Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu đánh giá và đề xuất mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 134 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất mô hình liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP.HCM
- Chủ nhiệm đề tài: ThS Từ Minh Thiện
- Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM
- Thời gian thực hiện: 12/2009 – 12/2012
- Kinh phí đƣợc duyệt: 260 triệu đồng
- Kinh phí đã cấp: 235 triệu đồng theo thông báo số 254/TB-SKHCN ngày
8/2/2009 và thông báo số 18/TB-SKHCN ngày 11/4/2012 của Sở Khoa học và
Công nghệ TPHCM

2. Mục tiêu:
2.1. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của các hình thức liên kết ngang và
liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh
2.2. Đề xuất các giải pháp và chính sách phát triển các hình thức liên kết
ngang và liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
2.3. Xây dựng thí điểm một mô hình liên kết ngang và một mô hình liên kết
dọc trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

3. Nội dung:

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1
Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
1.2
1.3


1.4
1.5
Tổng quan nghiên cứu trong nước
Tính cần thiết
Phạm vi nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và khả năng áp dụng thực tiễn của đề tài

CHƢƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

NỘI DUNG 1. LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM PHÁT
TRIỂN CÁC CHUỖI LIÊN KẾT NGANG, LIÊN KẾT DỌC
TRONG NÔNG NGHIỆP
2

2.1
Lý thuyết về chuỗi liên kết ngang
2.1.1
Ưu điểm của liên kết theo chiều ngang
2.1.2
Nhược điểm của liên kết theo chiều ngang
2.2
Lý thuyết về chuỗi liên kết dọc
2.2.1
Ưu điểm của liên kết theo chiều dọc
2.2.2
Nhược điểm của liên kết theo chiều dọc
2.2.3
Các hoạt động chính trong chuỗi lien kết cung ứng nông sản
2.2.4
Các phương pháp đánh giá chuỗi liên kết

2.2.5
Hiệu quả của chuỗi liên kết
2.3.
Kinh nghiệm phát triển chuỗi liên kết ngang ở trong và ngoài
nƣớc
2.3.1
Kinh nghiệm phát triển chuỗi liên kết ngang ở Thái Lan
2.3.2
Kinh nghiệm phát triển liên kết GAP sông Tiền
2.3.3
Kinh nghiệm phát triển liên kết ngang theo mô hình HTX RAT
Phước Hải
2.4
Kinh nghiệm phát triển các liên kết dọc ở trong và ngoài
nƣớc
2.4.1
Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng rau quả Thái Lan
2.4.2
Chuỗi liên kết ở Canada và Hoa Kỳ
2.4.3
Chuỗi liên kết dọc của công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản
(Vissan)
2.5
Bài học rút ra trong điều kiện ở Việt Nam

NỘI DUNG 2. THỰC SẢN XUẤT – KINH DOANH
RAT . HCM
2.6
– kinh doanh rau và RAT TP HCM
2.6.1

Khái niệm RAT
3

2.6.2
- kinh doanh rau và RAT trên địa bàn TP
HCM
2.6.3
Tình hình tiêu thụ rau và RAT ở TPHCM
2.7
Kết quả khảo sát tình hình sản xuất – kinh doanh rau, RAT
ở TPHCM
2.7.1
Tình hình sản xuất rau trên 3 huyện ngoại thành TPHCM
2.7.2
Hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn với việc
sản xuất rau hiện nay
2.7.3
Kết quả thống kê, đánh giá một số chỉ tiêu cụ thể
2.8
Thực trạng liên kết sản xuất ngang trong sản xuất RAT trên
địa bàn TPHCM
2.8.1
Tổ hợp tác
2.8.2
2.8.3
Hợp tác xã
Nhận xét về thực trạng liên kết ngang trong sản xuất – kinh
doanh RAT ở TPHCM
2.9
Thực trạng các chuỗi liên kết dọc RAT

2.9.1
Chuỗi liên kết RAT truyền thống
2.9.2
Chuỗi liên kết RAT cung ứng siêu thị/ xuất khẩu của HTX
2.9.3
2.9.4
Chuỗi RAT xuất khẩu theo hợp đồng của công ty
Nhận xét về thực trạng liên kết dọc trong sản xuất – kinh doanh
RAT ở TPHCM

NỘI DUNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.10
Đề xuất mô hình chuỗi liên kết ngang trong sản xuất – kinh
doanh RAT
2.10.1
Điều kiện để hình thành mô hình liên kết ngang
2.10.2
Nội dung mô hình
4

2.10.3
Hình thức hoạt động
2.10.4
Các giai đoạn phát triển cua hoạt động tiêu thụ saản phẩm
2.10.5
Phương thức hoạt động
2.10.6
Điều kiện để hình thành lĩnh vực chuyên canh RAT mới
2.11
Đề xuất mô hình chuôi liên kết dọc trong sản xuất – kinh

doanh RAT
2.11.1
Nguyên tắc
2.11.2
Mục tiêu
2.11.3
Điều kiện hình thành chuỗi liên kết dọc
2.11.4
2.12
Mô hình liên kết dọc cung ứng thị trường xuất khẩu giữa Khu
NNCNC với Công ty TNHH DV Rồng đỏ
Một số vấn đề cần thảo luận

CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI
LIÊN KẾT NGANG VÀ CHUỖI LIÊN KẾT DỌC TRONG
SẢN XUẤT – KINH DOANH RAT TPHCM
3.1
Các giải pháp phát triển chuỗi liên kết ngang
3.1.1
Hỗ trợ thành lập và vận hành hoạt động Liên hiệp HTX RAT
3.1.2
Giải quyết vốn đầu tư cho sản xuất – kinh doanh RAT
3.1.3
Tăng cường hiệu lực quản lý thực phẩm an toàn
3.1.4
Đẩy mạnh liên kết vùng sản xuất RAT
3.1.5
Đầu tư cho lĩnh vực sơ chế, bảo quản sau thu hoạch
3.1.6
Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các HTX/

doanh nghiệp
3.2
Các giải pháp phát triển chuỗi liên kết dọc
3.2.1
Đầu tư sâu cho công nghệ sau thu hoạch
3.2.2
Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
5

3.2.3
Đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân lực đáp ứng sự thay đổi của
thị trường và yêu cầu của khách hang
3.2.4
Tiếp cận và mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nước
3.2.5
Phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp
3.2.6
Xây dựng thương hiệu nông sản

4. Sản phẩm của đề tài:
4.1. Báo cáo mô hình thí điểm liên kết ngang và một mô hình liên kết dọc
trong sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
4.2. Báo cáo về giải pháp phát triển các liên kết ngang và liên kết dọc trong
sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
4.3. Bản kiến nghị về việc phát triển các liên kết ngang và liên kết dọc trong
sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
6

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nƣớc:

Vấn đề nghiên cứu chuỗi liên kết hoặc chuỗi cung ứng đƣợc khá nhiều các tổ
chức quốc tế nhƣ GTZ, Axis, Trung tâm Nghiên cứu và Đại học Wageningen
(Wageningen UR)…Có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ::
- Chuỗi cung ứng rau quả Thái Lan: Từ năm 1999 các nhà nghiên cứu của
Viện Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp LEI - một bộ phận của Trung tâm
Nghiên cứu và Đại học Wageningen (Wageningen UR) – đã tham gia vào
việc thực hiện hai dự án phát triển chuỗi cung ứng hoàn toàn khác nhau ở
Thái Lan. Một dự án tập trung vào thị trƣờng trong nƣớc và một vào thị
trƣờng xuất khẩu. Trong nghiên cứu tình huống này, các kinh nghiệm và kết
quả thu thập đƣợc trong quá trình thực hiện dự án đƣợc đặt cạnh nhau. Điều
này cung cấp một cái nhìn rất rõ ràng về việc phát triển chuỗi cung ứng. Dự
án đầu tiên đƣợc tiến hành ở một công ty bán lẻ (TOPS Thailand) và dự án
thứ hai tiến hành tại một công ty xuất khẩu (Thai Fresh) về phát triển chuỗi
cung ứng. Công ty bán lẻ nắm giữ một vị thế khác biệt hơn giữa ngƣời sản
xuất và ngƣời tiêu dùng so với một công ty xuất khẩu. Do đó các chiến lƣợc
của họ đối với việc phát triển chuỗi cung ứng có thể khác nhau. Kết quả là
các tác động đối với sự phát triển các chủ sản xuất nhỏ và tính bền vững
cũng có thể khác biệt. Xác định các yếu tố lẫn các thành phần tham gia thành
công quan trọng cho việc phát triển chuỗi cung ứng là vấn đề cốt yếu trong
nghiên cứu tình huống này, Bắt đầu việc phát triển chuỗi cung ứng từ một
công ty bán lẻ có các tác động khác đối với việc tham gia và tính bền vững
của các chủ sản xuất nhỏ so với việc bắt đầu từ một công ty xuất khẩu. Các
nhà hoạch định chính sách và các đối tác kinh doanh phải nhận thức đƣợc
các tác động này và đƣa chúng vào quá trình ra quyết định chiến lƣợc để
phát triển chuỗi cung ứng.

- Chuỗi liên kết ở Canada và Hoa Kỳ: tập trung nghiên cứu việc chuyển
dịch về hƣớng phối hợp dọc , nhƣ là một lĩnh vực chuyển dịch ra khỏi thị
trƣờng hàng hóa giao ngay và hƣớng đến các mối liên kết dọc chuyên biệt,
chặt chẽ hơn giữa các giữa các đối tác giống nhau trong chuỗi cung ứng.

Nghiên cứu sự thích ứng của khu vực tƣ nhân đối với môi trƣờng thị trƣờng
đã thay đổi do một loạt các bƣớc phát triển công nghệ, qui định và tài chính,
ngoài những thay đổi về sở thích tiêu dùng (chất lƣợng, an toàn thực
phẩm, )
1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc:
Một số nghiên cứu về chuỗi ngành hàng do tổ chức GTZ (Đức) tài trợ đã
đƣợc triển khai nhƣ:
- Phân tích ngành hàng rau an toàn tại TP Hà Nội do TS Đào Thế Anh và Cử
nhân Đòan Thanh Sơn thuộc bộ môn hệ thống nông nghiệp,. Viện Khoa học
kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2006; với mục tiêu thu thập
7

chuỗi giá trị rau an tòan dựa trên những yêu cầu trong nội dung nghiên cứu,
trên cơ sở đó miêu tả thực trạng và phân tích chuỗi giá trị.
- Phân tích ngành hàng rau tại tỉnh Hà Tây do Đào Thế Anh, Đào Đức Huấn,
Ngô sỹ Đạt, Đặng Đức Chiến, Lê Văn Phong thuộc bộ môn hệ thống nông
nghiệp,. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2006;
với mục tiêu là xác định qui mô và đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lƣu
thông sản phẩm rau xanh của tỉnh, xác định câu trúc ngành hàng, các kênh
lƣu thông sản phẩm và qui mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham
gia ngành hàng; xác định đặc điểm chât lƣợng, giá sản phẩm và quá trình
hình thành giá của sản phẩm qua các kênh hàng; phân tích các khó khăn
trong sản xuất và lƣu thông sản phẩm rau, từ đó đƣa ra các hƣớng tác động
phù hợp.
- Phân tích ngành hàng rau tại tỉnh Thái Bình, tỉnh Vĩnh Phúc, TP Hải Phòng
do Đào Thế Anh, Đào Đức Huấn, Ngô sỹ Đạt, Phạm trung Tuyến, Đặng Đức
Chiến, Lê Văn Phong thuộc bộ môn hệ thống nông nghiệp,. Viện Khoa học
kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2005; với mục tiêu là xác
định qui mô và đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lƣu thông sản phẩm
rau xanh của tỉnh, xác định cấu trúc ngành hàng, các kênh lƣu thông sản

phẩm và qui mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham gia ngành hàng;
xác định đặc điểm chât lƣợng, giá sản phẩm và quá trình hình thành giá của
sản phẩm qua các kênh hàng; phân tích các khó khăn trong sản xuất và lƣu
thông sản phẩm rau, từ đó đƣa ra các hƣớng tác động phù hợp.
- Phân tích ngành hàng rau tại Cần Thơ do chƣơng trình phát triển kỹ thuật
Đức GTZ, Metro Việt Nam và Bộ Thƣơng mại tài trợ thực hiện, nhằm tìm ra
một hoặc một số loại rau củ tiềm năng để tập trung phát triển trong tƣơng lai
và nghiên cứu về hiện trạng rau củ quả của tỉnh Cần Thơ, đặc biệt phân tích
chuỗi giá trị rau củ quả cho thành phố Cần Thơ. Qua đó, đã đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị rau quả Cần Thơ.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu trong nƣớc của các tổ chức, cá nhân nhƣ:
- Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hƣớng GAP của TS
Trần Thị Ba (trƣờng Đại học Cần Thơ) năm 2008.
- Chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận do Axis nghiên cứu năm 2004
- Chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận do Axis nghiên cứu năm 2004
- Chuỗi giá trị Bƣởi Vĩnh Long do Axis nghiên cứu năm 2004
- Chuỗi giá trị rau Thành phố Hồ Chí Minh do Axis nghiên cứu năm 2004
- Hệ thống sản xuất thuỷ sản vùng ven TPHCM thực hiện 1999 – 2002 do
Khoa thuỷ sản trƣờng Đại học Nông Lâm TPHCM thực hiện theo dự án
Production in Aquatic Peri-urban system in Southeast .
Các đề tài nghiên cứu đã phân tích và đƣa ra đƣợc bản đồ chuỗi giá trị ngành hàng
ở tại các địa phƣơng nghiên cứu, đƣa ra các khuyến nghị cần thiết để phát triển
chuỗi ở các địa phƣơng trên.

8

1.3. Sự cần thiết:
Theo dự báo của Tổ chức Lƣơng nông thế giới (FAO) và 1 số chuyên gia kinh tế,
do mức sống của ngƣời dân thành phố đang ngày càng gia tăng, vì vậy, nhu cầu
tiêu dùng rau quả an toàn, thực phẩm cả tƣơi lẫn chế biến sẽ tăng mạnh. Bên cạnh

đó, thông qua các thoả thuận mậu dịch song phƣơng và đa phƣơng khi Việt Nam
gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới, cơ hội giao thƣơng hàng hoá trong đó các
mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng mạnh. Ngoài ra, dự
báo của FAO cho biết, trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu tiêu thụ của thế giới về
rau quả tăng nhanh (tốc độ bình quân khoảng 3,6% năm), khả năng xuất khẩu cũng
sẽ có điều kiện tăng nhanh.

Hiện nay, sản xuất nông sản của Thành phố tuy phát triển theo chiều hƣớng tăng về
giá trị tuyệt đối nhƣng phần lớn vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa sản xuất theo
hƣớng chuyên canh dẫn đến không đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu thị trƣờng (cả về
chất lƣợng, mẫu mã lẫn số lƣợng). Bên cạnh đó, hệ thống buôn bán nông sản của
thành phố hiện nay mới bƣớc đầu đƣợc tổ chức lại cho văn minh, hợp lý hơn, còn
nhiều vấn đề cần phải kiện toàn củng cố từ nguồn hàng thu mua, kiểm tra chất
lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm lƣu thông trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu,
đến vấn đề bảo quản, chế biến. vận chuyển, phân phối. Và vấn đề quan trọng nữa,
đó là chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn Thành
phố còn nhiều hạn chế

Với năng lực sản xuất còn nhỏ, lẻ và tính liên kết, phối hợp vẫn chƣa mạnh, các
doanh nghiệp và các tổ chức, hợp tác xã sản xuất – kinh doanh nông sản đã bỏ lỡ
khá nhiều cơ hội để tiếp cận với các nhà phân phối, các doanh nghiệp lớn cả trong
lẫn ngoài nƣớc. Phần đông là không đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng, chủng loại,
về chất lƣợng và thời gian giao hàng.

Với lợi thế về vị trí và tiềm năng thị trƣờng, thành phố trở thành trung tâm thu hút
lƣợng hàng hóa nông sản đáng kể của khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng
nhƣ đồng bằng Sông Cửu Long để chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Là một
nƣớc nông nghiệp cho nên sự bình ổn của thị trƣờng nông sản có tác động rất lớn
đến đời sống kinh tế xã hội của nƣớc ta. TP Hồ Chí Minh là một đô thị với diện
tích đất và sản lƣợng nông nghiệp khá khiêm tốn, tuy nhiên, giá trị sản xuất của

ngành nông nghiệp cũng chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu tỉ trọng của ngành nông
nghiệp cả nƣớc. Ngoài ra, hàng năm, ngành nông nghiệp TP cũng đều triển khai
các hoạt động hợp tác với nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc cũng nhƣ thành phố cũng
đã có chƣơng trình liên kết sản xuất rau an toàn với 11 tỉnh lân cận, đó là: Bình
Dƣơng, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền
Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp; chƣơng trình hợp tác giữa tổ
chức CBI (Hà Lan) và Trung tâm Tƣ vấn và Hỗ trợ nông nghiệp về xúc tiến hỗ trợ
xuất khẩu rau, hoa quả sang thị trƣờng EU từ năm 2008 - 2010 Đây là các
9

chƣơng trình xây dựng vùng nguyên liệu nông sản ổn định và đảm bảo chât lƣợng
với nhiều mục tiêu

Việc phát triển sản xuất và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản, trong đó, củng cố
các thị trƣờng truyền thống song song với tìm kiếm các thị trƣờng mới luôn đặt
cho các nhà quản lý cũng nhƣ các doanh nghiệp, các nhà sản xuất những bài toán
kinh tế để đƣa ra những quyết định: Tổ chức sản xuất nhƣ thế nào để đảm bảo luôn
cung cấp đủ chủng loại, đúng thời hạn và đảm bảo chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực
phẩm? Các hình thức hợp tác, liên kết giữa các bên nhƣ thế nào để đảm bảo hài hòa
đƣợc lợi ích và nâng cao vị thế của nhà sản xuất? Các thành viên đóng vai trò của
nhƣ thế nào trong liên kết dọc? Tiêu thụ trên thị trƣờng nào với những chủng loại,
tiêu chuẩn và sản lƣợng nhƣ thế nào là phù hợp? Vấn đề bao bì, kích cỡ và vận
chuyển ra sao? Do đó, bài toán tổ chức liên kết ngang và liên kết dọc với kinh
nghiệm đi trƣớc của nhiều quốc gia trên thế giới đã cho ta thấy hiệu quả cũng nhƣ
tính bền vững của những mô hình này.

Đây là nhu cầu thực tế không chỉ của các nhà quản lý mà còn là nhu cầu thiết thực
của các nhà sản xuất cũng nhƣ các doanh nghiệp, vì thế đề tài sẽ giải quyết vấn đề
này ở khía cạnh kinh tế và ứng dụng ngay trong điều kiện của TP. HCM cũng nhƣ
một số tỉnh khác trong khu vực


1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn nghiên cứu ngành hàng RAT trên địa bàn TPHCM từ ngƣời sản
xuất, thu mua - vận chuyển, chế biến, phân phối, tiêu dùng.

1.5. Ý nghĩa khoa học và khả năng áp dụng thực tiễn của đề tài:
- So với các đề tài đã nghiên cứu do GTZ tài trợ tập trung nhiều vào việc phân
tích chuỗi giá trị ngành hàng, đề tài này sẽ kế thừa các phân tích cũng nhƣ
các đề xuất nhằm tăng hiệu quả của chuỗi liên kết trong các nghiên cứu
trƣớc để tham khảo.
- Đề tài phân tích vai trò của từng thành viên và vấn đề phân phối thu nhập
giữa các thành viên trong chuỗi liên kết ngang (tổ hợp tác, HTX) và chuỗi
liên kết dọc (chuỗi liên kết RAT truyền thống, chuỗi RAT xuất khẩu theo
hợp đồng của công ty, chuỗi cung ứng siêu thị/ xuất khẩu của HTX ) để đảm
bảo sự phát triển ổn định và bền vững.
- Đề xuất một mô hình thí điểm liên kết ngang và một mô hình liên kết dọc
trong sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc triển khai các chuỗi liên kết RAT. Qua đó, đề xuất
các giải pháp để phát triển các chuỗi liên kết ngang và liên kết dọc RAT trên
địa bàn TPHCM.
10

CHƢƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

NỘI DUNG 1. LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC
CHUỖI LIÊN KẾT NGANG, LIÊN KẾT DỌC TRONG NÔNG NGHIỆP:
2.1. Lý thuyết về chuỗi liên kết ngang:
Liên kết ngang là liên kết giữa các nhà cung ứng có các sản phẩm dịch vụ tƣơng
đối giống nhau hay cùng ở trong một ngành, nhƣ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản; giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Về liên kết trong ngành nông

nghiệp, liên kết theo chiều ngang là nhiều hộ cá thể hợp lại với nhau thành những
tổ chức kinh tế hợp tác. Họ cùng nhau sản xuất với sự thống nhất về công nghệ,
cách thức thu hoạch và chế biến để trong cùng thời gian đƣa ra một loại sản phẩm
đồng nhất với khối lƣợng đủ lớn, cung cấp đủ số lƣợng theo yêu cầu của ngƣời
mua hàng. Thành viên nào vi phạm các quy định đó sẽ không đủ điều kiện để tham
gia tiếp tục.

Lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô chỉ ra rằng, thông thƣờng, một hoạt động kinh
tế nào đó nếu ở một quy mô nhỏ thì chi phí đầu tƣ ban đầu cũng nhƣ các chi phí
giao dịch sẽ rất lớn làm cho giá thành sản phẩm cao, kém sức cạnh tranh. Việc liên
kết các doanh nghiệp cùng thực hiện một sản phẩm (liên kết ngang) hoặc tạo ra
một chuỗi sản phẩm hay một sản phẩm hoàn chỉnh (liên kết dọc) nhằm tạo ra một
quy mô đủ lớn sẽ khắc phục đƣợc điểm yếu nêu trên. Đây chính là lý do chính để
các chuỗi liên kết/ chuỗi cung ứng, tập đoàn đƣợc lập và hoạt động có hiệu quả
trong một thời gian khá dài. Khi môi trƣờng kinh doanh phát triển cạnh tranh hơn
cùng với áp lực toàn cầu ngày càng tăng, các công ty buộc phải đổi mới để tạo
dựng và duy trì cạnh tranh. Trong vài thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến số lƣợng
công ty sử dụng công nghệ thông tin vƣợt ra ngoài những hỗ trợ cho hoạt động và
quản lý. Đặc biệt, với sự tiến bộ nhanh chóng của lĩnh vực viễn thông, nhiều doanh
nghiệp đã tìm kiếm cơ hội chiến lƣợc từ việc liên kết kinh doanh mang tính tổ
chức. Các sản phẩm hầu hết không còn đƣợc sản xuất tại một không gian, địa điểm,
mà đƣợc phân chia thành nhiều công đoạn, ở các châu lục, quốc gia, các địa
phƣơng khác nhau. Trong bối cảnh này, vai trò của liên kết kinh doanh đã đến lúc
cần đƣợc nhìn nhận nhƣ một nguồn lực quan trọng của nền kinh tế.

2.1.1. Ưu điểm của liên kết theo chiều ngang
Trong một thời gian dài, liên kết theo chiều ngang đƣợc xem là một phƣơng thức
tiên tiến của nền kinh tế các nƣớc phát triển. Trên thực tế phƣơng thức này đã đem
lại những thành tựu tốt, nhất là:
Đảm bảo sự an tâm của các nhà cung cấp khi đầu tƣ vào sản xuất – kinh

doanh cả trong lẫn ngoài nƣớc
Đảm bảo cho nhà sản xuất có thông tin nhiều nhất và có thể can thiệp vào
nhiều các phƣơng diện của nhà cung cấp để đảm bảo nắm rõ cũng nhƣ tạo sự
ổn định trong hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình
sản xuất
11

Nhà cung cấp đƣợc cung cấp tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ tập đoàn đối tác
nên tăng cƣờng đƣợc năng lực cung ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất
Mối lợi hai chiều do nhà sản xuất có nguồn cung ổn định về số lƣợng, đảm
bảo về chất lƣợng và nhà cung cấp yên tâm về đầu ra cũng nhƣ hiệu quả đầu
tƣ, tạo liên kết bền vững theo phƣơng thức hai bên cùng có lợi.

2.1.2. Nhược điểm của liên kết theo chiều ngang
Từng đƣợc xem là một trong những bí quyết thành công của các công ty Nhật bản,
ngày nay liên kết theo chiều ngang đã bộc lộ một số yếu điểm, đáng chú ý nhất là:
Tạo ra sức ỳ cho chính các nhà cung cấp. Họ trở nên ít năng động hơn và vô
cùng chậm chạp thay đổi mẫu mã, công nghệ.
Các công ty đầu đàn của cuộc chơi phải dàn trải tài chính ra quá rộng nên
thƣờng đuối sức.
Giảm khả năng, động lực cạnh tranh và đổi mới của các bên.
Hiệu quả chƣa đạt mức tối ƣu.
Quá phụ thuộc; kể cả khi không cần thiết.

2.2. Lý thuyết về chuỗi liên kết dọc:
Liên kết theo chiều dọc là liên kết theo chuỗi, là cách tập trung nguồn lực từ các
lĩnh vực khác nhau, nhƣ liên kết giữa nhà sản xuất, đơn vị bảo quản, nhà chế biến
cà phê trong ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê; liên kết giữa các đơn vị sản xuất
giống, thức ăn, thuốc thú y, phân phối trong ngành chăn nuôi… Đây là liên kết
giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình đƣa sản phẩm từ sản xuất đến tay

ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Những ngƣời tham gia chuỗi sẽ bầu ra đại diện cho các
khâu tổ chức sản xuất, tổ chức thu mua, chế biến, tổ chức bảo quản và tiêu thụ sản
phẩm. Thông qua đại diện của mình, những nhóm chuyên sản xuất, hay tiêu thụ sẽ
gắn kết thành mắt xích của một dây chuyền. Đẩy mạnh chuyên môn hoá, chuyên
nghiệp hoá sẽ tạo điều kiện để ngƣời nông dân đầu tƣ phát triển công nghệ, kỹ
thuật.
Thông thƣờng, sự hội nhập gần nhƣ thẳng đứng (một liên doanh) là một nghĩa vụ
theo hợp đồng dài hạn mà trong đó cả ngƣời mua và ngƣời bán đã đầu tƣ nguồn lực
vào mối quan hệ này. Nó khác với liên kết hoàn toàn theo chiều dọc bởi vì mối
quan hệ này chấm dứt vào cuối thời kỳ đã thỏa thuận và các công ty vẫn là các thực
thể độc lập. Một ví dụ minh họa là một liên doanh trong đó những ngƣời tham gia
cùng chia sẻ chi phí, các rủi ro, lợi nhuận và thua lỗ của liên doanh. Nhƣợng quyền
thƣơng mại và giấy phép là những ví dụ khác nhƣng không phổ biến trong lĩnh vực
nông nghiệp. Một liên minh chiến lƣợc có đặc trƣng là các bên chia sẻ một mục
tiêu, các rủi ro và cùng kiểm soát lẫn nhau trong việc ra quyết định. Thông thƣờng,
điều này linh hoạt hơn hợp đồng và yêu cầu các bên thừa nhận những mục tiêu
chung và cùng hợp tác để đạt đƣợc những mục tiêu này. Niềm tin là cơ sở cho một
liên minh chiến lƣợc thành công.
12

Hội nhập hoàn toàn theo chiều dọc xảy ra khi một công ty nắm giữ hai hoặc nhiều
giai đoạn của tiến trình sản xuất - chế biến - phân phối. Theo hợp đồng, một trang
trại chuyển giao quyền kiểm soát một số mặt sản xuất, tiếp thị nhất định để đổi lại
sự bảo đảm chắc chắn hơn đối với quyền tiếp cận thị trƣờng hoặc các nguyên vật
liệu đầu vào và rủi ro thấp hơn. Các hợp đồng có thể đƣợc phân loại thành ba nhóm
lớn.
+ Các hợp đồng chuyên biệt theo thị trƣờng (Market-specification contracts)
là một thỏa thuận của ngƣời mua cung cấp thị trƣờng cho đầu ra của ngƣời bán.
Ngƣời mua có thể gánh chịu một số rủi ro và có quyền quyết định về thời gian tiếp
thị.Ngƣời nông dân vẫn giữ lại quyền kiểm soát sản xuất.

+ Các hợp đồng quản lý sản xuất (Production-management contracts) cho
ngƣời mua nhiều quyền kiểm soát hơn, cho phép ngƣời mua chỉ định và/hoặc giám
sát thực tiễn sản xuất, việc sử dụng nguyên vật liệu đầu vào,
+ Các hợp đồng cung cấp nguồn lực (Resource-providing contracts) cho
ngƣời mua mức độ kiểm soát lớn nhất, theo đó ngƣời mua cung cấp thị trƣờng đầu
ra, giám sát thực tiễn sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu. Khi
làm nhƣ vậy, ngƣời mua thƣờng gánh chịu một tỷ lệ rủi ro lớn hơn và có thể giữ
quyền sở hữu sản phẩm, còn ngƣời nông dân đƣợc trả một khoản phí quản lý. Đây
là loại hợp đồng gần gũi với hội nhập hoàn toàn theo chiều dọc.
Phối hợp theo chiều dọc bao gồm một sự liên tục của các khả năng, từ các giao
dịch thị trƣờng giao ngay tới hội nhập hoàn toàn theo chiều dọc. Các dạng trung
hòa bao gồm các hình thức lai ghép khác nhau, bao gồm các hợp đồng, các liên
minh chiến lƣợc và bán hội nhập (các liên doanh).Trong các thị trƣờng giao ngay,
hàng hóa đƣợc trao đổi giữa nhiều ngƣời mua và ngƣời bán trong khoảng thời gian
hiện hành, và giá cả thƣờng là yếu tố quyết định bán hàng duy nhất, ví dụ, các thị
trƣờng đấu giá. Phối hợp theo chiều dọc xảy ra hoàn toàn theo các tín hiệu giá. Các
thị trƣờng giao ngay có hiệu quả đối với việc phân phối các hàng hóa đồng nhất.
Phối hợp dọc bao gồm một loạt liên tục của các khả năng, từ các giao dịch giao
ngay trên thị trƣờng mở ở đầu này, thông qua hội nhập hoàn toàn theo chiều dọc ở
đầu bên kia và và bao gồm cả các liên minh chiến lƣợc, liên doanh, hợp đồng
khoán …Có thể nói rằng luôn luôn có một số hình thức phối hợp theo chiều dọc,
đƣợc dẫn dắt chỉ bởi các tín hiệu giá cả trong một thị trƣờng giao ngay hoặc bởi sự
kết hợp của các yếu tố đã xác định trƣớc trong một tình huống theo hợp đồng.
GTZ định nghĩa chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng)
có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào
đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho
ngƣời tiêu dùng. Tham gia chuỗi giá trị là hàng loạt các doanh nghiệp (nhà vận
hành) thực hiện các chức năng, nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán
và nhà phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau
13


bằng một loạt các giao dịch kinh doanh trong đó sản phẩm đƣợc chuyển từ tay nhà
sản xuất sơ chế đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Bảng 2.1: Các nhóm hoạt động tham gia chuỗi liên kết
Hoạt động
Khâu
Hoạt động liên quan
Hoạt động sơ cấp
Logistic đầu vào
Quản lý nguyên vật liệu, lƣu
kho, quản lý tồn kho, lập lịch
trình hoạt động cho các
phƣơng tiện và hoàn trả cho
nhà cung cấp
Vận hành
Các hoạt động liên quan đến
chuyển hoá các đầu vào, hình
thành sản phẩm sau cùng
Logistic đầu ra
Tồn kho thành phẩm, quản lý
vật liệu, vận hành các phƣơng
tiện phân phối, qui trình đặt
hàng, xây dựng lịch làm việc
Marketing và bán hàng
Quảng cáo, khuyến mãi, bán
hàng, báo giá, lựa chọn kênh
phân phối, quan hệ giữa các
kênh phân phối, định giá
Dịch vụ

Lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện,
cung cấp phụ tùng và điều
chỉnh sản phẩm
Hoạt động hỗ trợ
Thu mua
Thu mua nguyên vật liệu thô,
các nguồn cung ứng và sản
phẩm tiêu thụ khác
Phát triển công nghệ
Bí quyết, qui trình, công nghệ
Quản trị nguồn nhân lực
Tuyển dụng, thuê lao động,
huấn luyện, phát triển và thu
nhận
Cơ sở hạ tầng
Quản trị tổng quát, lập kế
hoạch, tài chính, kế toán, pháp
lý, công tác với các cơ quan
nhà nƣớc, quản lý chất lƣợng
(Nguồn: Cẩm nang ValueLinks)
GTZ đề xuất phƣơng pháp luận ValueLinks, theo đó việc phân tích chuỗi giá trị
gồm 3 bƣớc cơ bản: lập bản đồ chuỗi giá trị; lƣợng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá
trị và phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị. Lập bản đồ chuỗi giá trị là xây dựng
một sơ đồ về hệ thống chuỗi giá trị có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh
doanh, các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ cũng nhƣ các nhà hỗ
trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị. Lƣợng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị bao gồm
các con số kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở, ví dụ nhƣ số lƣợng chủ thể, lƣợng sản
xuất hay thị phần của phân đoạn cụ thể trong chuỗi. Phân tích kinh tế đối với chuỗi
giá trị là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi, bao gồm việc xác định giá
trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các

nhà vận hành (trong phạm vi có thể).
14

2.2.1. Ưu điểm của liên kết theo chiều dọc:
Kết hợp đƣợc ƣu thế và sở trƣờng của các nhân tố tham gia trong chuỗi liên
kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau, làm cho chuỗi liên kết trở nên linh hoạt và
năng động hơn trong vai trò là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Chia sẻ đƣợc trách nhiệm, rủi ro và quyền lợi, cũng nhƣ đảm bảo lợi ích của
các nhân tố tham gia trong chuỗi
Nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm và
năng lực cung ứng, tăng cƣờng hiệu quả tiếp thị đến các nhà nhập khẩu, các
nhà phân phối, các nhóm mua hàng trên thế giới.
Tạo sự an tâm cho các nhà phân phối cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng do có thể
truy xuất đƣợc nguồn gốc sản phẩm
2.2.2. Nhược điểm của liên kết theo chiều dọc:
Việc phân chia quyền lợi, rủi ro và trách nhiệm giữa các thành viên trong
chuỗi liên kết chƣa đƣợc phân định rõ ràng theo công sức đóng góp cũng
nhƣ mức độ rủi ro.
Vẫn còn tình trạng thiếu tin tƣởng lẫn nhau giữa các thành viên dẫn đến sự
hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi chƣa đƣợc chặt chẽ
Hệ thống và công nghệ kiểm soát tính an toàn cũng nhƣ truy xuất nguồn gốc
sản phẩm, trách nhiệm của từng khâu, công đoạn hoặc các thành viên trong
chuỗi còn hạn chế. Trong thực tế hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc sản
phẩm nông nghiệp hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện.
Trong khi các trang trại cá nhân đang thu nhỏ lại, xu hƣớng chính trong lĩnh
vực sản xuất là phát triển các hợp tác xã, các liên kết hợp tác giữa sản xuất
và tiếp thị, phân phối. Theo hợp đồng với các nhà chế biến, xuất khẩu hoặc
các nhà cung cấp, nông dân thƣờng đƣợc bảo đảm về đầu ra, về thị trƣờng
tiêu thụ, nhƣng họ cũng phải cải thiện quản lý chất lƣợng, hiệu quả sản xuất,
và kiểm soát chi phí.

Các chuỗi tiếp thị truyền thống cần nhiều công đoạn và nhân lực, trong khi
xu hƣớng hiện đại theo hƣớng đơn giản hóa, ít bƣớc hơn, cải tiến trong vận
tải, hậu cần, và xử lý chuỗi
2.2.3. Các hoạt động chính trong chuỗi liên kết cung ứng nông sản:
- Cung ứng vật tƣ nông nghiệp: bao gồm một số yếu tố đầu vào nhƣ:
giống, vật tƣ kỹ thuật (phân bón, thuốc BVTV ).
- Sản xuất trong nông nghiệp: quá trình kết hợp lao động với đất đai, các
yếu tố đầu vào trong nông nghiệp để tạo ra nông sản. Phƣơng thức sản xuất trong
15

nông nghiệp cho thấy mức độ công nghiệp hóa cũng nhƣ sự đảm bảo về số lƣợng,
ổn định về chất lƣợng của nông sản.
- Thu gom nông sản. Là quá trình tập hợp sản lƣợng mà trong đó các khối
lƣợng nhỏ một loại nông sản nhất định đƣợc tập trung về một nơi, một đầu mối để
tiến hành các hoạt động chế biến, đóng gói hoặc marketing tiếp theo. Thu gom
nông sản nhằm đáp ứng đƣợc đủ khối lƣợng hàng hóa theo yêu cầu của thị trƣờng
đồng thời giúp cho nông dân sản xuất nhỏ, nhất là những ngƣời ở xa các thị trƣờng
có thể bán đƣợc sản phẩm của mình. Thu gom nông sản có thể do tƣ thƣơng hoặc
bộ phận thu mua của các doanh nghiệp thực hiện. Tính linh hoạt và sự ổn định của
công tác thu mua đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn nơi bán của
nông dân hoặc các tổ chức hợp tác trong nông nghiệp.
- Vận chuyển- Chế biến. Việc vận chuyển đóng vai trò không nhỏ, tác động
đến chất lƣợng và hình thức nông sản trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng. Chế biến
có tác dụng làm đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị và chất lƣợng sản phẩm trƣớc
khi bán và duy trì đƣợc chất lƣợng sản phẩm trong thời gian dài. Chỉ có chế biến
mới nâng cao đƣợc giá trị sản phẩm và thỏa mãn đƣợc yêu cầu của ngƣời tiêu
dùng. Việc chế biến nông sản có thể là sơ chế hay tinh chế
- Phân phối. Là quá trình bán các nông sản thô hay qua chế biến đến tay
ngƣời mua. Phân phối là hoạt động phức tạp của marketing, liên quan đến nhiều
yếu tố nhƣ: cấu trúc thị trƣờng, cơ sở hạ tầng (giao thông, phƣơng tiện vận chuyển,

thông tin), sự nắm bắt thị trƣờng của các doanh nghiệp Việc phân phối liên quan
nhiều đến hiệu quả marketing (chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, tìm hiểu thị
trƣờng, giá bán sản phẩm…)
- Các dịch vụ hỗ trợ. Để tăng hiệu quả của các hoạt động trên cần thiết phải
có các hoạt động hỗ trợ (dịch vụ thứ cấp), gọi là dịch vụ thứ cấp nhƣng các dịch vụ
này không phải là không quan trọng mà trái lại còn rất cần thiết cho mọi hoạt động
marketing. Đó là các dịch vụ: Tiêu chuẩn hóa và phân loại sản phẩm; Đóng gói;
Vận chuyển; Bảo quản; Cung cấp tài chính; Phòng ngừa rủi ro; Bán sản phẩm, Bảo
hiểm. .

2.2.4. Các phương pháp đánh giá chuỗi liên kết:
Để tạo ra giá trị và khai thác giá trị, cần xác định rõ các nội dung sau:
Sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đang kinh doanh là gì?
Sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty muốn kinh doanh là gì?
Qui trình và phƣơng pháp triển khai việc lƣu chuyển sản phẩm hàng
hóa từ khâu này đến khâu khác nhƣ thế nào?
Giá trị đƣợc tạo ra và đƣợc khai thác nhƣ thế nào trong việc kinh
doanh đó?
Giá trị tạo ra sẽ đƣợc khai thác nhƣ thế nào trong tƣơng lai?
Giá trị đó đƣợc tạo ra ở đâu trong chuỗi giá trị? Ở đâu trong các lĩnh
vực kế cận? Ở đâu vể mặt địa lý?
16

Ai thực hiện? Ai tạo ra giá trị đó? Sau đó ai khai thác giá trị đó? Bạn,
khách hàng của bạn, nhà cung ứng, đối tác hay đối thủ cạnh tranh?

Gần đây, đo lƣờng kết quả chuỗi liên kết dọc trở thành một chủ đề đang đƣợc nhiều
ngƣời chú ý. Chuỗi liên kết dọc gồm có các chức năng và quá trình thoả mãn nhu
cầu khách hàng cuối cùng. Các chức năng đƣợc hiểu là công việc mà các cá nhân
hay tổ chức trong chuỗi cung ứng thực hiện. Còn quá trình thoả mãn nhu cầu khách

hàng cuối cùng đòi hỏi các thành viên phải tìm cách tốt nhất và hiệu quả nhất để
đóng góp giá trị vào chuỗi liên kết dọc, với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Chức năng
của chuỗi cung ứng có thể thấy rõ và không gây tranh cãi. Tuy nhiên, quá trình làm
thế nào để thoả mãn nhu cầu khách hàng cuối cùng hay còn gọi là hiệu quả của dây
chuyền cung ứng vẫn còn nhiều tranh luận, chƣa đạt tới sự thống nhất rõ ràng.

Có ba cách tiếp cận khi đánh giá chuỗi liên kết dọc:
+ Cách tiếp cận thứ nhất là tối ưu hoá quá trình hoạt động và sản xuất.
Khi xem xét khía cạnh này, mỗi chuỗi liên kết dọc đƣợc xem xét một cách riêng rẽ.
Mô hình tối ƣu hoá chuỗi liên kết dọc là một sự lựa chọn tối ƣu nhất trong số các
chuỗi liên kết dọc riêng rẽ đã đƣợc tối ƣu hoá. Chuỗi liên kết dọc đã đƣợc tối ƣu
hoá có nghĩa là biến độc lập “kết quả thị trƣờng” đƣợc tối ƣu hoá thông qua sự lựa
chọn tối ƣu một tập hợp các biến giải thích liên quan đến sản xuất nhƣ: số bƣớc
trong dây chuyền cung ứng, mức tồn kho, mức độ phân biệt của sản phẩm. Kết quả
chuỗi liên kết dọc bao gồm các chỉ tiêu định lƣợng đo lƣờng về hiệu quả kỹ thuật
cũng nhƣ các chỉ tiêu dựa trên chi phí và các chỉ số định tính nhƣ mức độ thoả mãn
cũng nhƣ sự phản hồi của khách hàng.
+ Cách tiếp cận thứ hai khi xem xét chuỗi liên kết dọc là việc giảm chi phí
giao dịch. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng chi phí giao dịch, đó
là các hành vi có tính chất cơ hội của các bên tham gia giao dịch. Vì vậy, để tăng
hiệu quả giao dịch cần phải xây dựng cà hợp đồng có tính chất kích thích các bên
tham gia, đảm bảo liên kết đƣợc mục tiêu của các bên tham gia đồng thời loại bỏ
đƣợc những hành vi có tính chất cơ hội. Ngoài ra, việc liên kết theo chiều dọc cũng
làm giảm chi phí giao dịch. Vì vậy, việc tổ chức các chuỗi liên kết dọc theo một
cấu trúc hiệu quà (dƣới các dạng khác nhau từ mối liên hệ thị trƣờng hoàn toàn cho
đến liên kết chặt chẽ theo cấp bậc trật tự chặt chẽ, rõ ràng) sẽ giảm đáng kể chi phí
giao dịch và nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết dọc. Cấu trúc thị trƣờng hiệu quả đòi
hỏi phải có đƣợc một cơ chế vận hành có khả năng kiểm soát và thực thi các điều
khoản đã thoả thuận trong hợp đồng, cụ thể là các chuỗi cung ứng phải tạo ra khả
năng “truy tìm nguồn gốc” của sản phẩm để đảm bảo sự đóng góp thật sự của sản

phẩm đối với ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
+ Cách tiếp cận thứ ba dựa vào khả năng kiểm soát được lợi ích của các
cá nhân và tổ chức trong chuỗi liên kết dọc. Xuất phát từ cách tiếp cận này là do
trong một số trƣờng hợp các nhà phát minh các công cụ tạo ra sản phẩm mới nhƣng
không nhận đƣợc thu nhập xứng đáng với phát mình đó. Các đối thủ cạnh tranh hay
những cá nhân và tổ chức nằm ở trƣớc hay sau trong dây chuyền cung ứng có thể
17

có lợi từ phát minh đó khi các phát minh đó dễ bị bắt chƣớc hoặc khi hệ thống đảm
bảo bản quyền có hiệu lực thấp, hoặc khi phát minh đó cần có sản phẩm bổ sung.
Chẳng hạn nhƣ một giống cây mới rất dễ bị sao chép lại đơn giản bằng việc trồng
giống cây đó. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, chuỗi cung ứng hiệu quả là phải
đảm bảo đƣợc lợi ích của ngƣời có phát minh.

Các phƣơng pháp trong ba cách tiếp cận khi đánh giá chuỗi liên kết dọc có tác
dụng bổ sung cho nhau, đƣa ra một bức tranh tổng quát về các chuỗi cung ứng khác
nhau. Tuy nhên, cách tiếp cận thứ ba chỉ ở phạm vi hẹp, không bao quát tất cả các
loại hình chuỗi liên kết dọc. Còn cách thứ hai “giảm chi phí giao dịch” gặp phải
một khó khăn lớn là chi phí giao dịch không dễ đo lƣờng. Trong khi đó, cách tiếp
cận thứ nhất “tối đa hoá quá trình hoạt động và sản xuất” có ƣu điểm là không chỉ
có khả năng đánh giá mà còn cho phép so sánh hiệu quả hoạt động của chuỗi liên
kết dọc. Song phƣơng pháp này đòi hỏi một khối lƣợng dữ liệu chi tiết.

Một số nghiên cứu gần đây về hiệu quả chuỗi cung ứng đã đề nghị các chỉ tiêu nhƣ:
khả năng ổn định giá cả sản phẩm; thời gian từ lúc đƣợc báo giao hàng cho đến khi
giao hàng ; chất lƣợng và quản lý chất lƣợng sản phẩm trong chuỗi Ngoài ra việc
liên kết trong chuỗi thể hiện chủ yếu ở khâu chia sẻ thông tin và phân phối chi phí,
lợi nhuận giữa các thành viên trong chuỗi đƣợc xem là động lực chính để phát triển
chuỗi.


2.2.5. Hiệu quả của chuỗi liên kết:
Hiệu quả của chuỗi đƣợc thể hiện qua các tiêu chí chọn lựa sau:
Tiêu chí 1: Sự liên kết giữa các thành phần trong chuỗi: Có nhiều hình thức liên
kết với mức chặt chẽ từ thấp đến cao bao gồm:
a) Mua đứt bán đoạn
b) Mua bán theo mối dựa vào sự tin tƣởng lẫn nhau
c) Hợp đồng
d) Hợp nhất trong cùng một công ty.
Dù trong hình thức nào, việc liên kết đều đƣợc đánh giá qua sự trao đổi
thông tin về thị trƣờng; xác định giá mua; cách thức giao nhận sản phẩm và thanh
toán tiền cũng nhƣ việc chia sẻ rủi ro trong kinh doanh.

Tiêu chí 2: Tiêu chuẩn sản phẩm và việc quản lý chất lượng trong chuỗi: Tiêu
chuẩn sản phẩm là thƣớc đo chất lƣợng mà một chuỗi cung ứng có thể cung cấp
cho thị trƣờng. Trong nông nghiệp, việc tuân theo tiêu chuẩn là động lực khiến các
nhà sản xuất-chế biến chọn lựa một qui trình phù hợp với các mức đầu tƣ khác
nhau tùy theo tiêu chuẩn đặt ra.

Tiêu chí 3: Chi phí thời gian và hao hụt sản phẩm: Thể hiện trình độ quản lý
chuỗi để thỏa mãn khách hàng với chất lƣợng cao và ít tác động xấu đến môi
trƣờng.
18

Tiêu chí 4: Phân phối chi phí, lợi nhuận giữa các thành viên trong môt chuỗi.
Cách tính chi phí, lợi nhuận: tính chi phí và lợi nhuận thu đƣợc của các
thành phần thu mua, chế biến trong chuỗi trên 1 tấn sản phẩm.
Tổng chi phí = giá vốn + chi phí Marketing (toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá
trình hoạt động của những đơn vị thu mua nhƣ vận chuyển, bốc vác, thuế, đóng gói
sản phẩm và chi phí hao hụt sản phẩm)
Lợi nhuận (1tấn sản phẩm) = giá bán – tổng chi phí

Biên tế Marketing (là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua) = chi phí
Marketing + lợi nhuận của ngƣời phân phối.

2.3. Kinh nghiệm phát triển chuỗi liên kết ngang ở trong và ngoài nƣớc::
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi liên kết ngang ở Thái lan:
TOPS Thailand là một công ty bán lẻ với khoảng 50 siêu thị tại Bangkok và
Chiangmai. Ban quản trị đã quyết định áp dụng một hệ thống chứng nhận an toàn
thực phẩm nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của họ và để củng cố hình ảnh của họ
về một siêu thị chất lƣợng. Việc áp dụng này đã tạo ra một hệ thống các nhà cung
ứng ƣu tiên có đƣợc giấy chứng nhận về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của Bộ
Nông nghiệp. Số lƣợng các nhà cung ứng này đã giảm mạnh trong quá trình thực
hiện dự án
Đối với TOPS Thailand - là một công ty bán lẻ, sự cạnh tranh của và rủi ro/lợi
nhuận dƣờng nhƣ là các động cơ chi phối sự phát triển chuỗi cung ứng. Sự cải
thiện an toàn thực phẩm, giảm chi phí giao dịch đã là các điểm chú ý chiến lƣợc
chính yếu. Kết quả là nhiều hộ sản xuất nhỏ đã phải rời bỏ lĩnh vực này.
+ Các bài học kinh nghiệm từ dự án TOPS Thailand gồm có:
Thứ nhất, sự hội nhập của các hộ nhỏ trong chuỗi cung ứng của TOPS đã giảm
xuống do ban quản trị TOPS đã phải hoạt động dƣới các điều kiện kinh doanh khá
khó khăn. Họ đã quyết định tập trung vào cắt giảm các chi phí giao dịch và cải
thiện mức độ an toàn thực phẩm. Kết quả là một quá trình lựa chọn trong số các
nhà cung ứng ban đầu đã đƣợc bắt đầu. Ngày càng có nhiều ngƣời trồng chuyên
nghiệp và tiên tiến hơn. Các nhà sản xuất kém chuyên nghiệp và kém tiên tiến hơn
đã phải từ bỏ lĩnh vực này.
Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách tư và công không nên dựa quá nhiều
vào sự hợp tác của các doanh nhân trong các qui trình xác nhận vì các thƣơng
nhân rau quả và bộ phận mua hàng cảm thấy mình bị hạn chế về quyền tự do giao
dịch bởi các yêu cầu của chứng nhận. Việc chứng nhận làm cho họ khó khăn hơn
để ngả theo các giải pháp giá rẻ hoặc các nhà cung ứng bất chợt nào đó.
Thứ ba, các nhà nghiên cứu ở trường đại học có thể đóng một vai trò rất xây

dựng trong việc phát triển chuỗi cung ứng nhƣ là một nhà trung gian giữa các bên
công và tƣ nhân.

19

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển liên kết GAP sông Tiền:
Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Hiệp hội Trái
cây Việt Nam (Vinafruit) và Hội làm vƣờn Việt Nam (Vacvina) vận động tổ chức
Liên kết sản xuất và tiêu thụ Trái cây an toàn khu vực Sông Tiền (Liên kết GAP
Sông Tiền) gồm 7 tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre,
Long An và TP Hồ Chí Minh. Khu vực này với khoản 200.000 ha cây ăn trái là
trung tâm cây ăn trái của cả nƣớc, cung cấp 60-70% trái cây xuất khẩu.
Liên kết GAP Sông Tiền có Ban điều hành gồm đại diện 4 nhà, 1 số nhà vƣờn, một
số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây và dịch vụ vật tƣ nông nghiệp, 1 số cơ sở
nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý của 7 tỉnh thành viên.
Mục đích của Liên kết Sông Tiền là liên kết sản xuất và kinh doanh kinh doanh trái
cây an toàn theo qui trình GAP (Good Agricultural Practices) thống nhất, nhằm tạo
ra sản phẩm chất lƣợng cao (đẹp, an toàn, ngon) với khối lƣợng lớn và giá thành
cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nƣớc.
Liên kết GAP Sông Tiền hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, kinh phí hoạt động
do các thành viên Liên kết tự nguyện đóng góp dƣới sự chỉ đạo của Ban điều hành
Liên kết với các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhƣ sau:
Nhà sản xuất trong Liên kết là 20 HTX và công ty chuyên sản xuất trái cây
của 7 tỉnh thành viên tiếp nhận qui trình GAP, sáng tạo liên kết thực hiện để
sản xuất sản phẩm trái cây chất lƣợng cao và an toàn tiến đến đƣợc chứng
nhận GAP đáp ứng yêu cầu thị trƣờng.
Nhà doanh nghiệp gồm một số công ty xuất nhập khẩu rau quả và công ty
dịch vụ vật tƣ nông nghiệp cung cấp yêu cầu của khách hàng cho nhà sản
xuất, nhà khoa học, nhà quản lý để sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu khách
hàng, giúp huấn luyện cho xã viên HTX về cách chuẩn bị hàng xuất khẩu,

cung ứng và hƣớng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả vật tƣ nông nghiệp, góp
phần cải tiến, nâng cao giá trị sản phẩm và cùng các nhà sản xuất giải quyết
đầu ra cho trái cây của Liên kết, chủ động sản tạo phát triển và mở rộng thị
trƣờng.
Nhà khoa học gồm Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và các Trung tâm
nghiên cứu của các tỉnh thành viên tổ chức chuyển giao và hƣớng dẫn thực
hịện sản xuất an toàn theo GAP, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giúp các
HTX ứng dụng các giải pháp giảm chi phí sản suất nhằm hạ giá thành sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh
Nhà quản lý gồm 7 Phó giám đốc Sở NN&PTNT của 7 tỉnh thành viên chỉ
đạo xây dựng các HTX thành viên phát triển bền vững, hỗ trợ thực hiện GAP
và đề xuất với chính quyền các cấp các chính sách thích hợp phát triển HTX
và sản xuất an toàn, bền vững.
Trong 3 năm hoạt động (2005 - 2007) Liên kết GAP Sông Tiền đã đạt đƣợc các
kết quả sau:
- Trong năm 2005, Ban điều hành Liên kết đã tổ chức 2 lớp đào tạo huấn
luyện viên về GAP cho HTX gồm Tổ kỹ thuật của HTX (3-5 xã viên), cán
20

bộ khuyến nông, cán bộ Hội làm vƣờn các tỉnh. 60 xã viên đã trở thành huấn
luyện viên GAP của HTX. Cuối năm 2005 và năm 2006 với sự hỗ trợ của
Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang - thành viên Liên kết đã giúp
các huấn luyện viên GAP của các HTX tổ chức các lớp tập huấn cho xã viên
tại 12 HTX thành viên và trên 500 xã viên đã đƣợc huấn luyện về sản xuất
trái cây an toàn theo hƣớng GAP , về kỹ thuật thu hoạch, sơ chế bảo quản
trái cây và về sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật.
Từ giữa năm 2006 đến 2008 thực hiện chƣơng trình ứng dụng GAP của Liên
kết, Tổ cố vấn kỹ thuật của Liên kết do GS-TS. Nguyễn Thơ chủ trì đã hỗ trợ
thực hiện thử qui trình GAP ở 1 tổ sản xuất có diện tích khoảng 5 – 10 ha
của 5 HTX thành viên Liên kết gồm:

- HTX Hòa Lộc – Cái Bè – Tiền Giang (xoài cát)
- HTX Dƣơng Xuân – Châu Thành – Long An (thanh long)
- HTX Mỹ Thạnh Anh – Châu Thành – Bến Tre (bƣởi da xanh)
- HTX 14/10 – Tam Bình – Vĩnh Long (măng cụt)
- HTX Quơn Long – huyện Chợ Gạo – Tiền Giang (thanh long)
- Ban điều hành cũng đã cùng các HTX thành viên bàn sẽ thành lập 1 tổ chức
lo tiêu thụ sản phẩm chung cho các HTX. Hiện tại đã hình thành sự liên kết
bƣớc đầu giữa 1 số HTX cung ứng hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp xuất
khẩu thành viên Liên kết. Hoặc một số công ty thành viên yêu cầu HTX sản
xuất nguyên liệu chế biến cho công ty với sự chỉ đạo theo dõi của Ban đềiu
hành. Hoạt động này còn mới mẻ cần phải vừa thực hiện vừa rút kinh
nghiệm để xây dựng đƣợc sự liên kết bền vững giữa nhà sản xuất và nhà
doanh nghiệp
- Ban điều hành Liên kết đã phối hợp với METRO Vietnam và GTZ (Đức)
kiểm tra, xác định để thực hiện 2 dự án trong năm 2007 gồm (1) Metro hỗ
trợ kinh phí cho HTX Qƣơn Long (thanh long) – Chợ Gạo – Tiền Giang xây
nhà đóng gói, (2) giúp HTX Mỹ Hòa – Bình Minh – Vĩnh Long (bƣởi 5 Roi)
thực hiện để đƣợc cấp giấy chứng nhận EUREPGAP. Ngoài ra Liên kết sẽ
tham gia Dự án CARD của Úc thực hiện GAP ở HTX Mỹ Lƣơng – Cái Bè –
Tiền Giang (bƣởi long cổ cò) và Tổ hợp quít hồng – Xã Long Hậu - huyện
Lai Vung – Đồng Tháp.
- Một số HTX và DN thành viên đã tham gia trƣng bày và bán hàng tại các hội
chợ, lễ hội ở các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tiền Giang TPHCM,
Cần Thơ và tham gia xúc tiến thƣơng mại ở Trung Quốc vào Châu Âu với
Hiệp hội Trái cây VN.
Sau 3 năm hoạt động, Liên kết GAP Sông Tiền, tuy còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu sót,
vừa học vừa làm, bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc mối liên kết giữa 4 nhà nhất là
nhà sản xuất và nhà doanh nghiệp và rút ra các bài học sau:
- Để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không có khối lƣợng
hàng hóa lớn, chất lƣợng không đồng đều thì việc thành lập các HTX chuyên

sản xuất trái cây và liên kết các HTX lại trong một tổ chức là hình thức tích
21

tụ ruộng đất, sản xuất tập thể là giải pháp duy nhất hiện tại để ngành trái cây
tồn tại và phát triển. Đó cũng là chủ trƣơng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn của Nhà nƣớc.
- Liên kết GAP là Liên kết của 4 nhà nên phải có nhạc trƣởng đó là Ban điều
hành Liên kết với Trƣởng ban, các Phó trƣởng Ban và các thành viên. Ban
điều hành phải làm việc thống nhất, biết tranh thủ đƣợc sự hỗ trợ về kỹ thuật
cũng nhƣ tài chính của các tổ chức liên quan.
- Sản xuất là khâu yếu kém nhất của ngành cây ăn trái, nên củng cố và đẩy
mạnh sản xuất và sản xuất an toàn là nội dung hoạt động chủ yếu của Liên
kết. Do đó việc củng cố phát triển các HTX thành viên và chỉ đạo các HTX
sản xuất an toàn theo GAP là hoạt động chính của Liên kết.
- Tranh thủ hợp tác quốc tế để đƣợc tham gia các dự án, nhất là dự án sản xuất
trái cây an toàn, dự án phát triển thị trƣờng… là các giải pháp hỗ trợ cho
hoạt động của Liên kết.
- Sự tham gia của các doanh nghiệp với vai trò tiêu thụ sản phẩm trái cây
không thấy đƣợc quan tâm và thể hiện trong liên kết. Liên kết này học kinh
nghiệm từ Thái lan nhƣng Thái Lan làm khác hẵn, có cả sự phối hợp giữa các liên
kết ngang và lien kết dọc để có sản phẩm xuất khẩu.
Có thể nói 20 HTX và công ty sản xuất trái cây - thành viên Liên kết - đang học
sản xuất trái cây an toàn theo GAP là nguồn sản phẩm an toàn trong tƣơng lai cho
thị truờng trong và ngoài nƣớc và là nhân tố trụ cột của Liên kết. Bƣớc đầu đã hình
thành sự liên kết giữa nhà sản xuất và nhà doanh nghiệp với nhà khoa học và nhà
quản lý làm trung gian. Liên kết GAP Sông Tiền là mô hình Liên kết 4 nhà đầu tiên
trong ngành trái cây Việt đã có tác động ban đầu đến ngành trái cây đồng bằng
song Cửu Long nói riêng và ngành cây ăn trái Việt Nam nói chung.

2.3.3. Kinh nghiệm phát triển liên kết ngang theo mô hình HTX RAT Phƣớc

Hải:
HTX đƣợc thành lập vào năm 2006, hiện đóng tại tổ 8 – Thôn Phƣớc Hải , Tân
Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu. Với tổng vốn hoạt động là 700 triệu đồng, HTX hoạt
động với ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính gồm: Dịch vụ nông
nghiệp, Giống phân bón, cây trồng, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, cây cảnh, dịch
vụ vận tải. Với sản phẩm chính là RAT các loại: rau ăn lá, củ quả – đã qua xử lý –
đóng gói, HTX có thị trƣờng tiêu thụ chính bao gồm: Hệ thống các siêu thị, nhà trẻ
bếp ăn Công nghiệp, bệnh viện, cửa hàng bán lẻ trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 2006, HTX có 31 xã viên tham gia, với diện tích 7,25 ha, tuy nhiên do thiếu
vốn nên hoạt động không mấy hiệu quả. Năm 2008, đƣợc sự hỗ trợ của UBND tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân, HTX đã củng cố lại bộ máy thu hút
thêm 11 xã viên tham gia và đƣợc Sở Khoa học – Công nghệ hỗ trợ kinh phí và
nhân lực xây dựng trang web: www.ratphuochai.com.vn; thƣơng hiệu và sản phẩm
làm ra có mã vạch… nên đã tạo lòng tin đối với ngƣời tiêu dùng. Nhờ đó, sản phẩm
của HTX đã xâm nhập đƣợc vào hệ thống các siêu thị, trƣờng học, bệnh viện,
22

doanh nghiệp Mỗi tháng, HTX cung cấp cho thị trƣờng khoảng 40 tấn rau, củ,
quả các loại, doanh thu đạt 180 triệu đồng. Ngoài ra, HTX còn đứng ra vay vốn của
Hội Nông dân để hỗ trợ cho các xã viên, mỗi hộ 10 triệu đồng để phát triển vùng
rau an toàn và kinh tế hộ gia đình

Năm 2010, HTX có 42 xã viên, vốn điều lệ 42 triệu đồng, diện tích trồng rau an
toàn 8,7 ha, sản lƣợng hàng năm đạt trên 1.000 tấn, doanh thu 3,5 tỷ đồng, thu nhập
của xã viên đạt 1,5 triệu đồng/ngƣời/tháng

HTX đã áp dụng chƣơng trình “Quản lý, sản xuất, quảng bá rau an toàn trên hệ
thống thông tin điện tử” do Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ
trợ. Chƣơng trình này, giúp cho HTX kiểm soát truy nguyên nguồn gốc quá trình

trồng cây, canh tác và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thời gian thu hoạch
và quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu thu hút khách hàng đến ký hợp đồng. Bên cạnh
đó, HTX huy động nguồn vốn để xây dựng khu xử lý, sơ chế, đóng gói sau thu
hoạch, công suất 3 tấn/ngày; tổ chức cung cấp cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật cho xã viên và bà con trong vùng. HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ rau qua
sơ chế với Siêu thị Coop-mart Vũng Tàu số lƣợng 600-700kg/ngày; cung cấp cho
Công ty TNHH suất ăn công nghiệp Vũng Tàu khoảng 300kg/ngày; Phòng dinh
dƣỡng Bệnh viện Lê Lợi và Bệnh viện Bà Rịa 150kg/ngày. RAT của HTX Phƣớc
Hải còn đƣợc chuyển ra Côn Đảo một tuần 2 chuyến, mỗi chuyến khoảng 100kg

Trong năm 2011, HTX thu hút thêm trên 100 xã viên với diện tích gieo trồng
khoảng 40 ha và tiến tới cung cấp rau an toàn, rau sạch cho các siêu thị, trƣờng
học, bệnh viện, công ty… trong tỉnh và các tỉnh, thành lân cận nhƣ TP.Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng… Hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với
HTX tập huấn cho xã viên về quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP.

Kinh nghiệm phát triển của HTX Phƣớc Hải cho thấy các điểm sau cần lƣu ý:
- Vai trò và khả năng tổ chức sản xuất, quản lý HTX của chủ nhiệm Nguyễn
Thanh Tuấn nhƣ ngƣời thuyền trƣởng, đã định hƣớng đúng chủng loại sản
phẩm và tổ chức sản xuất ổn định, biết tận dụng và tranh thủ các nguồn lực
từ nhiều phía để hỗ trợ HTX trong bƣớc đầu hoạt động là bài học cần đƣợc
các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các HTX RAT khác tham khảo.
- “Đầu ra” đóng vai trò quyết định trong việc duy trì và phát triển sản xuất của
HTX, là động lực chính để xã viên yên tâm và gắn bó với HTX. Việc tìm và
gắn kết ổn định với các đầu mối tiêu thụ nhƣ: Siêu thị Coop-mart Vũng Tàu,
Công ty TNHH suất ăn công nghiệp Vũng Tàu, Bệnh viện Lê Lợi và Bệnh
viện Bà Rịa…đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của HTX.
- Sự đầu tƣ đồng bộ trong các khâu sản xuất – sơ chế - marketing – phân phối
đã giúp cho sản phẩm RAT của HTX lấy đƣợc lòng tin của ngƣời tiêu dùng.

23

Ý thức xây dựng thƣơng hiệu ngay từ đầu đã giúp cho sản phẩm định vị rõ
ràng hơn trên thị trƣờng và trong tâm trí ngƣời tiêu dùng.
24
























Hộp 1: Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giữa thành phố Hồ Chí

Minh và các tỉnh lân cận
Trong giai đoạn 2005 đến 2010, có khá nhiều nỗ lực cả về phía thành phố lẫn các
doanh nghiệp trong việc xây dựng các liên kết, tạo thành chuỗi cung ứng rau an toàn
cung cấp cho thành phố cũng nhƣ cho xuất khẩu, nhƣ việc thành lập liên kết mƣời hai
tỉnh sản xuất rau an toàn để tạo thành nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lƣợng
gồm: TPHCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng,
Bình Dƣơng, Bà Rịa –Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phƣớc. Dự án đã tiến
hành tổng kết các tiểu dự án mô hình sản xuất rau an toàn tại các tỉnh, thành phố, mỗi
dự án 5 ha, tiếp tục điều tra và cập nhật bộ thuốc bảo vệ thực vật nông dân sử dụng
trong phòng trừ sinh vật hại rau tại 12 tỉnh thành Tuy nhiên, các mối liên kết này
vẫn chƣa chặt chẽ, chƣa có sự hỗ trợ và hợp tác cần thiết cho sự phát triển rau an
toàn, mỗi địa phƣơng vẫn còn hoạt động rời rạc, tập trung trao đổi về kỹ thuật ở mức
tập huấn hoặc hội thảo chứ chƣa đi sâu vào phân công, phân nhiệm rõ ràng gắn với
trách nhiệm và quyền lợi.
Hiện mỗi năm TP tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn rau, quả các loại. Vì lƣợng hàng rau
củ quả đổ về TP khoảng mấy ngàn tấn mỗi đêm, khiến sức ép rất lớn đối với công tác
kiểm tra chất lƣợng hàng hóa. Do vậy, việc ký kết hợp tác quản lý chất lƣợng hàng
hóa trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT giữa TP.HCM với các tỉnh sản xuất
rau là điều rất cần thiết, nhằm “giảm tải” trách nhiệm cho các đơn vị từ khâu đầu đến
khâu cuối; đồng thời cũng cần phải có cơ chế kiểm soát RAT.
Do vậy, vào đầu tháng 6/2012, TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức ký kết với các tỉnh Tây
Ninh, Long An, Tiền Giang về hợp tác sản xuất và tiêu thu rau, quả an toàn. Văn bản
ký kết hợp tác giữa các Chi cục BVTV TP. Hồ Chí Minh và 3 tỉnh, đại diện một số
doanh nghiệp đầu mối cung cấp nông sản của TP nhƣ Công ty kỹ nghệ súc sản
(Vissan), các Cty TNHH quản lý và kinh doanh chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền,
Thủ Đức đã ký hợp đồng nguyên tắc với một số hợp tác xã sản xuất rau an toàn ở
Long An, Tây Ninh và Tiền Giang. Nhƣ vậy, bên mua cam kết sẽ tạo điều kiện ƣu
tiên đƣa các sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn VietGap của bên bán; tham gia tuyên
truyền quảng bá sản phẩm, hƣớng dẫn các HTX nông nghiệp phát triển sản xuất đảm
bảo số lƣợng, chất lƣợng; ƣu tiên cho nhập vào chợ các lô hàng rau, quả có giấy

chứng nhận đã kiểm tra nhanh dƣ lƣợng thuốc BVTV. Đồng thời, bên bán cũng cam
kết sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chuẩn bị nguồn hàng ổn
định tham gia bình ổn thị trƣờng, đảm bảo cung ứng hàng hóa theo đúng số lƣợng,
chất lƣợng, quy cách và giá cả cạnh tranh, Trƣớc đây thành phố đã ký kết hợp tác về
lĩnh vực này với tỉnh Lâm Đồng, nhờ đó có tới 45% lƣợng rau, quả tiêu thụ trên địa
bàn đƣợc kiểm soát về chất lƣợng. Còn việc thành phố tiếp tục ký hợp tác với 3 tỉnh
nói trên sẽ cung cấp thêm 25% tổng khối lƣợng rau quả tiêu thụ trên thị trƣờng TP
đƣợc đảm bảo an toàn. Do vậy, việc ký kết này, thời gian tới ngành nông nghiệp TP
sẽ chủ động kiểm soát đƣợc chất lƣợng của 70% lƣợng rau, quả tiêu thụ trên địa bàn
Trong liên kết này, với trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành và sức ép của ngƣời
tiêu dùng, của dƣ luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, mức độ hợp tác về xây
dựng vùng sản xuất RAT và tác động của việc liên kết đã mang lại nhiều ảnh hƣởng
tích cực cho việc tổ chức nguồn RAT cho thị trƣờng TPHCM.
25


2.4. Kinh nghiệm phát triển các liên kết dọc trong và ngoài nƣớc:
2.4.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng rau quả Thái Lan:
Do Thái Lan là quốc gia có điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng tƣơng đối tƣơng đồng
với Việt Nam nói chung cũng nhƣ với miền nam nói riêng nên các sản phẩm rau
quả nhiệt đới đều đƣợc hai nƣớc có thể sản xuất nhƣ nhau. Ngoài ra, xuất phát
điểm của các liên kết dọc và liên kết ngang trong nông nghiệp của Thái Lan có
những điểm tƣơng đồng với thành phố nhƣ tính nhỏ lẻ trong qui mô sản xuất vẫn là
phổ biến, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong canh tác, phân phối,
chế biến, marketing vẫn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi, các thành phần trong chuỗi
liên kết vẫn còn chƣa thấy rõ lợi ích của việc hợp tác cũng nhƣ cơ chế hợp tác chƣa
đƣợc định hình rõ rang…trong giai đoạn đầu của thập niên 2000. Những vấn đề
này cũng là những vấn đề mà thành phố đang gặp phải. Vì vậy, kinh nghiệm xây
dựng chuỗi lien kết của Tah1i Lan dƣới dự án hỗ trợ của hai tổ chức nghiên cứu ở
Hà Lan đƣợc chọn để tham khảo làm kinh nghiệm cho việc phát triển các lien kết

dọc cũng nhƣ lien kết ngang trong sản xuất – kinh doanh rau quả của thành phố.
Từ năm 1999, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp LEI -
một bộ phận của Trung tâm Nghiên cứu và Đại học Wageningen (Wageningen UR)
– đã tham gia vào việc thực hiện dự án phát triển chuỗi cung ứng vào thị trƣờng
xuất khẩu của Thái Lan. Dự án đƣợc tiến hành tại một công ty xuất khẩu (Thai
Fresh) về phát triển chuỗi cung ứng. Công ty bán lẻ nắm giữ một vị thế khác biệt
hơn giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng so với một công ty xuất khẩu. Do đó
các chiến lƣợc của họ đối với việc phát triển chuỗi cung ứng có thể khác nhau. Kết
quả là các tác động đối với sự phát triển các chủ sản xuất nhỏ và tính bền vững
cũng có thể khác biệt.
Xác định các yếu tố lẫn các thành phần tham gia thành công quan trọng cho việc
phát triển chuỗi cung ứng là vấn đề cốt yếu trong nghiên cứu tình huống này, Bắt
đầu việc phát triển chuỗi cung ứng từ một công ty bán lẻ có các tác động khác đối
với việc tham gia và tính bền vững của các chủ sản xuất nhỏ so với việc bắt đầu từ
một công ty xuất khẩu. Các nhà hoạch định chính sách và các đối tác kinh doanh
phải nhận thức đƣợc các tác động này và đƣa chúng vào quá trình ra quyết định
chiến lƣợc để phát triển chuỗi cung ứng.
Sự phát triển chuỗi cung ứng xung quanh một công ty xuất khẩu cung cấp các triển
vọng tốt hơn cho các chủ sản xuất nhỏ tham gia và có tính bền vững hơn so với
việc phát triển chuỗi cung ứng xung quanh một công ty bán lẻ. Các cơ quan công
lập và bán công hỗ trợ các hộ nhỏ (nhƣ khuyến nông và các tổ chức phi chính phủ)
đã chỉ đóng một vai trò nhỏ trong việc phát triển chuỗi cung ứng. Các nhà nghiên
cứu của trƣờng đại học có các lợi thế so sánh về tiếp cận với các bên công lập và
các bên tƣ nhân. Các mối liên lạc giữa các bên công lập và các bên tƣ nhân có vẻ
nổi bật ở Thái Lan. Điều này có nghĩa rằng các nhà nghiên cứu ở trƣờng đại học
có thể đóng một vai trò rất xây dựng trong việc phát triển chuỗi cung ứng nhƣ là

×