Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG THCS ĐỊNH TÂN

----------– & —---------

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

Học sinh:
1. Lê Hương Giang - Lớp 6A
2. Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp 9B
Trường THCS Định Tân
Yên Định - Thanh Hóa

ĐỊNH TÂN, THÁNG 11 NĂM 2016


CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định
- Trường THCS Định Tân
- Địa chỉ: Xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại: 0378982098
- Email:
- Thông tin về học sinh:
1. Lê Hương Giang
Ngày sinh: 05/05/2005 - Lớp: 6A
2. Nguyễn Thị Lan Hương


Ngày sinh: 11/05/2002 - Lớp: 9B

I. Tên tình huống:


'' Rác thải và vấn đề xử lý rác thải ở vùng
nông thôn Yên Định''
II. Mục tiêu giải quyết tình huống.
Vận dụng kiến thức liên môn để nhận biết được tình hình nguồn rác thải,
chất thải ở nông thôn Yên Định đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với môi
trường và cuộc sống con người. Từ đó có biện pháp khắc phục.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu, em đã áp dụng kiến
thức của nhiều môn học khác nhau vào việc giải quyết tình huống như môn Địa
lí, môn Hóa học, môn Sinh học, môn GDCD, môn Văn học, môn Tin học.
*Môn Địa lí:
Biết được thực trạng rác thải, chất thải ở nông thôn quê em gây ô nhiễm
môi trường.
*Môn Sinh học:
+ Biết được các nguyên nhân chủ yếu
+Hậu quả của nguồn rác thải, chất thải nông thôn gây nên.
+ Biết được các biện pháp cần khắc phục.
* Môn Hóa học:
+ Phân loại được các loại rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ (rác tái chế)
+Biết cách xử lí nguồn rác thải vô cơ và hữu cơ
+ Biết tác hại của một số chất hóa học có thể gây bệnh ung thư, các bệnh
về đường hô hấp.
* Môn Văn học: Biết sử dụng từ ngữ linh hoạt,phương thức biểu đạt để làm bài
thi.
* Môn GDCD: Giáo dục con người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,tuyên

truyền và có biện pháp xử lí nguồn rác thải, chất thải để góp phần hạn chế sự ô
nhiễm môi trường.
* Môn Tin học: Biết khai thác thông tin, tranh ảnh minh chứng cho vấn đề
nghiên cứu.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống.
- Tìm hiểu trực tiếp thực trạng rác thải ở nông thôn Định Tân nói
riêng,Yên Định nói chung.
- Vận dụng kiến thức liên môn đã nêu để giải quyết tình huống
- Tuyên truyền và vận động người dân trong xã, trong vùng có ý thức về
việc xử lí rác thải, từ đó có hành động đúng đắn nhằm hạn chế sự ô nhiễm
môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.


Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống. Không một hoạt động nào của
cuộc sống lại không sinh ra rác.Xã hội ngày càng phát triển lượng rác thải ngày
càng nhiều và dần dần trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống.
Rác thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người. Mảnh
đất Định Tân,Yên Định - nơi em sinh ra và lớn lên, trong cuộc sống hàng ngày
em đã chứng kiến rác sinh hoạt thải ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc: từ các hộ gia
đình, các khu dân cư,trường học; các khu vui chơi giải trí, công viên đến khách
sạn, nhà hàng,đặc biệt là chợ và các tụ điểm buôn bán...Những rác thải này ăn
sâu vào lòng đất gây ô nhiễm nguồn đất, nước ngầm, tắc nghẽn sự lưu thông
dòng chảy làm tăng khả năng ngập lụt,hạn chế sự sinh trưởng phát triển cây
trồng, muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh...
Rác thải được phân thành 2 loại chính: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ.
1.Thực trạng rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn Yên Định.
a. Rác thải hữu cơ:
Rác thải hữu cơ là chất thải có chứa hợp chất hữu cơ và dễ bị phân hủy
trong điều kiện tự nhiên như: rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, cỏ cây, hoa lá rụng,

vỏ trứng, bả chè, xác súc vật, phân chăn nuôi....
* Rác thải hữu cơ trong sinh hoạt:
Trong cuộc sống hàng ngày, dù ở bất kỳ nơi đâu: tại nhà, tại công sở, trên đường
đi, tại các tụ điểm mua bán... người dân đều thải ra một lượng lớn lượng rác thải
hữu cơ như: vỏ trái cây, vỏ củ quả, bả chè, thức ăn dư thừa, hoa trang trí, hoa
quả thừa thối héo, bánh kẹo... lượng rác thải hữu cơ này lại thường đổ chung với
rác thải vô cơ nên thường bốc mùi thối rất khó chịu.

Rác thải hữu cơ từ một góc chợ
* Rác thải hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp:
Ở các vùng nông thôn Yên Định nói riêng cả nước nói chung, đa phần
người dân sống bằng nghề nông trồng lúa nước. Bởi vậy, lượng rơm rạ dư thừa
sau mỗi vụ mùa thu hoạch thường được người nông dân xử lý bằng cách đốt


ngay trên đồng ruộng cho nhanh gọn đỡ tốn công sức. Không chỉ vậy, rác thải ra
từ các cây trồng khác như mía, chuối, rau đậu... cũng được người dân đốt một
cách bừa bãi. Cách làm ấy đã gây ô nhiễm bầu không khí và hệ sinh thái đồng
ruộng.
.

Khói mù trời từ việc đốt rơm rạ
b. Rác thải vô cơ:
Rác thải vô cơ là những chất thải khó có khả năng phân hủy trong điều
kiện tự nhiên như: túi nilon, chai lọ,vỏ thuốc bảo vệ thực vật, đồ chơi, cao su,
vải, nhựa, thủy tinh, sành sứ, kim loại, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
* Rác thải vô cơ trong sinh hoạt:


Trong sinh hoạt hàng ngày dù bất cứ nơi đâu, ước tính mỗi ngày con

người đã đưa vào thiên nhiên hàng chục tấn rác thải. Riêng túi nilon- loại rác
thải thông dụng nhất thì trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 10 túi/ngày.Và hơn
thế nữa, trong mỗi thùng rác của bất kì gia đình nào còn có cả vỏ kẹo bánh, chai
lọ, sành sứ...
Mặc dù hiện nay hầu hết ở các địa phương đã có tổ thu gom rác thải rồi tập kết
về nơi quy định, nhưng đâu đó vẫn còn tình trạng người dân vô ý thức xả rác
bừa bãi ra môi trường.

Xả rác bừa bãi ra môi trường
Không chỉ ở các hộ gia đình mà ở các cơ quan, trường học, nơi công cộng
tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định cũng rất phổ biến. Trên đường đi
học em thấy hai bên đường vẫn có rất nhiều vỏ bánh kẹo, vỏ chai nước uống, vật
liệu xây dựng của các công trình xây dựng đổ lấn đường đi gây cản trở giao
thông.
Ở trường học, tuy mỗi góc lớp đã có thùng chứa rác thải xong một số bạn
vẫn thiếu ý thức vo tròn tờ giấy, vỏ bánh kẹo ăn quà hay môt đồ dùng học tậphư
hỏng vứt ngay ra lớp làm cho lớp học vô hình lại trở thành nơi chứa rác thải.
* Rác thải vô cơ trong sản xuất nông nghiệp:
Đất nước Việt Nam của chúng ta có đến 80% dân số sống bằng nghề nông
nghiệp. Yên Định cũng là một huyên thuần nông. Bởi vậy, để nâng cao năng
suất cây trồng người nông dân hiện nayđã lạm dụng quá nhiều phân hóa học, các
loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật... Trong quá
trình sử dụng người nông dân đã vứt túi nilon, vỏ chai lọ của thuốc sâu, thuốc


bảo vệ thực vật hoặc gói túi sau khi đã được sử dụng... ngay trên bờ ruộng,
xuống kênh mương điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe
con người.

Rác thải vô cơ trong sản xuất nông nghiệp

Không chỉ vậy ở nhiều xã của huyện Yên Định như Định Tân, Định Tường, đặc
biệt là xã Định Liên trong nhiều năm liền hợp tác xã đã bơm quá nhiều thuốc
bảo vệ thực vật cho cây trồng dẫn đến nguồn đất, nguồn nước bị ô nhiễm
nghiêm trọng.


Bơm thuốc trừ sâu trên đồng ruộng xã Định Liên- Yên Định
2. Hậu quả của rác thải, chất thải:
Thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao hồ đang rất
phổ biến ở các vùng nông thôn.Khi rác thải xuống lòng đất, đất sẽ bị thoái hóa,
bị phèn chua làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém. Rác thải,nước rỉ rác
thải sẽ chảy xuống kênh mương, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước. Cá nuốt phải
sẽ bị chết ngạt,các chất độc hại trong nước sẽ tích lũy trong thực phẩm như các
loại rau( rau muống, rau cần...), tôm, cá, cua ốc...sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta
ăn phải loại thực phẩm có chứa chất độc hại này.
Đốt rác thải ngay tại hộ gia đình, khu dân cư cũng là một thói quen của
người dân vùng nông thôn. Trong rác thải đó có chứa các vật liệu thừa như: chai
nhựa, cao su, túi nilon...Khi đốt ở nhiệt độ thấp, những vật liệu này cháy không
triệt để và các khí độc thoát ra ngoài như :ôxitcacbon, hydrocacbon dễ bay hơi,
kể cả benzen và điôxin làm ô nhiễm không khí, con người hít phải những chất
có thể gây ung thư, các bệnh về đường hô hấp.


Đốt rác thải bừa bãi trong khu dân cư
Đã có biết bao nhiêu bài học đắt giá từ sự "vô tình" của con người gây
nên như "làng ung thư" ở xã Định Liên- Yên Định do nhiễm độc từ nguồn nước
có chứa asen của thuốc bảo vệ thực vật bơm trực tiếp xuống đồng ruộng trong
suốt thời gian dài.

Nguồn nước nhiễm asen nặng là nghi vấn gây bệnh ung thư

ở xã Định Liên- Yên Định
Hậu quả mà rác thải mang lại là rất lớn, thế nhưng trong mỗi chúng ta vẫn
chưa có ý thức thật sự về thói quen vứt rác bừa bãi ấy. Ở vùng nông thôn nơi mà
vẫn được mọi người nghĩ là nơi có bầu không khí trong lành, tuy nhiên thiên
nhiên tươi đẹp ấy đang bị con người tàn phá. Đồng ruộng sẽ không còn một màu
xanh ngát mà sẽ trở nên cằn cỗi bởi những hóa chất độc hại từ chất thải, không
khí xung quanh chỉ toàn khói bụi, rác thải có ở khắp nơi là nơi cư trú cho những
mầm bệnh sinh sôi, nảy nở...Và rồi một ngày nào đó không xa- rác thải- sẽ trở
thành vấn nạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
Nếu đến lúc đó mà chúng ta mới nhận ra được những sai lầm của bản thân
thì có lẽ đã quá muộn rồi. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta hãy ý thức hơn để
Trái Đất trở lại thành "hành tinh xanh" như chính cái tên của nó.
3. Biện pháp khắc phục:
Để thực hiện tốt được vấn đề rác thải ở vùng nông thôn, trước hết chúng ta phải
biết cách phân loại rác thải tại nguồn:


Mỗi hộ gia đình nên trang bị 02 thùng rác hữu cơ và vô cơ riêng (có màu sắc
khác nhau để tránh bỏ nhầm)

THÙNG
RÁC HỮU CƠ

Phân loại rác thải sinh hoạt

THÙNG RÁC
VÔ CƠ


* Đối với rác thải hữu cơ:

Rác hữu cơ hay còn gọi là rác ướt bao gồm thức ăn thừa, vỏ hoa quả,rau
quả thừa, bã chè, vỏ tôm cua ốc...dễ thối rửa nên cần phải thu gom hàng
ngày.Loại rác này rất dễ bị phân hủy nên mỗi hộ gia đình cần đào một hố rác
thải di động để chôn lấp nhờ vi sinh vật phân hủy (lưu ý hố rác cần phải có nắp
đậy).Hố rác di động là một trong những giải pháp xử lí rác hữu cơ đơn giản và
hiệu quả nhất.
- Thức ăn thừa, rau củ quả có thể làm thức ăn cho vật nuôi trong gia đình
(chó, mèo, lợn, gia cầm...)
- Với rơm rạ trên đồng ruộng có thể thu gom làm thức ăn cho vật nuôi (trâu, bò)
- Ủ làm phân hữu cơ vi sinh trồng rau, cây quả...
- Sử dụng để trồng nấm rất hiệu quả

Ủ rơm rạ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Sử dụng rơm rạ để trồng nấm


Với những biện pháp này, chúng ta thấy rất đơn giản, dễ thực hiện, xử lí
được rác thải hữu cơ tại nhà, giảm tải cho bãi chứa rác của địa phương mà lại ít
gây ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm chi phí trong nông nghiệp, tạo công ăn
việc làm cho người dân góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
b.Đối với rác thải vô cơ
Rác thải vô cơ có thể phân thành 2 loại: rác tái chế và rác không tái chế.
Đối với rác tái chế như: vỏ hộp, chai lọ, giấy, cao su, nhựa, đồ
điện...chúng ta nên gom lại rồi bán cho đồng nát để tái chế.
Đối với rác không tái chế như túi nilon, sành sứ, cát sỏi, vật liệu xây
dựng...các gia đình cần thu gom đựng vào trong thùng, xô để tổ thu gom mang
ra bãi rác của địa phương ( đặc biệt không được đốt rác ngay tại hộ gia đình,
không được đổ rác bừa bãi ra ven đường làng, kênh mương, ao hồ...)
Trong sản xuất nông nhiệp cần tổ chức thu gom rác thải rắn trên các cánh

đồng; xây dựng các thùng chứa rác thải rắn trên đồng ruộng.

Thu gom rác thải vô cơ trên cánh đồng


.

Để thực hiện tốt được các biện pháp nêu trên theo em cần phải có sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa các chính quyền đoàn thể với nhân dân, cụ thể:
- Đối với chính quyền các cấp:
+ Phải tuyên truyền, vận động người dân bỏ rác thải rắn đúng nơi quy định, tái
chế rác thải rắn ,sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón vi sinh...thông qua hệ
thống loa truyền thanh của xã hoặc thông qua các đoàn thể, các buổi họp dân
của từng cụm dân cư trên địa bàn xã.
+ Thông qua các đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,
Đoàn thanh niên...tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân hạn chế sử dụng chất
thải rắn (nhất là túi nilon) hoặc tích cực sử dụng túi giấythân thiện với môi
trường.
+ Đối với nông nghiệp: cần xây dựng các thùng chứa rác trên các cánh đồng.
+ Hợp đồng với công ty môi trường để xử lí rác thải rắn.
+ Khuyến khích, nhân rộng mô hình xử lí rác thải có hiệu quả ở các địa phương.
+ Thường xuyên phát động phong trào dọn vệ sinh trong nhà, đường làng, ngõ
xóm.
- Đối với nhân dân:
+ Cần chấp hành tốt các quy định của địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường
như: đổ rác đúng nơi quy định,tích cực tham gia dọn vệ sinh trong nhà, đường
làng,ngõ xóm, khu dân cư.
+ Biết phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình: rác vô cơ và hữu cơ, từ đó có
biện phápxử lí đúng cách và có hiệu quả.
- Đối với bản thân em:

+ Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em được các thầy cô dạy dỗ,
truyền thụ rất nhiều kiến thức về vấn đề môi trường. Bởi vậy, bản thân em sẽ cố
gắng trở thành tuyên truyền viên tích cực để giúp cho người thân, bạn bè,làng
xóm nơi em sinh sống hiểu được những lợi ích và tác hại của rác thải.
Trong gia đình, em sẽ thường xuyên phân loại rác thải, sử dụng rác thải hữu cơ


làm phân vi sinh để trồng rau hoặc trồng cây ăn quả nhằm giảm chi phí trong
nông nghiệp, tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Ở trường , em sẽ tích cực tham gia dọn vệ sinh trường lớp, nhắc nhở các bạn có
hành động không đúng khi thải rác bừa bãi...
+ Em đổ rác đứng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.
+ Tích cực tham gia quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm theo kế hoạch của
nhà trường, của địa phương; hưởng ứng phong trào “ tuần lễ nước sạch”, “ ngày
môi trường thế giới”...
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
1. Vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học
tập
Rác thải là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi
trường không chỉ ở vùng nông thôn Yên Định mà ở khắp mọi nơi trên đất nước
Việt Nam và thế giới. Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Yên Định, hàng ngày
em đã chứng kiến một khối lượng lớn rác thải ra từ hoạt động kinh tế và sinh
hoạt của con người. Em thiết nghĩ nếu như em chọn vấn đề rác thải để nghiên
cứu thì em sẽ phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết. Điều đó
sẽ giúp ích nhiều cho em trong học tập, giúp em có thể phát huy hết năng lực tư
duy sáng tạo của mình; học hỏi, mở rộng thêm nhiều kiến thức.
Việc giải quyết tình huống đã khẳng định chúng ta không nên học lệch, vì
mỗi một môn học nó đều có ý nghĩa riêng trong cuộc sống. Sự kết hợp của nhiều
môn học sẽ giúp chúng ta phát triển năng lực toàn diện,hình thành cho em nhân
cách sống và rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.

Ngoài những ý nghĩa thiết thực trên, việc vận dụng kiến thức liên môn còn
làm cho các em nâng cao kỹ năng học tập, giúp cho các em chủ động hơn trong
học tập, tự tin trong giải quyết tình huống được đưa ra. Nâng cao kỹ năng khai
thác thông tin,tài liệu ,tranh ảnh, các phương tiện truyền thông, và đặt biệt là kỹ
năng sống "học đi đôi với hành".
2. Vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn đời
sống kinh tế- xã hội.
Đối với thực tiễn đời sống,việc giải quyết tình huống nêu trên đã cho
chúng ta nhận thức rõ được thực trạng vấn đề rác thải ở các vùng nông thôn,
thấy được hậu quả to lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Những biện pháp em đã nêu trên cho dù chưa được hoàn chỉnh nhưng ít
nhiều cũng đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tiết kiệm kinh tế cho gia
đình,giảm chi phí cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời tạo việc làm tại chỗ cho
nông dân, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Định Tân quê em nói riêng và huyện Yên Định nói chung vừa được
Nhà nước công nhận là xã, huyện đạt chuẩn "nông thôn mới". Bởi vậy,qua
tình huống này em mong muốn mọi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ
môi trường sống của chính mình: không vứt rác, xả rác bừa bãi ra môi
trường.Chính quyền các cấp hãy nêu cao trách nhiệm của mình: tuyên
truyền, vận động và xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức gây ô
nhiễm môi trường để vùng nông thôn Yên Định mãi mãi xứng đáng với
danh hiệu mà Nhà nước trao tặng "Xã, huyện nông thôn mới" giàu mạnh.


Chúng ta “ Hãy hành động vì một môi trường không rác”.

MỤC LỤC

I. Tên tình huống
II. Mục tiêu giải quyết tình huống

III.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc
giải quyết tình huống
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
1. Thực trạng rác thải ở vùng nông thôn Yên Định
2. Hậu quả của rác thải, chất thải
3. Biện pháp khắc phục
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
1. Vai trò giải quyết tình huống đối với thực tiễn học tập
2. Vai trò giải quyết tình huống đối với thực tiễn đời sống
kinh tế- xã hội

Trang
3
3
3
3
4
4
8
10
14
14
14

Định Tân, tháng 11 năm 2016
Học sinh

Lê Hương Giang
Nguyễn Thị Lan Hương




×