thụ nhiệt và bức xạ nhiệt trong hình
ảnh “ viên gạch hồng”.
+ Phân môn Tiếng Việt: Tích hợp với phần Từ Hán Việt để hiểu rõ hơn về
thành Ba Lê.
+ Môn Mỹ thuật: Tích hợp với môn Mỹ thuật trong việc giới thiệu bức tranh vẽ
Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu,
Trung Quốc.
b, Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ.
- Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
c, Tư tưởng:
2



- Giáo dục lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
chiến sĩ cách mạng.
III. Đối tượng dạy học:
- Học sinh lớp 9A - Trường THCS Định Tường - Yên Định - Thanh Hóa.
- Số lượng học sinh: 36 em.
IV. Ý nghĩa, vai trò của bài học:
Thông qua tiết học tích hợp kiến thức các môn: Âm nhạc, Giáo dục công
dân, Ngữ Văn, Địa Lí và Vật lý, Tiếng Việt giúp học sinh:
- Nắm vững, mở rộng và khắc sâu kiến thức, đồng thời giúp các em phát
triển năng lực, kiến thức, kĩ năng và tăng hứng thú học tập của học sinh đối
với môn học.
- Giúp học sinh có kĩ năng vận dụng nhiều mảng kiến thức của những môn học
khác nhau để giải quyết vấn đề của môn học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả học tập.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Máy chiếu.
- Máy vi tính.
- Tài liệu sách báo, thông tin mạng về những năm tháng hoạt động cách mạng
của Bác ở nước ngoài.
- Phim tư liệu về hoạt động cách mạng của Bác Hồ; Phim nhựa “ Hẹn gặp lại
Sài Gòn”.
- Phiếu học tập.
- Bài kiểm tra đánh giá.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Bài 16. Tiết 19: NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
3



- Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất
ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc.
- Nắm được những sự kiện có tính chất quan trọng, bước ngoặt trong thời gian này.
- Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành
lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Sự khác nhau trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với con đường
truyền thống của lớp người đi trước.
- Tích hợp giáo dục các môn học trong nhà trường.
2, Kỹ năng:
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin, tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Kỹ năng giao tiếp thể hiện văn hóa trong các mối quan hệ hàng ngày.
- Kĩ năng xác định giá trị (xác định giá trị của hòa bình) trong thời đại mới.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ.
- Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
3, Tư tưởng:
- Giáo dục lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
chiến sĩ cách mạng.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Những tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm
1919-1925.
- Máy tính; máy chiếu đa năng để chiếu những hình ảnh liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập
- Trò chơi ô chữ.
2. Học sinh :
- SGK
- Tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
C. Phương pháp:

- Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
4


- Phương pháp trực quan : sử dụng tranh ảnh.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, chia nhóm HS
2. Kiểm tra bài cũ:
Chúng ta đang nói đến nhân vật lịch sử nào? Hãy liên hệ các sự kiện:
- 19/5/1890
- 5/6/1911
- Cảng Nhà Rồng
- Năm 1917
- Hội những người Việt Nam yêu nước.
3. Bài mới: GV dẫn dắt học sinh vào bài mới
Chuyển từ câu trả lời của học sinh ở phần bài cũ: Như vậy chúng ta đang nói
đến một con người, con người vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta: đó là Nguyễn
Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc với những hoạt động của người từ năm 1911 đến
năm 1918.
* Tích hợp môn Âm nhạc
- Cho học sinh nghe một đoạn đĩa nhạc bài hát “ Thăm bến Nhà Rồng” của cố
nhạc sĩ Trần Hoàn.
? Giai điệu và ca từ bài hát cho em biết đó là bài hát nào? Em có thể hát một vài
câu được không?
Slide

5



→ Năm 1911 từ Bến cảng Nhà Rồng Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Cố nhạc
sĩ Trần Hoàn đã đánh dấu sự kiện này bằng bài hát “ Thăm bến Nhà Rồng” mà
các em vừa được thưởng thức. Tiết học hôm nay cô và trò chúng ta sẽ tìm hiểu
những hoạt động của Người trong thời gian tiếp theo ở Pháp và Liên Xô để thấy
được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác con đường truyền
thống của lớp người đi trước và những hoạt động đó có ý nghĩa quan trọng như
thế nào đối với cách mạng Việt Nam.
Tiết 19: Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
trong những năm 1919 - 1925
Nội dung kiến thức
cần đạt
Nêu những hoạt động của I. Nguyễn Ái Quốc ở

Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:

Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 – 1923 và ý Pháp ( 1917-1923)
nghĩa của những hoạt động đó?
HS làm việc cá nhân
GV đưa lược đồ hành trình cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc và giới thiệu nhanh về những
nơi Người đã đi qua
Slide
6


? Em hãy khái quát hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc từ năm 1911-1917?
HS: - Đi nhiều nơi ( Á, Âu, Phi, Mĩ La tinh).

- Làm nhiều nghề để kiếm sống, thâm nhập vào
phong trào quần chúng.
GV nhấn mạnh: Trong thời gian này, Người rút
ra kết luận quan trọng về bạn và thù: ở đâu nhân
dân lao động cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc
cũng là thù.
? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế
quốc thắng trận đã làm gì?
HS: Họp ở Véc–xai để chia lại thị trường thế giới.
- 18/6/1919, gửi đến hội

? Tại hội nghị Véc–xai Người đã làm gì?

nghị Véc – xai Bản yêu
sách của nhân dân An
Nam.
? Nội dung chủ yếu và tác động tác động của bản → Gây tiếng vang lớn.
yêu sách?
* Tích hợp môn Ngữ văn
7


? Bằng kiến thức của mình về môn Ngữ văn, em
hãy cho biết những câu thơ sau đây thuộc bài thơ
nào? của ai?
( Chế Lan Viên - Người đi tìm hình của nước)
Slide 3

- 7/1920, Người đọc Sơ
thảo lần thứ nhất về vấn

đề dân tộc và thuộc địa
của Lênin.
? Em hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện này?
→ Tìm ra con đường giành

Slide

độc lập cho dân tộc.

? Hình ảnh trên máy chiếu cho em biết gì về hoạt
động của Bác?

8


? Việc làm này có ý nghĩa gì trong hoạt động - 12/1920, Người tham gia
sáng lập Đảng Cộng sản

cách mạng của Người?

GV giới thiệu H28: Bức ảnh được in từ ảnh tư Pháp ở Tua.
liệu trong Bảo tàng cách mạng VN, thể hiện → Trở thành người Đảng
quang cảnh của Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã viên Cộng sản đầu tiên của
hội Pháp. Nguyễn Ái Quốc ngồi chung với nhóm Việt Nam.
cánh tả (nhóm chủ trương gia nhập Quốc tế III).
Trong ảnh là Người đang phát biểu trước Đại hội
về tội ác dã man của thực dân Pháp ở Đông
Dương và các nước thuộc địa.
? Những hoạt động của Người từ 1921-1923. Tác
dụng của những hoạt động đó?

Slide.
- 1921, Người sáng lập ra
Hội liên hiệp thuộc địa ở
Pari.

- 1922, Người sáng lập Hội
Liên hiệp thuộc địa. (Viết
báo “Người cùng khổ”
* Tích hợp môn Ngữ văn

“Bản án chế độ thực dân

Slide

Pháp”….)

9


? Tư liệu về Bản án chế độ thực dân Pháp em đã
được học ở đâu?
HS: ‘Thuế máu’ Tiết 105-106 Ngữ văn 8
? Hiểu biết của em như thế nào qua văn bản
“Thuế máu” đã được học ở lớp 8?
HS: Văn bản như 1 bản án tố cáo thủ đoạn và
chính sách vô nhân đạo của thực dân Pháp đẩy
người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh.
? Hoạt động của Người từ 1921-1923 có ý nghĩa
như thế nào?
Hoạt động 2: So sánh với con đường cứu nước

→ Truyền bá chủ nghĩa

truyền thống của các bậc tiền bối

Mác về nước, thức tỉnh
HS chia nhóm thảo luận( 4 nhóm)

nhân dân vùng lên đấu

GV phát phiếu học tập cho học sinh

tranh.

10


HS hoàn thành, giáo vên bổ sung, hoàn thiện:

GV: Các em ạ! Để đạt được những thành quả to
lớn bước đầu trên con đường cách mạng đã chọn,
Người đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian
khổ. Xin giới thiệu với các em hình ảnh căn nhà
nơi Bác ở và làm việc suốt những năm tháng tại
Pháp.
Slide

11


GV: “ Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa
băng giá” ( Chế Lan Viên - Người đi tìm hình của
nước).
* Tích hợp với phân môn Tiếng Việt
? Em có biết thành Ba Lê thuộc nước nào không?
HS: Ba Lê là phiên âm Hán Việt để chỉ Pa ri.
(Cũng giống như Nã Phá Luân để chỉ Napoleon)
→ GV: Ngày nay từ Ba Lê chỉ để dùng cho một
môn nghệ thuật múa ba lê mà thôi.
* Tích hợp với môn Địa lý
? Em đã được học về Địa lý, em cho cô biết yếu
tố khí hậu của nước Pháp?
HS: Pháp là nước nằm ở khu vực Châu Âu có khí
hậu ôn hòa. Tuy nhiên mùa đông ở đây rất giá
lạnh.
→ GV: Pháp là nước nằm ở khu vực Châu Âu
có khí hậu ôn hòa chia 2 mùa rõ rệt ( mùa hè và
mùa đông). Mùa đông nhiệt độ trung bình 7°C.
12


Rất giá lạnh.
* Tích hợp với môn Vật lý
? Vậy làm thế nào để Người vượt qua được
những mùa đông giá lạnh nơi đất Pháp?
HS: Bác sưởi ấm bằng viên gạch hồng.
? Bằng kiến thức cơ bản các môn học tự nhiên ở
trường THCS em cho cô biết vì sao có thể sưởi
ấm bằng viên gạch hồng?
HS: Viên gạch để vào bếp lò, bếp lò làm viên

gạch nóng lên do hấp thụ nhiệt, sau đó đặt vào
chỗ nằm viên gạch bức xạ nhiệt (tỏa nhiệt)
làm ấm.
→ GV: Đây chính là cách sưởi ấm của Bác và
nhân dân lao động Pháp trong mùa đông giá lạnh.
GV chuyển ý: Sau khi tìm được con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc, con đường theo chủ
nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc ra sức học
tập, nghiên cứu để hoàn chỉnh nhận thức của
mình. Điều đó thể hiện rõ trong hoạt động của II. Nguyễn Ái Quốc ở
Người ở Liên Xô từ 1923-1924.
Hoạt động 3:

Liên Xô (1923-1924)

Tìm hiểu những hoạt động - Tháng 6/1923 Người từ

chính của Người ở Liên Xô?

Pháp đến Liên Xô dự Hội

? Nêu những hoạt động chính của Người ở Liên nghị quốc tế nông dân.
Xô?
Slide

- Năm 1924 dự Đại hội lần
13


V của Quốc tế cộng sản.


→ NAQ đã chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị cho việc
thành lập Đảng.
? Những hoạt động của Người ở Liên Xô có tác

III. Nguyễn Ái Quốc ở

dụng gì?

Trung Quốc
( 1924-1925)

Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động cách mạng
của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc.
GV: Bôn ba trên con đường đấu tranh cách
mạng, đến năm 1924 Người đến Trung Quốc
trong hoàn cảnh phong trào yêu nước và phong * Hoàn cảnh:
trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Vậy ở Trung - phong trào yêu nước và
Quốc, Người đã hoạt động cách mạng như thế phong trào công nhân phát
nào chúng ta sang phần III.

triển mạnh mẽ

? Hoàn cảnh ra đời của Hội Việt Nam thanh - Cuối 1924, NAQ từ Liên
niên?

Xô về Quảng Châu (Trung
Quốc).


? Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được
thành lập như thế nào?
14


Slide

- 6/1925 thành lập “Hội
Việt Nam cách mạng thanh
niên”, nòng cốt là “Cộng
sản Đoàn”.

? Việc thành lập Cộng sản Đoàn làm nòng cốt
cho Hội có ý nghĩa gì?
GV: Thể hiện đây là một tổ chức chính trị theo * Chủ trương:
khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, hạt nhân - Đào tạo cán bộ cách
chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng mạng, đem chủ nghĩa Mác
– Lê nin truyền bá trong

sản về sau.

? Chủ trương thành lập Hội Việt Nam cách mạng nước, chuẩn bị điều kiện
thanh niên để làm gì?

thành lập chính đảng vô

? Vậy nền tảng tư tưởng của Hội là gì?

sản.
* Hoạt động:


? Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động như
thế nào?
Slide 10
?

15


- Mở các lớp huấn luyện
chính trị.

* Tích hợp với môn Mỹ Thuật
? Xin giới thiệu với các em đây là bức tranh vẽ một tư liệu quý đang được lưu giữ tại bảo tàng
Việt Nam. Bức tranh vẽ gì mà có ấn tượng đặc
biệt như vậy?
-HS: Bức tranh vẽ Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn
luyện cán bộ cách mạng Việt Nam ở Quảng
Châu, Trung Quốc.
Slide 11
- Xuất bản báo Thanh niên
(1925), in cuốn “ Đường
cách mệnh”(1927).
- Chọn một số người sang
Liên Xô học.
- Phong trào “ Vô sản hóa”
1928.

? Tác dụng của Hội đối với phong trào cách * Tác dụng: Chủ nghĩa
16



mạng Việt Nam?

Mác- Lê nin được truyền

? Đánh giá về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong bá sâu rộng ở Việt Nam,
việc thành lập Hội?

thúc đẩy phong trào yêu

- Sáng lập và lãnh đạo Hội.

nước và phong trào công
nhân phát triển.

? NAQ đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ
chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt
Nam như thế nào?
GV: Bằng hoạt động tập hợp những người Việt
Nam yêu nước để thành lập tổ chức yêu nước
cách mạng là Việt Nam cách mạng thanh niên,
trong đó Cộng sản Đoàn - tổ chức tiền thân của
Đảng làm nòng cốt. Đồng thời mở những lớp
huấn luyện chính trị để đào tạo thanh niên Việt
Nam trở thành những cán bộ cách mạng, cho
ra đời tuần báo Thanh niên, tác phẩm lý luận
chính trị “ Đường cách mệnh”
* Tích hợp môn Giáo dục công dân
4. Bài tập củng cố: GV tổ chức cho học sinh trò chơi ô chữ


17


HS xem băng tư liệu về Bác Hồ
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 64.
- Chuẩn bị trước bài 17.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Phát giấy kiểm tra
C©u 1(6,0 ®iÓm). Em hãy lập bảng về những hoạt động của Nguyễn Aí Quốc từ
năm 1919 - 1925 theo những nội dung sau:
Địa điểm

Thời gian

Hoạt động

Ý nghĩa

C©u 2( 4,0 ®iÓm). Qua bài học này em học được đức tính gì của Bác Hồ trong
cuộc sống và trong học tập?
VIII. Các sản phẩm của học sinh:

18


Điểm giỏi : Từ 8, 0 – 10, 0
Điểm khá : Từ 6, 5 – dưới 8, 0
19



Điểm Tb : Từ 5, 0 – dưới 6, 5
Điểm yếu : Từ 3, 5 – dưới 5, 0
Lớp
9A

TSHS Giỏi
SL
36
15

%
42

Khá
SL
14

%
39

Trung bình
SL
%
7
19

Yếu
SL
0


%
0

Người lập dự án

Trần Thị Dung

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................

20



×