Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

báo cáo luật hình sự phần riêng CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.7 KB, 40 trang )

Bài 10: CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
MỘT SỐ TỘI PHẠM XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG CỤ
THỂ
1. Tội vi phạm quy định về điều khiển các phương tiện giao thông

đường bộ (Điều 202 BLHS )
a) Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường
bộ.
- Khách quan: Người phạm tội có hành vi vi phạm các quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, các hành vi này chỉ cấu thành
tội phạm khi gây thiệt hại cho tính mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho
sức khỏe, tài sản cho người khác.
- Chủ quan: Người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển các phương
tiện giao thông đường bộ với lỗi vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.
- Chủ thể: Bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự.
b) Hình phạt chia làm 4 khung
- Khung 1 (cơ bản): Người phạm tội khi gây thiệt hại cho tính mạng, gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản cho người khác,có thể bị
phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc
phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
- Khung 2: Phạm tội thuộc các trường hợp sau đây, người phạm tội có thể
phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
+ Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định
+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở
có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích
thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng.
+ Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không
cứu giúp người bị nạn.
+ Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển
hoặc hướng dẫn giao thông.


+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng (theo Nghị quyết số 02/2003/NQHĐTP)
• Làm chết 2 người
• Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các
trường hợp được hướng dẫn tại các điểm của hậu quả nghiêm
trọng.
• Gây tổn hại cho sức khỏe của 3 đến 4 người với tỷ lệ thương tật
của mỗi người từ 31% trở lên.
• Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương
tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%.
• Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ
thương tât của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả
thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm
của hậu quả nghiêm trọng.
1


Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5
tỷ đồng.
Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội
có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm.
Khung 4 (cơ bản): Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà
có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả dặc biệt nghiêm trọng nếu không
được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm
hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.


-

2. Tội cản trở giao thông đường bộ ( Điều 203 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm an toàn giao thông đường bộ
- Khách quan: Người phạm tội có một trong các hành vi sau:

-

+ Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
+ Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
+ Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy
biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
+ Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân
cách;
+ Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
+ Vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên
đường bộ;
+ Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ;
Tội phạm này chỉ cấu thành khi người phạm tội thực hiện một trong
các hành vi trên gây thiệt hại cho tính mạng, gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khỏe, tài sản cho người khác.
Chủ quan: Tội phạm này được thực hiện với lỗi vô ý.
Chủ thể: Bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự.

b) Hình phạt chia làm 4 khung
- Khung 1 (cơ bản): Người phạm tội khi gây thiệt hại cho tính mạng,

gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản cho người khác,có
thể bị phạt tiền từ 5-30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2
năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: Phạm tội thuộc các trường hợp sau đây, người phạm tội có
thể phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

+ Tại các đèo, dốc, đoạn đường nguy hiểm;
+ Gây hậu quả rất nhiêm trọng;
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 đến
10 năm
- Khung 4 (cơ bản): Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả dặc biệt nghiêm trọng nếu
không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5 đến 20 triệu

2


đồng, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến
1 năm.
3. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không
đảm bảo an toàn ( Điều 204 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm an toàn giao thông đường bộ.
- Khách quan: Người phạm tội có hành vi cho phép đưa vào sử dụng
phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ
thuật.
- Chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
- Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt.
b) Hình phạt chia làm 2 khung
4. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các

phương tiện giao thông ( Điều 205 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm an toàn giao thông đường bộ.
- Khách quan: Người phạm tội có hành vi điều động hoặc giao cho
người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ điều kiện

khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao
thông đường bộ.
- Chủ quan: Tội phạm này được thực hiện với lỗi vô ý.
- Chủ thể: Có thể là chủ thể thường hoặc chủ thể đặc biệt.
b) Hình phạt: Trong cac1khung hình phạt tăng nặng có các dấu hiệu gây
hậu quả rất nghiêm trọn, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Tội tổ chức đua xe trái phép ( Điều 206 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm an toàn và trật tự công cộng.
- Khách quan: Người phạm tội tổ chứcđua xe trái phép có thể có một
trong các hành vi sau: khởi xướng việc đua xe, vạch kế hoạch đua xe,
- Chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích
không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: Bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b) Hình phạt chia làm 4 khung
6. Tội đua xe trái phép ( Điều 207 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm an toàn công cộng và trật tự
-

-

công cộng.
Khách quan: Người phạm tội có hành vi điều khiển phương tiện có
gắn động cơ để đua. Hành vi đua xe được tính kể từ khi người phạm
tội bắt đầu cho xe lăn bánh.
Chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý (đối với tội phạm có
cấu thành tội phạm hình thức – đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án

3



về tội này mà chưa được xóa án tích). Đối với tội phạm có cấu thành
tội phạm vật chất thì tội phạm có thể được thực hiện với lỗi vô ý.
- Chủ thể: Bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b) Hình phạt chia làm 4 khung ( tương tự tội tổ chức đua xe trái phép)
7. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
(Điều 208 BLHS), tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường thủy (Điều 212 BLHS) và tội vi phạm quy định về điều
khiển tàu bay (Điều 216 BLHS)
Dấu hiệu pháp lý và hình phạt của các tội phạm này tương tự như tội
phạm quy định tại Điều 202 BLHS – tội vi phạm quy định về điều khển
phương tiện giao thông đường bộ chỉ khác ở đối tượng phạm tội là
phương tiện giao thông dường sắt (tàu hỏa, xe lửa), phương tiện giao
thông đường thủy (tàu, thuyền,...) hoặc phương tiện bay (máy bay).

8. Cản trở giao thông đường sắt (Điều 209 Bộ Luật Hình Sự),Tội cản trở

giao thông đường thủy (Điều 213 Bộ Luật Hình Sự),Tội cản trở giao
thông đường không(Điều 217 Bộ Luật Hình Sự)

a.Tội cản trở giao thông đường sắt:











o
o
o
o

Khách quan:
Đặt chướng ngại vật trên đường sắt;
Làm xê dịch ray,tà vẹt;
Khoan ,đào ,xẻ trái phép nền đường sắt,mở đường trái phép qua đường sắt;
Làm hỏng,thay đổi,chuyển dịch ,che khuất tín hiệu,biển hiệu,mốc hiệu của
công trình giao thông đường sắt;
Đề xúc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc đề xúc vật kéo
xe qua đường sắt mà không có người điều khiền;
Đưa trái phép phương tiện tự tạo,phương tiện không được phép chạy lên
đường sắt;
Lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường
sắt;
Hành vi khác gây cản trở giao thông đường sắt.
Hành vi trên sẽ cấu thành tội phạm khi kết hợp với các dấu hiệu sau đây:
Gây thiệt hại cho tính mạng(chết người)
Gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khẻo,tài sản của người khác.
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (chưa hết thời hạn được xem là
không bị phạt hành chính)mà còn vi phạm.
Đã bị kết án về tội này,chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

b.Tội cản trở giao thông đường thủy:
 Khách quan:
• Khoan,đào trái phép làm hư hại kết cấu các công trình giao thông đường


thủy;

4











Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và
duy trì báo hiệu;
Di chuyển làm giảm hiệu lực,tác dụng của báo hiệu;
Tháo dở báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy;
Lấn chiếm luồng,hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy;
Hành vi khác cản trở giao thông đường thủy.
Hành vi trên cấu thành tội phạm khi kết hợp với các dấu hiệu sau:
Gây thiệt hại cho tính mạng(chết người);
Gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khẻo,tài sản của người khác.

c.Tội cản trở giao thông đường không:
 Khách quan:
• Đặt các chướng ngại vật cản trở giao thông đường không;
• Di chuyển trái phép,làm sai lệch,che khuất,hoặc phá hủy các biển hiệu,tín






o
o
o
o
9.

hiệu an toàn giao thông đường không.
Sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liên lạc;
Cung cấp thông tin sai lệch gây nguy hiểm cho chiến bay;
Làm hư hỏng trang thiết bị sân bay hoặc trang thiết bị phụ trợ khác.
Hành vi khác gây cản trở giao thông đường không.
Hành vi trên cấu thành tội phạm khi kết hợp với các dấu hiệu sau:
Gây thiệt hại cho tính mạng chết người;
Gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khẻo,tài sản của người khác.
Đã bị xử lý kĩ luật về hành vi này(chưa hết thời hạn được xem là không bị kỹ
luật)mà còn vi phạm.
Đã bị kết án về tội này,chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không
đảm bảo an toàn (Điều 210 Bộ Luật Hình Sự),Tội đưa vào sử dụng các
phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn(Điều 214
Bộ Luật Hình Sự),Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông
đường không không đảm bảo an toàn (Điều 218 Bộ Luật Hình Sự).

Dấu hiệu và hình phạt tương tự như tội phạm quy định tại Điều 204 Bộ Luật Hình
Sự.Chỉ khác ở đối tượng phạm tội là phương tiện giao thông đường sắt (tàu hỏa-xe
lửa),phương tiện giao thông đường thủy (tàu thuyền...),phương tiện giao thông

hàng không(tàu bay-máy bay).
10. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các

phương tiện giao thông đường sắt (Điều 211 Bộ Luật Hình Sự),Tội
điều động hoặc giao cho người không đủ điều khiển các phương tiện
giao thông đường thủy(Điều 215 Bộ Luật Hình Sự),Tội điều động hoặc
giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao
thông đường không (Điều 219 Bộ Luật Hình Sự).
Tham khảo tại Điều 205 Bộ Luật Hình Sự.

5


11. Tội vi phạm quy định về duy tu,sửa chữa,quản lý các công trình giao

thông (Điều 220 Bộ Luật Hình Sự).

a.Dấu hiệu pháp lý
 Khách thể:Đối tượng tác động của tội phạm này là các công trình giao thông.
 Khách quan:
 Là hành vi vi phạm các quy định về duy tu,sửa chữa,quản lý các công trình






đó.
Tội phạm này gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khẻo,tính mạng,thiệt hại,tài
sản cho người khác.

Chủ quan:
Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý(thường là vô ý vì quá tự tin)
Chủ thể:
Người có trách nhiệm trong việc duy tu,sửa chữa,quản lý các công trình giao
thông đường bộ,đường sắt,đường thủy,đường hàng không(chủ thể đặc biệt).

b.Hình phạt chia làm ba khung:
Khung 1:Phạm tội này không có tình tiết định khung tăng nặng,người phạm
tôi có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu,cải tạo không giam giữ đền 3
năm hoặc phạt tiền từ 6 tháng đến 3 năm.
• Khung 2:Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng,người phạm tội có thể bị phạt
tù từ 5 năm đến 7 năm.
• Khung 3:Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,người phạm tội có thể
bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.
12. Chiếm đoạt tàu bay,tàu thủy(Điều 221 Bộ Luật Hình Sự)


a.Dầu hiệu pháp lý:
 Khách thể:Đối tượng tác động của tội phạm này là tàu bay,tàu thủy.
 Khách quan:
• Đây là tội có cấu thành tội phạm hình thức.Hành vi khách quan của tội phạm

này lả dùng vũ lực,đe dọa dùng vủ lực hoặc bất kỳ thủ đoạn nào nhằm chiếm
đoạt máy bay,tàu thủy
 Chủ quan:Lỗi cố ý trực tiếp
 Chủ thể:Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b.Hình phạt chia làm 3 khung
 Khung 1:Chiếm đoạt tàu bay,tàu thủy thuộc cấu thành tội phạm cơ






bản,người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Khung 2:Chiếm đoạt tàu bay,tàu thủy thuộc 1 trong các trường hợp
sau,người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
Có tổ chức
Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

6


 Tái phạm nguy hiểm
 Khung 3: Chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy gây chết người bắt kể bao nhiêu

người, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù
20 năm hoặc tù chung thân
13. Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Điều 222 Bộ Luật Hình Sự)
a. Dấu hiệu pháp lí:
 Khách thể: Đối tượng tác động của tội phạm này là các phương tiện

bay( máy bay,tàu lượn,khinh khí cầu...)
 Khách quan: Người phạm tội có các hành vi vi phạm các quy định về hàng
không của Việt Nam về điều khiển máy bay ra hoặc vào lãnh thổ trên không
của Việt Nam
 Chủ quan: Lỗi vô ý hoặc cố ý, thông thường đó là lỗi vô ý( chủ yếu là vô vì quá
tự tin)
 Chủ thể: Những người đang điều khiển máy bay, những người đồng phạm

khác có thể là bắt kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b.Hình phạt
Hình phạt: Ở khoản 1,2,3 của điều 222 nhà làm luật yêu cầu các dấu hiệu hậu quả
nghiêm trọng ( khoản 2), hậu quả rất nghêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
( Khoản 3)
14. Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng

hải của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam( Điều 223 Bộ Luật
Hình Sự)

Dấu hiệu pháp lí và hình phạt của tội phạm này cũng tương tự như tội phạm quy
định tại điều 222 bộ luật hình sự, tuy nhiên đối tượng của tội phạm này là các
phương tiện giao thông hàng hải, hành vi vi phạm ở đây là vi phạm các quy định về
hàng hải.
15. Các tội phạm máy tính ( Điều 224, 225, 226 BLHS )
- Khách thể: các tội phạm này trực tiếp xâm hại đến sự an toàn trong các
-

-

hoạt động của hệ thống máy tính.
Khách quan: gồm các hành vi phạm tội sau :
+ Hành vi phát tán vi rút, chương trình tin học co1 tính năng gây hại cho
hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị
số.
+ Hành vi cản trở hoaawcj gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số.
+ Đưa hoặc sử dugj trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet.
Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý (Điều 224, 226), lỗi vô ý và

lỗi cố ý (Điều 225).
Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự.
7


16. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng

internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a BLHS)
 Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến sự an toàn của hoạt động
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số cả
người khác.
- Khách quan: Người phạm tội có một trong số các hành vi sau đây:
+ Vượt quá cảnh báo;
+ Vượt qua mã truy cập;
+ Vượt qua tường lửa;
+ Sử dụng quyền quản trị của người khác;
+ Truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính của người khác;
+ Truy cập bất hợp pháp vào mạng viễn thông của người khác;
+ Truy cập bất hợp pháp vào mạng Internet của người khác;
+ Truy cập bất hợp pháp vào thiết bị số của người khác;
+ Chiếm quyền điều khiển mạng của người khác;
+ Can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số;
+ Lấy cắp dữ liệu;
+ Hủy hoaij dữ liệu;
+ Làm giả dữ liệu;
+ Sử dụng trái phép các dịch vụ mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác.
- Chủ quan: Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý.
- Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhệm hình sự.

17. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b BLHS)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến sự an toàn của hoạt động
mạng máy tính, mạng viễn thông, mang internet hoặc thiết bị số của
người khác.
- Khách quan: Người phạm tội có một trong các hành vi sau:
+ Thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc
thiết bị số mà sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ
quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng
nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch
vụ.
+ Thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc
thiết bị số mà truy cập bất hợp pháp vào tài sản của cơ quan, tổ chức,
cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
+ Thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông,mạng internet hoặc
thiết bị số mà lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh, tiền tệ,
huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng
nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan,tổ chức, cá nhân;

8


+ Thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc
các thiết bị số mà có các hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
- Chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và mục đíc
chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu chủ quan bắt buộc đối với tội phạm
này.
- Chủ thể: Bất kì ai có nâng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

18. Tội vi phạm quy định về an toàn lao dộng, vệ sinh lao động, về an toàn ở
những nơi đông người (Điều 227 Bộ luật hình sự)
a) Dấu hiệu phám lý;
-Khách thể: Tội phạm này xâm nhập an toàn lao động, vệ sinh lao dộng và
an toàn ở những nơi đông người.
- Khách quan: Hành quy khách quan thể hiện ở hành vi vi phạm các quy
định về an toàn lao động, vệ sinh lao dộng và an toàn ở những nơi đông
người.
- Mặt chủ quan: Tội phạm này được thực hiện với lỗi vô ý (chủ yếu là lỗi
vô ý vì quá tự tin)
- Chủ thể là bất kì ai, nhưng chủ yếu là người có trách nhiệm đảm bảo an
toàn lao động, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp (người sử dụng
lao động)
b) Hình phạt chia làm bốn khung
- Khung 1: Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao dộng, về
an toàn ở những nơi động người không có các tình tiết định khung (tăng
nặng, giảm nhẹ), người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
- Khung 2: Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về
an toàn ở những nơi động người thuộc một trong các trường hợp sau,
người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
 Người phạm tội là người có trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn
lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.
 Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Khung 3: Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động,
về an toàn ở những nơi đông người gây hậu quả đặc biệt quan
trọng,người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.
- Khung 4: Vi phạm các quy định về an toàn lao dộng, vệ sinh lao động,
về an toàn ở những nơi đông người có khả năng thực tế dẫn đến hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời,

người phạm tội có thể bị phạt cải tạo khong6 giam giữ đến 3 năm,
phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
19. Tội quy phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228 Bộ luật hình
sự)
a) Dấu hiệu pháp lí:
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm an toàn lao động trẻ em.
- Khách quan: Hành vi khách quan phải có 1 trong các dấu hiệu sau:
9


+ Có hành vi sử dụng lao động của trẻ em từ chưa đủ 16 tuổi trở
xuống làm những công việc nặng nhọc;
+ Có hành vi sử dụng lao động của trẻ em từ chưa đù 16 tuổi trở
xuống làm những công việc nguy hiểm;
+ Sử dụng lao động của trẻ em từ chưa đủ 16 tuổi trở xuống tiếp xúc
với các chất độc hại.
Một trong các hành vi trên sẽ cấu thành tội phạm khi:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng (chết người, gây tổn hại nặng cho sức
khỏe, bị nhiểm độc...);
+ Đã bị sử phạt hành chính về hành vi này mà cón vi phạm.
- Chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý đối với hậu quả.
- Chủ thể: Bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Chủ
thể củ tội phạm này chủ yếu là người sử dụng lao động trong các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh,v..v...
b) Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: Vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em không có các
tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ
5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm,
phạt tù từ 3 tháng đền 2 năm.
- Khung 2: Vi phạm quy định về sử dụng trẻ em thuộc 1 trong các

trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm dến 7
năm:
 Phạm tội nhiều lần
 Đối với nhiều trè em
 Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20
triệu đồng.
20. Tội quy phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 299 Bộ
luật hình sự)
a) Dấu hiệu pháp lí:
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm an toàn trong xây dựng (đối với
tính mạng, sức khỏe, tài sản,...)
- Khách quan: Người phạm tội có vi phạm các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật
liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác (trừ Điều
220)
+ Vi phạm các quy định về khảo sát: Khảo sát không đúng, không đầy
đủ các quy định của nhà nước về khảo sát.
+ Vi phạm các quy định về thiết kế: Không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng về thiết kế theo quy định của Nhà nước về thiết kế.
+ Vi phạm các quy định về thi công: thi công không đúng với thiết kế
đã được phê duyệt.
+ Về dấu hiệu hậu quả: Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi đã
gây ra chết người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tài
sản của người khác.
10


Chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật

định, đang phụ trách công việc khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng
nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh
vực khác.
b) Hình phạt chia làm 3 khung
- Khung 1: Vi phạm các quy định về xây dunhjw gây hạu quả nghiêm
trọng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến
5 năm.
- Khung 2: Vi phạm các quy định về xây dựng thuộc một trong các
trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10
năm:
+ Là người có chức vụ, quyền hạn.
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Khung 3: Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả đặc biệt
ngiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 8 năm đến 20 năm.
-

21. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm

đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm chế đọ quản lý nhà nước đối với
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
- Khách quan: Bao gồm các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự.
+ Hành vi chế tạo vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là
làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của vũ khí,
phương tiện và có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng.
Đối với hành vi làm mới hoàn toàn súng được coi là chế tạo vũ khí

quân dụng nếu đạn sử dụng cho súng được làm mới đó là đạn dùng
cho các loại vũ khí quân dụng.
+ Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
là cất giữ chúng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép.
+ Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
là sử dụng không có giấy phép hoặc không được phép của người
hoặc cơ quan nhà nước có thảm quyền.
+ Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
là mua hoặc bán chúng mà không có giấy phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
+ Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự bao
gồm các hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt,
tham ô, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt.
11


Chủ quan: lỗi cố ý.
Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b) Khung hình phạt chia làm 4 khung:
- Khung 1: Phạm tội này không có các tình tiết định tăng nặng khung,
người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm.
- Khung 2: Phạm tội này thuộc một trong các trường hợp sau, người
phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:
+ Có tổ chức;
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn;
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 3: Phạm tội này thuộc một trong các trường hợp sau, người
phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
+ Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Khung 4: Phạm tội này thuộc một trong các trường hợp sau, người
phạm tội có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, tù chung thân:
+ Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
22. Tội khủng bố (Điều 290a BLHS)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng, ảnh hưởng đến cuộc sống
bình thường của người dân.
- Khách quan: Người phạm tội có một trong các hành vi sau:
+ Xâm phạm tính mạng của người khác;
+ Phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể: Bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự.
23. Tội tài trợ khủng bố (Điều 230b BLHS)
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể:Xâm phạm trật tự công cộng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình
thường của nhân dân.
- Khách quan: Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau
đây:
+ Huy động tiền hoặc tài sản dưới bất kì hình thức nào hỗ trợ cho tổ chức, cá
nhân khủng bố.
+Hỗ trợ tiền hoặc tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố
- Chủ quan:là lỗi cố ý. Đối với hành vi “huy động” tiền cấu thành tội phạm với
lỗi cố ý trực tiếp. Đối với hành vi “hỗ trợ” tiền chỉ cần người phạm tội có lỗi
cố ý ( trực tiếp hay gián tiếp)
- Chủ thể: Bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

-

24. Tội phá hủy công trình, phương tiện giao thông quan trọng về an ninh quốc

gia (Điều 231 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý:

12


-Khách thể: Tội phạm xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ an
toàn các công trình, phương tiện về an ninh quốc gia. Đối tượng tác động
của tội phạm này là các công trình, phương tiện về an ninh quốc gia như:
phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất
đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc
phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội.Cụ thể như:
+Công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt,
đường hang không, đường thủy…
+ Công trình hoặc phương tiện thông tin lien lạc: đường diện thoại, cáp
ngầm, đường truyền internet…
+Công trình điện: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, đường dây tải điện…
+ Công trình dẫn chất đốt: dẫn gas, xăng dầu và các chất đốt khác.
+ Công trình thủy lợi: hệ thống đê kè, các trạm bơm nước tưới tiêu…
+ Các công trình, phương tiện khác: đây là các công trình, phương tiện
không thuộc các đối tượng trên nhưng cũng có ảnh hưởng đến an ninh quốc
phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội…
-Khách quan: Người phạm tội có hành vi “phá hủy” công trình, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia.Biểu hiện:
+Hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình hoặc phương tiện
+Người phạm tội vì mục đích vụ lợi nên chấp nhận việc phá hủy các công

trình, phương tiện về an ninh quốc gia.
-Chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.
-Chủ thể: Bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b) Hình phạt chia làm hai khung:
-Khung 1: Phạm tội không có 1 trong các tình tiết định khung tại khoản 2
điều này có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
-Khung 2: Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau có thể bị phạt tù từ 10
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+Có tổ chức
+Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
+Tái phạm nguy hiểm
25. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm

đoạt vật liệu nổ (Điều 232 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nước đối với vật liệu
nổ.Đối tượng tác động của tội phạm này là vật liệu nổ.Khi xác định đối tượng
tác động của tội phạm này cần chú ý: nếu vật liệu nổ là vật liệu nổ quân dụng
thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng”,
chỉ vật liệu nổ công nghiệp mới là đối tượng của tội phạm này.
-Khách quan: Người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ thực hiện hành vi khách quan
hoàn toàn tương tự như đối với người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự.
13


Tuy nhiên, do đối tượng tác động của tội phạm này chỉ là vật liệu nổ công

nghiệp nên khi xác định hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt cần chú ý đến các quy định của Nhà nước về
quản lý, sử dụng, mua bán, vận chuyển vật liệu nổ để xác định hành vi khách
quan của người phạm tội.
-Chủ quan: Là lỗi cố ý
-Chủ thể: Bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định
b) Hình phạt chia làm 4 khung:
-Khung 1: Phạm tội không có các tình tiết định khung tăng nặng, người
phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
-Khung 2: Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau người phạm tội có thể
bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
+Có tổ chức
+Vật phạm pháp có số lượng lớn
+Vận chuyển, mua bán qua biên giới.
+Gây hậu quả nghiêm trọng.
+Tái phạm nguy hiểm.
-Khung 3: Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau người phạm tội có thể
bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
+Vật phạm pháp có số lượng rất lớn.
+Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
-Khung 4: Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau người phạm tội có thể
bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn.
+Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
-Ngoài ra người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu
đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
26. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyern, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm

đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 233 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý:

-Khách thể: Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lí của Nhà nước đối với vũ
khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.Đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí
thô sơ và công cụ hỗ trợ( Theo điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011)
-Khách quan: Người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ thực hiện
hành vi khách quan hoàn toàn tương tự như đối với người phạm tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 230 Bộ luật
hình sự.
-Chủ quan: Là lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm này.
-Chủ thể: Bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định
b) Hình phạt chia làm hai khung:
14


-Khung 1: Phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội
có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
-Khung 2: Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau người phạm tội có thể
bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
+ Có tổ chức
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn.
+ Vân chuyển, mua bán qua biên giới.
+ Gây hậu quả nghiem trọng.
+ Tái phạm nguy hiểm.
-Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu
đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
27. Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hổ trợ (Điều 234


BLHS )
a) Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: tội xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về việc sản xuất,
sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí,
vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí,
vật liệu nổ hoặc công cụ hỗ trợ.Cụ thể bao gồm:
+ Vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ;
+ Vật liệu nổ;
+ Công cụ hỗ trợ;
Tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi vi phạm
và gây thiệt hại cho tính mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe tài
sản của người khác.
-Khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy
định về quản lý nhưng tùy thuộc vào đối tượng tác động mà người phạm tội
có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau: vi phạm quy định về việc sản
xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, mua bán vũ
khí; vi phạm quy định về việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng bảo quản,
lưu trữ, vận chuyển, mua bán vật liệu nổ; vi phạm quy định về việc sản xuất,
sửa chữa, trang bị, sử dụng bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, mua bán công cụ
hỗ trợ.
-Chủ quan: Là lỗi vô ý ( do cẩu thả hoặc quá tự tin).
-Chủ thể: là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có trách nhiệm trong việc
quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận
chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mới có thể là chủ thể của
tội phạm này.Có thể người phạm tội không cần có chức vụ quyền hạn nhưng
do đặc thù nghề nghiệp mà người phạm tội có trách nhiệm đối với các đối
tượng trên thì cũng có thể là chủ thể của tội phạm này.
b) Hình phạt chia làm 4 khung:
-Khung 1: Người phạm tội không có tình tiết định khung tại khoản 2 điều này
có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

-Khung 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị
phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
15


-Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng người phạm tội có
thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
-Khung 4: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm .
Ví dụ: A là thủ kho vật liệu nổ của đơn vị Z175 do không thực hiện đúng các
quy định về bảo quản an toàn nên gây nổ làm chết một người, thì hành vi vi
phạm của A thuộc trường hợp quy định tại Điều 234.
28. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây

hậu quả nghiêm trọng (Điều 235 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: Tội này xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về việc giữ
vũ khí, vật liệu công cụ hỗ trợ. Đối tượng tác động của tội phạm này là vũ
khí, vật liệu nổ hoặc công cụ hỗ trợ.
-Khách quan: Tội phạm này được thực hiện thông qua 2 hành vi:
+ Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
+ Để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà mình được
giao giữ.
Một trong hai hành vi trên phải gây hậu quả nghiêm trọng mới cấu thành
tội phạm.
-Chủ thể: Là chủ thể đặc biệt, đó là người được giao giữ vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ.
-Chủ quan: Do lỗi vô ý ( do cẩu thả hoặc vì quá tự tin).
b) Hình phạt chia làm 2 khung:

-Khung 1: Người phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
-Khung 2: Phạm tội gây hậu rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng,
người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
-Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

29. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm

đoạt chất phóng xạ (Điều 236 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với
chất phóng xạ. Đối tượng tác động của tội phạm này là chất phóng xạ.
- Khách quan: Hành vi khách quan bao gồm: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ.
- Chủ quan: Là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích không là
dấu hiệu bắt buộc.
- Chủ thể: Bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định
b) Hình phạt chia làm 4 khung:
- Khung 1: Phạm tội không có các tình tiết định khung tăng nặng, người
phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
16


-Khung 2: Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể
bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:
+ Có tổ chức;
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn;
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Tái phạm nguy hiểm.
-Khung 3: Phạm tội này thuộc 1 trong các trường hợp sau, người phạm tội
có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng
-Khung 4: Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể
bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân:
+ Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn.
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
-Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu
đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
30. Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ (Điều 237 BLHS)

a) Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: xâm phạm chế độ quản lí của nhà nước về việc sản xuất, trang
bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ. Đối
tượng tác động của tội phạm này là chất phóng xạ.
-Khách quan: Người phạm tội có hành vi vi phạm về việc sản xuất, trang bị,
sử dụng, bảo quản, lưu trữ, vận chuyễn, mua bán chất phóng xạ. Cơ sở xác
định hành vi vi phạm là các quy định của nhà nước đói với chất phóng xạ.
-Chủ thể: Là chủ thể đặc biệt. Đó là những người có trách nhiệm trong việc
sản xuất, trang bị, sủ dụng,bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, mua bán chất
phóng xạ.
-Chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
b)Hình phạt chia làm bốn khung:
-Khung 1: Phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu
không được ngăn chặn kịp thời, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tiền từ 6 tháng đến 3 năm.
-Khung 2: Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác
thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đén 10 năm.

-Khung 3: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị
phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
-Khung 4: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có
thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
Ngoài ra người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
31. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất

cháy, chất độc (Điều 238 BLHS)

17


a) Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: xâm phạm chế độ quản lí của nhà nước đối với chất cháy chất độc. Đối
tượng tác động của tội phạm này là chất cháy, chất độc
-Khách quan: Hành vi đã được thể hiện rõ trong tên điều luật. Bao gồm: sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc.
Người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong số các hành vi kể trên thì tội phạm coi
như đã hoàn thành. Hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc đối
với tội phạm này.
-Chủ quan: là lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm này
-Chủ thể: Bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b) Hình phạt chia làm 4 khung:
-Khung 1: Phạm tội không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội
có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
-Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3
năm đến 10 năm:



Có tổ chức;



Vật phạm pháp có số lượng lớn;



Vận chuyển, mua bán qua biên giới;



Gây hậu qủa nghiêm trọng;



Tái phạm nguy hiểm.

-Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:


Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;



Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

-Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ

mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:


Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;



Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
18


Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

32. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 239 BLHS)

a) Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: xâm phạm chế độ quản lí của nhà nước về việc sản xuất, trang
bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất cháy chất độc. Đối
tượng tác động của tội phạm này là chất cháy chất độc
-Khách quan: Người phạm tội có hành vi vi phạm về việc sản xuất, trang bị,
sử dụng, bảo quản, lưu trữ, vận chuyễn, mua bán chất cháy, chất độc.
Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc.
-Chủ quan: Tội phạm này được thực hiện với lỗi vô ý.
-Chủ thể: Là chủ thể đặc biệt, chỉ những người được giao quản lý việc sản
xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất cháy,
chất độc mới có thể phạm tội này.
b) Hình phạt chia làm 3 khung
-Khung 1:Phạm tội không có các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản
2,3 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm

-Khung 2:Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm
đến 10 năm.
-Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
33. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 240 BLHS)

a) Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: xâm phạm chế độ quản lí của nhà nước về phòng cháy, chữa
cháy. Đối tượng tác động của tội này là công cụ, phương tiện, công cụ, vật
liệu, nhiên liệu,…có thể gây ra cháy.
-Khách quan: Người phạm tội có hành vi vi phạm về phòng cháy chữa cháy.
-Chủ quan: tội phạm này được thực hiện với lỗi vô ý.
-Chủ thể: Là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật
định.
b) Hình phạt chia làm 4 khung.
-Khung 1:Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt
hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 5 năm.
-Khung 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm
đến 8 năm.
-Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7
năm đến 12 năm.
19


-Khung 4: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh

cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2
năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
34. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện (Điều 241 BLHS)

a)Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể:Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về an toàn vận
hành các công trình điện. Đối tượng tác động của tội phạm này là hành lang bảo vệ
vận hành công trình điện
-Khách quan:
Người phạm tội có một trong các hành vi sau:


Cho phép xây nhà công trình hoặc tự ý xây nhà công trình trong phạm vi
hành lang bảo vệ an toàn công trình điẹn

Gây nổ, gây cháy,đốt rừng làm nương rẫy, làm đỗ cây ảnh hưởng đến an
toàn vận hành công trình điện
• Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở
lòng song, lòng biển đã có thong báo hoặc biển báo
Tội phạm được xem là hoàn thành khi co một trong các dấu hiệu sau:


Gây hậu quả nghiêm trọng
Đã bị xử lý kĩ luật về hành vi này
-Chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.




-Chủ thể: Là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định
b)Hình phạt chia làm 4 khung
-Khung 1: Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi
hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;
b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an
toàn vận hành công trình điện;
c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;
d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở
lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.
20


- Khung 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
-Khung3; Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười năm.
-Khung 4: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
35. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp

phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 BLHS)
a)Dấu hiệu pháp lý:
-Khách thể: Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về khám

bệnh chữa bệnh, sản xuất,pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch
vụ y tế khác. Đối tượng tác động của tội này là quy định của nhà nước về
khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất,pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc
hoặc dịch vụ y tế khác.
-Khách quan:dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở chỗ vi
phạm các quy định về khám bệnh , chữa bệnh, sản xuất,pha chế thuốc, cấp
phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.
Hành vi này cấu thành tội phạm khi đã gây ra hậu quả chết người hoặc tổn
hại sức khỏe, thiệt hại về tài sản của người khác
Ngoài ra dù hành vi chưa gây thiệt hại nhưng đã bị xử lí kỉ luật hoặc xữ phạt
hành chính về hành vi này, hay đã bị kết án về tội phạm này chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm thì tội phạm cũng hoàn thành.
-Chủ quan; Tội phạm này được thực hiện với lỗi vô ý.
-Chủ thể: Là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người có trách nhiệm trong việc
khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất,pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc
hoặc dịch vụ y tế khác mới có thể phạm vào tội này
b) Hình phạt chia làm 3 khung
-Khung 1: Phạm tội không thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng, người
phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
-Khung 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm
đến 10 năm.
Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ 7
năm đến 15 năm
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 1 năm đến 5 năm.

36. Tội phá thai trái phép (Điều 243 BLHS)

a)Dấu hiệu pháp lý:

21


-Khách thể: Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về việc
phá thai. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Đối
tượng tác động của tội phạm này là các quy định của nhà nước về việc phá
thai.
-Khách quan:Người phạm tội có hành vi phá thai trái phép.
Hành vi này cấu thành tội phạm khi đã gây ra hậu quả chết người hoặc tổn
hại sức khỏe của người phụ nữ.Ngoài ra dù hành vi chưa gây thiệt hại nhưng
đã bị xử lý kĩ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này, hay đã bị kết án về
tội phạm này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì tội phạm cũng hoàn
thành
-Chủ quan: Thực hiện với lỗi vô ý
-Chủ thể: là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b) Hình phạt chia làm 3 khung:
-Khung1:Phạm tội không có các tình tiết định khung tăng nặng , thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 3năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
-Khung 2; Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm
đến 10 năm.
-Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7
năm đến 15 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 1 năm đến 5 năm.
37. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 244 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về

vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tội phạm còn gây ảnh hưởng

đến tính mạng, sức khỏe của con người (không phải là khách thể trực
tiếp của tội phạm này).
- Khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi
chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn
an toàn vệ sinh.
- Chủ quan: Lỗi vô ý.
- Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b) Khung hình phạt chia làm 3 khung:
- Khung 1: Phạm tội không có các tình tiết định khungtangw nặng,
người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
- Khung 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, người phạm tội có
thể bj phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
- Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người phạm
tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
38. Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến trật tự công cộng.
- Khách quan: Người phạm tội có hành vi gây rối trật tự công cộng.
Hành vi gây rối có thể là tập trung đong người gây náo động, đuổi
22


đánh nhau, hò hét, đốt pháo, đập phá các công trình công cộng ở
những nơi ăn uống, vui chơi, giải trí,...
- Chủ quan: Lỗi cố ý.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b) Khung hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: Phạm tội này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu
đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt
tù từ 3 tháng đến 2 năm.

- Khung 2: Gây rối trậy tự công cộng thuộc mmotj trong các trường
hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
+ Có dùng vũ khí hoặc hành vi phá phách;
+ có tổ chức;
+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động
công cộng;
+ Xúi giục người khác gây rối;
+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
39. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 246 BLHS)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm trật tự công cộng, phong tục, tập
quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đối tượng tác động của tội
phạm này là mồ mả, hài cốt.
- Khách quan: Người phạm tội có các hành vi như đào, phá hủy mồ mả,
làm hư hỏng các tượng đài, bia đá xây trên mồ mả, chiếm đoạt
những đồ vật trong mộ, trên mộ, đào mả, khai quật xác,... Tội phạm
này có thể hoàn thành khi can phạm có một trong những hành vi nêu
trên mà không cần xảy ra hậu quả.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
40. Tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247 BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến trật tự công cộng, nếp sống
văn minh xã hội. Trong nhiều trương hợp, hành vi này còn xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
- Khách quan: Hành vi hành nghề mê tín, dị đoan có thể được thực hiện
bằng nhiều hình thức:
+ Bói toán: Là sự phán đaons không có căn cứ khoa học về những
chuyện xảy ra trong quá khứ, tương lai.

+ đòng bóng: Là hành vi lừa bịp người khác bằng cách lợi dụng
thánh, thần, ma quỷ nhập vào mình để phán báo những điều nhảm
nhí, khiến cho người khác tin theo.
+ Hình thức khác: xem tướng số, cầu hồn, yểm bùa, trừ tà ma,...
- Chủ quan: Lỗi cố ý.
- Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hính sự theo luật định.
b) Hình phạt chia làm 2 khung:
23


Khung 1: Hành nghề mê tín, dị đoan thỏa mãn khung 1, người phạm
tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khumg 2: Hành nghề mê tín, dị đoan gây chết người hoặc gây ra hậu
quả nghiêm trọng khác, người phạm yooij có thể bị phạt tù từ 3 năm
đến 10 năm.
Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30
triệu đồng.
41. Tội đánh bạc (Điều 248 BLHS)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến trật tự, nếp sống văn minh
của xã hội.
- Khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện qua việc
đánh bạc (chơi ăn tiền hoặc hiện vật) dưới nhiều hình thức khác
nhau một cách trái phép. Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi xảy
ra một trong các trường hợp sau:
+ Giá trị ăn thua từ 2 triệu đồng trở lên;
+ Dưới 2 triệu đồng nhưng đã bi kết án về tội này hoặc tội quy định
tại Điều 249 (BLHS), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Chủ quan: Lỗi cố ý.

- Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực tách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
42. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249 BLHS)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự, nếp sống văn minh của xã
hội.
- Khách quan:
+ Hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc thể hiện ở hành vi rủ
rê, lôi kéo, tụ tập,...những người đánh bạc với nhau. Người tổ chức
đánh bạc có thể đồng tời là người đánh bạc
+ Hành vi gá bạc thể hiện ở hành vi dùng nhà của mình hay thuê chỗ
cho những người đánh bạc cùng đánh với nhau. Người gá bạc cũng
có thể là người tổ chức, người đánh bạc, khi đó sẽ bị truy cứu cả 3 tội.
Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ CTTP khi xảy ra một trong
các trường hợp sau:
+ Được thực hiện với quy mô lớn;
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 249, 248
BLHS;
+ đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Điều 249, 248 BLHS,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Chủ quan: Lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc.
- Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
43. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250
BLHS)
a) Dấu hiệu pháp lý
-

24



Khách thể:Tội phạm này xâm phạm đến trật tự công cộng, trạt tự
pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh phonhf chống
tội phạm. Đối tượng của tội phạm này là tài sản do người khác phạm
tọi mà có.
- Khách quan: Bao gồm hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b) Hình phạt chia làm 4 khung
- Khung 1: Tội phạm thuộc khung cơ bản, người phạm tội có thể bị
phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
+ thu lợi bất chính lớn;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Khumg 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:
+ Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
+ Thu lợi bất chính rất lớn.
- Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
+ Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
+ Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
44. Tội rửa tiền (Điều 251 BLHS)
a) Dấu hệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước đối

với tài sản do phạm tội hoặc do phạm pháp mà có. Đói tượng tác
động của tội phạm này là tiền, tài sản do phạm tội hoặc do phạm
pháp mà có.
- Khách quan: Người phạm tội có một trong các hành vi sau:
+ Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân
hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do
phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền tài
sản đó.
+ Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành
các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.
+ Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình
di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm
tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.
-

25


×