Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.96 KB, 16 trang )

MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Thực hiện : Nhóm 05
Lớp : TCNH - Đêm 4 – K23
GVHD : PGS.TS. Trương Quang Thông
Họ và Tên: Cao Hòa Đức
Lớp: 114221.04
Ngành: Quản trị Kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn:
KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÁT TRIỂN
XƯỞNG MAY ĐỨC TÂM
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2014
DANH SÁCH NHÓM
STT MSHV Họ và tên Giới tính Ngày sinh
1 7701230417 Võ Hữu Đông Nam 11/03/1991
2 7701230531 Vũ Thị Kim Hồng Nữ 01/01/1991
3 7701230639 Lê Mộng Linh Nữ 20/08/1991
4 7701230795 Cao Hồng Phúc Nữ 03/11/1991
MỤC LỤC
Khái niệm về Ngân Hàng Đầu Tư 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Mô hình tổ chức của một Ngân hàng Đầu tư 4
1.3. Các Nghiệp vụ chính của một ngân hàng đầu tư 4
1.4. Phân biệt Ngân hàng Đầu tư với các định chế tài chính khác 7
1.4.1. Phân biệt Ngân hàng Đầu tư với Công ty Chứng khoán 7
1.4.2. Phân biệt giữa Ngân hàng Đầu tư và Ngân hàng Thương mại 7


Khung pháp lý điều chỉnh Ngân hàng Đầu tư ở nước ngoài 8
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam 10
Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam hiện nay 11
Viễn cảnh phát triển hoạt động của NHĐT tại VN và các vấn đề đặt ra 13
5.1. Viễn Cảnh: 13
5.2.Các vấn đề đặt ra 15
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng đầu tư có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm cùng
với sự hình thành và phát triển của thị trường vốn ở các nước phát triển, đặt biệt
là ở Mỹ và Châu Âu, song song với đó là những đạo luật cũng được ra đời để điều
chỉnh hoạt động của Ngân hàng đầu tư như: Đạo luật Glass-Steagall (1933), Đạo
luật Gramm-Leach-Bliley (1999), Đạo luật Dodd-Frank (2010)…
Các Ngân hàng đầu tư thường được mọi người hiểu như là một Công ty
chứng khoán nhưng phát triển ở mức độ cao hơn, với các nghiệp vụ phức tạp
hơn như: nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, nghiệp vụ đầu tư, nghiệp vụ nghiên cứu,
nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, nghiệp vụ quản lý đầu tư và nghiệp vụ môi giới
chính, trong số sáu nghiệp vụ trên thì các nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu
cho các Ngân hàng đầu tư là: tự doanh, môi giới chính, và quản lý đầu tư.
Khái niệm và Ngân hàng đầu tư ở Việt Nam còn rất mới mẻ, mà chưa có
một Ngân hàng đầu tư thực sự nào hoạt động tại Việt Nam, mà cỏ có một số tổ
chức tài chính có một số nghiệp vụ mang màu sắc của Ngân hàng đầu tư như:
các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, hay các ngân hàng thương mại
quy mô lớn. Với sự mới mẻ của Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam nên hầu như
chưa có một khung pháp lý cụ thể nào để điều chỉnh trực tiếp hoạt động của
Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam.
Bài phân tích “Hoạt động của ngân hàng đầu tư tại Việt Nam” của nhóm
05 sẽ một phần nào đó giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về ngân hàng đầu tư,
cũng như hoạt động của ngân hàng đầu tư trên thế và Việt Nam hiện nay.
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
Khái niệm về Ngân Hàng Đầu Tư.

1.1. Khái niệm.
Ngân hàng đầu tư (NHĐT) - Investment Bank: là một định chế đóng
vai trò như một trung gian tài chính với chức năng chủ yếu là tư vấn và thực
hiện huy động vốn trên thị trường trung dài hạn, đối tượng khách hàng chính
của ngân hàng đầu tư là các tổ chức, công ty và chính phủ, không phải là khách
hàng cá nhân.
1.2. Mô hình tổ chức của một Ngân hàng Đầu tư.
 Xét theo chiều ngang: Một NHĐT thường được chia làm 3 bộ
phận chính: Bộ phận kinh doanh (Ngân hàng đầu tư, Quản lý đầu tư, Ngân hàng
thương mại, Nghiên cứu thị trường, Tư vấn chiến lược), bộ phận quản trị rủi
ro(Quản lý rủi ro, Quản lý tài chính, Tư vấn luật pháp), Bộ phận điều hành (Điều
hành, kỹ thuật)
 Xét theo chiều dọc: NHĐT được chia làm 6 nghiệp vụ chính: Khối
NH đầu tư, khối đầu tư, Khối Nghiên cứu, Khối quản lý đầu tư, Khối ngân hàng
bán buôn, Khối nhà môi giới chính.
 Xét theo dòng sản phầm: NHĐT có 2 dòng sản phẩm chính là sản
phẩm có thu nhập cố định và sản phẩm có chứng khoán vốn.
1.3. Các Nghiệp vụ chính của một ngân hàng đầu tư.
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking)
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo
lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng, do đó có thể coi là nghiệp vụ trên
thị trường sơ cấp. Các loại chứng khoán bao gồm chứng khoán nợ (trái phiếu) và
chứng khoán vốn (cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi).
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư dần được mở rộng ra bao gồm tư vấn mua
bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp. Nghiệp vụ
này sử dụng kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và vì
thế là nghiệp vụ nối dài của nghiệp vụ phát hành chứng khoán huy động vốn.
Dịch vụ tư vấn M&A bao gồm tư vấn mua bán, sáp nhập, thành lập liên doanh,
liên minh chiến lược, thoái vốn đầu tư và tư vấn chiến lược chống lại các cuộc
thôn tính thù nghịch.

Nghiệp vụ đầu tư (Sales & Trading)
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 4
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
Nghiệp vụ đầu tư chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ đầu
tư bao gồm môi giới và đầu tư. Nghiệp vụ môi giới chủ yếu được áp dụng cho các
sản phẩm chứng khoán niêm yết (bao gồm cả các sản phẩm phái sinh niêm yết
như hợp đồng tương lai hay quyền chọn), trong đó ngân hàng đầu tư đóng vai
trò trung gian nhận lệnh và khớp lệnh cho các khách hàng. Nghiệp vụ đầu tư bao
gồm nghiệp vụ đầu tư cho khách hàng với chức năng tạo thanh khoản thị trường
mà ở đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường và nghiệp vụ tự
doanh với mục tiêu đầu cơ biến động giá chứng khoán. Hoạt động đầu tư là hoạt
động mang tính rủi ro cao do ngân hàng mang vốn của mình ra kinh doanh.
Nghiệp vụ nghiên cứu (Research)
Nghiệp vụ nghiên cứu được thực hiện bởi các nhân viên nghiên cứu nhằm
theo dõi tình hình hoạt động của các loại chứng khoán trên thị trường giúp các
nhà đầu tư có thể ra được các quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt
kịp thời.
Các sản phẩm nghiên cứu rất đa dạng, bao gồm các báo cáo nghiên cứu
chung như kinh tế vĩ mô, nghiên cứu ngành, nghiên cứu chiến thuật đầu tư và
nghiên cứu sản phẩm. Các báo cáo nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà đầu tư có
thể đưa ra các quyết định mua bán kịp thời. Nghiệp vụ nghiên cứu cũng bao gồm
việc xây dựng, phát triển các công cụ phân tích và quản lý danh mục đầu tư cho
khách hàng.
Nghiệp vụ nghiên cứu không tạo doanh thu trực tiếp song có tác dụng
tăng cường chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư.
Nghiệp vụ nghiên cứu có vai trò quan trọng hỗ trợ các hoạt động khác của ngân
hàng đầu tư.
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (Merchant Banking)
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một loại nghiệp vụ đầu tư song có đối
tượng chủ yếu là các sản phẩm thay thế như: bất động sản, cho vay sử dụng đòn

bẩy tài chính (leveraged finance), các thỏa thuận tín dụng lớn như cho vay đồng
tài trợ và tài trợ dự án.
Một mảng quan trọng của ngân hàng bán buôn thuộc dòng sản phẩm
chứng khoán vốn là đầu tư vốn tư nhân (private equity). Bản chất của nghiệp vụ
này là việc ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết có tiềm năng
để phát triển làm tăng giá trị thông qua tái cơ cấu tài chính và hoạt động. Hai
hình thức thông dụng của nghiệp vụ đầu tư vốn tư nhân là đầu tư mạo hiểm
(venture capital) hoặc đầu tư mua doanh nghiệp thông qua đòn bẩy tài chính
(LBO). Quá trình đầu tư sẽ kết thúc bằng việc thoái vốn thông qua niêm yết
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 5
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
doanh nghiệp được đầu tư lên thị trường chứng khoán hoặc bán cho một bên
thứ ba. Một cách ít thông dụng hơn, ngân hàng đầu tư vào công ty niêm yết và
thoái sàn (de-list) để trở thành doanh nghiệp tư nhân nhằm hạn chế sự quan tâm
của công chúng và các cơ quan giám sát thị trường. Sau quá trình phát triển và
tái cơ cấu lại, ngân hàng sẽ thoái vốn đầu tư theo cách thông thường là tái niêm
yết lên thị trường chứng khoán.
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một hoạt động tự doanh mang tính rủi
ro cao. Với đối tượng đầu tư là các sản phẩm thay thế, thời hạn nắm giữ sản
phẩm thường dài hơn so với nghiệp vụ đầu tư các sản phẩm chứng khoán truyền
thống.
Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Investment Management)
Quản lý đầu tư ngày càng trở thành một mảng kinh doanh quan trọng của
ngân hàng đầu tư nhờ mức độ rủi ro thấp và thu nhập ổn định. Quản lý đầu tư có
thể phân thành nghiệp vụ quản lý tài sản và nghiệp vụ quản lý gia sản.
Quản lý tài sản bao gồm quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư cho
các khách hàng tổ chức.
Quản lý gia sản hay dịch vụ ngân hàng cá nhân (private banking) là một
khái niệm mới hình thành trong vài thập kỷ qua với dịch vụ tư vấn và quản lý tài
sản cho các khách hàng là những cá nhân và gia đình giàu có.

Để tăng cường tính cạnh tranh với mục tiêu trở thành một đại siêu thị tài
chính, cung cấp cho khách hàng một danh mục dịch vụ đa dạng, các ngân hàng
đầu tư không thể không xây dựng mảng kinh doanh quản lý đầu tư cho riêng
mình. Mảng kinh doanh này mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các ngân hàng
trong mọi điều kiện biến động của thị trường.
Nghiệp vụ nhà môi giới chính (Prime Brokerage)
Nghiệp vụ này xuất hiện từ thập kỷ 1980 song chỉ được phát triển mạnh
từ những năm cuối thập kỷ 1990 và gần đây được tách ra thành một nhóm
nghiệp vụ riêng biệt do sự lớn mạnh của các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư có tổ
chức.
Quỹ đầu cơ (hedge fund) là một dạng quỹ thành viên được tham gia bởi
một số nhà đầu tư có điều kiện (đáp ứng các tiêu chí về tài sản và kiến thức đầu
tư). Quỹ đầu cơ khác với các loại quỹ thông thường ở chỗ được sử dụng đòn bẩy
tài chính và có thể tham gia vào các hoạt động rủi ro như các sản phẩm phái
sinh.
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 6
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
Ý tưởng hình thành nghiệp vụ nhà môi giới chính xuất phát từ sự bất tiện
của việc sử dụng cùng một lúc nhiều nhà môi giới của các quỹ đầu cơ dẫn đến sự
phân tán các nguồn lực trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ. Nhận thấy
điều này, các ngân hàng đầu tư lớn đã nhanh chóng tận dụng thế mạnh của mình
với hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có để cung cấp một loạt dịch vụ từ A đến Z cho các
quỹ đầu cơ, thậm chí cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ miễn phí. Việc tập hợp các
nguồn lực này tạo ra sự tiện lợi trong hoạt động, hạn chế phân tán nguồn lực,
giúp các quỹ đầu tư có thể tập trung vào công việc kinh doanh chính là đầu tư.
1.4. Phân biệt Ngân hàng Đầu tư với các định chế tài chính khác.
1.4.1. Phân biệt Ngân hàng Đầu tư với Công ty Chứng khoán.
Về cơ bản, NHĐT thực chất giống như một công ty chứng khoán nhưng ở
mức độ phát triển cao hơn với các loại nghiệp vụ đa dạng và phức tạp hơn.
 Giống nhau:

• Hoạt động chủ yếu trên thị trường vốn
• Các nghiệp vụ tương đồng với nhau (Môi giới, tư vấn đầu tư, bảo
lảnh phát hành, ….)
 Khác nhau
Ngân hàng Đầu tư Công ty Chứng khoán
-Quy mô lớn
-Nhóm KH của NHĐT là các nhà đầu tư
có tổ chức
-Hoạt động như một công ty quản lý
quỹ
-Tính chất nghiệp vụ phức tạp
-Quy mô tương đối nhỏ hơn
-Nhóm KH vừa là nhà đầu tư cá nhân,
nhà đầu tư tổ chức.
-Không được phép hoạt động như cty
quản lý Quỹ
-Tính chất nghiệp vụ đơn giản hơn
1.4.2. Phân biệt giữa Ngân hàng Đầu tư và Ngân hàng Thương mại.
NHĐT và NHTM là các tổ chức trung gian tài chính, đáp ứng nhu cầu vốn
của các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn trong nền kinh tế.
Ngân hàng Đầu tư Ngân hàng Thương mại
-Hoat động chủ yếu trên TT vốn -Chủ yếu hoạt động trên TT tiền tệ.
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 7
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
-Nghiệp vụ chính liên quan đến môi
giới, tư vấn phát hành chứng khoán,
hoạt động đầu tư…
-Lợi nhuận từ hoạt động môi giới, tư
vấn phát hành….
-Các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn trực

tiếp gặp nhau thông qua các quyết định
đầu tư và chứng khoán.
-Mức độ rủi ro cao hơn
-Nghiệp vụ chính là nhận tiền gởi sau
đó cho vay lại trên thị trường
-Lợi nhuận chủ yếu từ chênh lệch lãi
suất huy động và cho vay
-Các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn
không trực tiếp gặp nhau mà thông
qua NHTM
-Mức độ rủi ro thấp hơn
Khung pháp lý điều chỉnh Ngân hàng Đầu tư ở nước ngoài.
NHĐT đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm cùng với sự hình thành và
phát triển của thị trường vốn ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Mỹ và Châu Âu.
Để điều chỉnh hoạt động của NHĐT theo từng giai đoạn và bối cảnh cụ thể của
nền kinh tế, Mỹ đã ban hành những đạo luật chính như sau
Đạo luật Glass - Steagall (1933)
Đạo luật này ra đời dựa trên bối cảnh cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm
1929 ở Mỹ. Vào những năm hai mươi của thế kỉ XX, luật Ngân hàng ở Mỹ còn
lỏng lẽo nên nhiều ngân hàng đã dùng tiền gửi của người dân đầu tư mạo hiểm
vào những lĩnh vực gặp nhiều rủi ro. Việc đầu tư và kinh doanh này đã dẫn đến
sự sụp đổ thị trường chứng khoán và gây ra cuộc siêu lạm phát trầm trọng nhất
trong lịch sử của nước này. Năm 1933, đạo luật Glass – Steagall đã được tổng
thống Franklin Roosevelt và Quốc hội Mỹ ban hành.
Nội dung chính của đạo luật này là tách bạch hoạt động của NHTM và
NHĐT. Theo đó, NHTM chỉ được phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay đối với
những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và phải có đầy đủ tài
sản thế chấp cụ thể và một cách tương xứng, nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn
định cho số tiền gửi tiết kiệm của người dân.Còn NHĐT có thể sử dụng tiền ủy
thác vào các hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao hơn, dĩ nhiên là vì kỳ vọng có

được mức siêu lợi nhuận.
Đạo luật Glass – Steagall đã là nền móng vững chắc cho sự phát triển của
ngành ngân hàng ở Mỹ trong suốt 66 năm. Nhưng sau đó đã bị thay thế bởi đạo
luật Gramm - Leach – Bliley vào năm 1999.
Đạo luật Gramm – Leach – Bliley (1999)
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 8
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
Trước áp lực phá bỏ rào cản và sự can thiệp của Chính Phủ tới hệ thống
ngân hàng nhằm xây dựng một thị trường tự do hoàn toàn, vào năm 1999, Tổng
thống Clinton trước khi mãn nhiệm kỳ đã ký đạo luật Gramm – Leach – Bliley,
chính thức xóa bỏ đạo luật Glass – Steagall.
Nội dung chính của đạo luật Gramm – Leach – Bliley chính là xóa bỏ sự
tách bạch giữa NHTM và NHĐT, cho phép thành lập Ngân hàng Tổng hợp
(Universal Bank). Điều này có nghĩa là, NHĐT cũng được phép huy động tiền gửi
từ nhân dân và đầu tư vào những tài sản rủi ro như chứng khoán, hoặc là bất
động sản…
Tuy nhiên, do chính sách tín dụng cho vay lãi suất thấp đã gây ra sự tăng
trưởng ảo dẫn đến sự phát triển nóng của thị trường bất động sản.Hệ thống tài
chính – ngân hàng của Mỹ không chịu được gánh nặng này, đã dẫn đến cuộc
khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong gần 80 năm qua, ảnh hưởng không những
Mỹ mà còn cả trên toàn thế giới.
Giai đoạn 2008 – 2009 cũng chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng
đầu tư tại Mỹ, trước thời điểm đó, có 5 ngân hàng đầu tư độc lập lớn nhất nước
Mỹ là Lehman Brothers, Bear Stearns, Merrill Lynch, Goldman Sachs và Morgan
Standley; cuộc khủng hoảng đã xóa sổ 3 trong số 5 ngân hàng đầu tư độc lập đó
mang lại nhiều bài học quý giá cho hệ thống tài chính ngân hàng.
Đạo luật Dodd – Frank (2010)
Sau khủng hoảng, những điểm yếu của hệ thống tài chính Mỹ và cơ chế thị
trường ngày càng lộ rõ, sự kích thích xu hướng chạy theo các hoạt động rủi ro
cao nhằm sinh lời trong ngắn hạn nhưng lại thiếu sự giám sát của Chính Phủ là

động lực ra đời cho đạo luật Dodd – Frank.
Nội dung chính của đạo luật này là nhằm tạo sự can thiệp sâu hơn của
Chính Phủ vào ngành tài chính, cụ thể:
ª Thành lập Văn phòng bảo vệ tài chính tiêu dùng (CFPB) và tăng
cường vai trò của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) nhằm tăng cường
bảo vệ người tiêu dùng.
• Tăng hạn mức vĩnh viễn bảo hiểm tiền gửi tối đa lến 250.000 USD
đối với mỗi người gửi tiền so với mức cũ trước đây là 100.000 USD.
• Mở rộng thẩm quyền của FDIC trong việc xử lý các công ty tài chính
có khả năng tác động đến ổn định hệ thống (bao gồm công ty sở hữu ngân hàng,
tổ chức tài chính phi ngân hàng như các công ty môi giới và kinh doanh chứng
khoán, các quĩ phòng ngừa rủi ro)
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 9
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
• FDIC được tiếp cận với hạn mức tín dụng đặc biệt từ Bộ Tài chính
Mỹ; đồng thời bỏ quy định giới hạn Quỹ bảo hiểm tiền gửi ở mức tối đa 1,5% số
dư tiền gửi được bảo hiểm.
ª Thành lập Hội đồng giám sát ổn định tài chính (FSOC) nhằm tăng
cường giám sát và giải quyết vấn đề rủi ro hệ thống đối với khu vực tài chính -
ngân hàng. Đồng thời cũng thực hiện việc phân chia trách nhiệm giám sát rõ
ràng:
• Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC): giám sát các ngân hàng
và tổ chức tiết kiệm cấp bang, tập đoàn ngân hàng tổng hợp cấp bang có tổng tài
sản dưới 50 tỷ USD.
• Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC): giám sát các ngân hàng cấp quốc
gia và tổ chức tiết kiệm liên bang, công ty sở hữu 2 đối tượng trên có tổng tài sản
dưới 50 tỷ USD.
• Cục Dự trữ liên bang (FED): giám sát các tập đoàn ngân hàng tổng
hợp với tổng tài sản trên 50 tỷ USD.
ª Quy định ngân hàng lớn phải rút dần vốn ra khỏi các quỹ đầu cơ,

quỹ tư nhân và chỉ được nắm giữ tối đa 3% số cổ phiếu của các quỹ này; áp dụng
các khoản phí và hạn chế mới đối với các ngân hàng lớn trong nước, đặt ra các
giới hạn đối với thị trường phái sinh trị giá 450.000 tỷ USD
Đạo luật này có mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động ngân hàng về mặt lâu
dài hay không vẫn còn phải chờ thời gian để xem xét và đánh giá, nhưng trước
mắt, đạo luật này cũng mang lại một số kết quả tích cực như là bảo vệ người tiêu
dùng, thu hẹp quy mô hoạt động đầu tư tín dụng, nhất là những hoạt động rủi ro
và mạo hiểm, thành lập thêm các định chế cần thiết nhằm tăng cường cho sự ổn
định chung của nền tài chính quốc gia và quốc tế.
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam.
Hiện tại chưa có một khung pháp lý cụ thể nào điêu chỉnh trực tiếp hoạt
động của Ngân hàng đầu tư ở Việt Nam, một phần là do chưa có một ngân hàng
đầu tư thuần nào hoạt động ở Việt Nam mà chủ yếu chỉ là các quỹ đầu tư và công
ty chứng khoán có những nghiệp vụ mang màu sắc tương tự như một ngân hàng
đầu tư, hay một số ngân hàng có vài nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư bên cạnh
hoạt động chính là ngân hàng thương mại.
Vậy nên có thể nói chưa có khung pháp lý cụ thể nào điều chỉnh trực tiếp
hoạt động của ngân hàng đầu tư ở Việt Nam mà chỉ có khung pháp lý điều chỉnh
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 10
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
hoạt động của các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán và các ngân
hàng thương mại là: Luật Chứng Khoán (Quy định về các nghiệp vụ liên quan đến
môi giới, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, tự doanh, quản lý quỹ….), luật các tổ
chức tín dụng (Liên quan đến hoạt động ngân hàng, tài trợ thương mại, dịch vụ
ngân hàng…), và luật cạnh tranh (Liên quan đến các nghiệp vụ đầu tư, M&A….).
Bên cạnh các luật điều chỉnh trực tiếp trên, còn có một số luật liên quan như:
Luật doanh nghiệp (Quy định về loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ cổ phần trong công
ty…), Luật đầu tư, Luật thuế, Luật dân sự….
Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam hiện nay.
Do chưa có bất kì NHĐT thuần nào thành lập tại Việt Nam, cho nên những

hoạt động chủ yếu mang hơi hướng nghiệp vụ NHĐT là những hoạt động của các
công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Tiêu biểu như sau:
Đối với thị trường vốn
Tư vấn và đại diện phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên:
NHĐT hỗ trợ các công ty chuẩn bị IPO tại Việt Nam, bao gồm công bố thông tin
và tài liệu hướng dẫn. NHĐT tìm kiếm đối tác với năng lực tài chính phù hợp để
đảm bảo thành công tối đa hoạt động IPO cho công ty. Cụ thể là công ty chứng
khoán Bản Việt (VCSC) trong vụ IPO và niêm yết cho Massan (2009) với mức vốn
hóa trên 17.600 tỷ đồng và Petro VietNam Gas (2010, 2012) hay công ty chứng
khoán Bảo Việt (BVSC) tư vấn cho các khách hàng như Tâp đoàn Bảo Việt, công
ty Xi măng Hà Tiên, công ty cổ phần Dược Hậu Giang…
Tư vấn phát hành thêm cổ phiếu: Dựa trên nhu cầu vốn, thực trạng tài
chính và pháp lý của doanh nghiệp, NHĐT xem xét để đề xuất phương án phát
hành phù hợp đảm bảo mục tiêu tối ưu nhất cho doanh nghiệp về cơ cấu vốn và
cơ cấu cổ đông. Hoạt động này đã được Công ty Chứng khoán Bảo Việt triển khai
với khách hàng là Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh, Công ty Cổ phần Bao bì Biên
Hòa (Sovi)…
Tư vấn niêm yết cổ phần: Việc niêm yết cổ phần sẽ giúp doanh nghiệp,
nhà đầu tư tăng tính thanh khoản, tạo sự minh bạch về hoạt động sản xuất kinh
doanh trên thị trường. NHĐT tư vấn cho khách hàng ngay từ khi quyết định niêm
yết, hỗ trợ đảm bảo quá trình niêm yết diễn ra thuận lợi, bắt đầu từ việc chuẩn
hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, quản trị hoạt động kinh doanh, tư vấn
chọn sàn niêm yết, lập hồ sơ niêm yết cho đến khi chứng khoán được niêm yết
trên thị trường. Công ty Chứng khoán Bảo Việt đã tư vấn thành công cho hàng
loạt các khách hàng như Công ty Cổ phần Vincom, Công ty Cổ phần bột giặt Lix…
Đối với thị trường nợ.
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 11
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
Tư vấn phát hành trái phiếu: NHĐT tư vấn các phương án, thủ tục và
các yêu cầu pháp lya trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như các

công cụ nợ khác, Ngân hàng đã giúp khách hàng huy động vốn thông qua chào
bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng. Điển hình như Công ty Chứng khoán
Bảo Việt đã hỗ trợ phát hành trái phiếu thành công cho Công ty Cổ phần M&C và
Công ty Cổ phần Tanimex…
Các mảng nghiệp vụ khác:
Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp: NHĐT đã triển khai dựa trên khảo
sát toàn diện và đánh giá tổng thể, chi tiết hiện trạng, rà soát mô hình hoạt động,
cơ cấu tài chính, cơ cấu tài sản, cơ cấu nợ, cũng như dòng tiền của từng khách
hàng… Từ đó đưa ra các sản phẩm, cấu trúc tài chính phù hợp với đặc thù ngành
nghề và năng lực tài chính của từng khách hàng. Bên cạnh đó, NHĐT còn tư vấn
cho khách hàng để cải thiện đáng kể cấu trúc chi phí, giảm quy mô vốn bị chiếm
dụng cũng như giảm các khoản dư nợ ngắn và dài hạn, giảm quy mô tài sản tạo
nên một đồng doanh thu từ đó tăng hiệu quả khai thác tài sản và tăng cường
tính thanh khoản. Hoạt động này đã được thực hiện thành công tại Công ty
Chứng khoán Bảo Việt với khách hàng là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát,
Công ty Cổ phần Kinh Đô, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long hay Công ty
Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) với các khách
hàng là Công ty Cổ phần Thuận Thảo, Tập đoàn Tuần Châu…
Tư vấn thu xếp vốn: NHĐT là trung gian tư vấn của bên đi vay và bên
cho vay để đáp ứng kịp thời và đủ nhu cầu vốn của dự án. Nhờ vào uy tín của
mình mà NHĐT đã tư vấn thu xếp kịp thời nguồn vốn cho các công ty để phục vụ
hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể hiểu là ngân hàng được
khách hàng ủy quyền và sẽ địa diện khách hàng làm việc với bên cho vay để thu
xếp khoản vốn theo yêu cầu. Với hoạt động này Công ty Chứng khoán Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam đã tư vấn cho Tập đoàn than khoáng sản Việt
Nam (Nacomin) hay tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai…
Tư vấn sáp nhập và mua bán công ty: Ngân hàng tư vấn giúp khách
hàng triển khai hiệu quả việc mua bán - sáp nhập giúp khách hàng doanh nghiêp
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu và kênh phân
phối, tăng cường danh mục sản phẩm, dịch vụ của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh

trên thị trường thông qua việc áp dụng các giải pháp và công cụ linh hoạt để giải
quyết các vấn đề và thách thức trong việc mua bán, sáp nhập, tách, giải thể
doanh nghiệp như khảo sát, điều tra và nghiên cứu chuyên sâu doanh nghiệp,
giao dịch hợp nhất hoạt động, hợp nhất tài chính, định giá, trao đổi cổ phần, tài
trợ giao dịch Thành công trong hoạt động này có thể kể đến công ty Chứng
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 12
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
khoán Bảo Việt trong việc sáp nhập Vinpearl Đà Nẵng, Vinpearl Hội An,
Vincharm vào Vingroup (VIC), sáp nhập thành công Tôn Hoa Sen và VLXD Hoa
Sen vào Tập đoàn Hoa Sen (HSG)…
Viễn cảnh phát triển hoạt động của NHĐT tại VN và các vấn đề đặt ra.
5.1. Viễn Cảnh:
Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam được hình thành bằng nhiều con đường
khác nhau:
Thứ nhất: là mô hình Ngân hàng đầu tư “thuần” tại nội địa, chẳng hạn
như Vietnam Capital Partners (VCP)
Thứ hai: là Ngân hàng đầu tư quốc tế đặt văn phòng đại diện tại Việt
Nam và lập liên doanh để thực hiện nững nghiệp vụ ngân hàng đầu tư khác
nhau, như trường hợp Vietnam Partners LLC ( VPL).
Thứ ba: là hình thành Ngân hàng đầu tư từ các công ty chứng khoán hoạt
động với các chức năng gần như ngân hàng đầu tư. Đây cũng là loại hình Ngân
hàng đầu tư phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Trong đó nổi bật là một số công ty
chứng khóan hàng đầu Việt Nam như: CTCK ngân hàng Sài Gòn thương tín (SBS),
công ty chứng khóan Sài Gòn (SSI), công ty chứng khóan An Bình (ABS), công ty
chứng khóan Châu Á (ABCS), công ty chứng khóan TP Hồ Chí Minh (HSC), Công ty
chứng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC)
Thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển
nhảy vọt về quy mô và chất lượng hoạt động, thu hút sự quan tâm của đông đảo
quần chúng nhân dân.
Năm 2013, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản

khoảng 1.45 dân số, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng
55%. Số công ty chứng khoán vào năm 2013 là 94 công ty 14 công ty quản lý quỹ.
Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán 2011 chiếm 20% tổng GDP,
năm 2012 là 24% và năm 2013 là 31% trên tổng GDP. Tuy có sự tăng trưởng qua
các năm nhưng so với mặt bằng chung của thế giới và khu vực thì vẫn cón ở mức
thấp, cho thấy tiềm năng ở Việt Nam trong dài hạn còn rất lớn.
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 13
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
Bên cạnh đó, số lượng công ty niêm yết mới trong năm 2013 chỉ tăng 13
công ty (so với 25 công ty niêm yết mới năm 2012) và 37 công ty hủy niêm yết do
không bảo đảm điều kiện niêm yết, vi phạm chế độ công bố thông tin, thực hiện
tái cấu trúc công ty ).
Mặc dù chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những
bất ổn của tình hình kinh tế vĩ mô trong nước nhưng thị trường vốn Việt Nam
vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Quá trình cổ phần hóa
được chú trọng, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011
thay thế Nghị định 109/2009/NĐ-CP và mới nhất là Quyết định số 929/QĐ-TTg
ngày 17/7/2012 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ
phần. Nhiệm vụ đặt ra trong 2 năm 2014 - 2015 phải tiến hành cổ phần hóa hết
432 doanh nghiệp nhà nước .
Giai đoạn 2007 đến 2009, Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa một số
doanh nghiệp lớn như: tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam, Đạm Phú Mỹ, Công ty Tài
chính dầu khí (PVFC), ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân
hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)… mặc dù quá trính cổ phần hóa diễn
ra còn rất chậm so với kế hoạch và cách thức cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn
cũng còn nhiều tốn tại cần khắc phục, song việc cổ phần hóa những doanh nghiệp
nồng cốt đã thể hiện cam kết của Việt Nam đối với quá trình chuyển đổi và hội
nhập kinh tế quốc tế.Song song đó, xuất hiện nhu cầu niêm yết tại thị trường
nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước lớn như Tổng công ty sữa Việt
Nam, Chứng khoán Sài Gòn, Tập đoàn FPT, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương

Tín, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, các
tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 14
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
Hầu hết các tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng đầu tư đã xuất hiện tại
Việt Nam cung cấp dịch vụ kinh doanh như Credit Suise, Gold Sachs, Morgan
Stanley, J.P. Morgan, Normua Securities và Daiwa Securities. Các công ty chứng
khoán liên doanh cũng bắt đầu xuất hiện từ 2007. Theo cam kết gia nhập WTO,
từ 2012 Việt Nam sẽ cho phép các công ty chứng khoán và quản lý quỹ 100% vốn
nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
Nguồn vốn FII vào Việt Nam luôn tăng qua các năm, 2012 là 300 triệu
USD sang năm 2013 là 315 triệu USD và dự báo dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII)
cũng tiếp tục được cải thiện. Chỉ trong tháng một, đã có tới 70 triệu USD từ các
quỹ nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán. Ngoài ra, còn xuất hiện nhu cầu
cho các dịch vụ thu xếp vốn vay và phát hành trái phiếu trong nước và nước
ngoài với quy mô lớn, cũng như nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế của Chính
phủ Việt Nam.
5.2.Các vấn đề đặt ra.
Nguồn nhân lực:
Ngân hàng đầu tư là dịch vụ mua bán vốn nên nhân viên của Ngân hàng
đầu tư cần hiểu rõ về doanh nghiệp, ngành kinh doanh của thân chủ và đối tác,
để thiết kế những giải pháp tốt nhất. Đồng thời đòi hỏi về khả năng thương
thuyết, đàm phán,kiến thức về kinh tế, tài chính và pháp lý.
Để hoàn thiện đội ngũ lao động và tăng khả năng cạnh tranh, các CTCK
buộc phải có sách lược phù hợp đào tạo nhân sự của mình một cách chuyên
nghiệp về cả kiến thức lẫn kinh nghiệp thực tế theo chuẩn mực quốc tế. Những
chương trình đào tạo chuyên môn này tại các trường đại học cũng chưa thực sự
bám sát thực tế và chưa theo kịp yêu cầu phát triển của ngành tài chính, do vậy
cần có sự cải tiến về chương trình đào tạo ngay tại các trường đại học này.
Tính rủi ro cao

Lợi nhuận của Ngân hàng đầu tư thông thường đến từ hoạt động. Một là
từ huy động vốn và M&A, Ngân hàng đầu tư được hưởng một khoảng phí trên số
tiền huy động được của khách hàng. Hai là từ môi giới, Ngân hàng đầu tư nhận
một khoảng phí mua và bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán và ba là từ đầu tư.
Hầu hết lợi nhuận của các Ngân hàng đầu tư nhỏ chỉ đến từ hoạt động thứ nhất,
các Ngân hàng đầu tư lớn thì lợi nhuận thu được ở cả 3 hoạt động. Phần lớn rủi
ro đến từ hoạt động thứ 3, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào biến động thị trường.
Khung pháp lý
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 15
Hoạt động Ngân hàng Đầu tư tại Việt Nam
Tuy nhiên, so với các thị trường phát triển khác trong khu vực như
Singapore chỉ có 26 CTCK, Malaysia có 33 CTCK và Thái Lan có 39 CTCK, trong
khi đó tại Việt Nam hiện đang có trên 100 CTCK hoạt động nhỏ lẻ cho thấy sự
phát triển thiếu chuyên nghiệp và chưa có định hướng dài hạn. Do đó, tiến trình
đào thải, sáp nhập lẫn nhau của các CTCK có thể sẽ diễn ra trong thời gian tới để
hình thành các NHĐT vững mạnh và chuyên nghiệp hơn, đủ sức cạnh tranh với
các CTCK 100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành lập và hoạt động từ năm
2012.
Cơ quan quản lý trong nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trước tiên, để lĩnh vực NHĐT trở thành một ngành kinh tế tài chính chuyên
nghiệp, cần thiết phải xây dựng khung pháp lý về việc thành lập, tổ chức, cơ chế
hoạt động và giám sát các NHĐT một cách độc lập, có sự phân biệt rõ ràng giữa
2 mô hình NHTM và Ngân hàng đầu tư, tiến tới thành lập các ngân hàng tổng
hợp và các tập đoàn tài chính vững mạnh.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần sớm đưa ra quy định về các sản phẩm
tài chính mới như sản phẩm phái sinh, trái phiếu cơ cấu, các sản phẩm hình
thành từ chứng khoán hóa và trái phiếu có lợi suất cao, từ đó các CTCK phát
triển thành những dịch vụ tài chính của mình nhằm bổ sung vào lĩnh vực kinh
doanh. Một lực cản lớn đối với việc phát triển thị trường các sản phẩm có thu
nhập cố định nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng là Việt

Nam thiếu các công ty định mức tín nhiệm.
KẾT LUẬN
Bài phân tích đã giúp cho người đọc phần nào hiểu được khái niệm về
ngân hàng đầu tư, các hoạt động nghiệp vụ chính của ngân hàng đầu tư hiện nay
cũng như một số khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của ngân hàng đầu tư trên
thế giới và ở Việt Nam.
Bài phân tích cũng đã đưa ra được con đường để hình thành ngân hàng
đầu tư trong tương lai, cũng như đã đưa ra những thuận lợi của Việt Nam để
phát triển mô hình ngân hàng đầu tư trong thời gian tới, cũng như những trở
ngại gặp phải trong quá trình hình thành và phát triển của các ngân hàng đầu tư
tại Việt Nam.
GV: PGS. TS. Trương Quang Thông Trang: 16

×