Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Khảo sát sự tiêu thụ của vaccine gardasil trên địa bàn TP HCM trong giai đoạn 2014 62016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO QUANG VINH

KHẢO SÁT SỰ TIÊU THỤ CỦA VACCINE
GARDASIL TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
TRONG GIAI ĐOẠN 2014 – 6/2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO QUANG VINH

KHẢO SÁT SỰ TIÊU THỤ CỦA VACCINE
GARDASIL TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
TRONG GIAI ĐOẠN 2014 – 6/2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Thị Phương Nhung
ThS. Nguyễn Vĩnh Nam
Thời gian thực hiện: 01/8/2016 – 20/11/2016

HÀ NỘI 2017




LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, quý
thầy cô Trường đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy GS.TS.
Nguyễn Thanh Bình và cô TS. Nguyễn Thị Phương Nhung đã hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với
thầy ThS. Nguyễn Vĩnh Nam đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để tôi hoàn
thành luận văn này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu thực hiện đề tài, với tri
thức và tâm huyết của mình, thầy không những hướng dẫn tận tình mà còn dành
cho tôi sự quan tâm ân cần nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn công ty MSD, phòng kinh doanh, marketing,
tài chính kế toán, nhân sự, bộ phận y khoa và các đồng nghiệp đã hổ trợ, cung
cấp tài liệu, số liệu, các nguồn thông tin quý giá và tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu này.
Sau cùng, tôi muốn có lời cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và
giúp đỡ trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2017

Đào Quang Vinh


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3

1.1. Khái quát về virus Human Papillomavirus (HPV) và ung thư cổ tử
cung do HPV...................................................................................................... 3
1.1.1. Khái quát về Human Papillomavirus ................................................ 3
1.1.2. Ung thư cổ tử cung do HPV .............................................................. 6
1.2. Khái quát về vaccine Gardasil.................................................................. 9
1.2.1. Thành phần và chỉ định ....................................................................... 9
1.2.2. Cơ chế tác dụng................................................................................. 10
1.2.3. Chống chỉ định và thận trọng............................................................ 11
1.2.4. Các tác dụng phụ do thuốc................................................................ 12
1.2.5. Hiệu quả dự phòng HPV typ 6, 11, 16 và 18 của Gardasil .............. 13
1.2.6. Đáp ứng miễn dịch với Gardasil ....................................................... 19
1.2.7. Hiệu quả bắc cầu của Gardasil từ nhóm người trẻ tuổi qua nhóm
thanh thiếu niên ............................................................................................. 20
1.2.8. Đáp ứng miễn dịch tồn tại lâu dài đối với Gardasil ......................... 20
1.3. KHẢO SÁT SỰ TIÊU THỤ VACCINE NGỪA HPV ....................... 21
SỰ TIÊU THỤ VACCINE HPV TẠI MỸ ...................................................... 21
1.3.1 HPV và ung thư ................................................................................ 21
1.3.2. Ung thư cổ tử cung .............................................................................. 22
1.3.3. Ung thư họng ....................................................................................... 23
1.3.4. Ung thư hậu môn ................................................................................. 24
1.3.5. Các loại vaccine HPV ......................................................................... 24
1.3.6. Mức độ tiếp cận và sử dụng ................................................................ 26
1.3.7. Chi phí vaccine .................................................................................... 30
1.3.8. Bảo hiểm cá nhân ................................................................................ 30
1.3.9. Tài chính công cộng ............................................................................ 31


1.3.10. Vaccine HPV toàn cầu ...................................................................... 32
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 33
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............. 33

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 33
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016 ................ 33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 33
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 33
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 33
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 34
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34
2.4. Mô tả biến số nghiên cứu........................................................................... 34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ .......................................................................................... 36
3.1. Khảo sát sự tiêu thụ của Gardasil trong thời gian nghiên cứu ........... 36
3.1.1. Tiêu thụ chung của vaccine Gardasil qua các năm 2014 – 6/2016 .... 36
3.1.2. Khảo sát tiêu thụ vaccine Gardasil theo từng tháng trong thời gian
nghiên cứu ..................................................................................................... 36
3.1.3. Khảo sát về tăng trưởng tiêu thụ vaccine Gardasil theo từng quý trong
thời gian nghiên cứu...................................................................................... 38
3.1.4. Khảo sát về tăng trưởng tiêu thụ chung của vaccine Gardasil trên
từng địa bàn theo từng năm .......................................................................... 40
3.1.5. Khảo sát về tăng trưởng tiêu thụ của vaccine Gardasil từng địa bàn
theo từng quý trong thời gian nghiên cứu ..................................................... 41
3.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tiêu thụ của vaccine Gardasil
trong giai đoạn 2014 – 6/2015 ........................................................................ 47
3.2.1. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và hổ trợ kiến thức HPV dành
cho các bác sĩ và nhân viên y tế .................................................................... 47
3.2.2. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kiến thức HPV và hổ trợ cộng
đồng ............................................................................................................... 54
3.2.3. Yếu tố khác ảnh hưởng đến tiêu thụ Gardasil trong thời gian nghiên
cứu ................................................................................................................. 56



Chƣơng 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 58
4.1. Bàn luận về tính cấp thiết của đề tài ...................................................... 58
4.2. Bàn luận về sự tiêu thụ Gardasil trong thời gian nghiên cứu ............. 58
4.3. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tiêu thụ Gardasil................. 60
4.3.1. Các hoạt động tuyên truyền, thông tin thuốc cho nhân viên y tế tại các
cơ sở khám chữa bệnh ................................................................................... 60
4.3.2. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người sử dụng ................. 61
4.3.3. Các chương trình chiết khấu thương mại ........................................... 61
4.3.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tiêu thụ Gardasil ......................... 63
4.3.5. Các yếu tố về truyền thông đại chúng và cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ............................................................................................................ 64
4.4. Bàn Luận về những hạn chế của đề tài.................................................. 64
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 67
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 67
5.1.1. Kết quả tiêu thụ Gardasil .................................................................... 67
5.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tiêu thụ Gardasil .............................................. 67
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 68


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Mô tả biến số nghiên cứu ………………………………………… 34
Bảng 3.1. Khảo sát tiêu thụ chung của vaccine Gardasil trong thời gian nghiên
cứu ……………………………………………………………………… 36
Bảng 3.2. Khảo sát về tăng trưởng tiêu thụ chung theo số liều của vaccine
Gardasil trên từng địa bàn trong thời gian nghiên cứu ………………… 41
Bảng 3.3. Các hoạt động tuyên truyền và giáo dục kiến thức HPV dành cho các
bác sĩ và nhân viên y tế ……………………………………

49,50,51,52



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Sự chênh lệch về chủng tộc và dân tộc trong bệnh UTCTC ……… 23
Hình 1.2. Tỷ lệ dự kiến nữ vị thành niên được tiêm ngừa HPV tại Mỹ ……. . 27
Hình 1.3. Tỷ lệ tiêm chủng nữ giới từ 13-17 tuổi tại các tiểu bang Mỹ ……… 28
Hình 1.4. Chính sách tiêm chủng HPV – Nhiệm vụ, giáo dục, và tài trợ …… 29
Hình 3.1. Khảo sát tiêu thụ chung theo số liều của vaccine Gardasil theo từng
tháng từ năm 2014 - 6/2016 …………………………………………. 37
Hình 3.2. Khảo sát tiêu thụ theo số liều theo từng quý từ năm 2014 – 6/2016
…………………………………………………………………………. 38
Hình 3.3. Khảo sát tiêu thụ Gardasil tính theo liều tại viện Pasteur Tp.HCM theo
từng quý trong thời gian nghiên cứu ………………………………. ... 42
Hình 3.4. Khảo sát tiêu thụ Gardasil theo số liều tại Bệnh viện Từ Dũ theo từng
quý trong thời gian nghiên cứu …………………… …………………. 43
Hình 3.5. Khảo sát tiêu thụ Gardasil theo số liều tại Bệnh viện Hùng Vương theo
từng quý trong thời gian nghiên cứu ………………………………… 44
Hình 3.6. Khảo sát tiêu thụ Gardasil theo số liều tại các cơ sở y tế khác theo từng
quý trong thời gian nghiên cứu ……………………… ……………… 46


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một loại ung thư xảy ra tại vị trí cổ tử
cung, thường xuất phát từ vùng chuyển tiếp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy.
Bắt đầu từ tổn thương tiền ung thư tiến triển thành ung thư tại chổ, sau đó là ung
thư vi xâm nhập và cuối cùng kết thúc bằng ung thư xâm nhập. UTCTC gây tổn
thương tử cung nơi mà tinh trùng và trứng phát triển. Những phụ nữ bị UTCTC
thường phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng, do vậy mà mất khả năng sinh
sản. Trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, sàng lọc, dự phòng

và điều trị sớm UTCTC là các biện pháp được khuyến cáo để ngăn chặn gánh
nặng bệnh tật.
Hiện nay, các chương trình sàng lọc được triển khai tại nhiều quốc gia Bắc
Âu, Canada, Mỹ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do UTCTC. Tuy nhiên tại
Việt Nam, mặc dù chương trình sàng lọc phát hiện sớm UTCTC đã được triển
khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước từ năm 2008, hiệu quả của các hoạt
động này vẫn còn hạn chế. Thực tế cho thấy số trường hợp UTCTC vẫn gia tăng
rõ rệt, đặc biệt các trường hợp được phát hiện ở giai đoạn muộn vẫn chiếm tỷ lệ
cao.
Hướng tiếp cận tiếp theo để giảm nguy cơ UTCTC là thực hiện các biện
pháp dự phòng. Về nguyên tắc, UTCTC là bệnh có thể phòng ngừa được. Bởi lẽ,
mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhiễm virus u nhú ở người (HPV-Human
Papilloma Virus). Trong các can thiệp dự phòng hiện nay, tăng cường sử dụng
vaccine phòng ngừa HPV là một trong những giải pháp được lựa chọn phổ biến.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh hiệu quả của vaccine HPV đã
làm giảm sự lây nhiễm HPV cho phụ nữ [3, 4].

1


Gardasil là vaccine tái tổ hợp tứ giá phòng virus HPV ở người typ 6, 11,
16, 18, là một trong những vaccine HPV phổ biến nhất hiện nay được chỉ định
cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ,
âm đạo, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý
do nhiễm HPV [2]. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện để
khảo sát sự tiêu thụ của Vaccine Gardasil để phát hiện các vấn đề và đề xuất giải
pháp cho cơ sở điều trị, đơn vị kinh doanh và cơ quan quản lý. Trên cơ sở đó, đề
tài “khảo sát sự tiêu thụ của vaccine Gardasil trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 2014 – 6/2016” được thực hiện với hai mục tiêu:

1. Khảo sát sự tiêu thụ của vaccine Garasil trên địa bàn Tp.HCM trong
giai đoạn 2014 – 6/2016.
2. Khảo sát một số hoạt động kích thích tới sự tiêu thụ của vaccine
Gardasil của công ty MSD trên địa bàn Tp.HCM trong giai đoạn 2014
– 6/2016.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

Khái quát về virus Human Papillomavirus (HPV) và ung thƣ cổ tử
cung do HPV

1.1.1. Khái quát về Human Papillomavirus
Họ vi khuẩn HPV
Human Papillomavirus (HPV) thuộc họ Papovaviridae. Họ này bao gồm
hai tộc là papiplomavirus và polyomavirus. Trong đó, Polyomavirus bao gồm
các virus BK, JC (lưu hành ở người) và Simian virus (SV 40, lưu hành ở khỉ).
Polyomavirus thường gây nhiễm trùng không triệu chứng và kết hợp với một số
bệnh thận. Trong khi đó, Papovavirus, tộc virus thứ hai, có thể gây nhiễm và phá
vỡ tế bào, nhiễm trùng mạn tính, thể ẩn, thể duy trì và cũng có thể gây chuyển
dạng tế bào. Các hình thái nhiễm virus này phụ thuộc vào tế bào cơ thể bị nhiễm.
Trong thực hành, Papillomavirus là những virus hiện nay rất được quan tâm, vì
nó được coi là đóng vai trò quan trọng trong gây ung thư cổ tử cung.
Khả năng gây bệnh của HPV
HPV có thể gây ra các tổn thương mụn cóc và mụn cơm trên da và trên
đường sinh dục. Ngoài ra, HPV còn gây nhiễm theo đường niệu dục và có thể
gây tổn thương thanh quản trẻ em (nhiễm trùng theo đường sinh đẻ)

Các týp HPV 16, 18 thường đóng vai trò quan trọng trong ung thư cổ tử
cung, dương vật, âm đạo.
Polyomavirus, tộc thứ nhất trong họ HPV có thể gây nhiễm trùng đường
hô hấp trên ở mức độ trung bình ở những bệnh nhân đã bị suy giảm miễn dịch.
Trong khi đó, Papovavirus có vai trò quan trọng trong các loại ung thư sau đây:
ung thư cổ tử cung – âm đạo (50%), ung thư hậu môn (85%), ung thư hầu họng
(20%) và ung thư thanh quản và đường thở (10%)

3


Nhiễm HPV qua đường tình dục là rất phổ biến, do quan hệ tình dục có tới
70% phụ nữ bị nhiễm (có tài liệu công bố tỉ lệ này là 10-20%) chủ yếu là ở
những người trẻ. HPV thường gây nhiễm trong một thời gian ngắn, nhưng tồn tại
thể nhiễm HPV duy trì. Sự tồn tại của các typ oncogen là yếu tố quan trọng kích
hoạt tiền ung thư và ung thư.
Yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm HPV là tiếp xúc trực tiếp theo đường tình
dục, đường miệng, đường da. Bao cao su làm giảm tỉ lệ nhiễm HPV, nhưng
không hoàn toàn ngăn chặn được lây nhiễm virus này. Việt Nam chưa có số liệu
đầy đủ nhưng theo nghiên cứu của PGS Lê Văn Phủng với số lượng mẫu chưa
nhiều thì tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ đến khám bệnh lây nhiễm qua đường tình
dục khoảng 17%. Theo số liệu của GS Nguyễn Bá Đức Bệnh Viện K Hà Nội, tỷ
lệ nhiễm của phụ nữ ở cộng đồng Hà Nội là gần 1% và TP Hồ Chí Minh là 9%.
HPV có 40 typ gây bệnh cho đường sinh dục, trong đó có 15 typ gây khối
u (oncogen) trong đó có các typ 6, 11, 16 và 18 được coi là gây ung thư phổ biến
nhất. HPV chịu trách nhiệm 99,7% ung thư cổ tử cung, trong đó HPV 16 và 18
chiếm 70%.
Cơ chế bệnh sinh
HPV gây nhiễm tế bào da hoặc niêm mạc và nhân lên gây ra tổn thương
(mụn cóc hay mụn cơm) sau thời kỳ nung bệnh khoảng từ 1 đến 2 tháng. Các

tiến triển của tổn thương qua nhiều tháng (3 đến 4 tháng) và không lây nhiễm
vào lớp tế bào sâu hơn. ADN của virus có thể tồn tại bên trong tế bào niêm mạc
và có thể tái hoạt động. Trong những khối u lành và ác tính đường sinh dục,
genom của HPV vẫn tồn tại bên trong tế bào và liên quan đến các yếu tố tương
tác. HPV typ 16 và typ 18 gây papilloma cổ tử cung, loạn sản và ung thư cổ tử
cung, ít nhất có 85% ADN của HPV tích hợp vào gen tế bào

4


Ngoài dạng tích hợp, ADN HPV còn tồn tại dạng plasmid, nhưng dạng
tích hợp nhiều hơn là dạng plasmid. Sự tích hợp này gây ra bất hoạt của các gen
E1 và E2 và do vậy sự sao mã là giới hạn trong các gen E6 và E7. E6 và E7 là
các oncogen, chúng tạo nên các protein gắn và bất hoạt p53 (E6) và p105RB
(E7). Nếu các liên kết này không bị phá vỡ, nhiễm sắc thể dễ dàng đột biến và
dưới sự tác động của một số yếu tố khác, tế bào sẽ dễ dàng chuyển thành ác tính.
Cơ chế mà do đó dẫn đến sự khỏi bệnh do papillomavirus hiện nay chưa
rõ, nhưng người ta thấy rằng ở những người bị đàn áp miễn dịch, bệnh do
papillomavirus bị nặng hơn những người khác. Papillomavirus phát tán từ đường
hô hấp trên, định vị ở trong các niêm mạc và thể lây nhiễm theo đường niệu dục.
Đáp ứng miễn dịch khi nhiễm HPV: kháng thể được tạo ra nhưng ít vai trò
bảo vệ mà miễn dịch qua trung gian tế bào mới đóng vai trò quyết định làm cho
bệnh nhân có thể hồi phục, cơ chế bảo vệ này dẫn đến tình trạng kiểm soát nhiễm
trùng HPV. ADN của HPV tồn tại bên trong các tế bào đáy của da hoặc niêm
mạc bị nhiễm, dưới dạng tích hợp hoặc plasmid, khi bị nhiễm HPV thể ẩn, hoặc
duy trì và nó sẽ tái nhân lên, biệt hóa và giải phóng các hạt virus lây nhiễm. Ở
những bệnh nhân bị đàn áp miễn dịch (như sau ghép cơ quan…) các virus tái
hoạt động và gây tổn thương tiếp tục.
Đường lây truyền HPV
HPV có thể lây truyền trực tiếp qua đường da, đường tình dục thông qua

các vết xước. Đường tình dục có thể là đường khác giới hoặc đồng giới và vì thế
có thể lây trực tiếp từ đường sinh dục tới miệng hoặc hậu môn.
Polyomavirus từ đường hô hấp trên có thể lây nhiễm qua các giọt nước bọt
và có thể cả nước tiểu. Những người bị suy giảm miễn dịch (hoặc bị đàn áp miễn
dịch) có nguy cơ bị bệnh cao với các virus BK và JC.

5


Papovavirus khá vững bền và nó có thể tồn tại một thời gian ở môi trường
bên ngoài, như: khăn mặt, máy tính, vịn cửa và gây ra lây nhiễm.
1.1.2. Ung thư cổ tử cung do HPV
Khái quát về ung thư cổ tử cung do HPV
UTCTC là một loại ung thư xảy ra tại vị trí cổ tử cung, thường xuất phát
từ vùng chuyển tiếp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy. Bắt đầu từ tổn thương tiền
ung thư tiến triển thành ung thư tại chổ, sau đó là ung thư vi xâm nhập và cuối
cùng kết thúc bằng ung thư xâm nhập. UTCTC gây tổn thương tử cung nơi mà
tinh trùng và trứng phát triển. Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung,
tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus u nhú ở người (HPV-human
Papillomavirus), những phụ nữ bị UTCTC thường phải cắt bỏ tử cung để bảo
toàn tính mạng, do vậy mà mất khả năng sinh sản. Trường hợp bệnh nặng có thể
dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thông qua khám sàng lọc,
UTCTC có thể được điều trị khỏi
Dịch tể học và gánh nặng bệnh tật
Trên toàn cầu, hơn 490.000 trường hợp ung thư cổ tử cung được chẩn đoán
hàng năm. Chiến lược ngừa ung thư cổ tử cung tập trung vào việc tầm soát lặp
lại (như làm xét nghiệm Papanicolaou [Pap] và/hoặc xét nghiệm tìm virus sinh u
nhú ở người [HPV] và can thiệp sớm. Chiến lược này đã làm giảm tỷ lệ ung thư
gần khoảng 75% tại các nước đã phát triển nhưng đã chuyển gánh nặng từ quản
lý ung thư cổ tử cung sang giám sát và điều trị một số lớn các tổn thương tiền ác

tính.
Nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus sinh u nhú ở người
(HPV). Nhiễm HPV là yếu tố thiết yếu để phát triển thành ung thư biểu mô tế
bào gai cổ tử cung (và những tổn thương tiền ung thư là tân sinh nội biểu mô cổ
tử cung [CIN] 1 và CIN 2/3) và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung (và tiền tổn
6


thương là ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tại chổ [AIS]). HPV cũng gây ung
thư âm hộ và âm đạo và tổn thương tiền ung thư là tân sinh trong biểu mô (VIN)
và tân sinh trong biểu mô âm đạo (VaIN).
Nhiễm HPV rất phổ biến. Trong trường hợp không tiêm ngừa, trên 50%
người trưởng thành có sinh hoạt tình dục sẽ nhiễm HPV trong đời. Đa số trường
hợp nhiễm HPV sẽ được loại trừ mà không để lại di chứng nào, tuy nhiên một
vài trường hợp sẽ tiến triển đến ung thư cổ tử cung. Nhiễm HPV typ 6, 11, 16 và
18 có thể sẽ đưa đến kết quả bất thường khi xét nghiệm PAP và sang thương
loạn sản mức độ thấp (CIN 1, VIN 1, và VaIN 1). Sang thương liên quan đến
HPV 6 và HPV 11 chưa hẳn tiến triển đến ung thư nhưng không thể phân biệt
được trên lâm sàng sang thương tiền ung thư gây ra do HPV 16 và HPV 18.
Nhiễm HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân gây ra 70% các trường hợp ung
thư hậu môn và dương vật và tiền sang thương của chúng.
Nhiễm HPV 6 và HPV 11 cũng gây mụn cóc sinh dục (mào gà sinh dục),
đó là các khối u sùi hiếm khi tiến triển đến ung thư của niêm mạc cổ tử cung âm
đạo, âm hộ và vùng chung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nguy cơ
nhiễm mụn cóc sinh dục trong cuộc đời ước chừng hơn 10%. Tỷ lệ mới mắc tổn
thương này thường tương đương nhau ở cả nam và nữ.
Đa bướu gai hô hấp tái diễn (Recurrent Respiratory Papillomatosis: RRP),
một bệnh lý ở trẻ em và người lớn cũng do nhiễm HPV 6 và HPV 11. Đặc điểm
của RRP là các bướu gai phát triển tái diễn ở đường hô hấp. Tai Hoa Kỳ, mỗi
năm có khoảng 5900 trường hợp được chẩn đoán. Để điều trị cần phải lặp lại

phẫu thuật nhiều lần.
Ở một số nước phát triển ví dụ như Úc, dựa trên những tổn thương tiền ung
thư CIN1, CIN2, CIN3 (CIN: cervical intraepithelial neoplasia, loạn sản niêm
mạc cổ tử cung, CIN1 loạn sản nhẹ, CIN2, CIN3 loạn sản vừa và nặng), các nhà
7


nghiên cứu đã xác định được HPV là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ung
thư cổ tử cung, cụ thể:
 HPV typ 16 chiếm 29% ở CIN1, 39% ở CIN2 và 27% ở CIN3.
 HPV typ 18 chiếm 5% ở CIN1, 15% ở CIN2 và 5% ở CIN3.
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu được tiến hành trên 186 phụ nữ, các
nhà nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ mắc HPV là 91,9%, trong đó 54% của
những trường hợp này là HPV typ 16 và 17% là HPV typ 18
Về gánh nặng bệnh tật, mỗi năm trên toàn thế giới có 50.000 trường hợp
bị bệnh mới và 274000 người chết do ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, năm
2000 phát hiện trên 5.600 người bị ung thư cổ tử cung mới, trong đó có 2.500
người chết.
Điều trị và dự phòng ung thư cổ tử cung:
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị hiệu quả cao ung thư cổ tử cung đặc biệt
trong giai đoạn tiến triển, các tổn thương trên da có thể điều trị bằng nitrogen
lạnh, những tổn thương cổ tử cung có thể điều trị bằng tia laser. Tuy nhiên, nếu
ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm thông qua khám sàng lọc hoặc có biện
pháp dự phòng phù hợp, UTCTC có thể được điều trị khỏi hoặc phòng tránh
được.
Về các chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, các
chương trình nãy đã được triển khai tại nhiều quốc gia Bắc Âu, Canada, Mỹ đã
làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do UTCTC. Tại Việt Nam, chương trình phòng
chống ung thư đã được triển khai từ năm 2008. Một trong những mục tiêu ưu
tiên của chương trình này là xây dựng mô hình sàng lọc phát hiện sớm ung thư

tại cộng đồng, bao gồm UTCTC. Hiện tại, chương trình sàng lọc phát hiện sớm
UTCTC đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên,
hiệu quả của các hoạt động sàng lọc còn hạn chế. Thực tế cho thấy số trường hợp
8


UTCTC vẫn gia tăng rõ rệt, đặc biệt tỷ lệ số trường hợp được phát hiện ở giai
đoạn muộn chiếm đa số. UTCTC là bệnh có thể phòng ngừa được, do đó kiến
thức và thực hành về phòng ngừa UTCTC của phụ nữ là yếu tố quan trọng để đạt
được các mục tiêu của chương trình. Nâng cao kiến thức và thực hành phòng
bệnh UTCTC đúng cho đối tượng có nguy cơ sẽ là biện pháp can thiệp cộng
đồng có hiệu quả lâu dài nhằm giảm gánh nặng bệnh tật.
Dự phòng cấp I là phòng ngừa phơi nhiễm và nhiễm HPV bằng cách quan
hệ tình dục an toàn. Các chiến lược thường được áp dụng nhằm thay đổi hành vi
bao gồm không quan hệ tình dục hoặc tình dục chung thủy một vợ một chồng
hoặc sử dụng biện pháp phòng lây nhiễm như sử dụng bao cao su khi quan hệ
tình dục. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng chứng minh được hiệu quả sử dụng bao
cao su trong phòng tránh nhiễm HPV gây UTCTC. Hơn nữa, nhiễm HPV ảnh
hưởng đến các cá nhân và hành vi quan hệ tình dục không dễ dàng kiểm soát và
ngăn chặn HPV là một thách thức lớn đối với hệ y tế công cộng. Hiệu quả của
các biện pháp làm thay đổi hành vi của đối tượng nguy cơ cao ở mức rất hạn chế.
Vì vậy, một trong những giải pháp được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn là tăng
cường sử dụng vaccine phòng ngừa HPV. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã
chứng minh hiệu quả của vaccine HPV đã làm giảm sự lây nhiễm HPV cho phụ
nữ. Hiện nay ở nhiều nước Âu-Mỹ đã lưu hành vaccine phòng bệnh Gardasil của
hãng MSD là vaccine công nghệ sinh học, hỗn hợp capsid của các typ HPV 6,
11, 16 và 18. Có tác dụng bảo vệ [3].
1.2.

Khái quát về vaccine Gardasil


1.2.1. Thành phần và chỉ định
Gardasil là vaccine tái tổ hợp tứ giá phòng virus HPV ở người typ 6, 11,
16, 18; là chế phẩm dịch treo vô khuẩn dùng tiêm bắp. Mỗi liều 0,5 ml chứa

9


khoảng 20 mcg protein L1 HPV typ 6; 40 mcg protein L1 typ 11; 40 mcg protein
L1 HPV typ 16 và 20 mcg protein L1 typ 18.
Về chỉ định, Gardasil là vaccine được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 9
đến 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương
tiền ung thư hoặc loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm HPV. Cụ thể,
vaccine này được chỉ định để phòng ngừa các bệnh:
 Ung thư cổ tử cung, âm hộ và âm đạo gây ra bởi HPV typ 16 và 18
 Mụn cóc sinh dục (mào gà sinh dục) gây ra bởi HPV typ 6 và 11
 Nhiễm và bị các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản gây ra bởi HPV typ 6,
11, 16 và 18
Về liều dùng và cách dùng, về cơ bản người dùng Gardasil sẽ được tiêm
bắp với 3 liều 0,5 ml cách nhau theo lịch tiêm: 1) Liều tiêm đầu tiên vào ngày đã
chọn; 2) Liều thứ hai: 2 tháng sau liều đầu tiên; 3) Liều thứ ba: 6 tháng sau liều
đầu tiên. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng khuyến cáo người sử dụng nên tuân thủ
lịch tiêm chủng 0, 2 và 6 tháng như trên vì các nghiên cứu lâm sàng đã chứng
minh hiệu quả của vaccine ở các đối tượng nhận tất cả 3 liều trong thời gian 1
năm. Khi cần điều chỉnh lịch tiêm, liều thứ hai nên dùng ít nhất 1 tháng sau liều
đầu tiên, và liều thứ ba nên dùng ít nhất 3 tháng sau liều thứ hai.
1.2.2. Cơ chế tác dụng
Gardasil chứa protein L1 VLP (virus like particles: mẫu giống virus), là
những protein tương tự như những virus gây nhiễm tự nhiên. Do những mẫu
giống virus không chứa DNA của virus, chúng không thể gây nhiễm tế bào hay

sinh sản.
Trong nghiên cứu tiền lâm sàng, kháng thể kháng virus do cảm ứng
vaccine L1 VLP có kết quả bảo vệ ngừa nhiễm bệnh. Tiêm huyết thanh của động

10


vật đã chủng ngừa vào động vật chưa được chủng ngừa dẫn đến sự bảo vệ kháng
HPV được truyền sang động vật chưa được chủng ngừa. Những dữ liệu này gợi ý
hiệu lực của vaccine chứa L1 VLP có được thông qua trung gian của đáp ứng
miễn dịch dịch thể.
1.2.3. Chống chỉ định và thận trọng
Về phạm vi sử dụng, Gardasil chống chỉ định nếu người sử dụng mẫn cảm
với hoạt chất hoặc với bất kỳ thành phần của vaccine. Không được sử dụng các
liều Gardasil tiếp theo nếu gặp các triệu chứng mẫn cảm sau khi tiêm 1 liều
Gardasil.
Bên cạnh đó, một số lưu ý về thận trọng sau đây cũng được khuyến cáo
bởi nhà sản xuất:
 Như bất kỳ vaccine, tiêm chủng Gardasil không bảo vệ hết tất những người
được tiêm.
 Vaccine này không dùng để điều trị các tổn thương sinh dục ngoài đang tiến
triển, ung thư cổ tử cung, âm hộ hoặc âm đạo, tân sinh trong biểu mô cổ tử
cung, âm hộ hoặc âm đạo (CIN, VIN hoặc VaIN).
 Vaccine này không ngừa các bệnh không phải do HPV gây ra.
 Như bất kỳ vaccine dạng tiêm, cần chuẩn bị sẵn các phương tiện điều trị thích
hợp phòng trường hợp có các phản ứng phản vệ (tuy hiếm) xảy ra sau khi
dùng vaccine.
 Ngất (choáng) có thể xảy ra khi chủng ngừa bất kỳ vaccine nào, đặc biệt ở
thanh thiếu niên và người lớn trẻ tuổi. Đã có báo cáo về ngất, đôi khi kết hợp
với ngã quỵ, xảy ra sau khi tiêm vaccine Gardasil. Do đó, nên theo dõi kỹ đối

tượng trong khoảng 15 phút sau khi tiêm Gardasil.

11


 Quyết định tiêm hoặc hoãn tiêm do đang sốt hoặc vừa bị sốt chủ yếu phụ
thuộc vào độ nghiêm trọng của các triệu trứng và nguyên nhân của các triệu
chứng đó. Thường không chống chỉ định chủng ngừa khi chỉ có sốt nhẹ và
nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên.
 Đáp ứng kháng thể có thể giảm đối với sự tạo miễn dịch chủ động ở những
người giảm đáp ứng miễn dịch do hoặc sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch,
có khiếm khuyết di truyền, nhiễm HPV hoặc do các nguyên nhân khác (xem
tương tác thuốc).
 Cần thận trọng khi dùng vaccine này cho người giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ
rối loạn đông máu vì có thể xuất huyết sau khi tiêm bắp.
1.2.4. Các tác dụng phụ do thuốc
Về các tác dụng phụ, trong 5 thử nghiệm lâm sàng (4 thử nghiệm có đối
chứng với placebo), các đối tượng được tiêm Gardasil hoặc placebo vào ngày bắt
đầu thử nghiệm, và khoảng 2 và 6 tháng sau. Gardasil biểu hiện tính an toàn
thuận lợi khi so sánh với placebo (có hoặc không chứa nhôm). Một số ít người
(0,2%) đã phải ngừng thuốc do tác dụng bất lợi. Trong mọi thử nghiệm lâm sàng
(trừ 1 thử nghiệm), tính an toàn được đánh giá qua phiếu báo cáo tiêm chủng
theo dõi trong vòng 14 ngày sau mỗi lần tiêm Gardasil hoặc placebo. Có 6.160
người (5.088 phụ nữ 9-26 tuổi và 1.072 nam 9-16 tuổi lúc bắt đầu tham gia thử
nghiệm) dùng Gardasil và 4.064 người dùng placebo được theo dõi và sử dụng
phiếu báo cáo tiêm chủng.
Những tác dụng bất lợi liên quan tới Gardasil phổ biến gồm có sốt, rối
loạn toàn thân và phản ứng tại chổ tiêm, nhức đầu và sưng tại chổ tiêm (tăng khi
tiêm Gardasil cùng lúc với vaccine hấp phụ chứa hàm lượng thấp các kháng
nguyên bạch hầu, uốn ván, ho gà (vô bào) và bại liệt bất hoạt). Ngoài ra, trong


12


quá trình Gardasil lưu hành trên thị trường, những tác dụng bất lợi sau đây được
báo cáo tự phát. Vì các tác dụng bất lợi này được báo cáo tự phát từ một dân số
chưa rõ cỡ mẫu, nên không thể ước tính chính xác tần số của chúng hoặc xác lập
mối liên quan về nguyên nhân đối với việc sử dụng vaccine.
 Nhiễm trùng, ký sinh trùng: viêm mô tế bào.
 Rối loạn máu và hệ bạch huyết: ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, bệnh lý
hạch.
 Rối loạn hệ thần kinh: viêm não tủy lan tỏa cấp, choáng váng, hội chứng
Guillain-Barre, nhức đầu, đôi khi ngất kèm theo các hoạt động co cứng-rung
giật.
 Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn.
 Rối loạn cơ xương và mô liên kết: đau khớp, đau cơ.
 Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chổ tiêm: suy nhược, ớn lạnh, mệt mỏi,
khó ở.
 Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn bao gồm phản ứng phản vệ/giả
phản vệ, co thắt phế quản, và nổi mề đay.[2]
1.2.5. Hiệu quả dự phòng HPV typ 6, 11, 16 và 18 của Gardasil
Gardasil có hiệu quả cao trong giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung, ung thư âm
hộ, ung thư âm đạo, CIN (bất kỳ mức độ nào); AIS; ung thư cổ tử cung không
xâm lấn (CIN 3 và AIS); và các tổn thương bộ phận sinh dục ngoài, bao gồm sùi
mào gà, VIN (bất kỳ mức độ nào) và VaIN (bất kỳ mức độ nào) gây bởi HPV
typ 6, 11, 16, 18. Căn cứ trên một phân tích đã định trước đối với các tổn thương
bắt đầu biểu hiện rõ rệt vào 30 ngày sau liều 1, vaccine được chứng minh có hiệu
quả trong suốt lịch tiêm 3 liều.

13



Những phân tích chủ yếu về hiệu quả đã được thực hiện trên dân số hiệu
quả theo đề cương nghiên cứu (per-protocol efficacy, PPE), bao gồm những cá
nhân đã tiêm đủ 3 liều trong một năm tham gia nghiên cứu, không có thay đổi
quan trọng khác so với đề cương nghiên cứu, và chưa nhiễm các typ HPV liên
quan trước khi tiêm liều 1 và suốt 1 tháng sau liều 3 (tháng thứ 7). Hiệu quả
được bắt đầu đánh giá sau lần khám vào tháng thứ 7.
Hiệu quả của Gardasil trên CIN 2/3 hay AIS liên quan đến HPV typ 16
hay 18 là 98,2% (95% CI: 93,5%; 99,8%) trong các nghiên cứu tổng hợp. Phân
tích từng nghiên cứu cho thấy các kết quả sau đây: 100% (95% CI: 65,1%;
100,0%) trong Protocol 005; 100% (95% CI: <0,0%; 100,0%) trong Protocol
007; 100% (95% CI: 89,2%; 100,0%) trong FUTURE I và 96,9% (95% CI:
88,2%; 99,6%) trong FUTURE II. Có 2 trường hợp CIN 3 xảy ra ở nhóm nhận
Gardasil. HPV 16 và 52 được tìm thấy ở trường hợp thứ nhất. Người này nhiễm
mãn tính HPV 52 (nhiễm vào ngày 1, vào tháng thứ 32,5 và 33,6) trong 8 trên 11
mẫu thử, bao gồm mẫu mô cắt bỏ từ phẩu thuật cắt đốt bằng vòng điện (LEEP),
HPV 16 được tìm thấy trong 1 trên 11 mẫu xét nghiệm vào tháng thứ 32,5.
Không tìm thấy HPV 16 trong mô bị cắt đốt khi làm phẩu thuật LEEP. Trường
hợp thứ 2 tìm thấy HPV 51 và 56. Người này nhiễm HPV 51 (phát hiện nhiễm
qua PCR vào ngày 1) trong 2 trên 9 mẫu thử. HPV 56 được phát hiện (trong mô
cắt bỏ từ phẫu thuật LEEP) trong 3 trên 9 mẫu thử vào tháng 52. HPV 16 được
phát hiện trong 1 trên 9 mẫu sinh thiết vào tháng 51. Vì hai trường hợp này xảy
ra trong tình huống nhiễm trùng hỗn hợp, với typ ưu thế không phải là typ có
trong vaccine nên chắc chắn typ HPV liên quan trong vaccine không phải là typ
HPV gây bệnh. Dựa trên đánh giá này, có thể suy luận rằng hiệu quả của vaccine
ngừa CIN 2/3 hoặc AIS liên quan HPV 16/18 là 100%.

14



Hiệu quả của Gardasil trên CIN 2/3 hoặc AIS liên quan HPV 16 là 97,9%
(95% CI: 92,3%, 99,8%) trong tổng hợp các nghiên cứu. Hiệu quả của Gardasil
trên CIN 2/3 hoặc AIS liên quan HPV 18 là 100% (95% CI: 86,6%, 100%) trong
tổng hợp các nghiên cứu.
Hiệu quả của Gardasil trên VIN 2/3 liên quan HPV 16 hoặc 18 là 100%
(95% CI: 55,5%, 100%) trong tổng hợp các nghiên cứu. Phân tích từng nghiên
cứu cho thấy các kết quả như sau: 100% (95% CI: 14,4%, 100,0%) trong
FUTURE I và 100% (95% CI: <0,0%, 100,0%) trong FUTURE II.
Hiệu quả của Gardasil trên VaIN 2/3 liên quan HPV 16 hoặc 18 là 100%
(95% CI: 49,5%, 100%) trong tổng hợp các nghiên cứu. Phân tích từng nghiên
cứu cho thấy các kết quả như sau: 100% (95% CI: <0,0%; 100,0%) trong
FUTURE I và 100% (95% CI: <0,0%; 100,0%) trong FUTURE II.
Hiệu quả của Gardasil trên CIN ( CIN 1, CIN 2/3) hay AIS liên quan đến
HPV typ 6, 11, 16, hay 18 là 96,0% (95% CI: 92,3%; 98,2%) trong tổng hợp các
nghiên cứu. Phân tích từng nghiên cứu cho thấy các kết quả như sau: 100% (95%
CI: <0,0%; 100,0%) trong Protocol 007; 100% (95% CI: 95,1%; 100,0%) trong
FUTURE I và 93,8% (95% CI: 88,0%; 97,2%) trong FUTURE II.
Hiệu quả của Gardasil trên những tổn thương sinh dục liên quan đến HPV
typ 6, 11, 16, hay 18 (mụn cóc sinh dục, VIN, VaIN, ung thư âm hộ và ung thư
âm đạo) là 99,1% (95% CI: 96,8%; 99,9%) trong tổng hợp các nghiên cứu. Phân
tích từng nghiên cứu cho các kết quả như sau: 100% (95% CI: <0,0%; 100,0%)
trong Protocol 007; 100% (95% CI: 94,9%; 100,0%) trong FUTURE I và 98,7%
(95% CI: 95,2%; 99,8%) trong FUTURE II.
Hiệu quả của Gardasil trên mụn cóc sinh dục liên quan đến HPV typ 6
hoặc 11 là 99,0% (95% CI: 96,2%; 99,9%) trong tổng hợp các nghiên cứu.

15



Trong một phân tích bổ sung, hiệu quả của Gardasil trên ung thư cổ tử
cung giai đoạn 0 theo phân loại FIGO (CIN 3 hay AIS) và trên các tổn thương
tiền ung thư trực tiếp đối với ung thư âm hộ và âm đạo (VIN 2/3 hay VaIN 2/3)
liên quan HPV 16/18 ở dân số hiệu quả theo đề cương nghiên cứu (PPE) và dân
số dự định điều trị đã thay đổi nhóm 2 (MITT-2). Dân số MITT-2 bao gồm cá
thể chưa nhiễm các typ HPV liên quan (typ 6, 11, 16, và 18) trước khi tiêm liều
vaccine đầu tiên, nhận ít nhất 1 liều vaccine hoặc placebo, và có ít nhất 1 lần
khám theo dõi sau ngày 30 sau khi tiêm vaccine. Dân số MITT-2 khác với dân số
PPE ở chổ trong nghiên cứu này có các cá thể vi phạm đề cương nghiên cứu
đáng kể và có người đã nhiễm 1 typ HPV trong quá trình chủng ngừa. Hiệu quả
được bắt đầu đánh giá từ 30 ngày sau liều 1 đối với dân số MITT-2.
Hiệu quả Gardasil ngừa bệnh liên quan đến HPV typ 16/18 là 96,9% (95%
CI: 88,4%; 99,9%), 100% (95% CI: 30,6%; 100,0%) và 100% (95% CI : 78,6%;
100%), lần lượt đối với CIN 3, AIS và VIN 2/3 hoặc VaIN 2/3 ở dân số tuân
theo đề cương. Hiệu quả của Gardasil ngừa bệnh liên quan đến HPV typ 16/18 là
96,7% (95% CI: 90,2%; 99,3%), 100% (95% CI: 60,0%; 100,0%) và 97,0%
(95% CI: 82,4%; 99,9%), lần lượt đối với CIN 3, AIS và VIN 2/3 hoặc VaIN 2/3
ở dân số MITT-2.
Hiệu quả bảo vệ ngừa nhiễm trùng nói chung hoặc bệnh lý trong giai đoạn
mở rộng của protocol 007, bao gồm dữ liệu đến tháng 60, là 95,8% (95% CI:
83,8%; 99,5%). Ở nhóm nhận Gardasil, không có trường hợp nào ghi nhận miễn
dịch giảm.
Gardasil có hiệu quả như nhau trong phòng ngừa bệnh do nhiễm các typ
HPV 6,11, 16 và 18.
Một phân tích định trước đã đánh giá tác động của Gardasil lên nguy cơ
chung về bệnh lý cổ tử cung, âm hộ và âm đạo do nhiễm HPV (nghĩa là bệnh do
16


bất kỳ typ HPV) trên 17.599 đối tượng tham gia vào nghiên cứu FUTURE I và

FUTURE II. Trong số các đối tượng chưa nhiễm ít nhất đối 1 trong 14 typ HPV
phổ biến và/hoặc đã có xét nghiệm PAP âm tính về tổn thương trong biểu mô tế
bào gai [SIL] vào ngày 1 (dân số MITT-2), tỷ lệ mới mắc CIN 2/3 hoặc AIS do
nhiễm các typ HPV có hoặc không có trong vaccine đã giảm đến 33,8% (95%
CI: 20,7%; 44,8%) khi chủng ngừa với Gardasil.
Đã có những phân tích hiệu quả khác tiến hành trong 2 dân số liên quan
lâm sàng: (1) dân số chưa nhiễm HPV (âm tính đối với 14 typ HPV phổ biến và
có xét nghiệm PAP âm tính về tổn thương trong biểu mô tế bào gai [SIL] vào
ngày 1), tương tự dân số gồm các đối tượng chưa có hoạt động tình dục cùng với
các đối tượng vừa mới bắt đầu hoạt động tình dục; và (2) dân số nghiên cứu
chung là các đối tượng không kể tình trạng HPV ban đầu, trong số đó có vài
người đã có bệnh liên quan HPV lúc bắt đầu chủng ngừa.
Trong số các đối tượng chưa nhiễm HPV và trong dân số nghiên cứu
chung (bao gồm các đối tượng nhiễm HPV lúc bắt đầu chủng ngừa), tỷ lệ mới
mắc chung của CIN 2/3 hoặc AIS; của VIN 2/3 hoặc VaIN 2/3; của CIN (bất kỳ
mức độ) hoặc AIS; và của mụn cóc sinh dục đã giảm khi dùng Gardasil. Giảm
các tỷ lệ này chủ yếu do giảm các tổn thương do nhiễm HPV typ 6, 11, 16 và 18.
Trong số các đối tượng chưa nhiễm HPV và trong dân số nghiên cứu chung, lợi
ích của vaccine liên quan đến tỷ lệ mới mắc chung của CIN 2/3 hoặc AIS (do
nhiễm bất kỳ typ HPV) trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Điều này bởi vì
Gardasil không ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh nhiễm trùng hiện diện lúc bắt
đầu chủng ngừa. Các đối tượng như thế có thể đã có tổn thương CIN hoặc AIS
lúc bắt đầu chủng ngừa và vài người sẽ phát triển CIN 2/3 hoặc AIS trong thời
gian theo dõi. Gardasil làm giảm tỷ lệ mới mắc CIN 2/3 hoặc AIS do nhiễm các
typ 6, 11, 16 và 18 xảy ra sau khi bắt đầu tiêm vaccine.
17


×