Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận môn quản trị ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.62 KB, 16 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN
Đề tài: BREXIT & NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
:
Chương 1: BREXIT & NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
I.
NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN VỀ BREXIT
1. BREXIT LÀ GÌ?
2. THỜI GIAN DIỄN RA CUỘC TRƯNG CẦU
3. CỬ TRI HỢP LỆ
4. CÂU HỎI CỦA CUỘC TRƯNG CẦU
5. HAI PHE ĐỐI LẬP
6. KẾT QUẢ CỦA CUỘC TRƯNG CẦU
7. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SỐ PHIẾU CỦA CÁC VÙNG TRÊN NƯỚC
ANH
II.
Anh dời khỏi EU và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới
1. Tại sao Anh lại phải thoát khỏi EU ?
2. Tác động của Brexit đến kinh tế các nước
Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
TRƯỚC VẤN ĐỀ BREXIT
1. Cơ hội đối với đầu tư
2. Nhiệm vụ và giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới
KẾT LUẬN



ĐẶT VẤN ĐỀ

Toàn cảnh kinh tế thế giới năm 2016 đang chịu tác động rất to lớn của vấn đề “
Brexit” .Vấn đề Brexit hiện nay đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, không những
ảnh hưởng tới những nước có liên quan, ảnh hưởng đến sự ra đi hay ở lại của Liên
Hiệp Vương Quốc Anh hay ảnh hưởng đến chính chủ quyền của liên minh Châu Âu
mà quyết định này còn ảnh hưởng đến những nước trên thế giới trong đó có các
thành viên của ASEAN và điều đó có nghĩa là không ngoại lệ cả đất nước của
chúng ta, Việt Nam.Nó tác động đến mọi mặt kinh tế- xã hội, tác động đến mọi
ngành nghề từ xăng dầu, nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp đến xuất nhập
khẩu giữa Việt Nam – liên minh Châu Âu EU, Việt Nam – Vương quốc Anh .Vậy
đâu là định hướng giải pháp cho Việt Nam trước những tác động lớn của Brexit để
giúp cho nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế ổn định, phát triển
kinh tế xã hội. Xuất phát từ thực trạng của vấn đề Brexit tôi chọn đề tài “:BREXIT
& NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM.”

Chương 1: BREXIT & NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
I. NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN VỀ BREXIT
1 - BREXIT LÀ GÌ?
Brexit là một cụm từ được ghép từ hai từ: “Britain” chỉ nước Anh và “exit” chỉ hành
động rời khỏi EU. Đây không phải lần đầu tiên việc ghép từ như thế này được sử
dụng, vì từ năm 2012, khi Hy Lạp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ trầm
trọng, người ta cũng đã nhắc đến “Grexit” (kết hợp giữa “Greece” và “exit”) để nói
tới nguy cơ nước này có thể phải rời khỏi EU.
Brexit cũng xuất hiện trong năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người Anh phản
đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này. Khi cuộc trưng cầu
dân ý chính thức được mở ra, Brexit đã trở thành một “từ khóa” được dùng để nói
đến việc Anh rời khỏi EU nói riêng cũng như về cuộc trưng cầu nói chung.
2 - THỜI GIAN DIỄN RA CUỘC TRƯNG CẦU
Thứ 5 ngày 23 tháng 6 năm 2016.



3 - CỬ TRI HỢP LỆ
Những công dân đủ 18 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Anh, Scotland, xứ Wales và
Bắc Ireland; những công dân Ireland đang sinh sống tại Vương quốc Anh, các công
dân từ hơn 50 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung- những thuộc địa cũ của Anh
như Úc, Ấn Độ hay Jamaica hiện đang sống tại Anh. Các công dân mang quốc tịch
Anh nhưng đang sinh sống ở nước ngoài không quá 15 năm cũng có quyền tham gia
bầu chọn.
4 - CÂU HỎI CỦA CUỘC TRƯNG CẦU
“Vương quốc Anh có nên tiếp tục là thành viên của EU hay nên rời khỏi EU?”
5 - HAI PHE ĐỐI LẬP
Chiến dịch vận động nước Anh rời khỏi EU là chiến dịch “Vote Leave” (tạm dịch:
Hãy chọn rời đi), còn chiến dịch vận động ở lại EU là chiến dịch “Stronger In” (tạm
dịch: Mạnh hơn nếu ở lại). Lập luận chính của chiến dịch “Vote Leave” là việc rời
khỏi EU sẽ cho phép người Anh giành lại tự chủ và sử dụng ngân sách theo những
ưu tiên của riêng nước này. Phía bên kia, chiến dịch “Stronger In” phản bác rằng
nước Anh sẽ trở nên mạnh hơn, an toàn hơn và thịnh vượng hơn khi là một thành
viên EU so với việc rời khỏi tổ chức này.
Trên chính trường Anh, các chính trị gia cũng thể hiện những quan điểm khác nhau.
Ủng hộ cho việc Anh ở lại EU là: Thủ tướng David Cameron (Đảng Bảo thủ), ông
Jeremy Corbyn (lãnh đạo Đảng Lao động), Bộ trưởng Bộ tài chính George Osborne
(Đảng Bảo thủ), cựu thủ tướng Anh Tony Blair và John Mayor. Phía bên kia- ủng
hộ Anh rời EU là Cựu thị trưởng London- Boris Johnson (Đảng Bảo thủ).
Những người đứng đầu EU và các chính trị gia khac trên thế giới cũng có những ý
kiến trái chiều về vấn đề này. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Tổng thống
Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton là một số nhân vật tiêu biểu
đã lên tiếng ủng hộ việc Anh tiếp tục là thành viên của EU. Trong khi đó, Donald
Trump- ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa lại thể hiện sử phản đối với
EU và cho rằng người Anh nên chọn rời khỏi cộng đồng này.

6 - KẾT QUẢ CỦA CUỘC TRƯNG CẦU
Người dân Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ lệ số phiếu ra đi là 52% so với số
phiếu ở lại là 48%.
Tỷ lệ cử tri Anh đi bầu là 71,8% - tương đương với hơn 30 triệu người. Đây là tỷ lệ
cử tri cao nhất trong lịch sử kể từ cuộc bầu cử năm 1992.
7 - SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SỐ PHIẾU CỦA CÁC VÙNG TRÊN NƯỚC ANH
Cuộc trưng cầu này đã cho thấy một sự phân hóa ý kiến sâu sắc giữa các vùng trong
nội bộ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.


Sự phân hóa phiếu bầu theo vùng địa lý
Nước Anh và xứ Wales đều ủng hộ mạnh mẽ việc rời EU, với tỉ lệ phiếu bầu rời đi
lần lượt là 53,4% và 52,5%. Trong khi đó, người dân Scotland và Bắc Ireland đều
thiên về việc Anh ở lại EU, với tỷ lệ số phiếu ở lại là 62% và 55,8%. Riêng thủ đô
London có tỉ lệ phiếu bầu ở lại là 59,9%, phiếu bầu ra đi là 40,1%.


Sự phân hóa phiếu bầu theo độ tuổi cử tri
Ngoài sự phân hóa giữa các vùng, một cuộc khảo sát của Lord Ashcroft Polls cũng
cho thấy sự phân hóa theo độ tuổi của cử tri, khi những người trẻ (trong độ tuối từ
18 đến 34) thường có xu hướng bầu chọn cho việc Anh ở lại EU hơn là những
người trung niên và cao tuổi.
I.

Anh dời khỏi EU và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới

1. Tại sao Anh lại phải thoát khỏi EU ?
Ở trong liên minh Châu Âu hay còn gọi là EU. Liên Hiệp Vương Quốc Anh họ chịu
rất nhiều thiệt thọi. Nhưng những chính sách chung của Châu Âu sẽ được áp cho
nước Anh.Tỷ giá bảng Anh thì cao hơn so với đồng Euro. Do đó khiến cho chi phí

sản xuất hàng tại Anh đắt hơn so với các nước khác. Do đó hàng từ Anh sẽ bị giảm
khả năng cạnh tranh so với các mặt hàng từ nước khác.Đóng góp ngân sách cho EU
nhiều mà hưởng lợi ích thì không bao nhiêu.Cụ thể hơn có thể lấy ví dụ về nghành
thép: Đây là một trong những nghành huyết mạch. Nhưng do những ràng buộc với
thuế suất của EU áp dụng chung. Khiến ngành thép không thể nào cạnh tranh nổi
với thép giá rẻ được nhập từ Trung Quốc.
Việc này dẫn đến các tập đoàn thép phải sa thải nhân viên. Dẫn đến thất nghiệp,
thiếu việc làm. Chưa kể đến tình trạng hiện nay người dân tị nạn nhập cư vào Châu
Âu rất nhiều. Họ sẽ cạnh tranh giành việc làm với những người bản địa.Tiêu biểu về
sự sa sút của ngành thép có thể nói đến việc tập đoàn thép Tata cắt giảm nhân lực.
Thâm chí cũng có nguồn tin là ta sẽ bán các nhà máy thép của mình tại Anh.
Việc rời khỏi EU của Anh không chỉ tác động đến nền kinh tế của Anh, EU mà còn
tác động lên cả thế giới. Hiện nay thì ở Việt Nam xu hướng tích trữ vàng hay đô la
Mỹ lại tăng lên nữa. Còn đồng Euro và bảng Anh thì rớt giá.
Trong nội bộ các thành viên EU luôn tồn tại hai xu hướng đối nghịch. HƯớng tâm
ủng hội EU – Ly tâm muốn rời xa EU. Xu hướng này mạnh nhất ở Anh. Để tranh
thủ sự ủng hộ của những cử tri muốn Anh rời EU, thủ tướng Anh, David Cameron ,


tuyên bố nếu thắng cử ông sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của
Anh vào năm 2017.
Song song đó, David Cameron đàm phán với Brussels nhằm dành những đặc quyền
cho Vương quốc Anh với vai trò là một thành viên EU để đảm bảo khả năng vẫn ở
lại EU sau trưng cầu dân ý. Sau 2 này đàm phán cuối cùng ngày 19/2/3016 Anh và
EU đạt được thỏa thuận, đa số người dân nước anh sẽ ủng hộ ở lại EU, David
Cameron đẩy cuộc trưng cầu dân ý sớm hơn dự kiến vào ngày 23/6/2016. Và kết
quả thế nào chúng ta đã biết: 52% người dân nước anh ủng hộ ly khai với EU.
Việc cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi EU xuất phát từ các nguyên nhân sau:



Chủ quyền quốc gia bị chuyển giao cho một định chế siêu quyền lực ở
Brusseles, làm mất chủ quyền của nước thành viên. Ở Anh, trong ý thức của
nhiều nhà chính trị và phần lớn người dân vốn vẫn còn bị ám ảnh bởi hào
quang của đế quốc Anh cũ, nơi mặt trời không bao giờ lặn.



Làn sóng di cư từ các nước kém phát triển hơn trong E, đe dọa việc làm, thu
nhập và các khoản trợ cấp khác. Nỗi lo này tăng lên trước làn sóng di cư ồ ạt
từ trung đông- Châu Phi rồi sang EU, làn sóng này cũng đe dọa đến bản sắc
Anh.



Những tính toán không đầy đủ về các khoản đóng gop của Anh cho EU và
những gì Anh nhận lại được từ EU làm nhiều người dân Anh nghĩ rằng họ
đóng gop nhiều những nhận lại thì ít( trong quá trình vận động, khẩu hiệu
350 trueeyj bảng anh 1 tuần sẽ thu được giữ lại phục vụ cho chương trình
dịch vụ y tế quốc gia của Anh thay vì nộp cho Eu được lặp đi lặp lại thường
xuyên đã gây ấn tượng rất mạng, lôi cuốn nhiều người ủng hộ Brexit)



Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy, thất bại về truyền thông và sự chủ quan của
những người ủng hộ ở lại EU

Tất cả các yếu tố này tác động sâu sắc hơn trong bối cảnh EU phải đương đầu với
các cuộc khủng hoảng, kinh tế khu vực trở nên trì trệ và một bộ máy EU cồng kềnh,
nhưng kém hiệu quả cùng với mặt trái của toàn cầu hóa.
2. Tác động của Brexit đến kinh tế các nước

2.1 VƯƠNG QUỐC ANH
Việc vương quốc Anh rời khỏi Eu được ví như một cuộc động đất làm rung chuyển
thị trường tài chính toàn cầu.




Ngay khi công bố kết quả trưng càu dân ý, đồng bảng Anh mất giá nghiêm
trọng, giảm 12% so với trước ngày 23/6/2016, tỷ giá hối đoái giữa bảng anh
và đô là Mỹ thấp nhất kể từ ngày 9/1985
Thị trường chứng khoán ở Anh cũng đã có một phen chao đảo. Chỉ số FTSE
250 - chỉ số cổ phiếu của các công ty chủ yếu thu lợi nhuận tại Anh đã giảm
10% kể từ sau cuộc trưng cầu. Trong đó, các ngân hàng dường như là những
tổ chức chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cổ phiếu của các ngân hàng như Lloyds,
Barclays và Royal Bank of Scotland đã giảm mạnh ở các mức là 21%, 20%


và 18%. Các chuyên gia tính toán rằng kể từ sau cuộc trưng cầu, thâm hụt ở
nước Anh đã lên đến 935 tỉ Bảng. Điều này có thể gây áp lực lên giá trị cổ
tức các doanh nghiệp cần trả cho cổ đông cũng như giảm khả năng tăng
lương và thuê thêm nhân công của các doanh nghiệp nước này.


Bên cạnh thị trường tài chính, rất nhiều dự án đầu tư tại Anh cũng đã phải
chịu ảnh hưởng của Brexit. Chính phủ Anh đã tạm hoãn việc xây dựng một
đường băng mới ở sân bay Heathrow, và các chuyên gia cũng đang nghi ngại
cho dự án đường sắt cao tốc ở phía Bắc nước Anh hay công trình nhà máy
điện hạt nhân ở Somerset. Vì các nguồn đầu tư là một phần quan trọng trong
GDP mỗi nước, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế Anh rất có thể
sẽ phải trải qua một cuộc suy thoái hoặc ít nhất là có tốc độ tăng trưởng rất

chậm trong thời gian sắp tới.



Nhưng có lẽ hệ quả kinh tế nghiêm trọng nhất chính là vấn đề thời gian.
Nước Anh chỉ có hai năm để đàm phán cho một mối quan hệ thương mại
mới với EU- thị trường giao thương lớn nhất của nước này. Và sau hai năm,
nếu không thỏa thuận mới nào được kí kết thì ngành thương mại của Anh
Quốc sẽ phải chịu những thiệt hại khôn lường.

2.2 EU VÀ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN KHÁC
• EU sẽ mất đi nền kinh tế lớn thứ hai của khối này một khi Anh ra đi, và điều
này chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng kinh tế- chính trị to lớn khi mà
hiện tại EU đã đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và
cuộc khủng hoảng nhập cư.
• Những nước chịu ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ nhất của việc Anh rời EU là
Ireland và Đức. 32% hàng xuất khẩu của Ireland là đến Anh, và Anh là thị
trường xuất khẩu lớn thứ ba của Đức. Một ảnh hưởng kinh tế khác chính là
việc EU sẽ gia tăng các chính sách bảo hộ thương mại như tăng thuế quan
cho hàng nhập khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp trong nước. Lí do
cho sự điều chỉnh này là việc từ trước đến nay, trong EU luôn tồn tại hai phe:
một bên ủng hộ các biên pháp bảo hộ thương mại, một bên ủng hộ thị trường
thương mại tự do- trong đó có nước Anh. Thế nên, khi Anh rời đi, xu hướng
gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại rất có thể xảy ra.
• Nhưng viễn cảnh tồi tệ nhất khiến nhiều người lo ngại là Brexit sẽ gây ra
hiệu ứng “domino”, làm lan tỏa chủ nghĩa Euroscepticism (chủ nghĩa nghi
ngờ và phản đối EU) ra toàn châu Âu. Brexit có thể khiến một loạt các quốc
gia như Đan Mạch, Áo, Thụy Điển mở cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tư
cách thành viên EU của mỗi nước. Và nếu kết quả của những cuộc trưng cầu
này là “Ra đi” thì nguy cơ Liên minh châu Âu tan rã sẽ ngày càng cao.

2.3 THẾ GIỚI
• Chỉ hai ngày sau khi kết quả trưng cầu được thông báo, thị trường thế giới đã
mất một con số kỉ lục là 3 tỉ đô la Mỹ. Các chuyên gia dự báo rằng trong


những tháng theo sau Brexit, thị trường vẫn sẽ tiếp tục biến động. Việc đồng
bảng Anh bị mất giá đi kèm với việc những ngân hàng lớn như Barclays mất
1/3 giá trị cổ phiếu cũng khiến xu hướng biến động của thị trường ngày càng
lan rộng.
• Mỹ là nước chịu những tác động rõ rệt nhất của Brexit - khi cổ phiếu nước
này đã giảm hơn 600 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6- một ngày
sau cuộc trưng cầu.
Bên cạnh ảnh hưởng tài chính, có lẽ những ảnh hưởng về mặt chính trị cũng là điều
làm Mỹ lo ngại. Nước Anh vốn là đối tác chiến lược của Mỹ trong vấn đề ổn định
tình hình ở Afghanistan và các vấn đề Trung Đông như chương trình hạt nhân ở
Iran và mối quan hệ giữa Israel và Palestin. Một hệ quả của Brexit sẽ là việc Mỹ sẽ
nhận được ít trợ giúp hơn từ Anh và các nước đồng minh NATO khác. Nói cách
khác, một nước Anh bị phân tâm bởi các vấn đề nội bộ khó có thể dồn hết tâm trí và
lực lượng để giải quyết các thách thức toàn cầu và một đồng minh Mỹ có thể trông
cậy.
Nếu có nước nào được lợi từ sự ra đi của Anh khỏi EU thì đó chính là nước Nga.
Việc đồng Bảng giảm giá so với đồng euro sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất
khẩu của Anh chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ khác thuộc EU. Mà EU hiện là
đối tác thương mại lớn nhất của Nga, thế nên, điều này đồng nghĩa với việc giao
dịch thương mại giữa Anh và Nga có thể tăng cao.
Ngoài ra, Nga cũng đang chịu các lệnh trừng phạt của EU do các xung đột tại
Ukraine. Trong số các thành viên EU, Anh và một số nước Đông Âu khác là những
nước đã nhiều lần kêu gọi EU tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt này. Nhưng với
việc Anh không còn ở EU, nhiều khả năng sẽ không còn quốc gia nào đứng lên kêu
gọi tiếp tục trừng phạt Nga và cuối cùng những án phạt này có thể được dỡ bỏ.

2.4 Tác động chung đến Việt Nam
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1.682

2.398

3.033

3.699

3.652

4.648

VN xuất khẩu vào EU 11.385

16.545


20.302

24.330

27.923

30.490

Tỷ trọng

14,5%

14,9%

15,2% 13,07%

VN xuất khẩu vào
Anh

14,77 %

15,03%

Bảng thống kê Kim ngạch xuất khẩu của VN từ năm 2010 đến 2015( ĐV triệu
USD)


Năm


2010

2011

2012

2013

2014

2015

VN nhập khẩu từ
Anh

440

645

542

573

648

734

VN nhập khẩu từ
EU


6.361

7.474

8.791

9.452

8.905

10.433

Tỷ trọng

6,92%

8,32%

6,17%

6,07%

7,28%

7,04%

Bảng thống kê Kim ngạch nhập của VN từ năm 2010 đến 2015( ĐV triệu
USD)
Đến hết tháng 12 năm 2015 anh có khoảng 239 dự án đầu tư vào Việt Nam còn hiệu
lực với tổng vốn đăng ký đạt 4,68 tỷ





Tính đến năm 2015 EU đã có 25 trong số 28 nước thành viên đầu tư vào việt
nam với hơn 2348 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt
trên 52,4 tỷ USD
Như vậy tỷ trọng vốn đầu tư vào Việt Nam của anh só với EU còn là 11,03%
nếu tính cả đảo, lanh thổ hải ngoại của anh nơi có cơ chế tài chính thoáng và
các công ty quốc tế thương đầu tư với mức vốn đăng ký là 19 tỷ USD

Tuy anh là tị trường xất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong EU sau CHLB Đức
nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào anh chỉ chiếm 0,14% so với tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường toàn cầu, tổng vốn FĐI của anh cũng chỉ
chiếm 1,8% tổng vốn FDI tính đến năm 2015. Do tỷ trọng thấp , xuất khẩu của việt
nam chủ yếu là những mặt hàng tiêu dùng hằng ngày( dệt may, dày dép điện thoài
di động, hủy hải sản….) nên tác động trực tiếp của Brexit đến kinh tế việt nam là
không lớn tuy nhiên tác động gián tiếp lại lớn hơn nhiều do các nguyên nhân sau:
+ thứ nhất: đồng bảng anh và Euro giảm giá làm cạnh tranh xuất khẩu khó khăn
hơn, nhất là khi các dối tác cạnh tranh xuất khẩu với các nước ta vào các thj trường
này điều chỉnh giảm giá đồng tiền của họ.
+ thứ hai: xuất khẩu vào Anh và EU từ những thị trường nhập khẩu lớn của Việt
Nam khó khăn hơn, tăng trưởng kinh tế ở những nước này suy giảm làm xuất khẩu
của Việt Nam vào các thị trường này cũng bị tác động tiêu cực
+ thứ 3: do đồng tiền Yên Nhật và Đô la Mỹ lên giá, nợ đến hạn phải trả tính theo
VNĐ sẽ tăng lên, gây áp lực lên cân đối ngân sách vốn đang rất căng thẳng.
+ thứ tư: tính bất định của kinh tế thế giới tăng lên, phản ứng chính sách khó khăn
hơn, nhất là chính sách tiền tệ( lãi suất, tỷ giá). Nếu không tốt sẽ gây bất ổn vĩ mô.
Điều này đòi hỏi phải nâng cao năng lực dự báo, khả năng phản ứng chính sách
quản trị rủi ro của các nhà quản lý nhà nước đến quản trị doanh nghiệp.



2.5 Kết luận Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng có lợi hay bất lợi ?
Việt Nam là nước duy nhất tại ASEAN đã hoàn tất thành công thỏa thuận FTA với
EU, khiến nhà đầu tư châu Âu chuyển hướng sang Việt Nam vì người tiêu dùng EU
muốn hàng nhập khẩu giá rẻ:
Trong báo cáo mới đây, Hãng tư vấn Dezan Shira & Associates đánh giá sự kiện
người Anh bỏ phiếu rời khỏi EU (Brexit) sẽ khiến nhà đầu tư Anh xem lại chiến
lược làm ăn tại Việt Nam.
Tuy nhiên nhìn chung, hiệu ứng lên ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ ở mức không
đáng kể. Thậm chí đây có thể được xem là cơ hội để Việt Nam củng cố thị phần tại
Mỹ và châu Âu.
a. Tiền đồng tăng giá
Ngay sau khi có kết quả, đồng bảng Anh đã rớt giá kỷ lục xuống đáy 31 năm so với
đồng USD. Phần đông giới chuyên gia dự đoán tình trạng sụt giá sẽ còn kéo dài
trong trung và dài hạn sau cuộc trưng cầu dân ý. Đồng tiền chung Euro cũng giảm
mạnh 4%.
Nội tệ mạnh lên sẽ khiến bóp nghẹt năng lực cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt
Nam tại Anh.
Trong khi người dân Việt Nam mua được nhiều hàng hóa Anh hơn, thì khả năng chi
tiêu của của nhà đầu tư Anh tại Việt Nam lại bị giảm sút.


Biến động của nội tệ các nước ĐNA sau Brexit ( trích BizLIVE.vn)
Không riêng Việt Nam, hầu như tất cả nội tệ của các nước Đông Nam Á đều tăng
giá so với bảng Anh. Nhưng mức tăng của tiền đồng là cao nhất, đồng nghĩa xuất
khẩu của Việt Nam sẽ chịu sức ép nhất.
b. Chứng khoán mất điểm vì hoảng loạn
Chịu tác động nhanh nhất của Brexit là thị trường chứng khoán (TTCK). Ngay sau
thông tin Anh rời EU, ngày 24/6, TTCK Việt Nam đã có một phiên đỏ sàn. Chỉ số

VN-Index đóng cửa giảm 12,6 điểm (-2,04%) xuống 619,64 điểm, sau khi có thời
điểm mất tới 34,6 điểm. Đây là phiên đóng cửa giảm mạnh nhất của chỉ số VNIndex trong hơn 2 tháng qua.
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam cũng sớm lấy lại thăng bằng khi chỉ số VN-Index lần
lượt vượt các đỉnh của năm 2014 và 2015 rồi lên mức cao nhất trong 8 năm qua, lên
mức 647,96 điểm. Nhiều chuyên gia cũng đưa ra dự báo chỉ số VN-Index sẽ đạt
mốc 700 điểm vào cuối năm nay.


Tác động nhận thấy rõ nét nhất là giá vàng. Tính đến thời điểm ngày 4/7, giá vàng
SJC trong nước đã tiến sát mốc 37 triệu đồng/lượng và theo nhiều dự đoán, mốc 40
triệu đồng/lượng không phải không có cơ sở. Tính chung trong khoảng gần 2 tuần
sau Brexit, giá vàng trong nước đã tăng gần 3 triệu đồng/lượng.
Lo ngại của Brexit liên quan đến thị trường ngoại hối. Ngay sau cơn địa chấn này,
ngày 24/6, tỷ giá USD/VND tăng, từ mức đóng cửa 22.310 đồng/USD ngày 23/4
lên mức 22.340 đồng/USD. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều lãnh đạo ngân
hàng, nguyên nhân chính là do nhu cầu trong kế hoạch của một số tổ chức lớn.
Báo cáo của Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV phân tích, tác động xấu của
Brexit lên thị trường ngoại hối trong nước đến từ việc chỉ số USD DXY trên thế
giới tăng giá, gây áp lực lên các ngoại tệ khác và VND. Trong khi đó, lãi suất VND
đang xuống thấp, khiến chi phí nắm giữ USD giảm, nên nhiều tổ chức mong muốn
nắm giữ ngoại tệ để đề phòng biến động trên thị trường thế giới, gây áp lực tăng tỷ
giá.
Ngân hàng Nhà nước đã nhận ra nguy cơ này, nên trong ngày 24/6 đã phát hành tín
phiếu với số lượng khoảng 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày lãi suất 1,75%/năm, mục
đích là tăng lãi suất VND, qua đó tăng chi phí nắm giữ USD, hạn chế hành vi đầu
cơ. Theo nhận định của BIDV, tác động của Brexit lên thị trường ngoại hối và tiền
tệ trong nước đến thời điểm này là khá hạn chế.
Dezan Shira & Associates đánh giá đây chỉ là hiệu ứng hoảng loạn của nhà đầu tư,
chứ không phải bén rễ từ các tác động tiêu cực thực tế của Brexit lên Việt Nam.
c. Hưởng lợi từ EVFTA duy nhất ở Đông Nam Á

Brexit có thể khiến Anh phải tái đàm phán thỏa thuận thương mại tự do với Việt
Nam, gián đoạn quá trình dỡ bỏ hàng rào thuế có lợi cho nhà đầu tư Anh trong Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang Anh như điện tử, da giày, máy móc, may
mặc sẽ bị ảnh hưởng xấu khi bảng Anh sụt giá.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang Anh của Việt Nam đạt 3 tỷ
USD, mở rộng sang các lĩnh vực như ngân hàng, sản xuất và dệt may.
Do đó, mặc dù Anh chỉ là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 16 tại Việt Nam,
đây là lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Brexit chắc
chắn sẽ có tác động lớn tới mối quan hệ này.
Tuy nhiên nếu đem Việt Nam so với Hong Kong, Singapore hay Nhật Bản, cú sốc
vẫn ở mức nhẹ vì EUVFTA chưa có hiệu lực, bà Đỗ Thị Ngọc – Phó vụ trưởng Vụ
Thống kê (Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch - Đầu tư) nhận định.


Khi châu Âu lâm vào khủng hoảng, nhiều thỏa thuận thương mại tự do giữa EU với
ASEAN, bao gồm các nước Thái Lan, Singapore và Philippines sẽ bị gián đoạn.
Anh và châu Âu sẽ có nhiều vấn đề khác cần sự quan tâm hơn, dẫn đến số phận của
các FTA trên sẽ bị bỏ ngỏ.

Trạng thái FTA với EU của các nước ASEAN (trích BizLIVE.vn)
Trong khi đó, Việt Nam là nước duy nhất tại ASEAN đã hoàn tất thành công thỏa
thuận FTA với EU, khiến nhà đầu tư châu Âu chuyển hướng sang Việt Nam vì
người tiêu dùng EU muốn hàng nhập khẩu giá rẻ.

CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
TRƯỚC VẤN ĐỀ BREXIT
1.Cơ hội đối với đầu tư
Bất chấp biến động trên thị trường tiền tệ, Brexit có thể sẽ làm gia tăng nhu cầu đối
với hàng hóa của Việt Nam, dẫn đến đầu tư vào một số ngành nhất định tăng.

Mặc dù Euro và bảng Anh mất giá sẽ cản trở dòng đầu tư từ EU và Anh vào Việt
Nam, điều này sẽ được bù đắp bởi đầu tư đến từ Mỹ.
Đồng USD, với vai trò là tài sản trú ẩn, đã tăng mạnh so với các đồng tiền khác.
Các nhà đầu tư từ Mỹ sẽ có nguồn lực về tài chính để đầu tư mạnh hơn.


Song song với Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, nhiều mặt
hàng trao đổi song phương sẽ được dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn không phải chịu
thuế.
Việt Nam có khả năng sẽ thu lợi từ dòng đầu tư đến từ Mỹ trong những năm tới
Dezan Shira & Associates kết luận.
Việc đồng Euro, GBP suy yếu, trong khi USD tăng giá sẽ giúp giảm áp lực phá giá
VND. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý Trung Quốc hiện xuất khẩu lớn vào EU
và Anh, do đó trong trường hợp nhu cầu của các thị trường này suy giảm sẽ làm cho
đồng nhân dân tệ bị yếu đi. Khi đó, sẽ gây áp lực phá giá VND do kim ngạch
thương mại hai chiều Việt Nam và Trung Quốc chiếm khá lớn trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Đối với thị trường vốn, sự bất ổn của thị trường tài chính Anh rất có thể sẽ thúc đẩy
vốn từ thị trường này tìm đến các điểm đầu tư mới trên toàn cầu, trong đó có các thị
trường mới nổi, mà Việt Nam đang là một trong những mối quan tâm của giới đầu
tư quốc tế. Tuy nhiên, do dòng vốn huy động từ thị trường Anh đầu tư vào Việt
Nam hiện không đáng kể và không mấy tăng trưởng trong thời gian gần đây, nên
sau Brexit sẽ khó có những tác động mạnh lên thị trường tài chính Việt Nam.
2.Nhiệm vụ và giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới
2.1 Nhiệm vụ
- Với những sự kiện đã xảy ra trong thực tế, chúng ta phải quan sát và phân tích,
xem xu hướng toàn cầu như thế nào. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, sau này vẫn còn
có những biến động khó lường. Sau Brexit bài học rút ra là “không có gì là không
thể xảy ra”.
- Đối với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, cần tăng tính chủ động và tăng

khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ. Muốn có điều đó, nhà làm chính sách
phải có 2 yếu tố: năng lực tốt và khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề tốt. Các nhà
lãnh đạo Việt Nam cần cải thiện 2 yếu tố này
2.2 Giải pháp
- Điều trước hết là các nhà hoạch định chính sách, nhất là chính sách vĩ mô, Việt
Nam cũng cần hết sức bình tĩnh, theo sát tình hình để có thể đưa ra quyết định chính
sách hay thông điệp chính sách kịp thời và có giải trình thỏa đáng. Bên cạnh đó, cần
bám sát nguyên tắc cơ bản như trong mọi trường hợp ổn định kinh tế vĩ mô là mục
tiêu quan trọng vì nó góp phần giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu sự xáo trộn “thái quá”
của thị trường và giúp thị trường có điểm cân bằng mới dài hạn hơn vì ổn định kinh
tế vĩ mô là cách thức tốt giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả


- Chính sách vĩ mô cần uyển chuyển, linh hoạt hơn rất nhiều. Giữa linh hoạt chính
sách, nhất là chính sách tiền tệ, tỷ giá và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô không phải
lúc nào cũng là sự lựa chọn dễ dàng. Việc phối hợp chính sách tiền tệ với chính
sách tài khoá cần phải đặc biệt lưu tâm. Một chính sách tiền tệ linh hoạt, có hiệu lực
rất cần một ngân sách chặt chẽ, kỷ luật.
- Xét trong dài hạn, Brexit là lại là “cơ hội vàng” cho Việt Nam và ASEAN. Khi
mối liên kết thương mại giữa Anh và EU không còn bền vững, Anh sẽ cần đa dạng
hóa thị trường để không phụ thuộc quá nhiều vào những đối tác thương mại châu
Âu thiếu thân thiện. Một trong những giải pháp đó là “xoay trục” sang châu Á, cụ
thể hơn là đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nền kinh tế mới nổi tại Đông Nam
Á nhằm bổ sung cho thị trường mà Anh đã có chỗ đứng nhất định như Trung Quốc
và các quốc gia Ả Rập. Tất nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong
ASEAN để thu hút dòng vốn đầu tư từ Anh, qua đó đòi hỏi các nhà sản xuất cần
chú trọng hơn nữa vào việc nâng cao năng suất lao động, cũng như đổi mới công
nghệ và chất lượng thành phẩm xuất khẩu trong thời gian tới để chuẩn bị tốt cho
mọi diễn biến khi Anh chính thức dời khỏi EU.
- Việt Nam cần bình tĩnh, cẩn trọng quan sát, đánh giá ảnh hưởng bởi Brexit trong

ngắn hạn và dài hạn với từng nhóm quốc gia (ASEAN, APEC...), từng đối tác trong
và ngoài EU của Việt Nam
- Trong mỗi cuộc khủng hoảng luôn đan xen cả thách thức và cơ hội cho những
người ngoài cuộc như Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần tranh thủ cơ hội, học hỏi kinh
nghiệm như Trung Quốc đã từng làm hồi khủng hoảng tài chính năm 2007-2009 để
biến thách thức thành cơ hội, trong đó có việc tìm ra phương hướng khai thác tốt
hơn cả thị trường EU và thị trường Anh.
- Thiết lập một cơ chế tái thiết sau khủng hoảng Brexit. Cụ thể là phân vai rõ ràng,
tăng cường vai trò của truyền thông trong việc giải thích, tường minh sự kiện với sự
tham gia của các chuyên gia, tạo lòng tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư để
họ thấy được sự chuyên nghiệp trong xử lý khủng hoảng của Việt Nam.


Kết luận
Brexit đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên
những ảnh hưởng này chủ yếu là gián tiếp tuy nhiên mức độ ảnh hưởng nếu như
Việt Nam không lường trước thì đây có lẽ cũng là một trong những lý do làm sự
phát triển kinh tế của Việt Nam bị tụt lùi. Để tránh tình trạng này, Việt Nam phải
lường trước và tính toán đến những hướng đi khi Brexit gây ra. Bên cạnh đó còn có
thể tìm một số cơ hội để phát triển những lợi thế của mình.

Tài liệu tham khảo:
1.BizLiVE.vn
2. />3. />


×