Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.08 KB, 11 trang )

Trang

1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH VĂN BẢN
TRƯỚC KHI SOẠN THẢO

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Soạn thảo văn bản – một cụm từ mà dường như đã quá quen thuộc với
chúng ta trong thời đại ngày nay – thời đại của Công nghệ thông tin, của những
chiếc PC, của những phần mềm, những công nghệ. Chính vì thế mà việc đưa bộ
môn Tin học vào nhà trường THCS là rất cần thiết. Qua đó sẽ giúp cho học sinh –
những thế hệ tương lai của đất nước sớm - được tiếp cận với nền công nghệ ngày
càng phát triển. Và một trong những kỹ năng các em được rèn luyện ngay từ ghế
nhà trường Tiểu học, kéo dài đến cấp học THCS và sau này là THPT chính là soạn
thảo văn bản – kỹ năng mà chính các em sẽ cần phải dùng đến, và nó thật sự có ích
cho các em trong đa số những công việc mà các em lựa chọn sau này trong tương
lai.
- Soạn thảo văn bản thì đơn giản – Ai cũng nghĩ vậy!! Các em đã được tiếp
xúc với máy tính ngay từ năm học lớp 3, được hướng dẫn rèn luyện soạn thảo trong
suốt 3 năm cuối cấp Tiểu học. Lên cấp THCS, các em lại được dành riêng cả học
kỳ II năm lớp 6 để học kỹ năng này. Sau này lại tiếp tục được nâng cao trong
chương trình Tin học lớp 10. Nhưng có phải như vậy là đủ. Không hề, bất kỳ một
người thực sự am hiểu về Công nghệ thông tin đều biết, công nghệ luôn được cải
tiến hàng ngày, thậm chí hàng giờ, và kiến thức về tin học thì không thể nào học
hết được.
- Nhưng ở vai trò là học sinh THCS, các em không cần phải biết nhiều như
vậy, các em chỉ cần nắm vững nền tảng những kiến thức được giáo viên cung cấp,


vận dụng và thực hành tốt các bài tập được giao, qua đó làm tiền đề vững chắc cho
những tiếp thu công nghệ mà các em sẽ được học trong tương lai, hoặc là vận dụng
vào những công việc mà các em lựa chọn. Song, nhiệm vụ đó cũng không hề đơn
giản, nhất là trong bối cảnh hiện nay, Tin học chỉ là môn tự chọn tại một số trường
THCS, còn với cấp học Tiểu học thì môn Tin học “trường có, trường thì không”,
cũng làm ảnh hưởng đến mặt bằng chung kiến thức của học sinh, gây khó khăn rất
nhiều cho giáo viên khi truyền đạt kiến thức.
- Bên cạnh đó, chất lượng phòng máy tính trường học không đảm bảo được
cho các em rèn luyện những kĩ năng soạn thảo. Một số trường học số lượng máy
tính không đảm bảo, hai, ba học sinh phải thực hành chung một máy tính. Về nhà
thì không phải gia đình nào cũng trang bị được máy tính để các em thực hành. Do
đó, những kỹ năng phụ hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hành là vô cùng cần
thiết. Như vậy, trước khi soạn thảo, trong quá trình soạn thảo và sau khi soạn thảo,
học sinh cần phải chú ý điều gì?


Trang

2

- Trong quá trình soạn thảo, tất nhiên, học sinh sẽ phải cẩn thận, vận dụng
những kiến thức đã được học, sử dụng các kỹ năng được rèn luyện để hoàn thành
càng nhanh càng tốt nhiệm vụ, bài tập, bài thực hành để đạt được kết quả tốt nhất.
và sau khi soạn thảo xong, các em cũng phải kiểm tra lại bài làm một lần nữa trước
khi giao cho giáo viên hay một ai đó đánh giá. Đó là kỹ năng mà bất kỳ một học
sinh nào cũng cần phải được trang bị, không ít thì nhiều, để phục vụ cho việc học,
để làm bài kiểm tra, bài thực hành.
- Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng phát huy được tối đa kỹ năng này,
thậm chí một số em còn không cần dùng đến, đọc lướt qua yêu cầu, vô tư làm bài,
vô tư nộp bài mà không cần đọc lại xem mình đã làm những gì, chứ chưa nói đến

việc phân tích trước yêu cầu và hình dung trước những gì các em cần phải thực
hiện trong bài kiểm tra đó.
- Đặc biệt là với kiểu bài kiểm tra của chương trình Tin học lớp 6, với dạng
bài kiểm tra theo hình thức soạn thảo văn bản theo mẫu, thì học sinh cần phải phát
huy nhiều hơn nữa kỹ năng phân tích đề, cụ thể là phân tích đoạn văn bản mẫu
trước khi vận dụng các kỹ năng soạn thảo văn bản khác để bắt tay vào việc soạn
thảo văn bản.


Trang

3

II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
- Tâm lý của chúng ta nói chung và của học sinh nói riêng khi soạn thảo văn
bản, thông thường chỉ quan sát đoạn văn mẫu bằng mắt và bắt tay ngay vào việc
soạn thảo văn bản. Chính vì thế rất dễ bỏ qua những định dạng của văn bản mà
chúng ta khó nhận thấy, trong khi thao tác thực hiện nhưng định dạng đó lại rất dễ
dàng.
- Kỹ năng phân tích văn bản mẫu của học sinh tương đối kém, chỉ một số rất
ít học sinh có thao tác đọc bao quát toàn bộ văn bản, liệt kê ra nhưng thao tác cần
thực hiện. Còn lại, đại đa số các em đều bắt tay vào thực hiện ngay việc soạn thảo,
thậm chí làm tới đâu hay tới đó, phát hiện thao tác nào thì thực hiện thao tác đó, sai
đâu sửa đó. Rất không khoa học và không hiệu quả.
- Trong nội dung chương trình học kỳ II của Tin học 6, học sinh được tiếp
thu rất nhiều thao tác trình bày cũng như định dạng, tuy nhiên trong đó có một số
thao tác yêu cầu học sinh phải có kỹ năng phân tích và nhận dạng thao tác thật tốt
mới nhận ra được thao tác mà đề bài yêu cầu, ví dụ như thao tác căn lề, tăng hay
giảm khoảng cách so với đoạn văn trên hoặc dưới…
- Bảng khảo sát kỹ năng nhận biết thao tác căn lề và khoảng cách so với đoạn

văn trên hoặc dưới trong các bài kiểm tra 15 phút thực hành ở khối lớp 6 trong các
tuần đầu học kỳ II, năm học 2013 – 2014:

Lớp
6A
6B
6C
6D
6E
6G
6H
6K

Thao tác căn lề
11/35 HS
12/34 HS
8/33 HS
12/35 HS
7/35 HS
13/34 HS
9/36 HS
8/34 HS

31.5 %
35.3 %
24.2 %
34.3 %
20 %
38.2 %
25 %

23.5 %

Thao tác tăng hoặc
giảm khoảng cách
4/35 HS
11.4 %
7/34 HS
20.5 %
4/33 HS
12.1 %
5/35 HS
14.3 %
6/35 HS
17.1 %
6/34 HS
17.6 %
4/36 HS
11.1 %
5/34 HS
14.7 %

Cả hai thao tác
4/35 HS
3/34 HS
4/33 HS
5/35 HS
2/35 HS
3/34 HS
4/36 HS
5/34 HS


11.4 %
8.8 %
12.1 %
14.3 %
5.7 %
8.8 %
11.1 %
14.7 %


Trang

4

III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Các thao tác định dạng và trình bày mà học sinh dễ bỏ sót nhất nếu không
phân tích kỹ văn bản:
a) Căn thẳng cả hai lề: đa số học sinh đều bỏ qua thao tác này, lí do khá đơn giản,
các em đều cho rằng mình không nhìn thấy, nhưng kỳ thực, là các em không chịu
phân tích kỹ lề của đoạn văn.

Hình 1. Văn bản căn lề trái

Hình 2.Văn bản căn thẳng hai lề

+ Phân tích: Học sinh chỉ cần quan sát kỹ là sẽ thấy ngay sự khác nhau giữa
văn bản căn lề trái và văn bản căn thẳng hai lề. Đối với văn bản căn thẳng hai lề thì
không những lề trái mà cả lề phải cũng được căn thẳng.
b) Nhầm thao tác căn giữa và thụt lề đoạn văn: Các em thường mắc lỗi ở các bài

thơ. Đôi lúc một số bài thơ có tính chất đối xứng như thơ lục bát, ta thường căn vào
giữa trang Word cho đẹp mắt. Tuy nhiên với các bài thơ không có tính chất đối
xứng giữa các câu thơ thì ta lại thường căn thẳng lề trái nhưng lại đưa lề trái vào
giữa trang Word. Do đó, học sinh dễ dàng nhầm lẫn, cứ nghĩ rằng bài thơ ở giữa
trang Word là được căn giữa.
+ Phân tích: Đối với bài thơ căn lề trái nhưng đưa vào giữa trang thì sẽ có lề
trái các câu thơ được xếp thẳng hàng (Hình 3). Còn những bài thơ được căn giữa
thì hai lề của bài thơ sẽ không thẳng hàng mà so le với nhau, vì các câu thơ được
xếp đối xứng theo trục giữa của trang văn bản (Hình 4). Học sinh chỉ cần quan sát
kỹ là sẽ dễ dàng nhận ra các thao tác định dạng này.


Trang

5

Hình 3. Căn lề trái giữa trang Word

Hình 4. Căn giữa

c) Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn: Một số văn bản có khoảng cách
giữa các dòng rộng hơn bình thường, tuy nhiên khoảng cách là không lớn, do đó
học sinh thường không nhận thấy và bỏ qua thao tác này nếu không phân tích kỹ
đoạn văn mẫu.
+ Phân tích: Các đoạn văn được định dạng sẽ có khoảng cách giữa các dòng
rộng hơn (Hình 6) so với văn bản bình thường (Hình 5).


Trang


Hình 5. Văn bản bình thường

6

Hình 6. Văn bản định dạng khoảng cách
các dòng

d) Khoảng cách so với đoạn văn trên hoặc dưới (giữa các câu thơ trong bài thơ):
Giữa các câu thơ, hoặc giữa các đoạn văn với nhau, ta thường điều chỉnh khoảng
cách để tách rời các đoạn văn, để văn bản dễ đọc. Tuy nhiên, học sinh lại bỏ sót
hoặc không nhận dạng đúng thao tác, dẫn đến việc định dạng sai.
+ Đối với đoạn văn: lỗi sai hay gặp nhất của các em là nhầm tưởng thao tác
điều chỉnh khoảng cách là thao tác nhấn phím Enter, bởi việc nhấn phím Enter
nhanh và dễ hơn nhiều, tuy nhiên, như thế lại không đúng nguyên tắc, và dẫn đến
văn bản của các em sẽ không đẹp, không đúng yêu cầu.

Hình 7. Văn bản dùng phím Enter để tách đoạn văn


Trang

7

Hình 8. Văn bản điều chỉnh khoảng cách giữa các đoạn văn

+ Phân tích: Văn bản định dạng đúng (Hình 8) sẽ có khoảng cách giữa các
đoạn rộng hơn bình thường nhưng sẽ hẹp hơn so với khi ta dùng phím Enter để
tăng khoảng cách giữa các đoạn (Hình 7), khoảng cách khi dùng phím Enter sẽ
bằng đúng một dòng văn bản.
+ Đối với các văn bản là những bài thơ thì lỗi này của các em càng dễ nhận

thấy. Đa phần các em bỏ qua thao tác này do không nhận thấy, số còn lại thì lại
nhận định sai và thực hiện thao tác sai – dùng phím Enter để giải quyết, chỉ có rất ít
học sinh thực hiện đúng thao tác này.

Hình 9. Văn bản ban đầu

Hình 10. Văn bản định dạng đúng


Trang

8

Hình 11. Văn bản định dạng sai

+ Phân tích: Cũng như đoạn văn bản, bài thơ khi được định dạng đúng về
khoảng cách giữa các câu thơ thì sẽ có khoảng cách vừa phải dễ đọc (Hình 10),
rộng hơn bài thơ bình thường (Hình 9), nhưng sẽ không quá rộng và khó nhìn như
khi dùng phím Enter để định dạng (Hình 11).
e) Ngoài các thao tác kể trên, trong một văn bản thì các thao tác định dạng
còn rất nhiều. Việc không phân tích kỹ các thao tác sẽ làm cho học sinh mắc rất
nhiều lỗi khác trong quá trình soạn thảo văn bản. Thậm chí là các em còn bỏ sót,
không thực hiện thao tác định dạng và trình bày được thể hiện trên trang văn bản
mẫu. Qua đó, ta nhận thấy rằng việc phân tích kỹ văn bản mẫu rất quan trọng và
không thể bỏ qua trong việc soạn thảo văn bản.
2. Thời gian thực hiện:
- Kỹ năng phân tích văn bản cần được rèn luyện thường xuyên, nó cũng quan
trọng như thao tác rèn luyện gõ bàn phím để soạn thảo văn bản.
- Học sinh bắt đầu được hướng dẫn phân tích văn bản ngày từ Bài thực hành
số 7 – Em tập trình bày văn bản. Lúc này học sinh đã được cung cấp các kiến thức

định dạng cũng như trình bày văn bản. Những bài tập thực hành cũng đa dạng và
phong phú hơn về yêu cầu định dạng và trình bày.


Trang

9

- Trong mỗi tiết thực hành với thời lượng là 90 phút. Giáo viên và học sinh
có 15 phút cho việc ổn định, khởi động máy, kiểm tra bài cũ… Sau đó, giáo viên
hướng dẫn yêu cầu của bài thực hành. Và ngay sau khi được nhận máy thực hành,
giáo viên yêu cầu học sinh đọc văn bản mẫu (bài tập thực hành) trong vòng 5 phút
và tiến hành phân tích văn bản đó. Công việc này không chiếm nhiều thời gian thực
hành của học sinh nhưng lại giúp học sinh rất nhiều trong quá trình soạn thảo tiếp
theo. Công việc này sẽ được tiếp tục thực hiện trong các bài thực hành còn lại của
chương trình. Về sau, thời gian để các em đọc và phân tích văn bản mẫu sẽ được
rút ngắn dần dần, càng nhanh càng tốt, nhanh nhưng phải đầy đủ, nhanh nhưng phải
chính xác.
- Việc rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản không chỉ áp dụng cho tiết thực
hành mà còn có thể vận dụng vào các câu hỏi kiểm tra miệng, các câu hỏi trắc
nghiệm trong bài kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết.
- Giáo viên thường xuyên yêu cầu học sinh phân tích một văn bản sẽ giúp
cho học sinh hình thành một thói quen, dần dần trở thành kỹ năng mà khi nhìn vào
một văn bản, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra được toàn bộ các thao tác định dạng đang
nằm trong chính văn bản đó. Và từ đó, học sinh sẽ không bao giờ bỏ sót định dạng,
hay nhầm thao tác định dạng này với thao tác định dạng khác.
- Đối với những máy có 2 học sinh thực hành, giáo viên sẽ yêu cầu thực hành
với 2 văn bản mẫu khác nhau (có thể ngắn hơn), để tránh tình trạng chỉ có 1 học
sinh tiến hành phân tích văn bản, học sinh còn lại thì nhận nhiệm vụ soạn thảo.
3. Phân tích văn bản:

- Phân tích văn bản như thế nào? Thực ra học sinh không cần phải tốn quá
nhiều thời gian cho thao tác này. Việc mà các em cần làm là đọc kỹ văn bản và cố
gắng tìm ra các thao tác định dạng mà văn bản mẫu đang chứa, sau đó các em chỉ
việc liệt kê lại các định dạng mà các em nhận thấy.
- Để làm được việc đó, tất nhiên các em phải nắm được tên tất cả các thao tác
định dạng đã được học. Không những thế, các em cũng cần phải nắm được các đặc
điểm của từng thao tác định dạng, điều đó sẽ giúp các em nhận thấy và tìm ra các
thao tác định dạng nhanh hơn, phân loại chúng để tiện cho việc định dạng văn bản
của mình.
- Việc phân tích văn bản để tìm ra các thao tác định dạng không phải chỉ thực
hiện trước khi tiến hành soạn thảo mà trong quá trình soạn thảo và sau khi soạn
thảo xong, học sinh có thể phân tích lại văn bản mẫu nếu nhận thấy bài làm của
mình chưa thật sự giống văn bản mẫu.
- Về sau, kỹ năng phân tích văn bản của các em đã được hình thành thì
không cần phải dùng đến giấy nháp nữa, mà chính các em sẽ tự liệt kê trong đầu
một danh sách các thao tác cần định dạng trong khi phân tích đoạn văn bản mẫu.


Trang 10

Và sau thời gian phân tích, việc còn lại của các em chỉ là soạn thảo và trình bày văn
bản của mình.
IV. KẾT QUẢ
- Ban đầu, đa số học sinh sẽ cảm thấy phiền phức khi phải tiến hành phân
tích văn bản mẫu trước khi bắt tay vào soạn thảo. Tuy nhiên, trong quá trình soạn
thảo, học sinh sẽ nhận ra rằng soạn thảo một văn bản với các thao tác định dạng
được liệt kê sẵn sẽ nhanh và dễ hơn nhiều so với việc vừa soạn thảo vừa phải tìm
các thao tác định dạng.
- Dần dần, thời gian cần thiết để các em phân tích một văn bản sẽ nhanh hơn,
2 phút, 1 phút hoặc thậm chí là 30 giây. Các em chỉ cần lướt dọc qua văn bản 1 lần

là đã hình dung được các thao tác bản thân cần phải thực hiện.
- Sau một thời gian được rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản trước khi soạn
thảo thì kỹ năng soạn thảo văn bản của học sinh đã có rất nhiều tiến bộ. Các em đã
không bỏ qua nhưng thao tác định dạng dễ nhận thấy, không còn nhầm thao tác này
với thao tác kia, qua đó, văn bản của các em cũng ít lỗi hơn, cân đối hơn và đẹp
hơn.
- Kết quả cụ thể về số lượng học sinh không bỏ sót hoặc thực hiện sai ở hai
thao tác căn lề và điều chỉnh khoảng cách giữa các đoạn văn có tiến bộ như sau:

Lớp
6A
6B
6C
6D
6E
6G
6H
6K

Thao tác căn lề
21/35 HS
18/34 HS
19/33 HS
26/35 HS
17/35 HS
20/34 HS
12/36 HS
13/34 HS

60 %

52.9 %
57.6 %
74.3 %
48.6 %
58.8 %
33.3 %
38.2 %

Thao tác tăng hoặc
giảm khoảng cách
17/35 HS
18/34 HS
15/33 HS
18/35 HS
18/35 HS
19/34 HS
6/36 HS
8/34 HS

48.6 %
52.9 %
45.5 %
51.4 %
51.4 %
55.9 %
16.7 %
23.5 %

Cả hai thao tác
15/35 HS

16/34 HS
10/33 HS
16/35 HS
14/35 HS
16/34 HS
6/36 HS
7/34 HS

42.9 %
47.1 %
30.3 %
45.7 %
40 %
47.1 %
16.7 %
20.5 %

Phân
tích
văn
bản



Không


Trang 11

V. MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG:

- Thao tác phân tích văn bản này rất hiệu quả, nhất là đối với những học sinh
trung bình và yếu, các em khó có thể nhận ra được các thao tác định dạnh nằm ẩn
trong các văn bản, và với một bước đệm, một thao tác tạo đà làm nền tảng sẽ giúp
các em trình bày văn bản của mình chính xác hơn.
- Không những đối với cấp học THCS, thao tác phân tích văn bản còn rất
hiệu quả đối với những cấp học khác, nhất là cấp học Tiểu học. Bởi vì ngay lúc
này, quá trình hình thành kỹ năng của các em đang phát triển mạnh nhất, do đó
ngay từ những buổi đầu làm quen với bộ môn tin học tiểu học, làm quen với phần
mềm soạn thảo văn bản, nếu các em được hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng phân
tích văn bản sẽ giúp cho những kỹ năng này sớm được hình thành và phát huy một
cách tốt nhất, tạo tiền đề vô cùng vững chắc cho các em trong tương lai.
- Kỹ năng phân tích văn bản thậm chí còn có thể áp dụng vào những phần
mềm khác trong suốt chương trình giảng dạy Tin học THCS. Cụ thể và rõ ràng
nhất, không đâu xa xôi mà chính là chương trình Microsoft Excel mà các em sẽ
được học ở chương trình Tin học 7. Các bài tập thực hành Excel cũng yêu cầu học
sinh cần phân tích kỹ các thao tác cần thực hiện trên bảng tính, đâu là thao tác định
dạng, trang trí, đâu là thao tác tính toán,… Và chính ngay lúc này, kỹ năng phân
tích văn bản của các em với một tên gọi mới – kỹ năng phân tích bảng biểu – sẽ
được phát huy hiệu quả một cách tốt nhất. Và tất nhiên, kỹ năng phân tích văn bản
và kỹ năng phân tích bảng biểu sẽ khác nhau ở một số thao tác mà chính các em sẽ
phải hoàn thiện trong quá trình tiếp thu chương trình Tin học lớp 7.
- Thao tác phân tích văn bản trước khi soạn thảo thực chất chỉ là bước phân
tích đề bài, do đó thao tác này không chỉ có ứng dụng cho môn Tin học, với công
việc soạn thảo mà còn có thể áp dụng cho các môn học khác. Ví dụ, môn toán, với
một thao tác đầu là phân tích các dữ liệu đề cho, hình dung trước các điều kiện cần
phải có, các bước cần phải làm sẽ giúp cho học sinh tìm ra đáp án của bài toán
nhanh hơn và chính xác hơn.

…………, ngày ….. tháng ….. năm 20….
Người viết


Lê Minh Hiệp



×