Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Những Vấn Đề Chung Về Hoá Đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 38 trang )

Để tuân thủ các quy định Hải quan, nhà nhập khẩu và xuất khẩu cần
phải cung cấp các chứng từ cần thiết. Để hoàn thiện thủ tục khai báo hải
quan, một trong những chứng từ cần thiết mà người thực hiện khai báo hải
quan phải trình là hoá đơn thương mại.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÓA ĐƠN:
1. Định nghĩa:

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là chứng từ cơ bản trong
các chứng từ hàng hóa. Hóa đơn thương mại do người bán phát hành xuất
trình cho người mua sau khi hàng hóa được gửi đi. Là yêu cầu của người
bán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng theo những điều kiện cụ
thể ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa,
đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức
thanh toán, phương tiện vận tải .v.v
Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản, để dùng trong nhiều việc
khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công
ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế.v.v…
2. Tác dụng:
Hóa đơn thương mại có những tác dụng sau:


Trong việc thanh toán tiền hàng, hóa đơn thương mại giữ vai trò

trung tâm trong bộ chứng từ thanh tóan. Trong trường hợp bộ chứng
từ có hối phiếu kèm theo, thông qua hóa đơn, người trả tiền có thể
kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của hối phiếu. Nếu không dùng
hối phiếu để thanh toán, hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu,
làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.



Khi khai báo hải quan, hóa đơn nói lên giá trị hàng hóa và là

bằng chứng cho việc mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám
quản và tính tiền thuế.



1




Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn với chữ kí chấp nhận trả tiền

của người mua có thể làm vai trò của một chứng từ bảo đảm cho việc
vay mượn.


Hóa đơn cũng cung cấp những chi tiết về hàng hóa, cần thiết cho

việc thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện
hợp đồng.


Trong một số trường hợp nhất định bản sao của hóa đơn được

dùng như một thư thông báo kết quả giao hàng, để người mua chuẩn
bị nhập hàng và chuẩn bị trả tiền hàng.
Nhìn chung, hóa đơn thương mại đã trở nên phổ biến trong thời đại hội
nhập ngày nay, bất kì một hoạt động giao dịch thương mại nào (xuất khẩu

hay nhập khẩu) đều phải cần hóa đơn. Từ đó cho thấy việc nhận biết và
thành lập một hóa đơn đúng đang là một yêu cầu cấp bách đối với tất cả
các doanh nghiệp VN, vì khi một hóa đơn bị sai sót thì sẽ gây ra nhiều trở
ngại cho các nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu.
3. Nội dung:
a. Nội dung hóa đơn thương mại:
Một hóa đơn thương mại bao gồm những nội dung chi tiết căn bản
giống như một hóa đơn bán hàng ( dịch vụ ) trong nước như:
- Số hóa đơn
- Ngày lập hóa đơn
- Họ tên và địa chỉ người bán hàng
- Họ tên và địa chỉ của người mua và người thanh toán (nếu không
là một)
- Điều kiện giao hàng (theo địa điểm)
- Điều kiện thanh toán



2


- Số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn đặt
hàng (nếu có)
- Tổng số tiền phải thanh toán. Phần tổng số tiền có thể phải kèm
theo phần ghi trị giá bằng chữ.
Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế do người bán và người mua trong
đa số trường hợp không gặp nhau trực tiếp để thực hiện việc thanh toán
nên một hóa đơn thương mại quốc tế có một số điểm khác hẳn với các hóa
đơn bán hàng (dịch vụ) trong nước. Cụ thể như sau:



Nếu không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về
ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn thì ngôn ngữ thông thường
được sử dụng là tiếng Anh, trong khi các hóa đơn bán hàng hay
cung cấp dịch vụ trong nước đa phần bao giờ cũng lập bằng ngôn
ngữ bản địa.



Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là
đồng tiền được thỏa thuận trong các hợp đồng mua bán với các điều
kiện giao hàng và thanh toán phù hợp với các quy định trong các
hợp đồng mua bán này và phù hợp với luật hay tập quán quốc tế
trong thương mại.

Theo UCP 600 một hóa đơn thương mại:
9 Phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy
định tại điều 38)
9 Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu
trong điều 38g)
9 Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng
9 Không cần phải ký



3


Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định ngân hàng
xác nhận nếu có hoặc ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một

HĐTM được phát hành với số tiền vượt quá số tiền L/C cho phép và
quyết định của ngân hàng này sẽ ràng buộc tất cả các bên miễn là ngân
hàng đó không thanh toán hay chiết khấu cho số tiền vượt quá L/C cho
phép.
Việc mô tả hàng hóa , dịch vụ hay các giao dịch khác trong
HĐTM phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong L/C.

b. Mẫu hóa đơn thương mại:



4


5

6
23

7

1

8
2

10
11

3


12

4
22

13

14

9

17

15

16

18

19
20
21



5


1) SHIPPER/ EXPORTER ( Nhà xuất khẩu): - The name and address


of the principal party responsible for effecting export from the
United States. The exporter as named on the Export License. (Tên
và địa chỉ của đối tác chính chịu trách nhiệm xuất khẩu những
hàng hoá được liệt kê.)
2) CONSIGNEE (Người nhận hàng) - The name and address of the

person/company to whom the goods are shipped for the designated end
use, or the party so designated on the Export License. (Tên và địa chỉ
của cá nhân hoặc công ty mà hàng hoá được gửi đến cuối cùng)
3) INTERMEDIATE CONSIGNEE (Trung gian) - The name and

address of the party who effects delivery of the merchandise to the
ultimate consignee, or the party so named on the Export License.(Tên
và địa chỉ của người chịu trách nhiệm phân phối hàng hoá đến cho
người nhận cuối cùng.)
4) FORWARDING AGENT (Đại lý chuyển giao/hãng vận chuyển

quá cảnh)- The name and address of the duly authorized forwarder
acting as agent for the exporter. (Tên và địa chỉ của người được ủy
quyền hợp pháp, hoạt động với vai trò là đại lý của nhà xuất khẩu.)
5) COMMERCIAL INVOICE NO. - Commercial Invoice number

assigned by the exporter. (Mã số hoá đơn định bởi nhà xuất khẩu)
6) CUSTOMER PURCHASE ORDER NO. - Overseas customer's

reference of order number. (Mã số đơn đặt hàng của khách hàng)
7) B/L, AWB NO. - Bill of Lading, or Air Waybill number, if known.(

Mã số vận đơn hàng hải hay hàng không )

8) COUNTRY OF ORIGIN - Country of origin of shipment. (Xuất

xứ của hàng hoá được vận chuyển)



6


9) DATE OF EXPORT - Actual date of export of merchandise. (Ngày

xuất khẩu thực tế)
10) TERMS OF PAYMENT (điều kiện thanh toán) - Describe the

terms, conditions, and currency of settlement as agreed upon by the
vendor and purchaser per the Pro Forma Invoice, customer Purchase
Order, and/or Letter of Credit. (Mô tả những điều khoản, phương
thức thanh toán, loại tiền tệ được thoả thuận giữa người mua và
người bán theo hoá đơn chiếu lệ, đơn đặt hàng của khách hàng,
hay tín dụng thư)
11) EXPORT REFERENCES - May be used to record other useful

information, e.g. - other reference numbers, special handling
requirements, routing requirements, etc. (Dùng để trình bày những
thông tin cần thiết khác, ví dụ như các mã số, yêu cầu đặc biệt về
việc vận chuyển hàng…)
12) AIR/OCEAN PORT OF EMBARKATION - Ocean port/pier, or

airport to be used for embarkation of merchandise. (Cảng hàng không,
hay hàng hải nơi bốc hàng (đưa hàng lên tàu))

13) EXPORTING CARRIER/ROUTE - (Hãng vận tải): Record

airline carrier/flight number or vessel name/shipping line to be used for
the shipment of merchandise. (Hãng vận tải do nhà xuất khẩu chọn
để vận chuyển hàng hoá.)
14) PACKAGES - Record number of packages, cartons, or containers

per description line. (Mã số trên kiện, thùng cactông hay container
theo mỗi dòng mô tả.)
15) QUANTITY (Số lượng)- Record total number of units per

description line. (Tổng số đơn vị hàng hóa theo mỗi dòng mô tả)



7


16) NET WEIGHT (Khối lượng tịnh)/GROSS WEIGHT ( Khối

lượng gộp) - Record total net weight and total gross weight (includes
weight of container) in kilograms per description line. Tổng khối
lựơng tịnh theo mỗi dòng mô tả./ tổng khối lượng gộp ( bao gồm cả
khối lượng bao bì) theo mỗi dòng mô tả
17) DESCRIPTION OF MERCHANDISE ( Mô tả hàng hoá) -

Provide a full description of items shipped, the type of container
(carton, box, pack, etc.), the gross weight per container, and the
quantity and unit of measure of the merchandise. (Mô tả đầy đủ về
hàng hoá được vận chuyển, loại bao bì ( thùng cacton, hộp,

kiện…), trọng lượng gộp mỗi container, số lượng và đơn vị tính của
hàng hoá )
18) UNIT PRICE (Đơn giá)/TOTAL VALUE (Tổng giá trị) - Record

the unit price of the merchandise per the unit of measure, compute the
extended total value of the line.(Giá của mỗi đơn vị hàng hoá/ tổng
giá trị hàng hoá theo mỗi dòng mô tả)
19) PACKAGE MARKS (Ký mã hiệu)- Record in this Field, as well

as on each package, the package number (e.g. - 1 of 7, 3 of 7, etc.),
shippers company name, country of origin (e.g. - made in USA),
destination port of entry, package weight in kilograms, package size
(length x width x height), and shipper's control number (e.g. - C/I
number; optional).(Ký hiệu hay mã số để nhận biết trên container)
20) MISC. CHARGES (Chi phí hỗn hợp) - Record any miscellaneous

charges which are to be paid for by the customer - export
transportation, insurance, export packaging, inland freight to pier,
etc…( Tất cả các loại phí mà khách hàng phải trả như: phí vận
chuyển, bảo hiểm, phí đóng gói xuất khẩu, phí vận chuyển trên bộ)



8


21) CERTIFICATIONS (Chứng nhận) - any certifications or

declarations required of the shipper regarding any information recorded
on the commercial invoice: ( Tất cả những chứng nhận và cam kết

liên quan đến bất cứ thông tin nào trong hoá đơn mà nhà xuất
khẩu yêu cầu)
22) INVOICE CURRENCY: Loại tiền tệ mà giá trị của hoá đơn được

tính theo đó
23) DATE (Ngày tháng): Ngày tháng lập hoá đơn.

Ngoài mẫu trên người ta cũng có thể lập những hoá đơn thương mại
với nhiều cách thức khác nhau do không có một biểu mẫu tiêu chuẩn quy
định cho chung cho hóa đơn thương mại.Nhưng nội dung của một hóa đơn
thương mại cơ bản vẫn đầy đủ những thông tin cần thiết như trên. Sau đây
là một mẫu hóa đơn thương mại cụ thể:



9




10




11


1/ Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice):




12


Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice)



13


Hóa đơn hải quan CUSTOMS INVOICE



14


4. Phân loại:
Trong thực tiễn buôn bán, các hoạt động giao dịch rất nhiều và phức
tạp, bên cạnh đó mỗi loại giao dịch thường đòi hỏi mỗi hóa đơn khác
nhau, làm cho hình thức và chức năng của các hóa đơn thương mại trở nên
đa dạng. Nếu xét theo gốc độ chức năng, có thể phân loại hóa đơn như
sau:
9 Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Là loại chứng từ có hình
thức như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán mà được dùng làm
chúng từ để khai hải quan, xin giấy phép nhập khẩu, làm cơ sở cho việc
khai trị giá hàng hóa đem đi triển lãm, để gửi bán hoặc có tác dụng làm
đơn chào hàng.

9 Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): Là hóa đơn trong việc
thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp giá hàng hóa chỉ là giá
tạm tính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào
trọng lượng hoặc số lượng xác định ở cảng, hàng hóa được giao nhiều lần
mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên bán giao xong mới
thanh toán dứt khoát ,…
9 Hóa đơn chính thức (Final invoice): Là hóa đơn thương mại xác
định tổng giá trị cuối cùng của lô hàng và là cơ sở thanh toán dứt khoát
tiền hàng.
9 Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice ): Trong hóa đơn chi tiết , giá cả
được phân tích ra thành những mục rất chi tiết. Nội dung của hóa đơn
được chi tiết đến mức độ nào là tùy theo yêu cầu cụ thể, không có tính
chất cố định.
9 Hóa đơn trung lập (Neutral invoice): Với loại hóa đơn này, người
mua có thể dùng lại phiếu đóng gói trong khi bán lại hàng cho người thứ
ba.



15


9 Hóa đơn xác nhận (Certified invoice): Là hóa đơn có chữ ký của
phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ của hàng hoá.
Nhiều khi hóa đơn này được dùng như một chứng từ kiêm cả chức năng
hóa đơn lẫn chức năng giấy chứng nhận xuất xứ.
9 Hóa đơn hải quan (Custom Invoice): Là hóa đơn tính toán trị giá
hàng theo giá tính thuế của hải quan và tính toán các khoản lệ phí của hải
quan. Hóa đơn này ít quan trọng trong lưu thông.
9 Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice): Là hoá đơn xác nhận của lãnh

sự nước người mua đang làm việc ở nước người bán. Hoá đơn lãnh sự có
tác dụng thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ (xem mục chứng từ hải
quan).

II. INCOTERMS 2000
1. Khái quát:
Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều
khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được
công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterms quy định
những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán
và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.
Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hóa, trách
nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ
tục hải quan,bào hiểm hàng hóa, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và
rủi ro của hàng hóa trong quá trình vận chuyển..., thời điểm chuyển giao
trách nhiệm về hàng hóa.
Bộ Incoterms đầu tiên được ICC ban hành vào năm 1936 dưới tên gọi
Incoterms 1936. Ðể phù hợp với thực tế thương mại Incoterms đã được
sửa đổi bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và lần gần đây
nhất là vào cuối năm 1999 đã cho ra đời bộ Incoterms 2000. Incoterms



16


2000 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng thương mại quốc tế
(ICC) ở Paris, Pháp chỉnh lý và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm
2000.


Incoterms 2000 gồm có 13 điều kiện giao hàng mẫu, chia thành 4
nhóm: C, D, E, F. Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiện (EXW), nhóm F
gồm 3 điều kiện (FCA, FAS, FOB), nhóm C gồm 4 điều kiện (CFR, CIF,
CPT, CIP) và nhóm D gồm 5 điều kiện (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP).
Nội dung quan trọng nhất của Incoterms 2000 mà cần quan tâm là
thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua để tránh những tranh
chấp có thể phát sinh sau này liên quan đến hợp đồng mua bán đã ký.
Mục đích:
- Cung cấp một bộ qui tắc quốc tế giải thích những điều kiện thương mại
thông dụng trong ngoại thương.
- Giúp các bên mua bán tránh những vụ tranh chấp và kiện tụng, làm lãng
phí thời giờ và tiền bạc.
Phạm vi áp dụng:
- Incoterms chỉ điều chỉnh những vần đề về quyền và nghĩa vụ của các bên
ký kết hợp đồng liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa là hàng hoá hữu
hình).
- Chỉ mang tính chất khuyến khích, không bắt buộc áp dụng.
2. Các điều khoản chủ yếu của Incoterms:



17


Điều Tiếng Anh
kiện
1.
Ex Works
EXW (named
Place)


Điều
kiện
2.
FCA

Tiếng
Anh
Free
Carrier
(named
place)

Tiếng Việt Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

Giao hàng
tại xưởng.
(địa điểm
ở nước
xuất khẩu)

- Nhận hàng tại xưởng
của người bán.
- Chịu mọi chi phí và rủi
ro kể từ khi nhận hàng
tại xưởng của người
bán.
- Mua bảo hiểm hàng

hóa.
-Làm thủ tục và chịu chi
phí thông quan xuất
khẩu, quá cảnh, nhập
khẩu.

Tiếng
Việt
Giao
hàng cho
người
vận tải
(tại địa
điểm qui
định ở
nước
xuất



-Chuẩn bị hàng sẵn sàng
tại xưởng (xí nghiệp,
kho, cửa
hàng..) phù hợp với
phương tiện vận tải sẽ sử
dụng.
-Khi người mua đã nhận
hàng thì người bán hết
mọi trách nhiệm.
-Chuyển giao cho người

mua hóa đơn thương mại
và chứng từ hàng hóa có
liên quan.

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người
mua
-Thu xếp và trả cước
-Xếp hàng vào phương tiện
chuyên chở do người mua chỉ phí về vận tải.
định.
-Mua bảo hiểm hàng
-Làm thủ tục và chịu mọi chi hóa.
phí liên quan đến giấy phép
-Làm thủ tục và trả
XK, thuế.
thuế nhập khẩu.
-Chuyển giao cho người mua -Thời điểm chuyển rủi
hóa đơn,chứng từ vận tải và
ro là sau khi người bán
các chứng từ hàng hóa có liên giao xong hàng cho
18


khẩu)

quan.
-Nếu giao hàng tại cơ sở sản
xuất thì người bán phải chịu

chi phí bốc hàng lên phương
tiện vận tải của người mua.
-Nếu địa điểm giao hàng nằm
ngoài cơ sở sản xuất của
người bán thì người bán
không phải chịu chi phí bốc
hàng lên phương tiện vận tải.

Điều
kiện
3.
FAS

Tiếng
Anh
Free
Alongsid
e ship
(named
port of
shipment
)

Tiếng
Việt
Giao
hàng
dọc mạn
tàu(tại
cảng

bốc
hàng qui
định)

Nghĩa vụ của người
bán
-Giao hàng dọc mạn
con tàu chỉ định, tại
cảng chỉ định.
-Làm thủ tục và trả mọi
chi phí thông quan,
giấy phép XK.
-Chuyển hóa đơn
thương mại, chứng từ
là bằng chứng giao
hàng và các chứng từ
khác có liên quan.

Điều
kiện

Tiếng
Anh

Tiếng
Việt

Nghĩa vụ của người
bán




người chuyên chở.

Nghĩa vụ của người mua
-Thu xếp và trả cước phí
cho việc chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển.
-Thông báo cho người bán
ngày giao hàng và lên tàu.
-Mua bảo hiểm hàng hóa
và chịu rủi ro từ khi nhận
hàng.
-Làm thủ tục và chịu chi
phí nhập khẩu.

Nghĩa vụ của người mua

19


4.
FOB

Điều
kiện
5
CFR

Free On

Board
(named
port of
shipment
)

Giao
hàng lên
tàu (tại
cảng bốc
hàng qui
định)

-Giao hàng qua lan can
tàu tại cảng bốc hàng
qui định.
-Làm thủ tục và trả mọi
chi phí liên quan đến
thông quan, giấy phép
xuất khẩu.
-Chuyển giao hóa đơn
thương mại, chứng từ
là bằng chứng giao
hàng và các chứng từ
khác có liên quan.

-Thu xếp và trả cước phí
cho việc chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển.
-Mua bảo hiểm hàng hóa.

-Chịu rủi ro hàng hóa từ
khi hàng hóa qua lan can
tàu.
-Thu xếp và trả phí thông
quan nhập khẩu.

Giá CFR = Giá FOB + F ( cước phí vận chuyển )
Tiếng
Tiếng
Nghĩa vụ của người
Nghĩa vụ của người mua
Anh
Việt
bán
Cost and Tiền
-Chịu mọi rủi ro về mất -Làm thủ tục và trả các chi
Freight
hàng và mát hoặc hư hại đối với phí về thông quan nhập
(named
cước phí hàng hoá cho đến thời khẩu.
port of
vận tải
điểm hàng hoá qua lan -Trả chi phí dỡ hàng nếu
chi phí này không bao
destinati (cảng
can tàu tại cảng gửi
gồm trong cước phí vận
on)
đích qui hàng.
tải.

-Thu xếp và trả cước
định)
phí chuyển hàng hóa
-Thu xếp và trả phí bảo
tới cảng đích.
hiểm hàng hóa.
-Làm thủ tục và trả phí -Chịu mọi rủi ro sau khi
xuất khẩu.
hàng hóa đã qua lan can
-Trả chi phí dỡ hàng
tàu ở cảng bốc (cảng xuất
nếu chi phí này bao
khẩu)
gồm trong chi phí vận
tải.
-Thông báo cho người
mua chi tiết về chuyến
tàu chở hàng.
-Chuyển giao hóa đơn



20


thương mại, chứng từ
vận tải và các chứng từ
khác liên quan.

Điều

kiện
6.
CIF

Tiếng Anh Tiếng Việt Nghĩa vụ của người
bán
-Giống như điều kiện
Cost,
Tiền
CFR, nhưng người
Insurance hàng,bảo
and
hiểm và
bán phải thu xếp và
cước phí
trả phí bảo hiểm cho
Freight
lô hàng xuất khẩu.
(named
vận tải
port of
(cảng đích
destinatio qui định)
n)

Nghĩa vụ của người mua
Giống như điều kiện CFR,
nhưng người mua không
phải mua bảo hiểm hàng
hóa.


CPT = CFR + F ( cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận
hàng do người bán chỉ định )
Điều
Tiếng
Tiếng
Nghĩa vụ của người
Nghĩa vụ của người mua
kiện
Anh
Việt
bán
7.
Carriage Cước
Giống như điều kiện
-Làm thủ tục và trả chi phí
CPT
Paid To phí trả
CFR, ngoại trừ người
thông quan nhập khẩu.
(named
tới (nơi bán phải thu xếp và trả -Mua bảo hiểm hàng hóa.
place of đích qui cước phí vận chuyển
destinati định)
hàng hóa tới nơi qui
on)
định, mà nơi này có thể
là bãi Container nằm
sâu trong đất liền.




21


CIP = CIF + ( I + F ) (cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng
đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định )
CIP = CPT + I ( cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng
do người bán chỉ định)
Điều
Tiếng
Tiếng
Nghĩa vụ của người
Nghĩa vụ của người mua
kiện
Anh
Việt
bán
Giống như CPT, ngoại Giống như CPT, ngoại trừ
8.
Carriage Cước
người mua không phải
CIP
&Insuran phí, bảo trừ người bán chịu
hiểm trả trách nhiệm thu xếp và mua bảo hiểm hàng hóa.
ce Paid
tới (nơi mua bảo hiểm cho lô
To
đích qui hàng xuất khẩu
(named

place of định)
distinatio
n)

Điều
kiện
9.
DAF

Tiếng
Anh
Delivere
d At
Frontier
(named
place)

Tiếng
Việt
Giao
hàng tại
biên giới
(địa
điểm qui
định)



Nghĩa vụ của người bán


Nghĩa vụ của người
mua
-Thời điểm chuyển giao rủi ro -Thu xếp và trả phí
liên quan đến thông
là lúc người bán vận chuyển
quan nhập khẩu.
hàng hóa tới nơi qui định tại
-Chịu mọi rủi ro sau
biên giới do 2 bên thỏa
khi hàng hóa đã
thuận.Biên giới theo điều
kiện này có thể là bất kỳ biên được chuyển giao
tại biên giới.
giới nào kể cả nước người
bán, người mua hay một nước
thứ ba.
-Chuyển giao hóa đơn, chứng
22


từ vận tải và các chứng từ
khác.
-Thu xếp và trả chi phí liên
quan đến thông quan xuất
khẩu.
-Mua bảo hiểm cho lô hàng
xuất khẩu.
-Không phải chịu chi phí dỡ
hàng khỏi phương tiện vận
chuyển.


Điều
kiện
10.
DES

Tiếng
Anh
Delivere
d Ex
Ship
(named
port of
destinati
on)

Tiếng
Việt
Giao
hàng tại
tàu (tại
cảng dỡ
qui
định)

Nghĩa vụ của người
bán
Giống như điều kiện
CIF, ngoại trừ người
bán chịu trách nhiệm

giao hàng ngay trên tàu
tại cảng đích qui định.

Nghĩa vụ của người mua
Giống như điều kiện CIF,
ngoại trừ người người mua
phải chịu rủi ro về hàng
hóa sau khi đã nhận hàng
ngay trên tàu tại cảng
đích.

DEQ = DES + chi phí dỡ hàng + Risk trong quá trình dỡ hàng
Điều
Tiếng
Tiếng
Nghĩa vụ của người
Nghĩa vụ của người mua
kiện
Anh
Việt
bán
11.
Delivere Giao
-Chịu chi phí dỡ hàng
-Chịu rủi ro về hàng hóa
DEQ
d Ex
hàng
và chịu trách nhiệm khi sau khi đã nhận hàng tại




23


Quay
(named
port of
destinati
on)

trên cầu
cảng (tại
cảng dỡ
qui
định)

hàng hàng được đặt an cầu cảng qui định.
toàn lên cầu cảng.
-Thu xếp và trả chi phí
-Thu xếp và trả cước
thông quan nhập khẩu.
phí vận chuyển, thủ tục
xuất khẩu.
-Thu xếp và trả chi phí
bảo hiểm.

Điều
kiện
12.

DDU

Tiếng
Anh
Delivere
d Duty
Unpaid
(named
place of
destinati
on)

Tiếng
Việt
Giao
hàng
thuế
chưa trả
(tại nơi
đích qui
định)

Nghĩa vụ của người
bán
-Người bán thực hiện
mọi nghĩa vụ, chịu mọi
chi phí và rủi ro để đưa
hàng hóa tới địa điểm
qui định tại nước người
mua,trừ nghĩa vụ làm

thủ tục và trả chi phí
thông quan nhập khẩu.

Điều
kiện
13.
DDP

Tiếng
Anh
Delivere
d Duty
Paid
(named
place of
destinati
on)

Tiếng
Việt
Giao
hàng
thuế đã
trả (tại
nơi đích
qui
định)

Nghĩa vụ của người
bán

Giống như điều kiện
DDU, ngoại trừ người
bán phải làm thủ tục và
chịu chi phí thông quan
nhập khẩu.



Nghĩa vụ của người mua
-Làm thủ tuc và trả chi phí
thông quan nhập khẩu.
-Nhận hàng tại nơi qui
định và chịu rủi ro về hàng
hóa kể từ khi nhận hàng.

Nghĩa vụ của người mua
Giống như điều kiện
DDU, ngoại trừ người
mua không phải làm thủ
tục và trả chi phí thông
quan nhập khẩu.

24


Như vậy, ta có thể tóm tắt một số ý như sau:
1.Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải.


Nhóm E,F :người mua . Địa điểm giao hàng tại nơi đến.




Nhóm C,D:người bán . Địa điểm giao hàng tại nơi đi.

6 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển :FAS, FOB, CFR, CIF,
DES, DEQ : địa điểm chuyển giao hàng là cảng biển.
2.Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa.


Nhóm E,F: người mua.



Nhóm D: người bán.



Nhóm C:
o

CIF, CIP: người bán.

o

CFR, CPT: người mua.

3.Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.
Xuất khẩu:



EXW : người mua.



12 điều kiện còn lại :người bán.

Nhập khẩu :


DDP:người bán.



12 điều kiện còn lại là người mua.

Một số lưu ý khi sử dụng Icoterms:
1. Incoterms chỉ áp dụng đối với hợp đồng ngoại thương mà không áp
dụng cho hợp đồng nội thương.
2. Incoterms chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa dạng vật chất
(hữu hình), không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất (vô hình).
3. Về tính luật của Incoterms:



25


×